Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ TÀI:

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP TÍCH CỰC BẰNG TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH THPT TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trên phạm vi giáo dục ở các quốc gia tiến bộ trên thế giới, tại sao người ta có thể sử dụng không
chỉ hai mà thậm chí ba ngôn ngữ bên cạnh tiếng mẹ đẻ? Tại sao việc thành thạo ngôn ngữ lại quá
dễ dàng đối với họ? Câu trả lời đơn giản nằm ở việc họ có một môi trường học tập tích cực nơi
mà ngoại ngữ là phương tiện cần phải có để giao tiếp với mọi người xung quanh, để trao đổi, để
học tập, để thấu hiểu và phát triển. Với câu trả lời khá là đơn giản nhưng lại là cả một thử thách
lớn để Việt Nam tiến thêm một bước trên con đường hội nhập.
Theo các nhà ngôn ngữ học, bản chất việc học ngoại ngữ - Tiếng Anh phải là một quá trình tổ
chức cho người học nắm vững ngôn ngữ để giao tiếp và nhận thức. Học để giao tiếp khác với
học để thi. Không phải người Việt Nam nào cũng giỏi Văn, hiểu tường tận ngữ pháp Tiếng Việt.
Theo L.V. Serba bản chất ngôn ngữ gồm ba mặt: Thứ nhất gồm quá trình nói và hiểu, gọi là hoạt
động lời nói; thứ hai là hệ thống ngôn ngữ hay đơn giản là ngôn ngữ được xác định bởi vốn từ
vựng và ngữ pháp; thứ ba là tài liệu ngôn ngữ, là toàn bộ những cái được nói, hiểu trong hoàn
cảnh cụ thể.

Dạy học Tiếng Anh ở trường học Việt Nam hiện nay đang tập trung vào mặt thứ hai. Đó cũng là
một trong những lý do rất ít học sinh sử dụng được Tiếng Anh để giao tiếp sau khi ra trường.
Theo kết quả khảo sát những năm học gần đây, phần lớn học sinh lớp 12 làm đề thi thử chỉ để
biết mình có bị điểm liệt hay không và tìm cách chống liệt. Từ thực tế đó, học sinh phải được
hình thành phương pháp tự học để tiếp cận được cả ba mặt của ngôn ngữ. Người học phải biết
cách tự rà soát kiến thức mình, tìm hiểu và tiếp cận cả ba mặt của ngôn ngữ. Với môn Tiếng
Anh, việc tạo môi trường tích cực phục vụ cho mục đích giao tiếp là biện pháp tối ưu để không
chỉ cải thiện khả năng ngôn ngữ cho học sinh THPT mà còn tạo bước đệm cho hành trình hội
nhập quốc tế trong đời sống và công việc trong tương lai của các em.

Riêng đối với phương pháp giáo dục tại địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đặc biệt là ở
cấp THPT, đã và đang thực hiện các biện pháp giảng dạy tích cực, tiến bộ cùng với đội ngũ giáo
viên có năng lực chuyên môn. Song chương trình giảng dạy và cách thức tiếp cận ngôn ngữ của
các em vẫn còn hạn chế ở mức thụ động, phát triển chủ yếu ở kĩ năng đọc và viết để làm bài
kiểm tra, áp dụng công thức mà thiếu đi sự cọ xát thực tế, tư duy, giao tiếp bằng Tiếng Anh và
được lắng nghe Tiếng Anh một cách chủ động và tích cực. Từ những lí do trên, việc thực hiện đề
tài “Biện pháp xây dựng môi trường giao tiếp tích cực bằng tiếng anh cho học sinh THPT tại
huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng” là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để tạo một bước tiến
lớn giúp cho cơ sở giáo dục địa phương tiếp cận gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế đồng thời giáo
dục nên những thế hệ học sinh tiềm năng được trang bị kiến thức thực tiễn một cách vững vàng
để phát triển trong tương lai.

You might also like