Văn học Trung Quốc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Văn học Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam ở nhiều khía

cạnh:
-Thể thơ: chịu ảnh hưởng nặng nề của thể thơ Đường luật:
VD: “Qua Đèo Ngang’’-BHTQ
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
+ 8 câu, 7 tiếng.
+Vần B ở tiếng thứ 7 các câu 1,2,4,6,8.
+Tuân theo luật định ‘’ nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh’’ (câu 1: ‘’ tới’’là vần T, ‘’
ngang’’ vần B, ‘’ xế’’ vần T.
+ Đối : câu 3 đối 4, 5 đối 6.
-Bút pháp
+ Ước lệ: sử dụng hình tượng thiên nhiên đẹp ‘’ mây gió trăng hoa tuyết” để nói về vẻ đẹp con
người.
VD:miêu tả Thúy Kiều, Thúy Vân:
‘’ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang’’, ‘’ Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thu thắm liễu
hờn kém xanh’’.
+ Tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên để nói tâm trạng con người.
VD: Trong ‘’ Tự tình 2’’ của HXH : “Cảnh khuya văng văng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan
với nước non’’ : miêu tả cảnh khuya tĩnh mịch để nói lên nỗi cô đơn của con người.
- Tư liệu: sử dụng nhiều điển tích, điển cố trong ‘’Truyện Kiều’’ Nguyễn Du.
+ Câu thơ ‘’ Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa’’ được lấy từ
câu thơ cổ của Trung Quốc :’’ Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa’’.
+ Cụm từ “keo loan’’ trong câu ‘’ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” nguồn gốc từ hai chữ
‘’loan giao’’ (máu phượng) trích từ điển tích vua Hán Võ Đề dùng để nối dây đàn cho phu
nhân Câu Pha.
→ Việt Nam đã tiếp thu một cách chọn lọc và nổi bật nhất. Tiếp nhận văn học Trung Quốc cho
thấy văn học Trung Quốc ảnh hưởng khá sâu rộng ở Việt Nam, mặt khác cũng phản ánh xu thế
phát triển của nền văn học. Đó là nền văn học phát triển theo xu hướng gắn bó với đời sống hiện
thực, với đại chúng đồng thời biết tiếp nhận những thành tựu mẫu mực của nhân loại để tạo nên
những giá trị đặc sắc . Đặc biệt, văn học Trung Quốc còn được dịch hoặc được vận dụng như là
vốn sẵn có để sáng tác lại với một số lượng lớn, phong phú, đa dạng góp phần quan trọng trong
sự hình thành nền văn xuôi quốc ngữ. Nếu như cuối thế kỷ XIX, công việc dịch thuật hoặc cải
biên kia còn gắn chủ yếu với mục đích phổ biến chữ quốc ngữ thì qua đầu thế kỷ XX đã gắn với
mục đích đáp ứng nhu cầu đọc và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng. Chính nhu cầu, thị hiếu này
là động lực của việc dịch thuật, cải biên văn học Trung Quốc đầu thế kỷ XX và khởi phát nên
phong trào dịch thuật truyện Tàu chỉ trong vòng bốn, năm năm (1906 - 1910) đã có ngót trên 30
bộ được dịch, trong đó có những bộ có giá trị cổ điển như Tam quốc chí (1901, 1907), Đông Chu
liệt quốc (1906), Thủy hử (1907).

You might also like