Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Bàn về chữ HỌC


HỌC ở đây là gì?
Cổ nhân có câu: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra
người đứng dưới người”.
Điều này có nghĩa là mọi người sinh ra đều bình đẳng, chúng ta có quyền lợi, nghĩa
vụ, trách nhiệm, bổn phận riêng khi đến với cuộc đời này. Đây là ý Trời khi kiến
tạo ra loài người. Tuy nhiên, trải qua hàng triệu năm, dưới sự phát triển của các
hoạt động lao động sản xuất. Khoảng cách và sự phân chia cấp bậc bắt đầu xuất
hiện trong xã hội con người.
Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần đôn; giữa người giàu và người
nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng. Điều tạo ra những sự khác biệt
này là do Học vấn. “Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó,
chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh
thơ...”
Bản thân Fukuzawa Yukichi không phủ nhận tầm quan trọng của văn chương,
những điều ông muốn phản đối ở đây là cách người ta thờ phụng, tiêu tốn không ít
tiền chỉ để ngồi đó tinh thông đạo lý trên đời, nhưng cái đạo lý ấy lại không thể tạo
ra giá trị, mang về đồng tiền để đáp ứng nhu cầu, đem thay đổi cuộc sống.
Vậy ta phải học cái gì và học như thế nào?
Tuổi thanh xuân của Fukuzawa gắn liền với giai đoạn cuối của thời đại Edo. Trong
thời đại này, nền giáo dục Nhật Bản mang đậm màu sắc Hán học (Kangaku) cả về
phương pháp lẫn nội dung, rằng "học vấn ở đâu cũng chỉ toàn là Hán học". Điều đó
đã gây cản trở không nhỏ đến sự vận động và phát triển của xã hội Nhật Bản
đương thời.
Mặc dù là người đạt đến trình độ tinh thông về Hán học, song trong mắt nhìn của
Fukuzawa, nền giáo dục Hán học chưa bao giờ được đánh giá cao bởi tính hư văn,
tầm chương trích cú và lối học hình thức nhưng tính thực dụng thì lại rất hạn chế
của nó.
Và như một hệ quả tất yếu, những người được đào tạo trong nền giáo dục Hán học
ấy chỉ thuần túy là những "cái tủ kiến thức suông", không có và cũng không dám tư
duy độc lập và tinh thần sáng tạo tri thức mới. Lối giáo dục cổ truyền ấy đã gây ra
nơi thế hệ trẻ đặc tính thụ động, tự ti, tôn thờ thần tượng và không có tư duy phê
phán, làm thui chột tư duy sáng tạo và tính cách độc lập. Luận đề mà Fukuzawa
đưa ra là: “Biết chữ mới chỉ là công cụ trên con đường học vấn... người biết chữ
không thể gọi là người có học vấn nếu người đó không biết lý giải, không hiểu biết
đầy đủ đạo lý của sự vật”. Nghĩa là không có sự đào sâu suy nghĩ, không có tư duy
phê phán thì dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu cũng chẳng có ích gì.
“Dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào hành
động thực tế thì cũng vô nghĩa. Dù có thuộc làu làu truyện xưa tích cũ nhưng
không biết giá một ký gạo, một mớ rau là bao nhiêu. Dù có hiểu biết cặn kẽ kinh
điển Trung Hoa nhưng không biết làm thương mại, không biết giao dịch làm ăn”
Quan điểm giáo dục thực học của Fukuzawa thể hiện rõ ở phương châm: học phải
đi đôi với hành, và hơn thế học là để thực hành. Muốn thực hiện phương châm ấy,
theo Fukuzawa, cần phải tìm lời giải đáp cho hai câu hỏi: Học cái gì và học như
thế nào?
Về câu hỏi "học cái gì?", Fukuzawa đề xuất: “Trước hết phải học những môn thực
dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Phải thuộc lòng bảng bốn mươi
chữ cái Kana; học cách soạn thảo thư từ, ghi chép trương mục kế toán; sử dụng
thành thạo bàn tính; nhớ cách cân, đong, đo, đếm; Tiếp đến là phải học các môn
như Địa lý để biết được phong thổ Nhật Bản và các nước trên địa cầu; Vật lý là
môn học giúp ta phân biệt được tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên, qua đó
tìm ra tác dụng của nó; học Sử vì đây là môn học giúp ta hiểu biết cặn kẽ mọi sự
kiện ghi trên niên biểu lịch sử, qua đó chúng ta có thể nghiên cứu quá khứ, hiện tại
của quốc gia; học Kinh tế là môn giải đáp cho chúng ta mọi vấn đề liên quan đến
việc chi tiêu trong mỗi gia đình cũng như nền tài chính của cả quốc gia; học môn
Đạo đức, môn này giúp ta hiểu về hành vi, hành động của bản thân, hiểu cách cư
xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt giữa người với người”. Nghĩa là, để tăng hiệu
quả thực tiễn của tri thức thì cần phải bổ sung vào chương trình giáo dục những
môn học mang tính thực dụng cao, tức là những môn đã trở thành thông dụng trong
giáo dục ở phương Tây nhưng vẫn vắng bóng ở Nhật, để thay thế cho những lời
giáo huấn được cho là không thiết thực của các thầy Khổng-Mạnh.
Còn "học như thế nào?" thì Fukuzawa chỉ rõ, người học "cần thiết phải đọc tất cả
các quyển sách của châu Âu đã được dịch ra tiếng Nhật. Đối với các bạn trẻ có khả
năng thì tôi khuyên nên đọc trực tiếp các nguyên bản bằng tiếng Anh, Pháp, Đức.
Khi học phải nắm được nội dung chủ yếu của môn học, trên cơ sở đó phải hiểu
được bản chất cơ bản của mọi sự vật". Ở đây, Fukuzawa đã đưa ra một ý tưởng
mới mẻ về vấn đề tính cấp thiết của việc dịch thuật và yêu cầu đọc nguyên bản
kinh điển bằng ngoại ngữ trong nghiên cứu và học tập.
Từ việc trả lời hai câu hỏi trên, Fukuzawa nhấn mạnh rằng, chỉ có học như thế mới
hiệu quả và có ích cho cuộc sống. Đó chính là "thực học" mà ai cũng phải học, là
nội dung giáo dục mà hết thảy mọi người đều phải tự trang bị, không phân biệt
đẳng cấp, khoảng cách giàu nghèo.
“Từ trước tới nay, tôi vốn không ưa lối học của các sĩ phu, các nhà nho tối ngày vùi
đầu dùi mài kinh sử, làm thơ phú, câu đối… theo kiểu khoa cử Trung Hoa. Vì với
lối học đó, có đỗ đạt ra làm quan, họ chỉ biết cai trị xã hội, cai trị dân chúng hoàn
toàn theo cảm tính.
Chính vì thế, ngay từ Phần 1, tôi đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của “Thực học”,
học các môn tự nhiên, các môn xã hội, ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, sao cho
tất cả mọi người đều có thể gây dựng cuộc sống bằng trách nhiệm và khả năng của
mình. Tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng về sự bình đẳng giữa các tầng lớp trong
xã hội.”
Khuyến Học kịch liệt đả kích những tư tưởng học chỉ để ấm thân mình. Với tác
giả, người trẻ mà chỉ lo học để làm quan rồi đảm nhận những công việc vớ vẩn, tủn
mủn, cốt cho ổn định, hút máu dân chúng thì thật đáng lên án. Tham lam chính là
thói tệ hại nhất, nó sẽ là con sâu đục khoét xã hội tới mức mục ruỗng nếu ai cũng
chỉ chăm chăm vơ vét về phần mình.
Fukuzawa còn nâng cao tầm quan trọng của việc học, học không chỉ để có kiến
thức, để kiếm tiền mà học để hiểu rõ bản thân, trách nhiệm với cộng đồng và xã
hội, học để nói lên chính kiến của mình, học để bảo vệ công lý và lẽ phải “Học để
dám nói lên chính kiến và thực hiện đầy đủ bộn phận với đất nước”,“Học để hiểu
trách nhiệm của bản thân vì … có chữ, biết ngôn ngữ sẽ lý giải được mọi đạo lý
của sự vật… Học để hiểu thế nào là làm tròn công việc của mình”,”Không có gì
đáng sợ hơn sự ngu dốt”. “Ngay bây giờ chúng ta phải học, mài dũa tài năng và
nhân cách, phải có thực lực để đứng vững trên địa vị và tư cách bình đẳng, để đấu
tranh với những sai trái của chính quyền. Đây cũng chính là mục đích của học vấn
tôi muốn khuyên các bạn”.

You might also like