Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Slide 1: giới thiệu

Slide 2: tên thành viên – nhiệm vụ


Slide 3: những nội dung cần trình bày
Trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lenin, có 6 cặp
phạm trù cơ bản để phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ cơ
bản của sự vật và hiện tượng, hôm nay nhóm chúng mình sẽ giúp các
bạn tìm hiểu về mối quan hệ giữa tất nhiên – ngẫu nhiên và cách vận
dụng chúng trong hoạt động thực tiễn như thế nào…
Slide 4: khái niệm
1. Khái niệm:
- Tất nhiên: là phạm trù chỉ cái do nguyên nhân chủ yếu bên trong sự
vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy
ra như thế chứ không thể khác
- Ngẫu nhiên: là phạm trù chỉ cái không phải do bản chất kết cấu bên
trong sự vật, mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật, do sự ngẫu
nhiên của những hoàn cảnh bên ngoài sự vật quyết định
Slide 5: mối quan hệ
2. Mối quan hệ tất nhiên – ngẫu nhiên:
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò đối
với sự vận động, phát triển
=> Tất nhiên đóng vai trò quyết định, chi phối sự phát triển
=> Ngẫu nhiên ảnh hưởng, làm cho diễn ra nhanh hay chậm, tốt hay xấu
VD: một cây cam đang phát triển thì tất nhiên nó sẽ cho ra quả cam chứ
không thể là quả khác, nhưng những yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện sẽ làm
ảnh hưởng đến việc có quả cam nhanh hay chậm, có ra được quả cam
hay không, ví dụ như có mưa to, bão tố hay sâu hại thì sẽ làm chậm quá
trình ra quả của cây, thậm chí cây còn có thể bị chết, không thể ra quả
được nữa
Slide 6:
-Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại thống nhất với nhau, không có cái tất
nhiên và ngẫu nhiên thuần túy
=> Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số
cái ngẫu nhiên
=> Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, bổ sung cho
cái tất nhiên
VD: tai nạn giao thông xảy ra trên một đoạn đường nào đó là ngẫu
nhiên, nhưng nếu đoạn đường đó liên tiếp xảy ra tai nạn, tức là đằng
sau nó ẩn chứa tất nhiên nào đó. Có thể là do đoạn đường quá hẹp, địa
hình bị che khuất, không có biển báo nên tai nạn xảy ra là tất nhiên
Slide 7:
-Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể thay đổi vị trí cho nhau
=> Tất nhiên có thể biến thành ngẫu nhiên và ngược lại
VD: trong xã hội công xã nguyên thủy, việc trao đổi vật chất với nhau là
ngẫu nhiên vì khi ấy sản phẩm lao động chỉ đủ riêng cho mình dùng,
nhưng sau này khi năng lực sản xuất đủ lớn, có nhiều sản phẩm dư
thừa, khi đó việc trao đổi sản phẩm trở nên tất yếu, để làm cho cuộc
sống con người ngày càng đầy đủ hơn -> trao đổi sản phẩm từ ngẫu
nhiên đã trở thành tất nhiên
Slide 8:
-Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối
=> trong mối quan hệ này là tất nhiên, nhưng trong mối quan hệ khác
lại là ngẫu nhiên và ngược lại
VD: bạn A là học sinh xuất sắc của trường B thì đối với trường B khi có 1
hs xuất sắc như A là ngẫu nhiên, nhưng đối với bạn A thì do bạn A học
tập chăm chỉ nên đạt kết quả tốt và trở thành hs xuất sắc là tất nhiên
Slide 9:
3. Ý nghĩa phạm trù ngẫu nhiên – tất nhiên:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất
nhiên, nhưng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất
nhiên khỏi cái ngẫu nhiên
- Tất nhiên luôn biểu lộ thông qua cái ngẫu nhiên, nên muốn nhận thức
cái tất nhiên cần bắt đầu từ cái ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, cần tạo ra
những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của
chúng theo mục đích nhất định
Slide 10:
4. Kết luận:
- Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai khái niệm quan trọng trong hoạt động
thực tiễn. Hiểu được mối quan hệ giữa chúng giúp chúng ta có cái nhìn
toàn diện về cuộc sống xung quanh và áp dụng nó vào các lĩnh vực khác
nhau.
Slide 11:
Hi vọng bài thuyết trình của nhóm mình sẽ giúp ích cho các bạn trong
việc hiểu và áp dụng mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên trong
cuộc sống thực tiễn. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

You might also like