Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Khái quát về Kinh tế học

1) Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện:


a. Những phối hợp hàng hóa có số lượng cao nhất mà nền kinh tế có thể tạo ra khi tòan bộ
nguồn lực sẵn có được sử dụng hết.
b. Số lượng tối đa của một hàng hóa có thể sản xuất với mỗi mức sản lượng của hàng hóa khác.
c. Hai câu trên đều đúng.
d. Hai câu trên đều sai.
2) Một hàng hóa được gọi là khan hiếm khi:
a. Có sự thiếu hụt hàng hóa đó trên thị trường.
b. Có sự dư thừa hàng hóa trên thị trường.
c. Khi giá bằng không thì lượng cung không đáp ứng đủ cầu.
d. a và c đều đúng.
3) Một nền kinh tế đạt được hiệu quả trong sản xuất khi phối hợp hàng hóa tạo ra:
a. Nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất.
b. Nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất.
c. Nằm trên và chính giữa đường giới hạn khả năng sản xuất.
d. Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
4) Một nền kinh tế đã đạt được hiệu quả trong sản xuất thì:
a. Không thể gia tăng sản lượng hàng hóa này mà không làm giảm sản lượng hàng hóa khác.
b. Có thể gia tăng sản lượng hàng hóa này mà không làm giảm sản lượng hàng hóa khác.
c. Có thể gia tăng sản lượng của cả hai lọai hàng hóa.
d. Ba câu trên đều sai.
5) Đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng là một đường cong lồi thể hiện các ý tưởng kinh tế
sau:
a. Sự khan hiếm nguồn lực của một quốc gia.
b. Chi phí cơ hội để sản xuất một lọai hàng hóa.
c. Chi phí cơ hội có quy luật tăng dần.
d. Cả 3 ý tưởng trên.
6) Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường thẳng thì sẽ không thể hiện được ý tưởng :
a. Nguồn lực của một quốc gia là khan hiếm.
b. Chi phí cơ hội để sản xuất một lọai hàng hóa.
c. Chi phí cơ hội có quy luật tăng dần.
d. Cả 3 ý tưởng trên.
7) Đường giới hạn khả năng sản xuất dù có dạng là đường thẳng hay đường cong cũng thể hiện
được những ý tưởng kinh tế sau:
a. Quy luật khan hiếm và chi phí cơ hội.
b. Quy luật khan hiếm và chi phí cơ hội có quy luật tăng dần.
c. Quy luật khan hiếm và quy luật cung cầu.
d. Quy luật khan hiếm và quy luật hữu dụng biên giảm dần.
8) Anh/Chị có bốn giờ đồng hồ để ôn thi Kinh tế vi mô và Quản trị học. Bảng dưới đây cho biết ước
lượng điểm của anh/chị (thang điểm 10) cho hai môn ứng với số giờ ôn thi của mỗi môn. Nếu kế
hoạch hiện nay của Anh/Chị là chia đều thời gian cho hai môn thì chi phí cơ hội của việc dành thêm
một giờ cho môn Kinh tế vi mô là?
a. 1 điểm trong môn Quản trị học.
b. 2 điểm trong môn Quản trị học.
c. 8,5 điểm trong môn Kinh tế vi mô.
d. 2,5 điểm trong môn Kinh tế vi mô.

1
Số giờ ôn Điểm môn Điểm môn
thi Kinh tế vi Quản trị học

0 4 3
1 5 6
2 6 8
3 8,5 9
4 9 10

9) Kinh tế học ra đời bắt nguồn từ vấn đề thực tiễn cần giải quyết là:
a. Nguồn lực của xã hội và cá nhân là vô hạn và nhu cầu của con người là có hạn.
b. Nguồn lực của xã hội và cá nhân chưa được khai thác hết, còn lãng phí.
c. Nguồn lực của xã hội và cá nhân là có hạn và nhu cầu của con người là vô hạn.
d. Nguồn lực của xã hội và cá nhân chưa được phân bổ hợp lý.

10) Kinh tế học vi mô chủ yếu quan tâm đến cách phân loại thị trường theo:
a. Cấu trúc thị trường.
b. Loại sản phẩm bán trên thị trường.
c. Khu vực thị trường.
d. Ba câu trên đều đúng.

11) Vấn đề nào dưới đây không liên quan tới khái niệm về đường giới hạn khả năng sản xuất:
a. Chi phí cơ hội.
b. Sự khan hiếm nguồn lực.
c. Quy luật cung, cầu.
d. Việc sử dụng nguồn lực hiệu quả.

12) Chính phủ đánh thuế nhập khẩu xe hơi làm giá xe hơi trong nước tăng. Câu nói này thuộc:
a. Kinh tế học Vi mô chuẩn tắc.
b. Kinh tế học Vi mô thực chứng.
c. Kinh tế học Vĩ mô chuẩn tắc.
d. Kinh tế học Vĩ mô thực chứng.

13) Kinh tế học vi mô tiếp cận với những nghiên cứu kinh tế dưới góc độ:
a. Toàn bộ nền kinh tế.
b. Chính phủ.
c. Thị trường chứng khoán.
d. Sự hoạt động của các thị trường riêng lẻ.

14) Câu nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô?


a. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt nam khá cao.
b. Người tiêu dùng có mức thu nhập cao thường mua nhiều hàng cao cấp hơn.
c. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 -2008 khiến khoảng 50 triệu người mất việc làm.
d. Lãi suất cao làm đầu tư tư nhân giảm.

15) Tăng trưởng kinh tế được thể hiện trên đường giới hạn khả năng sản xuất như sau:
a. Sự di chuyển từ một điểm này tới một điểm khác trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
b. Sự dịch chuyển vào bên trong của đường giới hạn khả năng sản xuất.

2
c. Sự dịch chuyển ra bên ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất.
d. Ba câu trên đều sai.

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Cầu, cung và cân bằng thị trường.

1) Đã nhiều năm qua, cứ đến những ngày lễ 14/2, 8/3, 20/10 và 20/11 giá hoa tươi đều tăng lên so
với ngày thường. Mô hình cung cầu đúng nhất giải thích cho hiện tượng kinh tế này là:
a. Cầu về hoa tươi trong ngày lễ tăng lên.
b. Cung về hoa tươi trong ngày lễ tăng lên.
c. Cầu và cung về hoa tươi trong ngày lễ đều tăng, nhưng cầu tăng nhiều hơn cung.
d. Cầu và cung về hoa tươi trong ngày lễ đều tăng, nhưng cung tăng nhiều hơn cầu.

2) Một quốc gia tự cung tự cấp về lương thực và chính phủ không can thiệp vào giá lương thực. Khi
mất mùa sẽ gây ra tình trạng:
a. Cung lương thực giảm và đường cung dịch sang phải.
b. Cung lương thực giảm và giá lương thực tăng lên.
c. Cầu về lương thực giảm và giá lương thực tăng lên.
d. Cung và cầu về lương thực đều giảm và giá lương thực tăng lên.

3) Trong thời gian diễn ra Festival biển Nha Trang, giá phòng khách sạn và giá các dịch vụ du lịch
khác đều tăng lên, là do:
a. Cung dịch vụ du lịch giảm.
b. Thu nhập người tiêu dùng tăng.
c. Quy mô thị trường tăng.
d. Cung dịch vụ du lịch tăng.

4) Hàng năm vào những ngày sắp đến tết âm lịch giá thịt heo thường tăng lên so với ngày thường.
Mô hình cung cầu đúng nhất giải thích cho hiện tượng kinh tế này là:
a. Cầu về thịt heo tăng lên.
b. Cung về thịt heo tăng lên.
c. Cầu và cung về thịt heo đều tăng, nhưng cầu tăng nhiều hơn cung.
d. Cầu và cung về thịt heo đều tăng, nhưng cung tăng nhiều hơn cầu.

5) Vào dịp tết âm lịch, giá vé vào cổng các điểm vui chơi như Đầm Sen, Suối Tiên… tăng lên. Cơ sở
để những nhà quản lý tăng giá vé là do:
a. Lượng cầu tăng.
b. Cầu tăng.
c. Cung tang.
d. Cung tăng bằng với cầu tăng.

6) X là mặt hàng thông thường. Nếu thu nhập người tiêu dùng giảm và giá yếu tố đầu vào để sản
xuất tăng thì:
a. Giá cân bằng chưa xác định được và lượng cân bằng giảm.
b. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng giảm.
c. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm.
d. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng chưa xác định được.

7) X là mặt hàng thông thường. Nếu thu nhập người tiêu dùng tăng và giá yếu tố đầu vào để sản xuất
cũng tăng thì:
a. Giá cân bằng chưa xác định được và lượng cân bằng giảm.
b. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng chưa xác định được.
c. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng chưa xác định được.
d. Giá cân bằng chưa xác định được và lượng cân bằng tăng.
3
8) Trái cây thanh long ở Việt Nam vừa được tiêu thụ trong nước và vừa được xuất khẩu sang Trung
Quốc và các nước khác. Khi thanh long được giá hai năm liên tục, bạn dự đoán điều gì chắc chắn sẽ
xảy ra trong tương lai.
a. Cung về thanh long sẽ tăng và giá thanh long chưa xác định được.
b. Cung về thanh long sẽ tăng và giá thanh long sẽ giảm.
c. Cung về thanh long sẽ tăng và giá thanh long sẽ tăng.
d. Cung về thanh long sẽ tăng và giá thanh long sẽ không thay đổi.

9) Khi giá các loại xe gắn máy dành cho phụ nữ như Vespa, Lead, Click, … tăng lên sẽ tác động
đến thị trường xe Attila của hãng SYM theo hướng:
a. Cầu về xe Attila tăng và giá xe Attila tăng.
b. Cầu về xe Attila tăng và giá xe Attila giảm.
c. Cầu về xe Attila giảm và giá xe Attila tăng.
d. Cung về xe Attila giảm và giá xe Attila tăng.

10) Nhân tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu của một mặt hàng sang phải (cầu tăng):
a. Giá mặt hàng thay thế tăng .
b. Giá mặt hàng thay thế giảm.
c. Giá mặt hàng bổ sung tăng.
d. Lượng hàng nhập khẩu thay thế tăng.

11) Sự kiện nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cung thị trường của sản phẩm X:
a. Giá các yếu tố đầu vào thay đổi.
b. Số doanh nghiệp trong ngành tăng.
c. Công nghệ sản xuất mặt hàng X được cải tiến làm cho chi phí sản xuất giảm.
d. Giá sản phẩm thay thế cho sản phẩm X trong tiêu dùng thay đổi.

12) Sự kiện nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu thị trường của sản phẩm X
a. Giá sản phẩm bổ sung thay đổi.
b. Thu nhập của những người tiêu dùng tang.
c. Công nghệ được cải tiến làm cho chi phí sản xuất X giảm.
d. Xuất hiện một loại sản phẩm mới có thể thay thế cho X.

13) Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của một sản phẩm là: QD = -P + 210 và QS = 2P - 30.
Mức giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm này là.
a. P=130 và Q=80
b. P=80 và Q=130
c. P=60 và Q=90
d. P=60 và Q=150

14) Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của một sản phẩm là: QD = -0,5P + 210 và QS = P - 30.
Mức giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm này là.
a. P=130 và Q=160
b. P=160 và Q=130
c. P=30 và Q=15
d. P=30 và Q=45

4
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Độ co giãn của cung, cầu

1) Trong các mặt hàng dưới đây, mặt hàng có độ co giãn của cầu theo giá nhiều nhất là:
a. Muối ăn b. Máy lạnh c. Nước ngọt d. Bột giặt Daso
2) Trong các mặt hàng dưới đây, mặt hàng có độ co giãn của cầu theo giá ít nhất là:
a. Muối ăn b. Máy lạnh c. Nước ngọt d. Bột giặt Daso
3) Mặt hàng nào dưới đây có cầu hoàn toàn không co giãn theo giá (Ep=0)
a. Điện b. Nước máy c. Gạo d. Không có mặt hàng nào.
4) Mặt hàng nào dưới đây có cung hoàn toàn không co giãn theo giá (ES=0)
a. Vở học sinh b. Xe hơi c. Gạo d. Đất đai
5) Hãng LG giảm giá máy lạnh 10% và doanh thu mặt hàng máy lạnh của hãng tăng 8%. Độ co giãn
của cầu theo giá đối với mặt hàng này của hãng LG là:
a. Ep < -1 b. Ep > -1 c. Ep = -1 d. Không xác định được
6) Nhà kinh tế có thể phân loại sản phẩm tiêu dùng thành hàng cao cấp, nếu hàng đó có:
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương nhưng nhỏ hơn 1.
b. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương nhưng lớn hơn 1.
c. Độ co giãn của cầu theo giá là một số âm nhỏ hơn -1.
d. Độ co giãn giao đối (chéo) với hàng khác là một số âm.
7) Nhà kinh tế có thể phân loại sản phẩm tiêu dùng thành hàng thiết yếu, nếu hàng đó có :
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương nhưng nhỏ hơn 1.
b. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương nhưng lớn hơn 1.
c. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số âm.
d. Độ co giãn giao đối (chéo) với hàng khác là một số âm.
8) Nhà kinh tế có thể phân loại sản phẩm tiêu dùng thành hàng cấp thấp (thứ cấp), nếu hàng đó có:
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương.
b. Độ co giãn của cầu theo giá là một số âm nhưng lớn hơn -1.
c. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số âm.
d. Độ co giãn giao đối (chéo) với hàng khác là một số âm.
9) Nếu độ co giãn chéo giữa hai mặt hàng X và Y là một số dương, ta có thể kết luận quan hệ giữa
hai mặt hàng này đối với người tiêu dùng là:
a. Bổ sung b. Thay thế c. Độc lập d. Không liên quan
10) Nếu độ co giãn chéo giữa hai mặt hàng X và Y là một số âm, ta có thể kết luận quan hệ giữa hai
mặt hàng này đối với người tiêu dùng là:
a. Bổ sung b. Thay thế c. Độc lập d. Không liên quan
11) Có hàm số cầu: P= -1/2 Q + 100. Độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá P = 60 là:
a. EP = -2 b. EP = -3/8 c. EP = -1,2 d. EP = -1,5
12) Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của mặt hàng X là: P = -2QD+250; PS = 3QS+15
D

Mức giá và sản lượng cân bằng của mặt hàng X là:
a. P= 156 và Q= 47 b. P= 47 và Q=156 c. P= 144 và Q=53 d. P= 174 và Q=53
13) Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của mặt hàng X là: PD = -2QD+250; PS = 3QS+15
Hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng là:
a. EP = - 1,755 b. EP = -1,659 c. EP = - 6,638 d. EP = -3,319
14) Hãng SONY giảm giá tivi 10% thì lượng tivi bán ra của hãng tăng 8%. Độ co giãn của cầu theo
giá đối với mặt hàng này của hãng SONY là:
a. Co giãn nhiều. b. Co giãn ít. c. Co giãn một đơn vị. d. Co giãn hoàn toàn.

5
15) Hãng SONY giảm giá tivi 10% thì lượng tivi bán ra của hãng tăng 8%. Độ co giãn của cầu theo
giá đối với mặt hàng này của hãng SONY là:
a. Ep = - 0,8 b. Ep = - 1,25 c. Ep = - 8 d. Ep = - 10
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4: Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường

1) Sản phẩm X được sản xuất và tiêu dùng trong một thị trường cạnh tranh. Tại điểm cân bằng thị
trường có Ep= -2 và Es= 1. Khi chính phủ đánh thuế gián thu là 15 ngàn đồng/sp thì:
a. Người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn nhà sản xuất.
b. Người tiêu dùng chịu thuế ít hơn nhà sản xuất.
c. Người tiêu dùng chịu thuế bằng nhà sản xuất.
d. Chỉ có người tiêu dùng chịu thuế, nhà sản xuất không bị ảnh hưởng.

2) Sản phẩm X được sản xuất và tiêu dùng trong một thị trường cạnh tranh. Tại điểm cân bằng thị
trường có Ep= -1 và Es= 2. Khi chính phủ đánh thuế gián thu là 18 ngàn đồng/sp thì tính trên mỗi
sản phẩm:
a. Người tiêu dùng chịu thuế 6 ngàn đồng, nhà sản xuất chịu thuế 12 ngàn đồng.
b. Người tiêu dùng chịu thuế 12 ngàn đồng, nhà sản xuất chịu thuế 6 ngàn đồng.
c. Người tiêu dùng chịu thuế 9 ngàn đồng, nhà sản xuất chịu thuế 9 ngàn đồng.
d. Người tiêu dùng chịu thuế 18 ngàn đồng, nhà sản xuất không bị chịu thuế.

3) Khi chính phủ ấn định giá tối thiểu thấp hơn giá cân bằng thị trường sẽ gây ra tình trạng:
a. Dư thừa hàng hoá.
b. Thiếu hụt hàng hoá.
c. Khan hiếm hàng hoá.
d. Ba câu trên đều sai.

Thông tin dưới đây được sử dụng để trả lời từ câu 4 đến câu 9
Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của mặt hàng X là: PD = -(4/5)QD+150; PS=
(6/5)QS+40

4) Mức giá và sản lượng cân bằng của mặt hàng X là:
a. P= 55 và Q=106 b. P= 106 và Q=55 c. P= 95 và Q=275 d. P= 154 và Q=95

5) Hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng là:
a. EP = - 1,54 b. EP = -1,927 c. EP = - 2,41 d. EP = -0,648

6) Từ mức giá cân bằng trên đây, nếu những người bán thống nhất tăng giá bán thì doanh thu của họ
sẽ:
a. Tăng b. Không thay đổi c. Giảm d. Chưa biết tăng hay giảm

7) Thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của nhà sản xuất là:
a. CS = 1815 và PS =1210 b. CS = 2420 và PS= 3630
c. CS = 5035 và PS =795 d. CS = 1210 và PS= 1815

8) Nếu chính phủ đánh thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 10% thì mức giá người mua phải trả và
mức giá người bán nhận được sau khi đã nộp thuế là.
a. PD = 100 và PS = 110 b. PD = 116,6 và PS = 106
c. PD = 110 và PS = 100 d. PD = 106 và PS = 95,4

9) Số tiền thuế mà người mua phải gánh chịu tính trên mỗi sản phẩm là:
a. 4 đvt b. 6 đvt c. 10 đvt d. 10,6 đvt

10) Khi chính phủ tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng phi ngoại thương thì người chịu thuế là:

6
a. Người tiêu dùng. b. Nhà sản xuất.
c. Cả người tiêu dùng và nhà sản xuất . d. Ba câu trên đều sai.

11) Gánh nặng của thuế gián thu sẽ hoàn toàn do người tiêu dùng chịu khi:
a. Cầu của hàng hóa hoàn toàn không co giãn.
b. Đường cung hoàn toàn không co giãn.
c. Hàng hóa có độ co giãn của cầu theo thu nhập cao.
d. Cầu của một loại hàng hóa co giãn hoàn toàn.

12) Giá tối đa do chính phủ qui định là:


a. Giá cao nhất trong năm.
b. Giá thấp hơn giá cân bằng và người bán không được bán vượt quá mức giá này.
c. Giá đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà sản xuất.
d. Giá cao hơn giá cân bằng và người bán phải bán cao hơn mức giá này.

13) Khi chính phủ đánh thuế lên một loại hàng hóa nào đó, nếu cầu co giãn ít hơn cung thì:
a. Nhà sản xuất chịu thuế nhiều hơn người tiêu dùng.
b. Nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ chia đều số thuế.
c. Người tiêu dùng sẽ gánh chịu thuế nhiều hơn nhà sản xuất.
d. Người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ thuế.

14) Thị trường sản phẩm X có hàm cầu là P = –3QD + 1800 và hàm cung là P = 2QS + 400. Nếu
chính phủ qui định giá tối đa cho sản phẩm này là 600 thì số lượng thiếu hụt là:
a. 100 b. 200 c. 400 d.300

15) Giá 1 thùng nước tinh khiết 20 lít là 30.000 đồng. Sau khi nhà nước tăng thuế sản phẩm này thì
giá tăng lên thành 32.000 đồng/thùng. Chênh lệch giá 2.000 đồng/thùng này là:
a. Phần thuế do người mua chịu.
b. Phần thuế do người bán chịu.
c. Phần thuế do nhà nước thu.
d. Phần thuế do người bán và người mua chịu.

16) Khi có một sự áp đặt chủ quan về giá cả cao hơn mức giá cân bằng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra:
a. Thiếu hàng hóa. b. Cầu lớn hơn cung.
c. Thừa hàng hóa. d. Khan hiếm hàng hóa.

17) Nếu chính phủ đánh thuế với mức thuế t đồng/đơn vị hàng hoá sẽ làm cho đường cung:
a. Dịch chuyển lên trên một đoạn nhỏ hơn t.
b. Dịch chuyển lên trên một đoạn đúng bằng t.

7
c. Dịch chuyển lên trên một đoạn lớn hơn t.
d. Dịch chuyển xuống dưới một đoạn đúng bằng t.

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 5: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng

1) X và Y là hai mặt hàng thay thế hoàn toàn và tỷ lệ thay thế biên MRSXY = 1. Người tiêu dùng
chắc chắn sẽ chỉ mua hàng X khi:
a. PX > PY b. PX = PY c. PX < PY d. các câu trên đều sai

2) X và Y là hai mặt hàng thay thế (nhưng không phải thay thế hoàn toàn). Người tiêu dùng chắc
chắn sẽ mua hàng X khi:
a. MUX > MUY b. MUX < MUY c. MUX = MUY d. các câu trên đều sai

3) X và Y là hai mặt hàng thay thế (nhưng không phải thay thế hoàn toàn). Người tiêu dùng chắc
chắn sẽ mua hàng X khi:
a. PX > PY b. PX = PY c. PX < PY d. các câu trên đều sai

4) X và Y là hai mặt hàng thay thế hoàn toàn, tỷ lệ thay thế biên MRSXY = 1 và đơn giá của chúng
bằng nhau thì phối hợp (rổ hàng) tối ưu mà người tiêu dùng lựa chọn có thể là:
a. Chỉ có mặt hàng X. b. Chỉ có mặt hàng Y.
c. Có cả mặt hàng X và mặt hàng Y. d. 3 câu trên đều đúng.

5) Với một người tiêu dùng, X và Y là hai mặt hàng thay thế hoàn toàn và tỷ lệ thay thế biên MRSXY
= 2. Nếu Px = 3Py thì để đạt tối đa hoá độ thoả dụng, rổ hàng người này mua :
a. Chỉ có hàng X b. Chỉ có hàng Y c. Có cả X và Y d. các câu trên đều sai

6) Với một người tiêu dùng, X và Y là hai mặt hàng thay thế hoàn toàn và tỷ lệ thay thế biên MRSXY
= 2. Nếu Px = 1,5Py thì để đạt tối đa hoá độ thoả dụng, rổ hàng người này mua:
a. Chỉ có hàng X b. Chỉ có hàng Y c. Có cả X và Y d. các câu trên đều sai

7) Giả sử trên thị trường có 200 người mua giống nhau. Hàm số cầu mỗi người mua là: P = -100qd +
50. Vậy hàm số cầu thị trường là:
a. P = -20.000QD + 10000 b. P = - 0,5QD + 50
c. P = -2 QD + 50 d. P = - 0,5QD – 50
8) Trên hệ trục 2 chiều thông thường, số lượng mặt hàng X biểu diễn ở trục hoành, số lượng mặt
hàng Y biểu diễn ở trục tung. Khi thu nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi, đường thu nhập-
tiêu dùng là một đường dốc lên, ta có thể kết luận gì về hai hàng hoá này đối với người tiêu
dùng:
a. X và Y đều là hàng hoá thông thường.
b. X và Y đều là hàng hoá cấp thấp.
c. X là hàng hoá thông thường, Y là hàng hoá cấp thấp.
d. X là hàng hoá cấp thấp, Y là hàng hoá thông thường.
9) Trên hệ trục 2 chiều thông thường, số lượng mặt hàng X biểu diễn ở trục hoành, số lượng mặt
hàng Y biểu diễn ở trục tung. Khi giá mặt hàng X thay đổi, các yếu tố khác không đổi, đường giá
cả-tiêu dùng là một đường dốc lên thì ta có thể kết luận độ co giãn của cầu theo giá của mặt hàng
X là:
a. Co giãn nhiều b. Co giãn ít c. Co giãn một đơn vị d. Chưa kết luận được

10) Một người tiêu dùng chi tiêu hết thu nhập 300 đơn vị tiền để mua hai hàng hóa X và Y với đơn
giá PX = 4 đvt/sp và PY = 10 đvt/sp. Sở thích của người này về hai hàng hóa được thể hiện bởi

8
hàm hữu dụng U(X,Y) = 2,9876 x1/3y2/3. Rổ hàng đem lại lợi ích cao nhất cho người này có số
lượng cụ thể là :
a. x = 50 và y = 20 b. x = 20 và y = 50
c. x = 25 và y= 20 d. x = 20 và y = 25
11) Đường Engel thể hiện mối quan hệ giữa:
a. Lượng cầu một hàng hoá và giá của chính nó.
b. Lượng cầu một hàng hoá và giá của mặt hàng khác.
c. Lượng cầu một hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng.
d. a, b và c đều đúng.

12) Đường Engel của người tiêu dùng đối với một mặt hàng có thể được suy ra từ đường:
a. Đường giá cả-tiêu dùng.
b. Đường thu nhập-tiêu dùng.
c. Đường ngân sách.
d. Đường đẳng ích.

13) Trên hệ trục 2 chiều thông thường, số lượng mặt hàng X biểu diễn ở trục hoành, số lượng mặt
hàng Y biểu diễn ở trục tung. Khi thu nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi, đường thu nhập-
tiêu dùng là một đường dốc xuống, ta có thể kết luận gì về hai hàng hoá này đối với người tiêu
dùng:
a. X và Y đều là hàng hoá thông thường.
b. X và Y đều là hàng hoá cấp thấp.
c. Một trong hai mặt hàng này là hàng hoá cấp thấp.
d. X là hàng hoá cấp thấp, Y là hàng hoá thông thường.

14) Nếu một người tiêu dùng dành toàn bộ thu nhập của mình để mua hai sản phẩm X và Y thì khi
giá của X giảm, số lượng hàng Y được mua sẽ:
a. Nhiều hơn. b. Ít hơn. c. không thay đổi
d. Một trong 3 trường hợp trên, tùy thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của mặt hàng X.

15) Một người tiêu dùng dành một khoản tiền là 2000 $ để mua hai sản phẩm X và Y, với PX = 200
$/sp và PY = 500 $/sp. Phương trình đường ngân sách có dạng:
a. y = 10 – (2/5)x b. y = 4 - (2/5)x c.y = 10 – 2,5x d. y = 4 – 2,5x.

16) Giả sử một người tiêu dùng chi hết thu nhập để mua hai hàng hoá X và Y. Nếu giá của X thay
đổi, trong khi giá của Y và thu nhập không thay đổi thì đường giá cả-tiêu dùng phản ánh:
a. Mối quan hệ giữa giá mặt hàng X với lượng tiêu dùng mặt hàng Y.
b. Các cách phối hợp giữa X và Y mang lại lợi ích cao nhất ứng với mỗi số lượng của X.
c. Các cách phối hợp giữa X và Y mang lại lợi ích cao nhất ứng với mỗi mức giá của X.
d. Mối quan hệ giữa giá mặt hàng Y với lượng tiêu dùng mặt hàng X.

17) Ông A đã chi hết thu nhập để mua hai sản phẩm X và Y với số lượng tương ứng là x và y. Với
phương án tiêu dùng hiện tại thì : MUx / Px < MUy / Py. Để đạt tổng lợi ích lớn hơn Ông A sẽ
điều chỉnh phương án tiêu dùng hiện tại theo hướng :
a. Mua sản phẩm X nhiều hơn và mua sản phẩm Y ít hơn.
b. Mua sản phẩm X ít hơn và mua sản phẩm Y nhiều hơn.
c. Mua sản phẩm X ít hơn và mua sản phẩm Y với số lượng như cũ.
d. Mua sản phẩm Y nhiều hơn và mua sản phẩm X với số lượng như cũ.

18) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai mặt hàng X và Y được thể hiện là:
a. Độ dốc của đường đẳng ích.
b. Độ dốc của đường tổng hữu dụng.

9
c. Độ dốc của đường ngân sách.
d. Tỷ lệ giá cả của hai loại hàng hóa X và Y.

19) Đường đẳng ích biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng giữa hai loại sản phẩm mà người tiêu
dùng:
a. Đạt được mức hữu dụng tăng dần.
b. Đạt được mức hữu dụng như nhau.
c. Đạt được mức hữu dụng giảm dần.
d. Sử dụng hết số tiền mà mình có.

20) Tại phối hợp tối ưu của người tiêu dùng, ta có thể kết luận là:
a. Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường đẳng ích.
b. Tỷ lệ thay thế biên bằng tỷ lệ giá cả của hai sản phẩm.
c. Người tiêu dùng đạt được lợi ích tối đa trong giới hạn của ngân sách.
d. Các câu trên đều đúng

21) Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hoá X, Y với đơn giá là PX, PY
và số lượng là x, y và đạt được lợi ích tối đa có:
a. MUX/PY = MUY/PX
b. MUX*PX = MUY*PY
c. MUX*PX + MUY*PY = I
d. MUX/PX = MUY/PY

22) Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hoá X, Y với đơn giá là PX, PY
và số lượng là x, y và đạt được lợi ích tối đa có:
a. MRSxy = Px/Py
b. MUX/ MUY = Px/PY
c. MUX/PX = MUY/PY
d. Các câu trên đều đúng

23) Đường biểu diễn các phối hợp khác nhau về số lượng của hai sản phẩm cùng đem lại cho một
mức lợi ích như nhau cho người tiêu dùng được gọi là:
a. Đường ngân sách.
b. Đường cầu.
c. Đường đẳng ích.
d. Đường đẳng lượng.

24) Một người dành một khỏan thu nhập I = 600 ngàn đồng, chi tiêu hết cho 2 loại sản phẩm X và Y
với PX = 10 ngàn đồng/sp; PY = 30ngàn đồng/sp, hàm tổng lợi ích của người này phụ thuộc vào
số lượng X và Y tiêu dùngU(x,y) = 2xy. Tại phương án tiêu dùng tối ưu, tổng hữu dụng là:
a. U(x,y) = 1200 b. U(x,y) = 2400 c. U(x,y) = 300 d. U(x,y) = 600

25) Trên đồ thị, trục tung thể hiện lượng sản phẩm Y, trục hoành thể hiện lượng sản phẩm X, độ dốc
của đường ngân sách bằng –2 có nghĩa là:
a. PX = 2PY b. PX = 0,5PY c. MUX = 2MUY d. MUX = 0,5MUY

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 6: Lý thuyết sản xuất

1) Trong ngắn hạn, chủ doanh nghiệp thuê 8 công nhân thì sản lượng đạt được là 120 sản phẩm. Nếu
doanh nghiệp thuê công nhân thứ 9 thì sản lượng tăng thêm 12 sản phẩm và thuê thêm công nhân
thứ 10 thì sản lượng tăng thêm 10 sản phẩm nữa. Vậy tổng sản lượng và năng suất trung bình của
lao động khi chủ doanh nghiệp thuê tổng cộng 10 công nhân là:

10
a. Q= 132 và APL = 13,2 b. Q = 142 và APL = 14,2
c. Q = 142 và APL = 14 d. Q =142 và APL = 12

Thông tin dưới đây được sử dụng để trả lời câu 2 đến câu 4
Một doanh nghiệp ký được một hợp đồng tiêu thụ 240 đơn vị sản phẩm với đơn giá là 6đvt/đvsp.
Hàm sản xuất của doanh nghiệp có dạng Q= 2l1/2k1/2. Doanh nghiệp thuê lao động và vốn trong thị
trường cạnh tranh với đơn giá w = 8 đvt và r = 2 đvt.

2) Để sản xuất 240 đơn vị sản phẩm với chi phí thấp nhất, doanh nghiệp sẽ thuê lao động và vốn với
số lượng:
a. l = 120 và k= 120 b. l = 60 và k = 240
c. l = 15 và k = 60 d. l = 240 và k = 60
3) Tổng chi phí thấp nhất để sản xuất 240 đơn vị sản phẩm là:
a. 960 đvt b. 1200 đvt c. 240 đvt d. 2040 đvt

4) Lợi nhuận công ty đạt được từ hợp đồng này là:


a. 1200 đvt b. 240 đvt c. -600 đvt d. 480 đvt

5) Khi năng suất trung bình tăng dần thì năng suất biên:
a. Tăng dần. b. Tăng dần và sau đó giảm dần.
c. Giảm dần. d. Giảm dần và sau đó tăng dần.
6) Khi năng suất trung bình giảm dần thì năng suất biên:
a. Tăng dần và sau đó giảm dần.
b. Giảm dần và lớn hơn năng suất trung bình.
c. Giảm dần và nhỏ hơn năng suất trung bình.
d. Giảm dần và nhỏ hơn 0.

7) Khi năng suất trung bình nhỏ hơn năng suất biên thì năng suất biên:
a. Tăng dần. b. Tăng dần và sau đó giảm dần.
c. Giảm dần. d. Giảm dần và sau đó tăng dần.

8) Khi năng suất biên tăng dần thì năng suất trung bình.
a. Tăng dần b. Giảm dần
c. Tăng dần và sau đó giảm dần d. Giảm dần và sau đó tăng dần

9) Gọi X1 và X2 là hai yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Hàm sản xuất nào dưới đây thể hiện X1 và
X2 là hai yếu tố sản xuất thay thế hoàn toàn.
a. Q(x1,x2) = ax1ax2b
b. Q(x1,x2) = ax1 + bx2
c. Q(x1,x2) = min(ax1, bx2)
d. Q(x1,x2) = ax1 - bx2

10) Gọi X1 và X2 là hai yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Hàm sản xuất nào dưới đây thể hiện X1 và
X2 là hai yếu tố sản xuất bổ sung hoàn toàn.
a. Q(x1,x2) = ax1ax2b
b. Q(x1,x2) = ax1 + bx2
c. Q(x1,x2) = min(ax1, bx2)
d. Q(x1,x2) = ax1 - bx2

11) Gọi X1 và X2 là hai yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Hàm sản xuất nào dưới đây thể hiện X1 và
X2 là hai yếu tố sản xuất có tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần.
a. Q(x1,x2) = ax1ax2b

11
b. Q(x1,x2) = ax1 + bx2
c. Q(x1,x2) = min(ax1, bx2)
d. Q(x1,x2) = ax1 - bx2

12) Năng suất tăng dần theo quy mô có nghĩa là khi doanh nghiệp sử dụng vốn và lao động tăng lên
thì:
a. Sản lượng tăng lên.
b. Sản lượng không đổi
c. Sản lượng giảm xuống.
d. Các câu trên đều sai

13) Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q(k,l) = 2k0,3l0,65. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn
và lao động đều tăng 32 % thì sản lượng sẽ :
a. Tăng nhiều hơn 32% b. Giảm ít hơn 32%
c. Tăng ít hơn 32% d. Tăng đúng bằng 32%

14) Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q(k,l) = 2k0,45l0,55. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn
và lao động đều tăng 15 % thì sản lượng sẽ :
a. Tăng lên nhiều hơn 15% b. Tăng lên ít hơn 15%
c. Tăng lên đúng bằng 15% d. Chỉ biết là tăng nhưng không biết bao nhiêu.

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 7: Lý thuyết chi phí

1) Khi chi phí trung bình ngắn hạn tăng dần thì chi phí biên:
a. Tăng dần và lớn hơn chi phí trung bình. b. Tăng dần và sau đó giảm dần.
c. Tăng dần và nhỏ hơn chi phí trung bình. d. Giảm dần và sau đó tăng dần.
2) Khi chi phí trung bình ngắn hạn giảm dần thì chi phí biên:
a. Tăng dần và sau đó giảm dần. b. Giảm dần và nhỏ hơn chi phí trung bình.
c. Tăng dần và nhỏ hơn chi phí trung bình. d. Giảm dần và sau đó tăng dần.
3) Khi chi phí trung bình ngắn hạn lớn hơn chi phí biên thì chi phí biên:
a. Tăng dần. b. Tăng dần và sau đó giảm dần.
c. Giảm dần. d. Giảm dần và sau đó tăng dần.
4) Khi chi phí biên giảm dần thì chi phí trung bình.
a. Tăng dần. b. Giảm dần.
c. Giảm dần và sau đó tăng dần. d. Tăng dần và sau đó giảm dần.

5) Nguồn gốc làm cho đường chi phí biên ngắn hạn của doanh nghiệp giảm dần rồi tăng dần là:
a. Năng suất biên giảm dần rồi tăng dần.
b. Hiệu suất tăng dần theo quy mô, sau đó giảm dần theo quy mô.
c. Hiệu suất giảm dần theo quy mô, sau đó tăng dần theo quy mô.
d. Năng suất biên tăng dần rồi giảm dần.

6) Nguồn gốc làm cho đường chi phí trung bình dài hạn của doanh nghiệp giảm dần rồi tăng dần là:
a. Năng suất biên giảm dần rồi tăng dần.
b. Hiệu suất tăng dần sau đó giảm dần theo quy mô.
c. Hiệu suất giảm dần sau đó tăng dần theo quy mô.
d. Năng suất biên tăng dần rồi giảm dần.

7) Trong dài hạn, khi doanh nghiệp sản xuất với số lượng càng nhiều thì chi phí trung bình càng
giảm. Người ta gọi doanh nghiệp này có……………… và nguồn gốc là do……..
a. Tính phi kinh tế theo quy mô; hiệu suất tăng dần theo quy mô.
b. Tính kinh tế theo quy mô; hiệu suất giảm dần theo quy mô.

12
c. Tính kinh tế theo quy mô; hiệu suất tăng dần theo quy mô.
d. Tính kinh tế theo phạm vi; hiệu suất tăng dần theo quy mô.

8) Trong dài hạn, khi doanh nghiệp sản xuất với số lượng càng nhiều thì chi phí trung bình càng
tăng. Người ta gọi doanh nghiệp này có……………… và nguồn gốc là do……..
a. Tính phi kinh tế theo quy mô; hiệu suất tăng dần theo quy mô.
b. Tính phi kinh tế theo quy mô; hiệu suất giảm dần theo quy mô.
c. Tính kinh tế theo quy mô; hiệu suất tăng dần theo quy mô.
d. Tính kinh tế theo phạm vi; hiệu suất tăng dần theo quy mô.

9) Bốn năm trước, một ngân hàng thương mại có 20 chi nhánh với vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng. Hiện
nay, ngân hàng này có 28 chi nhánh với vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng. Với thông tin trên, ta khẳng
định:
a. Ngân hàng này đã mở rộng phạm vi hoạt động.
b. Ngân hàng này đã mở rộng quy mô hoạt động.
c. Ngân hàng này đã mở rộng cả quy mô và phạm vi hoạt động.
d. Ngân hàng này vẫn giữ nguyên quy mô và phạm vi hoạt động.

10) Bốn năm trước, hoạt động của một ngân hàng thương mại chỉ bao gồm các dịch vụ: huy động
vốn, cho vay, thanh toán xuất nhập nhẩu. Hiện nay ngân hàng còn có thêm các dịch vụ mới:
sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ thẻ… Với thông tin trên, ta
khẳng định:
a. Ngân hàng này đã mở rộng phạm vi hoạt động.
b. Ngân hàng này đã mở rộng quy mô hoạt động.
c. Ngân hàng này đã mở rộng cả quy mô và phạm vi hoạt động.
d. Ngân hàng này vẫn giữ nguyên quy mô và phạm vi hoạt động.

11) Bốn năm trước, một ngân hàng thương mại có 20 chi nhánh với vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng và
ngân hàng chỉ có các dịch vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán xuất nhập nhẩu. Hiện nay,
ngân hàng này có 28 chi nhánh với vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng và ngân hàng còn có thêm các
dịch vụ mới: sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ thẻ… Với thông
tin trên, ta khẳng định:
a. Ngân hàng này đã mở rộng phạm vi hoạt động
b. Ngân hàng này đã mở rộng quy mô hoạt động.
c. Ngân hàng này đã mở rộng cả quy mô và phạm vi hoạt động.
d. Ngân hàng này vẫn giữ nguyên quy mô và phạm vi hoạt động.

12) Một công ty có tính kinh tế theo phạm vi, có nghĩa là :


a. Khi sản xuất sản lượng càng nhiều thi chi phí trung bình càng giảm.
b. Khi sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ giảm thiểu được rủi ro.
c. Khi kết hợp sản xuất cùng lúc nhiều loại sản phẩm sẽ hiệu quả và tiết kiệm được chi phí so
với sản xuất mỗi một loại sản phẩm riêng lẻ.
d. Khi kết hợp sản xuất cùng lúc nhiều loại sản phẩm thì chi phí sẽ cao hơn so với sản xuất mỗi
một loại sản phẩm riêng lẻ.

13) Với sản lượng sản xuất là Q= 10 sản phẩm thì biến phí trung bình là AVC = 15 đvt/sp, chi phí
biên để sản xuất đơn vị thứ 11 là MC = 12 đvt/sp. Vậy khi sản xuất 11 sản phẩm:
a. TC= 162 đvt b. TVC= 162 đvt c. TFC = 162đvt d.AC = 14,72

14) Phát biểu nào sau đây không đúng về chi phí cố định trung bình (AFC)
a. AFC giảm khi sản lượng tăng.
b. AFC bằng TFC chia cho Q.

13
c. Luôn nhỏ hơn AC.
d. Được biểu diễn bằng đường thẳng song song với trục hoành.
15) Chi phí biên được thể hiện trên đồ thị bởi:
a. Độ dốc của đường TVC hoặc độ dốc của đường TC.
b. Độ dốc của đường TFC.
c. Độ dốc của đường AVC.
d. Độ dốc của đường MC.
16) Trong ngắn hạn, khoản khấu hao máy móc, nhà xưởng của một doanh nghiệp được xem là:
a. Chi phí biến đổi.
b. Chi phí ẩn.
c. Chi phí cố định.
d. Chi phí cơ hội.
17) Đường chi phí ngắn hạn nào dưới đây không có dạng chữ U:
a. AVC b. AFC c. MC d. AC

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 8: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

1) Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
e. Phần đường MC tính từ điểm cực tiểu của AVC trở lên.
f. Phần đường MC tính từ điểm cực tiểu của MC trở lên.
g. Phần đường MC tính từ điểm cực tiểu của AC trở lên.
h. Phần đường MC trên AFC.
2) Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có xu hướng giảm
dần bởi vì:
a. Các doanh nghiệp thu hẹp qui mô sản xuất do thị trường bảo hòa.
b. Nhu cầu về sản phẩm ngày càng giảm.
c. Chính lợi nhuận này đã thu hút các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành.
d. Chi phí sản xuất ngày càng tăng.

3) Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,


a. Tất cả các doanh nghiệp đều là người định giá.
b. Không có trở ngại nào đối với việc gia nhập hay rút khỏi ngành.
c. Các doanh nghiệp bán các sản phẩm có chút ít khác biệt.
d. Các doanh nghiệp không thể hành động độc lập mà phụ thuộc lẫn nhau.

4) Trong trường hợp nào doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa trong ngắn hạn?
a. Giá thị trường thấp hơn MCmin
b. Giá thị trường thấp hơn ACmin

14
c. Giá thị trường thấp hơn AFC
d. Giá thị trường thấp hơn AVCmin

5) Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng phí là: TC = 0,5q2 - 10q + 200. Nếu giá thị
trường là P = 20 thì sản lượng của doanh nghiệp sẽ là:
a. q = 30 b. q = 20 c. q = 40 d. q = 35

6) Ngưỡng sinh lời của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chính là giá trị:
a. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu.
b. Chi phí biên tối thiểu.
c. Chi phí cố định trung bình tối thiểu.
d. Chi phí trung bình tối thiểu.

7) Đường cung ngắn hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
a. Phần đường MC nằm phía trên đường AC.
b. Phần đường AC nằm phía trên đường AVC.
c. Phần đường AVC tính từ điểm cực tiểu trở lên.
d. Các câu trên đều sai.

8) Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất số lượng sản phẩm mà tại đó MC > MR
nên lợi nhuận không đạt tối đa. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp nên:
a. Tăng sản lượng. b. Giảm sản lượng. c. Tăng giá. d. Giảm sản lượng và tăng giá.

9) Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt lợi nhuận tối đa khi:
a. MC= P b. MC=MR c. MC=MR=P d. Các câu a, b, c đều đúng.

10) Bảng dưới đây là tổng chi phí biến đổi của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:

q (sản lượng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9

TVC (tổng biến phí) 15 17 20 24 30 37 45 55 66

Nếu giá sản phẩm trên thị trường là P=10 thì sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là:
a. q=8 b. q = 6 c. q = 7 d. q = 9

11) Trong số những ngành sau đây, ngành nào gần với cạnh tranh hoàn hảo nhất.
a. Sản xuất xe hơi. b. Sản xuất ti vi. c. Trồng lúa. d. Giáo dục đại học.

12) Các giả định nào sau đây đúng cho ngành cạnh tranh hoàn hảo?
a. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một lọai sản phẩm giống nhau.
b. Các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập cũng như rời khỏi ngành.

15
c. Có rất nhiều người mua.
d. Các câu trên đều đúng.

13) Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng có:
a. Chi phí trung bình nhỏ nhất.
b. Chi phí biên bằng giá bán.
c. Khoảng cách giữa doanh thu biên và chi phí biên là lớn nhất.
d. Doanh thu biên bằng giá bán.

14) Khi ngành cạnh tranh hoàn hảo đạt cân bằng dài hạn thì lợi nhuận của doanh nghiệp trong
ngành có lợi nhuận kinh tế bằng:
a. Không (0). b. Tổng chi phí. c. Tổng biến phí. d. Tổng định phí.

15) Doanh thu biên (MR) của doanh nghiệp là:


a. Doanh thu tăng thêm khi giá cả sản phẩm thay đổi.
b. Doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm.
c. Là độ dốc của đường tổng chi phí.
d. Là độ dốc của đường cầu sản phẩm.
16) Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang bị lỗ và sẽ tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn khi:
a. Giá còn cao hơn chi phí trung bình.
b. Giá còn cao hơn chi phí biên.
c. Giá còn cao hơn chi phí cố định trung bình.
d. Giá còn cao hơn mức cực tiểu của chi phí biến đổi trung bình.
17) Điều nào dưới đây không đúng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a. Có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành.
b. Sản phẩm của các doanh nghiệp đồng nhất.
c. Có rào cản gia nhập ngành.
d. Doanh nghiệp không kiểm sóat được giá thị trường.
18) Trong ngắn hạn, khi giá thị trường thấp, làm cho doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo dù có sản
xuất hay đóng cửa cũng đều bị lỗ một số tiền như nhau. Mức giá thị trường lúc ấy bằng chi phí
nào của doanh nghiệp?
a. AVCmin b. ACmin c. MCmin d. AFC

19) Trong ngắn hạn, khi giá thị trường thấp, làm cho doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo dù có sản
xuất hay đóng cửa cũng đều bị lỗ một số tiền như nhau. Khoản lỗ ấy bằng chi phí nào của
doanh nghiệp?
a. AFC b. TC c. TVC d. TFC

16
20) Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có khả năng quyết định điều gì để đạt lợi nhuận tối đa hay
lỗ tối thiểu trong ngắn hạn:
a. Sản lượng. b. Giá bán. c. Quy mô doanh nghiệp. d. Các câu a, b, c đều đúng.

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 9: Thị trường độc quyền hoàn toàn

1) Một doanh nghiệp độc quyền đối diện trước hàm cầu thị trường là P = -0,5Q + 200 và hàm tổng
chi phí của doanh nghiệp là TC = 0,5Q2+ 20Q + 2500. Sản lượng sản xuất và lợi nhuận lớn nhất
doanh nghiệp đạt được là:
a. Q= 90 và P =5.600 b. Q= 90 và P =15.500
c. Q = 120 và P = 4.700 d. Q= 110 và P= 5.200

2) Biểu thức nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu biên và giá bán của một doanh
nghiệp, bất kể doanh nghiệp đó hoạt động trong thị trường nào:
a. MR=P b. MR< P c. MR= P(1+1/Ep) d. MR>P

3) Chọn câu đúng dưới đây:


a. Doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận nên bán hàng hóa càng nhiều càng tốt.
b. Khi đường cầu một doanh nghiệp là đường dốc xuống, doanh thu biên sẽ thấp hơn giá bán.
c. Khi đường cầu một doanh nghiệp là đường dốc xuống, doanh thu biên sẽ tăng khi giá giảm.
d. Khi đường cầu một doanh nghiệp là đường dốc xuống, doanh thu biên sẽ cao hơn giá bán.

4) Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp có dạng TC = 100+ 2Q + Q2. Nếu doanh nghiệp hoạt động
trong thị trường độc quyền hoàn toàn với đường cầu P = 62 – Q thì sản lượng và mức giá để lợi
nhuận cực đại là:
a. Q = 15, P = 77 b. Q = 20, P = 42 c. Q = 20, P = 82 d. Q = 15, P = 47

5) Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng thỏa điều kiện:
a. MC=MR b. P=MC c. P=MC=MR d. P = AC min
6) Trong thị trường độc quyền hoàn toàn, tổng doanh thu đạt cực đại khi:
a. MR cực đại. b. MR=0 c. MR cực tiểu. d. P=MC
7) Một doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có chi phí biên là 30 và doanh thu
biên là 20 và không đạt lợi nhuận tối đa. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp này nên:
a. Giảm giá và tăng sản lượng bán.
b. Tăng giá và giữ nguyên sản lượng bán.
c. Tăng giá và giảm sản lượng bán.
d. Tăng giá và tăng sản lượng bán.
8) Câu nào dưới đây không đúng đối với thị trường độc quyền:
a. Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu biên bằng chi phí biên.
b. Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, khoảng cách giữa 2 đường tổng doanh thu và tổng
chi phí là lớn nhất.

17
c. Doanh thu trung bình chính là giá bán (P=AR)
d. Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, giá bằng với chi phí biên.

9) Nguyên nhân cơ bản của việc tồn tại độc quyền là:
a. Doanh nghiệp sở hữu toàn bộ hay hầu hết một nguồn tài nguyên.
b. Theo qui định của chính phủ.
c. Do bảo hộ bằng sáng chế (bản quyền).
d. Các câu trên đều đúng.

10) Nếu đường cầu thị trường đối với doanh nghiệp độc quyền là đường thẳng thì đường doanh thu
biên cũng là đường thẳng có:
a. Tung độ gốc bằng với đường cầu nhưng độ dốc gấp đôi đường cầu.
b. Tung độ gốc và độ dốc đều gấp đôi đường cầu.
c. Tung độ gốc gấp đôi đường cầu nhưng độ dốc bằng với đường cầu.
d. Tung độ gốc và độ dốc đều bằng với đường cầu.

11) Đối với một doanh nghiệp độc quyền, doanh thu biên:
a. Luôn nhỏ hơn giá bán, ngoại trừ mức sản lượng đầu tiên.
b. Nhỏ hơn giá bán ở những mức sản lượng thấp, lớn hơn giá bán ở những mức sản lượng
cao.
c. Luôn bằng giá bán.
d. Luôn cao hơn giá bán.

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 10: Thị trường cạnh tranh độc quyền và
độc quyền nhóm

1) Ý nào sau đây đúng với cả ba thị trường: độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm:
a. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận được xác định tại giao điểm của đường MR và MC.
b. Sản phẩm của các doanh nghiệp giống nhau.
c. Lợi nhuận kinh tế trong dài hạn bằng không.
d. Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hay rút khỏi ngành.

2) Độc quyền nhóm là thị trường:


a. Có rất nhiều công ty trong ngành.
b. Chỉ có hai công ty trong ngành.

18
c. Chỉ có vài công ty trong ngành.
d. Chỉ có một công ty duy nhất.

3) Sản lượng cân bằng trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền được xác định tại
giao điểm của:
a. Đường chi phí biên và đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp.
b. Đường chi phí biên và đường doanh thu biên.
c. Đường chi phí biên và đường chi phí trung bình.
d. Đường chi phí trung bình và đường cầu của doanh nghiệp.

4) Một trong những đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền là:
a. Điều kiện gia nhập và rời khỏi thị trường rất khó khăn.
b. Số lượng doanh nghiệp ít.
c. Chiến lược hành động của các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau.
d. Sản phẩm của những người bán có chút ít khác biệt.
5) Ngành sản xuất nào có đặc tính là sản phẩm của mỗi doanh nghiệp trong ngành có chút ít khác
biệt với các doanh nghiệp khác nhưng có thể thay thế rất tốt cho nhau và doanh nghiệp mới có
thể dễ dàng gia nhập ngành:
a. Cạnh tranh độc quyền.
b. Cạnh tranh hoàn hảo.
c. Độc quyền hoàn toàn.
d. Độc quyền nhóm.
5) Biểu thức nào dưới đây thể hiện nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, bất kể doanh
nghiệp đó hoạt động trong thị trường nào.
a. MC=P b. MC=MR=P c. MC=MR d. MR=P
6) Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, doanh nghiệp có chút sức mạnh vì:
a. Có rào cản về sự gia nhập ngành.
b. Có sự khác biệt về chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành.
c. Doanh nghiệp có quy mô lớn.
d. Có rào cản về sự rút lui khỏi ngành.
7) Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền bị lỗ trong ngắn hạn nhưng vẫn
phải tiếp tục sản xuất nếu doanh thu bù đắp được:
a. Chi phí biên (MC).
b. Tổng định phí (TFC).
c. Chi phí quảng cáo.
d. Tổng biến phí (TVC).
8) Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền phải:
a. Hạ giá nếu muốn bán nhiều hàng hóa hơn.
b. Tăng giá nếu muốn bán nhiều hàng hóa hơn.

19
c. Bán với số lượng cố định, bất kể giá bán thế nào.
d. Có thể bán với bất kỳ số lượng nào với mức giá do thị trường định sẵn.

20

You might also like