BÀI KIỂM TRA SỐ 2 MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề bài: Hiện nay, khi tìm kiếm trên các trang web về giai đoạn 1954-1975, quá nửa số

trang đó có nhận định rằng giai đoạn này ở Việt Nam có nội chiến. Là sinh viên Việt
Nam, em có suy nghĩ gì về nhận định trên? Hãy chứng minh cho ý kiến của mình
BÀI LÀM
Thắng lợi vang dội của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã
hiện thực hóa di nguyện thiêng liêng của Hồ Chủ tịch về một Việt Nam độc lập, thống
nhất. Trải qua 21 năm kiên cường chiến đấu, nhân dân ta đã chiến thắng cuộc chiến tranh
xâm lược thực dân mới ác liệt và dã man nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn còn tồn tại một số nhận định gây tranh cãi khi cho rằng giai đoạn 1954 -
1975 ở Việt Nam có nội chiến. Là một sinh viên Việt Nam, với niềm tự hào dân tộc và
trách nhiệm tìm hiểu lịch sử, cá nhân em cho rằng đây là cách nhìn nhận phiến diện và
thiếu khách quan về bản chất của giai đoạn lịch sử này.
Để đưa ra những nhận định chính xác nhất về vấn đề này, ta cần nắm rõ: nội chiến
thường được hiểu là cuộc chiến tranh xảy ra giữa hai hoặc nhiều phe phái trong cùng một
quốc gia. Như vậy, nhìn nhận giai đoạn 1954 - 1975 qua lăng kính “nội chiến” có thể dẫn
đến những quan điểm sai lệch và thiếu chính xác. Để khẳng định điều này, cần đánh giá
kỹ lưỡng bản chất giữa các bên tham chiến của cuộc chiến tranh, dựa trên những yếu tố
như: mục tiêu, lực lượng tham chiến,…
Về mục tiêu: Sau ngày Hiệp định Giơnevơ (7/1954) được ký kết, đất nước của
chúng ta bị chia làm hai miền với những chế độ, chính trị, xã hội khác nhau: miền Bắc
được giải phóng hoàn toàn, miền Nam do đế quốc Mỹ thay chân Pháp quản lý. Điều này
dẫn đến sự tham chiến với những mục tiêu hoàn toàn đối lập giữa các bên. Đảng và Nhà
nước đã từng bước lãnh đạo miền Bắc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, hướng
tới mục tiêu chung thống nhất đất nước. Ngược lại, miền Nam chịu sự thống trị của đế
quốc Mỹ cùng bộ máy chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hoà với âm mưu biến nơi đây
thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự để tấn công miền Bắc và hệ thống xã hội
chủ nghĩa. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1954) đã chỉ rõ:
“Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù
chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống
đế quốc Mỹ”.
Về lực lượng: Tuy còn nhiều gian khó do bị địch đánh phá và địa hình hiểm trở,
song miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã không ngừng tăng cường chi viện cho cách mạng
miền Nam khi liên tục có các đoàn cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam cùng
vũ khí đạn dược từ miền Bắc đưa vào. Để tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương Đảng,
tháng 10/1961, Trung ương cục miền Nam được thành lập. Đảng bộ miền Nam được kiện
toàn với hệ thống tổ chức thống nhất, tập trung từ Trung ương Cục đến các chi bộ. Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện chức năng của chính quyền cách
mạng. Song song với đó, các lực lượng vũ trang ở miền Nam được thống nhất với tên gọi
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt khác, đế quốc Mỹ đã bắt đầu thực hiện chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam sau thất bại thực hiện hình thức điển hình của
chủ nghĩa thực dân mới, với vai trò chủ chốt của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cùng
công thức “cố vấn, vũ khí Mỹ và quân chủ lực Việt Nam Cộng hòa”.
Về sách lược: Ở miền Nam, Mỹ và ngụy quyền Ngô Đình Diệm triển khai thực
hiện kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, dự định lập 17000 ấp chiến lược
là “quốc sách” cùng hai kế hoạch quân sự - chính trị để thực hiện mục tiêu chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” là kế hoạch Stalây - Taylo (1961 - 1963) và Giônxơn - Mắc
Namara (1964 - 1965). Chúng áp dụng chiến thuật quân sự “trực thăng vận”, “thiết xa
vận” và đặc biệt, rải chất độc dioxin xuống miền Nam Việt Nam từ ngày 10/8/1961, để
lại những hậu quả nghiêm trọng, đau thương cho người dân. Về phía ta, thành công lớn
nhất của Đại hội lần thứ II của Đảng là đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: phối hợp đồng thời và chặt chẽ hai chiến lược
cách mạng khác nhau: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, hướng tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng
1/1961 và tháng 2/1962, Chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của
cách mạng miền Nam” được ban hành. Với tinh thần giữ vững thế chiến lược tiến công
của cách mạng miền Nam đã giành được từ sau phong trào Đồng khởi, đưa đấu tranh vũ
trang phát triển lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên cả ba vùng chiến
lược: đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn rừng núi bằng ba mũi giáp công: quân sự,
chính trị và binh vận.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy “nội chiến” không phải là nhận định chính
xác để mô tả giai đoạn lịch sử 1954 - 1975 ở Việt Nam. Thay vào đó, đây là cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược nhằm chống lại sự can thiệp trực tiếp và ngày càng gia
tăng của Mỹ vào Việt Nam, gây ra những cuộc chiến với quy mô và mức độ tàn khốc, để
lại những thiệt hại to lớn về cả người và của cho nhân dân. Tuy vậy, sự quật cường, bền
bỉ chiến đấu của người dân Việt Nam đã đem đến những thắng lợi vẻ vang, thống nhất
đất nước sau hơn 20 năm chia cắt, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của quốc
gia.
Lịch sử là quá khứ, nhưng những bài học lịch sử luôn để lại giá trị quý giá. Việc
nhìn nhận lịch sử một cách khách quan, toàn diện, dựa trên các bằng chứng và đánh giá
khoa học là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với thế hệ trẻ - tương lai của
quốc gia. Giai đoạn 1954-1975 là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước, ý
chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần trân trọng, ghi nhớ và tiếp nối
những giá trị tốt đẹp ấy để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.

You might also like