Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

2.

3 - Các hoat động giao dịch mua bán trên thị trường chứng
khoán.
Mở tài khoản chứng khoán ở đâu?

Ở những công ty chứng khoán. Một số công ty hoạt động chuyên về chứng khoán
như: Ở Việt Nam có cty SSI (CT CP kinh doanh chứng khoán Sài Gòn), VND (CTCP CK
VNDIRECT). Một số công ty chứng khoán thuộc mảng riêng của Ngân hàng thương
mại như: VCBS (CT CK NH TMCP Ngoại Thương), MBS (CT CP CK MB)…

Một nhà đầu tư được mở bao nhiêu tài khoản chứng khoán?

Một nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản tại các cty chứng khoán khác nhau, nhưng ở
mỗi cty chứng khoán thì nhà đầu tư chỉ được mở duy nhất một tài khoản.

Tiêu chí quyết định chọn mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào

Các tiêu
chí mình liệt kê ở trên vẫn luôn biến động theo quý và năm. Các yếu tố này là
NHỮNG YẾU TỐ CẦN chứ không hẵn là những yếu tố đủ để quyết định có mở tài khoản
ở công ty này hay nên mở tài khoản ở công ty kia.

Và tùy của mỗi cá nhân mà người này sẽ chọn mở tài khoản ở cty này và khác với
người kia. Tuy nhiên, ngoài việc bạn thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về việc xem nên
mở tài khoản ở cty nào (khảo sát xung quanh bạn bè, người thân, web…) thì bạn cũng
nên mở tối thiểu 2-3 tài khoản để so sánh phần mềm bên công ty nào phù hợp với bạn.
Theo mình nghe ngóng, trải nghiệm thì mỗi công ty có một điểm trội riêng nên cũng
không hẵn sẽ có công ty tốt 100% ngaoì kia, việc bạn khảo sát và kết luận sẽ sử dụng
tài khoản bên công ty nào để gia dịch là dựa trên tính phù hợp nhất VỚI BẠN mà thôi.

Để tham gia giao dịch (mua – bán) cố phiếu thì phải thỏa các điều kiện:

(a) phải có tài khoản với công ty chứng khoán.

Việc mở tài khoản hiện nay rất nhanh chóng và đơn giản

Để mở tài khoản các bạn chỉ cần liên hệ với công ty chứng khoán nào đó các bạn thấy
phù hợp và thực hiện theo quy định của bên đó. Có công ty yêu cầu khách ký hợp
đồng, gửi bản copy CCCD sau khi bạn đăng ký mở tài khoản online. Song, lại có công
ty thì cho phép mở tài “thuần” khoản online, như hiện nay có cty chứng khoán MBS
thực hiện việc này.

(b) cổ phiếu bạn muốn sở hữu phải có người bán.

(c) phải có sẵn tiền trong tài khoản chứng khoán.


Dù biết đây là yếu tổ hiển nhiên, ai cũng biết, nhưng mình vẫn liệt kê vào bài thu
hoạch này để nhắc bản thân thôi nên nếu các bạn thấy không nhớ yếu tố này cũng
không sao nha!

Cấu trúc của một giao dịch bao gồm những thông tin gì.
Các giao dịch
được khớp lệnh ra sao?

Khớp lệnh xảy ra sau khi nền tảng giao dịch chứng khoán thực hiện xong thỏa thuận
giữa bên mua và bên bán.

Ngay khi hoạt động khớp lệnh thành công thì ngay lập tức giá cổ phiếu sẽ được cập
nhật công khai trên bảng điện của thị trường chứng khoán.

Nguyên tắc khớp lệnh là gì?


Hệ thống giao dịch thự hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo
nguyên tắc về giá và thời gian

Có 2 loại khớp lệnh là khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh định kỳ

Phương thức giao dịch (mua – bán) tại thời điểm nhất định có mức giá mà tại đó khối
lượng giao dịch là lớn nhất.

Khớp lệnh định kỳ thường được sở giao dịch chứng khoán sử dụng để xác định giá mở
của và đóng cửa

Khớp lệnh liên tục

Phương thức giao dịch (mua – bán) ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Trên thực tế mỗi mã chứng khoán có nhiều lệnh liên tục được nhập vào thị trường, do
vậy khối lượng và giá khớp sẽ được thay đổi liên tục.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu là những yếu tố gì?
Nguồn: https://online.hsc.com.vn/tin-tuc/huong-dan-dau-tu-hieu-qua/khop-
lenh-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao.html

http://tcorp.vn/kien-thuc-dau-tu/5-yeu-to-anh-huong-den-gia-co-phieu-ma-
nha-dau-tu-can-biet/

**** Bài tập****


So sánh mức phí môi giới tại Việt Nam

Biểu phí giao dịch của VPS


Biểu phí giao dịch của SSI
Biểu phí giao dịch của VNDirect

https://www.vndirect.com.vn/bieu-phi-tk-dba/

Biểu phí giao dịch của HSC


Điểm qua mức phí môi giới chứng khoán của 5 công ty chứng khoán uy tín tại Việt Nam

Phí môi giới chứng khoán là một trong những khoản phí mà nhà đầu tư phải trả khi giao dịch
mua/bán chứng khoán. Mức phí này theo quy định của mỗi công ty chứng khoán.

Khi giao dịch chứng khoán trên thị trường, các nhà đầu tư (NĐT) cần trả một số loại thuế phí,
trong đó có phí môi giới chứng khoán. Mức phí này do mỗi công ty chứng khoán (CTCK) quy
định riêng. Chi phí cũng là một trong những yếu tố để NĐT lựa chọn CTCK.

1/ Phí môi giới chứng khoán là gì?

Phí môi giới chứng khoán là số tiền mà NĐT phải trả khi tiến hành trao đổi, mua/bán chứng
khoán thành công. Mức phí bao nhiêu do CTCK cung cấp dịch vụ cho khách hàng định ra dựa
trên quy định của pháp luật và công ty.

Tiền phí môi giới chứng khoán cho mỗi giao dịch được thu dựa vào % tổng giá trị mua/bán
chứng khoán trong ngày của khách hàng.

Ví dụ về cách tính phí môi giới chứng khoán:

1 khách hàng chọn đặt 1 lệnh mua 200 cổ phiếu Vinamilk (VNM) với mức giá 92.500đ/cổ
phiếu.

Tổng số tiền mua cổ phiếu = 200 x 92.500 = 18.500.500đ

Giả sử, khách hàng chọn giao dịch ở công ty A có định giá phí môi giới chứng khoán cho lệnh
mua này là 0,25%. Vậy tổng phí môi giới mà khách hàng phải trả là:

18.500.000 x 0,25% = 46.250đ

2/ Một số quy định về phí môi giới chứng khoán


Mức thu phí: Theo như quy định của Luật thì phí giao dịch của các công ty chứng khoán
không được thu quá 0,5% giá trị 1 lần giao dịch và không quy định mức tối thiểu

Ví dụ: Khi nhà đầu tư có đặt mua 1 lệnh duy nhất trong ngày là lệnh mua 1000 cổ phiếu VNM
với mức giá mua thành công là 148.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị mua của họ là 148.000 x
1000 cổ phiếu = 148 triệu đồng. Giả sử mức phí mà nhà đầu tư này phải trả cho công ty
chứng khoán A nào đó là 0,25% thì phí giao dịch mà họ cần trả là: 148 triệu x 0.25% = 370.000
đồng. Với lệnh giao dịch thành công khi mua VNM nói trên, phí giao dịch tối đa được phép
thu là 148 triệu x 0,5% = 740.000 đồng (khá cao)

Thông thường thì không có 1 công ty nào áp dụng mức giá này, vùng phí phổ biến hiện nay
nằm dao động từ 0,15% đến 0,34% tùy từng chính sách của công ty.
Phí được tính cả khi bán và khi mua: Nghĩa là khi bạn thực hiện 1 vòng mua rồi bán ra thì bạn
phải chịu mức phí cả 2 đầu, chứ không phải chỉ 1 lần.

Ví dụ: Sau 2 tuần mua, bạn cảm thấy VNM lên giá nhẹ 150.000 đồng/ cổ phiếu và bạn quyết
định bán một chút để chốt lời. Lúc này giá trị bán là 500 x 150.000 đồng = 75 triệu đồng. Với
mức phí là 0,25% thì phí giao dịch cần trả khi bán là 75.000.000 x 0,25% = 187.500 đồng. Như
vậy tổng mức phí của cả 2 vòng mua và bán là 370.000 đồng + 187.500 đồng = 557.500 đồng.

Phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thu khi khớp lệnh: Khi bạn đặt lệnh thì sẽ có mức phí
được tạm khấu trừ, nếu hết ngày nhưng lệnh không khớp thì công ty chứng khoán sẽ hoàn trả
lại đầy đủ. Công ty chứng khoán chỉ thu phí khi lệnh giao dịch được thực hiện thành công.
Trường hợp lệnh chưa khớp, bạn có thể hủy lệnh thì phí và giá trị lệnh đặt sẽ được hoàn về
trong tài khoản được bạn.

Giao dịch càng nhiều tiền thì mức phí càng rẻ: Mỗi công ty chứng khoán sẽ có từng chiến lược
kinh doanh và mức phí khác nhau. Phí giao dịch của nhà đầu tư sẽ được tạm tính theo từng
giao dịch riêng lẻ. Cuối ngày, mức phí sẽ được quyết toán dựa vào lịch sử giao dịch của bạn.

Ví dụ: Bạn mở giao dịch chứng khoán tại FPTS, cuối ngày tổng số tiền giao dịch của bạn:

– Dưới 200 triệu thì mức phí áp dụng là 0,15%.

– Từ 10 tỷ – 15 tỷ thì mức phí áp dụng là 0,1%.

– Lớn hơn 20 tỷ thì áp dụng mức phí là 0,08%.

3/ Mức phí môi giới chứng khoán của một số CTCK uy tín tại Việt Nam

3.1. Phí môi giới chứng khoán BSC

Phí môi giới chứng khoán áp dụng cho cổ phiếu/chứng chỉ Quỹ (Tổng giá trị giao dịch/ tài
khoản/ngày):

Gói chuyên giá tư vấn: 0,18%


Gói tư vấn đầu tư online: 0,15%

Phí môi giới chứng khoán áp dụng cho trái phiếu:

Dưới 2 tỷ đồng: 0,1%


Từ 2 tỷ - dưới 10 tỷ: 0,05%
Trên 10 tỷ đồng: 0,02%

3.2. Phí môi giới chứng khoán FPTs


Phí môi giới áp dụng cho cổ phiếu/chứng chỉ Quỹ/chứng quyền (Tổng giá trị giao dịch/tài
khoản/ngày):

Dưới 200 triệu đồng: 0,15%


Từ 200 triệu - dưới 1 tỷ đồng: 0,14%
Từ 1 tỷ - dưới 3 tỷ đồng: 0,13%
Từ 3 tỷ - dưới 5 tỷ đồng: 0,12%
Từ 5 tỷ - dưới 10 tỷ đồng: 0,11%
Từ 10 tỷ - dưới 15 tỷ đồng: 0,10%
Từ 15 tỷ - dưới 20 tỷ đồng: 0,09%
Từ 20 tỷ đồng trở lên: 0,08%

Phí môi giới áp dụng cho trái phiếu: 0,05%

3.3. Phí môi giới chứng khoán Mirae Asset

Phí giao dịch online: 0,15%

Phí giao dịch qua kênh khác (Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ngày):

Dưới 100 triệu đồng: 0,25%


Từ 100 triệu đồng trở lên: 0,2%

3.4. Phí môi giới chứng khoán SSI

Phí môi giới chứng khoán giao dịch cổ phiếu/chứng chỉ Quỹ/ETF/chứng quyền (Tổng giá trị
giao dịch/ngày/tài khoản):

- Khách hàng giao dịch có môi giới tư vấn

Phí giao dịch online: 0,25%

Phí giao dịch qua kênh khác (qua nhân viên SSI):

Dưới 100 triệu đồng: 0,35%


Từ 100 triệu - dưới 500 triệu: 0,30%
Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25%

- Khách hàng chủ động giao dịch

Phí giao dịch online: 0,15%

Phí giao dịch qua kênh khác (qua nhân viên SSI):
Dưới 100 triệu đồng: 0,35%
Từ 100 triệu - dưới 500 triệu: 0,30%
Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25%

Phí môi giới chứng khoán giao dịch trái phiếu (đã bao gồm phí trả Sở)

Phí giao dịch thông thường/Giao dịch repo trái phiếu: 0,05% - 0,1%

3.5. Phí môi giới chứng khoán MBS

Phí môi giới chứng khoán khách hàng tự giao dịch online: 0,15%

Phí môi giới chứng khoán có chuyên viên môi giới tài khoản (Tổng giá trị giao dịch/ tài
khoản/ngày:

+ Giao dịch online


Dưới 100 triệu đồng 0,35%
Từ 100 triệu - dưới 300 triệu đồng 0,3%
Từ 300 triệu - dưới 500 triệu đồng 0,25%
Từ 500 triệu - dưới 700 triệu đồng 0,2%
Từ 700 triệu - dưới 1 tỷ đồng 0,15%
Từ 1 tỷ đồng trở lên 0,15%

+ Giao dịch qua kênh khác


Dưới 100 triệu đồng 0,35%
Từ 100 triệu - dưới 300 triệu đồng 0,325%
Từ 300 triệu - dưới 500 triệu đồng 0,3%
Từ 500 triệu - dưới 700 triệu đồng 0,25%
Từ 700 triệu - dưới 1 tỷ đồng 0,2%
Từ 1 tỷ đồng trở lên 0,15%

3.6. Phí môi giới chứng khoán VNDS (Vndirect)

Phí môi giới chứng khoán khách hàng tự giao dịch online: 0,15%

Phí môi giới chứng khoán có chuyên viên môi giới tài khoản (Tổng giá trị giao dịch/ tài
khoản/ngày:

+ Giao dịch online


Dưới 80 triệu đồng 0,35%
Từ 80 triệu - dưới 250 triệu đồng 0,3%
Từ 250 triệu - dưới 400 triệu đồng 0,25%
Từ 400 triệu - dưới 800 triệu đồng 0,2%
Từ 800 triệu trở lên 0,15%

You might also like