Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

5.3.1.

Một số hình thức trắc nghiệm


Doanh nghiệp thường dùng một số hình thức trắc nghiệm sau đây để kiểm tra
trình độ và kỹ năng của các ứng viên.
a. Trắc nghiệm về tri thức và trình độ hiểu biết
- Trắc nghiệm trí thông minh – nhằm chọn lựa những ứng viên thông minh
cho chức vụ quan trọng. Bài trắc nghiệm gồm nhiều lĩnh vực đa dạng khác
nhau để kiểm tra kiến thức toàn diện của ứng viên: tự nhiên, kinh tế, toán
học, xã hội….
- Trí thông minh của người dự tuyển được đánh giá thông qua chỉ số IQ, thể
hiện mức độ hiểu biết tổng hợp các vấn đề xã hội tự nhiên, khả năng tư duy
logic về toán học, óc nhạy bén phán đoán, sự nhanh trí để tìm ra các đáp án
cho các câu hỏi.
Ví dụ:
Có nhiều loại bài trắc nghiệm trí thông minh:
+ Trắc nghiệm trí thông minh bằng hình ảnh
+ Trắc nghiệm trí thông minh bằng các công hỏi kiến thức xã hội
+ Trắc nghiệm trí thông minh bằng các phép toán
+ Trắc nghiệm trí thông minh bằng câu hỏi điền vào chỗ trống
Một số câu hỏi trắc nghiệm trí thông minh của Viettel:
1. Tìm 5 số liên tiếp của chuỗi dưới đây có tổng bằng 22.
7396413793541765
2. Số nào sẽ là số tiếp theo của chuỗi số sau?
0, 1, 2, 4, 6, 9, 12, 16, ?
3. Cho hình sau:
1 2 4 7
4 ? 7 10
6 ? ? 12
7 8 10 ?

- Trắc nghiệm các khả năng đặc biệt – như khả năng suy luận, quy nạp, phân
tích, tổng hợp, trí nhớ, tài hùng biệt hay khả năng tính toán. Việc ứng viên
có khả năng hiểu biết đặc biệt, các năng khiếu sẽ là cơ sở để dự báo về việc
đảm bảo thành công tốt trong lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng, vì những
người có khả năng đặc biệt thường đi đôi với tâm lý đam mê, yêu thích
những công việc được bố trí theo năng khiếu chuyên môn sẵn của họ.
Ví dụ: Đối với những nghề như giáo viên, phiên dịch, chuyên viên về các
quan hệ xã hội hoặc thậm chí đối với thư ký có thể sử dụng những test kiểm
tra khả năng vận dụng ngôn từ (diễn đạt có rõ ràng mạch lạc và logic hay
không, có vốn từ rộng không, có khả năng nắm bắt được suy nghĩ và lời nói
của người khác hay không...); đối với vị trí giám đốc kinh doanh và chuyên
viên nghiên cứu thị trường thường sử dụng test trắc nghiệm óc phân tích
(khả năng phân tích và hệ thống hoá khối lượng thông tin lớn); đối với nhà
thiết kế hoặc hoạ sỹ lại cần chú ý đến tư duy về không gian và khả năng giải
quyết những bài toán đòi hỏi yếu tố sáng tạo...
b. Trắc nghiệm về sự khéo léo và thể lực – áp dụng để tuyển nhân viên thực hiện
những công việc cụ thể và chi tiết như lắp ráp đồ điện tử, thực hiện các công
việc trên những cỗ máy trong dây truyền sản xuất, các công việc thủ công, hay
các công việc khác như lái xe, lái tàu, phi công.
Ví dụ: Đánh giá thể lực của ứng viên được thể hiện qua các bài tập về khả
năng chịu đựng, mức độ dẻo dai, trọng lượng tối đa có thể dịch
chuyển,v.v…của ứng viên.Đánh giá sự khéo léo của ứng viên được thể hiện
qua các bài tập tìm hiểu về sự khéo léo của bàn tay, sự thuần thục và mềm
mại của các chuyển động, sự phối hợp thực hiện các bộ phận trên cơ thể con
người của ứng viên,… Ứng viên được yêu cầu xếp các vật nhỏ bằng một
hoặc hai tay vào các hình mẫu sẵn.
c. Trắc nghiệm về tâm lý và sở thích:
- Trắc nghiệm về tâm lý – đánh giá về nhu cầu, tính khí, tính cách, mức độ tự
tin, trung thực, linh hoạt, trạng thái tình cảm, khả năng giải quyết vấn đề
của ứng viên. Ngoài trí thông minh, các khả năng đặc biệt, sự khéo léo và
thể lực tốt còn có nhiều yếu tố khác tác động mạnh mẽ đến khả năng thành
công của một nhân viên như ý trí, sở thích, nguyện vọng, động lực cá nhân,
… thường được đánh giá thông qua các trắc nghiệm tâm lý. Đặc biệt, trắc
nghiệm cảm xúc được sử dụng khá phổ biến nhằm đánh giá trạng thái tình
cảm và khả năng sử lý vấn đề trong những hoàn cảnh khác nhau của ứng
viên.
Ví dụ:
+ Bạn là đại diện dịch vụ khách hàng của công ty. Bạn nhận được một cuộc
điện thoại của 1 khách hàng đang vô cùng giận dữ về chất lượng sản phẩm
của công ty, bạn sẽ làm gì?
+ Bạn sẽ làm gì khi phát hiện ra đồng nghiệp thân thiết nhất của bạn đã lừa
bạn để tranh cơ hội thăng tiến của bạn?
+ Bạn là nhân viên bán hàng bảo hiểm, gọi điện thoại đến các khách hàng
tiềm năng. Bạn đã gọi điện thoại đến 15 người liền mà vẫn trắng tay, không
có được lời đề nghị hẹn gặp nào. Bạn sẽ làm gì khi đó?
- Trắc nghiệm sở thích – tìm hiểu các ngành nghề ưa thích, nơi và thể loại
công việc phù hợp nhất đối với ứng viên. Khi công việc, điều kiện làm việc
thích hợp với sở thích, ứng viên sẽ dễ ham mê công việc, có khả năng thực
hiện tốt công việc hơn, ít bỏ việc hơn.
Ví dụ: Công ty có thể sử dụng trắc nghiệm sở thích Holland để kiểm tra sở
thích nghề nghiệp của ứng viên
d. Trắc nghiệm về thành tích – nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và kỹ năng nghề
nghiệp mà ứng viên đã nắm được tại những công việc trong quá khứ.
Ví dụ: Tìm hiểu kiến thức của ứng viên về tài chính, kinh tế, nhân sự,… cần
thiết để thực hiện công việc hoặc mức độ thuần thục của ứng viên khi sử
dụng các trang bị, dụng cụ tại nơi làm việc. Nhiều doanh nghiệp không
tuyển được ứng viên đáp ứng yêu cầu riêng của mình trực tiếp trên thị
trường mà cần phải tuyển sinh để đào tạo, huấn luyện. hoặc cuối khóa học
doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức kiểm tra, trắc nghiệm thành tích để ra
quyết định tuyển dụng. Điểm số của bài trắc nghiệm thường dự báo khá
chính xác kiến thức và kinh nghiệm thực tế của ứng viên trong thực hiện
công việc.
e. Kiểm tra thực hiện các mẫu công việc – nhằm đánh giá kinh nghiệm và khả
năng thực hiện công việc của ứng viên theo đúng yêu cầu. Loại kiểm tra này có
độ tin cậy và chính xác cao. Mẫu công việc được rút ra từ những phần công
việc thực tế ứng viên sẽ phải thực hiện.
Ví dụ: Kiểm tra về tay nghề đối với công nhân kỹ thuật, kiểm tra kỹ năng
soạn thảo văn bản, tài liệu đối với công việc của thư ký văn phòng. Kiểm tra độ
chính xác trong tính toán đối với nhân viên kế toán.

Tóm tắt mục đích và ứng dụng của các hình thức trắc nghiệm trong tuyển chọn được
trình bày trong bảng 5.2
Bảng 5.2: Các hình thức kiểm tra trắc nghiệm đối với các ứng viên (PPT)

Hình thức trắc nhiệm Mục đích đánh giá Ứng dụng trong tuyển
chọn ứng viên
Trí thông minh Sự thông minh, khả năng Quản trị viên cao cấp, cán
suy xét, nhận diện và bộ có trình độ chuyên
phán đoán môn cao
Các khả năng đặc biệt Các năng khiếu đặc biệt Các cán bộ chuyên môn
(ngôn ngữ, toán học, tư cần thiết cho các công kỹ thuật thực hiện các
duy không gian,…) việc chuyên môn khác công việc chi tiết cụ thể
nhau hoặc các cán bộ quản trị
cấp tác nghiệp
Sự khéo léo Sự khéo léo tay chân Công nhân KT trong các
dây chuyền lắp ráp sữa
chữa,…
Trắc nghiệm về cá nhân Xúc cảm, động lực, tính Quan trọng đối với tất cả
tình, mức độ tự tin, khả ứng viên như: quản trị
năng hoà đồng, trung viên các cấp, nhân viên
thực, tính khí,… kỹ thuật, thư ký, Nv bán
hàng,…
Trắc nghiệm về sở thích Lĩnh vực hoạt động nghề Nhằm phát triển tối ưu
nghiệp, CV phù hợp nghề nghiệp đối với Ưv

You might also like