Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

CHUYỂN DẠ KÉO DÀI

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Chẩn đoán đúng trường hợp chuyển dạ bình thường.
2. Chẩn đoán và xử trí thích hợp các trường hợp chuyển dạ bất thường
pha tiềm thời.
3. Chẩn đoán và xử tri thích hợp các trường hợp chuyển dạ bất thường
pha hoạt động.
4. Chẩn đoán và xử trí thích hợp các trường hợp chuyển dạ bất thường
giai đoạn hai.
5. Chẩn đoán và xử trí thích hợp các trường hợp chuyển dạ bất thường
giai đoạn ba.

1. NHẮC LẠI SINH LÝ CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG


Theo nghiên cứu của Friedman vào năm 1955 đã chia quá trình
chuyển dạ làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ lúc bắt đầu có cơn co tử cung đến khi cổ tử cung
mở hoàn toàn và được chia thành hai pha:
- Pha tiềm thời, trong pha tiềm thời, cơn co tử cung đều đặn làm
cho cổ tử cung xóa mở dần.
- Pha hoạt động bắt đầu khi cổ tử cung mở 4 cm, được biểu hiện
bằng tốc độ mở cô tử cung và độ lọt nhanh, pha này chia nhỏ thành ba
pha: tăng tôc, pha có độ dôc tối đa và pha giảm tốc.
- Giai đoạn 2: từ lúc cổ tử cung mở hoàn toàn cho tới lúc sổ thai
- Giai đoạn 3: giai đoạn sổ nhau.

76
Chuyển dạ kéo dài

Labor Curve - Nuliparas

10.00

9.00
8.00
7.00
6.00 •Friedman 1955
•Friedman 1978
5.00
Zang 2002
4.00 - Vahratian 2006 Para=0
Cervical Dilation
3.00

2.00
1.00

0.00 +
12 3 45 678 +
9 10 11 12 13 14
Hours
Hình 9.1. Đường cong chuyển dạ bình thường của sản phụ con so
(Nguồn: Diagnosis and Management of Arrest Disorders: Duration to Wait)

Labor Curve - Nulipara vs. Multipara

10.00
9.00
8.00
7.00 -Friedman 1955
6.00
-Multipara con rạ
5.00
4.00 -Vahratian 2006 Para=1-
Cervical Dilation 3.00 3+
2.00
1.00
0.00
1 234 5 67 8 10 11 12 13 14
Hours
Hình 9.2. Đường cong chuyển dạ của người sinh con so và sinh con rạ
(Nguồn: Diagnosis and Management of Arrest Disorders: Duration to Wait

77
LÝ THUYẾT LÂM SÀNG - Tập 1

Như vậy, thời gian chuyển dạ bình thường được quy ước như sau:
- Trong giai đoạn tiềm thời:
- Ở người con so: thời gian chuyên dạ trung bình là 7,3 - 8,6 giờ
(bách phân vị 50) và giới hạn trên ở bách phân vị 95 là 17 -21 giờ.
Ở người con rạ: thời gian chuyên dạ trung bình là 4,1 - 5,3 giò
(bách phân vị 50) và giới hạn trên ở bách phân vị 95 là 12 - 14 giờ.
Trong pha hoạt động: tốc độ mở cổ tử cung trung bình ở người
con so là 1,2 cm/giờ, con rạ là 1,5 cm/giờ.
- Thời gian giai đoạn số thai:
- Con so:
+ Không có gây tê ngoài màng cứng: thời gian trung bình là 53
- 57 phút (bách phân vị 50) và và giới hạn trên ở bách phân
vị 95 là 122 - 147 phút.
+ Có gây tê ngoài màng cứng: thời gian trung bình là 122 - 147
phút (bách phân vị 50) và và giới hạn trên ở bách phân vị 95
là 185 phút.
- Con rạ:
+ Không gây tê ngoài màng cứng: thời gian trung bình là 17 -
19 phút (bách phân vị 50) và giới hạn trên ở bách phân vị 95
là 57 - 61 phút.
+ Có gây tê ngoài màng cứng: thời gian trung bình là 45 phút
(bách phân vị 50) và giới hạn trên ở bách phân vị 95 là 131
c phút
Tuy nhiên, trong thực hành sản khoa ngày nay đã ghi nhận được
rằng thời gian chuyển dạ bình thường dài hơn so với trước đây. Thời gian
để cổ tử cung mở từ 4 cm lên 5 cm có thể kéo dài hơn 6 giờ ở cả người
sinh con so và con rạ và thời gian để cổ tử cung mở từ 5 cm lên 6 cm có
thể kéo dài hơn 3 giờ. Vì vậy, theo ACOG 2014 đã đưa ra khuyến cáo:
- Chuyển dạ hoạt động nên bắt đầu khi cổ tử cung từ 6 cm trở lên.
- Thời gian sô thai của người sinh con so có gây tê ngoài màng
cứng là 4 giờ (bách phân vị 95)

78
Chuyến dạ kéo dài

10
P2+ P1 PO
8
7
6
5
Cervical dilation (cm) 4
3
0 1 2 3 4 5 6 7
Time (hours)
Hình 9.3. Đường cong chuyển dạ trung bình của các sản phụ sinh đơn thai -
đủ tháng - vào chuyển dạ tự nhiên (PO: chưa sinh lần nào, P1: có 1 lần sinh,
P2: sinh từ 2 lần trở lên).
(Nguồn: Diagnosis and Management of Arrest Disorders: Duration to Wait)

Dilation at which women were admitted


5 cm 4 cm 3 cm 2 cm
10
9
8

5
Cervical dilation (cm)
4
3

Admission 2
2
46 8 10 12 14 16 18 20
Time since admission (hours)
Hình 9.4. Thời gian chuyển dạ cộng dồn ở bách phân vị 95 của những người
sinh con so - đơn thai - đủ tháng - chuyển dạ tự nhiên - kết cuộc sinh ngà âm
đạo và trẻ sơ sinh bình thường (khi bắt đầu vào chuyển dạ với độ mở cổ tử
cung: 2 - 3- 4 - 5 cm).
(Nguồn: Diagnosis and Management of Arrest Disorders: Duration to Wait)

79
LÝ THUYẾT LÂM SÀNG - Tập 1

2. CHUYẾN DẠ BÁT THƯỜNG


-Sinh khó là sự chuyển dạ khó khăn hay tiến trình chuyển dạ
chậm bất thường.
Chuyển dạ bất thường gồm bất kỳ những dấu hiệu mà nằm ngoài
đường cong chuyền dạ bình thường được chấp nhận (dấu hiệu gợi ý dựa
vào sản đồ, khi quá trình chuyển dạ lệch sang đường báo động và/hoặc
đường hành động).
2.1. Pha tiềm thời
Khi thời gian chuyến dạ giai đoạn tiềm thời vượt qua giới hạn quy
định.
- Con so: > 20 giờ
- Con rạ: > 14 giờ
Tuy nhiên, hiện nay chân đoán này không còn phổ biến và được cho
là một chẩn đoán khó chính xác bởi vì rất khó để xác định thời gian bắt
đầu chuyển dạ, cũng như khó phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả.
Nguyên nhân: dùng thuốc giảm đau quá nhiều hay có gây tê ngoài
màng cứng, tình trạng cố tử cung không thuận lợi, chuyển dạ giả.
Xử trí:
- 85% sẽ tiến triển thành chuyên dạ hoạt động
-10%: chuyền dạ giả
5%: chuyền dạ tiềm thời kéo dài và cần phải tăng co.

Bảng 9.1. Phân biệt cơn co tử cung trong chuyển dạ thật và chuyển dạ giả
Dầu hiệu Chuyển dạ giả Chuyên dạ thật
Thời gian cơn co Thường không đều Đều và tần số gần nhau, mỗi cơn
tứ cung và thưa kéo dài khoảng 30 - 70 giây
Khi thay đối cử Có thể ngưng khi Cơn co vẫn không đồi khi mẹ
động nghỉ ngơi hay đi bộ thay đổi cử động
Cường độ cơn co Thường nhẹ và Tăng dần về cường độ
tử cung không tăng lên
Tính chất cơn Thường chỉ ở phía Thường bắt đầu ở lưng lan ra
đau trước trước

80
Chuyển dạ kéo dài

2.2. Pha hoạt động


- Có hai dạng chuyến dạ hoạt động bất thường là kéo dài và ngưng
trệ
+ Chuyển dạ kéo dài:
• Con so: cổ tử cung mở < 1,2 cm/giờ, lọt < 1 cm/giờ
• Con rạ: cố tử cung mở < 1,5 cm/giờ, lọt < 2 cm/giờ
+ Chuyển dạ ngưng trệ:
• Con so khi không có sự thay đổi cổ tử cung và độ lọt sau
2 giờ
Con rạ khi không có sự thay đối: cổ tử cung sau 2 giờ và
độ lọt sau 1 giờ
Theo ACOG đề nghị kéo dài thêm thời gian chẩn đoán chuyển
dạ ngưng tiến, còn theo Tổ chức Chuyển Dạ An Toàn đã đưa ra thời
gian cố tử cung mở từ 4 lên 5cm là 6 giờ (bách phân vị 95).
- Nguyên nhân: cơn gò tử cụng không đủ, khung chậu bất thường,
kích thước - ngôi thai bất thường, dùng thuốc giảm đau quá
nhiều
- Xử trí: tùy thuộc nguyên nhân
+ Nếu không có bất xứng đầu chậu, chuyển dạ kéo dài: tăng co
+ Nếu có bất xứng đầu chậu, chuyển dạ ngưng trệ: mổ lấy thai.
- Nguy cơ giai đoạn 1 kéo dài khi thời gian chuyến dạ hơn > 30
giờ (bách phân vị 95):
+ Trên sản phụ: tỉ lệ mổ lấy thai và nhiễm trùng ối tăng
+ Trên trẻ sơ sinh: tỉ lệ chăm sóc ICU sơ sinh tăng dù trẻ không
có bất kỳ bệnh lý khác.
2.3. Giai đoạn sổ thai
- Khi bất thường phải xét trên sản phụ có gây tê ngoài màng cứng
hay không.
+ Không gây tê ngoài màng cứng:
• Con so: > 2 giờ sản phụ chưa sinh
Con rạ: > 1 giờ sản phụ chưa sinh

81
LÝ THUYẾT LÂM SÀNG - Tập 1

+ Có gây tê ngoài màng cứng:


• Con so: > 3 giờ sản phụ chưa sinh
• Con rạ: > 2 giờ sản phụ chưa sinh

- Nguyên nhân: khung chậu hẹp, ngôi bất thường - thai to, cơn
gò - sức rặn của mẹ yếu do gây tê hoặc không có gây tê.
- Xử trí:
+ Do cơn gò không đủ: tăng cơn gò
+ Do sức rặn mẹ yếu: sinh giúp
+ Do bất xứng đầu chậu: mổ lấy thai
2.4. Giai đoạn sổ nhau
-. .Bât thường khi thời gian kéo dài > 30 phút, trong trương hợp
không có xử trí tích cực giai đoạn III. Tiêu chuân này chỉ còn áp dụng
trong sổ nhau tự nhiên.
- Xử trí: bóc nhau.
Bảng 9.2. Bảng tóm tắt tiêu chuẩn chẩn đoán chuyển dạ bất thường (2)
Chẩn đoán Con so Con ra
Pha tiềm thời kéo dài > 20 giờ >14 giờ
Sự kéo dài của độ mở cổ tử cung < 1,2 cm/giờ ≤ 1,5 cm/giờ
Sự kéo dài độ lọt ngôi thai < 1 cm/giờ < 2 cm/giờ
Sự ngưng trệ của độ mở cổ tử cung * > 2 giờ > 2 giờ
Sự ngưng trệ của độ lọt* > 2 giờ > 1 giờ
Giai đoạn sổ thai trung bình 50 phút 20 phút
Giai đoạn số thai không/có gây tê ngoài màng > 2 giờ > 1 giờ
cứng (> 3 giờ) (> 2 giờ)
Giai đoạn sổ nhau kéo dài > 30 phút > 30 phút
*Cơn gò tử cung đủ khi>200 đơn vị Montevi-
deo [MVU] trong 10 phút kéo dài trong 2 giờ.

TÓM TẮT
Quá trình chuyển dạ được coi là sinh lý khi nó diễn ra theo đúng
tiến trình thời gian. Khi quá trình này diễn ra bất thường sẽ đưa đến
những kết cuộc xấu cho mẹ và con và tiến trình được gọi là bất thường
khi nó diễn ra kéo dài. Quan điểm về tiêu chuẩn chuyển đạ kéo dài hiện

82
Chuyển dạ kéo dài

nay có thay đối so với trước kia, điều này có thể do có những thay đổi
trong can thiệp chuyền dạ, vì vậy cần có những đánh giá và thay đổi cho
phù hợp với tiêu chuân hiện nay.
TỪ KHÓA
Chuyên dạ, kéo dài, thời gian, sinh lý, giai đoạn, ngưng trệ, cổ tử
cung, xóa mở.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ


1. Quá trình chuyển dạ được chia thành:
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
2. Trong giai đoạn hoạt động, tốc độ mở cổ tử cung sinh lý ở người
con SO:
A. 1 cm/giờ
B. 1,2 cm/giờ
C. 1,5 cm/giờ
D. 1,7 cm/giờ
3. Giai đoạn 2 được gọi là kéo dài ở người sinh con so có gây tê giảm
đau theo ACOG:
A. 1 giờ
B. 2 giờ
C. 3 giờ
D. 4 giờ
4. Khi chuyển dạ hoạt động kéo dài, nếu có bất xứng thai và khung
chậu, hướng xử trí thích hợp:

A. Theo dõi tiếp 2 giờ


B. Tăng co
C. Sinh giúp
D. Mổ lấy thai

83
LÝ THUYẾT LÂM SÀNG - Tập 1

5. Khi chậu,
khung giai đoạn 2 kéo
hướng dài, cơn gò phù hợp, không có bất xứng thai và
xử trí:
A. Theo dõi tiếp 2 giờ
B. Tăng co
C. Sinh giúp
D. Mổ lấy thai
Đáp án:
1.B 2.B 3.C 4.D 5.C

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Friedman EA (1995). Primigravid labor, a graphicostatistacal analysis. Obstet
Gynecol. 1995 Dec. 6(6): 567 - 589
2. El-Sayed YY (2012), Diagnosis and Management of Arrest Disorders: Duration
to Wait, Reprinted from Seminars in Perinatology. Vol 36(5), p.374-8.
3. Cunningham FG, Leveno KL, Bloom SL et al (2007). Abnormal labor. William
Obstetrics. 22" ed, Appleton & Lange 1007, 415 - 431.

84

You might also like