Bc Tong Ket Nam 2022 (4)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

UBND TỈNH ĐẮK LẮK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-STTTT Đắk Lắk, ngày tháng 12 năm 2022

BÁO CÁO
Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

Kính gửi:
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thực hiện phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chỉ
tiêu cụ thể được UBND tỉnh đề ra trong năm 2022. Được sự quan tâm chỉ đạo
của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Bộ TT&TT; sự phối hợp tích cực với
các ngành, các cấp có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ. Sở Thông tin và
Truyền thông (TT&TT) Đắk Lắk báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm
2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 như sau:
A. CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. Lĩnh vực bưu chính:
1. Kết quả đạt được:
Năm 2022, nền kinh tế vĩ mô ổn định tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bưu
chính (DNBC) tăng trưởng về sản lượng, doanh thu. Tổng doanh thu phát sinh
từ hoạt động bưu chính năm 2022 ước đạt khoảng 395 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng
so với năm 2021, đạt 123,4% so với kế hoạch năm 2022.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 14 đơn vị, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực bưu chính đã thực hiện thông báo hoạt động theo quy định (Năm
2021 có 13 đơn vị: giảm 01 đơn vị). Hạ tầng mạng bưu chính và chuyển phát có
tổng số 477 điểm phục vụ, tăng 252 điểm so với năm 2021(1).
Về mạng đường thư: Bưu điện tỉnh Đắk Lắk 189 tuyến đường thư, trong đó
gồm 11 tuyến cấp I, 8 tuyến cấp II và 170 tuyến cấp III; các doanh nghiệp khác
không phân tuyến đường thư, tuyến phát(2).

1
Các điểm phục vụ trải rộng khắp địa bàn tỉnh từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa, vùng gần biên giới trong đó
có 186 bưu cục, 133 đại lý, 158 điểm Bưu điện - Văn hóa xã và 85 điểm giao dịch hoạt động theo hình thức
khác.
2
Sản lượng thư đi năm 2022 đạt khoảng 675.527 cái, sản lượng bưu kiện toàn tỉnh ước đạt 4.766.345 gói.
2
Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ
bưu chính công ích có nhiều kết quả tích cực(3).
Trong năm, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án “Triển khai thí
điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ,
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” đồng thời;
phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Sở cũng tham mưu UBND tỉnh ban hành Danh mục các thủ tục hành
chính sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để đánh giá đúng thực trạng sử dụng
dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn và góp phần cải thiện chỉ số cải cách
hành chính của tỉnh Đắk Lắk.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày
18/3/2022 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT tỉnh Đắk Lắk
năm 2022; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch
trên địa bàn tỉnh.
Đã thực hiện khảo sát, phối hợp triển khai Chương trình xây dựng Đài
truyền thanh thông minh ứng dụng CNTT-VT giai đoạn 2022-2025.
Ngoài ra, Sở đã phối hợp tốt với Bộ (Vụ Bưu chính) trong thực thi kế
hoạch kiểm tra chất lượng dịch vụ BCCI, điều tra thống kê, đồng thời, có góp ý
cho dự thảo Báo cáo tổng kết, đánh giá thi hành Luật Bưu chính.
2. Khó khăn, thách thức:
Việc phối hợp triển khai Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 18/3/2022 của
UBND tỉnh về việc hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT tỉnh Đắk Lắk năm 2022
chưa theo tiến độ, Kế hoạch đã đề ra.
Một số doanh nghiệp bưu chính có sàn TMĐT được giao nhiệm vụ hỗ trợ
hộ SNNN lên sàn TMĐT thiếu nguồn lực nên mức độ phát triển và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp trên sàn TMĐT chưa cao.
Tỷ lệ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh còn thấp,
giá cước vận chuyển còn cao nên chưa khuyến khích được người dân nhiệt tình
tham gia.
Hiện nay cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành khung chuẩn trong toàn
quốc về “định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động dịch vụ sự nghiệp BCCI”
dẫn đến việc tham mưu thực hiện Đề án “Triển khai thí điểm thực hiện cơ chế
giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công
việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết
thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” chưa có cơ sở để thực hiện, do đó
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
3. Giải pháp thực hiện:
Nhà nước cần có nhiều giải pháp cụ thể hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp
bưu chính, nhất là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước để họ vừa đảm đương
3
Hồ sơ tiếp nhận trả qua dịch vụ BCCI ước đạt 14.688 hồ sơ, hồ sơ trả qua dịch vụ BCCI là 317.780 hồ sơ.
3
nhiệm vụ dịch vụ bưu chính công ích và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được
giao nhưng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Phối hợp với các cơ quan liên quan, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát đối với các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát trên địa bàn để kịp thời
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát.
Các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vụ (hạn chế hỏng hóc hàng hóa do quá trình chuyển phát, rút ngắn
thời gian giao hàng, áp dụng các thiết bị công nghệ mới…), tăng cường kiểm
tra, kiểm soát nội dung bưu gửi.
Các doanh nghiệp bưu chính phải tăng cường hợp tác với nhau để sử dụng
chung, khai thác hết năng lực cơ sở hạ tầng đầu tư; đồng thời, phối hợp với các
cơ quan chức năng tại địa phương để làm lành mạnh thị trường bưu chính, bảo
đảm an ninh, an toàn cho bưu gửi.
4. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính về công
tác bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát nhằm ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính. Đồng thời đôn đốc
các doanh nghiệp Bưu chính chấp hành các quy định của nhà nước về quy trình
cung cấp dịch vụ và chế độ báo cáo định kỳ.
Tăng cường công tác tuyên truyền đến các doanh nghiệp bưu chính hoạt
động trên địa bàn tỉnh về thương mại và cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ bưu
chính; về công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong cung ứng dịch vụ bưu chính
nhằm ngăn chặn các bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm gửi; bưu gửi có nội
dung kích động, gây mất an ninh, chống phá nhà nước.
Tăng cường công tác tuyên truyền, sử dụng Mã bưu chính quốc gia, Mã địa
chỉ bưu chính gắn với bản đồ số - Vmap tham gia phát triển Chỉnh phủ số, thúc
đẩy thương mại điện tử, đóng góp cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao
tại Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 30/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm
2030 và Quyết định số 1242/QĐ-BTTTT ngày 28/6/2022 của Bộ TT&TT về phê
duyệt kế hoạch hành động của Bộ TT&TT thực hiện Quyết định số 654/QĐ-
TTg ngày 30/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai có hiệu quả, đồng bộ
các nội dung tại Quyết định 392/QĐ-BTTTT ngày 02/3/2022 của Bộ TT&TT về
Phê duyệt kế hoạch phát triển Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Đắk Lắk và Bưu điện tỉnh
Đắk Lắk triển khai tuyên truyền, hướng dẫn về Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU
năm 2023 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao.
II. Lĩnh vực Viễn thông, Internet:
1. Kết quả đạt được:
4
Trong năm, lĩnh vực viễn thông có tốc độ tăng trưởng ổn định, tổng doanh
thu phát sinh của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh năm 2022 ước
đạt 2.577.220 triệu đồng, tăng 370.033 triệu đồng so với năm 2021. Nộp ngân
sách nhà nước ước khoảng 162.812 triệu đồng, tăng 33.015 triệu đồng so với
năm 2021.
Hạ tầng viễn thông, Internet tiếp tục được đầu tư và phát triển đáp ứng yêu
cầu của thông tin liên lạc và công tác chỉ đạo điều hành của cả hệ thống chính
trị(4).
Thực hiện Công văn số 1149/BTTTT-VNNIC ngày 31/3/2022 của Bộ
TT&TT về việc chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông
tin của các địa phương; Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 04/5/2022 của
UBND tỉnh về việc chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ
thông tin của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025, Sở TT&TT đã tổ chức thực
hiện việc khảo sát bổ sung nhằm phục vụ việc lập phương án, giải pháp thực
hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho các cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025
trên phạm vi toàn tỉnh Đắk Lắk đến 15 đơn vị sở, ban, ngành. Hiện đang hoàn
thiện đề cương và dự toán chi tiết hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để đề
nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Triển khai nhiệm vụ thuê “Đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II” cho
36 đơn vị Sở/ban/ngành và Văn phòng UBND tỉnh, Sở đã tham mưu UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 27/6/2022 V/v phê duyệt kế
hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin “Đường truyền số liệu chuyên dùng cấp
II”; Quyết định số 2119/QĐ-UBND ngày 22/09/2022 V/v phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu Gói thầu: Thuê dịch vụ công nghệ thông tin “Đường truyền số
liệu chuyên dùng cấp II”. Hiện đã hoàn thiện E-HSMT để tổ chức lựa chọn nhà
thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.
Các doanh nghiệp viễn thông đã có nhiều chương trình khuyến mãi phù
hợp với tùng đối tượng khách hàng, do đó việc phát triển và duy trì thuê bao
dịch vụ tương đối ổn định.
Về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ
động và chỉnh trang cáp viễn thông treo trên trụ điện: Tiếp tục phối hợp với các
đơn vị: Công ty Điện lực Đắk Lắk, Viễn thông Đắk Lắk (VNPT), Chi nhánh kỹ
thuật Viettel Đắk Lắk, Chi nhánh FPT Đắk Lắk, Trung tâm Mạng lưới
4
Ước đến 31/12/2022, toàn tỉnh có 05 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực viễn thông gồm: Viễn thông
Đắk Lắk, Mobiphone Đắk Lắk, Viettel Đắk Lắk, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - Chi nhánh Đắk Lắk,
Vietnammobile với tổng số lao động khoảng hơn 800 người.
- Tổng số thuê bao điện thoại ước tính đến 31/12/2022 đạt 2.221.758 thuê bao (Trong đó: điện thoại cố định:
44.705 thuê bao; điện thoại di động: 2.177.053 thuê bao; mật độ điện thoại: 115 thuê bao/100 dân (dân số
1.932.104 người); mật độ thuê bao cố định: 2,31 thuê bao/100 dân). Cùng kỳ năm 2021 là 1.986.800 thuê bao
(Trong đó thuê bao điện thoại cố định: 47.067 thuê bao, thuê bao điện thoại di động: 1.939.733 thuê bao), đạt
102 thuê bao/100dân (Dân số 1.932.104 người).
- Tổng thuê bao Internet ước đạt 460.508 thuê bao, mật độ Internet thuê bao thực đạt 23,83 thuê bao/100 dân, tỉ
lệ người sử dụng internet thuê bao thực đạt 83,42. Tổng số thuê bao Internet băng rộng di động đạt 1.439.509
thuê bao. Cùng kỳ năm 2021, tổng thuê bao Internet ước đạt là 867.000 thuê bao, mật độ Internet thuê bao thực
đạt đạt 45 thuê bao/100 dân, tỉ lệ người sử dụng internet thuê bao thực 130%. Tổng số thuê bao Internet băng
rộng di động đạt 584.415 thuê bao.
5
MobiFone Miền Trung, Chi nhánh Công ty truyền hình Saigontourist (SCTV)
tại Đắk Lắk thực hiện Quy chế Quản lý hệ thống cáp thông tin treo trên cột
điện(5).
Về quản lý mạng viễn thông thụ động: Sở đã phối hợp Công ty TNHH Giải
pháp và Công nghệ GIS - VietGIS xây dựng và chuyển giao phần mềm quản lý
mạng viễn thông thụ động tỉnh Đắk Lắk. Qua đó đã ứng dụng hiệu quả công
nghệ GIS vào việc xây dựng và cập nhật CSDL hạ tầng viễn thông thụ động,
đáp ứng các yêu cầu về quản lý, cập nhật, chia sẻ, cung cấp thông tin hiện trạng
và quy hoạch hạ tầng Viễn thông thụ động phục vụ công tác quản lý nhà nước,
phục vụ các nghiệp vụ thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra công trình hạ
tầng viễn thông thụ động, công tác điều hành của lãnh đạo Sở…
2. Khó khăn, thách thức:
Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh Đắk Lắk do VNPT Đắk
Lắk thiết lập và đưa vào sử dụng từ năm 2019. Tuy nhiên, đến nay do vướng
một số thủ tục pháp lý Sở TT&TT vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục để ký hợp đồng
với doanh nghiệp cung cấp mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh
(VNPT). Hiện hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh vẫn
được VNPT Đắk Lắk duy trì để phục vụ hệ thống chính trị của tỉnh (Tại Công
văn số 513/BTTTT-CBĐTW ngày 18/12/2022 của Bộ TT&TT về triển khai hạ
tầng kết nối, giám sát mạng Truyền số liệu chuyên dùng 4 cấp hành chính nêu
rõ doanh nghiệp triển khai tại tỉnh Đắk Lắk là VNPT).
Việc thuê “Đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II” là công việc thường
xuyên, liên tục nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin liên lạc phục vụ trực
tiếp việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước từ cấp tỉnh, huyện, xã trên địa
bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm sau khi được phân bổ kinh phí (thường
xuyên), Sở TT&TT mới có cơ sở để thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định
thì mới ký hợp đồng thuê với nhà cung cấp dịch.
Chi phí đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông tại các khu vực vùng sâu, vùng
xa đặc biệt hạ tầng viễn thông cố định mặt đất như Internet băng thông rộng,
truyền hình IP Tivi. Tuy nhiên, đầu tư nhiều tiền nhưng số lượng thuê bao ít nên
ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Giải pháp thực hiện:
Đối với nhiệm vụ thuê “Đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II”, đề nghị
UBND tỉnh bố trí kinh phí và phê duyệt kế hoạch thuê cho giai đoạn từ 03 đến
05 năm nhằm giảm bớt việc thực hiện các thủ tục pháp lý, đảm bảo tính thường
xuyên, liên tục, tránh gián đoạn thời gian thuê.
Tăng cường phối hợp, chủ động tham mưu để khắc phục khó khăn, đẩy
mạnh hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT tỉnh Đắk Lắk năm 2022; tăng tỷ lệ tiếp

5
Số cột, nhà trạm BTS đã xây dựng là 2.186, trong đó nhà trạm đang sử dụng chung 224, đạt tỷ lệ dùng chung là
10,3%; Tuyến cống, bể, ống cáp viễn thông đã xây dựng là 177 tuyến, dùng chung đạt 1,69%; Tuyến cột treo cáp
viễn thông đã xây dựng là 2.156 tuyến, dùng chung đạt 13%. Ngầm hóa cáp viễn thông trên đia bàn toàn tỉnh
khoảng 6,6% tổng số mạng cáp viễn thông (400km). Tính riêng đô thị, tỷ lệ mạng cáp ngầm đạt khoảng 15%.
6
nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh; phối hợp để tranh thủ
nguồn vốn triển khai Chương trình xây dựng Đài truyền thanh thông minh ứng
dụng CNTT-VT giai đoạn 2022-2025.
Tăng cường phối hợp để triển khai kế hoạch thanh tra, các chương trình
công tác của năm đã đề ra.
4. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:
Chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện tốt các giải pháp an
toàn mạng lưới và an ninh thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục
vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, công tác phòng chống lụt bão
và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh, đặc biệt là phục vụ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
lần thứ 8 năm 2023.
Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng bưu
chính, viễn thông thời kỳ 2021-2025 theo Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ
2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ”Tiêu
chí số 8”. Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận cho các xã đạt chuẩn nông thôn
mới nâng cao cho xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ
sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; Công văn số 650/BTTTT-TTCS ngày
28/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn Quyết định số
135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện công tác xử lý những thuê bao điện thoại quảng cáo rao vặt
không đúng quy định, góp phần xanh sạch đẹp thành phố Buôn Ma Thuột. Tiếp
tục triển khai dịch vụ viễn thông công ích năm 2023.
Tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT để triển khai Đề án: Xây dựng phần
mềm và mua sắm thiết bị phục vụ quản lý mạng viễn thông thụ động tỉnh Đắk
Lắk nhằm tăng cường quản lý hạ tầng viễn thông là một trong những lĩnh vực
quản lý then chốt trong quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, là lĩnh vực phức tạp liên
quan đến cuộc sống của người dân và doanh nghiệp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực chuyên ngành.
Tiếp tục phối hợp Công ty Điện lực Đắk Lắk, Viễn thông Đắk Lắk
(VNPT), Chi nhánh kỹ thuật Viettel Đắk Lắk, Chi nhánh FPT Đắk Lắk, Trung
tâm Mạng lưới MobiFone Miền Trung, Chi nhánh Công ty truyền hình
Saigontourist (SCTV) tại Đắk Lắk thực hiện chỉnh trang cáp thông tin tại địa
bàn TP Buôn Ma Thuột, thị xã, các trung tâm huyện... trong tỉnh năm 2023.
III. Lĩnh vực Tần số vô tuyến điện, hạ tầng phát thanh truyền hình:
1. Kết quả đạt được:
a) Lĩnh vực Tần số vô tuyến điện:
7
Trong năm qua, công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tần số, vô tuyến điện
được thực hiện một cách hiệu quả góp phần duy trì hoạt động nề nếp đảm bảo
phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa
bàn tỉnh. Đã phối hợp với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VII thực
hiện tốt các nội dung về công tác quản lý tần số vô tuyến điện năm 2022(6).
b) Lĩnh vực Hạ tầng phát thanh, truyền hình:
Hệ thống phát thanh 4 cấp của tỉnh phủ sóng hầu hết đến các địa bàn dân
cư của tỉnh(7). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 07 đơn vị cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền(8).
Đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa, chính sách và lộ
trình thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến các
tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; thực hiện công tác khảo sát đánh giá vùng phủ
sóng truyền hình số mặt đất, điều tra thực hiện chính sách hỗ trợ đầu thu cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
2. Khó khăn, thách thức:
Thông tin vô tuyến đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển
của đất nước trong giai đoạn sắp tới. Đặc biệt, đối với tiến trình xây dựng, phát
triển nền kinh tế số, xã hội số, Internet vạn vật và Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, hạ tầng viễn thông nói chung và thông tin vô tuyến điện nói riêng chuyển
từ vai trò cung cấp dịch vụ sang vai trò làm hạ tầng số cho nền kinh tế số.
Hiện nay, vẫn còn tình trạng một số cá nhân, tổ chức chưa am hiểu về lĩnh
vực tần số vô tuyến điện nên mua, sử dụng một số thiết bị không phù hợp với
quy hoạch, khi hoạt động gây can nhiễu cho hệ thống vô tuyến điện khác. (ví dụ
như: thiết bị điện thoại không dây DECT 6.0, một số thiết bị Wifi và bộ lặp viễn
thông, Micro không dây,...).
Trong thời gian qua, lĩnh vực phát thanh, truyền hình đối mặt với nhiều
thách thức mới mà nếu không đổi mới, cải tiến nhiều hơn nữa, các đài phát
6
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 317 đơn vị sử dụng tần số, với tổng số thiết bị phát sóng vô tuyến điện khoảng
hơn 3.300 thiết bị (Cùng kỳ năm 2021 có 320 đơn vị sử dụng tần số với tổng số thiết bị phát sóng vô tuyến điện
khoảng hơn 5.146 thiết bị). Sở đã chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tần số VTĐ KV VII tiến hành thanh, kiểm tra
06 tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh (01 đợt kiểm tra định kỳ,
05 đợt kiểm tra đột xuất), kịp thời hướng dẫn chấn chỉnh các vi phạm về lĩnh vực tần số. Thực hiện việc hướng
dẫn làm thủ tục cấp phép, gia hạn giấy phép, thu lệ phí sử dụng tần số đối với các đơn vị sử dụng thiết bị phát
sóng vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về lĩnh vực tần số vô tuyến điện.
7
Gồm 02 Trung tâm tiếp phát sóng đài Trung ương, 01 đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, 15 đài truyền
thanh, truyền thanh - truyền hình cấp huyện và 184 đài truyền thanh cơ sở với 203 máy phát thanh, truyền hình
(trong đó, có 01 máy phát hình kỹ thuật số mặt đất và 202 máy phát thanh).
8
Truyền hình vệ tinh có 03 đơn vị là VTC, K+, AVG với tổng số thuê bao khoảng hơn 4.415 thuê bao; Truyền
hình vệ tinh triển khai cung cấp dịch vụ trên khắp địa bàn tỉnh, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ đến vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới; Truyền hình tương tác IPTV, truyền hình số có 03 đơn vị là VNPT, Viettel và FPT với
tổng số thuê bao khoảng hơn 463.500 thuê bao, sử dụng băng thông rộng và tích hợp nhiều dịch vụ viễn thông
trên một sợi cáp quang. Truyền hình cáp hữu tuyến có 01 đơn vị là Công ty cổ phần truyền hình cáp
SaigonTourist (SCTV). Hiện nay đã triển khai cung cấp dịch vụ đến hầu hết các huyện, thị xã, thành phố với
tổng thuê bao khoảng hơn 25.000 thuê bao. Đã phát được 68 kênh tương tự và 200 kênh số chương trình thời sự,
thông tin tổng hợp, giải trí, thể thao…
8
thanh, truyền hình sẽ gặp phải không ít khó khăn. Đó là những thách thức về
mặt nhân sự trong thời điểm thực hiện tinh gọn bộ máy; nguồn thu quảng cáo
của các Đài phát thanh, truyền hình sụt giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động của đài; thách thức về đổi mới công nghệ trong thời buổi cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ; thách thức về sản xuất nội
dung, các đối tác liên kết….
3. Giải pháp thực hiện:
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản nhằm quản lý tốt về
lĩnh vực tần số vô tuyến điện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Tần số vô tuyến
điện trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tổ chức, cá nhân tham gia
sử dụng tần số vô tuyến điện biết để thực hiện. Đồng thời đẩy mạnh công tác tập
huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý về tần số vô tuyến điện cho các đối tượng là
cán bộ quản lý ở các phòng văn hoá thông tin các huyện, thị xã, thành phố, coi
đây là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa Sở TT&TT với các cơ quan, đơn vị
liên quan, đặc biệt là Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VII trong việc
đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà
nước nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản
lý về lĩnh vực tần số.
- Nghiên cứu xây dựng những cách làm đột phá, đổi mới sản xuất nội dung
chương trình, tăng cường những chương trình mang tính chính luận sâu sắc để
thu hút khán giả. Đồng thời có kế hoạch thay đổi cơ cấu tỷ trọng nguồn thu để
hạn chế phụ thuộc vào nguồn thu quảng cáo.
4. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:
- Tham mưu ban hành Quyết định hết hiệu lực Chỉ thị số 14/2014/CT-
UBND về Tăng cường công tác quản lý tần số vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk. Tham mưu ban hành Chỉ thị về Tăng cường công tác quản lý tần số vô
tuyến điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đối với Đài Truyền thanh không dây: Rà soát, thống kê danh sách các
đơn vị sử dụng thiết bị hoạt động dải tần (87-108)MHz; Gửi công văn hướng
dẫn các đơn vị (theo danh sách đã thống kê) thực hiện theo tinh thần Công văn
số 4382/BTTTT-TTCS ngày 25/8/2022 của Bộ TT&TT, V/v thiết lập mới đài
truyền thanh cho các xã chưa có đài và nâng cao chất lượng nội dung thông tin
trên đài truyền thanh cấp xã (Thực hiện trong Quý I); Theo dõi, đôn đốc, hướng
dẫn UBND các xã, phường và thị trấn trên địa bàn tỉnh chấp hành đúng quy định
pháp luật về tần số vô tuyến điện khi sử dụng Đài Truyền thanh không dây.
- Cấp phép đài truyền thanh không dây, mạng thông tin vô tuyến điện nội
bộ và trường hợp sử dụng thiết bị vô tuyến điện trong thời gian dưới 15 ngày tại
các lễ hội, sự kiện, triển lãm, hội chợ.
9
- Tăng cường quản lý chất lượng thiết bị phát sóng phát thanh truyền hình
của các đơn vị sử dụng trên địa bàn, đặc biệt đối với các thiết bị phát sóng phát
thanh truyền hình có công suất lớn.
IV. Lĩnh vực Chuyển đổi số
1. Kết quả đạt được
a) Về chính quyền số:
* Về hạ tầng kỹ thuật:
Hiện nay, tỷ lệ máy tính trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức ở các
sở, ban, ngành (cấp tỉnh) đạt tỷ lệ 100%; UBND các huyện, thị xã, thành phố
(cấp huyện) đạt tỷ lệ là 100%; UBND các xã, phường, thị trấn (cấp xã) đạt tỷ lệ
là 100%; 100% cơ quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện có hệ thống mạng nội bộ;
100% cơ quan nhà nước có kết nối Internet băng thông rộng. Số đơn vị có mạng
WAN, LAN, số đơn vị kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ
quan Đảng, Nhà nước: 218 đơn vị.
Các hệ thống thông tin dùng chung được hình thành đã đảm bảo, tuân thủ
theo đúng mục tiêu khi xây dựng nhiệm vụ, theo đúng định hướng, chủ trương
về phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính
quyền số của lãnh đạo tỉnh.
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được trang bị cơ bản về cơ sở vật chất
và các điều kiện để tích hợp các hệ thống phần mềm của tỉnh. Hiện nay đang
vận hành đảm bảo phục vụ cho Hệ thống quản lý văn bản điều hành, Hệ thống
thư công vụ, Hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Trang thông tin
điện tử thành viên, Phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức.
* Về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước phục vụ người dân và
doanh nghiệp:
Hiện nay, Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành (iDesk) của tỉnh có 52
cơ quan, đơn vị sử dụng(9). Thông tin về công tác chỉ đạo điều hành, thông tin
kinh tế, xã hội của tỉnh đã đăng tải kịp thời trên môi trường mạng phục vụ rộng
rãi cho cộng đồng, xã hội.
Năm 2022, toàn tỉnh có khoảng 649.465 văn bản điện tử trao đổi liên
thông giữa các CQNN từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó có 621.079 văn bản điện
tử được ký số trao đổi liên thông giữa các CQNN từ cấp tỉnh đến cấp xã qua Hệ
thống Quản lý văn bản và Điều hành (Idesk), đạt tỷ lệ 95,6%. Cùng kỳ năm
2021 toàn tỉnh có khảng 506.907 văn bản điện tử, trong đó có 485.190 văn bản
điện tử được ký số, đạt tỷ lệ 95,7%. Sở đã phối hợp với các đơn vị nâng cấp các
tính năng của trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iDesk) nhằm đảm bảo
việc thực hiện việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống
hành chính nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ.

9
Có trên 25.258 tài khoản thư điện tử công vụ của Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dùng để trao
đổi thông tin trong công việc trên Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh (iMail).
10
Sở đã phối hợp với Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền (Ban Cơ yếu Chính
phủ) tích hợp ký số vào các phần mềm dùng chung của tỉnh như Phần mềm quản
lý văn bản và điều hành (iDesk), Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến
tích hợp Một cửa điện tử liên thông (iGate). Đồng thời, nâng cấp việc ký số
được thực hiện trên sim của tất cả các mạng Vinaphone, Mobiphone, Viettel để
thuận tiện trong việc ký số(10).
Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh được triển khai và kết nối với hệ thống
thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ.
Hệ thống dịch vụ hành chính công tích hợp Một cửa điện tử liên thông
(iGate) của tỉnh cung cấp 1.674 dịch vụ công trực tuyến(11), năm 2021 cung cấp
1.543 dịch vụ công trực tuyến.
Về thanh toán trực tuyến, Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã kết nối với nền
tảng thanh toán tập trung trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia từ ngày 15/7/2020.
Kết nối với hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc
(PayGov) của Bộ Thông tin và Truyền thông từ ngày 30/9/2020, triển khai thanh
toán trực tuyến cho các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh có phí, lệ
phí(12).
Hiện có 19/19 sở, ban, ngành và 15/15 UBND cấp huyện có Trang thông
tin điện tử. Hệ thống cổng/trang thông tin điện tử cơ quan nhà nước tỉnh đã từng
bước được cải thiện về giao diện, hoạt động cung cấp và tiến tới minh bạch
thông tin của cơ quan nhà nước; đặc biệt là thông tin về công tác chỉ đạo điều
hành, thông tin KT-XH của tỉnh đã đăng tải kịp thời trên môi trường mạng phục
vụ rộng rãi cho cộng đồng, xã hội.
Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin về trang thông tin điện tử và dịch vụ
công trực tuyến của tỉnh với hệ thống đánh giá, thu thập thông tin do Bộ TT&TT
quản lý, vận hành.
* Phát triển nguồn nhân lực làm công tác chuyển đổi số, tập huấn về kỹ
năng số:

10
Đến nay, Số lượng Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp tính đến ngày 15/11/2022 tỉnh Đắk Lắk có: 7.146
(6.132 cá nhân, 1.014 tổ chức); trong đó có hơn 903 SIM PKI ký số trên các thiết bị di động; có hơn 448 chứng thư
số bị thu hồi; 5.198 chứng thư số đang hoạt động; 05 chứng thư số hết hiệu lực. Cùng kỳ năm 2021 cấp phát 4.768
chữ ký số cho tổ chức, cá nhân (3.728 cá nhân, 1.040 tổ chức) và hơn 762 chữ ký số trên Sim PKI; có hơn 158
chứng thư số bị thu hồi; 4.610 chứng thư số đang hoạt động.
11
Trong đó DVCTT mức độ 3: 407, DVCTT mức độ 4: 655, tỷ lệ triển khai DVCTT mức độ 3, 4 của tỉnh đạt
75,69%; Có 220 DVCTT mức độ 3 có phát sinh hồ sơ với 70.531 hồ sơ; có 374 DVCTT mức độ 4 có phát sinh hồ sơ
với 119.008 hồ sơ; Tỷ lệ DVCTT có phát sinh hồ sơ trực tuyến: 89,32% (594/665); có 273.766 hồ sơ giải quyết của
DVCTT mức độ 3 (gồm cả trực tuyến và không trực tuyến) trên tổng số 1.196.439 hồ sơ giải quyết trên hệ thống
iGate, đạt 22,9%; có 155.618 hồ sơ giải quyết của DVCTT mức độ 4 (gồm cả trực tuyến và không trực tuyến) trên
tổng số 1196439 hồ sơ giải quyết trên hệ thống iGate, đạt 13%.
12
Tính từ ngày 01/01/2022 tới ngày 15/11/2022 có 9.430 giao dịch thành công, với tổng số tiền thanh toán là hơn 29
tỷ đồng, cùng kỳ năm 2021 đó có 1.481 giao dịch thành công với tổng số tiền thanh toán là hơn 3 tỷ đồng. Đã phân
quyền cho hơn 949 tài khoản của cán bộ, công chức thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch
vụ công Quốc gia, cùng kỳ năm 2021 thực hiện phân quyền cho hơn 945 tài khoản.
11
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 27/6/2022 thực
hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày
09/9/2022, Bộ TT&TT khai giảng lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số cho Lãnh đạo
UBND cấp xã trên nền tảng học trực tuyến onetouch.mic.gov.vn (tỉnh Đắk Lắk
có hơn 250 Lãnh đạo cấp xã tham gia học).
Sở TT&TT đã tham mưu tổ chức Chương trình bồi dưỡng, tấp huấn, cung
cấp thông tin cho các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng về các chủ
trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền
tảng số, công nghệ số, kỹ năng số cho 1.147 Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022 theo chương trình của Bộ TT&TT.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức đã được tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức về chuyển đổi số là 1133 người.
Đặc biệt, trong năm Sở đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thí điểm
chuyển đổi số tại xã Phú Lộc của huyện Krông Năng và xã Hòa Phú của TP.
Buôn Ma Thuột. Theo đó, đã tổ chức 01 buổi tập huấn và hướng dẫn cài đặt các
phần mềm và tài khoản chấp nhận thanh toán điện tử cho 83 hộ kinh doanh trên
địa bàn xã, đạt 28% tổng số hộ kinh doanh. Tập huấn về nhận thức về chuyển
đổi số cho ban chỉ đạo, tổ công nghệ số cộng đồng và cán bộ cấp thôn 235
người. Tổ chức 02 lớp tập huấn cho thành 15 tổ công nghệ số cộng đồng với hơn
150 thành viên tham gia nội dung tập huấn hướng dẫn cài đặt và sử dụng các
phần mềm. Đồng thời xã hỗ trợ cấp sim 4G, tiền thuê bao 4G cho các Tổ công
nghệ số cộng đồng ở thôn thời gian là 6 tháng.
b) Kinh tế số:
Kinh tế số tỉnh Đắk Lắk bước đầu đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của
tỉnh. Cùng với đó Sở đã tham mưu UNND tỉnh ban hành Kế hoạch số 65/KH-
UBND ngày 18/3/2022 về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn
thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh
Đắk Lắk năm 2022 để từng bước thực hiện hỗ trợ đưa hàng hóa, sản phẩm nông
nghiệp lên sàn thương mại điện tử https://voso.vn và https://postmart.vn. Số hộ
Sản xuất nông nghiệp (SXNN) đã thu thập được thông tin số hóa dữ liệu tới
tháng 8/2022 là 106.915 hộ; Số hộ SXNN đã được đưa thông tin lên sàn:
106.173 hộ; Số hộ SXNN được tập huấn là 247 hộ; Số lượt giao dịch sản phẩm
nông nghiệp được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) là 5.851 sản
phẩm; Doanh thu tiêu thụ qua sàn TMĐT 2.073 triệu đồng.
UBND tỉnh đã ký kết hợp tác, triển khai các nội dung chuyển đổi số, phối
hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về Công nghệ thông tin như FPT, để
thực hiện thu hút, kêu gọi đầu tư, thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực Công
nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, hai tập đoàn lớn VNPT, Viettel có chi
nhánh đặt trên địa bàn tỉnh cũng thường xuyên hợp tác, triển khai các hoạt động
kinh tế số với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Về xã hội số:
12
Mạng lưới viễn thông đã được đầu tư, phát triển rộng khắp đến các khu vực
trên địa bàn tỉnh. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã được kết nối
cáp quang đến trung tâm; phủ sóng điện thoại 2G, 3G, 4G đến thôn, buôn; tỷ lệ
người dân sử dụng Internet là hơn 60%; tỷ lệ dân số có smartphone là 57,07%.
Các cơ sở giáo dục đã ứng dụng phần mềm quản lý trường vào dạy và học; các
trạm y tế cấp xã đã triển khai ứng dụng quản lý thông tin y tế; xây dựng hệ
thống khám chữa bệnh từ xa; lập hồ sơ sức khỏe điện tử…
Tỷ lệ người dân được tiếp cận, hướng dẫn, đào tạo và sử dụng bình đẳng các
dịch vụ thiết yếu (chính quyền số, y tế, giáo dục, thông tin, thương mại điện tử,
khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường) ngày một tăng.
Toàn tỉnh đã thành lập 1.163 tổ Công nghệ số cộng đồng, với 7.228 thành
viên để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số thiết yếu
phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Xã đã tổ chức tuyên truyền và có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn các tổ
chức, người dân tích cực tham gia mở tài khoản ngân hàng, các ví thanh toán
điện tử, phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đến nay tỉ lệ người dân có tài
khoản ngân hàng trên 60% số hộ. Tỉ lệ người dân 15 tuổi trở lên có Smartphone
đạt 72%.
Triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong ngành thuế; phối
hợp với Viettel Đắk Lắk triển khai chợ 4.0 trên địa bàn xã Hòa Phú.
Duy trì hệ thống wifi công cộng tại Quảng trường 10 tháng 3, bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC Thành phố để phục vụ người dân
truy cập Internet giải quyết TTHC.
d) Về phát triển dịch vụ đô thị thông minh:
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (Đắk Lắk IOC) chính
thức triển khai hoạt động các dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk bắt đầu từ
ngày 01/9/2021. Theo đó, các dịch vụ được triển khai bao gồm: Dịch vụ giám sát
Hệ thống dịch vụ công trực tuyến; Dịch vụ Giám sát, điều hành Kinh tế - Xã hội;
Dịch vụ Phản ánh hiện trường; Dịch vụ Giám sát camera an ninh trật tự và điều
hành giao thông; Dịch vụ giám sát an toàn an ninh thông tin (SOC).
Sở đã phối hợp triển khai các dịch vụ trên các ứng dụng dành cho thiết bị di
động (Ứng dụng Đắk Lắk trực tuyến, Ứng dụng Đắk Lắk G) nhằm cung cấp cho
các tổ chức, cá nhân các tiện ích cần thiết trong quá trình sử dụng mang lại hiệu
quả cao. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp ở các
tỉnh phía Nam đã bổ sung chức năng “Đăng ký trở về” để người dân Đắk Lắk ở
các tỉnh đăng ký và được đón về. Đến cuối ngày 15/11/2022, ứng dụng Đắk Lắk
trực tuyến có 3571 tài khoản đăng ký với 12.212 lượt tải và cài đặt, ứng dụng
Tương tác người dân Đắk Lắk có 521 tài khoản đăng ký với 697 lượt tải và cài
đặt, ứng dụng Đắk Lắk G có 715 lượt tải và cài đặt; cổng thông tin Tương tác
công dân do VNPT triển khai để công khai kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị
13
của người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và huyện CưM’gar lên hệ
thống phản ánh hiện trường có 21.199 lượt truy cập.
2. Khó khăn, thách thức:
Nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người
dân và doanh nghiệp còn chưa đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của
chuyển đổi số.
Nguồn nhân lực chất lượng cao về TT&TT nói chung và chuyển đổi số ở
các cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng,
nguyên nhân do chưa có các cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh để thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao đến công tác.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số còn thiếu và chưa đồng
bộ.
Việc kết nối chia sẻ dữ liệu dùng chung giữa các Bộ, ngành Trung ương và
địa phương còn hạn chế.
Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận chuyển đổi số, sử dụng
dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự tham gia
tích cực vào công cuộc chuyển đổi số.
3. Giải pháp thực hiện:
Tập trung rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp cho phát triển
công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng và tổ chức
triển khai hiệu quả sau khi chính sách được ban hành; gắn trách nhiệm của Thủ
trưởng cơ quan nhà nước đối với công tác chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông
tin trong các cơ quan, đơn vị.
Sớm ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin
sau khi được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai...
Tiếp tục thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp trên các
phương tiện thông tin đại chúng về công tác chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ
hành chính công trực tuyến cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
Bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn lực tài chính để thực hiện đúng tiến độ các dự
án CNTT đã được phê duyệt, các nhiệm vụ, dự án trong Kế hoạch đề ra.
Huy động nguồn lực và hợp tác với các Tập đoàn, Công ty lớn về công
nghệ thông tin tạo nguồn lực cho phát triển công nghệ thông tin, chính quyền
điện tử và an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.
Triển khai theo hướng tập trung, đồng bộ phù hợp với Kiến trúc Chính
quyền điện tử của tỉnh; mô hình thí điểm sau đó nhân rộng để đảm bảo tính hiệu
quả, khả thi.
Nâng cao hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh nhằm đôn đốc,
chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh và ứng dụng hiệu quả công tác chuyển đổi số trong
14
hoạt động nghiệp vụ, cải cách hành chính nhằm xây dựng thành công Chính
quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư; công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số.
Tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số các cơ quan đơn vị trên địa bàn
tỉnh.
4. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:
Tổ chức rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp
luật đảm bảo điều kiện tốt nhất cho phát triển Chính quyền số.
Duy trì, cập nhật Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk, Kiến trúc
ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk theo các văn bản hướng dẫn của
Bộ TT&TT.
Nâng cao chất lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan
Đảng và Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo
đảm năng lực, an toàn thông tin cho Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các
cơ quan Đảng, Nhà nước làm hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ
thống thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ Chính quyền số.
Duy trì, nâng cấp Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh, Hệ
thống đánh giá hài lòng của người dân, Hệ thống bốc số.
Từng bước triển khai các dịch vụ xây dựng đô thị thông minh phù hợp điều
kiện của tỉnh.
Tiếp tục triển khai Dự án xây dựng hạ tầng chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến 2030.
Tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, về Bộ Chỉ số đánh giá mức độ
chuyển đổi số doanh nghiệp và sử dụng công cụ, phần mềm hỗ trợ đánh giá mức
độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh
nghiệp. Tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình hỗ
trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; lựa chọn, sử dụng các nền tảng số để chuyển
đổi số; nâng cao kỹ năng sử dụng và khai thác hiệu quả các nền tảng số.
V. Lĩnh vực an toàn, an ninh mạng:
1. Kết quả đạt được:
Trong năm 2022, Sở TT&TT đã phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp
không gian mạng Việt Nam, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong công
tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống thông tin mạng, các
Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng trên
địa bàn tỉnh; đồng thời, đảm bảo khả năng thích ứng một cách chủ động, linh
hoạt và giảm thiểu các nguy cơ đe dọa mất an toàn thông tin trên mạng và đề ra
các giải pháp ứng phó khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng, Sở đã tham
15
mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 9311/UBND-KGVX ngày
28/10/2022 về việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn
thông tin mạng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thông tin đáp ứng các mục tiêu quy định
tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng
cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, Sở TT&TT đã triển khai giải
pháp phòng chống mã độc có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ,
giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát
hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu
thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức
năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn
nghiệp vụ của Bộ TT&TT và quy định của pháp luật (Hệ thống quản lý tập trung
của phần mềm phòng chống mã độc đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
do Sở TT&TT vận hành). Đồng thời, đã triển khai cài phần mềm virus có bản
quyền cho máy trạm tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh, để phục vụ phòng chống
mã độc, diệt virus cho hơn 2.553 máy trạm được kết nối về hệ thống quản lý tập
trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu để theo dõi, phân tích mã độc.
Để phục vụ việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và đảm bảo an toàn cho hoạt
động của hơn 170 Trang/Cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên
địa bàn tỉnh, Sở đã xây dựng và triển khai Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ
thông tin “Dịch vụ giám sát an toàn thông tin đối với Trang/Cổng thông tin điện
tử của các cơ quan nhà nước”.
Công tác triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng SOC theo
mô hình 4 lớp hiện nay đang được Sở TT&TT phối hợp với An ninh mạng
Viettel Đắk Lắk và Công ty An ninh mạng Viettel triển khai thực hiện thí điểm
tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và một số cơ quan cấp sở, cấp huyện.
Về công tác xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin theo quy định tại
Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an
toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày
24/4/2017 của Bộ TT&TT Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ, Sở TT&TT đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa
phương về quy trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ
thống thông tin. Kết quả công tác xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin
như sau: hệ thống thông tin cấp độ 2 đã phê duyệt là 43/72 hệ thống (đạt tỷ lệ
59,72%); số lượng hệ thống thông tin cấp độ 3 đã phê duyệt là 05/06 hệ thống
(đạt tỷ lệ 83,34%).
Phổ biến và triển khai kịp thời các hướng dẫn thực thi công tác an toàn, an
ninh thông tin của các cơ quan Trung ương. Tổ chức quán triệt việc thực hiện công
tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
Tình hình lây nhiễm và xử lý, bóc gỡ mã độc: Hoàn thiện triển khai giám
sát 4 máy chủ; Cài đặt giám sát 20 máy trạm.
16
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng
cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động:
Triển khai giải pháp phòng chống mã độc theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày
25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống
phần mềm độc hại.
2. Khó khăn, thách thức:
Tổng thể hiện trạng về công tác an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động
ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Lắk chưa đáp ứng yêu cầu đề
ra, nhận thức về tầm quan trọng của công tác an toàn thông tin của các cơ quan,
đơn vị còn hạn chế, chưa được chú trọng. Nhiều cơ quan, đơn vị chưa có quy
chế về an toàn, an ninh thông tin nội bộ và quy trình phản ứng khi có sự cố.
Mô hình kết nối hệ thống thông tin tại tỉnh, đặc biệt các sở, ban, ngành và
UBND cấp huyện, cấp xã đang rời rạc, phân tán và chưa tập trung. Nguyên nhân
là do các đơn vị tự xây dựng và trang bị nên chưa có sự liên kết với nhau.
Việc liên thông văn bản từ Văn phòng Chính phủ đến cấp huyện, cấp xã
chưa được đảm bảo an toàn, vì chưa có hệ thống mạng diện rộng theo tiêu chuẩn
để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng của tỉnh.
3. Giải pháp thực hiện:
Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, bao gồm: các
trang thiết bị hiện đại; phần mềm chuyên dụng kịp thời phát hiện tấn công, cảnh
báo sớm và các phương án ứng phó, ngăn chặn kịp thời khi có các mối đe dọa
gây mất ATTT mạng.
Định hướng sử dụng tối ưu, hiệu quả hạ tầng số, hạ tầng mạng các thiết bị
bảo đảm ATTT cũng như các hệ thống phần mềm của các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn tỉnh.
Thiết kế, xây dựng giải pháp ATTT đối với hạ tầng số mang tính đồng bộ,
thống nhất với khả năng bảo mật mạnh, khả năng sẵn sàng cao, có thể nâng cấp
và mở rộng dễ dàng, phù hợp với các tiêu chuẩn bảo mật của thế giới.
Đầu tư thay thế, bổ sung thiết bị và triển khai mô hình bảo mật cho các Sở,
ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời hướng dẫn về mô
hình, giải pháp kỹ thuật công nghệ nhằm đồng bộ hạ tầng CNTT, bảo mật hệ
thống từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng máy tính, truy
cập mạng Internet an toàn, đảm bảo an toàn trong hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức các cấp nhằm nâng cao năng lực
công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền số và bảo đảm an toàn
thông tin mạng.
Thực hiện rà soát, giám sát cổng, trang/cổng thông tin điện tử nhằm củng
cố, tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Tăng cường biện pháp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm về công tác ATTT cho CBCCVC trong cac cơ quan, tổ chức, doanh
17
nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự xã hội, đảm bảo QPAN, thúc đẩy phát triển KT-XH.
4. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:
Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin
và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Duy trì và phát triển hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4
lớp theo hướng dẫn của Bộ TT&TT. Mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng,
mức độ giám sát và bảo vệ cho các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị.
Duy trì dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng (SOC), kết nối và chia sẻ
thông tin, dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia
(Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT).
Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ nhằm
nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình
tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu và thiết
bị đầu cuối.
Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy
định của pháp luật.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức
và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động và người dân.
VI. Lĩnh vực thông tin, tuyên truyền:
1. Kết quả đạt được:
a) Công tác thông tin tuyên truyền:
Đã chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương; Trung tâm Công nghệ và Cổng
thông tin điện tử tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin; Đài Truyền thanh - Truyền
hình các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền các
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước(13).
Đồng thời đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền các sự kiện trọng
điểm nổi bật của tỉnh(14).

13
Tuyên truyền về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045; tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022; công tác bảo đảm trật tự an toàn
giao thông; tuyên truyền công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công tác đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm; công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy; tuyên truyền chuyển đổi số; phòng chống
thiên tai…
14
Tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tuyên truyền phòng, chống dịch
bệnh COVID-19; việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Kế hoạch
số 26/KH-UBND ngày 28/01/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022
của Chính phủ; tuyên truyền việc chuẩn bị tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023,
18
Nhìn chung, các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa
bàn tỉnh đã bám sát các hoạt động diễn ra của đời sống xã hội, thực hiện đúng sự
lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng và Nhà nước để tập trung vào
công tác thông tin tuyên truyền.
b) Công tác quản lý nhà nước về báo chí:
Có thể nói, báo chí đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát
triển, đồng thời là vũ khí sắc bén, hiệu quả trong công tác tuyên truyền đường
lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững quốc phòng an
ninh trên địa bàn(15).
Trong năm 2022, Sở TT&TT đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội
Nhà báo tỉnh tổ chức 03 hội nghị giao ban báo chí định kỳ để đánh giá tình hình
hoạt động của báo chí trong tháng và định hướng công tác tuyên truyền trong
tháng tới; phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu tổ chức 03 buổi họp
báo để thông tin cho các cơ quan báo chí về tình hình phát triển KT-XH, bảo
đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh và một số nội dung được báo chí
quan tâm từ đó đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả hơn.
Nhân Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -
21/6/2022), Sở đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp gỡ lãnh đạo
các cơ quan báo chí địa phương, Trung ương và phóng viên thường trú hoạt
động trên địa bàn tỉnh nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí Cách
mạng Việt Nam, qua đó góp phần cổ vũ, động viên, biểu dương vai trò của báo
chí và đội ngũ những người làm báo trong công tác thông tin, tuyên truyền.
Về công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí: Trên cơ sở Nghị
định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc
phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà
nước. Trong năm qua, hầu hết các sở, ngành; các huyện, thị xã, thành phố đã
thực hiện khá tốt công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; chấp hành
nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc cử Người phát ngôn của đơn
vị đến tham dự họp báo định kỳ của UBND tỉnh để cung cấp, giải trình các vụ
việc nổi cộm khi được yêu cầu.
Tuy nhiên, xét thấy Người phát ngôn của một số cơ quan hành chính nhà
nước trong tỉnh hiện nay vẫn còn hạn chế một số nội dung thuộc về kỹ năng,
kinh nghiệm trong tiếp xúc với phóng viên, lúng túng khi xử lý các vụ việc nổi
cộm, chưa chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí khi có những vụ
việc nổi cộm xảy ra để định hướng dư luận xã hội; ngược lại cũng chưa chủ
động, kịp thời đề nghị xử lý, cải chính khi phát hiện báo chí đăng tải các nội
dung chưa chính xác…; một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm trễ trong

15
Hiện nay trên địa bàn tỉnh ngoài 03 cơ quan báo chí địa phương (Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh, Tạp chí Cư Yang Sin của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh), hiện có 13 cơ quan báo chí Trung ương đặt Văn
phòng đại diện (năm 2021 có 14 cơ quan), 16 cơ quan báo chí có phóng viên thường trú (năm 2021 có 15 cơ
quan) với tổng hơn 250 phóng viên đang tác nghiệp, trong đó có 177 phóng viên được cấp thẻ Nhà báo.
19
việc cung cấp thông tin cho báo chí; Người được giao phát ngôn chưa nắm rõ
các văn bản quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, vẫn còn
tình trạng ngại tiếp xúc, né tránh và từ chối cung cấp thông tin cho báo chí...
Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp thông tin cho các cơ
quan thông tấn báo chí định kỳ và đột xuất với nhiều hình thức đa dạng: tổ chức
họp báo, trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên; gửi thông cáo báo chí…
công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành
chính cơ bản đi vào nề nếp, có định hướng rõ ràng; tạo cơ hội cho báo chí, công
chúng tiếp cận đầy đủ hơn những nguồn thông tin chính thống, hữu ích, tin cậy,
chính xác, nhất là đối với những sự kiện, vấn đề nóng, nhạy cảm. Căn cứ vào
tình hình thực tế của địa phương về công tác phát ngôn và cung cấp thông tin
cho báo chí, Sở đã ban hành văn bản tăng cường công tác phát ngôn, cung cấp
thông tin và chủ động xử lý, phản hồi thông tin báo chí phản ánh liên quan đến
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, Sở TT&TT đã phối hợp với Cục Báo chí - Bộ Thông tin và
Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phát ngôn, cung cấp thông tin
cho báo chí năm 2022, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
này cho Thủ trưởng và người phát ngôn các sở, ban, ngành, địa phương trên địa
bàn tỉnh. Trong năm, Sở đã ban hành 18 văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị
phản hồi các nội dung nổi cộm do báo chí phản ánh và tham mưu UBND tỉnh
ban hành văn bản quy định trách nhiệm trong công tác phát ngôn, cung cấp
thông tin và xử lý, phản hồi thông tin báo chí phản ánh.
c) Công tác quản lý nhà nước về xuất bản:

Năm qua, công tác xuất bản và quản lý nhà nước về xuất bản trên địa bàn
tỉnh luôn được thực hiện một cách nghiêm túc và theo đúng trình tự quy định
của pháp luật. Sở đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong cấp
phép xuất bản tài liệu cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo đúng quy
định(16).
Các đơn vị, tổ chức hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh gồm: 01 doanh
nghiệp in Nhà nước, 07 cơ sở in tư nhân đã tuân thủ tốt các quy định của pháp
luật. Thực hiện hướng dẫn và cấp giấy phép xuất bản theo quy định. Các ấn
phẩm được cấp phép góp phần không nhỏ trong việc chuyển tải các thông tin về
văn hóa, kinh tế - chính trị, an ninh quốc phòng đến đồng bào các dân tộc trong
tỉnh. Hiện trên địa bàn tỉnh có 08 doanh nghiệp in đã được cấp phép hoạt động,
đây là các doanh nghiệp có trang thiết bị tương đối hoàn thiện, có thể in được
nhiều loại ấn phẩm khác nhau, trên các chất liệu khác nhau đáp ứng được hầu
hết mọi nhu cầu về in ấn tại địa phương. Ngoài ra còn có gần 400 cơ sở hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn nhưng hầu hết là các cơ sở in ấn nhỏ
16
Đã cấp 25 Giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; cấp 13 Giấy phép xuất bản Bản tin; 07 Giấy chấp
thuận họp báo cho các sở, ban, ngành trong tỉnh; cấp và cấp đổi 01 giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; cấp
01 giấy phép Trang thông tin điện tử tổng hợp. Trong đó cùng kỳ năm 2021 đã cấp 27 giấy phép xuất bản tài
liệu không kinh doanh, 20 giấy phép xuất bản Bản tin, 02 Giấy phép họp báo và 01 Giấy phép thiết lập Trang
thông tin điện tử tổng hợp.
20
chuyên kinh doanh dịch vụ photocopy, in lụa, gia công sau in và thực hiện một
số dịch vụ khác.
Đã tham mưu tổ chức thành công Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
năm 2022 trên địa bàn tỉnh trong 03 ngày, từ ngày 20/4 đến hết ngày 22/4/2022
với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Tổ chức Lễ công bố Quyết định số
1862/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa
đọc Việt Nam năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Tổ chức trưng bày sách theo
các chủ đề; Tổ chức các Chương trình tọa đàm về sách; trưng bày, giới thiệu và
bán nhiều loại sách giảm giá từ 20%-50% (Ước tính có khoảng 30.000 cuốn
sách của các Nhà Xuất bản uy tính được trưng bày, bán và giới thiệu tại Ngày
Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022); tổ chức quyên góp sách, trang thiết
bị đọc sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới
và các đối tượng bảo trợ xã hội...Trong 3 ngày diễn ra Hội Sách tại Đường Sách
Cà phê Buôn Ma Thuột, ước tính có khoảng 7.000 lượt người tới tham quan, trải
nghiệm, tìm hiểu và chụp hình, mua sắm trong dịp này; trong đó, phần lớn là
học sinh, sinh viên và đoàn viên thanh niên đến từ các trường học trong tỉnh.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh, Sở
Văn hóa thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp tổ chức chương
trình tọa đàm “Sách và tuổi trẻ học đường” tại Trường THPT Võ Văn Kiệt,
huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Buổi tọa đàm đã thành công tốt đẹp với sự tham
gia của các cơ quan, đơn vị liên quan, Văn nghệ sĩ Hội Văn học Nghệ thuật Đắk
Lắk và đông đảo giáo viên, học sinh của trường THPT Võ Văn Kiệt. Tại chương
trình các bạn đoàn viên, thanh niên các Chi đoàn trường THPT Võ Văn Kiệt đã
có những hoạt động sôi nổi hưởng ứng phong trào đọc sách như: tổ chức trưng
bày, giới thiệu sách; xây dựng góc đọc ngay tại khuôn viên nhà trường với
những chủ đề khác nhau; cùng tìm hiểu những cuốn sách viết về Bác Hồ, tham
gia các trò chơi dân gian…Đặc biệt, các bạn đoàn viên, thanh niên còn được
tham gia hoạt động tuyên truyền pháp luật với chủ đề “An toàn thông tin cá
nhân khi sử dụng Internet và tham gia mạng xã hội” với những kiến thức về vấn
đề bảo mật thông tin khi tham gia mạng xã hội; cách chia sẻ, đăng tải thông tin
an toàn trên không gian mạng. Trong dịp này, Ban Tổ chức đã trao tặng 10 suất
học bổng, 30 chiếc balo cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trao tặng
01 tủ sách tham khảo và 460 đầu sách cho thư viện nhà trường...
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành
sách Việt Nam (10/10/1952 - 10/10/2022), Sở TT&TT tổ chức tọa đàm, gặp mặt
truyền thống các lãnh đạo, cán bộ và nhân viên công tác trong ngành xuất bản,
in và phát hành sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Buổi Tọa đàm bên cạnh mục
đích ôn lại truyền thống của ngành Xuất bản, In và Phát hành sách đây còn là
dịp để đại diện các đơn vị trong ngành thảo luận, trao đổi, kiến nghị, đề xuất
những nội dung, giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động
của ngành Xuất bản, In và Phát hành sách trên địa bàn.
d) Công tác thông tin đối ngoại:
21
Công tác thông tin đối ngoại của tỉnh thời gian qua đã đạt được một số kết
quả nổi bật, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể chính
trị - xã hội trong tỉnh, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của
công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới ngày càng được nâng lên; qua
đó đã góp phần vào quá trình phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội ở địa phương.
Năm 2022, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số
30/KH-UBND ngày 07/02/2022 về hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Đắk Lắk
năm 2022, trên cơ sở đó đã triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại cụ thể
của Sở trong năm như: chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền
các hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn. Với chức năng là cơ quan quản lý
nhà nước về báo chí tại địa phương, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh ký kết
Chương trình phối hợp thông tin truyền thông với các cơ quan báo chí Trung
ương như VTV8; VOV, TTXVN, nội dung hợp tác tập trung tuyên truyền về
công tác thông tin đối ngoại; tham mưu UBND tỉnh triển khai các quy định của
Đảng, Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động thông tin đối
ngoại; các chương trình hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn.
Trong năm, Sở đã tổ chức thực hiện quy trình xây dựng 02 cụm panô thông
tin đối ngoại tại 2 xã biên giới Ia Lốp, Ia Rvê, huyện Ea Súp để tăng cường
thông tin quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại địa phương; giới
thiệu cơ hội đầu tư, tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế của địa phương.
Trong năm 2022, Sở còn đặt hàng với 19 cơ quan báo chí Trung ương, báo
ngành có Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn xây dựng,
đăng phát tin, bài thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh,
quốc phòng và thông tin đối ngoại của tỉnh. Bên cạnh đó, Sở TT&TT còn thực
hiện một số nhiệm vụ như: tổng hợp thông tin báo chí nổi bật trong nước, quốc
tế và trong tỉnh, đặc biệt thông tin về tỉnh Đắk Lắk trên báo chí Trung ương;
thực hiện công tác bảo mật thông tin và bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động
thông tin đối ngoại; chủ động, kịp thời phản bác các thông tin sai sự thật, xuyên
tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước.
Sở TT&TT đã phối hợp với UBND huyện Krông Bông và Ea H’leo tổ
chức Triển lãm lưu động “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, những bằng
chứng lịch sử pháp lý” trên địa bàn 2 huyện. Qua 2 Cuộc triển lãm đã có trên
8.400 người với 149 đoàn của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương,
trường học trên địa bàn đến tham quan, tìm hiểu các tư liệu chủ quyền biển đảo
của Tổ quốc. Bên cạnh hoạt động Triển lãm, các địa phương còn lồng ghép tổ
chức các hoạt động như tổ chức tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan,
tuyên truyền qua các nền tảng mạng xã hội về chủ quyền biển đảo; thi viết bài
cảm tưởng Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam -Những
bằng chứng lịch sử và pháp lý”; thi viết “Biển đảo trong tim em”... Kết thúc đợt
triển lãm, Sở TT&TT đã tặng lại toàn bộ tư liệu của triễn lãm cho UBND huyên
Ea H’Leo để thực hiện tổ chức tuyên truyền trên địa bàn trong thời gian tới. Các
cuộc triển lãm đã diễn ra thành công tốt đẹp, an toàn và hiệu quả, góp phần nâng
cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công
22
chức, viên chức và Nhân dân về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc trong tình hình mới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại
địa phương.
Triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 5115/CTrBTTTT-BTL
BĐBP ngày 09/12/2021 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Tư lệnh Bộ đội
Biên phòng trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin tại khu vực biên
giới, biển, hải đảo giai đoạn 2021-2030; thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh
Đắk Lắk tại Công văn số 1016/UBND-KGVX, ngày 09/02/2022 về việc triển
khai Chương trình phối hợp số 5115/CTr-BTTTT-BTL BĐBP năm 2022; Sở
TT&TT và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp xây dựng và ký kết
Chương trình phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối
ngoại tại khu vực biên giới của tỉnh giai đoạn 2022 - 2030 (Chương trình số
1166/CTR-STTTT-BCHBĐBP, ngày 06/7/2022). Hai đơn vị cũng đã phối hợp
xây dựng ban hành các Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phối
hợp; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo…làm cơ sở để triển khai
thực hiện Chương trình trong thời gian tới.
Sở cũng thường xuyên tổng hợp thông tin báo chí nổi bật trong nước, quốc
tế và trong tỉnh, đặc biệt thông tin về tỉnh Đắk Lắk trên báo chí Trung ương;
định hướng thông tin cho báo chí trong tỉnh; thực hiện công tác bảo mật thông
tin và bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động thông tin đối ngoại; chủ động,
kịp thời, phản bác các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước.
đ) Công tác thông tin cơ sở:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 Đài Truyền thanh - Truyền hình, Trung
tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao cấp huyện; 184 Đài Truyền thanh cơ sở
cấp xã, phường, thị trấn.
Nhìn chung, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Trung tâm Truyền thông -
Văn hóa - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố; Đài Truyền thanh cơ sở cấp xã,
phường, thị trấn đã thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, bảo đảm thông
tin kịp thời những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, tuyên truyền đầy đủ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, công tác bảo đảm
quốc phòng an ninh đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đài Truyền thanh -
Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động, nhanh nhạy nắm bắt kịp
thời những vấn đề phát sinh, đi sâu đi sát cơ sở để có được những thông tin nóng
nhất, kịp thời nhất; dành thời lượng thỏa đáng để phản ánh đầy đủ các vấn đề
quan trọng mà xã hội quan tâm, tác động tốt và tạo sự đồng thuận trong dư luận
xã hội.
Trong năm 2022, hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình, Trung tâm
Truyền thông - Văn hóa - Thể thao cấp huyện đã thực hiện các chương trình
phát trên sóng Đài truyền thanh cấp huyện theo thời lượng và thời gian như kế
hoạch, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp Luật
của Nhà nước, những hoạt động và các vấn đề nổi bật tại địa phương đến với
nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn cho Đài Truyền thanh các xã tiếp, phát sóng
23
các chương trình của Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, các Đài còn
tuyên truyền các nội dung do Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp; Cộng tác
với Đài PT&TH tỉnh, Báo Đắk Lắk, Trang Thông tin điện tử cấp huyện để kịp
thời đưa tin, phản ánh các sự kiện quan trọng của địa phương; tổ chức thực hiện
Trang địa phương phát trên sóng Đài PT&TH tỉnh…
2. Khó khăn, thách thức:
Những tháng đầu năm 2022, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến
phức tạp nên một số hoạt động về thông tin, tuyên truyền chưa triển khai thực
hiện theo kế hoạch.
Các hoạt động tuyên truyền chưa thật sự thường xuyên, còn mang tính thời
điểm.
Việc tổ chức các cuộc họp báo, giao ban báo chí chưa được thường xuyên
ảnh hưởng đến việc định hướng, cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Giải pháp thực hiện:
Tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan như Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí địa phương, Trung ương
hoạt động trên địa bàn để triển khai có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.
4. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:
Tập trung chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các sự kiện chính trị - xã hội
của tỉnh, của đất nước. Tiếp tục tăng cường công tác thông tin đối ngoại khu vực
biên giới, chú trọng giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng phát triển, môi
trường đầu tư và văn hóa, con người Đắk Lắk.
Tiếp tục chỉ đạo và hướng dẫn các phòng Văn hóa và Thông tin, Đài
Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan báo chí
trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, Nghị quyết,
Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân
trên địa bàn.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động thông tin, báo chí trên địa
bàn, đặc biệt là phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị như Sở Ngoại vụ, Công an
tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong công tác quản lý hoạt động thông tin, báo
chí của phóng viên nước ngoài tại địa phương (nếu có).
Tổ chức Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những
bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các địa phương trong tỉnh.
Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả việc thẩm định các hồ sơ, thủ tục cấp
phép về in ấn, xuất bản các tài liệu không kinh doanh và bản tin cho các cơ
quan, ban ngành trong tỉnh; hướng dẫn thủ tục và cấp phép về việc tổ chức họp
báo cho các cơ quan, tổ chức; cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện cho các cơ
quan báo chí...
B. CÔNG TÁC TỔNG HỢP
24
1. Kết quả đạt được:
a) Công tác tổ chức bộ máy, biên chế
Hiện Sở TT&TT đang tiếp tục thực hiện cơ cấu tổ chức theo Quyết định số
905/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của UBND tỉnh về việc sắp xếp tổ chức lại cơ
cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông và thực hiện đúng số lượng biên
chế theo các Quyết định của UBND tỉnh về việc giao biên chế năm 2022. Sở
cũng đã ban hành Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp
năm 2022 và triển khai thực hiện.
b) Công tác pháp chế:
Năm 2022, Sở TT&TT được giao tham mưu ban hành 02 văn bản QPPL,
cùng kỳ năm 2021 được giao tham mưu ban hành 03 văn bản QPPL, hiện đã
tham mưu ban hành 01 văn bản QPPL (17) và đang hoàn thiện 01 văn bản QPPL
(18)
.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kịp thời xử lý văn bản QPPL theo thẩm
quyền, tập trung xử lý triệt để các văn bản trái pháp luật đã được phát hiện và
kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người tham mưu ban hành văn bản trái pháp
luật. Đảm bảo tiến độ, chất lượng trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
QPPL.
c) Công tác tổ chức cán bộ:
Đã ban hành Kế hoạch về việc triển khai công tác quy hoạch cán bộ quản lý
cấp phòng, trung tâm thuộc Sở hàng năm và giai đoạn 2026-2031, Quyết định
phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch trưởng, phó phòng và tương đương
thuộc Sở giai đoạn 2020-2025 và quy hoạch giai đoạn 2026-2030. Đã tiến hành
thực hiện các bước quy hoạch theo đúng trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của
Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Thực hiện công tác điều động và bổ nhiệm đối với 02 công chức giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý; luân chuyển vị trí công tác đối với 01 công chức; tham
mưu thực hiện quy trình nghỉ hưu đối với 01 công chức.
d) Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Trong năm 2022, đã cử 01 đ/c tham gia lớp cao cấp lý luận chính trị; 02 đ/c
tham gia Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; 02 đ/c tham gia lớp bồi dưỡng
lãnh đạo, quản lý cấp Sở; 06 đ/c tham gia lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp
phòng và tương đương; 03 đ/c tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch
chuyên viên chính; 02 đ/c tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch
chuyên viên, cử 01 đ/c tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên chính;
tham mưu việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch chuyên viên chính đối với 07 đ/c;
cử 08 đ/c tham gia huấn luyện lực lượng tự vệ và cử CCVC tham gia các lớp

17
Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND ngày 14/11/2022 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk.
18
Quyết định ban hành Quy chế chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu dùng chung trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk
25
đào tạo, bồi dưỡng khác nhau để cập nhật các kiến thức chuyên môn, kịp thời
đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong công tác.
đ) Công tác kế hoạch, tài chính:
Đã triển khai thực hiện kịp tiến độ và hiệu quả các Dự án thuộc lĩnh vực
thông tin và truyền thông được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư. Các gói thầu
của dự án được triển khai đúng tiến độ và đảm bảo giải ngân vốn năm 2022(19).
e) Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Thực hiện Quyết định số 234/QĐ-STTTT, ngày 28/12/2021 phê duyệt Kế
hoạch thanh tra năm 2022 và một số nhiệm vụ đột xuất. Sở đã phối hợp tốt với
các cơ quan đơn vị liên quan phát hiện, thanh, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp
thời các vi phạm. Kết quả của các cuộc thanh tra đảm bảo tính chính xác, trung
thực, có tác động lập lại kỷ cương kinh doanh, nâng cao ý thức về việc chấp
hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực thông tin và truyền
thông; chấn chỉnh sai phạm, rút kinh nghiệm, đưa việc kinh doanh vào khuôn
khổ pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Các kết luận, kiến
nghị của thanh tra rất cụ thể, sát thực, đảm bảo tính pháp lý; đối tượng được
thanh, kiểm tra đều chấp hành và nghiêm túc tiếp thu, thực hiện(20).
Năm 2022, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra lĩnh vực thông tin và truyền
thông, Sở đã ban hành 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực
tần số vô tuyết điện với tổng số tiền phạt là 1,5 triệu đồng; 02 Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về Bưu chính - Chuyển phát với tổng số tiền phạt là 14
triệu đồng.
Sở đã phối hợp với Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các
trường hợp vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông như:
các vụ việc đưa thông tin sai sự thật, giả mạo, quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ
thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm... trên không gian mạng; hành vi vi phạm
khai thác, sử dụng các số thuê bao viễn thông không đúng mục đích... Trong
thời kỳ báo cáo, Sở đã ban hành 07 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với
tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 54 triệu đồng. Cùng kỳ năm 2021
ban hành 30 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 160
triệu đồng.
Đã làm tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền theo quy định(21).
19
Triển khai các thủ tục đề nghị phê duyệt dự án “Xây dựng hạ tầng chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-
2025 và định hướng đến năm 2030" với tổng mức đầu tư 330 tỷ trong đó: Ngân sách Trung ương 317 tỷ, ngân
sách địa phương 13 tỷ, dự án đang trong giai đoạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của Hội đồng thẩm
định. Kinh phí giao cho dự án này năm 2022 số tiền: 1,299tỷ tính đến ngày báo cáo đã giải ngân được: 533.648
triệu đồng, đạt 41,08%.
20
Đã tiến hành thực hiện 10 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (trong đó 01 cuộc định kỳ, 03 cuộc thanh tra
theo kế hoạch và 06 cuộc thanh tra đột xuất). Cùng kỳ năm 2021 thực hiện 05 cuộc thanh tra đột xuất, ban hành
04 kết luận về tần số vô tuyến điện… đối với 04 tổ chức, cá nhân.

21
Tiếp nhận xử lý 13 đơn thư, trong đó gồm 08 đơn tố cáo, 0 đơn khiếu nại, 05 đơn kiến nghị phản ánh . Tỷ lệ
giải quyết dứt điểm đơn đạt 100%. Năm 2021 tiếp nhận xử lý 37 đơn thư, trong đó gồm 07 đơn tố cáo, 03 đơn
26
3. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:
a) Về Thanh tra:
Thực hiện hoạt động thanh kiểm tra lĩnh vực TT&TT bảo đảm có trọng
tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội.
Tiếp tục đổi mới phương pháp tiến hành thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động thanh tra, bảo đảm tiến độ các cuộc thanh tra được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật; Tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước
và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập
trung vào các lĩnh vực, địa phương phát sinh nhiều vi phạm, tiêu cực, tham
nhũng;
Thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định hiện hành. Thực
hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về
công tác thanh tra với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Duy trì nề nếp việc tiếp dân định kỳ, thường xuyên theo quy định; đảm bảo
mọi công dân đến đều được tiếp, gắn tiếp dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tuyên truyền, phố biến pháp luật về TT&TT đồng thời tổ chức các buổi tập
huấn, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh
vực quản lý nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc thực
hiện các quy định của pháp luật, kịp thời ngăn chặn cũng như không để xảy ra
các hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ động nắm tình hình khiếu kiện và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
liên quan trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, diễn biến tình hình, những
vướng mắc, mâu thuẫn ở cơ sở, tình hình khiếu nại, tố cáo về thông tin và truyền
thông để chủ động giải quyết.
Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc mới phát sinh, đặc biệt đối
với vụ việc khiếu tố đông người có nội dung phức tạp, không để đơn thư thuộc
thẩm quyền tồn đọng kéo dài; tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở phối hợp
với các cấp, các ngành làm tốt công tác hòa giải, giải quyết dứt điểm các mâu
thuẫn mới phát sinh tại cơ sở, hạn chế phát sinh thành đơn khiếu nại, tố cáo.
b) Công tác khác:
Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công
lập.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cán bộ quản lý,
chuyên môn nghiệp vụ trên các lĩnh vực chuyên ngành bưu chính - viễn thông,
công nghệ thông tin, thông tin - báo chí - xuất bản. Làm tốt công tác tuyển dụng
công chức, viên chức, công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, công tác đánh
giá, thi đua, khen thưởng... theo đúng quy định. Nâng cao trách nhiệm của cán

khiếu nại, 27 đơn kiến nghị phản ánh.


27
bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; xử lý nghiêm những cán bộ,
công chức, viên chức có hành vi vi phạm về kỷ luật, kỷ cương hành chính và về
đạo đức công vụ.
Tiếp tục duy trì, cải tiến thực hiện tốt việc áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của Sở và các
phòng, đơn vị thuộc Sở.
Đảm bảo công tác bảo vệ cơ quan, trực gác nhất là các ngày lễ lớn trong
năm, triển khai hoạt động Tổ tự vệ cơ quan, làm tốt công tác PCCC.
C. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
1. Lĩnh vực bưu chính, viễn thông:
* Đối với Bộ TT&TT:
- Việc triển khai kế hoạch nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số trên địa
bàn tỉnh, doanh nghiệp gặp khó khăn vì liên quan đến chi phí hạ tầng. Chưa sẵn
sàng, chi phí cao, chưa có tiền lệ triển khai nên rất khó khăn cho cơ quan nhà
nước cũng như doanh nhiệp bưu chinh triển khai nhiệm vụ này…
- Đề xuất Cục Viễn thông trong thời gian tới hỗ trợ Sở TT&TT tỉnh Đắk
Lắk phối hợp thực hiện kiểm tra và đo kiểm những loại trạm BTS bắt buộc kiểm
định theo quy định tại Thông tư số 08/2020/TT-BTTTT ngày 13/4/2020 của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
2. Lĩnh vực tần số vô tuyến điện, hạ tầng phát thanh truyền hình:
* Đối với Bộ TT&TT:
Kiến nghị Bộ TT&TT chỉ đạo Cục viễn thông tăng cường công tác quản lý
chất lượng thiết bị vô tuyến điện công suất nhỏ, hạn chế thiết bị kém chất lượng
khi hoạt động sinh ra phát xạ không mong muốn gây can nhiễu cho hệ thống vô
tuyến điện khác.
Đề xuất Cục Tần số vô tuyến điện có hướng dẫn, tạo điều kiện để các đài
truyền thanh không dây hoạt động trong băng tần (87-108) MHz có giấy phép hết
thời hạn sử dụng, được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31/12/2025.
Kiến nghị Cục Tần số phối hợp với Tổng cục quản lý thị trường tăng cường
công tác kiểm tra hàng nhái, hàng không chứng nhận hợp quy trên thị trường,
trên hệ thống bán hàng qua mạng,…
2. Lĩnh vực Công nghệ thông tin:
* Đối với Chính phủ: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
Chính phủ số; Chuẩn hóa CSDL về thủ tục hành chính làm nền tảng cho triển
khai dịch vụ công trực tuyến.
* Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương có liên quan kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành với các
nền tảng số của địa phương (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết nối nền tảng đăng
ký thành lập doanh nghiệp quốc gia với Nền tảng dịch vụ công của tỉnh).
* Đối với UBND tỉnh: Chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch
28
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
thực hiện tiếp nhận hồ sơ TTHC của cơ quan, đơn vị mình trên hệ thống iGate
và xử lý hồ sơ hoàn toàn trên Hệ thống iGate (Số hóa hồ sơ điện tử). Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị chỉ đạo các đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện xử lý hồ sơ
điện tử và tham gia quy trình xử lý hồ sơ điện tử trên hệ thống iGate. Tăng
cường công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng
CNTT trong hoạt động các cơ quan, đơn vị. Hàng năm cần ưu tiên bố trí nguồn
ngân sách địa phương cho nhiệm vụ ứng dụng CNTT.
3. Lĩnh vực Thông tin - Báo chí - Xuất bản:
* Đối với Bộ TT&TT:
- Đề nghị Bộ TT&TT, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tối đa cho hoạt
động tác nghiệp của báo chí trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt chức năng quản lý
nhà nước về báo chí, nhất là tăng cường rà soát, phát hiện, xử lý sai phạm trong
hoạt động báo chí trên địa bàn; đặc biệt là triển khai tốt Nghị định
09/2017/NĐ/CP, ngày 09/2/2017 của Chính phủ quy định chi tiết về phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Đề nghị Bộ TT&TT quan tâm, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao
năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cho đội ngũ làm công tác quản lý nhà
nước về thông tin - báo chí - xuất bản, đặc biệt là các lĩnh vực mới, nhạy cảm
như: giám định tư pháp, xử lý thông tin trên mạng xã hội, công tác thông tin đối
ngoại, tuyên truyền dân tộc, tôn giáo…
5. Công tác khác:
* Đối với Bộ TT&TT:
Đề nghị Thanh tra Bộ TT&TT tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đối với
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, cụ thể: Nghiệp vụ
thanh, kiểm tra chuyên ngành TT&TT; Nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính;
Công tác xử lý, tiêu hủy tang vật tạm giữ, tịch thu qua các cuộc thanh tra…
Trên đây là Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và phương
hướng, nhiệm vụ năm 2023. Sở TT&TT tỉnh Đắk Lắk báo cáo các cơ quan, đơn
vị theo quy định./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- Như trên;
- GĐ, các PGĐ Sở;
- Sở KH&ĐT;
- Sở TT&TT tỉnh Kon Tum;
- Ban Dân tộc tỉnh; Đài PTTH Đắk Lắk;
- Phòng VH&TT, Đài TT-TH các huyện, TX, TP;
- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;
- Lưu: VT, VP.
Trương Hoài Anh

You might also like