BÀI-LUẬN-CHÍNH-1-2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


BỘ MÔN HÓA DƯỢC

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÓA DƯỢC I – K74


CHỦ ĐỀ: RANITIDIN

Trình bày: Nhóm 3 – Tổ 4 lớp A1K74


Thời gian: 03/10/2021

Thành viên nhóm:


 Phạm Quốc Đạt – 1901102
 Trần Thị Xuân – 1901793
 Lê Thị Thanh Hằng – 1901196

HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC
I. TÊN VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO......................................................................3
II. NGUỒN GỐC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ......................................4
1. Nguồn gốc......................................................................................................4
2. Các phương pháp điều chế chính....................................................................5
III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CHUNG CỦA RANITIDINE.......................................7
IV. LIÊN QUAN CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC..................................8
V. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM......................................................................8
1. Định tính.........................................................................................................8
A. Phép đo quang phổ hấp thụ hồng ngoại (IR)................................................8
B. Phép đo quang phổ UV-VIS........................................................................8
C. Phản ứng của ion Cl-....................................................................................8
2. Thử tinh khiết (Phương pháp sắc ký lỏng)......................................................9
3. Định lượng....................................................................................................12
VI. TÁC DỤNG, CƠ CHẾ TÁC DỤNG................................................................12
1. Tác dụng.......................................................................................................12
2. Cơ chế tác dụng............................................................................................13
VII. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN....13
1. Chỉ định điều trị............................................................................................13
2. Chống chỉ định..............................................................................................14
3. Tác dụng không mong muốn........................................................................14
VIII. DƯỢC ĐỘNG HỌC.......................................................................................15
IX. TƯƠNG TÁC THUỐC.....................................................................................16
X. ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ BẢO QUẢN........................................................................17
XI. CÁC DẠNG BÀO CHẾ THƯỜNG GẶP.........................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................19

2
I. TÊN VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO

3
CTPT: C13H22N4O3S
Tên theo IUPAC:
(E) – 1 - N’ – {2 – {{5 – [(dimethylamino)methyl]furan – 2 – yl}ethyl} – 1 – N
– methyl – 2 – nitroethene – 1,1 – diamine.
Tên chung quốc tế: Ranitidin
Tên thường gọi (tên thương mại): Zantac hoặc Raticina.

II. NGUỒN GỐC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

1. Nguồn gốc.

Ranitidine được phát hiện vào năm 1960 tại Công ty Dược phẩm Glaxo – hiện
là một phần của GlaxoSmithKline. Lần đầu tiên Ranitidine được bán trên thị
trường là đầu những năm 1981. Từ khi được cấp phép thì đây là loại thuốc quan
trọng nhất cần có trong hệ thống y tế cơ sở và nằm trong danh sách các loại
thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế WHO.

Ranitidine là kết quả của quá trình nghiên cứu để tìm ra cấu trúc thuốc hợp lý.
Quá trình đã sử dụng những ưu điểm trong cấu trúc trước đó của Cimetidine
trong việc đối kháng thụ thể Histamin H2 và kết hợp với cấu trúc định lượng tối
ưu để tạo ra Ranitidine. Cụ thể thì chất đối kháng thụ thể Histamin H 2 lần đầu
tiên phải kể đến là Cimetidine, được phát triển bởi Sr James Black tại Smith,
Kline và French (SKF). Sau đó cimetidin được ra mắt tại Vương quốc Anh với
cái tên Tagamet vào tháng 11 năm 1976.

Từ đó, Công ty Glaxo đã tinh chỉnh mô hình này hơn nữa bằng cách thay thế
vòng imidazole của Cimetidine thành vòng furan có 1 nhóm thế chứa Nitơ và từ
đó tạo thành Ranitidine.

Theo các nghiên cứu thì Ranitidin có khả năng dung nạp rất tốt nên ít gây ra
các phản ứng gây hại cho người sử dụng. Hơn nữa chất này còn có tác dụng kéo
dài hơn so với Cimetidine và ít gây ra tác dụng không mong muốn hơn.
4
Điều bất ngờ là vào đầu những năm 1990, vị trí thứ nhất theo tổng doanh số
bán ra trên thị trường dược phẩm thế giới là thuốc chống viêm loét ranitidine
(zantac). Vào năm 1993, loại thuốc này đã được mua với tổng số tiền là 3.5 tỷ
USD trong tổng số doanh thu toàn thế giới các loại dược phẩm là 160 tỷ USD.
Tại các nước phương Tây, nhờ tính chất hoàn toàn không gây hại, zantac được
bán không cần chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng rộng rãi ranitidine và một loạt
các đồng đẳng của nó (26, 38 và 105 43) trong 10 năm gần đây đã đưa đến khả
năng chữa thành công bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.

2. Các phương pháp điều chế chính.

A. Phương pháp 1:
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ

+ +
(I)
Dimethylamine Paraform-aldehyde Furfuryl alcohol 5-(dimethylamino-
hydrochloride
methyl)furfuryl alcohol

Cysteamine
hydrochloride

N-methyl-1-(methylthio)-
2-nitroethen-1-amid

(II)

5
Quy trình tổng hợp:

Cho 5-dimethylaminomethyl-2-furanylmethanol phản ứng với 2-


mercaptomethylamine bằng dung dịch HCl tạo ra 2-[(5-dimethylamino-methyl-2-
furanyl)methylthio]ethaneamine. Sau đó cho chất này kết hợp với N-methyl-1-
methylthio-2-nitrotheneamine bằng cách đun nóng hỗn hợp ở 120°C.

Trong đó thì hợp chất N-methyl-1-methylthio-2-nitrotheneamine thu được bằng


phản ứng của 1,1-bis(methylthio)-2-nitroethene với methylamine với sự có mặt của
ethanol trong hỗn hợp phản ứng.

B. Phương pháp 2

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ

H2 /cat.

H+ cat. (3)
(1) (2)

(5) (4)
Quy trình tổng hợp:
Furfural (1) bị khử thành Furfuryl alcohol (2). Chất (2) này được methyl hóa
để tạo thành chất (3). Sau đó chất (3) phản ứng với cysteamin trong HCl đặc để tạo
6
thành chất (4). Sau đó chất (4) được cho phản ứng với 1-methylthio-1-
methylamino-2-nitroetylen để tạo ra sản phẩm cuối cùng là Ranitidine.

III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CHUNG CỦA RANITIDINE


Ranitidine là một chất đối kháng thụ thể histamin H2, dạng bột kết tinh màu
trắng . Dạng base ít tan trong nước, tan trong acid vô cơ loãng.

 Khối lượng phân tử: 314,40 đvC


 Nhiệt độ nóng chảy: 69-70 ० C
 Nhân thơm: Hấp thụ UV có ứng dụng:

 Định tính bằng phương pháp quét UV, đo độ hấp thụ riêng, SKLM.
 Định lượng bằng phương pháp đo quang, HPLC.

 Tính base: Tan trong acid vô cơ loãng có ứng dụng:

 Pha chế phẩm tiêm kết hợp với HCl – dạng dược dụng chính
 Định tính bằng phản ứng với thuốc thử Alcaloid
 Định lượng bằng phương pháp đo acid trong môi trường khan.

IV. LIÊN QUAN CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC

7
V. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM
1. Định tính
A. Phép đo quang phổ hấp thụ hồng ngoại (IR)
Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng
ngoại của ranitidin hydroclorid chuẩn (ĐC). Nếu phổ hấp thụ của chế phẩm và
chuẩn có sự khác biệt, hoà tan riêng rẽ 10mg chế phẩm và 10mg chất đối chiếu
trong 0,5ml metanol (TT) trong cối mã não. Làm bay hơi đến khô dưới luồng khí
nitrogen (TT). Sấy cắn trong chân không trong 30 min. Thêm 3 giọt parafin lỏng
(TT) vào cắn và nghiền nhỏ cho đến thành hỗn hợp bột nhão có màu trắng đục.
Nén hỗn hợp thu được vào giữa đĩa trong suốt và ghi lại các quang phổ mới.

Phổ hấp thụ hồng ngoại của ranitidin hydroclorid

B. Phép đo quang phổ UV-VIS


Dung dịch chế phẩm 0,001% trong nước, ở vùng bước sóng từ 200 nm đến
360 nm có 2 cực đại hấp thụ 229 và 315 nm. Tỷ số độ hấp thụ ở 229 so với 315 là
1,01–1,07.
C. Phản ứng của ion Cl-
Hòa tan trong 2 mL nước (TT) một lượng chế phẩm tương đương với khoảng 2
mg clorua (Cl-) hoặc dùng 2 mL dung dịch đã chỉ định. Axit hóa bằng axit nitric
loãng ( TT ) và thêm 0,4 mL dung dịch bạc nitrat ( TT) . Lắc và để yên. Một kết
tủa trắng, đông đặc được tạo thành. Ly tâm và rửa kết tủa với ba lượng nước, mỗi
lượng 1 mL, (TT). Tiến hành thao tác này nhanh chóng trong ánh sáng dịu, không
để ý đến thực tế là dung dịch nổi trên mặt có thể không trở nên trong suốt hoàn

8
toàn. Hòa tủa trong 2 mL nước và thêm 1,5 mL amoniac (TT). Kết tủa dễ dàng hòa
tan, ngoại trừ một số hạt lớn hòa tan chậm.
2. Thử tinh khiết (Phương pháp sắc ký lỏng)

 Chuẩn bị dung dịch:

Pha động A: Acetonitril (TT) – dung dịch đệm (2:98 V/V).

Pha động B: Acetonitril (TT) - dung dịch đệm (22:78 V/V).

Dung dịch đệm: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) trong 950ml nước, điều
chỉnh đến pH 7,1 bằng dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và pha loãng thành
1000ml bằng nước (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 13 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 100,0
ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (a): Hòa tan 6,5 mg tạp chất A chuẩn của ranitidin trong pha
động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (b): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha
động A.

Dung dịch đối chiếu (c): Hòa tan tạp chất J chuẩn của ranitidin có trong một lọ
chuẩn trong 1,0 ml dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu (d): Để tạo tạp chất D và H, Hòa tan 6,5 mg chế phẩm trong 2,5
ml dung dịch natri hydroxyd 1M (TT) và đun nóng đến 60°C trong 5 phút, rồi pha
loãng thành 50,0 ml bằng pha động A.

 Điều kiện sắc ký:


 Cột kích thước (10cm x 4,6mm)
 pha tĩnh octadecylsilyl amorphous organosilica polymer (3,5 µm).
9
 Nhiệt độ cột: 35°C
 Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 230nm.
 Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.
 Thể tích tiêm: 10 µl
 Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian Pha động A Pha động B

(min) (%tt/tt) (%tt/tt)

0-10 100→0 0→100

10-15 0 100

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1), (2), (3) và mẫu
trắng là pha động A.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo tạp chất A chuẩn
của ranitidin dùng và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp
chất A. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất J.
Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất D và H.

Thời gian lưu tương đối so với ranitidin (thời gian lưu khoảng 7 phút): Tạp chất
H khoảng 0,1; tạp chất G khoảng 0,2; tạp chất F khoảng 0,4; tạp chất B khoảng 0,5;
tạp chất C khoảng 0,6; tạp chất E khoảng 0,7; tạp chất D khoảng 0,8; tạp chất J
khoảng 0,9; tạp chất I khoảng 1,3; tạp chất A khoảng 1,7
10
 Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống:

Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất J
và pic của ranitidin ít nhất là 1,5. Sắc ký đồ của mẫu trắng không được có bất kỳ pic
nào có cùng thời gian với pic của tạp chất A trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1).

 Giới hạn:
 hệ số hiệu chỉnh : để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất J với 2;
 tạp chất A : không lớn hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung
dịch đối chiếu (b) (0,5%);
 tạp chất B, C, D, E, F, G, H, I, J : đối với mỗi tạp chất, không lớn hơn 0,2 lần diện
tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (b) (0,2%) ;
 tạp chất không xác định : đối với mỗi tạp chất, không được lớn hơn 0,1 lần diện
tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (b) (0,10%);
 tổng các tạp chất khác với A : không lớn hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trên
sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (b) (0,5%);
 giới hạn bỏ qua : 0,05 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối
chiếu (b) (0,05%).
 Ghi chú:
 Tạp chất A: N, N’ – bis [2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-
yl]methyl]sulfanyl]ethyl]-2- nitroethen-1,1 -diamin.
 Tạp chất B: 2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2- yl]methyl]
sulfanyl]ethanamin.
 Tạp chất C: N-[2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl] methyl]
sulfinyl]ethyl]-N’-methyl-2- nitroethen-l,l-diamin.
 Tạp chất D: N-[2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl]
methyl]sulfanyl]ethyl]-2-nitroacetamid.

11
 Tạp chất E: N-[2-[[[5-[(dimethyloxidoamino)methyl]furan-2- yl]
methyl]sulfanyl]ethyl]-N’-methyl-2-nitroethen-l,l-diamin.
 Tạp chất F: [5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl]methanol.
 Tạp chất G: 3-(methylamino)-5,6-dihydro-2H-l,4-thiazin-2-on-oxim.
 Tạp chất H: N-methyl-2-nitroacetamid.
 Tạp chất I: 2,2’-methylenbis[N-[2-[[[5-[(dimethylamino)methy1] furan-
2-yl] methyl] sulfanyl] ethyl]-N’-methyl-2-nitroethen-1,1- diamin].
 Tạp chất J: 1,1’-N'-[methylenbis(sulfandiylethylen)]bis(N’-methyl- 2-
nitroethen-1,1 -diamin).
 Tạp chất K: N-methyl-l-methylthio-2-nitroethenamin.

3. Định lượng

Hòa tan 0,280 g chế phẩm trong 35ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri
hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bẳng phương pháp chuẩn độ đo điện
thế. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 35,09 mg
C13H23ClN4O3S.

VI. TÁC DỤNG, CƠ CHẾ TÁC DỤNG

1. Tác dụng
Ranitidine là một thuốc đối kháng thụ thể histamin H2, có tác dụng làm giảm
lượng acid dạ dày tiết ra cả ngày và đêm trong điều kiện cơ bản (khi đói) và cả
trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc
pentagastrin. Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày mạnh hơn cimetidin gấp
3 – 13 lần. Ranitidin có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày chống chảy máu và tác dụng
kích thích một số thuốc (ví dụ như aspirin, chống chống viêm không steroid).
2. Cơ chế tác dụng
Histamin có bốn thụ thể là H1, H2, H3 và H4. Histamine khi gắn vào thụ thể
H2 sẽ gây ra đáp ứng qua trung gian cAMP (AMP vòng), từ đó hoạt hóa bơm
12
proton (H+-K+ ATPase) tăng cường hoạt động và tăng đẩy H+ vào lòng dạ dày, do
đó tăng acid dạ dày. Ranitidine cũng như các thuốc kháng histamine H2 khác ức
chế thụ thể H2 theo cơ chế cạnh tranh với histamine, làm histamine không gắn
được với thụ thể và không gây ra được đáp ứng tăng tiết acid. Như vậy acid dạ dày
sẽ giảm.

VII.

Cơ chế tác dụng của ranitidin


CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ
ĐỊNH. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
1. Chỉ định điều trị

Ranitidin được dùng để điều trị:


 Loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật.
 Bệnh trào ngược thực quản.
 Hội chứng Zollinger – Ellison.
 Dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như:
Phòng chảy máu dạ dày - ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng, phòng
chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết và
dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid
(hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.
13
 Điều trị triệu chứng khó tiêu.

2. Chống chỉ định


Chống chỉ định dùng ranitidin ở người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành
phần nào của thuốc. Ranitidine được chống chỉ định cho những người bị rối loạn
chuyển hóa porphyrin cấp tính trước đây, vì có thể tồn tại mối liên hệ giữa việc
dùng ranitidine và chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.

3. Tác dụng không mong muốn

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tần suất tác dụng không mong muốn vào
khoảng 3-5% số người được điều trị. Hay gặp nhất là đau đầu( 2%), ban đỏ(2%).
Thường gặp , ADR>1/100
Toàn thân: Đau đầu , chóng mặt, yếu mệt.
Tiêu hóa: Ỉa chảy.
Da: Ban đỏ
Ít gặp, 1/1000<ADR<1/100.
Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Da: Ngứa, đau ở chỗ tiêm
Gan: Tăng transaminase.
Hiếm gặp, ADR< 1/1000.
Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt,
choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.
Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu kể cả giảm sản tủy xương.
Tim mạch: Chậm nhịp tim, hạ huyết áp, bloc nhĩ thất, suy tâm thu sau khi tiêm
nhanh.
Nội tiết: Vú to ở đàn ông.
Tiêu hóa: Viêm tụy.
Da: Ban đỏ đa dạng.
Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da.
14
Mắt: Rối loạn điều tiết mắt.

VIII. DƯỢC ĐỘNG HỌC


1. Hấp thu

 Ranitidin dễ dàng hấp thu quá đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết
tương đạt 2-3 giờ sau khi uống. Sinh khả dụng của ranitidin sau khi uống
khoảng 50%.
 Sau khi tiêm tĩnh mạch, ranitidin đạt đỉnh trong huyết tương sau khoảng 15
phút. Sinh khả dụng của ranitidin sau khi tiêm tĩnh mạch là là 90-100%.

2. Thời gian

Thời gian hoạt động từ 8-12 giờ

3. Phân bố

 Thuốc gắn khoảng 15% với protein huyết tương


 Thể tích phân bố là 1,4 L/kg (đối với người có chức năng thận bình thường).

4. Chuyển hóa

Một tỷ lệ nhỏ của ranitidin được chuyển hóa ở gan để thanh N- oxyd, S-oxyd
và demethylranitidin; N- oxyd là chất chuyển hóa chính nhưng cũng chỉ chiếm
khoảng 4 đến 6% liều.

5. Thải trừ

Khoảng 30% liều uống và 70% liều tiêm tĩnh mạch được đào thải không biến
đổi qua nước tiểu 24 giờ.

- Có một phần thải qua phân.

- Thời gian bán hủy khoảng 2-3 giờ. Trên bệnh nhân suy thận, thời gian bán hủy
tăng lên từ 8-10 giờ, tạo ra sự tích lũy thuốc.

6. Ảnh hưởng của thức ăn

Nồng độ trong huyết tương không bị ảnh hưởng khi có thức ăn ở dạ dày.
15
IX. TƯƠNG TÁC THUỐC

 Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc (như các thuốc
chống đông máu cumarin, theophylin, diazepam, propranolol). Ái lực của
ranitidin với men cytochrom P450 vào khoảng 10% so với cimetidin và mức độ
ức chế men gan ít hơn cimetidin 2 - 4 lần.
 Tác dụng làm hạ đường huyết khi dùng phối hợp glipizid với ranitidin hoặc
cimetidin có gặp nhưng dường như không nhiều.
 Khi dùng phối hợp các kháng sinh quinolon với các thuốc đối kháng H2 thì hầu
hết các kháng sinh này không bị ảnh hưởng, riêng có enoxaxin bị giảm sinh khả
dụng khi dùng cùng với ranitidin, nhưng sự thay đổi này không quan trọng về mặt
lâm sàng.
 Khi dùng ketoconazol, fluconazol và itraconazol với ranitidin thì các thuốc này bị
giảm hấp thu do ranitidin làm giảm tính acid cuả dạ dày.
 Khi dùng theophylin phối hợp với cimetidin thì nồng độ theophylin trong huyết
thanh và độc tính tăng lên, nhưng với ranitidin thì tác dụng này rất ít.
 Ranitidin + clarithromycin: làm tăng nồng độ ranitidin trong huyết tương (57%).
 Propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh của ranitidin trong huyết thanh và
làm chậm hấp thu, có thể do làm chậm sự chuyển vận thuốc qua dạ dày, sinh khả
dụng tương đối của ranitidin tăng khoảng 23%.
 Dùng cùng một lúc ranitidin với thức ăn hoặc với một liều thấp các thuốc kháng
acid (khả năng trung hòa 10 - 15 mili đương lượng HCl trong 10 ml) không thấy
giảm hấp thu hay nồng độ đỉnh trong huyết tương của ranitidin.

X. ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ BẢO QUẢN


1. Viên nén
Bảo quản nơi khô ráo ở nhiệt độ từ 15 - 30 °C. Tránh ánh sáng.

2. Thuốc tiêm
Bảo quản ở nhiệt độ 4 - 30 °C. Tránh ánh sáng. Dung dịch trong không màu
hoặc vàng, hơi sẫm màu không ảnh hưởng đến hiệu lực.

XI. CÁC DẠNG BÀO CHẾ THƯỜNG GẶP

Biệt dược: Zantac

16
Dạng bào chế thường gặp:

Viên nang: 150 mg, 300 mg.

Dung dịch uống 75 mg/5 ml; gói bột 150 mg.

Viên nén: 25 mg, 75 mg, 150 mg, 300 mg.

Viên sủi bọt: 150 mg, 300 mg.

17
Thuốc tiêm 25mg/ml ( 2ml, 6ml, 40ml).

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dược điển Việt Nam V tập 2
https://drive.google.com/drive/folders/14AFLz-KgJCn_h9BnODT7-
V01Wy7MJDLe
2. VNSAR-Dược thư quốc gia Việt Nam 2 (2015)
https://drive.google.com/drive/folders/1UIk_C09UvT5QWVTS2LlL2Zng-
4rH0PRp
3. Dược điển Anh 2016

4. Dược điển Mỹ USP 43/NF38

5. Điều trị
https://www.dieutri.vn/r/ranitidin

19

You might also like