Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

CHƯƠNG II

ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT


Điều 4. Thiết kế chung:
Chống sét van EXLIM P468-CM550M gồm các tấm điện trở oxit kim loại
là các điện trở có đặc tính phi tuyến cao và rất nhạy, đặt trong các trụ cách điện
(bằng sứ, silicon…). Trong các trạng thái bình thường, giá trị điện trở của chống
sét đạt được vài trăm MΩ và dòng điện dò đi qua rất nhỏ. Khi có điện áp cao đặt
vào thì điện trở phi tuyến giảm thấp để dòng phóng đi qua xuống đất và làm
giảm điện áp tới giá trị điện áp dư.
Chống sét điện cao áp kiểu loại EXLIM P468-CM550M là thiết bị điện áp
cao do hãng ABB sản xuất theo tiêu chuẩn IEC-99-4 phù hợp lắp đặt vận hành ở
độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển và với dải tần số từ 48Hz đến 62 Hz.
Có chức năng bảo vệ các thiết bị điện không bị ảnh hưởng của dòng điện xung
trên lưới cao áp do quá điện áp khí quyển và nội bộ gây ra.
Tùy thuộc việc sử dụng chống sét loại EXLIM vào các cấp điện áp khác
nhau mà chống sét được cấu tạo bằng cách ghép 1, 2, 3 hay 4 phần tử và có
vòng đẳng áp (Xem hình vẽ minh họa dưới).

Hình 1 - Chống sét van kiểu EXLIM P468-CM550M

3
Điều 5. Thông số kỹ thuật.
Bảng 2.1 - Thông số CSV EXLIM P468-CM550M
EXLIM P468-
Kiêu máy Ghi chú
CM550M
Vị trí CSKH594
Hãng SX ABB
Nước SX Thụy Điển
Tiêu chuẩn sản xuất IEC 99-4
Điện áp hệ thống cực đại Um 550 kV
Hệ thống nối đất Nối đất trực tiếp
Mức cách điện cơ sở (BIL) 1550 kV
Điện áp định mức Ur 468 kV
Điện áp vận hành liên tục (Uc/MCOV) 350 kV
Dòng phóng định mức In 20 kA
Dòng xung cao 80 kA
Cấp phóng điện (class) 5
Dòng ngắn mạch trong 0,2 s 65 kA
Điện áp dư cực đại ở:
5 kA 8/20 μs 974 kV
10 kA 8/20 μs 1018 kV
20 kA 8/20 μs 1077 kV
40 kA 8/20 μs 1175 kV
500 A 30/60 μs 866 kV
1 kA 30/60 μs 885 kV
2 kA 30/60 μs 911 kV
3 kA 30/60 μs 927 kV
Quá điện áp tạm thời trong 1 s 543 kV
Quá điện áp tạm thời trong 10 s 515 kV
Dung lượng nhiệt phóng năng lượng 16 kJ/kVr
Dung lượng xung phóng năng lượng 13 kJ/kVr
Điện áp chịu được tần số nguồn, ẩm
1540 kV
ướt (250/2500μs)
Điện áp xung sét chịu được (1,2/50 μs) 1946 kV
Điều 6. Những điều kiện làm việc cơ bản.
- Kiểu nối đất: Điểm trung tính phải nối với hệ thông nối đất chung
- Loại thiết bị: Làm việc ngoài trời.

4
CHƯƠNG III
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Đặc điểm cấu tạo của chống sét:
Chống sét cấu tạo gồm 1 phần tử hay nhiều phần tử (tầng) chống sét (bộ
phận tác động) ghép nối tiếp chồng lên nhau. Số lượng phần tử phụ thuộc vào
cấp điện áp vận hành của chống sét.
Mỗi bộ phận tác động được chế tạo bằng 1 buồng sứ cách điện hình ống trụ
kín có độ bền điện cao, trong có chứa các điện trở oxit kim loại phi tuyến, các
điện trở này được xếp chồng lên nhau, nhờ lò xo ép phía trên các điện trở này
được ép chặt với nhau.
Trên và dưới mỗi tầng điện trở oxit kim loại này có các vách ngăn an toàn
đảm bảo độ kín và ổn định, ngăn chống sét không bị quá tải.
Vỏ sứ cách điện được làm bằng gốm có độ bền cao, độ cách điện cao, chịu
được tác động của môi trường và thường có màu nâu hoặc mầu sẫm.
Hai đầu trên và dưới của buồng sứ được gắn chắc bằng 2 mặt bích đế làm
bằng kim loại, có các lỗ bắt bu lông để ghép nối với tầng sứ khác đáp ứng các
cấp điện áp khác nhau.
Các đế kim loại có gắn kèm các vòi thổi khí ga được làm bằng hợp kim có
độ bến cao.
Đầu cốt cao áp của tầng trên cùng được chế tạo bằng đồng hoặc hợp kim
nhôm, hình dẹt có kích thước 225 x 225 mm, có 4 lỗ Ø15 cho Bu lông M16.
Nếu dạng ti tròn hình trụ có đường kính Ø30 mm và dài 80 mm.
Cấu tạo của thân chống sét van (xem hình 2)
1 - Sứ cách điện 6 - Nắp đậy
2 - Vòi thổi khí ga 7 - Vòng đệm
3 - Lò xo nén 8 - Tấm chỉ dẫn
4 - Túi hút ẩm 9 - Điện trở oxit kim loại
5 - Tấm đồng 10 - Màng ngăn an toàn

5
6
Hình 2, 3 – Cấu tạo của chống sét van
1. Kích thước, cấu tạo và hình dáng bên ngoài CSV (xem hình 1, 2, 3)
Số lượng phần tử
Số lượng các bộ phận cấu thành
ghép chồng
01 - phần tử chống sét
01 - đầu cốt cao áp
01 - đầu nối đất
Loại một phần tử
01 - Nắp đỉnh chống sét với các Bu lông cố định
02 - vòi xả áp lực hồ quang của màng ngăn
01 - Đĩa dẫn hướng màng ngăn
02 - phần tử chống sét
01 - đầu cốt cao áp
01 - dầu nối đất
01 - Nắp đỉnh chống sét với các Bu lông cố định
Loại hai phần tử
04 - vòi xả áp lực hồ quang của màng ngăn
02 - Đĩa dẫn hướng màng ngăn
04 - Bu lông ghép nối tầng giữa các phần tử
01 - Vòng bình quân điện áp
7
03 - phần tử chống sét
01 - đầu cốt cao áp
01 - đầu nối đất
01 - Nắp đỉnh chống sét với các Bu lông cố định
Loại ba phần tử 06 - vòi xả áp lực hồ quang của màng ngăn
03 - Đĩa dẫn hướng màng ngăn
08 - Bu lông ghép nối tầng giữa các phần tử
01 - Vòng bình quân điện áp
01 - Vòng vầng quang

Hình 4 - Hình dáng bên ngoài Chống sét loại nhiều phần tử ghép chồng T468
2 - Đĩa đệm 4 - Vòng đẳng áp 8 - Nhãn tên thiết bị
3 - Thanh nối 6 - Sứ cách điện 9 - Vòi xả áp lực
13 - Tấm đáy đỡ vách ngăn an toàn
Ngoài ra chống sét còn có các phụ kiện lắp đặt kèm theo như:
8
- Các sứ cách điện giữa chống sét với trụ đỡ;
- Bộ đếm sét hoặc đồng hồ đo dòng dò;
- Cáp nối đất, phụ kiện nối đất.
Điều 8. Nguyên lý làm việc
Các điện trở oxits kim loại là các điện trở có đặc tính phi tuyến cao và rất
nhạy. Trong các trạng thái bình thường, giá trị điện trở của chống sét đạt được
vài trăm MΩ và dòng điện dò đi qua rất nhỏ.
Khi có sét đánh vào hoặc quá điện áp nội bộ, xuất hiện một điện áp xung có
giá trị lớn đặt lên bộ chống sét, khi đó giá trị điện trở phi tuyến giảm xuống tới
vài ôm, bởi thế dòng phóng, dễ dàng đi qua chống sét và truyền xuống đất, làm
cho giá trị quá điện áp giảm xuống tới giá trị của mức điện áp hãm (điện áp dư).
Dòng phóng đi qua chống sét có giá trị lên đến 1 kA - với quá điện áp nội bộ và
có giá trị lên đến 20 kA - với quá điện áp khí quển.
Mỗi phần tử chống sét van được điền đầy các màng chất an toàn và có vấu
(vòi thoát khí ga) trên dưới đối nhau. Trong trường hợp danh định nếu, chống
sét bị quá dòng, lúc này các màng ngăn sẽ mở ở một áp lực phù hợp (tới 20% áp
lực nén các điện trở phi tuyến trong buồng sứ), lúc này vòi thổi khí ga nhanh
chóng cho tia lửa phun theo hướng về phía vòi đối diện.
Bởi vậy hồ quang điện bị đưa ra ngoài của buồng sứ, không làm hư hại các
phần tử bên trong của chống sét.
Điều 9. Nguyên lý ghép tầng
Với chống sét điện áp thấp, chống sét thường được chế tạo gồm duy nhất
một phần tử (tầng).
Với chống sét van điện áp cao ≥ 110kV, nhà sản xuất thường chế tạo một
bộ chống sét gồm nhiều phần tử giống nhau ghép nối tiếp chồng lên nhau.
Để điện áp phân bổ trên các phần tử (tỷ lệ thuận với cấp điện áp từng phần
tử của nhà chế tạo). Đối với chống sét EXLIM P468-CM550M lắp cho lưới điện
500kV để hạn chế phóng điện vầng quang đầu cao áp nhà sản xuất chế tạo và
lắp thêm vòng phân bố điện trường (Xem hình 4).
Điều 10. Bộ đếm sét
Để kiểm soát được tần suất sét đánh vào từng khu vực có lắp thiết bị điện,
người ta sử dụng các bộ đếm sét, lắp nối tiếp vào đường đi của dòng sét tản
xuống đất.
Chống sét EXLIM P468-CM550M sử dụng bộ đếm sét có kèm đồng hồ đo
dòng dò, đồng hồ này là đồng hồ Ampe dùng để chỉ thị dòng điện dò qua chống
sét dưới các điều kiện vận hành bình thường.

9
Đồng hồ ghi số lần sét đánh
(6 chữ số)

Đồng hồ hiển thị dòng dò (mA)

Hình 5 - Hình dáng và kích thước bộ đếm sét và đo dòng dò SC13/EMP

Thông số kỹ thuật của bộ đếm sét:


Nội dung Giá trị
Số chữ số hiển thị lần sét đánh 6
Dòng tác động nhỏ nhất bộ đếm 200 A (8/20μs)
Dòng lớn nhất chịu được 100 kA
Điện áp dư định mức ở 100 kA (4/10μs) 5 kV
Tỷ lệ thang chỉ thị dòng dò (loại
0 – 30 mA/ 2
SC13/EMP)
Khả năng đếm lớn nhất 5 lần/giây

10
CHƯƠNG IV
QUI ĐỊNH VỀ LẮP ĐẶT, THÁO DỠ
Điều 11. Vận chuyển chống sét
- Chống sét chỉ được phép vận chuyển theo vị trí thẳng đứng hoặc nằm
ngang, nhưng đảm bảo độ an toàn cao trong vận chuyển.
- Trước khi đóng gói, chống sét phải được tháo rời ra từng phần tử.
- Khi đóng gói, chống sét phải được cố định vị trí và cố định với hòm tại
các điểm bằng kim loại.
Điều 12. Tiếp nhận và bảo quản chống sét
1. Tiếp nhận chống sét
Khi nhận hàng phải kiểm tra xem xét bằng mắt các kiện hàng có chứa
chống sét có còn nguyên đai kiện, có bị méo mó hay không.
Tháo bỏ một phần đóng gói, dùng mắt thường kiểm tra tổng thể chống
sét có bị hư hại, sứt mẻ sứ hay không.
Kiểm tra số lượng và chất lượng có đúng chủng loại và số lượng theo
bảng ke vận chuyển.
Kiểm tra hàng xem có đúng nguồn gốc xuất xưởng. Kiểm tra kỹ các tán
sứ xem có méo mó hay khuyết tật, dạn nứt hay không.
Kiểm tra các phụ kiện đi kèm như bộ đếm sét, vòng bình quân điện áp,
đồng hồ đo dòng dò .... có đầy đủ không.
Nếu có bất kỳ một dấu hiệu nào về hư hại các tán sứ, cong vênh đàu cốt
cao áp… phải lập tức lập biên bản cùng với ảnh chụp gửi ngay cho nhà sản xuất
hoặc văn phòng đại diện.
2. Bảo quản chống sét
Khi chống sét chưa được lắp đặt vào vị trí vận hành ngay thì chống sét
phải được đóng gói lại và bảo quản ở vị trí thẳng đứng.
Phải để nơi bằng phẳng, kiên cố và có biện pháp ngăn chặn sự sụt lún
của nền móng, có biện pháp ngăn ngừa chống sét bị rơi đổ xuống đất.
Để nơi khô ráo và tránh các va chạm, tác động cơ khí.
Phải có biện pháp ngăn chặn đầu cốt cao áp và đầu cốt bắt dây tiếp đất
và các bộ phận kim loại bị han gỉ.
Phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng lưu kho, để có biện pháp ngăn
ngừa kịp thời.
Điều 13. Lắp đặt máy chống sét:
1. Nâng chống sét từ hòm
Dùng cần cẩu có tải trọng phù hợp và dây cáp mềm phù hợp, quấn thòng
lọng cáp cẩu vào cổ trên cùng của phần tử chống sét, nâng từ từ đưa phần tử
chống sét cho dây cáp hơi căng. Tháo bỏ các bu lông cố định chống sét với hòm.

11
Trong khi nâng, móc cẩu phải đi theo sự chuyển động của đầu chống sét, nhằm
mục đích luôn làm cho cáp cẩu luôn thẳng đứng trong mọi thời điểm.
2. Vị trí lắp đặt chống sét
Chống sét phải dược lắp đặt và đấu nối thích hợp với thiết bị được bảo
vệ. Khoảng cách giữa các chống sét lân cận (khoảng cách giữa các vòng bình
quân điện áp) với nhau và khoảng cách với đất, với các bộ phận của chống sét
phải phù hợp với tiêu chuẩn cho phép (Tham khảo tài liệu nhà sản xuất cung
cấp).
Trình tự các bước lắp ráp bộ chống sét
Bướ Thao tác Ghi chú
c
Cẩu phần tử 1 của chống sét, tháo dời Bu Sử dụng thiết bị cẩu và dây
1
lông lắp ráp M20x140 cáp mềm phù hợp
Đưa phần tử 1 của chống sét vào đúng vị
Không được để rơi vỡ sứ
trí lắp đặt trên trụ đỡ chống sét nằm lên
2 chân chống sét. Vặn chặt
trên 4 sứ đỡ, dùng bu lông M20x140 bắt
bu lông với lực quy định
chặt chân chống sét với lực quy định
Nếu lệch không thẳng,
Kiểm tra độ chắc chắn và độ đứng thẳng
3 dùng các vòng đệm để căn
của phần tử 1
chỉnh
Cẩu phần tử thứ 2 của chống sét, tháo rời
4
bu lông M16x70 lắp ráp ghép tầng
Đưa phần tử thứ 2 chồng lên phần tử thứ
Vặn chặt bu lông với lực
5 1, dùng bu lông M16x70 vặn chặt ghép
quy định
nối các phần tử với nhau
Đưa phần tử thứ 3 chồng lên phần tử thứ
Vặn chặt bu lông với lực
6 2, dùng bu lông M16x70 vặn chặt ghép
quy định
nối các phần tử với nhau
Đưa vòng phân bố điện áp và các phụ
kiện lên vị trí lắp đặt, vặn chặt vít
M16x70 (lắp thanh giữ vòng phân bố Vặn chặt bu lông với lực
7
điện áp, thanh đỡ vòng phân bố điện quy định
trường với chống sét), bu lông M10x25
(vòng phân bố điện áp với thanh giữ).
Đưa vòng phân bố điện trường, cùng các
phụ kiện lên vị trí lắp đặt. Vặn chặt vòng Vặn chặt bu lông với lực
8
phân bố điện trường với thanh đỡ bằng quy định
bu lông M10x25

12
Lắp đặt cáp nối đất ( loại nhỏ nhất có tiết
9 diện 25 mm2) bằng 4 bu lông M12x40
từ đầu cực nối đất với lưới tiếp địa
Lắp đặt bộ đếm sét nối tiếp với đường
10
cáp nối xuống đất
Điều 14. Chi tiết công tác lắp đặt đặt chống sét được thực hiện theo tài liệu
thiết kế, tài liệu thiết bị, theo phương án tổ chức thi công cụ thể.

13
CHƯƠNG V
QUI ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH
Điều 15. Trước khi đưa chống sét vào làm việc cần được kiểm tra, thí
nghiệm, nghiệm thu lắp đặt đủ tiêu chuẩn vận hành, có đủ tài liệu và hồ sơ thiết
bị. (Xem phụ lục 2)
Điều 16. Vận hành chống sét
- Tần suất tối thiểu kiểm tra chống sét: 1 lần/ca và kiểm tra tăng cường
ngay sau khi mưa giông kèm sấm sét;
- Tần suất ghi tổng số lần chống sét làm việc và dòng rò trong vận hành: tối
thiểu 1 lần/ngày và ghi tăng cường ngay sau khi mưa giông kèm sấm sét;
- Chống sét ngay khi mới đóng điện cần được kiểm tra tình trạng bên
ngoài, kiểm tra dòng điện rò, ghi số lần tác động của bộ đếm.
- Thường xuyên theo dõi thông số thiết bị trong vận hành điện áp, tần số
của thiết bị phù hợp với thông số thiết kế (dòng điện, điện áp, tần số) được ghi
trong Điều 5, Điều 6.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài thiết bị: Bề mặt sứ sạch, bẩn, có phóng
điện, có tổn thương hư hỏng, tiếng kêu lạ. Kiểm tra tình trạng trụ đỡ, phụ kiện
liên quan.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất, tăng cường phát nhiệt đầu nối nhất
thứ, bản thể chống sét, theo qui định xử lý phát nhiệt và các văn bản liên quan.
Thực hiện kiểm tra sau sự cố.
- Chống sét phải được thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa, theo theo hướng dẫn
theo phụ lục 2.1, 2.2 và 2.4.
- Công tác thí nghiệm, thí nghiệm định kỳ, thực hiện theo theo bộ quy định
vận hành sửa chữa 0020/QĐ-EVNNPT ngày 08/01/2018.
- Công tác kiểm định an toàn thiết bị được thực hiện theo các qui định hiện
hành.
- Khi phát hiện bất thường cần thực hiện các thủ tục báo cáo, xử lý sự cố….

14
CHƯƠNG VI
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ SỰ CỐ
Điều 17. Xử lý sự cố
1. Xử lý quá áp chống sét
a. Điện áp lớn nhất cho phép chống sét vận hành lâu dài phải căn cứ
theo quy định của nhà chế tạo.
b. Nhân viên vận hành tại trạm biến áp phải báo cáo ngay cho Điều độ
viên Quốc gia (A0) nếu điện áp trên chống sét cao quá mức cho phép.
2. Xử lý bất thường máy biến dòng điện trong vận hành
a. Các hiện tượng bất thường
- Trụ chống sét bị nghiêng.
- Đồng hồ đo dòng rò và bộ đếm sét bị sai lệch, có hiện tượng xâm
nhập ẩm.
- Trụ sứ đỡ nứt vỡ.
- Kẹp cực và các điểm tiếp xúc có hiện tượng phát nhiệt.
- Tiếp địa làm việc của CSV bị lỏng.
- Có tiếng kêu to, bất thường.
- Lắp chỉ thị màu đỏ tại cửa xả đổi màu, bật khỏi thân ...
- Đồng hồ báo dòng rò chỉ số lớn vượt ngưỡng cho phép và tiếp tục
tăng
- Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, đầu cực phát nhiệt nóng đỏ.
b. Xử lý của nhân viên vận hành
- Nhân viên vận hành khi phát hiện ra khiếm khuyết cần báo cáo ngay
cho trực ban Công ty truyền tải điện 1, lãnh đạo truyền tải điện và lãnh đạo trạm.
Phối kết hợp cùng lãnh đạo trạm đưa ra phương án xử lý xin tách thiết bị ngay
để khắc phục tồn tại hoặc tiếp tục theo dõi.
- Lãnh đạo trạm đăng ký cắt điện theo kế hoạch tách thiết bị để xử lý
khiếm khuyết.
c. Các trường hợp phải tách chống sét ra khỏi vận hành
- Có tiếng kêu to, bất thường.
- Lắp chỉ thị màu đỏ... tại cửa xả đổi màu, bật khỏi thân ...
- Đồng hồ báo dòng rò chỉ số lớn vượt ngưỡng cho phép và tiếp tục
tăng
- Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, bản thể chống sét nóng bất
thường, đầu cực phát nhiệt nóng đỏ...
- Các bất thường khác theo ý kiến của Công ty...
d. Nhân viên vận hành khi phát hiện ra các hư hỏng thì phải:

15
- Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về sự cố, tình
trạng vận hành của đường dây hoặc thiết bị điện liên quan.
- Xử lý sự cố theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển;
- Báo cáo trực ban B01, lãnh đạo TTĐ và trạm trưởng thông tin sự cố.
CHƯƠNG VII
QUI ĐỊNH VỀ THÍ NGHIỆM
Điều 18. Chống sét phải được thí nghiệm, thí nghiệm định kỳ theo bộ quy
định vận hành sửa chữa 0020/QĐ-EVNNPT ngày 08/01/2018.
(xem thêm Phụ lục 2.5).
Điều 19. Tất cả biến dòng điện phải được kiểm định an toàn phù hợp với
thông tư 33/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công thương về kiểm định an
toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện và phù hợp các qui định hiện hành của
EVN, EVNNPT.

16
CHƯƠNG VIII
QUI ĐỊNH VỀ SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG
Điều 20. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị được thực hiện theo tài
liệu hướng dẫn của nhà sản xuất. Đơn vị quản lý vận hành lập KH bảo dưỡng
cho từng thiết bị.
Điều 21. Căn cứ tình trạng vận hành, các khiếm khuyết phát sinh, kết quả
thí nghiệm, số năm vận hành... các TBA lập kế hoạch, thực hiện bảo dưỡng sửa
chữa thiết bị.
Điều 22. Chỉ những người được đào tạo hoặc có chuyên môn về công tác
bảo dưỡng thiết bị mới được thực hiện các công việc liên quan.

17
CHƯƠNG IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Tổ chức thực hiện.
- Trưởng Phòng kỹ thuật có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và chủ trì
kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
- Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc, bất cập các đơn vị kịp thời
có văn bản báo Giám đốc để xem xét hiệu chỉnh bổ sung.
- Trong trường hợp ngoại lệ, để đảm bảo vận hành các đơn vị báo cáo
Phòng kỹ thuật xem xét giải quyết.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

18
Phần IV. CÁC PHỤ LỤC:
1. Hướng dẫn công tác xử lý sự cố chống sét van (CSV)
TT Các hạng mục công việc chính Ghi chú
I Công tác tháo dỡ, giải phóng hiện trường
1 Tháo tách lèo nhất thứ
2 Kiểm tra đánh giá tình trạng CSV
3 Thí nghiệm đánh giá tình trạng CSV
4 Tháo hệ thống nối đất thiết bị
5 Tháo hạ CSV di chuyển ra vị trí tạm
6 Tháo hạ trụ đỡ CSV (nếu có yêu cầu)
Thực hiện các biện pháp bảo quản vật tư thiết bị thu
7
hồi (tạm)
8 Vệ sinh công nghiệp, thu dọn hiện trường
II Công tác lắp đặt lại
Kiểm tra chuẩn bị móng, cải tạo trụ đỡ CSV nếu không
1
phù hợp
2 Lắp đặt trụ đỡ nếu thay mới
3 Lắp đặt CSV mới
4 Kiểm tra đồng hồ đo ròng rò+bộ đếm sét
5 Đấu nối hệ thống tiếp đất cho thiết bị
6 Đấu nối lèo nhất thứ cho CSV
7 Thí nghiệm CSV sau lắp đặt (tạm tách lèo)
8 Nghiệm thu CSV
Bàn giao cho đơn vị QLVH trực tiếp khôi phục lại vận
9
hành
2. Phụ lục 2 - Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thí nghiệm định kỳ
chống sét
2.1. Phụ lục 2.1 - Kiểm tra chống sét trước khi đưa vào vận hành.
- Tài liệu thiết bị, test xuất xưởng, test sau lắp đặt...
- Kiểm tra thông số thiết bị phù hợp thiết kế, tài liệu.
- Kiểm tra độ bắt chặt chắc chắn của dây cao áp với chống sét.
- Kiểm tra trụ đỡ máy biến dòng lắp đặt đúng thiết kế, thẳng đứng
không bị nghiêng, có chắc chắn, nó phải nối với hệ thống tiếp đất. Kiểm tra bu
lông neo, bu lông liên kết trụ đỡ xiết chặt.
19
- Vệ sinh bề mặt sứ và các phụ kiện.
- Kiểm tra độ chắc chắn của các điểm nối của cáp.
- Kiểm tra bộ đếm sét đấu đúng sơ đồ, các điểm nối chắc chắn.
- Kiểm tra giá đỡ chống sét bắt vào mặt máy đã chắc chắn.
- Kiểm tra đồng hồ đếm sét, ghi số lần tác động ...
2.2. Phụ lục 2.2 - Kiểm tra chống sét trong vận hành.
- Kiểm tra điện áp hệ thống phù hợp với thông số thiết bị Um.
- Kiểm tra bề mặt sứ và các phụ kiện bằng mắt.
- Kiểm tra bằng mắt các điểm nối chắc chắn.
- Kiểm tra chỉ thị màu tại cửa xả.
- Kiểm tra cách điện đế chống sét.
- Kiểm tra dây nối từ đế chống sét tới đồng hồ, từ đồng hồ xuống tiếp
địa.
- Kiểm tra đồng hồ đếm sét có đo dòng điện rò.
- Kiểm tra đồng hồ đếm sét có chỉ số lần đếm sét.
- Kiểm tra tiếng kêu bất thường của chống sét.
- Phải kiểm tra tình trạng tiếp xúc của các đầu cốt nhất thứ có phát nhiệt
hay phóng điện không, kiểm tra nhiệt độ khối điện từ, của sứ tụ, nếu có cần báo
ngay cho ngưòi cho trách nhiệm để có biện pháp khắc phục
- Kiểm tra tình trạng bề mặt sứ cách điện không bị rạn nứt, có tổn
thương hay không.
- Kiểm tra trụ đỡ, chống sét có bị nghiêng, có chắc chắn, nó phải nối
với hệ thống tiếp đất.
2.3. Phụ lục 2.3 - Các cảnh báo an toàn khi vận hành chống sét.
Khi chống sét đang vận hành nghiêm cấm:
- Không làm hở mạch các điểm nối đất của chống sét do chống sét có
dòng rò gây nguy hiểm cho người.
- Không chạm vào mạch nối đất của chống sét có thể gây nguy hiểm cho
người chạm .
2.4. Phụ lục 2.4 - Bảo dưỡng chống sét.
Định kỳ hàng năm phải thực hiện công tác bảo dưỡng sau:
- Vệ sinh bề mặt chống sét.
- Siết lại các điểm nối cao áp, mạch tiếp đất.
- Bôi mỡ dẫn điện vào các đầu cốt cao áp, đầu cốt nối đất...
- Kiểm tra sự thông mạch của dây dẫn nối đất với hệ thống nối đất.
2.5. Phụ lục 2.5 - Các hạng mục thí nghiệm định kỳ chống sét van
bao gồm:

20
Thí nghiệm Sau TNĐK
TT Hạng mục máy mới/ 1 năm
1 năm 3 năm
sau đại tu lắp đặt
1
Kiểm tra bên ngoài x x x

2 Đo điện trở cách điện của phần


x x x
chính
3 Đo điện trở cách điện của phần
x x x
đế cách điện
4 Đo dòng điện rò bằng điện áp
x x x
một chiều
5 Đo dđiện áp phóng điện ở tần
x x
số 50 Hz với chống sét ≤ 35kV
6
Kiểm tra thiết bị đếm sét x x x

2.6. Phụ lục 2.6 - Các hạng mục kiểm định định kỳ chống sét van -
theo quy định hiện hành.
2.7. NAMPLATE
2.7.1. CSKH594 pha A

2.7.2. CSKH594 pha B

21
2.7.3. CSKH594 pha C

2.8. Bản vẽ thiết bị

22
23
24
25
MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
Phần I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1
Phần II. MỤC ĐÍCH 2
Phần III. NỘI DUNG 3
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 5
ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ KỸ
Chương II 5
THUẬT
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT
Chương III 9
ĐỘNG
QUI ĐỊNH VỀ LẮP ĐẶT, THÁO
Chương IV 13
DỠ
Chương V QUI ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH 15
Chương VI QUI ĐỊNH VỀ XỬ LÝ SỰ CỐ 15
QUI ĐỊNH VỀ THÍ NGHIỆM,
Chương VII 17
KIỂM ĐỊNH
QUI ĐỊNH VỀ SỬA CHỮA, BẢO
Chương VIII 19
DƯỠNG
Chương IX TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phần IV. CÁC PHỤ LỤC 21

26

You might also like