Bài học 2.4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

2.

4 BÀI THU HOẠCH VỀ SECTOR, INDUSTRY, INDEX, VÀ INDICES

1. Lý do vì sao phải phân nhóm các công ty

- Vì hiện nay ở mỗi quốc gia đều có rất nhiều doanh nghiệp, việc phân nhóm các công
ty giúp dễ phân loại, dễ theo dõi và dễ phân tích tình hình ở một lĩnh vực nào đó.

2. Các phương pháp phân nhóm:

Hiện có hai phương pháp phân nhóm:

2.1 Phân nhóm theo lĩnh vực kinh doanh

Gồm 11 lĩnh vực:

· Hàng tiêu dùng

· Mặt hàng chủ lực của người tiêu dùng

· Năng lượng

· Vật liệu

· Các ngành công nghiệp

· Chăm sóc sức khỏe

· Tài chính

· công nghệ thông tin

· Địa ốc

· Dịch vụ giao tiếp

· Tiện ích

2.2 Phân nhóm theo độ lớn của công ty (vốn hóa)

Xếp hạng (INDEX):


+ Việt Nam: VN30

(Top 30 công ty có vốn hóa lớn nhất TTCK Việt Nam- chiếm hơn 80% tổng giá trị vốn
hóa của TTCK Việt Nam)

+ Mỹ: S&P 500

(Top 500 công ty có vốn hóa lớn nhất TTCK Mỹ - chiếm hơn 75% giá trị thị trường Mỹ)

+ ÚC: ASX 200

(Top 200 công ty có vốn hóa lớn nhất TTCK ÚC- chiếm hơn 88% tổng giá trị thị trường
Úc)

3. Các hệ thống phân nhóm chính hiện nay gồm:

3.1 GICS

- GICS (Global Industry Classification Standard): Tiêu chuẩn phân loại công nghiệp
toàn cầu

- GICS: Là hệ thống phân nhóm được phát triển bởi công ty MSCI (Morgan Stanley
Capital International) thuộc tập đoàn tài chính Morgan Stanley và tổ chức Standards
and Poor’s (S&P).

- Hệ thống GICS phân loại mọi công ty theo 4 cấp độ: Lĩnh vực, nhóm ngành, ngành và
phân ngành

+ Lĩnh vực (Sector): 11

+ Nhóm ngành (Industry group): 24

+ Ngành (Industry): 68

+ Phân ngành (Sub-Industry): 157

- Hệ thống GICS được sử dụng như thế nào?


+ GICS được các nhà đầu tư sử dụng để phân tích so sánh một công ty với các công ty
đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực hoặc ngành nghề.

- Các thị trường chứng khoán đang sử dụng hệ thống GICS:


+ The Toronto Stock Exchange (Canada)
+ The Australian Stock Exchange (ÚC)
+ The NOREX Alliance ( Đan Mạch, Iceland và Thụy Điển)

3.2 ICB
- ICB ( Industrial Clasification Benchmark): Tiêu chuẩn phân loại công nghiệp

- ICB là một hệ thống phân loại tất cả các công ty đại chúng vào các lĩnh vực và ngành
nghề khác nhau. Hệ thống này được phát triển bởi Dow Jones và Financial Times Stock
Exchange.

- ICB phân loại các công ty đại chúng theo ngành công nghiệp, lĩnh vực và các phân
ngành.

- Là một trong hai hệ thống phân loại được các thị trường chứng khoán trên toàn thế
giới sử dụng.

- Hệ thống phân loại ICB giúp cho các nhà đầu tư nghiên cứu các cổ phiếu và xác định
được các đối thủ cạnh tranh của các cổ phiếu đó.

- Hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề đều có ở cả hai hệ thống phân loại GICS và ICB.

- ICB phân loại các công ty dựa vào bản chất của lĩnh vực kinh doanh đó, chủ yếu là
xem nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp là gì.

- ICB được chia ra:

+ 11 industries (ngành)

+ 20 super-sectors (siêu lĩnh vực)

+ 45 sectors (lĩnh vực)

+ 173 subsectors (lĩnh vực phụ)

- Các thị trường chứng khoán đang sử dụng ICB gồm:


+ EURONEXT
+ NASDAQ
+ London Stock Exchange
+ Taiwan Stock Exchange
+ Johannesburg Stock Exchange (Nam Phi)
+ Borsa Italiana (Ý)
+ Singapore Stock Exchange
+ Athens Stock Exchange (Hy Lạp)
+ SIX Swiss Exchange (Thụy Sỹ)
+ Cyprus Stock Exchange (Cộng Hòa Síp)
+ Boursa Kuwait

4. Các điều kiện để các công ty được vào VN30 và S&P 500

4.1 VN30

- 30 công ty có vốn hóa lớn nhất từ trên xuống trong vòng 6 tháng.

- 30 công ty có giá trị giao dịch hàng ngày lớn nhất tính từ trên xuống.

- 30 công ty có tỷ lệ free float > 5%

(Free float là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với tổng cổ phiếu
đang lưu hành trên thị trường)

4.2 S&P 500

- Phải là công ty của Mỹ.

- Vốn hóa thị trường phải ít nhất 8.2 tỷ Đô la.

- Cổ phiếu của công ty phải có thanh khoản cao.

- Ít nhất 50% cổ phần được phát hành ra công chúng

- Phải có lãi ở 4 quý gần nhất.

Bất cứ công ty nào thỏa mãn các điều kiện trên đều có thể được xem xét lọt vào danh
sách. Tuy nhiên, chỉ những công ty nào có vốn hóa lớn nhất mới thực sự được lọt vào
danh sách. Do giá cổ phiếu tăng giảm liên tục theo thời gian, nên danh sách này cũng
liên tục thay đổi.

5. Vì sao năm 2020, Tesla (TSLA) đủ vốn hóa top 500 công ty lớn nhất ở Mỹ
nhưng vẫn không được vào danh sách S&P 500?

Trong danh sách các điều kiện để vào danh sách S&P 500 vừa liệt kê bên trên, Tesla
đạt đủ trừ điều kiện cuối cùng : Phải có lãi trong 4 quý gần nhất.

Trong năm 2019, Tesla chỉ báo lãi có 2 quý là quý 3 và 4 năm 2019. Vì vậy Tesla không
đủ điều kiện lọt vào S&P 500 năm 2020.

ta phải sàng lọc qua 3 bước mới chọn được các công ty cho danh sách VN30

Bước 1: Sàng lọc vốn hóa, chọn những công ty có vốn hóa cao nhất chưa điều chỉnh
free float theo thứ tự giảm dần. Sau đó chọn ra 50 cổ phiếu có vốn hóa cao nhất để
sàng lọc bước 2.

Bước 2: Sàng lọc tỷ lệ free float, là sàng lọc các cổ phiếu có tỷ lệ giữa lượng cổ phiếu
chuyển nhượng tự do so với cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường trên 5%. Sau khi
lọt qua bước 2 thì sẽ được sàng lọc tiếp ở bước cuối.
Mục đích của việc tính tỷ lệ các cổ phiếu tự do lưu hành trên thị trường để loại trừ
những cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng và loại trừ cả những người ít có khả năng
giao dịch như: đại diện vốn nhà nước, cổ đông chiến lược, cổ đông nội bộ.

Bước 3: Sắp xếp theo giá trị thanh khoản. Sau bước 2, các cổ phiếu sẽ tiếp tục được
sàng lọc theo giá trị giao dịch hàng ngày (thanh khoản) bình quân trong 6 tháng và
chọn ra 30 cổ phiếu.

30 cổ phiếu này sẽ được sắp xếp theo giá trị giảm dần về giá trị thanh khoản và công
bố ra thị trường.

Mục đích của việc chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất vì các cổ phiếu này
phản ánh rõ được quan hệ cung cầu trên thị trường. Từ đó hạn chế được tình trạng
làm giá, bẫy giá tăng nhưng thanh khoản kém.

Như vậy có thể thấy là phải đáp ứng cả ba điều kiện trên mới được vào VN30.

Khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng chia cho khối lượng cổ phiếu đang lưu
hành trên thị trường phải lớn hơn 5%.

Free float: là cổ phiếu được tự do giao dịch trên thị trường mà không bị hạn chế (Các
cổ phiếu bị hạn chế giao dịch là cổ phiếu do các cổ đông lớn nắm giữ, hoặc các cổ
phiếu bị phong tỏa do đang cầm cố ngân hàng vvv)

Ví dụ:

 Tổng khối lượng cổ phiếu 500,000


 Số cổ phiếu bị hạn chế giao dịch: 350,000

=> Số cổ phiếu được tự do giao dịch là 150,000

=> Tỷ lệ free float: 150,000/500,000 = 30% (trên 5%, đạt yêu cầu vào VN30)

Notion: https://huyla1903.notion.site/2-4-Sector-Industry-Index-Indices-
f86fe3318f934b879bbd3d4413b02eee

You might also like