CHUONG 4 - SV

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

Chương 4

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


VỀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ

1
I. Quan niệm và giới thuyết về
thể loại BC
1. Các quan niệm về thể loại BC
- Hầu hết các tác giả nghiên cứu và giảng dạy BC
ở VN hiện nay đều dựa vào Bách khoa Toàn
thư Liên Xô (năm 1985) để định nghĩa thể loại
BC:
“Thể loại là khái quát hóa những đặc tính của
một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính
về nội dung và hình thức, về cách thể hiện tác
phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân
tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”.

2
- Tác giả cuốn Các thể loại báo chí thông
tấn (trang 11) cho rằng:
“Thể loại là hình thức thể hiện cơ bản, thống
nhất và tương đối ổn định của tác phẩm,
được phân chia theo phương thức phản ánh
hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công
cụ khác để chuyển tải nội dung sự kiện, vấn
đề, con người mang tính tư tưởng, thẩm mỹ
và ý đồ nhất định của người thể hiện.”

3
- Tác giả cuốn Tác phẩm báo chí tập 1
(trang 27) cho rằng:
“Thể loại báo chí là một khái niệm để chỉ
tính quy luật loại hình của tác phẩm báo chí.
Thể loại là sự thống nhất có tính quy luật,
lặp lại các yếu tố trong một loạt tác phẩm
báo chí.”

4
- Tác giả cuốn Các thể ký báo chí (trang
61), tuy không trực tiếp giới thuyết về thể
loại nhưng cũng đã nêu lên những khía
cạnh làm nên thể loại báo chí. Đó là “cách tổ
chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống
hiện thực, một phạm vi xác định ứng với
một hình thức tương đối ổn định.”

5
- Các quan niệm trên giúp hình dung được
những nét bản chất về thể loại BC, gồm:
(1) Thể loại BC là hình thức phản ánh hiện
thực của TPBC.
(2) Thể loại BC là sự ổn định và lặp lại của
các yếu tố trong một loạt TPBC.
(3) Thể loại BC quy định phương thức, ngôn
ngữ và thủ pháp sáng tạo của TPBC.
6
2. Giới thuyết thể loại BC
- Thể loại báo chí là khái niệm chỉ quy luật loại
hình tác phẩm, tương ứng với một đối tượng và
nội dung nhất định có một loại hình, phương
thức, chất liệu và kỹ thuật nhất định nhằm tạo
cho tác phẩm có một hình thức tồn tại chỉnh thể.
- Như vậy, nói đến thể loại BC là nói đến phương
thức phản ánh và tái hiện đời sống; phương
thức tổ chức và cấu tạo các sự kiện, chi tiết;
phương thức sử dụng các thủ pháp nghệ thuật;
và hình thức, thành phần lời văn của TPBC.

7
3. Hiểu và nắm bắt thể loại TPBC là điều
hết sức quan trọng
- Đối với hoạt động sáng tạo và tiếp nhận BC.
- Đối với tòa soạn, hội đồng chấm giải thưởng BC và cơ
quan quản lý BC.
- TPBC thường được ghi kèm tên thể loại hoặc được đặt
trong những trang mục, chuyên mục ổn định. Chính tên
thể loại và tên chuyên mục sẽ định hướng cách giải mã
của người đọc đối với tác phẩm.
- Thể loại trên các loại hình BC cũng có nhiều điểm không
giống nhau do có sự khác biệt về chất liệu, phương tiện
thể hiện và truyền tải.

8
3. Đặc điểm của thể loại BC
- Tính lịch sử
- Tính thời đại
- Tính kế thừa
- Tính quốc tế

9
II. Sự hình thành các thể loại BC

1. Những nhân tố hình thành thể loại BC


1.1 Hiện thực khách quan
- HTKQ tồn tại dưới dạng cụ thể, cảm tính.
- Đối tượng phản ánh đều cần có những
hình thức phản ánh.
- BC là một hình thức nhận thức HTKQ của
con người.
- Không có HTKQ thì không có BC và tất
nhiên cũng không có thể loại BC.
10
1.2 Nhu cầu xã hội
- Công chúng là hiện thân của nhu cầu xã hội.
- Công chúng luôn khát khao nhận thức các sự
kiện, hiện tượng từ nhiều góc độ, cấp độ và
quan hệ khác nhau.
 Đó cũng chính là một trong những động lực
chủ yếu dẫn đến sự hình thành và phát triển của
thể loại BC.
- Về mặt đồng đại, các thể loại BC có thể xuất
hiện cùng lúc, khó khẳng quyết thể loại nào đến
trước thể loại nào đến sau.

11
1.3 Nhu cầu phát triển của BC
- Để tồn tại đến ngày nay, BC phải không ngừng hoàn
thiện và đa dạng hóa mình bằng những loại hình và thể
loại khác nhau.
- Mỗi tờ báo là một bàn tiệc mà tin tức, thể loại chính là
những món ăn.
- Sự phát triển về loại hình và loại báo để đáp ứng nhu
cầu thông tin của nhiều đối tượng công chúng khác
nhau, tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành thêm các thể
loại mới.
- Sự cạnh tranh giữa các báo là động lực quan trọng vừa
làm hoàn thiện các thể loại truyền thống vừa kích thích
các thể loại mới ra đời.

12
2. Quy luật hình thành và phát triển của
thể loại BC
- Lỗ Tấn nói: Thuở ban đầu mặt đất đâu có đường, người
ta đi mãi mới thành đường. Thể loại BC cũng vậy.
- Sự phát triển của thể loại cũng tuân theo một số quy luật
nhất định. Trong đó, có quy luật kế thừa và sáng tạo.
- Quá trình sáng tạo tác phẩm chính là lúc phóng viên
chuyển hóa sự kiện bản thể thành sự kiện nhận thức
theo những thể loại cụ thể, xác định.
- Có thể hình dung quy luật kế thừa và phát triển về mặt
thể loại trong hoạt động BC như một cuộc chạy tiếp sức
vô tận của các thế hệ NB, nhất là các NB tài năng.

13
III. Tiêu chí nhận diện thể loại BC

1. Những cách phân loại


1.1 Dựa vào dung lượng (số chữ trong tác phẩm):
gồm 2 loại là tin và bài.
1.2 Dựa vào nội dung (tác phẩm): gồm 2 loại là tin
bài trực thuật (straight news, hard news) và tin
bài diễn cảm (feature news, soft news).
1.3 Dựa vào chức năng của tác phẩm: gồm 5
nhóm, 4 nhóm hoặc 3 nhóm

14
2. Cơ sở lý luận để phân chia thể loại
TPBC
2.1 Phương thức phản ánh
Con người có 3 phương thức phản ánh hiện thực: sao
chụp, cảm nhận và đánh giá. Tương ứng với 3 phương
thức phản ánh này là 3 loại tác phẩm: thông tấn, ký và
chính luận.

Thông tấn là loại tác phẩm chủ yếu sao chụp hiện thực
(sự kiện, hiện tượng, biến cố, con người).
Ký là loại tác phẩm chủ yếu cảm nhận hiện thực.
Chính luận là loại tác phẩm chủ yếu đánh giá hiện thực.

15
2.2 Mối quan hệ với ngoại giới
Con người có 3 kiểu quan hệ với ngoại giới: thể
hiện sự ngạc nhiên, bộc lộ cảm xúc và trình bày
tư tưởng. Tương ứng với 3 kiểu quan hệ này là
3 loại tác phẩm: thông tấn, ký và chính luận.
Thông tấn là loại tác phẩm chủ yếu thể hiện sự ngạc
nhiên trước hiện thực.
Ký là loại tác phẩm chủ yếu bộc lộ cảm xúc trước hiện
thực.
Chính luận là loại tác phẩm chủ yếu trình bày tư tưởng
trước hiện thực.

16
2.3 Thao tác phản ánh hiện thực
Con người thường thực hiện 3 thao tác để phản
ánh hiện thực: trần thuật, phân tích và giải thích.
Tương ứng với 3 thao tác phản ánh này là 3 loại
tác phẩm: thông tấn, ký và chính luận.

Thông tấn là loại tác phẩm chủ yếu trần thuật hiện thực.
Ký là loại tác phẩm chủ yếu phân tích hiện thực.
Chính luận là loại tác phẩm chủ yếu giải thích hiện thực.

17
2.4 Kiểu tư duy về hiện thực
Con người có 3 kiểu tư duy về hiện thực: tư duy
trực quan, tư duy hình tượng cảm tính và tư duy
logic. Tương ứng với 3 kiểu tư duy này là 3 loại
tác phẩm: thông tấn, ký và chính luận.

Thông tấn là loại tác phẩm thiên về kiểu tư duy trực


quan.
Ký là loại tác phẩm thiên về kiểu tư duy hình tượng cảm
tính.
Chính luận là loại tác phẩm thiên về kiểu tư duy logic.

18
3. Cơ sở thực tiễn để phân chia thể loại
TPBC
3.1 Đặc thù của đối tượng miêu tả, phản
ánh
- Mỗi đối tượng, NB có thể miêu tả, phản ánh
bằng nhiều hình thức và thể loại khác nhau.
- Trong đó chỉ có một thể loại đặc biệt tỏ ra thích
hợp và hiệu quả.
 Đặc điểm của thể loại bị chi phối và quy định
bởi chính đối tượng mà nó chọn lựa miêu tả,
phản ánh.
19
3.2 Mức độ và phạm vi của sự miêu tả,
phản ánh
- Mỗi sự kiện, hiện tượng tồn tại trong những
không gian, thời gian và quan hệ xác định.
- Tùy theo giới hạn, mức độ của không gian, thời
gian và quan hệ này được miêu tả, phản ánh
đến đâu mà NB sẽ chọn lựa thể loại phù hợp,
tương thích.
 Thể loại phụ thuộc khá nhiều vào mức độ và
phạm vi miêu tả, phản ánh về đối tượng.
20
3.3 Mục đích, nhiệm vụ thông tin của tác
phẩm
- Mỗi TPBC có những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
- Tùy mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng bài báo
mà tòa báo và phóng viên sẽ vận dụng những
thể loại khác nhau.
 Mỗi thể loại có những mục tiêu và nhiệm vụ cụ
thể trong sự miêu tả, phản ánh các sự kiện, hiện
tượng của hiện thực cũng như trong tổng thể nội
dung thông tin của tờ báo.
21
3.4 Phương tiện và phương thức miêu tả,
phản ánh
- Mỗi thể loại có hệ thống phương tiện
(ngôn ngữ), phương thức và thủ pháp
phản ánh đời sống khác nhau.
 Các yếu tố hình thức nghệ thuật cũng là
một dấu hiệu, một tiêu chí quan trọng để
xác định và phân chia các thể loại BC.
22
3.5 Mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và
đối tượng miêu tả, phản ánh
- Khi miêu tả, phản ánh hiện thực, NB thường có một
khoảng cách và quan hệ nhất định với đối tượng,
- Căn cứ vào vị trí, góc nhìn, mức độ quan hệ giữa chủ thể
sáng tạo và đối tượng miêu tả, phản ánh để xác định
sự khác biệt về các thể loại BC.
 Mức độ tham gia trực tiếp hay gián tiếp, được thừa
nhận hay không thừa nhận về sự hiện diện của tác giả
trong TPBC cũng là một phương diện làm nên đặc thù
giữa các thể loại BC.

23
IV. Sự phân chia loại và thể loại BC

1. Hệ thống khái niệm dùng để phân chia


thể loại
1.1 Loại hình (type)
Khái niệm dùng để chỉ hình thức, chất liệu,
phương tiện phản ánh đời sống trên các
phương tiện truyền thông đại chúng phổ quát
nhất, đó là BC.
Theo đó, BC hiện nay có 4 loại hình, gồm báo in
(báo giấy), phát thanh (báo nói), truyền hình
(báo hình), và báo trực tuyến (báo online).
24
1.2 Loại (category)
Khái niệm dùng để phân chia tác phẩm báo chí
dựa trên kiểu tư duy, phương thức phản ánh,
mối quan hệ giữa tác giả với đối tượng, phong
cách và kỹ thuật thể hiện của tác giả.
Theo đó BC có 3 loại tác phẩm cơ bản, gồm loại
tác phẩm thông tấn, loại tác phẩm ký và loại tác
phẩm chính luận.

25
1.3 Thể loại (genre - có khi còn gọi là thể tài)
Khái niệm dùng để phân chia loại TPBC dựa
trên phương thức phản ánh, kết cấu và thành
phần lời văn của tác phẩm.
Chẳng hạn, loại tác phẩm thông tấn gồm các thể
loại tin, phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh…;
loại tác phẩm ký gồm các thể loại phóng sự, ký
sự, ký chân dung, ghi chép, nhật ký, tạp văn,
tiểu phẩm…; loại tác phẩm chính luận gồm các
thể loại bình luận, xã luận, chuyên luận.
26
1.4 Thể (scope and lingo - có khi được gọi là
dạng)
Khái niệm dùng để phân chia thể loại TPBC. Thể
là các kiểu, các dạng cụ thể của thể loại. Nó là
đơn vị nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa
trong hệ thống thể loại tác phẩm báo chí.
Trong thể loại tin có các thể (dạng) tin vắn, tin
ngắn, tin sâu, tin tổng hợp…; trong thể loại bình
luận có các thể bình luận ngắn, bình luận trong
ngày, bình luận bút chiến… ; trong thể loại
phỏng vấn có các thể phỏng vấn trực tiếp,
phỏng vấn gián tiếp, phỏng vấn chính thức,
phỏng vấn điều tra…
27
2. Sơ đồ phân chia thể loại TPBC
Hình thức hoạt động truyền
thông đại chúng
BÁO CHÍ

Loại hình Loại hình Loại hình Loại hình


(Báo in) (Báo nói) (Báo hình) (Báo trực tuyến)

Loại tác Loại tác Loại tác


phẩm phẩm (Ký) phẩm (Chính
(Thông tấn) luận)

Thể loại Thể loại Thể loại

Thể Thể Thể

28
3. Về tên gọi của các thể loại
- Thể loại và tên gọi thể loại trong nghiên
cứu cũng như trong thực tiễn sáng tạo
TPBC thường có sự so le, không đồng
nhất.

29
- Cần phân biệt trang mục với thể loại.
* Có một số trang mục đồng thời cũng là
thể loại. Có trang mục không trùng khớp
với tên thể loại.
* Có trang mục gồm nhiều tác phẩm thuộc
các thể loại khác nhau.
- Xét về hiệu quả thông tin, thể loại vốn
trung tính!
30
V. Xu hướng phát triển của thể
loại BC
1. Ngắn về dung lượng và thời lượng
- Công chúng ai cũng muốn trong một thời gian ít
nhất mình phải chiếm lĩnh được nhiều thông tin
nhất.
- Người làm báo ý thức nỗ lực làm sao để với một
diện tích, thời lượng giới hạn nhưng phải
chuyển tải được một lượng thông tin tối đa.
 Các thể loại BC đều có xu hướng tinh giản, rút
gọn về câu chữ và thời lượng.

31
2. Ưu tiên các thể loại trực tiếp và có tính
tương tác cao
- Thông tin càng cập nhật càng có giá trị.
- Tốc độ cạnh tranh thông tin giữa các báo
hiện nay được tính bằng giây.
 Các thể loại trực tiếp, trực tuyến và có
tính tương tác cao được chú ý phát triển
không chỉ ở loại hình báo nói, báo hình,
báo trực tuyến mà cả trên báo in.
32
3. Mờ dần ranh giới giữa các thể loại
- Hòa hợp và hội nhập là xu hướng chủ đạo của
thế giới ngày nay.
- Lý luận báo chí phương Tây không quan tâm
đến việc khu biệt, vạch ra một biên giới rạch ròi
giữa các thể loại mà tập trung vào các vấn đề xã
hội học, kỹ năng hoạt động BC và đổi mới công
nghệ truyền thông.
 Hiện tượng nhập nhằng, giao thoa giữa các thể
loại BC.

33
TÓM TẮT
- Trước một sự kiện, NB có thể phản ánh bằng nhiều
hình thức và thể loại khác nhau nhưng chỉ có một thể
loại đặc biệt tỏ ra thích hợp và hiệu quả.
- Phóng viên cần viết tốt hai thể loại cơ bản là tin và
tường thuật; đồng thời xây dựng phong cách riêng ở một
thể loại sở trường để tìm một chỗ đứng vững vàng trong
tòa soạn và trong báo giới.
- “Ngắn, ngắn và ngắn” là phương châm của người viết
báo hiện đại.

34
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP

Thảo luận
- Vì sao nhà báo phải có kiến thức về thể loại báo chí?
- Công chúng cần có kiến thức về thể loại báo chí không?
Tại sao?
- Phân tích các đặc trưng của thể loại báo chí (so với thể
loại văn học).
- Các nhân tố và điều kiện để hình thành thể loại báo chí.
- Con đường và quy luật hình thành thể loại báo chí.

35
- Các tiêu chí để nhận diện thể loại của một TPBC.
- Vì sao nên chia TPBC làm 3 loại?
- Xu hướng phát triển thể loại báo chí trên thế giới hiện
nay.

Bài tập
Xác định các loại tác phẩm báo chí trên một số của một
nhật báo.

36

You might also like