he thong li thuyet (on thi hoc ki 2) lop 10 co ban ver 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Bài 28 + 29: Động lượng. Định luật bảo toàn Động lượng.

I. Động lượng
1. Khái niệm động lượng
- Động lượng của 1 vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại
lượng được xác định bởi công thức:
p  mv
- Đơn vị của động lượng: kg.m/s (hoặc N.s)
- Độ lớn động lượng của 1 vật: p = m.v (thay số vào công thức này)
2. Đặc điểm của động lượng
- Động lượng là một đại lượng vecto
- Vecto động lượng cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc
- Động lượng có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu (vì vận tốc có tính tương đối)
3. Xung lượng của lực
- Khi một lực F tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t thì tích F t gọi là xung lượng của lực F trong
khoảng thời gian t ấy
- Đơn vị của xung lượng là newton nhân giây (N.s)
4. Liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng
Giả sử một vật khốối lượng m đang có vận tốốc v1. Tác dụng hợp lực F lên vật trong khoảng thời gian ∆t. Khi đó
vận tốc mới của vật là v2.
p  p2  p1  F .t
Hay
 
m v 2  v1  F t (1)
Trong đó F (N), ∆t (s),
 p  p 2  p1 là độ biến thiên động lượng
v2 và v1 lần lượt là vận tốc sau và vận tốc trước (m/s)
(1) Phát biểu là: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian ∆t bằng xung lượng của
tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
Lưu ý:
Tính độ lớn động lượng của 1 hệ gồm 2 vật
B1: Tính độ lớn động lượng của từng vật:
+ Vật 1: p1 = m1v1
+ Vật 2: p2 = m2v2
B2: Vectơ động lượng của 1 hệ 2 vật được xác định bằng quy tắc cộng vectơ (quy tắc hình bình hành) và có
ĐỘ LỚN được tính theo công thức (4):

p he  p1  p 2  2 p1 p 2 .cos p1 , p 2
2 2
 
(4)
Lưu ý:
p1  p 2  p he  p1  p 2
II. Định luật bảo toàn động lượng.
1. Khái niệm hệ kín (hệ cô lập)
- Một hệ nhiều vật được gọi là hệ kín khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân
bằng nhau (triệt tiêu)
- Nếu trong khi tương tác, các nội lực lớn hơn rất nhiều so với ngoại lực thì có thể bỏ qua ngoại lực và có thể coi
hệ là kín. VD: va chạm, đạn nổ, chuyển động bằng phản lực,....
2. Định luật bảo toàn động lượng
- Động lượng toàn phần của một hệ kín là một đại lượng bảo toàn (hay có thể hiểu là: tổng vecto động lượng
của hệ lúc trước tương tác = tổng vecto động lượng của hệ lúc sau tương tác)
p1  p2  ...  pn  p1'  p2'  ...  pn'
Áp dụng với hệ kín gồm 2 vật:

m1 v1  m2 v2  m1 v1 '  m2 v2 ' (3)


Trong đó
v1 là vecto vận tốc của vật 1 trước tương tác.
v 2 là vecto vận tốc của vật 2 trước tương tác.
v1 ' là vecto vận tốc của vật 1 ngay sau tương tác.
v 2 ' là vecto vận tốc của vật 2 ngay sau tương tác.
Lưu ý:
- Thường sử dụng bảo tooàn động lượng để giải các bài toán va chạm, chuyển động bằng phản lực
của tên lửa, đạn nổ, súng đạn, đại bác…
- Định luật bảo tooàn động lượng là bảo tooàn vec tơ. Do vật không được THAY SỐ VÀO
PHƯƠNG TRÌNH VECTƠ SỐ (3).
- Để thay số được, sau khi viết phương trình (3) thì ta cần:
+ chọn 1 trục Ox (nếu vật chuyển động theo phương ngang) hoặc chọn trục Oy (nếu vật chuyển động
theo phương thẳng đứng) để chiếu phương trình (3) lên. Quy ước chiếu như sau:
+ Nếu vecto vận tốc nào cùng hướng với chiều (+) của Ox hoặc Oy sẽ nhận giá trí dương.
+ Nếu vecto vận tốc nào ngược huướớng với chiều (+) của Ox hoặc Oy sẽ nhận giá trị âm.

Bài 31. Động học của chuyển động tròn đều.


1. Tốc độ
- Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn và tốc độ (tốc độ dài v) không đổi theo
thời gian.
s
v   haèng soá
t
Trong chuyển động tròn đều ở 1 số sách tốc độ còn được gọi là tốc độ dài, v (m/s)
2. Tốc độ góc 
- Kí hiệu:  (đọc là ômêga).
- Đơn vị: rad/s.
2
- Công thức:   trong đó T (s) là chu kì cuả chuyển động tròn đều - là thời gian để vật đi được 1 vòng.
T
- Tốc độ góc ω của chuyển động tròn đều không thay đổi theo thời gian.

- Mối liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v  r


Trong đó r là bán kính quỹ đạo chuyển động tròn (m)
3. Chu kì T

2
T
- Chu kì là thời gian để vật đi được 1 vòng. Kí hiệu: T; Đơn vị: giây (s).

- Nếu trong khoảng thời gian ∆t (s) vật quay được n vòng thì
t
T
n
4. Tần số f
1  n
f   
- Tần số là số vòng vật đi được trong 1 giây.
T 2 t
- Kí hiệu: f
- Đơn vị: hertz (Hz). 1 Hz = 1 vòng/giây.

5. Vecto Vận tốc trong chuyển động tròn đều


- Vectơ vận tốc v của một vật chuyển động tròn đều có:
+ Phương: tiếp tuyến với quỹ đạo (đường tròn).
+ Chiều: theo chiều chuyển động (luôn thay đổi theo thờời
gian).
+ Độ lớn: gọi là tốc độ (hay tốc độ dài) và không đổi.
- Trong chuyển động tròn đều, độ lớn vận tốc không đổi
nhưng hướng luôn thay đổi.

Bài 32. Lực hướng tâm. Gia tốc hướng tâm


- Lực (hay hợp lực) tác dụng lên vật chuyển động tròn đều hướng vào tâm quỹ đạo gọi là lực hướng tâm.
Kí hiệu: Fht
Chú ý: Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới mà là lực hay hợp lực của các lực đã học.
- Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm gây gia tốc hướng vào tâm nên gia tốc này được gọi là gia
tốc hướng tâm, kí hiệu là aht. Độ lớn gia tốc hướng tâm được tính là:
v2
aht    2 .r
r
- Lực hướng tâm Fht có:
+ Phương: trùng với bán kính quỹ đạo.
+ Chiều: hướng vào tâm.
+ Độ lớn:
v2
Fht  maht  m  m 2 r
r
Trong đó: aht (m/s2) : gia tốc hướng tâm; v (m/s): tốc độ dài, r (m): bán kính quỹ đạo chuyển động tròn, 
(rad/s) là tốc độ góc.
Chú ý:
- Chuyển động tròn đều có: tốc độ v (tốc độ dài), tốc độ góc  và độ lớn của gia tốc hướng tâm KHÔNG
THAY ĐỔI theo thời gian.
- Vecto vận tốc v luôn tiếp tuyến với quỹ đạo tròn và v luôn vuông góc với vecto gia tốc hướng tâm aht .
- Nếu nói trong chuyển động tròn đều vecto vận tốc không thay đổi theo thời gian là SAI mà phải nói là
độ lớn của vecto vận tốc không thay đổi.
- Nếu nói trong chuyển động tròn đều vecto gia tốc hướng tâm không thay đổi theo thời gian là SAI.
Bài 33. Biến dạng của vật rắn.
- Khi không còn tác dụng của ngoại lực, nếu vật rắn lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì
biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi.
- Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi gọi là giới hạn đàn hồi của vật rắn.
1. Lực đàn hồi của lò xo
- Lực đàn hồi của lò xo là lực do lò xo sinh ra và tác dụng lên các vật làm lò xo biến dạng.
- Lực đàn hồi chống lại nguyên nhân làm lò xo biến dạng và có xu hướng đưa lò xo về hình dạng và kích
thước ban đầu.

Hình 1: lò xo dãn, lực đàn hồi hướng vào trong Hình 2: Khi lò xo bị nén, lực đàn hồi hướng
ra ngoài

2. Định luật Hooke


- Nội dung: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
- Biểu thức:
k (N/m): là hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo; phụ thuộc vào kích thước, hình
dạng và vật liệu của lò xo.
Fdh  k     : độ lớn của độ biến dạng của lò xo, đơn vị: mét (m).
0

0 : chiều dài lò xo khi chưa biến dạng (m)


: chiều dài lò xo khi biến dạng (m)
Nếu lò xo bị dãn: Fdh =k (l-l0)
Nếu lò xo bị nén: Fdh = k (l0 – l)

Lưu ý:
Trường hợp lò xo treo thẳng đứng.
Treo vật nặng khối lượng m (kg) vào lò xo thẳng đứng khối lượng không đáng
kể. Khi vật nặng ở vị trí cân bằng thì lò xo bị dãn một đoạn ∆l = lcb – l0.
P  Fdh
Ta có, khi vật m ở vị trí cân bằng thì độ lớn
 mg  kl  k lcb  l0 
Với lcb (m) là chiều dài của lò xo khi vật nặng ở vị trí cân bằng

l0 (m) là chiều dài của lò xo khi chưa biến dạng

Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng.


I. Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó:
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑟𝑖ê𝑛𝑔 =
𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ
m

V , m (kg); V (m3)

Đơn vị là khối lượng riêng trong hệ SI là kg/m3; đổi đơn vị: 1g / cm  1000 kg / m
3 3

Khối lượng riêng của một chất thay đổi theo nhiệt độ (Vì khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích thay đổi).
II. Áp lực và áp suất
Áp lực Áp suất
+ Áp lực là lực ép có phương vuông + Là tác dụng của áp lực lên mặt bị ép.
góc với mặt bị ép. + Kí hiệu là áp suất là p
F Á𝑝 𝑙ự𝑐
+ Kí hiệu: N Á𝑝 𝑠𝑢ấ𝑡 =
+ Đơn vị (N) 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑏ị é𝑝
F
+ Áp lực không phụ thuộc vào diện p N
tích mặt bị ép. S
+ Áp suất tỉ lệ thuận với áp lực và tỉ lệ nghịch với diện tích bị ép.
Trong đó FN (N): độ lớn của áp lực; S (m2) diện tích bị ép
+ Đơn vị áp suất là N/m2, 1 N/m2 = 1 Pa (Pa đọc là Paxcan).

Một số đơn vị khác của áp suất:


+1 atm (átmốtphe) = 101325 Pa
+ 1 Torr = 1 mmHg (milimét thủy ngân) = 133,3 Pa
III. Áp suất khí quyển
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

IV. Áp suất chất lỏng


Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. (khác với chất
rắn chỉ gây ra áp suất theo phương vuông góc với mặt tiếp xúc).
Áp suất của mỗi điểm ở độ sâu h trong lòng chất lỏng là:
pa : áp suất khí quyển (Pa)
 : khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3)
p  p   gh
a g: gia tốc rơi tự do (m/s2)
h: chiều cao cột chất lỏng, cũng chính là độ sâu
của cột chất lỏng so với mặt thoáng (m)
Áp suất tại mỗi điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang là như nhau.
Áp suất ở những độ sâu khác nhau thì khác nhau.

Nhắc lại kiến thức về: Nguyên lí bình thông nhau


- BÌNH THÔNG NHAU: Là Bình Có Ít Nhất Hai Nhánh Thông Đáy Với Nhau
- Khi Chứa Cùng Một Chất Lỏng Đứng Yên Thì Các Mặt Thoáng Của Chất Lỏng Ở Các Nhánh Khác Nhau
Đều Ở Cùng Một Độ Cao.
- Áp Suất Tại Các Vị Trí Cùng Độ Cao Là Bằng Nhau

-
Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên
- Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm A và B là ∆p (Pa)
p   .g.h (*)
∆h (m)
Phương trình (*) được gọi là phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên.
Nhận xét: Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm trong lòng chất lỏng không phụ thuộc vào áp suất khi quyển
pa mà tỉ lệ thuận với độ chênh lệch độ sâu h

Lưu ý: Ngoài hệ thống lí thuyết chung, còn có hệ thống lí thuyết cho từng bài cô đã gửi vào link và phần
bài tập luyện tập thêm cho học kì 2. Các con nên xem kĩ kết hợp đề cương, SGK, SBT, vở ghi để ôn tập!
Chúc các con ôn tập tốt!

You might also like