Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Buổi 1- Chương 1:

1. Luật thương mại 2005 là điều chỉnh tất cả các hoạt động thương mại trên lãnh
thổ VN
Nhận định sai
Điều 1.1 LTM: điều chỉnh hoạt động thương mại trên lãnh thổ của VN nhưng không phải
mọi hoạt động đều được điều chỉnh bởi LTM.
Những trường hợp mà luật này kh điều chỉnh:
TH1: Điều 5: điều ước quốc tế quy định là áp dụng luật khác, hoặc lả có yếu tố nước
ngoài nhưng các bên sẽ chọn Luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế đề áp
dụng.
TH2: liên quan đến nguồn vốn của luật này không đủ quy phạm để điều chỉnh và phải có
sự kết hợp giữa luật chuyên ngành, luật thương mại, luật dân sự  bản thân luật này
cũng kh thể điều chỉnh hết các hoạt động thương mại

2. DN mà phần vốn thuộc sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì được gọi
là thương nhân nước ngoài.
Nhận định sai
Điều 16 LTM
DN mà phần vốn, tài sản thuộc sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài thỉ chưa hẳn là
thương nhân nước ngoài. Mà thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập
theo pháp luật nước ngoài và được pháp luật nước ngoài công nhận việc thành lập.
 Quốc tịch của thương nhân kh tùy thuộc vào ai là chủ sở hữu mà do quy định của pháp
luật
Vd: công ty A 100% vốn nước ngoài, Cty B có sự liên doanh liên kết giữa VN với nước
ngoài, VN có vốn ít hơn, cty nước ngoài có vốn nhiều hơn nhưng vận được gọi là thương
nhân VN khi nó thành lập doanh nghiệp tại VN

3. Trường Đh Luật là thương nhân theo quy định của pháp luật
Nhận định sai
Điều 6.1 LTM
Thương nhân hội tụ 3 dấu hiệu:
+ Tổ chức cá nhân được thành lập hợp pháp
+ Có hoạt động thương mại (hoạt động nhằm mục đích sinh lợi)
+ Có ĐKKD
Trường ĐH Luật là cơ sở đào tạo công lập, đơn vị sự nghiệp công lập. Do nhà nước
thành lập và trực thuộc Bộ GD và ĐT. Từ ngày thành lập kh có mục đích sinh lợi. KH
ĐKKD, trường được quyết định thành lập của Bộ GD&ĐT

4. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên có quyền thỏa thuận
chọn Luật nước ngoài và tập quán thương mại.
Nhận định sai. Chỉ có giao dịch có yếu tố nước ngoài thì mới có quyền chọn. Kh có yếu
tố nước ngoài thì chọn cũng kh được.
Điều 5.2 LTM
Chọn luật nước ngoài chỉ có hiệu lực khi giao dịch có yếu tố nước ngoài
Loại trừ 2 TH:
+ Kh có điều ước quốc tế dân chiếu đến luật khác (giữa VN với quốc gia liên quan kh có
ký hợp đồng, hiệp ước mà trong đó giả định là luật áp dụng)
+ Luật nước ngoài kh trái với cá nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN
Mọi hợp đồng MBHH quốc tế đều có yếu tố nước ngoài hay kh?
Không. Hình thức MB quốc tế. Điều 27-30 LTM
MBHH quốc tế và giao dịch với nước ngoài có phải là 1 hay kh? Mọi MBHH quốc tế
đều có phải là có yếu tố với nước ngoài kh?
Không. Vì có những trường hợp kh có yếu tố nước ngoài.
Vd: đưa hàng vào khu chế xuất, đưa hàng ra khỏi khu chế xuất thì cũng thực hiện hợp
đồng (hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu) nhưng khu chế xuất lại nằm trên lãnh thổ VN.
Nếu do 2 thương nhân VN thực hiện thì kh có yếu tố nước ngoài
 Khái niệm MBHH quốc tế với giao dịch có yếu tố nước ngoài là kh trùng nhau.

5. Khi vừa có tập quán thương mại và thói quen thương mại thì tập quan thương
mại được ưu tiên áp dụng.
Nhận định sai
Điều 13 LTM
Nguyên tắc áp dụng: trường hợp áp dụng không có quy định, kh có thỏa thuận, kh có thói
quen mới áp dụng tập quán.
 Thói quen (riêng) được ưu tiên áp dụng trước. Vì thói quen là những hành vi
thương mại được lặp đi lặp lai nhiều lần và hình thành giữa các đối tác thương mại
với nhau. Tập quán (chung) là hình thành trên 1 vùng 1 miền.
Buổi 2 - Chương 2:
6. Sự khác nhau giữa MBHH và MB tài sản.
MBHH MBTS
- Được điều chỉnh bởi LTM - Được điều chỉnh bởi Luật Dân Sự
- Trọng tài thương mại
- Chủ thể: DN, thương nhân
- -

Tất cả tài sản là hàng hóa nhưng kh phải tất cả tài sản là hàng hóa.

7. Các trường hợp dẫn đến hợp đồng vô hiệu.


- Chủ thể giao kết kh có năng lực chủ thể.
+ Chủ thể: DN: kh có thẩm quyền kinh tế trong lĩnh vực đó
Vd: KD có điều kiện nhưng mà cty đó lại kh có đủ điều kiện để KD
+ Chủ thể: người đứng ra ký kh phải là người đại diện theo pháp luật hoặc là cái người
đại diện theo pháp luật đó kh đc ủy quyền
Vd: Trường phòng đứng ra ký nma kh phải là GĐ, kh đc GĐ ủy quyền thì cúng có khả
năng dẫn đến hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng vi phạm quy tắc nhượng quyền: 1 bên chứng minh mình bị lừa dối, bị cưỡng
ép, bị đe dọa thì có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu
- Vi phạm điều cấm của pháp luật: thông thường liên quan đến đối tượng hợp đồng
Vd: hàng hóa bị cấm mà ký hợp đồng mua thì hợp đổn vô hiệu (danh mục hàng hóa bị
cấm KD thì cấm lưu thông, đưa vào đối tượng hợp đồng vô hiệu)
- Hợp đồng vi phạm về mặt hình thức
Vd: trong 1 số TH hợp đồng đòi hỏi phải ghi bằng vb có chứng thực, có đăng ký, nma kh
làm 1 cái gì đó thì hợp đồng có thể bị vô hiệu

8. Phân tích việc xác định hợp đồng có hiệu lực.


Có hiệu lực từ thời điểm nảo (phát sinh quyền và nghĩa vụ từ thời điểm nào)
- Hình thức của hợp đồng:
+ Hợp đồng bằng lời nói: từ khi các bên thỏa thuận đc nội dung cơ bản của hợp đồng
+ Hợp đồng bằng văn bản truyền thống: từ khi bên thứ 2 ký vào hợp đồng nếu như trong
hợp đồng kh có điều khoản quy định về ngày có hiệu lực trong hợp đồng
Vd: Điều cuối cùng ghi hợp đồng này có hiệu lực từ ngày bn thì theo cái điều khoản đó là
thỏa thuận cái thời điểm có hiệu lực hợp đồng.
+ Hợp đồng gửi bằng thư (với điều kiện là bên trả lời chấp nhận toàn bộ điều kiện. Nếu
bên nhận thư mà có đề nghị thay đổi thì hợp đồng chưa đc xác lập.)
Vd: cty A bán hàng cho cty B thì thời điểm có hiệu lực hợp đồng khi bên B gửi thư trả lời
và thời điểm bên A nhận đc thư đó
Đọc từ điều 3 chương 2, điều 101 BLDS 2015

9. Hợp dồng MBHH có bắt buộc có những điều khoản cơ bản nào hay không?
Thông thường sẻ có những điều khoản nào?
Hiện nay thì luật kh có quy định bắt buộc là hợp đồng phải có những điều khoản nào.
Điều 398 BLDS 2015:
Khoản 1: hợp đồng do cá bên thỏa thuận, hợp đồng phải có những quy phạm sau
Khoàn 2: 7 mục
 Quy phạm này manh tính chất hướng dẫn chứ kh phải mang tính chất bắt buộc
phải có trong hợp đồng.
 Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thỏa thuận do quy định thỏa thuận

Buổi 3
10. khi bên bán giao hàng kh đúng chất lượng thỏa thuận thì bên mua có quyền từ
chối nhận hàng, nếu nhận bên mua có quyền giảm giá.
Nhận định sai
Quyền giảm giá kh phải quyền của bên mua, mà đó là đề nghị giảm giá theo chất lượng
của hàng hóa. Nếu đạt đc thỏa thuận với bên bán thì thỏa thuận đó mới có hiệu lực. nếu
hàng hóa kh đúng chất lượng thỏa thuận thì bên mua có quyền kh nhận hàng, chứ kh có
quyền trả giá.

11. nếu hàng hóa trong hợp đồng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì bên bán phải
chịu trách nhiệm giải quyết trong mọi trường hợp.
Nhận định sai
Nguyên tắc: bên bán chịu trách nhiệm thì phải có 1 ngoại lệ, trong trường hợp vi phạm sở
hữu trí tuệ.
Vd: 1 lô hàng bị phát hiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (ăn cắp kiểu dáng cúa 1 hàng hóa
khác, đặt tên thương mại trùng, nhầm lẫn với tên thương mại của hàng hóa khác,…)
 nếu bên thứ 3 khởi kiện mà bên bán kh chứng minh đc là do bên mua đặt hàng thì bên
bán phải chịu trách nhiệm.
 nếu bên mua đặt hàng có yêu cầu làm ntn thì bên mua phải chịu trách nhiệm. Khi ra
tòa thì bên mua sẽ là bên bị đơn trong cạnh tranh kh lành mạnh.

12. Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về việc bên mua kiểm tra hàng trước khi
nhận nhưng bên mua đã kh thực hiện quyền này thì bên bán có quyền giao hàng và
kh chịu trách nhiện về các khiếm khuyết của hàng hóa đc phát hiện sau khi đã giao.
Nhận định sai
Khoản 3: kh kiểm tra thì có quyền giao hàng
Khoản 4: kh chịu trách nhiệm nếu như cái người ktra đã biết hoặc phải biết dấu hiệu của
khiếm khuyết của hàng hóa  kh ktra hoặc ktra nma kh báo thì bên bán kh chịu trách
nhiệm.
Khoản 5: bên bán chịu trách nhiệm khi bên mua có ktra nma khiếm khuyết đó ẩn dấu kh
biết  bên bán phải chịu trách nhiệm.
Thời gian chịu trách nhiệm: điều 318: 3, 6, 9 tháng. Trong thời hạn có bảo hành tính từ
ngày hết hạn bảo hành

13. Hợp đồng sẽ chưa có hiệu lực nếu nhưc ác bên chưa có (kh có) thỏa thuận về
điều khoản về giá.
Điều 52: th các bên kh có thỏa thuận về giá, kh có phương pháp xác định giá thì sẽ xác
định theo các tiêu chí các giao dịch tương tự (phương thức giao hàng, giao nhận, thanh
toán về thị trường địa lý, tất cả các yếu tố tác đông đến giá khác để xác định giá của giao
dịch đó)
Thị trường địa lý: LCT 2018: khu vực địa lý có sự hiện diện của các DN có các sản phẩm
có thể thay thế cho nhau.
Kh cùng thị trường địa lý: khoảng cách kh quá xa thì giá sẽ khác

14. Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua khi quyền sở
hữu được chuyển từ bên bán sang cho bên mua.
Rủi ro (điều 57-62): hàng hóa mất mát, hoặc hư hỏng.
Chuyển rủi ro từ bên bán sang bên mua: ai là ngưởi sh thì bên đó chịu rủi ro
Thời điểm chuyển quyền sh kh có trùng với thời điểm chuyển quyền rủi ro.
Điều 57, 61: chung cụm từ trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu như trong hợp đồng
các bên có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro thì tuân theo thỏa thuận đó.
Tình huống khi chưa nhận hàng mà rủi ro đã chuyển qua cho bên mua: hợp đồng có quy
định về người vận chuyển từ bên bán sang bên mua khi bên bán giao hàng cho đơn vị vận
chuyển đầu tiên.
Hoặc đối tượng của hợp đồng đang trên đường vận chuyển mà hợp đồng đc xác lập thì
rủi ro đc chuyển qua cho bên mua từ thời điểm hợp đồng đc xác lập.
Hoặc bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thì rủi ro đc chuyển từ khi bên bán kí hợp
đồng bán cho bên mua rồi và đã đóng dấu kí mã hiệu lô hàng để trong kho rồi nma người
mua kh đến nhận. Lỡ hàng hóa bị cháy, lý do khách quan, thì bên mua chịu từ thời điểm
(điều 60)  kh trùng với thời điểm chuyển quyền SH.

Buổi 4:
15. Sự khác nhau giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn.
Hợp đồng kì hạn Hợp đồng quyền chọn
Quyền và nghĩa vụ - Tới hợp đồng thì phải - Bên giữ quyền chọn mua
thực hiện, nếu kh thực hiện hoặc chọn bán thì phải trả
việc giao hàng thì có thể phí
thỏa thuận có thể bằng trên Vd: bên giữ quyền chọn
nền giá. Giá bất lợi cho bên mua bn/ giữ quyền chọn
nào thì bên đó phải bù cái bán 1 loại sp thì phải trả
giá đó cho bên kia. (thực phí. Khi đến thời hạn thực
hiện trong tương lai và mua hiện hợp đồng mà cái gía
bán qua SGDHH đều có thị trường bất lợi cho mình
tình rủi ro). thì có quyền kh mua hoặc
kh bán nữa hợp đồng
chấm dứt. (thực hiện trong
tương lai và mua bán qua
SGDHHđều có rủi ro.)
Rủi ro: mua đc trước rủi ro
(ngta đã bỏ 1 khoản phí),
Nếu như rủi ro tới thì ngta
kh phải chịu rủi ro đó 
rủi ro đc chuyển qua chủ
thể khác.
Vd: hợp đồng bán 40k/1kg,
tháng sau lên 50k/1kg 
kh bán nữa.
Vd: hợp đồng mua
40k/1kg, tháng sau 30k/1kg
thì kh mua nữa.
 Mua rủi ro đó trước.

16. Vốn pháp định là gì? Vì sao SGDHH, thành viên KD, thành viên môi giới phải
có vốn pháp định.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi hoạt động trong lịnh vực đó. Theo quy
định của pháp luật để thành lập 1 DN. Là khi thành lập DN đó, khi hoạt động KD thì phải
chứng minh là mình phải c1o số vốn tốn thiểu là bn đó. Chứng minh bằng số vốn trong
tài khoản của DN.
- Vốn pháp định mà mức vốn theo điều 4, 7 LDN 2020.
Vd: KD 1 số ngành nghề đặc biệt thì ngta quy định vốn pháp định. Còn đa số hiện nay thì
ngta kh quy định vốn pháp định.
- SGDHH (150 tỳ), thành viên KD (theo nghị định 58 quy định 75 tỷ), thành viên môi
giới (5 tỷ) thực hiển ngành nghề, lĩnh vực KD có điều kiện theo quy định là vốn pháp
định.
- Lĩnh vực đó nó ẩn chứa nhiều rủi ro  đơn vị KD, môi giới là phải chịu trách nhiệm.
Những cái biến động của thị trường dẫn đến
+ quyền chọn mua: mà ngta kh mua nữa thì rủi ro đó chuyển về cho thành viên KD (trách
nhiệm của thành viên KD, SGDHH chịu trách nhiệm về những hoạt động như vậy)

17. Đối tượng của hợp đồng MBHH qua SGDHH có khác với đối tượng MBHH
thông thường hay kh. Nếu khác, khác ntn, giải thích sự khác biệt.
Đối với MBHH qua SGDHH Đối với MBHH thông thường
- tất cả hàng hóa đều hình thành - thì các loại HH có thể là HH đã
trong tương lai. (có nghĩa là tại hiện hữu hoặc HH sẽ hình thành
thời điểm thành lập hợp đồng thì trong tương lai cũng là MBHH,
chưa có) thông thường cũng có thể xác lập
- danh mục HH do bộ công thương được.
quy định (1 số)  xuất pháp từ
lịch sử hình thành và ý nghĩa của
hoạt động này (bảo vệ cho nsx:
CN, NN trước sự biến động của
thị trường)  giới hạn hơn so với
HH thông thường.

Buổi 5 – Chương 3 (điều 74-86):


18. Khi khách hàng yêu cầu bên CƯDV tiếp tục hoàn thành công việc khi thời
hạn theo thỏa thuận đã hết thì khách hàng có mất quyền áp dụng các loại chế tài
theo quy định hay kh.
Kh phải tất cả các chế tài đều áp dụng được:
6 loại chế tài: điều 292
Điều 84: khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng thì khách hàng yêu cầu, kh phản đối thì
bên CƯDV tiếp tục thực hiện hợp đồng và khách hàng có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại nếu có thiệt hại.
Nếu chứng minh được thiệt hại thì phải bồi thường.
Vd: khi khách hàng nói do bên CƯDV làm trễ nên khách hành bị thiệt hại (đưa ra con
số cụ thể)  đưa ra tòa giải quyết & đòi bồi thường.
Kh phải mọi loại chế tài khác đều áp dụng được. Vì có những chế tài có nội dung đi
ngược lại với yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Vd: chế tài 1: tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng  kh thực hiện đc.
Chế tài 5: buộc thực hiện hợp đồng  tiếp thục thực hiện hợp đồng
Chế tài 6: phạt vi phạm  có thể áp dụng. Điều kiện áp dụng phạt vi phạm: có thỏa
thuận trong hợp đồng.

19. Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện trong dịch vụ Logictics được pháp
luật quy định ntn? Thời hạn này khác gì so với quy định chung của LTM và giải
thích tại sao lại có sự khác biệt đó.
Logictics có tính chất đặc biệt: kiểm soát hành từ thông tư của khách hàng, dịch vụ
vận chuyển liên tục, thực hiện liên tục nhiều công đoạn, nhiều yếu tố liên quan đến
hàng hóa. Do đó kèm theo thông lệ quốc tế của lĩnh vực này  thời hạn khiếu nại và
thời gian có quyền khởi kiện của 1 bên thỉ quy định ngắn hơn rất nhiều so với quy
định chung.
14 ngày kề từ ngày giao hàng cho người nhận
Thời hiệu khởi kiện là 9 tháng kể từ ngày giao hàng.
 Thời hiệu ngắn hơn so với quy định điều 318, 319 quy định chung (áp dụng cho
các lĩnh vực khác).
Vd: hợp đồng quá cảnh, hợp đồng giám định thương mại (thời hiệu thực hiện là 2
năm) & thời hiệu khởi kiện của hợp đồng logictics chỉ có 9 tháng.
Thời hiệu này là ấn định  kh thỏa thuận được.

20. Trường hợp nào thì thương nhân KD dịch vụ Logictics được hưởng chế định
giới hạn trách nhiệm và trường hợp nào thì kh áp dụng chế định này. Giới hạn
trách nhiệm là gì?
Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logictics
phải bồi thường cho khách hàng trong trường hợp hàng hóa bị mất mát và hư hỏng.
Hạn mức tối đa:
+ đưa ra 1 con số cụ thể
+ mất mát bn đền bấy nhiêu (kh đền những thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm gây
ra)
Nếu như hoạt động khác kh phải là hoạt động logictics thì nồi thường thiệt hại bao
gồm các tổn thất trực tiếp.
- Giới hạn được xác định theo khống chế ở 1 mức tối đa là bn? Mức tối đa đc
xác định khi nào?
Khi khách hàng không báo giá trị của lô hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng 
bồi thường mức tối đa là 500 triệu.
Không áp dụng chế định này khi bên cty dịch vụ cố ý làm hư hỏng (gián tiếp: kh có
trách nhiệm, phải làm nhưng kh làm)
Vd: trời mưa nhưng kh che chắn.

Buổi 6: Dịch vụ quá cảnh hàng hóa.


21. Cho biết điểm khác biệt giữa dịch vụ quá cảnh và dịch vụ logictics.

22. Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh có được cầm giữ và định đoạt
hàng hóa của khách hàng như thương nhân kinh doanh dịch vụ logicitcs hay
không? Giải thích.

23. Trong hợp đồng dịch vụ quá cảnh 2 bên có quyền thỏa thuận về thời gian
thực hiện hợp đồng hay không? Giải thích.

24. Theo quy định của pháp luật, khách hàng hay bên CƯDV phải xin giấy phép
quá cảnh đối với hàng hóa thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2.

Buổi 7: Giám định


25. Chứng thư giám định là gì? Hình thức được quy định như thế nào? Nêu
trường hợp chứng thư giám định kh có hiệu lực.

26. Trong trường hợp nào thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải
bòi thường cho khách hàng. Việc quy định về bồi thường và phạt vi phạm trong
hợp đồng giám định khác gì với quy định và phạt quy định chung cuar thương
mại.

27. Nêu diều kiện để 1 cá nhân trờ thành, có thể được cấp chứng chỉ giám định
riêng. Chủ thể nào có thầm quyền cấp chứng chỉ giám định riêng cho cá nhân.

You might also like