Tiểu-Luận-Cuối-kì-Môn-Quản-Lý-Tác-Nghiệp-Nguyễn-Tiến-Đạt-19810000058

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN MÔN

Quản Lý Tác Nghiệp

Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Trung Hạnh

Sinh viên: Nguyễn Tiến Đạt

Mã sinh viên: 19810000058

Lớp: D14QLSX&TN
Hà Nội, ngày 18 Tháng 10 Năm 2021
I.Mở đầu

Các vấn đề về tác nghiệp trong doanh nghiệp: quản trị tác nghiệp, hoạch định tác
nghiệp, quy trình tác nghiệp, công tác quản lý tác nghiệp, điều hành tác nghiệp, hệ thống
thông tin tác nghiệp. Quy trình thiết kế sản phẩm và dịch vụ: bước 1 Tìm hiểu, bước 2
sáng tạo ý tưởng, bước 3 yêu cầu, bước 4 thiết kế ban đầu, bước 5 thử nghiệm.Một số
loại hình sản xuất trong doanh nghiệp là: loại hình sản xuất thủ công, loại hình sản xuất
dựa trên máy móc. Hoạch định công suất là quá trình xây dựng và lựa chọn công suất của
doanh nghiệp, quá trình này bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố khác nhau. MRP là hệ thống
hoạch định và xây dựng về những nhu cầu nguyên vật liệu; linh kiện cần thiết cho sản
xuất trong từng giai đoạn; dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu
độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Trình tự thực hiện MRP: MRPI: lập kế hoạch sản xuất
không xét đến năng lực sản xuất; xem năng lực sản xuất của doanh nghiệp là vô hạn;
MRP II dựa trên MRPI có điều chỉnh bằng cách đưa biến số năng lực sản xuất của doanh
nghiệp vào mô hình; MRP III: phát triển MRP II bằng cách đưa ra những chương trình
phần mềm chuyên dụng cho một số loại hình doanh nghiệp với mục đích kiểm soát toàn
bộ các nguồn lực của doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất. JIT là một khái niệm trong
sản xuất hiện đại, tóm lược ngắn gọn nhất của JIT là: “Đúng sản phẩm – với đúng số
lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”. Sản xuất tinh gọn là một trong
những phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí
trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Sự khác biệt giữa Sản Xuất truyền
thống và Sản Xuất Tinh Gọn: Trong ngành công nghiệp sản xuất, rất nhiều hoạt động,
nếu không muốn nói là tất cả, đều được dựa trên dự báo nhu cầu sản xuất trong tương lai,
vì lý do này, các nhà sản xuất luôn xem dự báo nhu cầu sản xuất là một trong những nền
tảng quan trọng để thực hiện quy trình sản xuất một cách chính xác, đúng thời điểm và
hiệu quả. Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp chính là quá trình tổ chức, sắp xếp
và định dạng về mặt không gian máy móc thiết bị, những khu vực làm việc, các bộ phận
phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ. Dự trữ là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên
liệu trong kho của chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp
cũng như nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh
người ta cần xem xét thận trong yếu tố chi phí dự trữ nhằm đảm bảo cạnh tranh trong
kinh doanh. Hệ thống sản xuất "đúng thời điểm" hay còn gọi là “không kho” (JIT- Just in
time) được hình thành xuất phát từ quan điểm như vậy. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh
nghiệp hiện nay, phương pháp truyền thống để quản lý dự trữ vẫn còn quan trọng và cần
thiết, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Lịch trình sản xuất là bản kế
hoạch chi tiết về công tác triển khai sản xuất hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất
định dựa trên đơn đặt hàng và khả năng của doanh nghiệp. Thuật toán Johnson là một
thuật toán giải quyết bài toán đường đi ngắn nhất giữa mọi cặp đỉnh trong đồ thị có
hướng, có trọng số và không có chu trình âm.

II.Nội Dung.

Phần 1. Lý Thuyết

Câu 1.

So sánh giữa lựa chọn thiết kế sản xuất theo quá trình và theo sản phẩm

Cơ sở để so sánh Sản xuất theo quá trình Sản xuất theo sản phẩm

Ý nghĩa Bố cục sản phẩm là một kiểu thiết Bố cục quy trình đề cập
kế bố trí trong đó các tài nguyên đến kiểu thiết kế bố trí
cần thiết để sản xuất sản phẩm được trong đó các tài nguyên có
sắp xếp theo một dòng, theo trình tự các quy trình hoặc chức
hoạt động. năng đồng nhất được kết
hợp với nhau.

Sản phẩm Chuẩn hóa Tùy chỉnh

Quy trình làm việc Lưu lượng và chuỗi hoạt động Lưu lượng thay đổi, dựa
giống hệt nhau cho mỗi đơn vị. vào tính chất công việc.
Kiểm tra Kiểm tra tối thiểu là có, trong chuỗi Kiểm tra được tiến hành
hoạt động. nhiều lần trong chuỗi hoạt
động.

Kết quả trong Đường truyền Công nghiệp nhóm

Thời gian sản xuất Ít hơn Tương đối cao

Chi phí sản xuất Chi phí cố định cao và chi phí biến Chi phí cố định tương đối
đổi thấp. thấp và chi phí biến đổi
cao.

ảnh hưởng của sự Do hệ thống liên quan đến nhau, sự Máy móc bị hỏng không
cố cố máy móc có thể ảnh hưởng ảnh hưởng đáng kể đến đầu
nghiêm trọng đến sản xuất. ra cuối cùng.

Phù hợp với Sản xuất hàng loạt với ít công việc Sản xuất vừa phải với
hơn. nhiều công việc hơn.

-Sản xuất hàng loạt theo yêu cầu của khách hàng :

Đây là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất khối , thường
thấy trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩn được sản xuất tương đối nhiều
nhưng khối lượng sản xuất hằng năm mỗi loại sản phẩm chưa đủ lớn để hình thành một
dây truyền sản xuất độc lập cho ra mỗi sản phẩm đó .Với mỗi loại sản phẩm người ra
thường đưa vào sản xuất theo từng ‘loạt’ nên chúng mang tên ‘sản xuất hàng loạt’

Quá trình này được thực hiện khi xuất hiện những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản
phẩm thông qua các đơn đặt hàng , vì vây tránh được những tồn đọng của sản phẩm chờ
tiêu thụ

=>Sản xuất có quan hệ trực tiếp với khách hàng


Câu 2.

- Mục tiêu cơ bản về chiến lược địa điểm của cty

Xác định vị trí đặt doanh nghiệp hoặc nhà máy là một nội dung cơ bản trong quản trị sản
xuất. Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp dịch vụ, việc bố trí doanh
nghiệp hợp lý về mặt kinh tế − xã hội tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt
động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất − kinh doanh của doanh
nghiệp.

Địa điểm nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp đã lựa chọn như Tăng doanh số bán; mở rộng thị trường; huy động các nguồn lực
tại chỗ; hình thành cơ cấu sản xuất đày đủ; tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi;…

+ Mở thêm những doanh nghiệp hoặc bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở các địa
điểm mới, trong khi vẫn duy trì năng lực hiện có.

+ Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời tăng qui mô sản
xuất của doanh nghiệp.

+ Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng mới. Đây là trường hợp bắt
buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận trọng giữa chi phí đóng cửa
và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra quyết định.

Các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động ở lĩnh vực khác nhau đều có mục tiêu xác định
địa điểm không giống nhau.

Đối với các tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu quan trọng nhất của xác định địa điểm doanh
nghiệp là đảm bảo cân đối giữa chi phí lao động xã hội cần thiết bỏ ra và mức thoã mãn
nhu cầu khách hàng về các dịch vụ cung cấp cho xã hội.
- Khác nhau giữa chiến lược chọn địa điểm của cty dịch vụ và cty sản xuất

Chiến lược Cty dịch vụ Cty sản xuất

Địa điểm Gần khách hàng Gần nhà cung cấp, vận
chuyển hoặc nguồn lao
động

Lắp đặt thiết bị Phù hợp với khác hàng, Phù hợp với nhu cầu sản
tâm sinh lý của khách hàng xuất

Thiết kế sản phẩm Môi trường cx như sản Khách hàng k phải là môi
phẩm vật chất quyết định trường dịch vụ nên sản
bản chất dịch vụ phẩm được xác định từ một
vài thuộc tính

Thiết kế quả trình Các công đoạn ảnh hưởng Khách hàng ít liên quan
trực tiếp đến khác hàng đến quá trình sản xuất

Kế hoạch tác nghiệp Khách hàng tham gia phải Đảm bảo ngày cung cấp
đảm bảo những yêu cầu dịch vụ
của họ

Kế hoạch sản xuất Dịch vụ không dự trữ Có dự trữ

Kĩ năng nhân viên Lao động phải phù hợp với Nặng lực kỹ thuật được coi
sản phẩm và có khả năng trọng
giao tiếp với khác hàng

Kiểm soát chất lượng Được đánh giá qua con mắt Được đo lường và cố đinh
của khách hàng và có tính
thay đổi

Định mức thời gian Tùy thuộc vào yêu cầu của Quy định chặt chẽ
khách hàng , không chặt
chẽ
*Vai trò của năng suất lao động trong các quyết định về địa điểm :

-Tìm được nguồn lao động trẻ , tài năng ,nhanh nhẹ

-Tiếp cận với số lượng lao động lớn

-Thuận tiện thực hiện các dịch vụ tới người lao động nâng cao tinh thần làm việc

-Tiếp cận với nguồn nguyên vật liệu và vận chuyển giúp cho quá trình sản xuất của doanh
nghiệp được diễn ra liên tục

Câu 3.

- MRP. Viết tắt của từ Material Requirement Planning – MRP là quy trình hoạch định
nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất. Hiểu đơn giản thì đây là hệ
thống giúp tính toán nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành đơn hàng của khách hàng.

- Các yêu cầu cơ bản để ứng dụng MRP trong một doanh nghiệp

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, đem lại lợi ích rất lớn trong việc giảm mức dự trữ
trong quá trình chế biến mà vẫn duy trì, đảm bảo đầy đủ nhu cầu vật tư

tại mọi thời điểm khi cần và là phương tiện để phân bổ thời gian sản xuất hoặc đặt hàng.
Những lợi ích này của MRP phục vụ rất lớn vào việc khai thác sử dụng máy

tính trong quá trình lưu trữ, thu thập, xử lý và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về
nguyên vật liệu. Để MRP có hiệu quả, cần thực hiện những u cầu sau:

+ Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính tốn và lưu trữ thông tin.

+ Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và
những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP.
+ Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thơng tin mới trong:

+ Lịch trình sản xuất

+ Hố đơn nguyên vật liệu

+ Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu

+ Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ dữ liệu cần thiết

- Trình tự thưc hiện MRP

Về quy trình, MRP nhận dữ liệu từ BOM (kế hoạch nguyên vật liệu); MPS (kế hoạch sản
xuất tổng thể) và dữ liệu hàng tồn kho. Trong đó:

 BOM (kế hoạch nguyên vật liệu) là bảng liệt kê tất cả các nguyên vật liệu thô,
các bộ phận cấu thành, các cụm chi tiết và lắp ráp cần thiết để sản xuất một đơn vị
của một thành phẩm. MRP sử dụng dữ liệu trên BOM để xác định số lượng từng
thành phần cần thiết; sau đó trừ đi số lượng của thành phần đó đang có trong kho,
cuối cùng xác định số lượng cần đặt hàng/sản xuất thêm.
 MPS (kế hoạch sản xuất tổng thể) phác thảo các hoạt động sản xuất dự kiến của
nhà máy. MPS tổng hợp dữ liệu từ đơn đặt hàng của khách hàng và dự báo nhu
cầu vật tư; thông qua đó thể hiện số lượng từng thành phần cần thiết và thời gian
sẽ cần đến chúng.
 Dữ liệu hàng tồn kho cung cấp số lượng các nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành,
các cụm chi tiết và lắp ráp đã có sẵn hoặc đã được đặt hàng. Hệ thống MRP khi
xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết phải loại trừ tồn kho để tính toán chính
xác nhu cầu từng thành phần. Điều này góp phần tối ưu các nguồn lực và giảm chi
phí quản lý sản xuất cho doanh nghiệp.
Sau khi xử lý các dữ liệu từ 3 nguồn trên, hệ thống MRP sẽ cung cấp bảng yêu cầu ròng
các loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Đồng thời MRP thể hiện chi tiết các nội
dung sau:

 Đơn đặt hàng: cung cấp số lượng và thời gian đặt hàng cũng như các thay đổi về
việc hủy, chỉnh sửa số lượng, thời gian.
 Kế hoạch nguyên vật liệu: số lượng nguyên vật liệu, bộ phận, chi tiết cần cho
hiện tại. Có thể sử dụng để dự báo các yêu cầu hàng tồn kho trong tương lai.
 Tiến độ công việc. Thông qua hệ thống MRP quản đốc theo dõi ngày giao hàng,
đơn hàng bị chậm, tình trạng hết hàng,…để chủ động điều phối việc sản xuất và
đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống.

- Mục đích của lập kế hoạch nguyên vật liệu là :

 Đảm bảo các nguyên vật liệu và linh kiện có sẵn khi cần trong quá trình sản xuất
và việc sản xuất diễn ra đúng tiến độ.
 Duy trì mức nguyên liệu và sản phẩm thấp nhất trong kho.
 Lập kế hoạch hoạt động sản xuất, lịch trình giao hàng và các hoạt động mua bán.

- Lợi ích.

MRP mang lại nhiều lợi ích đối với quy việc quản lý sản xuất như:

 Giảm mức tồn kho. Xác định mức dự trữ hợp lý giảm thời gian chờ đợi nguyên vật
liệu để sản xuất. Qua đó tránh các chi phí lãng phí cho việc lưu kho, vận chuyển,

 Theo dõi sát sao tình trạng các nguyên vật liệu cho từng đơn đặt hàng của khách
hàng
 Phân bổ thời gian sản xuất hợp lý để tối ưu thời gian, chi phí, nhân lực
 Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cho các đơn hàng trong tương lai.
- Dự trữ.

Dự trữ là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của chính doanh nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản phẩm của khách
hàng. ... Dự trữ bao gồm các sản phẩm hay nguyên liệu, nhiên liệu đang lưu trong kho,
đang trên đường vận chuyển, đang chờ sản xuất dở dang…

- Vai trò của dự trữ.

Trong các doanh nghiệp sản xuất và thương mại người ta phải dự trữ các lọai nguyên vật
liệu, bán thành phẩm, dụng cụ phụ tùng, thành phẩm... Hàng dự trữ thường chiếm tỷ

trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp thông thường chiếm 40 – 50. Do vậy việc quản
lý, kiểm sốt tốt hàng dự trữ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, góp phần đảm bảo cho qúa
trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả.

Bản thân vấn đề quản trị hàng dự trữ có hai mặt trái ngược nhau: Để đảm bảo sản xuất
liên tục, tránh gián đoạn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cần phải tìm cách tăng dự

trữ; ngược lại dự trữ tăng kéo theo các chi phí liên quan đến dự trữ cũng tăng. Do vậy các
doanh nghiệp cần phải tìm cách xác định điểm cần bằng giữa mức độ đầu

tư cho hàng dự trữ và lợi ích thu được do thoả mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách
hàng với chi phí thấp nhất.

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà các dạng hàng dự trữ và nội dung hoạch định, kiểm
soát hàng dự trữ cũng khác nhau.

Khi nghiên cứu quản trị hàng dự trữ, hai vấn đề cơ bản cần giải quyết, đó là: - Lượng đặt
hàng bao nhiêu là tối ưu?

Thời điểm đặt hàng vào lúc nào là thích hợp?


- Mục tiêu và nội dung của quản lý dự trữ trong doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hang hóa của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch dự trữ một cách hợp lí . Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất và
đảm bảo an toàn cho hoạt động bán ra của doanh nghiệp, đồng thời đẩu nhanh vòng quay
của vốn hàng hóa của doanh nghiệp.

Tối thiểu hóa chi phí dự trữ bằng cách giữ gìn hàng hóa và mặt giá trị và giá trị sử dụng
của hàng hóa . Tránh làm thất thoát hàng hóa

+Quản trị hàng hóa về mặt hiện vật

+Quản trị dự trữ hàng hóa về mặt giá trị

+Quản trị hàng hóa về mặt kinh tế

Phần 2: Bài tập

Bài 1:

Bài 2:

Thời gian chu kỳ : 8 * 60 /40 = 12 phút

Số nơi làm việc tối thiểu : 38 / 12 = 3,17 = 3 (Nơi làm việc)

Khu vực làm việc 1 : Công đoạn A , B , E

Khu vực làm việc 2 : Công đoạn C , D

Khu vực làm việc 3 : Công đoạn F , G , H


Bài 3:

Tóm tắt:

D=3500SP , S=110$/Lần , P=55$/ SP, H=11$/SP/Năm, N=310 Ngày

a.Lượng đặt hàng tối ưu:

Q*=√ 2 DS ÷ IP = √ 2 DS ÷ H = √(2+3500+ 110)÷ 11 = 264 SP

b. Số lượng đơn hàng mong muốn :

D
Qd = 3500
Q∗¿= =13(Đơn hàng)¿
264

c. Khoảng cách trung bình giữa 2 lần đặt hàng ta có:0d

N 310
T= = =23 ngày
0d 13

d. Tổng chi phí đơn hàng dự trữ:

D Q
TC= P*D+ ∗S + *H = 195410.3333$
Q 2

Bài 4:

CÔNG VIỆC Số ngày để gia công Số ngày hoàn thành


A 6 8
B 2 6
C 8 18
D 3 15
E 9 23
a, Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất ( EDD)
Công việc T/gian chờ T/gian gia Dòng thời T/ gian giao T/ gian chậm
công gian hàng
B 0 2 2 6 0
A 2 6 8 8 0
D 8 3 11 15 0
C 11 8 19 18 1
E 19 9 28 23 5
Tổng 40 28 68 70 6
68
Dòng thời gian trung bình: = 13,6
5

68
Số lượng công việc trong hệ thống: = 2,42
28

6
Thời gian chậm trung bình: =4
2

28
Hiệu quả của phương án: ( )* 100% = 41,17%
68

b, Bố trí theo thời gian thực hiện ngắn nhất

Công việc T/gian chờ T/gian gia Dòng thời T/ gian giao T/ gian
công gian hàng chậm
B 0 2 2 6 0
D 2 3 5 15 0
A 5 6 11 8 3
C 11 8 19 18 1
E 19 9 28 23 5
Tổng 37 28 65 70 9
65
Dòng thời gian trung bình: = 13
5
65
Số lượng công việc trong hệ thống: = 2,32
28

9
Thời gian chậm trung bình: =3
3

28
Hiệu quả của phương án: ( )* 100%= 43,08%
65

c, Bố trí theo thời gian thực hiện dài nhất

Công việc T/gian chờ T/gian gia Dòng thời T/ gian giao T/ gian chậm
công gian hàng
E 0 9 9 23 0
C 9 8 17 18 0
A 17 6 23 8 15
D 23 3 26 15 11
B 26 2 28 6 22
Tổng 65 28 103 70 48
103
Dòng thời gian trung bình: = 20,6
5

103
Số lượng công việc trong hệ thống: = 3,68
28

48
Thời gian chậm trung bình: = 16
3

28
Hiệu quả của phương án: ( )* 100%= 27,18%
103

d, Bố trí theo nguyên tắc tới trước làm trước

Công việc T/gian chờ T/gian gia Dòng thời T/ gian giao T/ gian chậm
công gian hàng
A 0 6 6 8 0
B 6 2 8 6 2
C 8 8 16 18 0
D 16 3 19 15 4
E 19 9 28 23 5
Tổng 49 28 77 70 11
77
Dòng thời gian trung bình: = 15,4
5

77
Số lượng công việc trong hệ thống: =2,75
28

Thời gian chậm trung bình: 11/3= 3,67

28
Hiệu quả của phương án: ( )* 100%= 36,36%
77

e, Bố trí theo nguyên tắc thời gian dư thừa ít nhất

Công việc T/gian chờ T/gian gia Dòng thời T/ gian giao T/ gian chậm
công gian hàng
A 0 6 6 8 0
B 6 2 8 6 2
C 8 8 16 18 0
D 16 3 19 15 4
E 19 9 28 23 5
Tổng 49 28 77 70 11
77
Dòng thời gian trung bình: = 15,4
5

77
Số lượng công việc trong hệ thống: =2,75
28

11
Thời gian chậm trung bình: = 3,67
3

28
Hiệu quả của phương án: ( )* 100%= 36,36%
77

You might also like