Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CK II, NĂM HỌC 2023 - 2024

LƯƠNG NGỌC QUYẾN MÔN: HÓA HỌC- 10


-------------------- Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề có 04 trang)

Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 000

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7,0 điểm), gồm 28 câu (Từ câu 1- 28)
Câu 1. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation.
Câu 2. Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số
nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + b) bằng
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 3. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng ( ) nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có > 0. B. Phản ứng thu nhiệt có < 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt có < 0. D. Phản ứng thu nhiệt có = 0.
Câu 4. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học kí hiệu là
A. . B. . C. . D. .
Câu 5. Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn?
A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC hay 298 K.
B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298 oC.
C. Áp suất 0 bar và nhiệt độ 25 oC.
D. Áp suất 0 bar và nhiệt độ 25 K.

Câu 6. Enthalpy tạo thành chuẩn ( ) được định nghĩa là


A. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi ngâm 1 mol ion ở thể khí trong nước ở 25oC và 1 bar.
B. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol hợp chất từ các đơn chất bền nhất ở 25oC và 1 bar.
C. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol nguyên tử khí được tạo thành từ các nguyên tố của nó ở
o
25 C và 1 bar.
D. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol electron bứt ra khỏi 1 mol nguyên tử thể khí ở trạng thái
cơ bản ở 25oC và 1 bar.
Câu 7. Những phát biểu nào sau đây đúng?
A. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất
1 atm và 25 oC.
B. Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên
enthalpy chuẩn của phản ứng đó.
C. Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.
D. Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và
lấy nhiệt từ môi trường.
Câu 8. Tốc độ phản ứng là
A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 9. Tốc độ phản ứng tại một thời điểm của phản ứng đơn giản 2A + B → C được tính bằng biểu thức:
. Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào
A. Nồng độ của chất. B. Nồng độ của chất
C. Thời gian xảy ra phản ứng. D. Nhiệt độ của phản ứng.

Mã đề 000 Trang 1
Câu 10. Xét phản ứng hóa học: N2 + 3H2  2NH3. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo H 2 được
tính theo biểu thức là

A. . B. . C. . D. .
Câu 11. Một phản ứng hóa học có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ = 2. Nếu phản ứng đó đang tiến hành ở
20oC ta muốn phản ứng đó xảy ra với tốc độ tăng gấp 32 lần thì cần tiến hành phản ứng ở
A. 50 0C. B. 40 0C. C. 70 0C. D. 80 0C.
Câu 12. Cho đồ thị thể hiện sự thay đổi tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học. Thời điểm nào phản
ứng dừng lại?

Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc thể tích khí theo thời gian
A. Sau 100 giây. B. Sau 50 giây. C. Sau 70 giây. D. Sau 80 giây.
Câu 13. Cho phản ứng hoá học xảy ra trong pha khí sau:
N2 + 3H2  2NH3
Phát biểu nào sau đây không đúng? Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên,
A. tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N2, H2) tăng lên.
B. tốc độ va chạm giữa phân tử N2 và H2 tăng lên.
C. số va chạm hiệu quả tăng lên.
D. tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm (NH3) giảm.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho
quá trình này.
B. Trong quá trình sản xuất rượu (ethanol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước
khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.
Câu 15. Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng?
A. Tác dụng với kim loại tạo muối halide.
B. Tác dụng với hidrogen tạo khí hydrogen halide.
C. Có đơn chất ở dạng X2.
D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
Câu 16. Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine.
Câu 17. Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 18. Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã
nhận hay nhường bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1 electron. B. Nhận thêm 2 electron.
C. Nhường đi 1 electron. D. Nhường đi 7 electron.
Câu 19. Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?
A. Nhường 1 electron. B. Nhận 1 electron.
C. Nhận 2 electron. D. Góp chung electron.
Câu 20. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine
đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.

Mã đề 000 Trang 2
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 21. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?
1. Các phản ứng điều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
2. Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mạnh liệt nhất.
3. Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hóa từ fluorine đến iodine.
4. Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng giữa
iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
A. 2, 3, 4. B. 1, 4. C. 1,3. D. 1, 2, 4.
Câu 22. Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất thuộc dãy
nào sau đây?
A. KCl, KClO3, Cl2. B. KCl, KClO, KOH.
C. KCl, KClO3, KOH, H2O. D. KCl, KClO3, H2O.
Câu 23. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn một
lượng nhỏ chlorine - hóa chất có khả năng diệt khuẩn. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Chlorine độc nên có tính sát trùng, diệt khuẩn.
B. Chlorine có tính oxi hóa mạnh nên có thể diệt khuẩn.
C. Chlorine tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh nên có thể diệt khuẩn.
D. Chlorine trộn với nước tạo hỗn hợp có độc tính cao.
Câu 24. Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện là
A. HBr. B. HF. C. HI. D. HCI.
Câu 25. Hợp chất của halogen X được ứng dụng để tạo hợp chất chống dính trong xoong, chảo, nồi cơm
điện, … X là
A. Fluorine. B. Iodine. C. Bromine. D. Chlorine.
Câu 26. Trong dãy hydohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chính là
A. tương tác van der Waals tăng dần. B. độ phân cực liên kết giảm dần.
C. phân tử khối tăng dần. D. độ bền liên kết giảm dần.
Câu 27. Trong công nghiệp khí HCl có thể điều chế bằng phương pháp sulfate theo phương trình phản
0 ⃗ 2HCl ↑ + Na2SO4
ứng: 2NaCl(tinh thể) + H2SO4 (đặc) t
Tại sao phương pháp này không được dùng để điều chế HBr và HI?
A. Do tính acid của H2SO4 yếu hơn HBr và HI.
B. Do NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm.
C. Do HBr và HI sinh ra là chất độc
D. Do Br-, I- có phản ứng với H2SO4 đặc, nóng.
Câu 28. Biểu đồ sau biểu diễn nhiệt độ sôi của các hydrogen halide

Hình 2. Biểu đồ so sánh nhiệt độ sôi của các hydrogen halide


HF có nhiệt độ sôi cao bất thường so với HCl, HBr, HI là do
A. fluoride có tính oxi hoá mạnh nhất.
B. fluoride chỉ có số oxi hoá âm trong hợp chất.
C. HF có liên kết hydrogen.
D. liên kết H – F phân cực mạnh nhất.

Mã đề 000 Trang 3
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm), gồm 4 câu (Từ câu 29- 32)
Câu 29. (1,0 điểm) Học sinh chỉ được chọn 1 trong 2 câu sau (29.1) hoặc (29. 2)
29.1. Người ta thường tách bromine trong rong biển bằng quá trình sục khí chlorine vào dung dịch chiết
chứa ion bromide. Phương trình hóa học của phản ứng có thể được mô tả dạng thu gọn như sau:
2Br-(aq) + Cl2(aq) → 2Cl-(aq) + Br2(aq)
Cho các số liệu enthalpy tạo thành chuẩn ΔfH0298 (kJ mol-1) trong bảng dưới đây:
Br-(aq) Cl-(aq) Br2(aq) Cl2(aq)
-121,55 -167,16 -2,16 -17,30
a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng trên.
b) Phản ứng trên có thuận lợi về năng lượng không?
29. 2. Từ bảng giá trị năng lượng liên kết (kJ mol-1) dưới đây:
F-F H-H O2 H-F O-H
159 436 498 565 464
Hãy cho biết:
a) Liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất?
b) Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của hai phản ứng sau là bao nhiêu?
F2(g) + H2(g) → 2HF(g) (1)
O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g) (2)
c) Trong hai phản ứng (1) và (2), phản ứng nào tỏa nhiệt nhiều hơn?
Câu 30. (1,0 điểm)Tiến hành một thí nghiệm như sau: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể
potassium permanganate, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt dung dịch hydrochloric acid đậm đặc. Đậy kín
ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm như hình vẽ:

Hình 3. Thí nghiệm điều chế và thử tính tẩy màu của chlorine
1. Hãy nêu hiện tượng quan sát được, giải thích?
2. Một số học sinh trong quá trình làm thí nghiệm trên thấy nút cao su bị bật ra. Em hãy nêu nguyên
nhân và cách khắc phục.
3. Em hãy nêu một giải pháp để hạn chế tối đa khí chlorine thoát ra môi trường sau khi làm xong thí
nghiệm trên và giải thích cách làm.
Câu 31. (0,5 điểm)
Sử dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, hãy giải thích ngắn gọn các hiện tượng
sau:
a. Người ta thường chẻ nhỏ củi trước khi đưa vào bếp để làm cho bếp lửa cháy nhanh hơn.
b. Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn.
Câu 32. (0,5 điểm)
Trong phòng thí nghiệm, học sinh A dự định dùng dung dịch silver nitrate để phân biệt hai dung dịch
sodium iodide và sodium bromide. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra A thấy dung dịch silver nitrate đã hết. Em
hãy đề xuất một quy trình tiến hành thí nghiệm thay thế để giúp học sinh A phân biệt được hai dung dịch
trên. Viết các phương trình hoá học minh hoạ và dự đoán hiện tượng xảy ra.
------ HẾT ------
Mã đề 000 Trang 4

You might also like