Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Các hình thức kiểm soát sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính:

Đầu vào:
1. Kiểm soát lường trước (Kiểm soát trước công việc):
- Trước hết ta hiểu Kiểm soát là :
 Đo lường quá trình thực hiện kế hoạch trên thực tế
 So sánh với những tiêu chuẩn nhất định
 Phát hiện những sai lệch và nguyên nhân
 Đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời và khắc phục những sai sót
 Đảm bảo rằng tổ chức sẽ thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Kiểm soát lường trước là loại kiểm soát được tiến hành trước khi hoạt động
thực sự. Kiểm soát lường trước, theo tên gọi của nó, là tiên liệu ( tính trước các
khả năng có thể xảy ra để liệu cách ứng phó) các vấn đề có thể phát sinh để tìm
cách ngăn ngừa trước.
- Có vai trò giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức chủ động tránh sai lầm ngay từ
đầu. Đây là hình thức kiểm soát ít tốn kém nhất.
Ví dụ: Chẳng hạn như một doanh nghiệp nước ngoài về đồ ăn thức uống, trước khi
đưa vào Việt Nam thì việc kiểm soát lường trước thực sự cần thiết, kiểm soát về
nguyên liệu thực phẩm, mùi vị, giá cả thị trường liên quan…để có thể phù hợp với
những khách hàng Việt Nam, nhằm đảm bảo an toàn trước những khó khăn có thể
xảy ra. Hoặc cũng có thể chọn các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, đáng tin cậy tại
Việt Nam để tiết kiệm phần chi phí vận chuyển nhất có thể nhằm mục tiêu đưa đồ ăn
thức uống vào Việt Nam và duy trì lâu dài để thu lợi nhuận, tạo độ uy tín cho khách
hàng.

2. Kiểm soát đồng thời ( Kiểm soát trong quá trình hoạt động làm việc)
- Kiểm soát đồng thời là loại kiểm tra được tiến hành trong khi hoạt động đang
diễn ra. Bằng cách giám sát trực tiếp ngay trong khi thực hiện (trong khi hoạt
động đang xảy ra), nắm bắt những lệch lạc, trở ngại, những vướng mắc trong
quá trình thực hiện để đảo bảo cho tổ chức có những biện pháp tháo gỡ kịp
thời, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch. Việc thường xuyên theo dõi, giám sát,
đánh giá và hướng dẫn người lao động ngay trong quá trình thực hiện sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả của loại hình kiểm soát này.
* Ví dụ: Tiếp tục ở ví dụ ở trên, sau khi đặt chi nhánh và chọn nhà cung cấp nguyên
liệu hoàn toàn tại Việt Nam, trong trường hợp các nhân viên trong hệ thống kiểm
soát của DN, tổ chức đó không thể thường xuyên trực tiếp đến tại chỗ, thì việc giám
sát các hoạt động sản xuất nguyên liệu, quá trình làm việc của nhân viên, hay chất
lượng thực phẩm… qua camera là điều thiết yếu, cần thiết trong quá trình hoạt động
của chi nhánh con đó. Hoặc trong quá trình kinh doanh, thì đồ ăn thức uống có thể
không hợp vị với một số người làm ảnh hưởng đến doanh thu thì người quản lý chi
nhánh đó nhanh chóng báo cáo lại với cty nhằm đưa ra biện pháp phù hợp nhất để
khắc phục những tình huống đó.

Đầu ra
3. Kiểm soát phản hồi (Kiểm soát sau công việc):
Đây là loại kiểm soát được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra. Mục đích của loại
kiểm soát này là nhằm xác định xem kế hoạch có được hoàn thành hay không. Ưu
điểm của loại hình kiểm soát này là rút ra những bài học kinh nghiệm cho những lần
tiếp theo. Nhược điểm của loại kiểm soát này là trễ về thời gian
- Là loại kiểm soát được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra.
- Nhằm xác định xem kế hoạch có được hoàn thành hay không.
- Ưu điểm của loại hình này là rút ra những bài học kinh nghiệm cho những lần
tiếp theo để công việc về sau được thuận lợi hơn
- Nhược điểm của loại hình này là trễ về thời gian.
Ví dụ: ( tiếp tục ở ví dụ trên) Sau khi mở kinh doanh được 1 thời gian, chi nhánh này
sẽ bắt đầu thăm hỏi về việc phản hồi, đóng góp ý kiến từ phía khách hàng về mùi vị
món ăn, ưa chuộng những món nào, chương trình khuyến mãi ra sao…và từ phía
nhân viên trong cửa hàng về những bất cập khó khăn trong quá trình làm việc nhằm
biết được hướng để đưa ra những sản phẩm, ưu đãi tốt hơn dành cho khách hàng.

You might also like