Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 112

MÁY ĐÀO

Giới thiệu
Giới thiệu về máy đào thủy lực
003 Đặc tính và cách sử dụng
006 Phân loại
010 Lịch sử phát triển
018 Dòng sản phẩm máy đào thủy lực của KOBELCO
Tìm hiểu về máy đào thủy lực
021 Tên các cấu kiện và phụ kiện
023 Chức năng của các phụ kiện gắn kèm
029 Chức năng của các bộ phận thân máy
034 Máy đào thủy lực di chuyển như thế nào
038 Mạch thủy lực cơ bản
043 Van điều khiển chính và Hệ thống tay trang điều khiển
Đọc danh mục sản phẩm
047 Thuật ngữ và các đơn vị tính
050 Đặc tính kỹ thuật
053 Đặc tính kỹ thuật - Động cơ - 1
058 Đặc tính kỹ thuật - Động cơ - 2
064 Đặc tính kỹ thuật - Hệ thống Thủy lực, Cơ cấu Quay và Di chuyển
069 Đặc tính kỹ thuật - Gầu
075 Đặc tính kỹ thuật - Phạm vi làm việc
081 Đặc tính kỹ thuật - Kích thước
086 Đặc tính kỹ thuật - Lá xích
092 Đặc tính kỹ thuật - Trọng lượng vận hành
094 Đặc tính kỹ thuật - Sức nâng
Phụ lục
096 Các loại gầu khác nhau
099 Công nghệ thân thiện với môi trường
101 Máy đào Hybrid và máy đào điện

1
Máy đào thủy lực là một trong những máy xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất. Máy đào
đủ chủng loại và kích cỡ được sử dụng, không chỉ ở công trường thi công lớn và các dự án
xây dựng đường cao tốc, mà còn hỗ trợ tại các công trình nhỏ như xây nhà, đặt đường ống
hoặc là khu vực khai thác đá hay đào đất trên núi để san lấp.
Kể từ khi hoàn thành sản xuất chiếc máy đào điện nội địa đầu tiên của Nhật Bản vào năm
1930, KOBELCO đã đưa vào thị trường hàng loạt các sản phẩm máy đào được cải tiến
chức năng - loại máy chạy bằng diesel, cơ khí và hybrid - phù hợp với các nhu cầu đặc biệt
trong từng thời điểm, do vậy công ty đã tạo dựng được danh tiếng tốt về chất lượng và hiệu
suất hoạt động của máy.
Quyển sách nhỏ này, VIVA EXCAVATORS, giải thích toàn bộ những thông tin cần biết về
máy đào thủy lực một cách DỄ HIỂU, giúp bạn có thể biết thêm và làm quen nhiều hơn với
loại máy đồ sộ này.
Quyển sách này đưa ra các thông tin hữu ích và thiết thực về thiết kế và các đặc tính của
máy đào thủy lực, cũng giúp các bạn hiểu được các thông số trong danh mục sản phẩm và
tài liệu bán hàng. Đọc quyển sách này, bạn sẽ thông thạo hơn về máy đào thủy lực. Hãy tận
dụng điều đó để phục vụ công việc kinh doanh của mình.
 Thuật ngữ KOBELCO được sử dụng.trong tài liệu này có thể hơi khác so với thuật ngữ được sử dụng trong tài
liệu qui chuẩn Nhật bản hoặc bởi các nhà sản xuất khác.
 Thành phần cấu tạo và phương thức vận hành máy có thể thay đổi tuỳ theo từng đời máy. Vui lòng tham khảo
tài liệu riêng của từng đời máy như cẩm nang kinh doanh và hướng dẫn vận hành. Phần giải thích căn cứ theo
tài liệu về máy xây dựng KOBELCO.

2
ĐẶC TÍNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Đặc trưng của Máy đào thủy lực, là có gầu được lắp kèm vào đầu tay cần để đảm nhiệm
công việc như đào, đổ đống, hoàn thiện bờ dốc và san lấp mặt bằng. Nhưng tận dụng việc
thiết bị công tác có thể dễ dàng tháo ráp nên hiện tại nhiều loại thiết bị gắn kèm đã được sử
dụng trong các ứng dụng rộng rãi, như dùng để phá dỡ, nâng hạ , khai thác gỗ v.v.
Đặc tính của máy đào thủy lực
Các đặc tính sau đây có thể dùng để phân biệt máy đào thủy lực với các máy đào khác như máy
ủi và máy đào bánh lốp:
 Có thể làm việc trong bán kính lớn từ một vị trí
 Có thể quay trọn vòng, nghĩa là có thể sử dụng trong không gian chật hẹp
 Có thể đào rãnh hoặc đào chính xác
 Có thể vươn tay cần để đào dưới nước hoặc trên vùng đất lầy mà máy không vào
được
 Có thể đào, đổ và san bằng đất
 Các thiết bị gắn kèm có thể tháo ráp dễ dàng, cho phép thực hiện nhiều công việc
khác nhau
Sử dụng máy đào thủy lực

Máy đào mini Máy đào thủy lực

Kiểu Cơ cấu quay Cơ cấu quay


Truyền Truyền
phía sau phía sau
Công việc thống thống
ngắn ngắn

500 kg đến
Khối lượng 1 – 5 tấn 12 – 80 tấn 7 – 20 tấn
dưới 1 tấn

Làm đường

Lắp đặt ống*

Chuẩn bị hiện trường để xây


dựng khu nhà ở

Mỏ lộ thiên

Thi công đập nước

3
Thi công đường vào rừng

Công tác nền móng

Cơ sở hạ tầng ở nông thôn

Nạo vét sông

Vuờn cảnh và nông nghiệp

Khai thác đá

*Đặt đường ống phục vụ tiện ích

Các thiết bị công tác gắn kèm (attachment) đặc biệt của máy đào thủy lực
KOBELCO gồm có :
 Loại dùng cho xây dựng công trình dân dụng thông thường
Tay cần kiểu ống lồng/ Tay cần dịch chuyển ngang & kiểu ống lồng/Gầu ngoạm kiểu
ống lồng/tay cần dài v.v.
 Dùng cho Xây dựng đường sắt
Máy đào sử dụng cho đường sắt/Cẩu sử dụng cho đường sắt
 Dùng cho Xử lý nguyên vật liệu
Cẩu kiểu ống lồng
 Dùng để Phá dỡ công trình
Máy dùng để phá dỡ công trình/Máy dùng để phá dỡ nhà có khung gỗ/Máy dùng để
phá dỡ nội thất bên trong/ kẹp cắt v.v.
 Dùng cho Tái chế kim loại
Kẹp gắp phế liệu sắt thép/ Nam châm nâng/Máy tháo dỡ xe ô tô /Máy tháo dỡ đa năng
v.v.
 Dùng để Xử lý chất thải công nghiệp
Máy tháo dỡ đa năng/gầu cặp v.v.
 Dùng trong lâm nghiệp
Cưa móc/cặp gỗ/máy chọn gỗ chuyên dụng/cần trục xếp gỗ quay v.v.

4
Chuẩn bị phát triển
khu dân cư Khai thác đất
Bảo trì đường vào rừng
và lên núi
Hạ tầng nông
thôn
Vườn cảnh và nông
nghiệp Công tác làm
đường

Công tác làm


móng khu dân Phá dỡ khu dẫn
cư cư

Công tác dưới


Tái chế sắt vụn lòng đất

Tháo dỡ phương
tiện hết hạn sử
dụng
Phá dỡ công
trình tòa nhà
Xử lý rác trung
gian
Công tác làm
đường

Cải tạo sông hồ


Vận chuyển tại
cảng

5
PHÂN LOẠI

Theo kích cỡ
Máy đào thủy lực được phân loại theo kích cỡ gồm có máy đào trọng lượng trên 6 tấn và máy
đào mini, có trọng lượng dưới 6 tấn.
Theo phương pháp dẫn động
Có ba loại như sau:
 Dẫn động bằng động cơ, trong đó, bơm thủy lực được dẫn động bằng động cơ diesel.
 Bằng điện, trong đó năng lượng được phân phối đến mô tơ bằng dây điện.
 Hỗn hợp(Hybrid), là kết hợp động cơ diesel và mô tơ điện.
Hiện tại, KOBELCO hầu như sản xuất các loại máy được dẫn động bằng động cơ nổ. Nhưng các
vấn đề liên quan đến môi trường gần đây đã làm tăng nhu cầu ngày càng cao đối với máy đào
chạy bằng điện, đặc biệt dùng trong nhà, trong khi đó, kiểu hỗn hợp hybrid, kết hợp động cơ máy
và động cơ điện, đang phát triển theo hướng thương mại hóa nhiều hơn. Đồng thời, công ty cũng
đang hoạch định phát triển dòng máy đào mini chạy bằng ắc quy.
Theo cách truyền năng lượng
Có hai loại như sau:
 Bằng Thủy lực, khi đó năng lượng từ động cơ được chuyển thành áp suất thủy lực
và được chuyển đến các xi-lanh và động cơ.
 Bằng Điện lực,khi đó điện năng được truyền qua xích và bánh răng.
Theo cơ cấu dàn gầm (hệ thống di chuyển)
Được phân loại dựa theo phương pháp kéo, hầu hết các máy đào đều là kiểu bánh xích, nhưng
cũng có loại máy dùng bánh hơi, là máy mà các bánh hơi đã được thay thế cho bánh xích. Máy
chạy trên ray là máy được lắp vào đầu máy toa xe và chạy dọc theo đường ray. và máy kiểu xích,
là máy có phần thân trên chạy trên khung xích.
Theo hình dạng
Kiểu phân loại này là phân loại theo kiểu cần hoặc theo hình dạng phía sau thân máy.
Có loại cần thông thường hoặc cần đơn, là cần có thể quay sang trái và phải, có hai đọan tay cần
ở phía đầu. Cần dịch chuyển ngang là loại có thể vận hành gầu tại vị trí lệch tâm.
Căn cứ theo hình dạng phần đối trọng nhô ra so với chiều ngang của bánh xích thì có các kiểu
đối trọng ngắn, trong đó, phần nhô phía sau của máy không được vượt quá 10% chiều rộng máy.
Với các kiểu cơ cấu quay siêu nhỏ, phần nhô về phía trước và phía sau không được vượt quá
10%,.Các kiểu thông thường, thì phần nhô phía sau dài hơn 10% chiều rộng máy. Hầu hết các
nhà sản xuất hiện nay kết hợp cả ba kiểu cần với phần nhô phía trước và phía sau khác nhau.
Đặc điểm chính của các kiểu máy đào khác nhau
 Máy đào thủy lực (Trọng lượng máy: trên 6 tấn)
Phần thân trên và phụ kiện tay cần phía trước được lắp vào bộ phận di chuyển kiểu bánh xích.
Phụ kiện phía trước bao gồm cần (cần đơn), tay cần và gầu. Gầu có thể được thay thế bằng các
phụ kiện khác nhau.
6
 Máy đào mini (Trọng lượng máy: lên đến 6 tấn)
Trong tài liệu này, máy đào mini là nói đến máy đào thủy lực cỡ nhỏ, có lưỡi ủi được lắp theo
tiêu chuẩn vào cơ cấu di chuyển, có cần quay sang trái hoặc phải, có bán kính cơ cấu quay tối
thiểu được rút ngắn về phía trước và được thiết kế đề đào hào tường bên. Bánh xích thường làm
bằng cao su, và các kiểu máy nhỏ hơn thì có mái che thay cho cabin.
 Máy đào có cơ cấu quay phía sau ngắn (Trọng lượng máy: từ 0,9 đến 30 tấn)
Là máy đào cỡ lớn hoặc máy đào mini, có bán kính cơ cấu quay phía sau ngắn, nhằm dễ dàng
thao tác máy trong không gian giới hạn.
Cấu hình cơ bản Cơ cấu quay phía sau ngắn Cơ cấu quay siêu nhỏ

M
áy
đà
o
mi
ni

M
áy
đà
o
thủ
y
lực

 Máy đào có cơ cấu quay siêu nhỏ (Trọng lượng máy: từ 2 đến 13 tấn)
Là máy đào có cần dịch chuyển 2 bộ phận để rút ngắn bán kính quay phía trước và cho phép có
thể đào tường bên. Cùng với bán kính cơ cấu quay phía sau ngắn , điều này có nghĩa là, các máy
đào có thể quay trong phạm vi chiều rộng của máy. Hoàn toàn phù hợp với hiện trường thi công
chật hẹp - nếu bánh xích có thể tiếp cận hiện trường thi công, thì có thể vận hành được máy.
Ngược lại so với cần quay, cần dịch chuyển có thể đào được hào tường bên trực tiếp ngay phía
trước máy.
 Máy đào bánh hơi (Trọng lượng máy: từ 04 - 20 tấn)
Thân máy trên và phụ kiện cần phía trước được lắp vàocơ cấu di chuyển có bánh hơi. So với tốc
độ di chuyển lớn nhất là 6km/h của máy đào thủy lực được lắp bánh xích, máy đào bánh hơi có
thể di chuyển với tốc độ lên đến 49,5 km/h, cho thấy khả năng di chuyển tuyệt đối. Đồng thời,

7
bánh xích bằng thép có thể làm hư hỏng các bề mặt đá lát, trong đó bánh lốp của máy đào bánh
hơi không gây hư hại gì. Nhược điểm của máy này là độ thăng bằng kém và áp suất lên mặt đất
cao so với máy đào bánh xích, nghĩa là, không thể sử dụng trên mặt đất mềm hoặc lồi lõm.
 “Trọng lượng máy” là gì?
“Trọng lượng máy” là bao gồm trọng lượng của máy cộng với cần phụ kiện, bình nhiên liệu, dầu
và nước đổ đầy, nhân viên vận hành và gầu tiêu chuẩn được chất đầy tối đa (trọng lượng chất tải
lớn nhất).
 Máy đào thủy lực và máy đào hạng nặng
Các máy đào thuỷ lực với trọng lượng máy trên 6 tấn đôi khi được gọi là máy đào hạng nặng để
phân biệt với các máy đào mini.
 Máy xúc và máy đào
Một máy xúc có gầu được đẩy về phía trước để đào các cao độ phía trên mặt đất, trong khi đó,
máy đào (cũng được gọi là máy đào gầu ngược) kéo gầu về phía máy và chủ yếu đào dưới cao độ
mặt đất. Đặc tính kỹ thuật tiêu chuẩn của máy đào thủy lực và máy đào mini là có gầu đào
ngược. Nói chính xác, gầu máy xúc có nghĩa là gầu được lắp theo cách quay về trước , nhưng
thông thường, khi nói máy đào thủy lực có nghĩa là máy có kèm theo phụ kiện đào ngược.
 Cơ cấu quay phía sau ngắn là gì? Cơ cấu quay sau siêu nhỏ là gì?
Theo các định nghĩa của Hiệp hội Cơ khí Xây dựng Nhật Bản (JCMA), thì máy đào trong đó tỷ
lệ bán kính quay phía sau và chiều rộng bánh xích nằm trong khoảng 120%, và tỷ lệ của bán kính
quay phía trước nhỏ nhất với chiều rộng bánh xích vượt quá 120% được gọi là máy có cơ cấu
quay phía sau ngắn. Máy đào mà trong đó, cả tỷ lệ của bán kính quay phía sau và bán kính quay
phía trước tối thiểu được duy trì dưới mức 120% thì được gọi là máy có cơ cấu quay siêu nhỏ.
Bán kính quay phía sau x 2
Tỷ lệ bán kính quay phía sau = x 100
Tổng chiều rộng bánh xích
Bán kính quay phía trước nhỏ nhất x 2
Tỷ lệ bánh kính quay phía trước nhỏ nhất = x 100
Tổng chiều rộng bánh xích
 Không gian chiếm chỗ trong quá trình vận hành và đường kính quay đầy đủ
Không gian chiếm chỗ trong quá trình vận hành là bán kính quay lớn nhất của phần trước máy +
bán kính quay phần đuôi sau, khi quay 180o. Hay nói cách khác là, không gian cần thiết để máy
đào ở phía trước, quay 180o và đổ đống phía sau. Đường kính quay đầy đủ là không gian yêu cầu
để máy quay 360o và được tính toán bằng cách nhân đôi con số lớn nhất giữa đường kính quay
trước và đường kính quay sau.
 Nhược điểm của các loại máy đào khác nhau
Máy đào thủy lực và máy đào mini có thể có ưu điểm nổi bật về độ ổn định và khả năng làm
việc, nhưng đối với các công việc tiến hành trong không gian chật hẹp, thì hiệu suất của các máy
đào này lại kém so với máy đào có bán kính quay siêu nhỏ. Máy đào loại này hoạt động rất hiệu
quả trong không gian chật hẹp, nhưng kết cấu cần dịch chuyển lệch tâm có nhiều bộ phận hơn
nên nặng hơn và phía sau của máy được rút ngắn lại, do vậy loại máy này cũng có nhược điểm

8
về độ ổn định và độ bám đất. So với máy có cùng trọng lượng, thì sức chứa gầu nhỏ hơn, trong
khi giá thành lại cao hơn
Máy đào đối trọng ngắn với cần có thể quay được , lắp vào thân máy quay siêu nhỏ. So với máy
đào mini, thì loại này không cần quan tâm về bán kính quay toa, giá thành lại thấp hơn, trọng
lượng nhẹ hơn máy đào quay siêu nhỏ. làm cho nó trở thành loại máy thích hợp, được mong đợi
sẽ sử dụng rộng rãi trong tương lai.
 Nhiều cải tiến đổi mới dành cho máy đào thủy lực
Máy đào thủy lực đã phát triển từ máy đào thủy lực cơ bản đến máy đào mini (kích cỡ nhỏ hơn),
rồi đến máy đào mini quay siêu nhỏ (để vận hành tại không gian chật hẹp), đến máy đào cỡ lớn
quay siêu nhỏ, rồi máy đào mini đối trọng ngắn (là kiểu hỗn hợp giữa máy mini và máy cỡ lớn
quay siêu nhỏ) và máy đào cỡ lớn. Để cố gắng giảm được các nhược điểm của các loại máy đào
khác nhau và đáp ứng được các nhu cầu thay đổi, công ty đã liên tục đưa ra các cải tiến dành cho
các loại máy này.

9
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Lịch sử của máy đào thủy lực
Năm 1837
Ông William G.Otis - người Hoa Kỳ đã phát minh máy đào sử dụng hơi nước.
Năm 1973
Máy đào quay toàn phần được phát triển sử dụng
Năm 1914
Máy đào đầu tiên được nhập khẩu vào Nhật Bản
Năm 1930
Công ty Kobe Steel sản xuất máy đào mỏ đầu tiên chạy bằng điện.

Năm 1946
Kobe Steel sản xuất máy đào hơi nước mẫu đầu tiên.
Năm 1950
Máy đào thủy lực được phát triển tại Tây Đức.
Năm 1952
Kobe Steel hoàn thiện máy đào chạy bằng diesel
Năm 1961
Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi sản xuất máy đào thủy lực đầu tiên, Y35, thông qua kỹ
thuật kết hợp với Công ty Simca của Pháp.
Năm 1963
Tập đoàn Công nghiệp nặng Yutani sản xuất máy đào thủy lực bánh hơi đầu tiên, TY45, qua kỹ
thuật kết hợp với Công ty Poclain của Pháp.

10
Năm 1964
Tập đoàn Steel Works của Nhật Bản đã sản xuất ra máy đàoRH5, bằng kỹ thuật kết hợp với
Công ty O & K của Tây Đức.
Năm 1965
Nhà sản xuất Hitachi sản xuất ra máy đào UH03 bằng công nghệ của riêng mình
Năm 1966
Số lượng máy đào thủy lực vượt qua máy đào cơ khí (chạy bằng diesel)
Năm 1967
 Công ty Kobe Steel sản xuất máy đào H208 bằng công nghệ riêng
 Sumitomo sản xuất máy đào LS2000 qua kỹ thuật kết hợp với Tập đoàn Link Belt của
Hoa Kỳ
 Kato sản xuất máy đào HD350 bằng công nghệ riêng.

Năm 1968
 Công ty Máy xây dựng Ishikawajima đã sản xuất ra máy đào 3700 qua kỹ thuật kết hợp
với Công ty Caring của Hoa Kỳ.
 Công ty Kobota sản xuất ra KB30R qua kỹ thuật kết họp với Công ty Bauhausen của Tây
Đức.
 Công ty Komatsu sản xuất ra máy đào 15H qua kỹ thuật kết họp với Công ty Bucyrus -
Erie của Hoa Kỳ. Tất cả các nhà sản xuất lớn hiện nay đều có mặt trên thị trường cung
cấp máy.
Năm 1973

11
Công ty Kobe Steel sản xuất ra máy đào thủy lực, sê-ri R, qua kỹ thuật kết họp với Công ty
Liebherr Vezahntechnik của Tây Đức.

Năm 1980
Công ty Kobe Steel hủy hợp tác với công ty Liebherr và tuyên bố một mình phát triển máy đào,
sê-ri K.
Với tự tin ngày càng cao trong các kỹ thuật tiên tiến của riêng mình, các nhà sản xuất Nhật Bản
bắt đầu ngừng hợp tác làm ăn với các công ty nước ngoài.

Năm 1983
Máy đào sê-ri SK được khởi xướng như là sản phẩm lớn đầu tiên với sự kết hợp của Tập đoàn
Công nghiệp nặng Yutani.

Năm 1985
Máy đào SK, sê-ri Mark II được đưa ra thị trường.
Năm 1987
Máy đào SK, sê-ri New Mark II được khởi xướng, với hệ thống điều khiển động cơ và chế độ
vận hành bằng điện tử.

12
Năm 1989
Máy đào SK sê ri MARK III, kết hợp với các đặc điểm tự phát triển mới hơn nữa, đã được đưa ra
thị trường.

Năm 1993
Máy đào SK Mark V, sê-ri Super Version đã được SX như là một máy đào dễ vận hành thích
hợp với các công trình trong đô thị. Máy đào quay siêu nhỏ SK75R đã được sản xuất.

Năm 1995
Phiên bản điều chỉnh đã được bổ sung vào dòng ACERA.
Năm 1998
Máy đào đối trọng ngắn sê-ri SR và máy đào siêu nhỏ sê-ri Saver đã được đưa ra thị trường.

13
Năm 1999
Dòng máy Dynamic Acera với ưu tiên về giá thành và tuổi thọ lâu dài đã được ra mắt.

Năm 2006
Phát triển dòng ACERA GEOSPEC, tuân theo quy định về kiểm soát khí thải EPA Tier III của
Hoa Kỳ và NRMM (Châu Âu) Giai đoạn IIIA, đồng thời cân bằng lượng nhiên liệu tiêu hao so
với lượng công việc. SK3500D, là máy phá dỡ công trình lớn nhất thế giới, đã đi vào Sách kỷ lục
Guinness.

Năm 2010
Máy đào hỗn hợp SK80H đã bắt đầu được bán tại Nhật Bản.

14
Lịch sử phát triển của Máy đào mini
Năm 1967
Tập đoàn công nghiệp nặng Yutani đã phát triển máy đào mini bánh hơi.

Năm 1969
Yanmar sản xuất ra máy đào mini bánh hơi.
Năm 1971
Công ty Sản xuất Takeuchi và Công ty Máy nông nghiệp Mitsubishi đã sản xuất ra máy đào
mini.
Năm 1972
Máy đào mini quay đầy đủ, có cần quay, đã được phát triển. Kubota sản xuất ra máy đào mini.
Năm 1975
Công ty Máy xây dựng Ishikawajima đã sản xuất ra máy đào mini.
Năm 1976
Công ty Komatsu đã sản xuất ra máy đào mini.
Năm 1977
Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi đã sản xuất ra máy đào mini.
Năm 1981
Công ty Nissan Kizai đã phát triển máy đào quay siêu nhỏ đầu tiên, S&3.
Năm 1988

15
Công ty Kobe Steel bổ sung thêm 4 kiểu máy đào “siêu nhỏ” vào thị trường máy đào mini.

Năm 1990
Máy đào quay siêu nhỏ, SK50UR, là máy có thể quay toàn bộ trong phạm vi chiều rộng của máy,
đã được hoàn thiện.

Năm 1991
Sê-ri Borderless của máy đào mini đã được khởi xướng.

Năm 1992
Sê-ri SK của máy đào mini đã được khởi xướng. Các nhà sản xuất máy xây dựng Hitachi, CAT
v.v. đã bắt đầu chuyển từ OEM sang tự sản xuất máy của mình.

16
Năm 1994
Yanmar đã khởi xướng máy đào mini có cơ cấu quay sau ngắn, sê-ri Vio.
Năm 1996
Máy đào mini có cơ cấu quay sau ngắn, sê-ri SR-2 đã được khởi xướng.

Năm 2007
Tiếp theo các thay đổi về kiểu mẫu vào năm 2000 và 2004, sê-ri SR đã thay đổi từ Mark 5, tuân
theo quy định về khí thải Tier III và quy định về xe địa hình.

17
DÒNG SẢN PHẨM MÁY ĐÀO THỦY LỰC CỦA KOBELCO
Công ty Kobelco đã sản xuất dòng máy đào tiêu chuẩn, loại kích cỡ lớn từ 7 tấn đến 80 tấn,
máy đào mini có cơ cấu quay sau ngắn, máy đào quay siêu nhỏ và máy đào mini loại từ 1
đến 5 tấn.
Chúng tôi cũng sản xuất và đưa ra thị trường các loại máy sử dụng cho mục đích riêng,
bao gồm các máy tái chế trong thi công, chất thải kim loại và công nghiệp, máy lâm nghiệp
và máy xử lý hàng hóa.
 Máy đào thủy lực
Kiểu Kiểu máy Công suất gầu Trọng lượng vận
hành (kg)

Máy đào mini ACERA GEOSPEC, Sê-ri SR

Máy đào thủy lực ACERA GEOSPEC, Sê-ri SR

Máy đào thủy lực Sê-ri ACERA GEOSPEC

Các giá trị có thể thay đổi so với bản chi tiết kỹ thuật.
* Các giá trị là khối lượng máy. * Số trong dấu () là cabin.

18
19
 Hạng và số hiệu mẫu
Hiện nay, tất cả các nhà sản xuất đều sử dụng số hiệu mẫu dựa trên các hạng trọng lượng của
máy, đối với cả máy đào mini và máy đào cỡ lớn, nhưng vẫn dựa theo công suất gầu, như trong
máy đào SK07, nghĩa là công suất gầu là 0,7 m 3 (đơn vị JIS cũ). Từ mẫu Acera đầu tiên, là kiểu
được khởi xướng vào năm 1989, công ty KOBELCO đã chuyển sang việc ghi trọng lượng lên
trên máy, như máy SK200.
 ACERA GEOSPEC
Từ “GEO” (Geonosis : có nguồn gốc địa cầu) trong GEOSPEC thể hiện sự tôn trọng sâu sắc của
chúng tôi đối với hành tinh của chúng ta, và đối với mặt đất chúng ta đang sống nơi mà máy đào
là một bộ phận trong đó. Từ này đi kèm với SPEC, là nói đến các đặc tính kỹ thuật về hiệu suất
cần phải có để đạt được hiệu quả công việc tiến hành như chúng tôi đã thực hiện theo truyền
thống lịch sử của dòng sê-ri ACERA thân thiện với môi trường đô thị.

 Ý nghĩa tên mã của các kiểu chính


S = Shovel: Gầu , loại máy dùng gầu.
K = KOBELCO
200 = Loại trọng lượng của máy (loại 20 tấn)
LC = Đặc tính kỹ thuật Long Crawler (loại xích dài)
135 = Loại trọng lượng của máy (loại 13,5 tấn)
S = Short :Ngắn
R = Radius :bán kính quay

20
TÊN CÁC CẤU KIỆN VÀ PHỤ KIỆN

Máy dào thủy lực Máy đào có cơ cấu quay đói


trọng phía sau ngắn

Xi-lanh cần

Cần

Xi-lanh tay cần

Tay cần

Ắc trục cần

Xi-lanh gầu Cabin

Thanh đỡ Quay toa

Thanh nối gầu chữ H Mô tơ quay toa

Chốt ắc thanh nối gầu Bình nhiên liệu

Chốt ắc gầu Van điều khiển chính

Gầu Bình dầu thủy lực

Lưỡi cắt bên Bộ tản nhiệt

Răng gầu Bơm thủy lực

Động cơ

Lá xích Mâm quay toa

Bánh dẫn hướng Đối trọng

Bộ tăng xích Ắc quy

Xương xích Bánh răng

Ga lê đỡ Động cơ di chuyển & bộ giảm tốc

Khung gầm Ga lê tì

21
Máy đào mini

Tay cần

Xi-lanh tay cần

Chốt ắc cần Cần

Xi-lanh gầu Chốt gầu

Thanh đỡ Xi-lanh cần

Thanh chữ H nối gầu

Chốt mắt xích gầu

Răng gầu

Gầu

Lưỡi cắt bên

Chân cần

Giá quay Mái che

Thùng dầu thủy lực

Lưỡi ủi Lá xích cao su

Xi-lanh lưỡi ủi Động cơ

Bánh dẫn hướng Mô tơ quay toa

Bộ điều chỉnh tăng xích Đối trọng

Bình nhiên liệu Bơm thủy lực

Quay toa Bánh răng

Ga lê tì Động cơ di chuyển & bộ giảm tốc

Khung dàn gầm Ga lê đỡ

22
CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHỤ KIỆN GẮN KÈM (ATTACHMENT)
Phụ kiện gắn kèm cũng được gọi là “thiết bị làm việc” là bộ phận của máy đào thủy lực mà
trên thực tế làm các công việc là đào đất, san mặt bằng v.v. Bộ phận này được tạo thành
bởi Cần, Tay cần và Gầu, các chi tiết này được cấp năng lượng từ các xi-lanh thủy lực
riêng.
Phụ kiện gắn kèm hoạt động theo cách tương tự như tay con người. Cần làm việc như cánh
tay trên, Tay cần như cẳng tay, mắc thanh nối gầu như cổ tay, và gầu như là bàn tay. Các
loại thiết bị làm việc khác có thể được lắp vào để máy đảm nhận hàng loạt các công việc
khác nhau.

Gầu
Tai gầu

Bộ cắt bên

Răng

Tấm lưng

Tấm chống ăn mòn Tấm bên

Gầu (Bucket)
Là dụng cụ đào đất. Gầu có nhiều hình dạng và cỡ để phù hợp với các loại đất khác nhau và các
ứng dụng gầu khác nhau.
Răng gầu (Bucket Teeth)
Là bộ phận cắt xuyên qua mặt đất khi đào, đồng thời bảo vệ mép hoặc lưỡi gầu. Răng nguyên
khối có răng gầu và lợi kết hợp thành một chi tiết. Răng hai chi tiết có răng và lợi tách riêng .

Răng gầu

Răng gầu

Mép gầu

Chốt

Răng

Lợi

 Răng hai chi tiết

23
Lợi răng được hàn vào mép gầu. Các răng gầu được cố định bằng chốt (kiểu chốt) hoặc vặn vào
lợi xoắn ốc (dạng hình nón). Khi răng bị mòn, chỉ cần phải thay thế các răng. Hầu hết các máy
đào thủy lực có răng gầu kiểu chốt.
 Răng một chi tiết
Các răng được kết hợp chung với lợi, và được hàn hoặc bắt bu-lông vào mép gầu. loại răng này
được sử dụng trên máy đào mini. Kích cỡ răng gầu phù hợp sẽ được lựa chọn để đáp ứng kích cỡ
của máy (hoặc của gầu). Các răng được sản xuất với chiều dài, rộng, độ dày và hình dạng khác
nhau để phù hợp với các công việc và điều kiện mặt bằng khác nhau.
Lưỡi cắt bên (Side Cutter)
Là một bộ cắt bằng thép rèn, được thiết kế để cắt xuyên qua mặt đất ở bên gầu khi đào hào. Các
bộ cắt được bắt bu-lông tại các tấm bên của gầu, và được thay thế dễ dàng khi bị ăn mòn. Trong
một số máy đào mini nhỏ, các tấm thép được hàn vào tấm vách bên của gầu.
Ắc gầu (Bucket Pin)
Là trục ắc để nối tai gầu với đầu tay cần. Ắc này được giữ bằng chốt chận tại một đầu, là đầu
được cố định bằng bu-lông, chốt định vị và vòng ép đàn hồi. Vòng ép đàn hồi được sử dụng
trong máy đào bao gồm một vòng đàn hồi được gắn vào đầu của chốt chận. Sau khi chốt chận
được đục lỗ, vòng ép đàn hồi được lắp vào ắc gầu. Trong máy đào mini nhỏ, vòng này được hàn
cố định vào tấm thép gầu. Để tránh bị ăn mòn, kết cấu ắc gầu được bôi trơn dầu mỡ, có vòng
đệm và vòng chặn bụi bẩn được lắp vào mỗi đầu để làm kín mỡ bôi trơn. Tại một đầu của ắc gầu
có khỏang 5 vòng sim chêm được lắp vào để lấp khoảng trống giữa gầu và ổ trục đầu tay cần.

Ắc gầu

Ắc gầu

Chốt giữ (kèm theo


vòng đàn hồi)
Vòng chận

Sim chêm
Ắc gầu

Thanh nối chữ H (Bucket link)


Là tấm hoặc thanh nối cần xi-lanh gầu với tai gầu.
Thanh đỡ (Idler link)
Là thanh mắc nối gầu với tay cần.
Ắc thanh nối (Bucket link Pin)
Là ắc nối mắc thanh chữ H với tai gầu.
Xi-lanh gầu (Bucket Cylinder)

24
Là xi-lanh thủy lực điều khiển hoạt động đào và đổ đống của gầu bằng cách đẩy hoặc kéo thanh
nối chữ H khi ty xi lanh vươn ra hoặc thu lại .

Thanh đỡ

Thanh chữ H

Ắc thanh nối

Ắc gầu

Tay cần (Arm)


Tay cần có mặt cắt ngang dạng hình hộp, một đầu được nối với đầu cần và đỡ gầu tại đầu kia.
Hoạt động đẩy ra và kéo vào của tay cần làm di chuyển gầu tới lui. Tay cần tiêu chuẩn có thể
được thay thế bằng một trong hai hoặc ba loại khác với chiều dài khác nhau, được cung cấp như
là các phương án tùy chọn, nhằm phù hợp với yêu cầu về tầm với xa khi đào đất. Việc thay đổi
chiều dài tay cần có ảnh hưởng đến mức độ tương thích của gầu và lực kéo của tay cần.
Xi-lanh của tay cần (Arm Cylinder)
Là xi-lanh thủy lực để di chuyển tay cần về phía trước hoặc sau từ vị trí đầu cần khi ty xy lanh
vươn dài hoặc rút ngắn.
Cần (Boom)
Là một cơ cấu đỡ, có mặt cắt dạng hình hộp, có thể nâng hoặc hạ phụ kiện và tay cần được lắp
vào đầu cần. Chân cần được lắp vào khung trên của máy bằng ắc cần. Thông thường, máy đào
mini và máy đào trung bình và nhỏ có chân cần đơn, trong khi đó các máy lớn thì có chân kiểu
chẻ hai nhánh. Cần có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo từng mục đích sử dụng. Có loại cần
thẳng và cần nhiều đoạn, có loại cần làm việc nặng và loại cần ngắn.

25
Chân cần

Chân cần kiểu ắc đơn

Chân cần kiểu chẻ nhánh

Cần quay (Swing Boom)


Một trục quay được lắp vào giữa chân cần và khung trên, cần quay được sang trái và phải bằng
xi-lanh quay của cần.

Cơ cấu quay cần

Cần dịch chuyển lệch tâm ngang (Offset Boom)


Cần của loại dịch chuyển lệch ngang là loại có ba phần phía trước, phía sau và phía trên ,có thể
được dịch chuyển lệch ngang bằng xi-lanh thủy lực, cho phép có thể đào bên trái hoặc bên phải
máy mà không cần phải quay máy hoặc quay cần.
 Kiểu song song
Cần trước bao gồm hai phần song song nhau với xi-lanh dịch chuyển ở giữa để dịch chuyển cần
lệch ngang. Đây là phương pháp của KOBELCO.
 Kiểu nối song song
Cạnh của cần trước , một bên có mắc thanh nối và xi-lanh dịch chuyển cần ở phía bên kia, dùng
để dịch chuyển cần.

26
Cần dịch chuyển
lệch ngang

Kiểu song song

Kiểu nối song song

Xi-lanh cần (Boom Cylinder)


Là xi-lanh thủy lực, dùng để nâng và hạ cần bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn ty đẩy của xi-lanh.
Máy có công suất đến 7 tấn có một xi-lanh, được lắp vào phía dưới của cần. Các máy có công
suất lớn hơn thường có hai xi-lanh, với cần đẩy được lắp vào hai bên của cần.
Xi-lanh quay cần (Boom Swing Cylinder)
Bằng cách vươn dài hoặc thu ngắn mắcthanh nối được lắp vào cần, cần sẽ được quay sang trái
hoặc quay sang phải.
Xi-lanh dịch chuyển cần (Boom offset cylinder)
Là xi-lanh thủy lực mà dịch chuyển cần trước sang trái hoặc phải bằng cách vươn dài hoặc rút
ngắn ty xi-lanh.

Xi-lanh cần

Cần 2 xi-lanh

Cần 1 xi-lanh

 Phụ kiện gắn kèm (Attachment)


Thiết bị làm việc ở phía trước máy xây dựng thường được gọi là phụ kiện gắn kèm phía trước.
Ngòai bộ phận cần, tay cần và các loại gầu khác nhau, thì cũng có thể bao gồm 01 lưỡi ủi.
 Hình dạng và hiệu suất của gầu
- Góc múc của gầu càng lớn, thì góc cắt và khoảng cách đào càng nhỏ.

27
- Góc mở đáy gầu càng lớn, thì diện tích miệng gầu càng lớn và hiệu suất nạp đầy của
gầu lại càng lớn.
- Góc lật thành gầu càng rộng, thì gầu càng không thể xuống sâu và hoạt động đổ đống
càng gọn gàng.

Góc múc của gầu

Góc lật

Góc mở của gầu Góc cắt của gầu

 Thiết bị gầu không có tiếng lách cách


Khe hở giữa tay cần và gầu với ắc gầu có thể làm cho tai gầu va vào đầu tay cần trong quá trình
di chuyển v.v., tạo ra tiếng lách cách. Để tránh hiện tượng này, cần phải chèn các tấm sim thép
chêm vào giữa gầu và tay cần. Số lượng chêm được điều chỉnh theo độ ăn mòn, nhằm tránh để
khe hở ngày càng mở rộng.
 Cơ cấu của cần quay và cần dịch chuyển lệch ngang

Cơ cấu quay cần

Chỉ có thể đào


chéo

Cơ cấu quay cần + cơ


cấu quay khung trên

Có thể đào song song


với bánh xích

Cần dịch chuyển

Có thể đào bên ngoài và

song song với bánh xích, mà không quay khung trên

Máy đào mini có cần có thể quay sang trái hoặc phải từ vị trí chân cần, máy đào quay siêu nhỏ
có cần dịch chuyển lệch ngang. Với loại cần quay được, thì máy có thể chỉ đào theo đường chéo
hoặc ở phía bên, nhưng bằng cách kết hợp với quay toa khung trên, máy có thể đào phía trước
song song với bánh xích. Loại Cần 3 đọan dịch chuyển lệch ngang cho phép đào hai bên máy
song song với bánh xích, mà không phải quay khung trên.

28
CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN THÂN MÁY
Thân máy gồm có một khung trên có thể quay được, khung này được lắp trên dàn chân có
thể di chuyển. Có nhiều điểm khác nhau về các phụ kiện gắn kèm phía trước giữa máy đào
thủy lực, máy đào mini và máy đào có cơ cấu quay siêu nhỏ, nhưng về cơ bản, phần thân
máy chính của chúng đều có cấu tạo tương tự như nhau.
Cabin
Là nơi vận hành máy. Bảo vệ Hệ thống điều khiển và người lái máy tránh mưa gió. Có trang bị
điều hòa không khí và đài radio, và các trang bị an toàn như đai an toàn và búa gõ thoát hiểm.
Mái che (Canopy)
Bảo vệ nơi vận hành của máy đào mini, gồm các chân đỡ và mái. Số lượng các chân đỡ có từ 1
đến 4 tùy theo nhà sản xuất (mái che của KOBELCO có 3 chân đỡ). Mái có thể được bọc bằng
vải bạt, thép tấm hoặc bằng vật liệu nhựa tổng hợp. Máy đào mini nhỏ hơn 1 tấn thường chỉ có
ghế ngồi cho lái xe. Máy đào trên 1 tấn được lắp thêm mái che và máy đào 2 tấn hoặc trên 2 tấn
có tùy chọn là cabin.

Một trụ đỡ (KOBELCO SR-1)

Hai trụ đỡ (Loại khác)

Ba trụ đỡ (KOBELCO
SK35SR-3, 5)

Bốn trụ đỡ (KOBELCO


SR-2)

Cơ cấu đối trọng (Counterweight)


Là trọng lượng được lắp ở phía sau khung trên của máy để cân bằng với tải trọng ở phía trước
máy khi đang đào đất hoặc khi gầu được chất tải. Một số cơ cấu đối trọng được làm bằng gang,
một số được làm bằng bê tông trên thép tấm. Do gang nặng hơn, nên đối trọng bằng gang thường
nhỏ hơn (bán kính quay phía sau nhỏ hơn) trên cùng một mức độ thăng bằng.

Bạc đỡ Quay toa (Swing Bearing)


Là một bộ phận mâm quay để đỡ phần khung trên đồng thời cũng giúp phần khung trên có thể
quay được . bạc đỡ quay toa được đặt giữa vành mâm ngoài (gắn với phần khung trên) và vành
mâm trong (gắn với dàn gầm bên dưới) để giúp thân máy quay dễ dàng.
Bánh răng quay toa (Swing Gear)
29
Là vòng bánh răng được gắn vào bệ đỡ . Phần trục răng truyền động của mô tơ quay toa - được
gắn chặt vào dàn khung trên - ăn khớp với bánh răng này để quay khung trên.

Cơ chế Mâm đỡ quay toa

Mô tơ quay
toa

Bánh răng mâmquay

Bộ giảm tốc độ quay

Thân máy trên

Trục răng mô tơ

Khung dưới
Bi

Bệ đỡ toa (Carbody)
Là khung hình trụ, được lắp vào cầu máy để đỡ trọng lượng của khung trên.
Dàn Cầu (Axle)
Tương ứng với cầu ở xe hơi, dàn cầu này giữ cả dải xích bên trái và dải xích bên phải. Có loại
cầu hình chữ H và cầu hình chữ X. Còn được gọi là khung chéo.

Cầu Trục

Kiểu chữ H Kiểu chữ X

30
Khung dưới

Mâm quay toa Dàn chân di


chuyển

Bệ đỡ toa Dàn cầu

Dàn chân bánh xích (Crawler Frame)


Là khung đỡ dải xích bằng các trục gale lăn. Hình dạng mặt cắt ngangcủa khung này có thể có
dạng đỉnh vuông, đỉnh nhọn hoặc đỉnh lệch. Nhằm tránh bùn đất từ bánh xích bám vào ga lê đỡ,
trên khung này có các lỗ thoát bùn, được định vị ngay phía dưới trục lăn bên trên.
 Khung di chuyển: Cũng được gọi là khung bên hoặc khung xích

Khung bánh xích

Khung đỉnh vuông

Khung đỉnh nhọn

Khung đỉnh nhọn bất


đối xứng

Bánh dẫn hướng (Front Idler)


Là các bánh xe được đặt ở phía trước, đối diện với mô tơ di chuyển, là mô tơ dẫn động xích
Bộ truyền động (Drive tumbler)

31
Là các bánh xe được lắp với mắc xích để dẫn động bánh xích bằng lực quay của mô tơ di
chuyển. Cũng được gọi là bánh răng truyền động.
Ga lê đỡ (Upper Roller)
Là các trục lăn được lắp vào một hoặc hai vị trí phía trên của khung bánh xích, nhằm để đỡ đai
bánh xích. Một số máy đào mini thường có tấm đỡ xích không quay tại vị trí của galê đỡ.
Ga lê tì (Lower Roller)
Là trục lăn được lắp vào phía dưới của khung bánh xích, các ga lê này đỡ trọng lượng của khung
và giữ cho mắt xích chạy thẳng. Có loại Galê được nối mặt bích đơn và galê nối mặt bích đôi.
Mắt xích (Track Link)
Là mắt xích nối với lá xích. Mỗi lá xích có hai mắt xích được lắp vào, các mắt xích được lắp vào
mắt xích kế cận bằng các chốt ắc xuyên qua các lỗ bạc ắc. Trong quá trình di chuyển, các mắt
bạc ắc xích ăn khớp với bánh răng truyền động để di chuyển dải xích về phía trước hoặc phía
sau.
Lá xích (Shoes)
Là các tấm thép đúc, dùng để đỡ máy và cho phép máy di chuyển. Các lỗ trên lá xích sẽ gạt bỏ
đất đá bám vào lá xích. Dải bánh xích gồm có 30 hoặc 40 lá xích được nối với nhau thành vòng
tròn. Lá xích có nhiều loại khác nhau để phù hợp với các điều kiện đất nền khác nhau. Máy đào
mini cũng được lắp lá xích, được nối với mắt xích bằng chốt và bu-lông, hoặc xích hàn, là lá xích
được hàn vào các mắt xích.

Lắp đặt lá xích Mắt xích Chốt

Lá xích

Bánh xích bằng cao su (Ruber Crawler)


Là đai hình tròn bằng cao su, có thể đỡ máy và di chuyển. Có lõi bằng thép và được định hình
giống với đai mắt xích hoặc là loại lá xích kết hợp mắt xích bánh răng truyền động được ăn khớp
trực tiếp vào các rãnh trên bề mặt của bánh răng đai xích để bánh răng kéo xích chuyển động về
phía trước hoặc phía sau.
* Cũng được gọi là xích cao su.
Bộ tăng xích (Crawler Adjuster)
Là một bộ phận có xi-lanh bơm mỡ và lò xo để giữ căng thẳng đai bánh xích. Nếu đai bánh xích
bị chùng xích có thể bị tuột khỏi khung xích trong quá trình di chuyển. lò xo cũng làm giảm chấn
động từ phía trước trong quá trình di chuyển, thông qua các bánh dẫn hướng phía trước. Lực
căng của đai bánh xích có thể được điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm lượng mỡ trong xi-
lanh.
32
Lưỡi ủi (Dozer Blade)
Là lưỡi được lắp vào dàn cầu, sử dụng cường độ di chuyển của máy để đẩy đất về phía trước v.v.
Được sử dụng để san phẳng và đổ đầy đất.
Xi-lanh của lưỡi ủi (Dozer Cylinder)
Là xi-lanh thủy lực có thể nâng hoặc hạ lưỡi ủi.
 Hướng của máy đào

Phía Bên phải


trước

Bên trái Phía sau

 TOPS, ROPS và FOPS


TOPS: (Tip-Over Protection Structure) Cấu trúc bảo vệ chống nghiêng
Được thiết kế cho máy đào mini, là đặc tính kỹ thuật của kết cấu, bảo vệ nhân viên vận hành
trong trường hợp máy bị lật, nghiêng.
ROPS: (Roll-Over Protection Structure) Cấu trúc bảo vệ chống lăn
Là đặc tính kỹ thuật của kết cấu bảo vệ nhân viên vận hành khi đeo đai an toàn tránh không bị va
chạm giữa máy và mặt đất nếu máy bị lăn.
FOPS: (Falling Object Protection Structure) Cấu trúc bảo vệ vật thể bị rơi
Là đặc tính kỹ thuật của kết cấu mà bảo vệ nhân viên vận hành khỏi đất đá vụn rơi từ trên xuống.

33
MÁY ĐÀO THỦY LỰC DI CHUYỂN NHƯ THẾ NÀO?
Như tên gọi của máy cho thấy, máy đào thủy lực di chuyển bằng năng lượng thủy lực. Lực
quay của trục cốt động cơ dẫn động bơm thủy lực, là bơm buộc dầu thủy lực phải chảy qua
các mạch. Dầu thủy lực được đưa đến các van điều khiển chính, là vị trí mà dầu được phân
chia giữa các xi-lanh thủy lực và mô tơ thủy lực khác nhau theo chuyển động của tay trang
điều khiển.
Sơ đồ bố trí máy thủy lực

Xi-lanh tay cần

Xi-lanh gầu

Xi-lanh cần

Van điều khiển chính


Mô tơ quay toa
Bơm thủy lực

Môtơ di chuyển Động cơ

Bình nhiên liệu Bình thủy lực

Động cơ Bình thủy lực Van điều Bộ kích hoạt


khiển
* Xi-lanh thuỷ lực, động cơ thuỷ lực, v.v.

Nâng hạ cần
Khi dầu thủy lực chảy vào đầu xi-lanh cần, thì xi-lanh sẽ được kéo dài ra và nâng cần lên, khi
dầu từ vào phía ty đẩy sẽ hạ cần xuống.
Thao tác đào và đổ đống của gầu
Khi dầu thủy lực chảy vào đầu xi-lanh của gầu, thì xi-lanh sẽ được kéo dài ra, xoay gầu theo
chuyển động đào, khi dầu vào từ phía ty đẩy sẽ rút xi-lanh lại, mở gầu theo chuyển động đổ
đống.
Thao tác kéo và đẩy tay cần
Khi dầu thủy lực chảy vào đầu xi-lanh tay cần, thì xi-lanh sẽ được kéo dài ra, kéo tay cần vào,
khi dầu vào từ phía ty đẩy sẽ rút xi-lanh lại, rồi đẩy tay cần ra.
Thao tác quay toa
Dầu thủy lực chảy về một phía mô tơ quay sẽ quay máy sang bên trái, khi dầu từ phía đối diện sẽ
quay máy sang bên phải.
Cơ cấu di chuyển
Mô tơ di chuyển được lắp vào bánh xích bên trái và bên phải. Khi dầu thủy lực chảy vào Mô tơ
di chuyển từ một hướng, thì bánh răng truyền động sẽ được quay theo hướng thuận. Cơ cấu này
được khớp với mắt xích để dẫn động lá xích bánh xích và di chuyển máy về phía trước. Dầu chảy
từ phía đối diện sẽ làm cho máy đảo chiều. Tiến hành đánh lái bằng cách thay đổi tốc độ của
bánh xích bên trái và bên phải, hoặc bằng cách đảo hướng đi của bánh xích, quá trình này được
gọi là điều khiển di chuyển trượt.
34
Nâng và hạ (lưỡi ủi)
Khi dầu thủy lực chảy từ đầu xi-lanh lưỡi ủi, thì xi-lanh sẽ được kéo dài ra và hạ lưỡi ủi xuống,
khi dầu chảy từ cần đẩy sẽ rút ngắn xi-lanh và nâng lưỡi ủi lên.
Cơ cấu quay cần
Chỉ dùng cho máy đào mini:
Khi dầu thủy lực chảy từ đầu xi-lanh cơ cấu quay cần, thì xi-lanh sẽ được kéo dài ra, quay cần
sang bên trái, khi dầu vào từ phía ty đẩy sẽ rút ngắn xi-lanh, làm cho cần quay sang bên phải.
Cơ cấu dịch chuyển cần lệch ngang
Khi dầu thủy lực chảy từ đầu xi-lanh cơ cấu dịch chuyển cần, thì xi-lanh sẽ được kéo dài ra và
cần được dịch chuyển sang bên trái, khi dầu chảy từ phía ty đẩy sẽ rút ngắn xi-lanh và cần được
dịch chuyển sang bên phải.
Khớp quay (Swilvel Joint)
Nếu sử dụng ống để nối các mạch thủy lực của các khung trên và dưới, thì đường ống có thể bị
tắc nghẽn hoặc bị đứt trong khi quay. Thay vào đó, sẽ sử dụng xi-lanh 2 lớp quay tự do, được gọi
là khớp quay. Dầu thủy lực chảy vào và ra qua các lỗ hoặc cổng trên xi-lanh kép.

Khớp quay

Kiểm soát tốc độ và hệ thống phanh


Tốc độ của mỗi chuyển động được điều chỉnh bằng cách thay đổi lưu lượng bơm thủy lực, bằng
cần điều khiển hoặc công tắc điều khiển. Việc mở hoặc đóng các mạch của van điều khiển chính
sẽ làm thay đổi lượng dầu chảy vào các mô tơ và xi-lanh thủy lực. Khi một mạch mà dầu chảy
vào xi-lanh hoặc động cơ bị đóng lại, thì chuyển động của mạch đó sẽ bị dừng lại. Đây là hệ
thống phanh thủy lực, nhưng do dầu không thể được bịt kín hoàn toàn trong các mạch, nên sau
thời gian vận hành lâu dài, các tay cần có thể rơi xuống mức nào đó và cơ cấu quay hoặc cơ cấu
di chuyển không thể dừng chính xác được. Để tránh để xảy ra hiện tượng này, mạch kết nối phải
được lắp đặt kèm theo các van chặn, và cơ cấu quay và cơ cấu di chuyển phải được trang bị theo
hệ thống phanh đĩa cơ học. Tại Nhật Bản pháp luật qui định trước khi nhân viên vận hành rời
khỏi cabin thì tay cần theo phải được hạ xuống mặt đất.
 Cơ cấu quay toa hoạt động như thế nào
Mô tơ quay toa, hộp giảm tốc và trục bánh răng được lắp đặt ở khung trên và sàn của
khung trên sẽ được cố định vào vòng ngòai mâm quay toa. Vòng trong mâm quay toa có
răng khớp với trục bánh răng được cố định vào khung dưới. Vòng bi quay toa được lắp
vào giữa vòng quay bên trong và vòng quay bên ngoài. Vòng quay bên ngoài được tự do
quay.

35
Khi cần điều khiển được đẩy để quay máy sang bên trái, thì:
1) Mô-men của mô tơ quay toa được chuyển sang hộp giảm tốc, trục truyền động của
hộp giảm tốc sẽ quay sang phải.
2) Bánh răng trên trục truyền động khớp với răng bên vòng trong mâm quay toa, khi
bánh răng quay sang phải thì sẽ dẫn động vòng bên trong quay sang bên trái.
3) Khi trục bánh răng truyền động quay, vòng quay bên ngoài và bánh răng được lắp
vào, phần khung trên sẽ quay sang bên trái. Khi dầu thủy lực chảy vào động cơ
quay từ phía đối diện, thì khung trên sẽ bị quay sang bên phải theo nguyên tắc
tương tự.

Chu kỳ quay bên ngoài (quay sang trái cùng với


khung trên)

Chu kỳ quay bên trong


(cố định)

Bánh răng
quay

Hộp giảm tốc


cơ cấu quay
Trục (quay sang
phải)
Bánh răng giữa chu kỹ quay bên
trong và bên ngoài
Động cơ quay

36
Cần điều khiển và hoạt động của cần
Nâng lưỡi ủi
Bánh xích bên trái di chuyển về phía Bánh xích bên phải di chuyển về phía
trước trước Bánh xích trái di Bánh xích phải di
chuyển về trước chuyển về trước

Cần di chuyển bên trái Cần di chuyển bên phải

Hạ lưỡi ủi
Cần đẩy ra ngoài

Ngược chiều Ngược chiều

Cần nâng lên Quay phải


Cần vận hành trái Cần vận hành phải Quay trái Quay phải
Hạ lưỡi ủi
Cần đảy vào
Cần đẩy ra ngoài Cần hạ xuống
Gầu đào Quay trái Quay phải
Cần hạ xuống Quay trái
Bánh xích trái Bánh xích phải
Quay trái Quay phải Gầu đào Đổ đống quay ngược lại quay ngược lại
Nâng lưỡi ủi
Gầu đổ đống
Cần đảy vào Cần nâng lên

37
MẠCH THỦY LỰC CƠ BẢN
Các máy xúc thủy lực thường được trang bị 2 bơm pittông hành trình thay đổi được điều khiển
bằng một động cơ. Lưu lượng dầu thủy lực từ mỗi bơm chảy vào một bộ gồm 4 van điều khiển
chính, trước khi được dẫn vào các mô tơ hoặc xi-lanh thủy lực riêng lẻ bằng tác động của tay
trang điều khiển. Đây được gọi là hệ thống 2 bơm.
Ngoài ra còn có hệ thống 1 bơm (hệ thống cảm biến tải) mà động cơ điều khiển một bơm để dẫn
dầu thủy lực bằng các van điều khiển lưu lượng độc lập đến các xi-lanh và mô tơ thủy lực khác
nhau theo hành trình tay trang. KOBELCO sử dụng hệ thống một bơm trong môđen SK70SR-2.
Khi 2 hoặc nhiều hơn 2 bơm được điều khiển bằng một động cơ, hệ thống xác định tỷ lệ của
công suất động cơ được chuyển đến các bơm thủy lực khác nhau gọi là điều khiển công suất
bơm. Khi máy không ở trạng thái vận hành hoặc giảm áp, giảm lưu lượng bơm để ngăn các bơm
thủy lực hoạt động không cần thiết được gọi là điều khiển lưu lượng bơm.
• Hệ thống 2 bơm • Hệ thống 1 bơm

Tại sao cần phải điều khiển công suất của bơm?
Công suất Bơm thủy lực = áp lực bơm * lưu lượng ≤ công suất động cơ. Nếu công suất động cơ
được yêu cầu cấp cho tất cả các bơm, động cơ sẽ bị quá tải. Vì thế, để ngăn công suất tổng được
cấp cho các bơm thủy lực khỏi vượt quá công suất động cơ, các bơm phải được điều khiển. Đây
là điều khiển công suất bơm. Áp lực hoặc lưu lượng có thể được điều chỉnh để điều khiển các
bơm thủy lực. Áp lực được xác định bởi tải, một yếu tố bên ngoài. Vì thế , trong máy thực tế
công suất bơm thủy lực - mà công suất động cơ được hấp thụ bởi các bơm thủy lực - được điều
chỉnh bằng việc điều chỉnh lưu lượng bơm.
Các loại điều khiển công suất bơm
Trong nhiều loại: điều khiển công suất riêng lẻ, điều khiển đồng bộ công suất tổng và điều khiển
riêng lẻ công suất tổng, các máy xúc KOBELCO dùng điều khiển riêng lẻ công suất tổng. Trong
thực tế, điều khiển điện tử hỗn hợp không chỉ dùng cho công suất bơm mà còn cho động cơ, các
bơm thủy lực và các van điều khiển chính.
 Điều khiển công suất riêng lẻ
 Công suất động cơ chia cho mỗi bơm được xác định trước.
 Mặc dù P2 không sử dụng công suất, P1 cũng không thể dùng hơn 50% công suất động cơ.

38
 Điều khiển đồng bộ công suất tổng
 Công suất động cơ cấp cho bơm thủy lực riêng lẻ có thể nằm trong khoảng từ 0~100% tùy theo
tải ở mỗi bơm.
 Hai hoặc nhiều hơn hai bơm thủy lực được điều khiển kết hợp bằng một bộ điều chỉnh.
 Ngay cả khi chỉ P1 được dùng, P2 cũng cho ra một lượng dầu thủy lực như P1.
 P2 chỉ được cấp công suất động cơ không tiêu thụ cho công suất của P1.
 Công suất động cơ cấp cho P1 + P2 không bao giờ vượt quá 100%.
 Điều khiển riêng lẻ công suất tổng (hệ thống cảm biến chéo)
 Công suất động cơ cấp cho một bơm được điều chỉnh giữa mức 0 và 100% tùy theo tải ở mỗi
bơm.
 Mỗi bơm được gắn một bộ điều chỉnh và hai bơm được điều khiển một cách độc lập.
 Khi P2 không dùng, lưu lượng đến P1 được cực đại để dùng 100% công suất động cơ.
 Công suất động cơ cấp cho P1 + P2 không bao giờ vượt quá 100%.

Điều khiển công suất riêng lẻ Điều khiển riêng lẻ công suất tổng

Tổng công suất động cơ


Không hơn 50% công được truyền cho P1 nếu cần.
suất động cơ được
truyền cho P1, mặc dù
nó cần nhiều

50% công suất động cơ không dùng


• Điều khiển đồng bộ công suất tổng

P1 có thể cần nhiều công suất hơn,


nhưng không thể lấy công suất được chia cho P2.

P2 không được kích hoạt, nhưng vẫn nhận lưu


lượng. * Khi chỉ sử dụng P1

Tại sao điều khiển lưu lượng bơm lại cần thiết?
Trong các bơm pit-tông hành trình thay đổi, lưu lượng chảy ra sẽ đạt đến tối đa khi áp lực giảm
xuống dưới một mức nào đó. Do vậy, khi một bơm không được chất tải, nghĩa là không sử dụng,
thì bơm đó sẽ xuất ra một lưu lượng lớn nhất và dầu thủy lực sẽ tuần hoàn trở lại bình dầu mà
không được sử dụng, dẫn đến năng suất thấp. Đồng thời, khi tải trọng rất lớn và máy ở trạng thái
giảm bớt công suất, thì một lượng dầu thủy lực lớn sẽ quay trở lại bình dầu theo cách tương tự
như thế. Để tránh việc này xảy ra, các bộ cảm biến áp suất trong mạch thủy lực sẽ phát tín hiệu
đến các bơm khi tay trang điều khiển đang ở vị trí trung hòa hoặc máy được giảm bớt công suất,
và lưu lượng được giảm xuống mức thấp nhất. Đây gọi là điều khiển lưu lượng của bơm.

39
Khi áp suất vượt quá mức
này, lưu lượng sẽ đạt
mức tối đa

Lưu
lượ
ng

Áp suất

Điều khiển dương điện tử mới nhất


Được sử dụng trong hệ thống điều khiển dương thủy lực truyền thống và trong quá trình hai hoặc
hơn hai tín hiệu vận hành từ đầu cao của áp suất tay trang điều khiển (khi tay cần được đẩy tối
đa) được sử dụng để điều khiển bơm thủy lực. Kết quả là chỉ có lưu lượng cần thiết để vận hành
tín hiệu mới là công suất từ máy bơm và do đó, tốc độ vận hành cùng lúc cũng giảm.
n

 Hệ thống điều khiển thủy lực dương
hi
k
u

đi
n
Điều khiển bơm qua áp suất, a
khi áp suất chủ đạo cao V

 Hệ thống diều khiển điện dương

Lưu lượng cần thiết cho cả hai


quá trình vận hành Van điều khiển

Số vòng/phút của động cơ Điều khiển lý tưởng


được đo và động cơ điều Động cơ
dựa trên áp suất cảu các
khiển để phù hợp với công hai quá trình vận hành
suất bơm

Kiểu điều khiển lưu lượng bơm


 Hệ thống điều khiển dương
Khi tay trang điều khiển ở vị trí trung hòa, thì lưu lượng bơm thủy lực sẽ được giảm xuống mức
tối thiểu bởi các bộ cảm biến đo áp suất tăng của cần. Hành trình của tay trang càng sâu thì áp
suất tăng càng cao.

40
 Hệ thống điều khiển âm
Các bộ cảm biến đo áp suất dầu thủy lực sẽ quay trở lại bình dầu từ các van điều khiển chính, và
khi cần ở vị trí trung hòa, thì lưu lượng từ các bơm sẽ được giảm xuống mức tổi thiểu. Áp suất
dầu hồi sẽ đạt mức tối đa khi các tay trang ở vị trí trung hòa và làm giảm hành trình của tay
khiển.
 Hệ thống ngắt xả
Khi tải trọng đạt đến mức tối đa và khi máy giảm bớt công suất, một lượng dầu lớn sẽ quay trở
lại bình dầu mà không được sử dụng nữa. Ở chế độ giảm bớt, hệ điều khiển giảm lưu lượng bơm
đến mức tối thiểu được gọi là ngắt xả.
 Hệ thống feathering
Các bộ cảm biến đo áp suất đầu ra của bơm và lưu lượng được giảm xuống mức tối thiểu chỉ khi
cần khiển ở vị trí trung hòa. Khi hành trình của cần vượt quá một điểm cụ thể nào đó, thì lưu
lượng sẽ đạt đến mức tối đa.
 Hệ thống một bơm (hoặc cảm biến tải trọng)
Đây là một kiểu điều khiển thủy lực. Không có mạch trung tính, lưu lượng từ một bơm (hoặc lưu
lượng kết hợp từ 02 bơm trong cùng một kiểu máy) được điều khiển qua van bù áp, và lưu lượng
được hướng đến bộ dẫn động theo hành trình của cần, bỏ qua tải trọng. Quá trình này có ưu điểm
là, trong phạm vi công suất lớn nhất của bơm, sẽ không xuất hiện hiện tượng thay đổi tốc độ
trong quá trình vận hành đồng thời, và có thể đạt được quá trình điều khiển tương tự với cùng
hành trình của cần, không kể đến thay đổi về tải trọng của bơm. Điều này có nghĩa là, các nhân
viên vận hành chưa có kinh nghiệm cũng dễ dàng vận hành máy. Tuy nhiên, với công nghệ cơ
điện tử tiên tiến, kiểu điều khiển tương tự có thể được áp dụng với hệ thống 02 bơm, do đó, ưu
điểm này đã bị loại bỏ và chỉ có khác nhau chút ít giữa hai hệ thống.
 Điều khiển tốc độ máy (mechacontrol ESS/ cơ điện tử) là gì?
Cảm biến tốc độ máy ESS áp dụng điều khiển cơ điện tử để tránh bị giảm công suất do bơm hấp
thụ khi giảm số vòng quay của động cơ, đảm bảo các bơm đều sử dụng hết 100% công suất của
máy, tăng hiệu suất nhiên liệu và dừng hiện tượng chết máy tại các thời điểm có tải trọng lớn.
Cách ESS cơ điện tử hoạt động là như sau:
Một bộ cảm biến tiết lưu dò tìm ra góc nâng cần của mô tơ bước, và một bộ cảm biến vòng/phút
sẽ dò tìm số vòng thực tế của máy. Dữ liệu này được chuyển đến một bộ điều khiển, là bộ điều
khiển sẽ tính số vòng/phút đã đặt từ góc cần nâng bộ điều chỉnh, và sẽ tìm ra sự khác nhau với số
vòng/phút thực tế. Trong bộ điều khiển, sự khác nhau này được tính toán liên tục, theo tải trọng
dao động của bơm. Nếu không có cảm biến máy, thì tải trọng tăng của bơm phải cần một mô-
men quay động cơ lớn hơn, và để tăng mô-men thì phải giảm số vòng/phút của máy, đồng thời
công suất máy phải phù hợp với công suất của bơm. Với ESS cơ điện tử, thì khi số vòng/phút
thực tế của máy giảm xuống dưới giá trị cho phép so với số vòng/phút đã đặt bởi cần bộ điều
chỉnh, thì:
1) Bộ điều khiển sẽ gửi tín hiệu để giảm lưu lượng bơm và giảm công suất máy bơm.
2) Do công suất máy bơm giảm nên mô-men hấp thụ cũng giảm và số vòng/phút của máy lại
tăng.

41
3) Khi số vòng/phút thực tế phù hợp với số vòng/phút đã đặt, thì bộ điều khiển sẽ hủy tín
hiệu nhằm giảm công suất máy bơm.
Theo cách này, công suất bơm và công suất máy phải luôn phù hợp với nhau, nhằm tránh hao hụt
công suất máy, và do số vòng/phút của máy không giảm xuống dưới điểm mô-men lớn nhất, nên
ít có khả năng xảy ra hiện tượng chết máy.

Tải trọng máy bơm giảm và số


vòng/phút của máy trở lại giá trị định
mức

Điểm mô-men lớn


nhất Khi tải trọng bơm tăng
lên thì số vòng/phút
của động cơ giảm

Điểm định mức


n
me
-

Số vòng đông cơ /phút


động cơ

Điểm định mức: Là điểm mà công suất máy và công suất bơm phù hợp với nhau
Điểm mô-men lớn nhất: Là điểm từ điểm định mức đến điểm này, thì có một mô-men dự phòng
(vùng mờ). Nếu tải trọng tăng quá điểm này, thì sẽ bị chết máy.
Điểm A: Nếu số vòng/phút của máy giảm xuống điểm mà tại đó tải trọng bơm và mô-men được
cân bằng nhau, thì công suất máy (như thể hiện trong vùng mờ) sẽ bị hao hụt.

42
VAN ĐIỀU KHIỂN CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TAY TRANG ĐIỀU KHIỂN
Van điều khiển chính quyết định lượng dầu thủy lực mà bơm xả ra, lượng dầu này được
cấp cho từng bộ dẫn động và theo hướng nào đó. Hệ thống tay trang chuyển hành trình của
cần điều khiển (nghĩa là theo ý của nhân viên vận hành) đến các van điều khiển chính.
Máy thủy lực trên thực tế có các bơm thủy lực khác ngoài các bơm chính, sơ đồ bố trí các
van điều khiển và các mạch thủy lực thì rất phức tạp. Ở đây chỉ giải thích đơn giản về các
van điều khiển chính và cách nó hoạt động và được điều khiển như thế nào.
Van điều khiển chính
Các van điều khiển chính điều khiển quá trình vận hành, hướng và tốc độ của máy đào. Có sáu
van, mỗi van điều khiển một bộ phận dẫn động (xi-lanh thủy lực hoặc mô tơ thủy lực) của cần,
tay cần, gầu, cơ cấu quay toa, cơ cấu di chuyển trái và phải, và 02 van hòa bơm. Cả 8 van này
được bố trí thành 02 khối, mỗi khối gồm 04 van liên kết nhau.
Mỗi van có hai cổng, là nơi mà dầu thủy lực có thể chảy vào hoặc tháo ra, và hai cổng này lần
lượt được nối với các cổng của mô tơ hoặc xi-lanh thủy lực. Chẳng hạn, nếu tay trang nâng cần
được kích hoạt, thì thao tác của tay trang sẽ được chuyển sang van cần, van được mở ra, cho
phép dầu thủy lực có thể chảy đến đầu xi-lanh của cần và nâng cần lên.
Tại thời điểm này, van điều khiển chính không chỉ chuyển hướng chảy của dầu thủy lực, mà còn
điều chỉnh lưu lượng theo độ mở của van, nhằm điều khiển tốc độ hoạt động. Hành trình của tay
trang được chuyển bằng thủy lực sang các van điều khiển chính. Đây được gọi là quá trình điều
khiển thủy lực.
Van điều khiển chính và đặc tính tay trang điều khiển
Trong các máy đào thủy lực có hai bơm, thì một bơm (P1) thường dẫn động cần, gầu, di chuyển
phải và hòa bơm cho tay cần, trong khi đó bơm còn lại (P2) thường dẫn động tay cần, cơ cấu
quay toa , di chuyển trái và hòa bơm cần .
Mỗi van điều khiển chính được nối song song với 04 bộ dẫn động và khi các cần điều khiển được
kích hoạt để hai hoặc nhiều hơn hai bộ dẫn động đấu nối với đến cùng một bơm, thì từng bộ
phận dẫn động sẽ lần lượt được kích hoạt, bắt đầu từ bộ phận có tải nhỏ nhất. Điều này có nghĩa
là, nếu cơ cấu quay toa và tay cần được vận hành cùng lúc, thì tốc độ của cơ cấu quay toa ,có
mức tải lớn hơn, có thể bị giảm đi và thậm chí dừng lại hẳn. Ngòai ra , việc di chuyển bên trái và
bên phải, mỗi bên sử dụng một bơm khác nhau, do đó nếu cần hoặc gầu được vận hành trong quá
trình di chuyển, thì tốc độ của bánh xích bên trái có thể bị chậm lại. Nếu tay cần hoặc cơ cấu
quay toa được vận hành, thì tốc độ của bánh xích bên phải cũng sẽ bị chậm lại, dẫn đến việc di
chuyển theo hướng ngoằn ngoèo hoặc zic-zắc. Hệ thống điều chỉnh ưu tiên quay toa, hệ thống
điều chỉnh ưu tiên co tay cần, hệ thống nạp hạ cần v.v. là các hệ thống điều khiển thủy lực được
triển khai để bù lại các thiếu sót về hệ điều khiển của các mạch thủy lực và làm cho máy hoạt
động hiệu quả hơn theo ý muốn của nhân viên vận hành.

43
Tay cần
Xi-lanh thủy lực Bơm thủy lực (P2)

Cơ cấu quay

Môtơ thủy lực


Hòa bơm cần
Môtơ thủy lực

Di chuyển trai
Môtơ thủy lực

Di chuyển phải
Động cơ
Cần
Xi-lanh thủy lực

Gầu
Bơm thủy lực (P1)
Hòa bơm tay cần
Xi-lanh thủy lực Mạch di chuyển có thể bố trí
khác nhau tùy kiểu máy

Van chuyển hướng


Các van gồm có các pittông trượt kiểu lõi cuốn, tại một vị trí cụ thể thì phần nhô ra của lõi cuốn
sẽ ngăn chặn dòng tháo ra của dầu thủy lực. Khi lõi cuốn được di chuyển sang trái hoặc phải bởi
một thanh nhỏ hoặc do áp suất thủy lực, thì vị trí của phần nhô ra sẽ thay đổi, sẽ mở ra một lối
thoát cho dầu thủy lực. Đóng và mở các cổng ra vào của van bằng cách di chuyển vị trí của lõi
cuốn do việc thay đổi hành trình của tay trang được gọi là điều khiển van chuyển hướng.

Cổng ra đóng

Khi dịch chuyển lõi cuốn,


cổng ra mở

Thông tin về tay trang điều khiển


 Phương pháp điều khiển bằng thủy lực
Trong phương pháp này, việc kích hoạt tay trang điều khiển được chuyển tiếp sang van điều
khiển chính dưới dạng áp lực tăng. Dầu thủy lực từ một máy bơm bánh răng nhỏ phục vụ mục

44
đích điều khiển được hướng chuyển sang van điều khiển chủ, là van được nối trực tiếp với các
tay điều khiển. Việc kích hoạt cần sẽ mở các cổng trên van chủ đạo và dầu từ bơm bánh răng sẽ
được hướng chảy vào van điều khiển chính. Cường độ của lưu lượng dầu này (áp lực tăng) sẽ mở
van điều khiển chính. Hành trình cần càng lớn, thì áp lực tăng càng nhiều và van điều khiển
chính mở càng lớn, cho phép một lưu lượng dầu lớn chảy qua. Do đó, hành trình cần càng lớn,
thì vận hành máy càng nhanh hơn.
Các ưu điểm của phương pháp điều khiển thủy lực này là tay điều khiển nhẹ, ít bị mòn và thậm
chí sau một thời gian dài sử dụng, ăn mòn cũng rất ít.

Phương pháp điều khiển


bằng thủy lực

Van chủ đạo


Van điều
khiển
Cần chính
điều
Bơm
khiển
chính

Bơm của cần điều


khiển

Phương pháp mắt xích


Xi-lanh thủy lực
và thanh nhỏ

Cần điều Khớp nối


khiển Van điều
khiển chính
Bơm chính

Thanh nối

 Phương pháp dùng khớp nối và thanh chuyền


Trong phương pháp này, hành trình cần được chuyển tiếp sang van điều khiển chính bằng các
khớp nối và thanh chuyền, trực tiếp chuyển lưu lượng giữa các van. Thiết kế phương pháp này
đơn giản, nhạy bén và giúp ích cho quá trình điều khiển chính xác, tuy nhiên hành trình tay trang
điều khiển lại nặng nề và qua thời gian, tay sẽ phát ra tiếng kêu lách cách và cần phải điều chỉnh.
Do đó, không được sử dụng nhiều nữa.
 Trong các máy trên thực tế…
Các van điều khiển chính cần phải có ít nhất 06 van chuyển hướng dùng cho cần, tay cần, gầu, cơ
cấu quay toa, di chuyển trái, di chuyển phải và thêm 02 van dùng cho máy đào mini, 01 van dùng
cho cơ cấu quay cần (cần lệch tâm của cơ cấu quay siêu nhỏ) và 01 van dùng để nâng/hạ lưỡi ủi.
Ngoài 06 đến 08 van này, còn có thêm 02 van hòa bơm, là các van kết hợp lưu lượng từ hai bơm
thủy lực, nhằm tăng tốc độ vận hành và các van di chuyển thẳng v.v. Tất cả các van này cùng
nhau tạo lên các van điều khiển chính của máy.
 “Song song” có nghĩa là gì?
Khi các van được kết nối với nhau, thì sẽ được nối từ cổng sang cổng. Khi hai tay trang điều
khiển được kích hoạt cùng một lúc, dầu thủy lực sẽ được cấp đến từng van và do đó, các bộ kích
45
hoạt sẽ lần lượt được khởi động, bắt đầu từ bộ phận có tải nhỏ nhất, ngoài ra còn có các phương
pháp đấu nối khác như “nối tiếp” và “nối tiếp đôi”.

46
THUẬT NGỮ VÀ CÁC ĐƠN VỊ TÍNH
Trước khi xem xét phần đặc tính kỹ thuật, hãy xem tên các bộ phận máy mang ý nghĩa gì và có
cấp độ như thế nào.
Tên máy
Loại máy thường được gọi là Acera Geospec SK200 có thể được diễn giải tên theo các cách dưới
đây trong các tình huống khác nhau:
 Tên sê-ri (Sê-ri Acera Geospec, Sê-ri Acera Geospec SR): Được sử dụng với mục đích
PR (quan hệ, tiếp thị) cho toàn bộ cụm máy.
 Tên máy (Acera Geospec SK200): Được sử dụng để tiếp thị cho thương hiệu. Các tên
này được sử dụng trong danh mục sản phẩm và trong các vật liệu khuyến mãi bán hàng
khác, đồng thời có thể được trưng bày tại nhãn dán trên thân máy.
 Tên Model (SK200-8): Được sử dụng để phân biệt và phân loại máy. Tên mẫu được đưa
vào trong tài liệu hướng dẫn vận hành và được sử dụng trên các tài liệu chính thức.
 Số sê-ri (YN12-56001): Được dán trên thân máy và được sử dụng để phân biệt và đăng
ký cho từng máy riêng lẻ.
Xin sử dụng đúng các tên này.
Đơn vị SI và đơn vị qui ước Nhật bản
Ở phía dưới bảng thông số kỹ thuật, thường có các chú thích như: Đơn vị quốc tế, ký hiệu là SI.
Dấu ngoặc {} là để chỉ các đơn vị JIS Nhật bản. Công suất gầu và lực đào được tính bằng đơn vị
ISO.
Đơn vị SI là một hệ thống đơn vị quốc tế, lấy tên từ tổ chức Systeme Internationale d’Unites.
Luật pháp Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 01.11.1993 yêu cầu rằng, sau một thời gian hoãn lại, đến
năm 1999, đơn vị JIS phải chuyển đổi sang đơn vị SI. Điều này có nghĩa là, trong bảng thông số
kỹ thuật, tốc độ quay, công suất máy, số vòng/phút của máy, lực đào, áp lực trên mặt đất, áp lực
đặt của bơm thủy lực v.v., hiện nay đều được thể hiện bằng đơn vị SI. Nhưng để tránh nhầm lẫn
cho đến khi đơn vị SI trở lên quen thuộc, thì đơn vị cũ JIS đều phải được đưa vào trong dấu
ngoặc {}.
Năm 1994, JIS (Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản) A8404 có hiệu lực. Trong các bảng thông số
kỹ thuật máy xây dựng, các đơn vị khác nhau bắt đầu được sử dụng cho công suất gầu, lực đào,
áp lực trên mặt đất v.v., nhằm đưa các đơn vị này có vị trí ngang hàng với ISO (Tiêu chuẩn quốc
tế). Hiện nay, công suất gầu thể hiện con số JIS cũ trong dấu ngoặc đơn (). Đối với lực đào và áp
lực trên mặt đất, chỉ thể hiện các con số ISO.
Nghĩa của đơn vị SI
 Pa (Pascal)
Là đơn vị áp lực. Áp lực được tạo ra bởi một lực là 1N trên 1m2 (N/m2) là 1Pa. 1.000Pa là 1kPa.
 N (Newton)

47
Là đơn vị lực. Đó là lực cần phải có để làm cho một vật có trọng lượng 1kg gia tốc lên 1m/giây
(kg/m/s2). Dựa trên con số tiêu chuẩn quốc tế về gia tốc là 9.80655 m/s 2, thì đơn vị cũ được sử
dụng ở Nhật Bản, 1 kgf = 9.80655 N.
Lực đào và lực kéo thanh kéo của bánh xích được tính bằng các đơn vị này.
K (kilo), bằng là 103 hoặc 1.000, và M (mega), là 106 hoặc 1.000.000, là tiền tố của SI.
 J (Joule)
Là đơn vị công (năng lượng). 1J là công cần để một lực là 1N di chuyển một vật đi 1 mét (N.m).
1J = 1N.m = 1Ws. Ca-lo là số đo công có thể được chuyển đổi sang joule , 1 calo = 4,2J. (ngoại
trừ nghĩa dinh dưỡng của đơn vị này)
 W (Watt)
Là đơn vị công suất, hoặc lượng Công được hoàn thành trong một đơn vị thời gian. 1W là công
của 1J trên một giây {J/s}. Mối quan hệ giữa W và mã lực là: 1PS (mã lực theo hệ metric ) = 75
kgf * m/s = 0,7355 kW, 1 mã lực là lực nâng 75kg lên 1m trong 1 giây.
Tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn trước đây
 Thể tích của gầu
Thể Tích Chất Đầy của gàu tính theo Góc vun cao trước đây là 2-1 , được đổi lại thành 1-1 theo
tiêu chuẩn ISO . Không có sự thay đổi nào về thể tích lọt lòng (san bằng mặt gầu).

Thể tích bằng mặt

Thể tích vun cao

 Lực đào lớn nhất của gầu


Lực đào lớn nhất của gầu trước đây được xác định như là lực đào tại “đầu răng gầu”. Theo tiêu
chuẩn ISO, lực đào được thay đổi sang “đầu mép Gầu ”. Do đó, các kết quả của lực đào lớn nhất
của gầu thường lớn hơn kết quả trước đây, mặc dù trên thực tế, không có thay đổi nào về lực đào.
Hơn nữa, đơn vị lực được chuyển từ JIS sang SI. Vì thế, trong các ca-ta-lô, số liệu SI của lực đào
(kN) được thể hiện đầu tiên, và số liệu JIS được hiển thị trong dấu ngoặc đơn { }, cùng với đơn

48
vị JIS cũ {kgf}. Thậm chí, một số nhà sản xuất còn đưa ra 04 giá trị: cả số liệu JIS mới và cũ của
lực đào lớn nhất cũng được đưa ra bằng đơn vị SI.

Đơn vị JIS cũ

Đầu răng gầu

Đơn vị JIS cũ Mép gầu

 Áp lực trên mặt đất


Áp lực bên ngoài do trọng lượng của máy chia cho diện tích bánh xích tiếp xúc với mặt đất, được
gọi là áp lực trên mặt đất, và áp lực này thường được thể hiện bằng cách sử dụng công thức sau
đây:
Áp lực trung bình trên mặt đất {kPA} = Lực bên ngoài do trọng lượng vận hành (N)
Diện tích tiếp xúc (m2) x 1.000
- Lực bên ngoài do trọng lượng vận hành = Trọng lượng (kg) x lực hấp dẫn 9,8 (m/s2)
- Tổng diện tích tiếp xúc của bánh xích (cm2) là chiều rộng lá xích (cm) x chiều dài tiếp
xúc của dải xích (cm) x 2.
Chiều dài tiếp xúc của bánh xích được tính theo đơn vị JIS cũ, bằng chiều dài giữa các
tâm của hai bánh bánh răng dẫn động (cm) + (chiều cao bánh xích x 0,35). Đối với tiêu
chuẩn ISO, chiều dài tiếp xúc bánh xích này được tính nhà là chiều dài giữa các điểm tâm
của bánh răng bánh dẫn động (cm) + 0,35 x (chiều dài đầy đủ của dải xích - chiều dài
giữa các điểm tâm của bánh răng bánh).

Khoảng cách bánh

Chiều dài tiếp xúc

Chiều dài bánh xích


đầy đủ
Đon vị JIS cũ

Chiều
cao
bánh
Khoảng cách bánh
xích

Chiều dài tiếp xúc

49
CÁCH ĐỌC BẢNG ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
Các bảng đặc tính kỹ thuật đưa ra các thông số về thao tác, trọng lượng, chi tiết động cơ,
chủng loại và sơ đồ bố trí hệ thống thủy lực của máy. Các số liệu được tính bằng đơn vị SI,
cùng với các đơn vị truyền thống được đưa vào dấu móc { }.
Ví dụ: Kiểu máy ACERA GEOSPEC SK200

Máy
Kiểu HINO J05E

Loại Động cơ diesel 4 thì, làm mát bằng nước, phun nhiên liệu
trực tiếp với bộ nén turbo, bình làm lạnh trung gian (tuân theo
Stage IIIA của EU (NRMM), EPA Tier III của Hoa Kỳ, và
các Quy định về khí thải của các Phương tiện động cơ đặc
biệt (Nhật Bản)

Số lượng xi-lanh 4

Đường kính xy lanh và hành 112 mm x 130mm


trình piston:

Thể tích 5,123 lít

Công suất định mức 118kW/2.000 phút-1 (ISO 14396: Không có quạt)

114kW/2.000 phút-1 (ISO 9249: Có quạt)

Mô-men lớn nhất 592 N.m/1.600 phút-1 (ISO 14396: Không có quạt)

572N.m/1.600 phút-1 (ISO 9249: Có quạt)

Hệ thống thủy lực


Bơm

Loại: Hai bơm piston hành trình thay đổi + 1 bơm bánh răng

Lưu lượng xả lớn nhất 2 x 220 L/phút, 1 x 20 L/phút

Cài đặt van xả

Cần, tay cần và gầu 34,3 Mpa (350 kgf/cm2)

50
Tăng công suất 37,8 Mpa (385 kgf/cm2)

Mạch di chuyển 34,3 Mpa (350 kgf/cm2)

Mạch quay toa 29,0 Mpa (296 kgf/cm2)

Mạch điều khiển 5,0 Mpa (296 kgf/cm2)

Bơm điều khiển Loại bánh răng

Van điều khiển chính 8 pit-tông trượt hình lõi cuốn

Bộ làm mát dầu Loại làm mát bằng không khí

Hệ thống quay toa

Môtơ quay Mô tơ pit-tông đồng trục

Phanh Thủy lực, tự khóa khi tay trang ở vị trí giữa

Phanh dừng Phanh đĩa thủy lực

Tốc độ quay 12,5 phút-1 (vòng/phút)

Bán kính quay của đuôi máy 2,750 mm

Bán kính quay phía trước tối 3,540 mm


thiểu

Hệ thống di chuyển

Motơ di chuyển 2 mô tơ pit-tông đồng trục, mô tơ 2 tốc độ

Phanh di chuyển Phanh đĩa thủy lực

Phanh dừng Phanh đĩa dầu/1 động cơ

Lá xích xích di chuyển 46 lá mỗi bên (SK200)

49 lá mỗi bên (SK210OLC)

Tốc độ di chuyển 6.0/3.6 km/h

Lực kéo 229 kN (23.3ft) (SAE J1309)

51
Khả năng leo dốc 70% (35o)

Khoảng hở gầm xe 450mm

Cabin và hệ điều khiển


Cabin

Cabin làm bằng thép cách âm, chịu mọi điều kiện thời tiết, được lắp trên bệ đỡ gắn silicon và
được trang bị kèm theo đệm sàn cách nhiệt

Hệ thống điều khiển

Hai cần tay và hai bàn đạp chân để điều khiển di chuyển

Hai tay trang để điều khiển đào và quay

Núm vặn điện điều chỉnh tốc độ động cơ

Cần, tay cần và gầu nâng

Xi-lanh cần 120 mm x 1.355 mm

Xi-lanh tay cần 135 mm x 1.558 mm

Xi-lanh gầu 120 x 1.080 mm

Khả năng đổ đầy và bôi trơn dầu mỡ

Bình nhiên liệu 370 L

Hệ thống làm mát 22 L

Dầu động cơ 22 L

Hộp giảm tốc di chuyển 2 x 5,3 L

Hộp giảm tốc quay toa 3,0 L

Mức dầu trong bình 146 L


Bình dầu thủy lực
Trong Hệ thống thủy lực 230 L

52
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: ĐỘNG CƠ - 1
Loại động cơ
Tất cả các loại máy đào thủy lực đều được lắp với các động cơ phun diesel trực tiếp, 4 thì, được
làm mát bằng nước, và ngày càng nhiều máy sử dụng kiểu tăng turbo.
Động cơ diesel phun nhiên liệu dưới dạng sương mù vào các xi-lanh có không khí bị nén và
nóng. Động cơ sẽ tự đánh lửa và khí đốt cháy tạo ra lực để dẫn động pit-tông di chuyển lên
xuống. Các ưu điểm chủ yếu của động cơ diesel là giá thành nhiên liệu diesel thấp, so với xăng
và đạt được lực mô-men lớn.
 Kiểu hệ thống đốt
Phun trực tiếp: Nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt và tự cháy trong đó. Kiểu này tạo
ra hiệu suất cháy cao và động cơ khởi động dễ dàng ở nhiệt độ thấp. Đồng thời, kiểu này cũng
được sử dụng nhiều trong hầu hết tất cả các máy đào thủy lực.
Buồng đốt xoáy lốc: Không khí được ép xoáy và nhiên liệu được trộn vào trong buồng xóay lốc.
Hỗn hợp này, sau đó, được chuyển sang buồng đốt chính để đốt cháy. KOBELCO sử dụng loại
động cơ này trong các kiểu máy SK140SR ~ SK17SR.
Đốt cháy trước: Một lượng nhiên liệu nhỏ được phun vào buồng đốt trước và được đốt cháy, và
áp suất tạo ra được sử dụng để phun lượng nhiên liệu còn lại vào buồng đốt chính để đốt cháy.

Kiểu phun trực tiếp Kiểu buồng đốt trước Kiểu buồng đốt xoáy lốc

Buồng đốt Khoang xoáy lốc

Buồng đốt chính

Buồng đốt
trước

Buồng đốt chính

 Kiểu làm mát bằng nước và bằng khí


Các phương pháp làm giảm nhiệt độ sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu gồm có :làm mát
bằng không khí, trong đó, lưu lượng khí từ quạt làm mát được thổi trực tiếp vào các xi-lanh của
máy, và làm mát bằng nước, trong đó, các xi-lanh được làm mát bằng nước và tự nước sẽ được
làm mát bằng bộ tản nhiệt hoặc quạt. Mặc dù là phương pháp phức tạp hơn, nhưng phương pháp
làm mát bằng nước có hiệu quả hơn nhiều so với làm mát bằng khí và hầu hết các máy đào thủy
lực đều có động cơ làm mát bằng nước.

53
Van nạp Bộ lọc khí

Van xả
Vòi phun nhiên
liệu
Bộ giảm
âm Vô-lăng

Pit-tông

Nước làm mát Động cơ


khởi động

Xi-lanh

Ắc quy

Trục động cơ

Bánh răng
định thời
Bơm phun
Máng dầu

 Động cơ 4 thì và 2 thì


Trong các động cơ 4 thì, các pit-tông được nâng lên, hạ xuống hai lần, trục động cơ quay qua 02
vòng, trong 04 quá trình lấy khí vào, nén, đốt, cháy và xả ra. Trong động cơ 2 thì, 04 quá trình
này được hoàn thành chỉ trong 01 vòng quay của trục động cơ. Động cơ 2 thì đơn giản hơn và
được sử dụng nhiều trong xe máy v.v.

Động cơ 4 thì Động cơ 2 thì

Đầu vào Nén Khí sạch/nén

Đốt cháy Khí thoát ra


Đốt cháy/khí
thoát ra

Động cơ kiểu Common Rail (Ray chung ), điều khiển bằng điện
Động cơ này có hệ thống phun nhiên liệu được cải tiến để đáp ứng các quy định kiểm soát khí
thải ngày càng nghiêm ngặt và có hiệu quả trong việc đáp ứng các quy định trong thế hệ các vật

54
liệu gây tác hại cho môi trường. Hệ thống phun nhiên liệu Common Rail, sử dụng nhiên liệu
được nén với áp suất rất cao từ một máy bơm. Buồng áp suất tích tụ chung, gọi là ray chung, dự
trữ nhiên liệu cho tất cả các xi-lanh. Các van điện từ được mở và đóng tại thời điểm tối ưu, nhằm
phun nhiên liệu theo tín hiệu phát ra từ bộ điều khiển điện tử. Không chỉ thời gian, mà cả số
lượng nhiên liệu được phun cũng có thể được kiểm soát ở mức tối ưu, thậm chỉ ngay cả khi máy
chạy với số vòng/phút thấp. Điều này làm tăng hiệu suất đốt cháy của động cơ và có hiệu quả
cao trong việc tăng năng suất, giảm tiêu hao nhiên liệu và giảm rung chấn. Động cơ kiểu này
cũng được thiết kế để kiểm soát lượng các chất vi hạt (PM) thải ra do chưa hoàn toàn đựợc đốt
cháy hết.
Hệ thống EGR làm mát
Tuần hoàn tái sử dụng khí thải (EGR) là một hệ thống trong đó một phần của khí thải được làm
mát, trộn thêm không khí và được tái tuần hoàn. Bằng cách giảm nồng độ ô-xy và giảm nhiệt độ
đầu vào, thì chỉ có một lượng ít NOx được sinh ra khi nhiên liệu hỗn hợp với khí đầu vào được
đốt cháy lại. Nồng độ ô-xy bên trong buồng đốt sẽ giảm xuống, và với hệ thống làm mát EGR thì
nhiệt độ đốt cháy cũng được giảm, do đó vẫn duy trì được công suất động cơ khi chỉ có lượng ít
NOx được thải ra.
Turbo tăng áp được làm mát.
Quá trình nén turbo có nghĩa là năng lượng từ khí thải ra được sử dụng để làm quay một tua-bin,
là tua-bin làm tăng mật độ không khí được dẫn vào trong động cơ. Mật độ này tương ứng với
lượng nhiên liệu được phun vào và công suất động cơ sẽ được tăng lên. Trong một động cơ turbo
có hệ thống làm lạnh trung gian, thì bình lạnh trung gian là thiết bị làm mát khí được nén bởi một
bộ nén turbo trước khi khí đó đi vào động cơ, nhằm tránh mất mật độ khí trong quá trình giãn nở
nhiệt khi đi vào động cơ.

Bộ nén turbo
Tua-bin

Thoát khí Hút khí

Động cơ

55
Động cơ kiểu ray chung điện tử Hệ thống EGR làm mát
Bộ điều khiển điện tử Ray chung
Dữ liệu động cơ (vòng/phút, tải trọng v.v.) được Quá trình phun áp lực cao Van EGR điều khiển điện tử
phân tích và điệu kiện phun tối ưu được chuyển được tích lũy cho từng xi-lanh
tiếp sang thiết bị phun
Khí sạch Khí thoát ra

Hệ thống EGR
làm mát

Thiết bị phun
Bơm áp suất nhiên liệu sản sinh ra
Van được kích hoạt bằng tín hiệu từ thiết bị điều
nhiên liệu áp suất cao
khiển điện tử để có thể phun nhiên liệu tối ưu nhất

 Động cơ dùng xăng


Trong một động cơ chạy xăng, nhiên liệu được hòa thành hỗn hợp với khí trong xi-lanh, rồi được
nén và sử dụng quá trình đánh lửa điện để đốt cháy. Các đặc điểm chính của động cơ này là bugi
đánh lửa và bộ chế hòa khí, là bộ phận không nhất thiết phải có trong động cơ diesel đánh lửa do
nén. Do động cơ này nhẹ và phù hợp với số vòng/phút nhanh hơn, nên được sử dụng nhiều trên
xe máy.

Van hút vào


Bộ lọc khí

Van xả Bugi đánh lửa

Bộ chế hòa khí

Nước làm mát

Tay quay

Máng dầu Ăc quy

Bánh đà (bánh răng khởi động)


Động cơ khởi động

 Dừng máy
Động cơ dùng nhiên liệu có thể dừng lại bằng cách tắt nút bấm, là nút tắt dòng điện nối đến bugi
đánh lửa. Động cơ diesel có thể được dừng lại theo hai cách sau: Một là, đóng cửa hút vào với

56
động cơ điện nhỏ để cắt nguồn khí cấp vào, hoặc hai là giảm lưu lượng phun nhiên liệu xuống 0
bằng cần điều chỉnh.
 Động cơ nghịch đảo là gì?
Tên động cơ cho ta liên tưởng đến di chuyển qua lại và trong động cơ nghịch đảo, các pit-tông di
chuyển tới lui trong các xi-lanh để quay tay quay. Động cơ nghịch đảo có thể là động cơ dùng
nhiên liệu hoặc động cơ diesel, trong đó rô-to làm nhiệm vụ của một pit-tông.

Buồng đốt

Rô-to

57
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: ĐỘNG CƠ - 2
Công suất định mức của động cơ (kW/phút-1 {PS/rpm})
PS là mã lực (1 mã lực là số công cần có để nâng một trọng lượng 75 kg lên cao 1m trong thời
gian 1 giây), và rpm là số vòng quay trong một phút. Công suất định mức 118 PS/2.200 rpm có
nghĩa là khi động cơ đang chạy với tốc độ là 2.200 vòng/phút, thì 118 mã lực sẽ bảo đảm vận
hành theo các điều kiện và thời gian đã định. Tất nhiên, mã lực càng lớn, thì động cơ có thể hoàn
thành được càng nhiều công việc hơn, nhưng điều đó cũng đòi hỏi một sự cân bằng phù hợp với
công suất thủy lực.
kW/ phút-1 là đơn vị SI quốc tế, dấu { } để chỉ các đơn vị qui ước
1 PS {mã lực mét} = 75 kgf.m/s = 0,7355 kW.

Mã lực

mã lực

 Công suất và mô-men xoắn


Các yếu tố thông thường nhất liên quan đến hiệu suất động cơ là công suất và mô-men xoắn.
Công suất là mã lực tại số rpm cụ thể {1 mã lực = lực cần thiết để nâng 75 kg lên cao 1 m trong
thời gian 1 giây}. Mô-men xoắn động cơ là lực quay tại số rpm cụ thể. Mô men xoắn được tính
bằng Nm, hoặc lực quay x khoảng cách từ tâm quay. “Mô-men xoắn cực đại = 592 N.m/1.600
rpm” có nghĩa là, trong khi đang quay tại 1.600 vòng/phút, thì có 592 N (khoảng 60 kgf) công
suất quay tại 1 điểm cách xa 1 mét so với tâm tay quay của động cơ. Trên thực tế, đường kính
của bánh răng đà truyền động chỉ là một phần nhỏ của 1 m, do đó, một lực của nhiều lần 60 kg là
tại thời điểm làm việc và phải trải qua một nhiều bánh răng ba để thành lực tổng lực lớn để chạy
máy. Công suất động cơ ảnh hưởng đến tốc độ làm việc, trong khi đó mô-men xoắn động cơ ảnh
hưởng đến lực làm việc, do đó mã lực = mô-men xoắn x rpm.

58
Mô-men xoắn

Tâm quay
Mô-men xoắn

 Số vòng mỗi phút (rpm) và công suất của động cơ


Về nguyên tắc, số vòng mỗi phút (rpm) của động cơ càng cao thì công suất càng lớn. Trong các
loại đàomáy đào thủy lực, thì số rpm định mức là vào khoảng 2.000 vòng, số vòng này là thấp so
với động cơ dùng xăng trong xe Ô tô . Không giống với xe Ô tô, trong đó số rpm liên tục được
điều chỉnh bằngchân đạp ga của bộ tăng tốc, các máy đào thủy lực có cần tăng tốc được cài đặt
tại số rpm định sẵn trong suốt quá trình vận hành. Trạng thái nghỉ là nói đến tình trạng động cơ
chạy không tải.
Kích cỡ động cơ
Kích cỡ động cơ được xác định bằng cỡ (dung tích) và số xi-lanh.
 Đường kính xi-lanh và hành trình
Đường kính xi-lanh là đường kính bên trong của xi-lanh và hành trình là khoảng cách di chuyển
đầy đủ của pit-tông (khoảng cách giữa các điểm chết trên và điểm chết dưới). Trong động cơ có
hành trình dài, hành trình thường dài hơn đường xi-lanh, tay biên có thể được kéo dài và do đó,
theo nguyên tắc đòn bẩy, tay quay sẽ cho mô-men xoắn lớn hơn. Còn trong động cơ có hành
trình ngắn, thì hành trình lại ngắn hơn đường kính xi-lanh, các vòng quay nhanh hơn và công
suất được tăng lên. Giữa động cơ hành trình dài và động cơ hành trình ngắn là động cơ hành
trình vuông trong đó đường kính xi-lanh bằng với hành trình. Trên sơ đồ hiệu suất động cơ, kích
cỡ xi-lanh được hiển thị bằng đường kính xi-lanh x hành trình.
 Dung tích và độ dịch chuyển của xi-lanh
Chiều dài của hành trình x diện tích mặt cắt của pit-tông cho biết dung tích của xi-lanh (hoặc độ
dịch chuyển). Dung tích xi-lanh x số lượng xi-lanh là độ dịch chuyển của động cơ (lít). Độ dịch
chuyển càng lớn thì công suất càng cao và mô-men xoắn càng lớn, nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu
cũng lại tăng theo.

59
Dung tích xi-lanh

Hành trình
Đường kính xi-lanh

 Số lượng xi-lanh
Để tăng công suất động cơ thì phải tăng dung tích xi-lanh, nhưng nếu tăng dung tích của một xi-
lanh lên bừa bãi thì sẽ tạo ra mức ồn và rung chấn cao, đồng thời làm tăng độ dao động của công
suất. Thay vào đó, tăng số lượng xi-lanh và giảm thời gian đốt cháy trong mỗi xi-lanh tiếng ồn
và rung chấn của xi-lanh được giữ ở mức thấp, công suất được duy trì ổn định và vận hành êm.
 Số lượng và cách bố trí xi-lanh
Động cơ có 4 xi-lanh được gọi là động cơ 4 máy và kích cỡ động cơ được thể hiện như là độ dịch
chuyển xi-lanh, hoặc 4-5.123. Động cơ 4 xi-lanh được sử dụng trong các máy đào thủy lực có
công suất lên đến 20 tấn. Nếu trên mức công suất đó, thì thường sử dụng động cơ 6 xi-lanh.
Bố trí kiểu thẳng hàng: Đây là cách bố trí thông dụng nhất, có từ 2 đến 6 xi-lanh trong 1 hàng.
Các xi-lanh này có thể được đặt thẳng đứng hoặc nằm ngang. Động cơ của máy xây dựng thường
có xi-lanh được bố trí thẳng hàng, theo phương thẳng đứng (một số kiểu máy nhỏ hơn thì có xi-
lanh nằm ngang).

Thẳng hàng

Bố trí kiểu chữ V: Cách bố trí này sẽ rút ngắn chiều dài động cơ, trong khi vẫn giữ cho xi-lanh
nằm theo phương thẳng đứng và thường được sử dụng cho động cơ có từ 6-8 xi-lanh.
Bố trí kiểu nằm ngang: Cấu hình này cũng tiết kiệm được không gian. Chiều rộng động cơ sẽ
mở rộng thêm nhưng tổng chiểu cao vẫn nhỏ.

60
Nằm ngang

Chữ V

 Mã lực trên một dung tích lít


Đây là độ dịch chuyển động cơ như là một phần của công suất động cơ. Bằng cách tính mã lực
trên một lít của độ dịch chuyển, thì có thể so sánh hiệu suất giữa các động cơ có các độ dịch
chuyển khác nhau. Đối với cùng độ dịch chuyển, nén turbo, điều khiển điện tử v.v. như nhau, thì
mã lực/lít có thể được cải thiện một cách rõ rệt.
Tiêu hao nhiên liệu
Lượng nhiên liệu tiêu hao của máy đào thủy lực được thể hiện bằng số lít/giờ. Khối lượng công
việc là số mét khối đất mà máy đào được trong 1 giờ (m 3/h). Thoạt nhìn, có vẻ như lượng nhiên
liệu tiêu hao càng ít, khối lượng công việc sẽ càng nhiều thì càng đạt kết quả tốt hơn, nhưng khi
xem xét chi phí của các máy trên thực tế, Thì Lượng Tiêu Hao Nhiên Liệu Vận Hành cũng rất
quan trọng. Đó là số mét khối mà máy đào được trên 1 lít dầu diesel, tương đương km/lít đối với
xe máy.
 Tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu
Tỷ lệ này chỉ ra mức tiết kiệm nhiên liệu của hiệu suất động cơ là như thế nào. Tỷ lệ này cũng
được thể hiện như là số gram nhiên liệu cần để sản sinh ra 1 kW trong 1 giờ (g/kW/h). Trong xe
máy, tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu được sử dụng để chỉ mức tiết kiệm nhiên liệu của phương tiện.
Nhưng đối với máy đào, có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu như
hiệu suất thủy lực và cài đặt chế độ vận hành, do đó, tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu chỉ được hiển thị
trong các bảng hiệu suất động cơ và không được hiển thị trong đặc tính kỹ thuật của máy.
Phương pháp thử chuẩn của tiêu hao nhiên liệu (các tiêu chuẩn Nhật bản)
Trước đây, tiêu hao nhiên liệu được đo theo đơn vị thước Anh của nhà sản xuất, nhưng vào tháng
3.2007, Hiệp hội Cơ khí xây dựng Nhật bản (JCMA) đã nâng cấp các tiêu chuẩn thử lượng tiêu
hao nhiên liệu và hiện nay, tại Nhật bản, số liệu về tiêu hao nhiên liệu được dựa theo phương
pháp thử chuẩn này. Các đánh giá về lượng tiêu hao nhiên liệu được dựa trên các kết quả thí
nghiệm và chiếm 50% công tác đào/đổ đống, 25% công tác san bằng, 10% di chuyển và 15%
máy dừng hoạt động. Lượng nhiên liệu tiêu hao trong 1 giờ của quá trình vận hành tiêu chuẩn
được tính toán và hiển thị trong kg/vận hành chuẩn.

61
Thí nghiệm đào/đổ đống: 05 chu kỳ gồm có: Vị trí đào >> rút ngắn theo phương ngang >> đào
bằng gầu >> quay/nâng cần >> đổ đống bằng gầu >> quay trở lại vị trí đào. Quá trình trung bình
được tính theo thời gian trôi qua và lượng nhiên liệu tiêu hao trong 3 chu kỳ, không tính quá
trình dài nhất và ngắn nhất. Chiều sâu đào và độ cao đổ đống được đặt sao cho phù hợp với kiểu
máy.
Thí nghiệm san bằng: lặp lại 10 lần vị trí ban đầu >> rút ngắn theo phương ngang >> quay trở lại
vị trí ban đầu được lấy là 1 chu kỳ thí nghiệm và 05 chu kỳ được tiến hành. Quá trình trung bình
được tính theo thời gian trôi qua và lượng nhiên liệu tiêu hao trong 3 chu kỳ, không tính quá
trình dài nhất và ngắn nhất.
Thí nghiệm di chuyển: Sau khi khởi động toàn phần, tiến hành di chuyển 25 m với tốc độ cao
nhất. Một hành trình trở lại được tính như là 1 chu kỳ và quá trình trung bình được tính theo thời
gian trôi qua và lượng nhiên liệu tiêu hao trong 3 chu kỳ.
Thí nghiệm dừng máy: Lượng nhiên liệu tiêu hao qua 600 giây được đo với động cơ không tải và
chạy với tốc độ thấp nhất. Nếu được đo theo tiêu chuẩn này, thì lượng nhiên liệu tiêu hao theo
giờ của SK200-8 là 11,2 kg/vận hành chuẩn tại chế độ S và 12,8 kg/vận hành chuẩn ở chế độ H.
Nếu chuyển sang lít, thì phải lấy khối lượng riêng của dầu diesel là 0,825; lấy 11,2 ÷ 0,825 =
13,6 lít. Tuy nhiên, khối lượng riêng của dầu diesel thay đổi theo loại và nhiệt độ của nhiên liệu,
do đó, số liệu này chỉ mang tính tham khảo.

 Hệ số nén
Đây là hệ số của dung tích xi-lanh (buồng đốt) khi pít-tông ở tại điểm chết trên so với dung tích
xi-lanh (thể tích khí thải + dung tích buồng đốt) khi ở tại điểm chết dưới, thì điểm chết trên được
xem như là một. Hệ số này thể hiện lượng khí ban đầu được nén là bao nhiêu. Hệ số nén của
động cơ dùng nhiên liệu trong xe máy là vào khoảng 8 trên 1, trong khi đối với động cơ diesel
phun trực tiếp, hệ số này nằm trong khoảng từ 15 và 23 trên 1. Khí được nén giữa 1/15 và 1/23
của thế tích khí ban đầu. Hệ số nén càng cao thì lực giãn nở trong quá trình đốt cháy càng lớn, và
công suất động cơ có thể được tăng lên mà không cần phải tăng lượng khí thải, đối với hệ số nén
nhiên liệu đã được cải tiến. Tuy nhiên, nếu hệ số nén được tăng lên, thì áp suất cháy cũng tăng và
do đó, động cơ phải đảm bảo vững chắc.

62
 Độ kích nổ
Trong các động cơ xăng, nếu hệ số nén quá cao, nhiệt từ quá trình nén sẽ đốt cháy xăng trước khi
pit-tông đạt đến điểm chết trên và pit-tông sẽ bị dẫn động ngược lại. Đây gọi là “độ kích nổ” và
điều này không chỉ làm giảm công suất động cơ mà còn gây hư hỏng bộ phận bên trong xi-lanh
và tạo ra tiếng ồn khó chịu. Trong các động cơ diesel, thì chỉ có khí được nén và nhiên liệu được
phun trực tiếp vào động cơ với áp suất cao và được đốt cháy, do đó, hiện tượng kích nổ sẽ không
xảy ra. Vì thế, hệ số nén cao hơn có thể được duy trình lâu hơn là với động cơ xăng. Tuy nhiên,
nếu quá trình đốt cháy diễn ra chậm, thì áp suất cháy sẽ tăng lên quá mức, có thể dẫn đến rung
chấn cho động cơ và công suất giảm đi.
 Đường cong hiệu suất động cơ
Các sơ đồ này thể hiện công suất, mô-men xoắn và hệ số tiêu hao nhiên liệu đã thay đổi như thế
nào với số rpm của động cơ. Đồng thời các sơ đồ này cũng chỉ rõ hiệu suất và các đặc điểm riêng
của động cơ.
Động cơ trong máy đào thủy lực không chỉ có số rpm cực đại thấp, mà số rpm cũng thấp khi
công suất cực đại và mô-men xoắn cực đại. Rõ ràng là, so với xe máy, công suất được ưu tiên
hơn là tốc độ. Đồng thời, thay đổi mô-men xoắn với số rpm tăng cũng nhỏ (công suất ổn định) và
các động cơ được thiết kế sao cho tại mô-men xoắn cực đại, hệ số tiêu hao nhiên liệu đạt mức tối
thiểu. Ngược lại, động cơ xe máy lại được thiết kế ưu tiên số rpm (tốc độ) và trên mức số rpm cụ
thể nào đó, thì mô-men xoắn sẽ giảm đáng kế.

63
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: HỆ THỐNG THỦY LỰC, CƠ CẤU QUAY VÀ DI
CHUYỂN
Hệ thống thủy lực
 Cấu hình của bơm thủy lực
Thể hiện Số lượng và kiểu bơm chính (cấp nhiên liệu cho tay cần, cơ cấu quay và di chuyển) và
bơm điều khiển (chuyển dầu đến các van trợ động). Các bơm chính thường là các bơm pit-tông
dịch chuyển hành trình thay đổi, trong khi đó các bơm điều khiển là các bơm bánh răng.
 Cài đặt van xả (kPa{kg/cm2})
Đây là áp suất thủy lực lớn nhất được đặt cho van xả, nhằm đạt được đáp ứng theo yêu cầu từ
máy. Áp suất đặt càng cao thì công suất của máy càng cao, nhưng nếu áp suất đặt quá cao thì
thiết bị thủy lực có thể bị hư hỏng. Chính vì lý do này, nên phải lắp thêm van xả vào và nếu áp
suất thủy lực vượt quá mức cài đặt thì phải mở van xả để trả dầu lại bồn và giảm áp suất xuống.
 Lưu lượng xả (lít/phút)
Lưu lượng xả chỉ đầu ra của dầu (thể tích)/phút của bơm thủy lực. Lưu lượng càng lớn thì hoạt
động của máy càng nhanh.
Cấu hình của mô tơ quay và mô tơ di chuyển
Thể hiện Kiểu và số lượng của mtơ quay và môtơ di chuyển. Nếu “độ dịch chuyển thay đổi”
hoặc “hai tốc độ” được thể hiện, thì sẽ chỉ ra rằng, cơ cấu quay hoặc tốc độ di chuyển có thể thay
đổi. Thông thường, có một môtơ quay và hai môtơ di chuyển
Tốc độ quay (phút-1 {rpm})
Là số vòng quay mà khung trên thực hiện trong vòng 1 phút, với gầu không tải và động cơ chạy
với tốc độ định mức. Tốc độ quay được đo khi cơ cấu quay đạt đến tốc độ ổn định. Tốc độ quay
càng nhanh thì thời gian chu kỳ càng ngắn, kèm theo mức độ dội lại càng lớn hơn khi dừng quay,
dẫn đến tràn dầu nhiều hơn và nhân viên vận hành thấy mệt mỏi tăng cao.
 Công suất quay (không thể hiện trong đặc tính kỹ thuật)
Với công suất quay lớn, quá trình quay với gầu chất tải sẽ trở lên trơn tru, thời gian gia tốc (thời
gian cần để đạt đến tốc độ ổn định) được rút ngắn bớt và cả thời gian chu kỳ cũng bị giảm xuống.
Công suất quay được xác định bằng công suất của động cơ quay và tỷ số truyền bánh răng của
hộp giảm tốc quay. Tỷ số truyền bánh răng của cùng một động cơ càng lớn thì công suất sẽ làm
tăng công suất quay, làm cho quá trình quay dễ dàng hơn khi khởi động trên các đoạn dốc.
 Góc giới hạn quay (không thể hiện trong đặc tính kỹ thuật)
Góc giới hạn quay là góc dốc lớn nhất mà trong đó máy sẽ quay với động cơ chạy ở tốc độ định
mức, gầu có tải (chất vun đầy x 1,8) và tay cần được kéo dài hoàn toàn.
Tốc độ di chuyển (km/h)
Số km/h được thể hiện cho mỗi tốc độ di chuyển với máy trong cấu hình di chuyển. Tốc độ di
chuyển càng nhanh thì thời gian chuyển tiếp càng ngắn và do đó, thời gian làm việc thực tế càng
dài ra, nhưng mức độ xóc nảy càng nhiều khi máy dừng hoặc khởi động.
Tốc độ di chuyển tăng cao khi:
64
1) Số rpm của động cơ tăng
2) Trọng lượng giảm
3) Công suất bơm thủy lực tăng lên
Tuy nhiên, đối với cùng một số rpm của động cơ và công suất bơm thủy lực, thì tốc độ di chuyển
tăng có nghĩa là lực kéo thanh kéo bị hao hụt.
Lực kéo thanh kéo (kN {kgf})
Hiệu suất di chuyển được xác định bởi tốc độ di chuyển và lực kéo thanh kéo. Lực kéo này càng
lớn, thì máy di chuyển càng trơn tru khi được chất tải và máy di chuyển dễ dàng hơn qua mặt
bằng cứng chắc hoặc đầm lầy, đồng thời cơ cấu lái trơn tru hơn. Khi trọng lượng/mã lực thủy lực
tăng, nên lực kéo thanh kéo cũng tăng, nhưng tốc độ di chuyển lại chậm lại. Thêm vào đó, bánh
răng dẫn động di chuyển càng lớn, thì tốc độ di chuyển càng cao, nhưng trọng tâm máy càng cao
thì độ ổn định càng thấp.
Khả năng leo dốc (o (%))
Đây là góc dốc lớn nhất mà một máy được trang bị và chất tải đầy đủ có thể leo được, có xem xét
đến công suất động cơ, trọng lượng v…v. % có nghĩa là tan H/A x 100. Trên thực tế, các máy
có thể không vận hành đúng với đặc tính kỹ thuật do mặt đất/bánh xích bị trơn hoặc không bằng
phẳng. Đồng thời, mặc dù về mặt vận hành thì một máy có thể leo lên một độ dốc cụ thể,nhưng
góc dốc cho phép của động cơ có thể bị vượt quá mức.

Khả năng leo dốc = tan chỉ o (%)

 Công suất xi-lanh thủy lực và hướng lắp đặt


Công suất của xilanh thủy lực (N) = áp suất cài đặt lớn nhất (Pa) x diện tích mặt cắt bên trong
(m2). Diện tích này bị giảm ở phía ty đẩy xilanh so với phía đầu xilanh do sự có mặt của ty đẩy,
do đó, có thể đạt được công suất lớn hơn khi đẩy từ phía đầu xilanh. Xi-lanh thủy lực của máy
đào thủy lực được lắp với hướng Ty đẩy ra là hướng cần phải có lực lớn nhất.

65
Phía bênty :
Diện tích nhỏ hơn =
Lực nhỏ hơn

Phía đầu ty :
Diện tích lớn hơn =
Lực lớn hơn

Ty xi-lanh

 Tốc độ vận hành và tốc độ của tay cần


Không chỉ có tốc độ riêng của cần, tay cần và gầu là quan trọng, mà sự cân bằng ,giữa tốc độ của
các bộ phận này khi hai hoặc nhiều hơn hai bộ phận được kích hoạt cùng nhau, cũng rất quan
trọng. Tốc độ nhanh có nghĩa là thời gian chu kỳ ngắn hơn, và khối lượng công việc nhiều hơn,
nhưng nếu tốc độ quá nhanh, quá trình dừng và khởi động máy bị bật xóc lên sẽ làm cho sự cố
chảy tràn nghiêm trọng hơn, và việc rung lắc máy nhiều hơn có thể làm giảm độ bền của máy.
Nhằm đạt được cân bằng tốc độ chính xác của các công việc khác nhau, thì rất nhiều hệ thống
điều khiển khác nhau đã được triển khai để đáp ứng với các kiểu máy đào khác nhau.
Công tác đào đất:
Việc cân bằng giữa đào đất bằng gầu và tốc độ kéo tay cần là quan trọng.
Công tác san bằng:
Việc cân bằng giữa nâng cần và tốc độ kéo tay cần là quan trọng.
Công tác đổ đống
Việc cân bằng giữa nâng cần và tốc độ quay toa là quan trọng.
Bình dầu thủy lực (lít)
Đặc tính kỹ thuật của KOBELCO đưa ra dung lượng dầu của toàn hệ thống và dung lượng dầu
của bình, nhưng một số nhà sản xuất lại đưa ra dung tích chứa dầu đầy bình. Ý nghĩa của các
thuật ngữ này được xác định như sau:

66
Toàn Hệ thống Dầu trong bình chứa
Lượng dầu đổ đầy toàn hệ thống bao gồm bình, Lượng dầu đổ đầy bình đến đồng hồ đo.
các van, ống và xi-lanh Thay dầu cũng với lượng dầu tương tự

Đặc tính thủy lực và Hệ thống điều khiển thủy lực


Đối với một công việc thực tế, máy tính sẽ phân tích mô hình làm việc và điều
chỉnh hiệu suất thủy lực của máy để có thể điều khiển tự động một cách tối ưu
nhất.
Hệ thống điều khiển thủy
Sự cố Tác động
lực

Khi tay cần và cơ cấu quay toa Kích hoạt cùng lúc đạt mức độ tin
được kích hoạt cùng nhau, thì dầu cậy đối với cơ cấu quay và tay cần
Hệ thống ưu tiên của cơ
thủy lực sẽ chảy vào tay cần là nơi làm cho công tác đào chéo và ổn
cấu quay thay đổi
tải trọng thấp và công suất quay là định tường hào hiệu quả hơn
rất yếu

Khi nâng cần lên và rút ngắn tay Tránh cho cần không bị nâng lên và
cần cùng lúc, dầu thủy lực hồi sẽ bị tốc độ tay cần bị hao hụt, phục vụ
giảm đột ngột. Điều này gây ra áp hiệu suất lớn hơn khi san bằng, hoàn
Hệ thống nạp lại của tay
suất điều khiển âm khi tăng, do đó thiện độ dốc và bóc lớp vỏ bề mặt
cần theo quy trình
công suất bơm tăng đột ngột, dầu
thủy lực chảy vào xi-lanh cần và
cần được nâng lên.

Khi gầu được kích hoạt và hạ cần Điều khiển gầu và cơ cấu dịch
xuống, dầu thủy lực chảy vào xi- chuyển cùng lúc đạt mức trơn tru
lanh cần nơi mà có tải trọng nhẹ Cơ cấu hạ cần trong khi hạ cần, đem lại hiệu quả
hơn, và gầu không phải đáp ứng lớn hơn trong quá trình hoàn thiện
theo hành trình của tay trang và đầm nền độ dốc

Nếu cần , tay cần hoặc cơ cấu quay Hệ thống đẩy thẳng Một đường thẳng được duy trì mặc
được kích hoạt trong quá trình di dù bộ phận lắp kèm hoặc cơ cấu
chuyển, thì tốc độ di chuyển sẽ quay được kích hoạt trong quá trình

67
được giảm bên phía máy bơm và di chuyển, làm cho công tác đắp đất
hướng di chuyển sẽ thay đổi. vầ nâng hạ an toàn hơn

Tốc độ quay được tăng lên để rút Cơ cấu quay dừng và khởi động
ngắn số lần chu kỳ, dẫn đến bật nảy Cơ cấu bảo vệ tránh dội lại được duy trì trơn tru, giảm mệt mỏi
nhiều hơn trong quá trình dừng và của cơ cấu quay cho nhân viên vận hành và giảm sự
khởi động cố tràn

Tốc độ di chuyển được tăng lên để Dừng và khởi động trơn tru làm cho
giảm thời gian chuyển tiếp, dẫn đến Hệ thống di chuyển không quá trình di chuyển xung quanh
bật nảy nhiều hơn trong quá trình va đập bằng phẳng hơn
dừng và khởi động.

 Khả năng leo dốc được thể hiện trong các kiểu khác nhau như thế nào
Khả năng leo dốc được thể hiện bằng 03 đơn vị khác nhau: tanθ, o hoặc %. Đối với các kiểu máy
đào thủy lực mà di chuyển trên bánh xích, như là với cẩu bánh xích, thì đơn vị là o, dựa theo tiêu
chuẩn JIS. Đối với máy đào thủy lực bánh hơi mà được sử dụng trên đường phố công cộng, như
là với cẩu đi trên địa hình gồ ghề, và đã được đăng ký và kiểm định, đơn vị là tan θ, dựa trên quy
định an toàn cho phương tiện giao thông đường bộ. Nhìn chung, trong các danh mục sản phẩm
của máy đào bánh xích, giá trị tanθ được hiển thị là o, trong khi đó đối với máy đào thủy lực bánh
hơi, thì đơn vị là tanθ (o).
Đơn vị tanθ chỉ ra mức độ của dốc, hoặc leo theo phương thẳng đứng với H mét qua khoảng cách
nằm ngang là A mét. Do đó, tanθ được thể hiện như là giá trị phần trăm (%) của H/A.
 Dữ liệu máy và hiển thị trọng lượng máy
Theo luật pháp Nhật Bản, các mục thông tin dưới đây phải được thể hiện trên máy xây dựng kiểu
phương tiện giao thông tại vị trí dễ nhìn thấy đối với nhân viên vận hành. Do thông tin này chỉ sử
dụng để tránh tai nạn lao động, nên dữ liệu máy phải thỏa mãn các điều kiện mang có lợi nhất.
 Nhà sản xuất
 Ngày sản xuất hoặc số sản xuất
 Trọng lượng phần chính của máy, tổng trọng lượng máy
 Độ ổn định máy
 Công suất định mức
 Tốc độ di chuyển lớn nhất
 Áp suất mặt đất trung bình
 Công suất gầu hoặc trọng lượng có tải lớn nhất.

68
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: GẦU
Gầu các cỡ, cũng như các lọai thiết bị chuyên dụng phục vụ cho từng công việc cụ thể, có
thể được sử dụng cùng với máy đào thủy lực. Bảng dưới đây thể hiện các công suất, kích
thước của gầu và khả năng tương thích các tay cần khác nhau.
Bảng này cũng đưa ra ý kiến về các điều kiện vận hành đặc biệt. Ví dụ, việc lắp đặt gầu có
sức nâng lớn sẽ làm giảm độ ổn định của máy và do đó, không thể kết hợp với tay cần dài,
hoặc nếu có thể kết hợp, thì cũng chỉ sử dụng cho các công việc nhẹ nhàng.
 Bộ phận lắp kèm theo: Gầu đào ngược và tổ hợp tay cần (ví dụ)
Gầu ngược Gầu hoàn
Đào thông thường Đào ít Đào nhiều thiện độ dốc
Cách sử dụng

Đổ đống theo ISO


Công suất gầu
Nghiền đập

Có bộ cắt bên
Độ mở Không có bộ
cắt bên
Số lượng răng gầu
Trọng lượng gầu
Tay cần ngắn 2,40m
Các chi tiết Tay cần tiêu chuẩn 2,94m
kết hợp Tay cần dài 3,50m
Tiêu chuẩn Khuyến cáo Chỉ dùng khi Không khuyến cáo
chất tải
Gầu đào ngược
Được dùng trong khi đào bên dưới cao trình mặt đất, đào nông/đổ đống và đào sâu. Gầu đào sâu
có thể được gia cố để chắc chắn hơn, kèm theo răng gầu bằng thép đúc.

Gầu hoàn thiện bờ dốc


Áp lực từ tấm dưới dẹt của gầu được sử dụng khi chuẩn bị mặt bằng thi công, san lấp hoặc hoàn
thiện bờ dốc taluy.

69
Cách sử dụng
Dùng trong khi đào thông thường, phục vụ mục đích chung, làm công việc nhẹ nhàng như đào
cát, công việc nặng như đào bề mặt cứng v.v.
Công suất gầu (m3)
Công suất gầu có thể tính theo kiểu “chất vun cao” hoặc được “san bằng mặt”.Công suất ‘chất
vun cao’ là tiêu chuẩn ISO đối với máy đào thủy lực. “Công suất gầu tiêu chuẩn (chất vun cao) là
0,8 m3” có nghĩa là công suất chất vun cao của gầu tiêu chuẩn là 0,8 m3.
Chiều rộng mở của gầu (mm)
Cùng với bộ cắt bên, đây là chiều rộng ngoài của gầu, bao gồm cả bộ cắt bên, và nếu không có
bộ cắt bên, thì là chiều rộng ngoài của răng gầu.
Chiều rộng gầu (mm)
Đối với máy đào mini, chiều rộng gầu quan trọng hơn công suất, bởi vì chiều rộng gầu chỉ ra
chiều rộng của hào mà gầu đó có thể đào. Khi lưỡi cắt bên được lắp đặt theo tiêu chuẩn, thì chiều
rộng gầu phải bao gồm cả các lưỡi cắt bên. Các kích thước chiều rộng gầu có kèm theo hoặc
không kèm theo bộ cắt bên, đôi khi cũng được đưa ra.

Không có bộ cắt bên

Có bộ cắt bên

Số lượng răng gầu

70
Số lượng này được xác định bởi chiều rộng độ mở của gầu. Hiện có nhiều sự lựa chọn về răng
gầu với các chiều dài, chiểu rộng và chiều cao khác nhau v.v., tùy thuộc vào kiểu máy, các công
việc khác ngoài việc đào đất. Răng gầu có thể được lựa chọn để phù hợp với công tác đào đất.

Các loại răng gầu


Dài Ngắn Dày

Dùng để đào Sắc nhọn Rộng

Kết hợp gầu


Tay cần ngắn cho phép sử dụng gầu có thể tích lớn để đào nhiều đất, trong khi đó, tay cần dài có
thể mở rộng phạm vi làm việc. Một tay cần kéo dài có thể được lắp kèm theo tay cần thông
thường để mở rộng phạm vi làm việc. Tay cần này chủ yếu được sử dụng để đào xuống dưới sâu
theo chiều dọc dùng để đặt đường ống, đào hố để xây dựng móng, hoặc nạo vét sông hồ. Khi
chọn gầu để kết hợp với tay cần, các gầu được đánh dấu thể hiện rằng có thể kết hợp được nhưng
chỉ có thể được sử dụng phục vụ các công việc nhẹ.
Công tác làm đất
 Hệ số của gầu
Do đất có chứa không khí, nên gầu có công suất là 0,8 m 3 sẽ không chứa được 0,8 m3 đất khi đào
đầy gầu. Hệ số gầu chỉ ra số m 3 đất mà gầu có thể đào trên thực tế so với công suất trên lý thuyết
của gầu. Khối lượng một gầu có thể đào trong một lần đào được thể hiện như là công suất gầu x
hệ số gầu. Đối với công suất gầu là 0,8 m 3 được chất đống với cát, thì lượng cát thực tế sẽ là 0,8
x 0,9 = 0,72 m3. Hệ số gầu thường thấp hơn đối với những nguyên vật liệu với mật
độ lỗ rỗng cao như đá hoặc sỏi cứng.
Vật liệu Hệ số của gầu

Sỏi và cát 0,85 đến 0,9

Đất ướt trộn với sỏi 0,95 dến 1,0

Đất thông thường 0,9 - 1,2

Đá dăm 0,85 dến 0,9

Nước 1,0

71
 Trọng lượng của đất
Trọng lượng đất được tính bằng cách lấy thể tích x khối lượng riêng, và đối với cùng một thể
tích, trọng lượng sẽ thay đổi theo loại đất và hàm lượng bên trong. Trọng lượng 0,8 m 3 cát khô
là 0,8 x 1,5 = 1,2t, nhưng nếu là cát ướt thì sẽ là: 0,8 x 1,8 = 1,44t, nặng hơn cát
khô 240 kg.
Loại đất Trọng lượng tiêu chuẩn (t/m3)

Khô Ẩm ướt Ướt

Sỏi 1,5 đến 1,8 1,7 đến 1,8 1,8 đến 1,9

Cát 1,5 đến 1,8 1,7 đến 1,8 1,8 đến 2,0

Đất sét 1,2 đến 1,7 1,7 đến 1,8 1,8 đến 1,9

Cát khô

Cát ướt

Cùng thể tích


nhưng nặng hơn

 Thay đổi về thể tích đất


Là đất dưới mặt đất, đất được đào lên và được đánh tơi, đất được đầm nén bằng xe
lu đường: với cùng một trọng lượng, thì thể tích đất trong mỗi điều kiện sau sẽ
khác nhau. Lấy ví dụ về 1 điều kiện đất còn nguyên khai dưới mặt đất, thì mức độ
thay đổi được gọi là hệ số chuyển đổi của đất. Giá trị của hệ thống này cao hơn đối
với đất được đánh tơi xốp so với đất đầm nén, đồng thời giá trị cũng sẽ tăng lên đối
với các loại cát, đất giàu cát, đất sét và đá. Ví dụ, nếu cát tự nhiên được đào lên và
đánh tơi xốp, thì thể tích của cát sẽ tăng lên khoảng 20%. Nhưng nếu cát được đầm
nén lại thì thể tích sẽ giảm xuống khoảng 10%.

72
Vật liệu Hệ số chuyển đổi đất

Sét Trạng thái tơi xốp Trạng thái rắn

Đất giàu sét 1,2 đến 1,45 0,85 đến 0,95

Đất giàu cát 1,25 đến 1,35 0,85 đến 0,95

Cát 1,2 đến 1,3 1,0 đến 1,3

Đá mềm 1,3 đến 1,7 1,0 đến 1,3

 Quay cần. Tính toán thể tích làm việc


Thể tích làm việc của gầu được tính như sau:
Thể tích làm việc
Trong đó:
Q  Công suất gầu (m3)
f = Hệ số chuyển đổi của đất
E = Hiệu suất làm việc
K = Hệ số của gầu
Cm = Thời gian chu kỳ (giây)
Hiệu suất làm việc là tỷ lệ giữa thời gian gầu thực sự làm công việc chính (đào đất), tính bằng
phút, trên một giờ chạy máy. Đối với công việc đào và chất đống đất, thì hiệu suất làm việc đạt
khoảng 0,8. Đối với công việc chất đống, hiệu suất thay đổi theo kích cỡ và vị trí của xe tải tự
đổ. Thời gian chờ đợi xe tự đổ, cho phép người và phương tiện qua lại, bảo dưỡng máy và nhân
viên vận hành nghỉ giải lao đều được tính vào thời gian hao hụt.
Lưỡi ủi
 Kích cỡ và thể tích đất được đào
Lượng đất mà lưỡi ủi có thể di chuyển được gọi là thể tích đất dời chuyển(m3). Lưỡi ủi càng rộng
và cao thì càng chuyển được nhiều đất, nhưng nếu lưỡi ủi rộng hơn chiều rộng bánh xích thì có
thể sẽ cản trở tiếp cận với máy tại các hiện trường thi công hạn chế. Đầu lưỡi ủi cũng có thể va
đập vào xi-lanh cần khi đào xuống sâu.
Thể tích đất đào (m3) = H2 x W
Trong đó:
H: Chiều cao lưỡi (m)
W: Chiều rộng lưỡi (m)

73
 Nâng hạ
Lưỡi ủi được nâng hạ bằng xi-lanh thủy lực. Lưỡi được nâng lên để tránh tiếp xúcvới mặt đất khi
leo lên các bậc hoặc được lái lên trên phía xe kéo. Khi hạ xuống dưới đường nằm ngang, lưỡi có
thể tạo thành bệ đỡ giằng cứng máy khi tiến hành đào đất. Mép nâng và hạ càng lớn thì góc tiếp
cận càng rộng, nhưng độ nhô của lưỡi lớn hơn sẽ là một bất lợi khi vận chuyển máy.

74
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: PHẠM VI LÀM VIỆC
Sơ đồ phạm vi làm việc thể hiện các khoảng cách mà răng gầu của máy đào có thể với tới khi
đang làm việc. Tay cần càng dài, thì phạm vi làm việc càng lớn. Phạm vi làm việc theo phương
ngang (tầm với khi đào đất v.v.) được đo đạc từ tâm quay đến các phạm vi theo phương dọc (độ
cao đào, độ sâu đào v.v.) từ cao độ mặt đất. Đơn vị tính là mét (m). Vấu lá xích không được tính
vào phạm vi làm việc.
 Máy đào thủy lực

Phạm vi làm việc


Đơn vị: m

Cần 5,65 m

Tay cần Ngắn Tiêu chuẩn Dài


Phạm vi 2,4 m 2,94 m 3,5 m

a - Tầm với đào lớn nhất 9,42 9,9 10,34

b - Tầm với đào lớn nhất tại cao độ mặt đất 9,24 9,73 10,17

c - Độ sâu đào lớn nhất 6,16 6,7 7,26

d - Chiều cao đào lớn nhất 9,51 9,72 9,75

e - Khoảng cách đổ đống lớn nhất 6,68 6,91 6,97

f - Khoảng cách đổ đống nhỏ nhất 2,98 2,43 1,87

75
g - Độ sâu đào tường đứng lớn nhất 5,57 6,1 6,47

h - Bán kính quay nhỏ nhất 3,56 3,54 3,48

i - Hành trình đào theo phương ngang tại cao độ 4,08 5,27 6,08
mặt đất

j - Độ sâu đào tới 2.4m (8’) đáy phẳng 5,95 6,52 7,08

Công suất gầu đổ đống m3, theo ISO 0,93 0,8 0,7

Lực đào (theo tiêu chuẩn ISO 6015)


Đơn vị: kN (tf)

Chiều dài tay cần Ngắn Tiêu chuẩn Dài


2,4 m 2,94 m 3,5 m

Lực đào của gầu 143 {14,6} 143 {14,6} 143 {14,6}
157 {16,0}* 157 {16,0}* 157 {16,0}*

Lực đào của tay cần 121 {12,3} 102 {10,4} 91,8 {9,36}
133 {13,6}* 112 {11,4}* 101 {10,3}*

* Gài tăng công suất


 Ứng dụng dịch chuyển lệch tâm ngang

Trung tâm
Dịch chuyển trái
Dịch chuyển phải

76
Phạm vi làm việc

Cần Đặc tính kỹ thuật của cần dịch chuyển

Tay cần Tiêu chuẩn: 1,86 m Dài: 2,16 m

Dịch chuyển Bên Bên Bên


Bên
trái Trung phải trái Trung
phải lớn
lớn tâm lớn lớn tâm
nhất
nhất nhất nhất

a - Tầm với đào lớn nhất 6,17 6,55 5,86 6,43 6,81 6,21

b - Tầm với đào lớn nhất tại cao độ mặt 6,00 6,39 5,68 6,26 6,66 5,94
đất

c - Độ sâu đào lớn nhất 3,83 4,21 3,52 4,13 4,51 3,82

d - Chiều cao đào lớn nhất 7,37 7,71 7,09 7,58 7,91 7,30

e - Khoảng cách đổ đống lớn nhất 5,30 5,64 5,03 5,51 5,85 5,23

f - Khoảng cách đổ đống nhỏ nhất 2,17 2,51 1,89 1,88 2,22 1,60

g - Độ sâu đào tường đứng lớn nhất 2,97 3,32 2,67 3,24 3,58 2,95

h - Bán kính quay nhỏ nhất 1,49 1,20 2,11 1,29 1,28 2,11

Công suất gầu đổ đống m3, theo ISO 0,28 0,22

Tiêu chuẩn của phạm vi làm việc


Phạm vi làm việc theo phương ngang được đo từ tâm quay và phạm vi theo phương dọc được đo
từ cao độ mặt đất (GL). Trong tất cả các trường hợp, phạm vi công việc đều được đo từ đầu răng
gầu, và có sai khác chút ít so với phạm vi đào trên thực tế.
Do lá xích lún sâu dưới đất khi máy đang hoạt động, nên phạm vi hoạt động không bao gồm cả
chiều cao nhô ra của vấu lá xích hoặc bánh xích cao su.
Phạm vi làm việc và hiệu suất làm việc
Trong số các phạm vi làm việc được thể hiện trong sơ đồ, thì các số liệu về phạm vi đào, chiều
cao và độ sâu đào càng lớn thì phạm vi mà máy có thể đào càng rộng. Còn giá trị bán kính quay
trước tối thiểu càng nhỏ thì cơ cấu quay của máy càng chặt hơn.
Cabin/buồng lái và phạm vi làm việc
Đối với kiểu máy đào mini mà khi cần được nâng cao hết mức có thể ảnh hưởng đến cabin, tất cả
các thông số chiều cao sẽ phải thấp hơn ,nếu máy được lắp thêm cabin,bán kính quay phía trước
tối thiểu sẽ phải lớn hơn, so với thông số kỹ thuật của máy có mái che.

77
Đặc tính kỹ thuật của cabin

Đặc tính kỹ thuật


củamái che

Tay cần và phạm vi làm việc


Phạm vi làm việc (bằng số) được thể hiện đối với từng loại tay cần khác nhau như tay cần ngắn,
tay cần tiêu chuẩn, tay cần dài v.v.
Cần quay và phạm vi làm việc, bán kính quay phía trước nhỏ nhất
Bán kính quay phía trước nhỏ nhất lắp với cần quay là lớn nhất khi cần được căn chỉnh phía
trước và là nhỏ nhất tại góc quay lớn nhất của cần.

Máy xúc mini


Độ dịch chuyển lớn Cần được căn chỉnh
nhất của cần sang trái về phía trước
Bán kính quay phía trước Bán kính quay phía trước
nhỏ nhất là nhỏ nhất nhỏ nhất là lớn nhất

Cần dịch chuyển lệch ngang và phạm vi làm việc, bán kính quay phía trước nhỏ nhất
Đối với các máy có cần dịch chuyển, tại lệch tâm điểm 0, thì phạm vi làm việc là lớn nhất và bán
kính quay phía trước là nhỏ nhất. Tại điểm dịch chuyển lớn nhất, phạm vi làm việc là nhỏ nhất
và bán kính quay phía trước là lớn nhất.
Công suất của gầu (m3)
Công suất của gầu mà có thể được sử dụng với chiều dài tay cần cụ thể được tính bằng m 3 như là
các công suất của gầu tương ứng.
Độ sâu đào dưới đáy phẳng 2,4 m (8 ft)
Độ sâu này là độ sâu lớn nhất mà máy có thể đào theo phương nằm ngang, khoảng 8 feet hoặc
2,44 m.

78
Lực đào (kN{kgf})
Khi thực hiện thao tác gầu đào hoặc kéo/đẩy tay cần, công suất lớn nhất từ xi-lanh gầu hoặc xi-
lanh tay cần được gọi là lực đào của gầu lớn nhất hoặc lực co lớn nhất của tay cần. Có thể tăng
lực đào theo một vài cách dưới đây, nhưng mỗi cách đều có các hạn chế riêng:
1) Có thể tăng áp suất thủy lực đã cài đặt
 Điều này đòi hỏi phải mất nhiều công suất từ động cơ và nhiều áp lực hơn trên các
thiết bị thủy lực
2) Tăng đường kính xi-lanh thủy lực
 Điều này làm chậm tốc độ của cần, tay cần và độ thăng bằng sẽ suy giảm do trọng
lượng tăng lên ở phía trước của máy.
3) Mắc thanh nối của tay cần và gầu có thể bị rút ngắn lại
 Giảm phạm vi làm việc.
4) Tăng trọng lượng máy chính nặng hơn, do đó, trọng tâm máy lệch xa hơn về phía
sau , Giảm tính cơ động .

Lực đào của gầu Lực xúc của tay cần

Vì thế cần phải biết khách hàng yêu cầu loại máy nào và phục vụ mục đích gì? Các yêu cầu của
khách hàng sẽ được phân tích và công suất, tốc độ , phạm vi làm việc của máy sẽ được xác định
dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Hành trình đào theo


phương ngang tại
cao độ mặt đất

Tầm với đào hoàn Tầm với đào hoàn


thiện lớn nhất tại thiện nhỏ nhất tại
cao độ mặt đất cao độ mặt đất

 Tầm đào lớn nhất tại mặt đất

79
Là phạm vi đào lớn nhất khi gầu chạm mặt đất. Đối với quá trình vận hành thực tế, thì số liệu của
tầm đào lớn nhất tại mặt đất có thể quan trọng hơn tầm với xa nhất.
 Hành trình đào theo phương ngang tại cao độ mặt đất
Dùng để phục vụ công tác san lấp, với răng gầu đối diện với máy, thì tầm với đào lớn nhất được
gọi là tầm với hoàn thiện lớn nhất tại cao độ mặt đất. Sự khác nhau giữa tầm với này với tầm với
hoàn thiện nhỏ nhất tại cao độ mặt đất là hành trình đào theo phương ngang tại cao độ mặt đất
(hoặc tầm với cao độ).

Máy đào mini Tầm với đào lớn nhất


Tầm với đào lớn nhất tại cao độ mặt đất
Đường kính quay nhỏ nhất

t
nhấ
nhất lớn
lớn g
đào nhất đốn
cao nhỏ đổ
u đống h
Chiề đổ các Nâng lưỡi lên
g cách ảng
KhoảnKho
nhất Hành trình đào theo phương
Hạ lưỡi xuống
lớn phẳng ngang tại cao độ mặt đất
đứng (8’) đáy
nhất
tường 2.4m lớn
đào đào tạiđào
Độ sâu Độ sâusâu
Độ

80
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: KÍCH THƯỚC
Kích thước của máy đào thủy lực được thể hiện căn cứ theo kích thước tiêu chuẩn , bằng
mili mét , khi vận chuyển nó.
Các kích thước vận chuyển trong bảng thông số kỹ thuật liệt kê chiều dài và chiều rộng lớn
nhất và các kích thước này, cùng với tổng chiều dài và trọng lượng của máy, được sử dụng
để quyết định kích cỡ của xe tải hoặc xe moóc kéo cần thiết để phục vụ vận chuyển. Các
máy quá lớn sẽ phải tháo dỡ để vận chuyển từng bộ phận.
Với việc hiện trường thi công tại khu đô thị ngày càng rộng hơn, thì các máy cơ bản trước
đây cũng phải nhỏ gọn hơn.

Sơ đồ kích thước của máy xúc thủy lực điển hình sau * Tổng chiều rộng kết
Tổng chiều dài phía cấu bên trên
đầu
Bán kính quay của đuôi máy của
Tâm khoảng cách xe *
của cơ cấu quay đến gầm xe
đầu phía sau cách m cabin)
cần) gầ đỉnh
ng
đỉnh ch đến
Khoả
(lên đến cá (lên
cao ng cao
chiều oả chiều
Tổng Kh Tổng

Khoảng cách lật Chiều rộng lá xích Khổ đường ray


Tổng chiều dài bánh xích Tổng chiều rộng bánh xích

Sơ đồ kích thước của máy xúc có cơ cấu quay phía sau ngắn

81
Sơ đồ kích thước với đặc tính kỹ thuật của cần dịch chuyển đặc trưng

Bán kính quay đầu phía trước của


bên phải cấu trúc bên trên

cần)
h
đỉn
đến
(lên
cao
Bán kính quay u
của cabin chiề
g
Tổn

A) Khoảng cách dịch chuyển của gầu sang phải


B) Khoảng cách dịch chuyển của gầu sang trái
C) Khoảng cách dịch chuyển của cần
D) Chiều rộng lưỡi ủi
E) Khoảng cách đào bên ngoài lá xích bên phải
F) Khoảng cách đào bên ngoài lá xích bên trái
G) Góc quay cần bên phải
H) Góc quay cần bên trái
I) Bán kính quay đuôi máy đào
J) Chiều rộng tổng thể của kết cấu bên trên
K) Khoảng hở gầm máy
L) Chiều rộng lá xích
M) Khổ chân chạy
N) Chiều rộng tổng thể của máy đào
O) Tổng chiều dài
P) Tổng chiều cao (đến đỉnh cabin)
Q) Chiều cao lưỡi ủi
R) Khoảng cách bánh truyền dẫn
S) Tổng chiều dài bánh xích
T) Khoảng hở gầm máy của phía sau *

82
Kích thước vận chuyển
Các kích thước này là chiều dài, chiều cao và chiều rộng lớn nhất của máy với các thông số kỹ
thuật tiêu chuẩn trong cấu hình vận chuyển. Từ các kích thước này, cộng thêm trọng lượng của
máy, thì sẽ xác định được kích cỡ móc kéo cần để vận chuyển. Các kích thước này càng nhỏ thì
vận chuyển máy càng dễ dàng.
Tổng chiều dài
Là chiều dài từ sau phần đối trọng đến đầu trước của tay cần trong cấu hình vận chuyển. Chiều
dài này có thể thay đổi trong cùng một máy theo loại tay cần hoặc cần đã lắp vào máy. Đối với
máy có lưỡi ủi, tổng chiều dài vận chuyển được thể hiện trong sơ đồ cấu hình vận chuyển với
lưỡi ủi quay về phía trước. Tuy nhiên, trong sơ đồ cấu hình này, lưỡi ủi được hiển thị về phía
sau, và khoảng cách từ đầu phía sau của máy đào (hoặc tâm cơ cấu quay) đến lưỡi ủi cũng được
thể hiện trên sơ đồ.
Tổng chiều cao
Chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh cabin hoặc mái che(hoặc điểm cao nhất của khung trên nếu
máy có), và chiều cao của tay cần kèm theo được thể hiện. Tổng chiều cao vận chuyển là chiều
cao của cả hai phần này cộng lại/Đối với máy đào mini, đỉnh buồng lái thường cao hơn tay cần,
và do đó chỉ có chiều cao từ mặt đất đến đỉnh buồng lái mới được thể hiện. Trong các kích thước
vận chuyển, vấu lá xích hoặc vấu cao su đều được tính vào chiều cao máy. Nếu máy có các phụ
kiện mà có thể rút gọn hoặc tháo rời khi vận chuyển, như lưới bảo vệ cabin, thì hai kích thước sẽ
được hiển thị, một kích thước với phụ kiện được gắn vào và một kích thước với đồ phụ kiện
được rút gọn hoặc tháo rời.
Tổng chiều rộng
Đây là chiều rộng của bánh xích (hoặc lưỡi ủi) hoặc chiều rộng đầy đủ của khung trên, lấy chiều
rộng nào lớn hơn. Nếu có các đồ phụ kiện như gương mà có thể rút gọn hoặc tháo rời khi vận
chuyển, thì hai kích thước này sẽ được hiển thị, một kích thước với đồ phụ kiện tại chỗ và một
kích thước với đồ phụ kiện được rút gọn hoặc tháo rời.
Khổ đường ray
Là khoảng cách giữa các điểm tâm của xích lăn bên trái và bên phải. Kích thước này tương
đương với mặt gai bánh xe của xe ô tô. Tổng chiều rộng xích lăn thay đổi theo loại lá xích lắp
đặt, nhưng khoảng cách giữa các điểm tâm xích lăn là không thay đổi (ngoại trừ với xích lăn thay
đổi). Thông thường, khổ đường ray + chiều rộng lá xích = tổng chiểu rộng xích lăn. Chiều rộng
càng lớn thì độ ổn định ở phía bên của máy càng lớn và chân máy sẽ chắc chắn hơn, còn nếu
chiều rộng càng nhỏ thì máy có thể dễ dàng tiếp cận vào hiện trường nhỏ hẹp và cũng dễ dàng
trong khi vận chuyển hơn.
Chiều rộng lá xích
Đối với cùng tổng chiều rộng xích, lá xích càng rộng thì áp lực trên mặt đất càng thấp và khả
năng bị sụt lún trên nền đất yếu sẽ ít xảy ra hơn. Đối với cùng một chiều ngang giữa hai bánh
dẫn, thì lá xích càng rộng, thì tổng diện tích càng lớn.

83
Tổng chiều rộng lá xích nhỏ hơn

Chiều rộng lá xích nhỏ hơn

Khổ đường ray giống nhau

C. rộng lá xích lớn hơn

Tổng chiều rộng lá xích lớn hơn

Khoảng hở gầm xe
Là chiều cao từ mặt đất lên đến bộ phận thấp nhất của khung dưới. Khoảng hở này càng lớn, thì
càng ít phải quan tâm đến các chướng ngại vật trên mặt đất, nhưng trọng tâm máy sẽ cao hơn.
Khoảng sáng gầm xe không bao gồm chiều cao vấu lá xích.
Khoảng hở gầm xe ở phía sau
Khoảng sáng này càng lớn, thì khả năng có thể loại bỏ các chướng ngại vật khi máy quay càng
lớn. Khoảng sáng này không bao gồm chiều cao vấu xích.
Tổng chiều dài xích và khoảng cách cơ cấu dẫn động
Chiều dài giữa các tâm của cơ cấu dẫn động là chiều dài giữa bánh răng dẫn động và bánh dẫn
hướng. Trong ô tô, thì đó là khoảng cách giữa hai cầu xe. Chiều dài này càng lớn, thì độ ổn định
phía trước/sau càng lớn; còn nếu chiều dài này càng nhỏ, thì dễ dàng điều khiển máy hơn. Đối
với cùng một tổng chiều dài xích, chiều dài giữa các điểm tâm bánh mà càng nhỏ, thì đường kính
của các bánh dẫn động sẽ càng lớn. Các bánh dẫn động càng lớn, thì máy di chuyển sẽ càng
nhanh hơn, nhưng trọng tâm lại cao hơn. Đối với máy đào mini, các số thống kê này đều không
có ý nghĩa nhiều, và một số nhà sản xuất, bao gồm cả KOBELCO, không thể hiện cả chiều dài
giữa khoảng cách hai bánh hoặc khoảng cách giữa các tâm bánh xích.
Bán kính quay của đuôi máy
Là khoảng cách từ tâm cơ cấu quay đến đầu sau của đối trọng trong quá trình quay. Nhìn chung,
khoảng cách này càng nhỏ thì không gian máy có thể quay cũng lại càng nhỏ, nhưng độ ổn định
của máy thì lại thấp hơn. Trong máy đào có cơ cấu quay sau ngắn và máy đào có cơ cấu quay
siêu nhỏ thì bán kính quay của đuôi máy được rút ngắn để có thể nằm trong phạm vi chiều rộng
của bánh xích.
Chiều rộng và chiều cao lưỡi ủi
Các kích thước này càng lớn thì khối lượng công tác đất phải đổ thải cũng càng lớn, nhưng nếu
lưỡi ủi rộng hơn tổng chiểu rộng ủi thì có thể đó là một trở ngại đối với các hiện trường thi công
nhỏ. Tương tự, một lưỡi ủi cao có thể va đập vào xi-lanh cần trong suốt quá trình đào xuống sâu.
Góc quay (trái/phải) của cần
Chức năng đào hào bên cho phép đào đất song song với máy đào, việc này được thực hiện bởi cơ
cấu quay cần của máy đào mini và bởi cần dịch chuyển của máy đào có cơ cấu quay siêu nhỏ.
Góc quay của cần càng lớn, thì cần có thể di chuyển càng xa, và bán kính quay tối thiểu về phía
trước càng nhỏ, điều này cho phép máy có thể quay được tại các địa điểm chật hẹp. nếu máy có
lắp thêm cabin thì góc quay của cần phải nhỏ hơn bên phía cabin.

84
Khoảng cách dịch chuyển của gầu lệch ngang(bên trái/phải)
Là khoảng cách từ đường tâm của cần tại vị trí thông thường đến vị trí di chuyển lớn nhất khi
quay sang trái và phải. Đối với các kiểu máy đào mini với cần quay, khoảng cách này là vị trí
cần quay tối đa + quay toa máy, còn đối với các kiểu cơ cấu quay siêu nhỏ là khi với cần lệch
ngang tối đa. Giả sử với chiều rộng lá xích như nhau, khỏang dịch chuyển cần lớn hơn thì máy
có thể đào hai cạnh bên xa hơn, tính khoảng cách từ tâm máy .Các máy đào mini có góc quay
cần khác nhau, thì thì loại cần lẹch tâm co khoảng cách dịch chuyển ngang lớn hơn với góc cần
nhỏ hơn.
Khoảng cách đào bên ngoài lá xích máy đào (Trái/phải)
Đây là khoảng cách bên ngoài máy đào mà tại đó có thể đào đất bằng cách sử dụng cần quay
hoặc cần lệch. Nếu khoảng cách này vượt quá chiều rộng của gầu thì máy có thể đào dọc bên
ngoài máy đào.
 Không gian làm việc theo yêu cầu và bán kính quay trọn vòng
Bán kính quay phía sau + bán kính quay tối thiểu phía trước thể hiện không gian làm việc yêu
cầu phải có để máy quay 180o. Với không gian này, thì máy có thể đào, quay 180 o và đổ thành
đống. Bán kính quay phía sau và bán kính quay tối thiểu về phía trước x 2, sẽ cho đường kính
quay trọn vòng. Với không gian này cho phép máy có thể quay 360o nhưng trên thực tế thì không
có nhiều lợi ích.
 Cơ cấu quay của cần
Bán kính quay tối thiểu Bán kính quay của đuôi máy

Không gian làm việc theo yêu cầu để quay 180o.


Bán kính quay tối thiểu Bán kính quay tối thiểu

Không gian làm việc theo yêu cầu để quay 360o

85
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: LÁ XÍCH
Máy đào thủy lực có bánh xích làm bằng thép, cứng chắc và bền, được cung cấp theo tiêu
chuẩn, nhưng với sự phát triển của các công trường đô thị, các máy nhỏ hơn, nói chung
đang ngày càng có xu hướng được lắp thêm bánh xích bằng cao su mà không làm hư hại bề
mặt được lát đá. Máy đào mini thường có bánh xích bằng cao su được gắn thêm với bánh
xích bằng thép của máy theo yêu cầu khách hàng. Đồng thời, lá xích tiêu chuẩn được lắp
trên đào máy đào thủy lực, một số lá xích có hình dạng và chiều rộng khác nhau cũng có
sẵn khi cần sử dụng trên các loại mặt đất khác nhau. Lá xích càng lớn, thì áp lực trên mặt
đất càng nhỏ, do đó cho phép máy có thể hoạt động trên nền đất mềm hơn.
Các loại lá xích (ví dụ)
Hình dạng Lá xích có 3 đường gân (chiều cao đồng đều) Lá xích hình tam
Chiều rộng lá xích giác

Tổng chiều rộng

Áp suất trên mặt đất

Trọng lượng vận hành

Bánh xích bằng thép (vấu của lá xích có chiều cao đồng đều)
Là vòng bằng các lá thép liên kết nhau . Lá xích có sẵn với các hình dạng và chiều rộng khác
nhau và nên được lựa chọn theo điều kiện mặt bằng hiện trường. Trong tài liệu này, các con số
của vấu của lá xích có chiều cao đồng đều với ba chiều rộng khác nhau là 600, 700 và 800 mm.
Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn của lá xích là 600 mm. Các đặc tính của bánh xích thép là có độ
bền tối đa, ít khả năng trật xích, thậm chí khi di chuyển ở tốc độ cao, do các mắc xích nằm trong
rãnh của galê bên dưới, và được kéo căng với lực tối đa.

Vấu lá xích là gì?


Để tăng cường thêm cho lực kéo của móc kéo và khả năng bám đất tốt hơn, các lá xích này phải
có vấu trên bề mặt tiếp xúc. Đối với thông số kỹ thuật của máy đào mini, thì thuật ngữ “xích có
vấu ” đôi khi được sử dụng thay cho từ “bánh xích bằng thép”. Khi vấu lá xích bị ăn mòn vượt
quá một điểm cụ thể nào đó, thì phải hàn thêm một tấm giá đỡ vào lá xích đó. Khi sơ đồ kích

86
thước ghi “không bao gồm vấu lá xích”, thì có nghĩa là chiều cao vấu xích không được tính, do
các vấu này đã bị lún sâu trong bề mặt đất nền.
 Số lượng và chiều cao vấu lá xích
Khi lá xích được lắp với 01 vấu, thì được gọi là lá xích có vấu đơn lẻ. Đồng thời cũng có cả vấu
lá xích đôi và ba. Khi hai hoặc ba vấu lá xích có chiều cao đồng đều, thì được gọi là vấu lá xích
có chiều cao đồng đều, và cho phép điều khiển máy linh hoạt. Vấu lá xích có chiều cao không
đồng đều thường có vấu với các chiều cao khác nhau. Các chiều cao này lý tưởng đối với lực kéo
của móc kéo và điều khiển máy trên nền đất mềm, nhưng không được đưa ra trong thời điểm
hiện tại.
Vấu lá xích đơn

Vấu lá xích đôi

Vấu lá xích ba

Các loại lá xích khác


 Lá xích hình tam giác
Là lá xích được sử dụng trên mặt đất ướt. Mặt cắt lá xích có dạng hình tam giác, lá xích tăng
thêm phần tiếp xúc mặt đất bên dưới bánh xích và đạt hiệu quả trong việc chạy trên bùn.

 Lá xích dẹt
Làm bằng thép, không có vấu, các lá xích này được sử dụng trên các bề mặt được lát bê tông , do
không làm hư hỏng bề mặt.

87
Bánh xích lắp ráp và bánh xích nguyên bộ
Bánh xích loại lắp ráp có lá xích riêng và mắc xích được kết nối với các chốt xích, vòng đệm và
bu-lông. Bánh xích nguyên bộ bao gồm lá xích, mắc xích và vòng đệm được làm chung thành
một thành phần và được nối bằng chốt xích. Máy đào thủy lực có xu hướng dùng bánh xích loại
lắp ráp được, trong khi đó máy đào mini lại có bánh xích loại lắp ráp bằng hàn nối, là bánh xích
có mắc xích được hàn với lá xích và được lắp với chốt. Với bánh xích lắp ráp, chỉ cần thay thế
khi lá xích bị ăn mòn hoặc hư hỏng.
 Bánh xích loại lắp ráp được
Bu-lông
Bạc

Chốt mắt xích

Mắt xích

Lá xích

 Bánh xích nguyên bộ

Bánh xích bằng cao su


Bánh xích làm bằng cao su cứng được định hình trong dây đai và được lắp xung quang phần tấm
đế của mắc xích. Bánh xích cao su không làm hư hại bề mặt lát bê tông và làm giảm độ ồn, độ
rung chấn trong quá trình di chuyển. Bánh xích này cũng hút những nảy xóc do mặt đất lồi lõm,
tạo cảm giác êm ả cho lái xe khi điều khiển máy. Hầu hết tất cả các máy đào mini, là loại máy
thường được sử dụng tại hiện trường thi công đô thị khi đặt đường ống hoặc công trình thi công
đường, đều được lắp với bánh xích cao su theo tiêu chuẩn. Các kích thước thường có chú thích
rằng: *Không bao gồm vấu (chiều cao), do các vấu lá xích có thể sụt lún trong mặt đất và do đó

88
không được tính toán chiều cao. Bánh xích cao su không thể thay thế ở nơi có mặt bằng nhỏ như
bánh xích bằng thép, và khi các vấu đã bị ăn mòn vượt quá điểm xác định thì toàn bộ bánh xích
phải được thay thế.

Cao su Lõi thép

Dây thép Chiều cao vấu


Vấu lá xích

Khung bánh xích

Gale dưới

Vấu giữ xích trên galê Vấu giữ trục lăn

 Bước răng
Khoảng cách giữa các tâm lõi thép của các lá xích kế nhau thì được gọi là bước răng. Hiện có
bánh xích với bước răng dài và bánh xích có bước răng ngắn. Hầu hết các máy đào đều có bánh
xích bước răng ngắn do có nhiểu ưu điểm: Đó là, tạo cảm giác lái xe thoải mái hơn, ít có khả
năng trật xích và bền hơn do trọng lượng của lõi thép nặng hơn.

89
Bước răng dài Bước răng ngắn

Lõi thép
Lõi thép
Bước răng
Bước răng Lõi thép

Lõi thép

 Kiểu vấu
Khuôn bề mặt tiếp xúc của bánh xích cao su được gọi là vấu, và hiện có một vài kiểu thông
thường như kiểu song song, kiểu zic-zac và kiểu liền nhau.

Kiểu song song Kiểu zic-zắc Kiểu liền nhau

Đệm lá xích cao su


Một miếng đệm cao su cứng chắc được nung kết hoặc bắt bu-lông vào từng lá xích làm bằng
thép riêng biệt. Loại bánh xích này có thể được sử dụng trên cả bề mặt đá lát và mặt đất cứng.
Không làm hư hỏng bề mặt đá lát và khi bị ăn mòn thì chỉ cần tháy thế các lá xích ăn mòn. Các
bánh xích này ngày càng được sử dụng trong máy đào thủy lực loại nhỏ và trung bình tại các
công trường thi công đô thị.

90
 Lá xích và áp lực mặt đất
Đối với cùng loại lá xích, lá xích càng rộng thì áp lực mặt đất càng nhỏ. Đối với cùng chiều rộng
bánh xích, thì bề mặt tiếp đào càng lớn, áp lực mặt đất càng nhỏ.

Chiều rộng nhỏ Chiều rộng lớn


Áp lực trên mặt đất Áp lực trên mặt đất
cao hơn thấp hơn

Bề mặt tiếp xúc


nhỏ hơn Bề mặt tiếp xúc
lớn hơn

Áp lực trên mặt đất Áp lực trên mặt đất


cao hơn thấp hơn

 Lực căng của bánh xích


Khi di chuyển, dải xích quay quanh khung di chuyển do tác động của bánh răng dẫn động.Lực
đẩy từ bánh dẫn hướng có xi-lanh thủy thực và lò xo làm căng dải xích giúp cho xích ăn khớp
chặt với bánh răng dẫn động . Khi lực căng này yếu thì bánh xích sẽ dễ bị trật ra nhưng khi lực
căng quá mạnh, thì có nguy cơ xích sẽ bị đứt . Xi-lanh thủy lực và lò xo được gọi là bộ phận điều
chỉnh lực căng của bánh xích, hoặc bộ điều chỉnh bánh xích. Lực căng bánh xích có thể được
điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm lượng dầu mở trong xi-lanh thủy lực.

Điều chỉnh lực kéo của bánh xích


Xiết chặt

Bơm mỡ vào núm vú mỡ bằng


súng phun mỡ

Nới lỏng

Xiết chặt các núm vú mỡ bẳng cờ lê


L để rút mỡ ra

91
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: TRỌNG LƯỢNG VẬN HÀNH
Trọng lượng vận hành (kg)
Đối với máy đào thủy lực, thể hiện bằng trọng lượng vận hành {kg}. Đối với máy đào mini, thì
khối lượng máy ,bằng kg ,được thể hiện. Trọng lượng càng lớn (nhất là của thân máy chính) thì
độ vững chắc của máy càng cao, nhưng lại bất tiện hơn khi vận chuyển.
 Khối lượng máy
Là khối lượng gồm trọng lượng của thân máy, cộng với cần, tay cần và phụ kiện, cùng với lượng
tiêu chuẩn của nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát và dầu thủy lực đổ thêm vào. Đây cũng
được gọi là trọng lượng vận chuyển hoặc trọng lượng vận hành qui định, được sử dụng để hiển
thị trọng lượng trên các máy đào mini của KOBELCO và là chi tiết hướng dẫn khi tiến hành vận
chuyển máy đào.
 Trọng lượng vận hành
Trọng lượng của 01 nhân viên vận hành đơn lẻ là 75 kg, được tính thêm vào khối lượng máy,
nhưng không bao gồm trọng lượng của đất đá hoặc vật liệu khác được chất lên. Được sử dụng để
hiển thị trọng lượng của các loại máy đào tiêu chuẩn và là trọng lượng JIS.
 Trọng lượng ướt và trọng lượng khô
Trọng lượng khô là chỉ trọng lượng khi không có nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát, dầu
thủy lực hoặc trọng lượng của nhân viên vận hành. Trọng lượng ướt bao gồm trọng lượng của
nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát và dầu thủy lực. Trong bảng trọng lượng được đưa ra
trong tài liệu này, chỉ có trọng lượng máy chính mới là trọng lượng khô. Còn lại tất cả các trọng
lượng khác đều là trọng lượng ướt.
 Chỉ thị trọng lượng
Chức năng Trọng lượng Cần, tay Trọng lượng Trọng lượng
khô của thân cần+ dụng cụ dầu,mỡ bôi nhân viên
Điều kiện
máy trơn *1 vận hành *2

Khối lượng của máy

Trọng lượng vận hành

*1: được đổ đầy đến mức quy định của nhiên liệu, dầu và nước *2: một nhân viên vận hành có cân nặng khoảng 55kg

Áp lực trên mặt đất (kPa{kg/cm2})


Lực bên ngoài do trọng lượng máy phân bổ trên toàn bộ diện tích của bánh xích khi tiếp xúc với
đất được gọi là áp lực trung bình trên mặt đất. Áp lực càng nhỏ thì tải trọng lên trên mặt đất càng
nhỏ và khả năng máy bị ngập lún sâu cũng ít đi. Áp lực trên mặt đất tăng cao khi trọng lượng
máy tăng, nhưng bề mặt tiếp đào càng lớn thì áp lực trên mặt đất lại càng nhỏ. Áp lực trên mặt
đất của máy đào thủy lực được thể hiện đối với nhiều loại lá xích khác nhau.
 Dừng đậu máy

92
Để dừng đậu máy, mặt đất phải có khả năng chịu tải lớn hơn áp lực trung bình trên mặt đất. Nếu
mặt đất không đủ khả năng chịu tải, thì phải đặt các tấm thép xuống bên dưới bánh xích để làm
giảm áp lực trên mặt đất và tránh làm cho máy bị lún sâu hoặc bị nghiêng.
 Ví dụ về áp lực trên mặt đất và quy tắc kinh nghiệm (rule of thumb) trong việc tiếp
cận máy
Có thể sử dụng các bảng ví dụ về áp lực trên mặt đất theo kinh nghiệm để biết được máy đào có
thể di chuyển an toàn nơi hiện trường có nền đất mềm hay không. Ví dụ, nếu bạn có thể đi bộ
được trên mặt đất đó, thì loại máy đào SK200 có thể tiếp cận an toàn bằng loại xích tiêu chuẩn.
Nếu khi đi bạn bị lún, nhưng không lún khi đứng yên , thì máy đào SK200 chỉ có thể đi vào được
nếu lắp lá xích tam giác. Nếu lớp bề mặt mềm và nền đất bên dưới cứng, thì máy có thể tiếp cận
được (Mực nước sâu nhất mà máy có thể đi tới được là thấp hơn tấm sàn của khung bên trên).
Muốn chính xác hơn, cần đo hệ số xuyên hình nón bằng cách sử dụng máy đo độ xuyên thấu.
 Ví dụ về áp lực trên mặt đất (kPa{kgf/cm2})

Loại Máy đào thủy lực

Người đang đứng


20 ~ 29 (0,2 ~ 0,3)
SK10SR: 260 {0,26}
Người đang đi hoặc đang đứng trên một chân
39 ~ 49 (0,4 ~ 0,5) SK200 với lá xích hình tam giác: 31 {0,31}
SK200 với lá xích tiêu chuẩn: 32 {0,33}
Xe khách
SK460: 86 {0,87}
147 ~ 245 (1,5 ~ 2,5)
SK850LC: 106 {1,08}
Xe tải
245 ~ 686 (2,5 ~ 7,0)

93
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: SỨC NÂNG

Biểu đồ về sức nâng của gầu


Tay cần tiêu chuẩn: 2,94 m Gầu: 0,8 m3 theo ISO, chất đầy 730 kg Lá xích: 600 mm
Tại tầm với tối đa
Bán
kính

A) Tầm với từ đường tâm quay đến móc gầu B) Chiều cao móc gầu trên/dưới mặt đất C) Sức nâng của gầu tính bằng kg

Lưu ý:
1. Không cố gắng nâng hoặc giữ tải trọng lớn hơn sức nâng tại bán kính và độ cao chỉ định .
Trọng lượng của tất cả các phụ kiện phải được khấu trừ từ sức nâng bên trên.
2. Sức nâng được căn cứ đối với máy đứng trên mặt đất bằng phẳng, vững chắc và đồng
chất. Người sử dụng phải tính dung sai đối với điều kiện làm việc như mặt đất mềm hoặc
không đều, mặt bằng không đạt, nâng bên hông máy, dừng tải trọng đột ngột, điều kiện
nguy hiểm, kinh nghiệm của nhân viên vận hành v.v.
3. Móc nâng của gầu được xác định như là điểm nâng.
4. Các sức nâng nói trên tuân theo tiêu chuẩn ISO 10567. Các sức nâng này không được
vượt quá 87% sức nâng thủy lực hoặc 75% tải trọng nghiêng. Các sức nâng mà đánh dấu
bằng dấu hoa thị (*) được giới hạn bằng sức nâng thủy lực thay vì là tải trọng làm giở
hổng đuôi máy.
5. Nhân viên vận hành phải đọc kỹ, hiểu các nội dung trong Tài liệu hướng dẫn vận hành và
bảo dưỡng này trước khi vận hành máy. Cần phải tuân thủ các quy tắc về vận hành thiết
bị an toàn trong suốt thời gian vận hành.
6. Sức nâng chỉ áp dụng với máy được sản xuất chính hãng và được trang bị bởi Công ty
Máy xây dựng KOBELCO
Sơ đồ về sức nâng
Sơ đồ sức nâng tổng hợp các sức nâng của máy đào thủy lực đảm nhiệm vận hành với tải trọng
treo.
Các sức nâng được thể hiện cả khi nâng phía trước (tay cần song song với xích ) và bên hông
(tay cần vuông góc với xích), các sức nâng được tính toán cho các cấu hình định sẵn, ví dụ, các
thông số về chiều dài và chiều cao hoặc chiều dài và độ sâu khi tay cần vươn dài tối đa, với loại
cần, tay cần và gầu tiêu chuần. Các hoạt động nâng có thể được tiến hành trong các giới hạn mà
các con số được thể hiện trên sơ đồ. Nếu không có con số trên sơ đồ, thì không thể tiến hành
nâng trong các điều kiện này.

94
Ghi chú: (Sơ đồ bên dưới)
Việc nâng để đặt đường ống hoặc định vị/chuyển các tấm đế bằng thép tại hiện trường là việc
thường xuyên xảy ra. Các điều kiện và biện pháp phòng ngừa cho công việc này được đưa ra
trong phần Ghi chú.
Tầm với và sức nâng tối đa
Tầm với tối đa và sức nâng được tính theo độ dài khi cần và tay cần được vươn dài hết cỡ. Đối
với tầm đào tối đa, thì các số đo được tính từ đầu răng gầu, nhưng ở tầm với tối đa, thì các số đo
được tính từ móc gầu .

 Chuyển sang Đơn vị SI


Để chuyển từ Đơn vị JIS sang SI, cần phải sử dụng hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn. Về nguyên
tắc, các con số được làm tròn 3 chữ số sau dấu phẩy thập phân.
- Rpm, như tốc độ quay, số rpm của máy v.v.
1 rpm = 1 phút-1
- Áp lực, như áp lực trên mặtđất
1 kgf/cm2 = 98 kPa (kilopascal)
1 kgf/cm2 = 0,098 MPa (megapascal)
- Định mức công việc hoặc công suất, như công suất động cơ
1 PS = 0,7355 kW (kilowatt)
- Mô-men lực, như mô-men xoắn động cơ
1 kgf.m = 9,8 Nm (newton-mét)
 Các nhà khoa học có tên được sử dụng cho các Đơn vị SI
- Pascal (1623 - 1662)
Là nhà toán học, vật lý học và nhà triết học tôn giáo người Pháp. Thiết bị thủy lực làm việc
theo nguyên lý áp suất trong chất lỏng mà Pascal đã thiết lập lên. Trong toán học, ông đã
phát hiện ra định lý Pascal trong hình nón. Ông cũng là người đầu tiên phát minh ra máy tính
cơ học.
- Newton (1643 - 1727)
Là nhà vật lý học, toán học và thiên văn học người Anh, nổi tiếng với các phát minh về lực
hấp dẫn. Ông thiết lập ra Cơ học Newton, bao gồm định luật vạn vật hấp dẫn. Ông cũng là
người phân tích quang phổ, là người đầu tiên phát minh ra kính thiên văn khúc xạ và định
luật giải tích.
- Joule (1818 - 1889)
Là nhà vật lý học người Anh. Ông đã đóng góp vào lĩnh vực nhiệt động lực học, đưa tên của
ông vào Định luật Joule, về lượng nhiệt sản sinh từ dòng điện. Trước thời của ông, nhiệt
được xem như là một chất, nhưng ông đã chứng minh rằng, đó là kết quả của hoạt động phân
tử.
- Watt (1736 - 1819)
Là kỹ sư người Anh. Ông đã cải tiến động cơ hơi nước áp suất không khí của Newcomen, và
phát minh ra động cơ hơi nước tác động kép là nguyên mẫu đầu tiên của động cơ hơi nước
hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã có những bước tiến mạnh mẽ thông qua
việc sử dụng năng lượng hơi nước.

95
CÁC LOẠI GẦU KHÁC NHAU
Các loại gầu và cách sử dụng
 Gầu đào móc
Được sử dụng để đào dưới cao độ mặt đất, đào nhẹ/đổ đống và đào nặng . Gầu đào nặng được
gia cố để cứng chắc hơn, với lưỡi gầu làm bằng thép đúc. Gầu làm bờ dốc: Áp suất từ tấm đáy
dẹt của gầu được sử dụng trong công tác chuẩn bị đào đất, san bằng và hoàn thiện bờ dốc taluy.
 Gầu đảo ngược
Gầu ngược có cơ cấu hoạt động ngược và có thể được sử dụng để đào phần bên trên mặt đất và
các công tác chất tải.

Gầu đào móc


Gầu hẹp

Gầu hình chữ V

Lưỡi cày
Gầu lưỡi cày

Gầu ngoạm

 Gầu hẹp
Dùng để đào đất tại các hào hẹp. gầu có thể đẩy đất đá bám dính một cách hiệu quả.
 Gầu hình chữ V
Dùng để đào hào chữ V trên nền đất mềm hoặc đất cứng.
 Gầu dùng để bóc tách bề mặt
Được sử dụng để tách lớp mỏng trên diện tích rộng để chuẩn bị bề mặt cho công tác canh tác v.v.
 Lưỡi cày
Dùng để đào đất cứng, sa thạch, than đá và rễ cây.
 Gầu lưỡi cày

96
Là một vấu răng dùng để đào đất cứng và nhổ rễ cây. Răng sắc nhọn đào xuống đất và được
dùng để đào đất.
 Gầu ngoạm
Được dùng để đào xuống sâu và rút gọn lại được tại các vị trí hạn chế. Gầu này có thể đào theo
dạng trục hình tròn thẳng đứng dưới đầu tay cần.
Các tay cần đặc biệt và cách sử dụng
 Gầu ngoạm cần dài (LMC)
Là cần có chức năng đào sâu, là sự kết hợp của cần riêng, khung chuyển tiếp và gầu ngoạm,
được sử dụng để đào móng chân cầu, móng các tòa nhà cao tầng v.v.
 Gầu ngoạm kiểu ống lồng
Gầu ngoạm được lắp vào tay cần kiểu ống lồng đặc biệt, được sử dụng cho các trục đào trong
công tác đặt đường ống.
 Cần có tầm với dài
Một loại cần với tay cần dài để làm công việc đào nhẹ. Được sử dụng để nạo vét sông hồ v.v.
 Gầu chất tải
Thường được lắp vào máy lớn, được sử dụng cho công việc đào bốc khối lượng lớn như đào
đất hoặc bốc đá từ các mỏ đá. Gầu được đẩy về phía trước và đào xuống bề mặt đất theo
phương ngang. Đế gầu sẽ mở để đổ đống đất đá đào lên.
 Máy xúc cần ngắn/máy đào cần ngắn
Đặc tính tầm với ngắn được thiết kế để sử dụng trong các hầm, đường tàu điện ngầm hoặc
các địa điểm khác có khoảng cách bên trên hạn chế. Hình minh họa thể hiện máy xúc cần
ngắn. Nếu gắn gầu ngược thì bộ phận này trở thành máy đào cần ngắn.
 Bộ cắt (Nibbler)
Là thiết bị ép nghiền có hàm đập được đóng mở thủy lực. Bộ phận này được sử dụng để phá
dỡ các công trình lớn, đường cao tốc, trụ cầu, móng v.v. Bộ cắt này có nhiều loại khác nhau
phục vụ nhiều kiểu phá dỡ và có nhiều loại được sử dụng chuyên biệt cho bê tông cốt thép,
kết cấu khung thép, móng hoặc đường cao tốc.
 Nibbler là tên sản phẩm của KOBELCO
Khi KOBELCO giới thiệu máy nghiền bê tông thủy lực vào năm 1977, thông qua kết hợp kỹ
thuật với Công ty Hymac của Anh, đó là máy nghiền đầu tiên tại Nhật bản. Hiện nay, “Bộ
cắt/ Nibbler” đang được sử dụng rộng rãi như là thuật ngữ chung cho các thiết bị nghiền thủy
lực, nhưng đó là tên sản phẩm của KOBELCO, nên chỉ được sử dụng cho máy và thiết bị của
KOBELCO.
 Bộ phận lắp kèm
“Bộ phận lắp kèm phía trước” là một chi tiết thiết bị “được lắp” vào phía trước của thân máy
chủ. Đối với máy đào thủy lực, thuật ngữ “bộ phận lắp kèm phía trước” được hiểu là cần, tay
cần, gầu tiêu chuẩn hoặc gầu đặc biệt và lưỡi ủi.

97
Bộ lắp kèm siêu dài (Dùng trong tháo bỏ công trình)

Bộ lắp kèm có tầm với dài

 Búa phá đá
Được rung với tốc độ cao, bộ phận này sẽ đập các loại đá và bê tông.
 Nam châm nâng
Với một miếng nam châm được lắp vào đầu tay cần, miếng nam châm này được sử dụng để
tách và đổ thép phế liệu. Nam châm được cấp năng lượng bởi một bộ phát điện được lắp vào
máy chủ.
 Cẩu vươn cao
Gầu có móc được lắp vào, và máy có tất cả các thiết bị an toàn cần thiết theo yêu cầu bắt
buộc. Trong công tác lắp đặt đường ống, một máy có thể được sử dụng phục vụ cả công tác
đào đất và nâng/hạ.
 Bộ neo móc (cưa móc)
Được sử dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp, một bộ neo móc (và cưa kiểu xích) để xử lý gốc
được lắp vào đầu tay cần. Chi tiết này được sử dụng để cắt gỗ và chất đống.

98
CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Hệ thống iNDr với độ ồn cực thấp, giảm bụi
iNDr là một hệ thống làm mát mang tính đột phá do KOBELCO phát triển, ứng dụng vào
máy đào thủy lực. Thùng động cơ được thiết kế độc đáo, bố trí lệch hàng và tính năng tản
nhiệt đã tạo ra mức ồn 5 dB thấp hơn mức ồn chính thức áp dụng cho máy xây dựng, cũng
như việc bảo dưỡng đơn giản hơn đối với thiết bị làm mát máy.

Tích hợp
Hệ thống làm mát
Giảm
tiếng ồn & bụi
Thiết kế
đường ống

Thiết kế lệch
Đầu thải khí

Thiết kế màng lọc

Bộ lọc iNDr

Đầu hút khí


Buồng động cơ có kết cấu khép kín
*Không bịt kín hoàn toàn

 Thiết kế thông khí thùng máy


Không khí đi từ đầu vào thổi qua máy và thiết bị làm mát thẳng đến đầu ra. Tập trung luồng
khí thẳng từ một đầu vảo đến một đầu ra không có các cửa thóat khác sẽ giảm được tiếng ồn
máy và đơn giản hóa việc làm sạch bụi bẩn .
 Thiết kế lệch
Tiếng ồn từ động cơ và quạt được thiết kế dội lại nhiều lần trong thùng máy để làm giảm
cường độ. Tất cả các máy được lắp đặt với hệ thống iNDr, ngoại trừ loại máy 7 tấn, đều đã
đạt được mức ồn xuống đến 5dB dưới ngưỡng thấp nhất của Nhật bản chính thức qui định
cho máy xây dựng. Hơn cả mức qui định – các máy này đều là máy có Độ ồn Cực Thấp.
* “Độ ồn cực thấp/Extremely Low Noise ” là thuật ngữ của KOBELCO. Được chính thức
công bố, các máy này được phân loại như là các máy có độ ồn cực thấp.
 Thiết kế màng lọc
Bụi tắc nghẽn đầu không khí vào sẽ làm giảm hiệu suất của thiết bị làm mát và tăng nguy cơ
động cơ bị quá nhiệt. Bộ lọc iNDr đặc biệt, được lắp vào đường khí vào duy nhất của hệ

99
thống, hoạt động như là một mặt nạ lọc nhằm ngăn chặn bụi bẩn đi vào khoang động cơ. Bên
trong thùng máy luôn được sạch, do đó, việc bảo dưỡng hàng ngày đơn giản chỉ là vệ sinh
mặt nạ lọc. Không cần phải tháo bộ tản nhiệt, bộ làm mát dầu hoặc bình lạnh trung gian khi
tiến hành vệ sinh hàng ngày.
 So sánh mức ồn xung quanh máy

SK70SR-2 được
lắp hệ thống iNDr

Kiểu cũ K70SR-1E

* Tiến hành đo tại vị trí cách máy 1m, ở trên máy 1,5m ,khi máy không tải/ga thấp. Các con
số trong biểu đồ được dựa trên một phương pháp đo khác so với phương pháp đo âm thanh
chính thức.
 Thiết bị chuyên dùng và van tăng cường.
Nhu cầu về các thiết bị gắn kèm chuyên dùng thay gầu đào ngày càng tăng cao trong vài năm
gần đây. Gầu, được cấp năng lượng bởi xi lanh gầu, chỉ có tác dụng đào và đổ đống (bằng
cách nâng/hạ gầu), trong khi đó có rất nhiều bộ phận lắp kèm đặc biệt sử dụng cơ cấu
nâng/hạ để định vị thiết bị và cần thêm thao tác đóng/mở, quay, rung v.v.
Các mạch thủy lực tiêu chuẩn chỉ có van dùng cho cơ cấu quay toa , di chuyển, nâng/hạ cần,
nâng/hạ tay cần và kéo dài/rút ngắn gầu (mặc dù một số kiểu máy được trang bị theo tiêu
chuẩn thêm một bộ “van công tác”). Thường không có đủ van để đóng/mở, quay, rung v.v.
để sử dụng cho thiết bị chuyên dùng lắp kèm do đó các van tăng cường sẽ được lắp thêm vào
các van điều khiển chính để cấp năng lượng cho hoạt động của máy. Thông thường có thể lắp
thêm hai bộ van tăng cường vào van điều khiển chính, và khi cần phải vận hành thêm thì có
thể lắp thêm van định vị riêng. Đường ống thủy lực và cần điều khiển, bàn đạp phải được lắp
vào máy để vận hành các chức năng bổ sung này, do vậy, khi đặt hàng bộ phận lắp kèm
chuyên dùng đặc biệt, cần phải kiểm tra rằng, các loại van, ống thủy lực và cần đẩy/bàn đạp
điều khiển đã được đưa vào đơn hàng hay chưa.

100
MÁY ĐÀO HYBRID VÀ MÁY ĐÀO ĐIỆN
Các máy có động cơ diesel hiện nay đang chiếm ưu thế trên thị trường máy đào. Máy đào
thủy lực đã được hoàn thiện trong hơn nửa thế kỷ qua để đến gần với mức hiệu suất và
tính năng lý tưởng.
Nhưng trong vài năm gần đây, việc cắt giảm khí thải CO 2 để hạn chế sự nóng lên toàn cầu
đã trở thành việc làm ưu tiên và cấp bách, và vấn đề cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch hiện nay
cũng được xem như là một vấn đề quan trọng.
Chiếc Prius, mẫu xe hybrid (động cơ lai Xăng-Điện) đầu tiên, với hàm lượng khí thải CO 2 ở
mức thấp hơn hẳn, đã được hãng Toyota Motor tung ra vào năm 1997. Điều này có ảnh
hưởng to lớn đối với các nhà sản xuất lẫn khách hàng, và với sự hậu thuẫn từ các đại lý
công cộng, doanh số bán hàng đã tăng lên nhanh chóng. Các kỹ thuật tiên tiến hơn đã dẫn
đến việc cho ra đời các dòng xe khác như xe chạy bằng điện và bằng ắc quy Hydro.
Trong lĩnh vực máy xây dựng, các nhà sản xuất đã chủ động phát triển dòng máy hybrid
với việc mong muốn kiểm soát chặt chẽ hơn về khí thải. KOBELCO đã sản xuất ra máy
đào hybrid SK80H đáp ứng được về mặt thương mại, dòng máy này được tung ra vào
tháng 1/2010. Thêm vào đó, các máy xây dựng chạy bằng điện cũng trở lên phổ biến, sử
dụng cho các mục đích tái chế kim loại và các mục đích tương tự, như máy tháo dỡ đa năng
chạy bằng điện SK210D, là dòng máy chạy bằng điện từ một nguồn điện không chạy dầu
diesel từ bên ngoài .
* Những dòng máy xây dựng hybrid và chạy bằng điện hiện chưa có mặt ngoài phạm vi Nhật Bản
Máy đào hybrid
Hiện nay, hệ thống dẫn động của các máy xây dựng thế hệ mới, thân thiện với môi trường phần
lớn là dòng máy hybrid. Thuật ngữ “hybrid” nghĩa là lai tạo giữa nhiều loại sinh vật. Trong máy
móc, có nghĩa là một máy chạy với hai nguồn năng lượng khác nhau. Đối với máy đào hybrid,
máy bơm thủy lực được dẫn động bởi 2 ,hoặc nhiều hơn 2 nguồn năng lượng, như động cơ diesel
và ắc quy, và mọi năng lượng dư thừa sẽ được dự trữ cho lần sử dụng sau. Tuy nhiên, đối với cả
hai loại máy hybrid và máy chạy bằng điện, thì nguồn năng lượng thủy lực dẫn động hầu hết các
bộ phận công tác. Các phương pháp được sử dụng để làm giảm tác động môi trường của bộ phận
kéo bơm thủy lực là sử dụng năng lượng lai hoặc nguồn điện cung cấp từ bên ngoài. Công việc
nghiên cứu về máy đào hybrid đã được bắt đầu sớm tại Nhật Bản. Sau khi Komatsu tung ra dòng
máy hybrid vào tháng 6/2008, thì các nhà sản xuất khác cũng nhanh chóng triển khai dòng sản
phẩm máy hybrid của riêng mình, và các kiểu máy này được phân chia thành loại sử dụng ắc quy
và loại sử dụng bộ tụ điện để dự trữ nguồn điện.
Vào năm 1999, KOBELCO được NEDO (Tổ chức Phát triển Công nghệ công nghiệp và Năng
lượng mới) ủy quyền thực hiện nghiên cứu và bắt đầu triển khai dòng máy đào hybrid cùng với
Kobe Steel. Vào tháng 5/2004, mẫu thử nghiệm đầu tiên, dựa trên máy đào thủy lực loại 6 tấn, đã
được đưa ra và loại máy này giảm được trên 60% lượng nhiên liệu tiêu thụ so với các kiểu truyền
thống. Máy đào hybrid đầu tiên trên thế giới SK70H được trưng bày và nhận được nhiều lời khen
ngợi tại Hội chợ triển lãm máy xây dựng INTERMAT tại Pa-ri năm 2006, đồng thời bắt đầu bán
ra thị trường loại máy được sản xuất hoàn chỉnh SK80H vào tháng 1/2010.
 Các loại máy đào hybrid theo từng nhà sản xuất

101
Nhà sản xuất Nguồn dẫn động

KOBELCO Ắc quy Niken-hydride + động cơ

Komatsu Bộ tụ điện + động cơ

Hitachi Bộ tụ điện + động cơ

Sumitomo Bộ tụ điện + động cơ

CAT Ắc quy Li-thium + động cơ

Máy đào hybrid KOBELCO SK80H


Dòng xe hybrid bao gồm một động cơ cấp năng lượng cho xe khi có nhiên liệu, và một mô tơ
điện có hiệu suất cao, được cấp nguồn điện dự trữ trong ắc quy. Mô tơ điện được dùng để khởi
động, khi tăng tốc thì dùng cả mô tơ và động cơ, và khi máy đạt tốc độ ổn định thì sử dụng công
suất của động cơ. Năng lượng thừa được sử dụng để sạc ắc quy và tăng hiệu suất của máy. Máy
đào hybrid hoạt động cùng nguyên lý với xe ôtô, nhưng có điểm khác biệt là, máy đào có nhiều
bộ phận công tác và yêu cầu về năng lượng lớn và thường xuyên biến động. Chính vì thế, cần
phải phát triển một hệ thống hybrid phù hợp với các đặc tính của máy đào.

Phương pháp hybrid của KOBELCO


Xi-lanh gầu
Xi-lanh tay cần
Xi-lanh cần
Động cơ diesel Bộ phát điện– Môtơ Bơm thủy lực Động cơ di chuyển

Ắc quy Môtơ quay toa(chạy điện)

Đối với hệ thống hybrid của SK80H, khi tải trọng nhỏ thì năng lượng thừa được dự trữ trong ắc
quy, và khi tải trọng lớn thì nguồn năng lượng đó được sử dụng để bổ trợ cho động cơ. Điều này
có tác dụng làm điều hòa tải của động cơ, do đó, động cơ nhỏ hơn có thể được sử dụng nhiều hơn
trong các loại máy truyền thống và tiêu hao nhiên liệu cũng ít hơn. Thêm vào đó, công nghệ độc
đáo của KOBELCO lần đầu tiên sử dụng máy công trình cũng nâng cao hiệu suất nhiên liệu bằng
cách cho phép năng lượng từ hệ thống thắng quay toa (cơ cấu quay toa được dẫn động bởi mô tơ
điện) được tái sử dụng, và năng lượng thừa khi máy chạy không tải được dự trữ vào ắc quy. Máy
SK80H sử dụng hệ thống ắc quy Niken – hydride để dự trữ năng lượng thừa. Các ưu điểm của hệ
thống ắc quy này là mật độ năng lượng cao và do đó, sẽ có tác dụng hỗ trợ lớn, đồng thời ắc quy
có thể nhỏ gọn hơn. Hiệu suất nhiên liệu có thể được cải thiện đến mức tối thiểu là 40%. Khi
hiệu suất máy được theo dõi tại hiện trường, thì việc nâng cao hiệu suất nhiên liệu sẽ theo thứ tự
là 54% đối với hiện trường phá dỡ nhà, 59% tại hiện trường xử lý chất thải và 60% tại hiện
trường chuẩn bị mặt bằng cho khu dân cư (trong tất cả các trường hợp, so sánh với máy truyền
thống).

102
Máy đào hybrid SK80H

Hệ thống hybrid của SK80H ở chế độ hoạt động


Hệ thống hybrid được làm từ động cơ diesel, mô tơ kiêm máy phát điện và ắc quy, ắc quy sẽ dự
trữ năng lượng từ 2 nguồn:
 Nguồn điện chuyển từ công suất động cơ thừa qua động cơ máy phát điện
Chi tiết SK80H SK70SR

Công suất định mức của động cơ 27/1.800 44/2.200


kW/phút-1 (PS/rpm)
{37/1.800} {56/2.200}

Lượng nhiên liệu tiêu hao 40% * 100%

* So với máy SK70SR ở chế độ H

 Năng lượng quán tính từ hệ thống phanh quay toa được khôi phục lại thành nguồn
điện. Nguồn điện này được sử dụng như là nguồn điện hỗ trợ khi tải trọng trên máy
quá lớn, để có thể dẫn động mô tơ quay toa, mô tơ phát điện và bơm thủy lực.
Ắc quy và bộ tụ điện
Để dự trữ năng lượng, một vài hệ thống hybrid sử dụng ắc quy và một số khác sử dụng bộ tụ
điện. Ắc quy dự trữ điện năng nạp vào dưới dạng chuyển đổi thành năng lượng hóa học và có thể
cung cấp nguồn điện liên tục ở cường độ cao. Ắc quy dùng trong máy đào hybrid là loại Ion
Lithium hoặc Niken-hydride.
Bộ tụ điện dự trữ điện ở dạng điện năng và được nạp rất nhanh. Do việc nạp điện/phóng điện mà
không qua quá trình biến đổi hóa học, nên các điện cực không bị suy giảm chất lượng và có tuổi
thọ kéo dài, nhưng nó lại bị xem như không thích hợp với công việc nặng. Bình tụ điện phóng
điện hết một lần để cho năng lượng tức thời, nhưng năng lượng không duy trì lâu. Các dòng máy
của Komatsu, Hitachi và Sumitomo đều sử dụng bộ tụ điện.
Kiểu dùng nguồn điện
Xe nâng hàng thường được sử dụng bên trong các tòa nhà nơi mà bắt buộc phải hạn chế khí thải
CO2, và các kiểu máy dùng ắc quy đã được bán chạy hơn nhiều so với máy động cơ nổ. Nhưng
khi lắp ắc quy vào một máy đào, là loại máy cần nhiều năng lượng, thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề
về công suất. Chính vì thế, máy đào chạy bằng điện phải sử dụng một nguồn bên ngoài để chạy
mô tơ điện,các mô tơ này sẽ dẫn động các bơm thủy lực. Lượng CO 2 có thể được cắt giảm đến
37% so với các kiểu máy được lắp đặt với động cơ nổ (kiểm tra của KOBELCO bằng máy chạy
hoàn toàn bằng động cơ nổ). Do không có khí thải, máy đào chạy bằng điện đã được sử dụng từ
lâu để làm việc tại các công trình trong nhà hoặc trong đường hầm, nhưng vì phải có nguồn cấp

103
điện và phải dùng cáp đấu nối, nên phạm vi sử dụng loại này bị giới han. Và điều mong đợi được
đặt vào sự sớm phát triển loại pin đa dụng sử dụng nhiên liệu.

 Kiểu dùng nguồn điện (Máy tháo dỡ đa năng dùng điện SK210D)

Nguồn điện
bên ngoài
Cần

Tay cần

Bộ cắt

Vành trượt Động cơ điện Bơm thủy lực Cơ cấu quay

Cơ cấu di chuyển

Tay kẹp

Máy tháo dỡ đa năng


dùng điện SK210D

Động cơ Bơm thủy Động cơ Bơm thủy Động cơ Bơm thủy Động cơ Bơm thủy Động cơ Bơm thủy
Động cơ bộ phát lực Động cơ bộ phát lực Động cơ bộ phát lực Động cơ bộ phát lực Động cơ bộ phát lực

Ắc quy Động cơ quay Ắc quy Động cơ quay Ắc quy Động cơ quay Ắc quy Động cơ quay Ắc quy Động cơ quay
(bằng điện) (bằng điện) (bằng điện) (bằng điện) (bằng điện)
Nâng/quay cần Hạ/quay cần
Dỡ tải bơm Đào (tải nặng) Phanh quay
(nhu cầu quay nhiều) (nhu cầu quay ít)
Công suất động cơ Công suất đông cơ Công suất động cơ đều Công suất động cơ dư Công suất động cơ dư
được chuyển sang đều được tận dụng để được tận dụng để dẫn thừa từ các bơm thủy lực thừa từ các bơm thủy lực
nguồn điện bằng bộ dẫn động bơm thủy động bơm thủy lực. Ắc dẫn động được chuyển dẫn động được chuyển
phát và được dự trữ lực. Động cơ bộ phát quy cung cấp năng sang nguồn điện và dự trữ sang nguồn điện. Được sử
đóng vai trò như một lượng cho cơ cấu quay. trong bình ắc quy. Nguồn dụng theo yêu cầu để dẫn
trong bình ắc quy.
động cơ cung cấp điện được khôi phục từ động động cơ quay. Phần
động cơ quay cũng được còn lại được dự trữ trong
nguồn điện bổ sung.
dự trữ. bình ắc quy.

104
GLOSSARY
A
ACERA GEOSPEC ACERA GEOSPEC
Add-on vales Van tăng cường
Air-cooled type Kiểu làm mát bằng không khí
Arm Tay cần
Arm cylinder Xi-lanh tay cần
Arm pushing/pulling Đẩy/kéo tay cần
Assembled shoe Lá xích lắp ráp
Assembly-type crawlers Bánh xích kiểu lắp ráp
Attachment Cần, tay cần
Attachment speed Tốc độ của cần, tay cần
Axle Dàn cầu
B
Backhoe Đào móc ngược
Backhoe bucket Gầu đào ngược
Backhoe bucket and arm combinations Gầu đào ngược và tổ hợp tay cần
Battery Ắc quy
Boom Cần
Boom cylinder Xi-lanh của tay cần
Boom foot Chân cần
Boom offset Cần dịch chuyển lệch tâm
Boom offset cylinder Xi-lanh dịch chuyển cần
Boom point Ắc trục cần
Boom raising/lowering Nâng và hạ cần
Boom swing Cơ cấu quay cần
Boom swing angle Góc quay cần
Boom swing cylinder Xi-lanh quay cần
Bucket Gầu
Bucket capacity Thể tích gầu
Bucket clatter-free device Thiết bị gầu không có tiếng lách cách
Bucket coefficient Hệ số gầu
Bucket cylinder Xi-lanh gầu
Bucket digging/dumping Đào/đổ đống bằng gầu
Bucket link Thanh nối gầu
Bucket link pin Ắc thanh nối
Bucket offset distance Khoảng cách dịch chuyển của gầu
Bucket opening width Chiều rộng mở của gầu
Bucket pin Ắc gầu
C

105
Canopy Mái che
Capacitor Bộ tụ
Carbody Bệ đỡ toa
Clamshell bucket Gầu ngoạm
Compression ratio Hệ số nén
Conventional unit Đơn vị truyền thống quy ước Nhật bản
Cooled EGR Hệ thống làm mát EGR
Counterweight Đối trọng
Crawler Bánh xích
Crawler adjuster Bộ tăng xích
Crawler tension Lực căng của bánh xích
Crawler type Kiểu xích
Cylinder capacity (engine) Dung tích Xi-Lanh (động cơ)
D
Digging distance outside crawler shoe Khoảng cách đào bên ngoài lá xích máy đào
Direct injection Phun trực tiếp
Displacement Khoảng dịch chuyển piston
Dozer blade Lưỡi ủi gắn kèm
Dozer blade height Độ cao lưỡi ủi
Dozer blade (raising/lowering) (Nâng/hạ) lưỡi ủi
Dozer blade width Chiều rộng lưỡi ủi
Dozer cylinder Xi-lanh lưỡi ủi
Drive method Phương pháp dẫn động
Drive tumbler Bộ truyền động hai chiều
Dry weight Trọng lượng khô
E
Ejector bucket Gầu hẹp
Electric (drive) (Dẫn động) Bằng điện
Electronically controlled, common-rail
engine Điều khiển bằng điện tử, Động cơ kiểu ray chung
Electronic positive control Bộ điều khiển dương điện tử
Engine Động cơ
Engine performance curves Đường cong hiệu suất động cơ
Engine rated output Công suất định mức của động cơ
Engine rpm Số vòng/phút của động cơ
Điều khiển số vòng/phút của động cơ (ESS/ Hệ thống
Engine rpm control (Mechatronics ESS) cơ điện tử)
F
FOPS Kết cấu chống vật rơi
Feathering system Hệ thống feathering
Flat shoe Lá xích phẳng

106
4 cycle engine Động cơ 4 thì
Former JIS units Đơn vị JIS cũ
Front idler Bánh dẫn hướng
Fuel consumption Tiêu hao nhiên liệu
Fuel consumption ratio Hệ số tiêu hao nhiêu liệu
Fuel consumption test standards Tiêu chuẩn kiểm tra mức tiêu hao nhiên liệu
Fuel tank Bình nhiên liệu
Full swing diameter Đường kính quay trọn vòng
G
Gasoline engine Động cơ dùng xăng
General dimensions Kích thước chung
Gradeability Khả năng leo dốc
Grapple Gầu kẹp gắp
Ground clearance of rear end Khoảng hở gầm xe ở phía sau
Ground pressure Áp lực trên mặt đất
Grouser Vấu lá xích
H
High reach crane Cẩu có tầm với dài
Horizontal digging stroke at ground level Hành trình đào phương ngang tại cao độ mặt đất
Horsepower per liter Mã lựccủa một lít
Hybrid excavator Máy đào hỗn hợp
Hybrid type Kiểu hỗn hợp
Hydraulic Loại thủy lực
Hydraulic circuit Mạch thủy lực
Hydraulic control system Hệ thống điều khiển thủy lực
Hydraulic excavator Máy đào thủy lực
Hydraulic oil tank Bình dầu thủy lực
Hydraulic pilot control method Phương pháp điều khiển bằng thủy lực
Hydraulic pump Bơm thủy lực
Hydraulic system Hệ thống thủy lực
I
Idler link Thanh nối (tay cần với đầu ty xylanh gầu)
Individual power control Điều khiển năng lượng riêng lẻ
Hệ thống iNDr (kiểu thùng động cơ Kobelco giảm bụi
iNDr và tiếng ồn)
Integral crawler Bánh xích nguyên bộ
Intercooler, turbo charged engine Turbo tăng áp được làm mát
K
Knocking Độ kích nổ
L
Link and rod method Phương pháp dùng khớp nối và thanh chuyền

107
Loading shovel Gầu chất tải
Long mounting clamshell Gầu ngoạm dài
Long reach attachment Cần có tầm với dài
Lower roller Galê tì
Lug pattern (rubber crawler) Vấu lá xích (bánh xích cao su)
M
Machine mass Khối lượng máy
Machine name Tên máy
Magnet application Ứng dụng nam châm
Main control valve Van điều khiển chính
Max. digging force Lực đào lớn nhất
Max. digging reach at ground level Tầm với đào lớn nhất tại cao độ mặt đất
Max. working radius (space) Bán kính làm việc tối đa (không gian)
Mechanical (drive) (Dẫn động) bằng cơ khí.
Min. (front) swing radius Bán kính quay (phía trước) nhỏ nhất
Min. ground clearance Khoảng sáng gầm xe tối thiểu
Mini excavator Máy đào mini
Model name & model type Tên và loại model
Mono boom Cần đơn
N
Negative control system Hệ thống điều khiển âm
Number of cylinders (engine) Số lượng xi-lanh (động cơ)
O
Offset boom Cần dịch chuyển
Oil flow (discharge flow) Lưu lượng dầu (lưu lượng xả)
One pump method (load sensing method) Hệ thống một bơm (hoặc cảm biến tải trọng)
Operating weight Trọng tải vận hành
Output of hydraulic cylinder Công suất của xi-lanh thủy lực
Overall crawler length Tổng chiều dài bánh xích
Overall crawler width Tổng chiều rộng bánh xích
Overall height Tổng chiều cao
Overall length Tổng chiều dài
Overall width Tổng chiều rộng
P
Parallel link type (offset boom) Kiểu nối song song (cần dịch chuyển)
Parallel type (offset boom) Kiểu song song (cần dịch chuyển)
Pitch (rubber crawler) Bước răng (bánh xích cao su)
Positive control system Hệ thống điều khiển dương
Pre-combustion Đốt cháy trước
Pump flow control Điều khiển lưu lượng của bơm
Pump power control Điều khiển công suất của bơm

108
R
ROPS ROPS (Kết cấu bảo vệ người lái khi máy bị lật)
Radiator Bộ tản nhiệt
Railway-use Máy đào sử dụng cho đường sắt
Rear boom Cần phía sau
Reciprocal engine Động cơ nghịch đảo
Relief cut off system Hệ thống ngắt xả
Relief valve setting Cài đặt van xả
Reversed bucket Gầu đào ngược
Ripper Lưỡi cày
Ripper bucket Gầu lưỡi cày
Rubber crawler Bánh xích cao su
Rubber pad shoe Đệm lá xích cao su
S
SI units Đơn vị SI
Serial number Số sê-ri
Shoe Lá xích
Shoe width Chiều rộng lá xích
Short backhoe Máy đào cần ngắn
Short loader Máy xúc cần ngắn
Short rear swing Cơ cấu quay phía sau ngắn
Side cutter Lưỡi cắt bên
Slope Bờ dốc
Slope finishing bucket Gầu hoàn thiện bờ dốc
Soil volume Thể tích đất
Specifications Đặc tính kỹ thuật
Standard bucket capacity Cỡ gầu tiêu chuẩn
Standard bucket width Chiều rộng gầu (tiêu chuẩn)
Steel crawler Bánh xích bằng thép
Surface stripping bucket Gầu dùng để bóc tách bề mặt
Swing Cơ cấu quay
Swing bearing Bạc đỡ quay toa
Swing boom Cần dịch chuyển lệch ngang
Swing bracket Giá đỡ quay
Swing gear Bánh răng quay
Swing limiting angle Góc giới hạn quay
Swing motor Mô tơ quay toa
Swing power Công suất quay
Swing speed Tốc độ quay
Swirl chamber combustion Buồng đốt xoáy lốc
Switch directional valve Van chuyển hướng

109
Swivel joint Khớp quay
T
TOPS Cấu trúc bảo vệ trên xe đào Mini
Tail swing radius Bán kính quay của đuôi máy
Telescopic clamshell Gầu ngoạm tay cần kiểu ống lồng
Tooth Răng
Torque Mô-men
Total power individual control Điều khiển riêng lẻ công suất tổng
Total power simultaneous control Điều khiển đồng bộ công suất tổng
Track gauge Khổ đường ray
Track link Mắt xích
Transportation Vận chuyển
Travel Di chuyển
Travel motor & reduction gear (unit) Động cơ di chuyển & Hộp giảm tốc (bộ)
Travel motor type Kiểu động cơ di chuyển
Travel speed Tốc độ di chuyển
Travel type Kiểu di chuyển
Triangle shoe Lá xích hình tam giác
Tumbler distance Khoảng cách bánh
2 cycle engine Động cơ 2 thì
Types of combustion Kiểu hệ thống đốt
U
Ultra small swing excavator Máy đào có cơ cấu quay siêu nhỏ
Unit Đơn vị
Upper boom Cần bên trên
Upper roller Ga lê đỡ
V
V-shaped bucket Gầu hình chữ V
Volume of earth removed Thể tích đất đào
W
Water cooled type Kiểu làm mát bằng nước
Wet weight Trọng lượng ướt
Wheel type Máy đào kiểu bánh
Wheel excavator Máy đào bánh hơi
Working ranges Phạm vi làm việc

110
111
112

You might also like