Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải đáp những kiến nghị xung quanh dự

thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)


Tại buổi làm việc của đoàn công tác Quốc hội với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
và Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro chiều ngày 7/7, Bộ trưởng Nguyễn Hồng
Duyên đã có nhiều giải đáp xác đáng các kiến nghị của hai đơn vị trên.

Một số kiến nghị, đề xuất


Tại buổi làm việc, báo cáo với đoàn công tác, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu
khí Việt Nam Đỗ Chí Thanh cho biết, trong 6 tháng năm 2022, Tập đoàn duy trì
ổn định sản lượng khai thác, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích
cực, nộp ngân sách Nhà nước 66,1 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Tập đoàn dầu
khí Việt Nam phải đối diện với 4 khó khăn, thách thức gồm: Thách thức về
phạm vi hoạt động của lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khó
khăn do xu hướng chuyển dịch năng lượng, khó khăn về cơ chế chính sách đặc
thù cho ngành dầu khí và khó khăn về thị trường.
Để góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc
gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo, là trụ cột kinh tế đất nước, Tập đoàn dầu khí
Việt Nam và các đơn vị thành viên đã nêu 7 kiến nghị:
Thứ nhất, bổ sung “Dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ” vào Điều 1 - Phạm vi
điều chỉnh
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện quy định về áp dụng Luật Dầu khí, các luật liên
quan, pháp luật nước ngoài, thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
Thứ ba, đưa đầy đủ các hình thức, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu dầu khí
vào Luật Dầu khí, đồng thời cũng quy định rõ không áp dụng Luật Đấu thầu để
lựa chọn nhà thầu dầu khí để tránh chồng chéo, nhầm lẫn khi áp dụng luật
Thứ tư, về bổ sung quy định cụ thể về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng
hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí sẽ được nhà thầu phải thực hiện theo
quy định Luật Dầu khí và Hợp đồng dầu khí, đảm bảo nguyên tắc công bằng,
cạnh tranh, minh bạch
Thứ năm về nghiên cứu để bổ sung vào Dự thảo Luật các hình thức, cơ chế ưu
đãi khác (ngoài ưu đãi thuế và mức thu hồi chi phí), mở rộng phạm vi áp dụng
chính sách ưu đãi đối với các hợp đồng đã được ký kết và đang thực hiện nhưng
các phát hiện có quy mô nhỏ, hiệu quả cận biên nhằm tận thu tài nguyên và tiết
kiệm thời gian
Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật về một số nội dung liên quan đến hợp
đồng dầu khí để đảm bảo: Luật Dầu khí được ưu tiên áp dụng trong việc triển
khai hoạt động dầu khí; việc triển khai dự án được chia theo từng giai đoạn phù
hợp với từng giai đoạn của hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác; việc phê
duyệt dự án dầu khí là phê duyệt cho từng giai đoạn triển khai dự án và thuộc
thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Thứ bảy, về quy định rõ trong Dự thảo Luật, cụ thể Điều 52, 53 và 54 dự thảo
Luật cần cấu trúc lại để phân định và quy định rõ về Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Bên cạnh đó, lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng nêu thêm một số đề
xuất trong đó có đề xuất ủng hộ Tập đoàn dầu khí Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực
điện gió ngoài khơi nhằm thích ứng với xu hướng dịch chuyển năng lượng ngày
càng nhanh trên thế giới.
Đồng thời hỗ trợ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tháo gỡ các khó khăn liên quan
đến công tác quản trị, quản lý hoạt động của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi
Sơn. Đề nghị Quốc hội trao đổi với lãnh đạo Quốc hội Cô Oét về thực trạng
quản lý điều hành yếu kém của Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nguyên nhân cốt lõi dẫn
tới khó khăn hiện nay để có ý kiến với nhà đầu tư Cô Oét phối hợp chặt chẽ với
PVN trong công tác tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn theo đúng bản chất kinh
tế trong thời gian sớm nhất.
“Đề nghị Quốc hội sớm ban hành cơ chế chính sách quy định về đầu tư, quản lý
vận hành hệ thống Kho Dự trữ Quốc gia về nguyên liệu dầu thô và các sản
phẩm xăng dầu để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tạo cơ chế
thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất của Tập đoàn dầu khí Việt Nam tham gia
vào các hoạt động này”- ông Đỗ Chí Thanh bày tỏ
Báo cáo với đoàn công tác, đại diện của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro
cho biết, còn nhiều xung đột, chồng chéo trong áp dụng Luật Dầu khí và các
Luật khác liên quan: Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu.
Luật Dầu khí hiện hành chưa có quy định cụ thể về nội dung trình tự, thủ tục
triển khai hoạt động dầu khí, gây nhiều khó khăn trong quá trình triển khai công
việc, thời gian phê duyệt phê duyệt đầu tư nhiều khi kéo dài, ảnh hưởng đến tiến
độ triển khai dự án, đặc biệt là khi triển khai các dự án phát triển mỏ.
Các dự án có quy mô nhỏ, hiệu quả cận biên chưa có cơ chế ưu đãi thỏa đáng để
có thể phát triển dự án nhằm tận thu nguồn tài nguyên. Quy trình, thủ tục liên
quan đến phát triển mỏ còn bất cập, nhất là đối việc tính toán hiệu quả kinh tế
khi phát triển các mỏ nhỏ.
Giải quyết xác đáng các kiến nghị
Lắng nghe kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Bộ trưởng Bộ
Công Thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận những đóng góp tích cực của Tập
đoàn dầu khí Việt Nam nói chung và Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro nói
riêng cho đất nước cũng như địa phương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngay cả trong
thời gian rất khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong năm 2021,
đơn vị vẫn phát triển khá tốt.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, qua chương trình làm việc, nhiều vấn
đề cần đưa vào dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) sắp tới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, cơ bản những kiến nghị của Tập đoàn dầu
khí Việt Nam và các đơn vị thành viên là xác đáng. Tuy nhiên, Luật dầu khí
(sửa đổi) là luật để điều chỉnh tất cả những hoạt động trong lĩnh vực dầu khí chứ
không phải luật dành riêng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hay bất kỳ đơn vị
nào. Chính vì vậy, sẽ có những kiến nghị không giải quyết được theo đúng
mong muốn của các đơn vị.
“Những kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hôm nay liên quan đến nội
dung Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 7 kiến nghị đều đã và đang được đơn vị soạn
thảo là Bộ Công Thương và cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Kinh tế Quốc
hội phối hợp chặt chẽ giải quyết”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Với đề xuất Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn phát triển điện gió ngoài khơi
thích ứng với xu hướng dịch chuyển năng lượng ngày càng nhanh trên thế giới,
Bộ trưởng cho biết đây là vấn đề hoàn toàn xác đáng vì trong lĩnh vực dầu khí
thì dầu và khí là loại tài nguyên không tái tạo, nên đề xuất của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam và các đơn vị thành viên tìm hướng mới để phát triển là hợp lý.
“Tuy nhiên, trong quá khứ khi mở rộng ngoài ngành quá nhiều các đơn vị gặp
sự cố. Chính vì thế Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị
về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2035 (Nghị quyết số 41)đã giới hạn các đơn vị chỉ hoạt động
trong lĩnh vực trọng yếu. Do đó, muốn giải quyết được bài toán này Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam cần khẩn trương thực hiện tổng kết Nghị quyết 41 của Bộ
Chính trị và từ tổng kết đó, đề xuất các giải pháp mới”- Bộ trưởng lưu ý.
Liên quan đến việc hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tháo gỡ các khó khăn
liên quan đến công tác quản trị, quản lý hoạt động của Công ty TNHH Lọc hóa
dầu Nghi Sơn, vấn đề này liên quan đến chính sách ngoại giao. Để tháo gỡ được
cần phải có liên Chính phủ và cần có thời gian.
“Kính đề nghị Quốc hội trong các cuộc tiếp xúc song phương với Quốc hội Cô
Oét có ý kiến để phía Cô-oét chỉ đạo các doanh nghiệp Cô Oét (KPC, KPI) tích
cực hơn trong công tác tái cấu trúc Công ty liên doanh”- Bộ trưởng cho biết.
Về cơ chế để đầu tư hệ thống vận hành kho dự trữ quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn
Hồng Diên nhìn nhận, hiện Bộ Công Thương cũng đã xây dựng và trình Chính
phủ đề án về nâng mức dự trữ xăng dầu. Theo đề án, Bộ đã nâng thời gian dự
trữ xăng dầu lên 2 tháng thay vì 5-7 ngày như hiện nay. Đến năm 2025 cố gắng
nên lên 1 tháng, tức là gấp 5 lần hiện nay, và đến năm 2030 thì gấp 10 lần.
“Thay vì dự trữ tiền thì chúng ta dự trữ thêm 1 phần hàng, Dịp này kể cả những
nước sở hữu rất nhiều dầu mỏ như Mỹ, Co-oet, Nga... đều dự trữ theo hướng
này”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.
Trong khi đó, với các kiến nghị của Vietsovpetro như xem xét giao cho Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam và Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro chịu trách
nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Liên doanh Việt – Nga
Vietsovpetro, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lý giải, Liên doanh Việt – Nga
Vietsovpetro là 1 liên doanh theo cơ chế Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam -
Liên bang Nga. Để có thể mở rộng hoạt động dầu khí của Liên doanh Việt –
Nga Vietsovpetro theo Hiệp định cần điều chỉnh phạm vi của Hiệp định liên
Chính phủ, theo đó cần sự đồng thuận của 2 phía Việt Nam và Liên bang Nga
và phải được Chính phủ 2 nước phê chuẩn.
Ngoài ra, trường hợp Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro tham gia hoạt động
dầu khí với vai trò nhà thầu dầu khí thông thường, Bộ Công Thương hoan
nghênh và ủng hộ.
Về kiến nghị của đơn vị con của PVN là nhà máy đạm Phú Mỹ, Bộ trưởng
Nguyễn Hồng Diên cho rằng:Thông thường trong cơ cấu giá thành sản phảm,
nếu như sản xuất đạm bằng than thì cơ cấu nguyên vật liệu đầu vào chiếm
khoảng 60 – 65%, còn lại là công nghệ, quản trị và tất cả những cái khác nữa.
Nếu như bây giờ đạm khí đang được hưởng những cơ chế trong sản xuất thì giá
nguyên vật liệu đó sẽ chiếm tỷ trọng ít hơn trong đầu vào. Đơn vị vừa là doanh
nghiệp nhà nước, vừa là doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong lĩnh vực khí thì
cố gắng làm sao chia sẻ lợi ích, chia sẻ trách nhiệm với nhà nước, với người
dân. Đương nhiên hiện giá trong nước so với giá thế giới cũng phải tương thích,
nhưng giá VAT thì không nên giảm.

You might also like