Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

BÀI GIẢNG

TÁC PHẨM
VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ

GV NGUYỄN VĂN HÀ - KHOA BC&TT

1
BÀI MỞ ĐẦU

2
I. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
- Môn học tiên quyết: SV phải học xong chương
trình đại cương và các môn Cơ sở lý luận báo chí
và truyền thông, Lịch sử báo chí Việt Nam, Lịch sử
báo chí thế giới.

- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng: Có


kiến thức tổng quan về báo chí, có kỹ năng đọc và
phân tích báo chí.

3
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. GV cần đạt:
- Giới thiệu hệ thống khái niệm, kiến thức cơ bản
về tác phẩm và thể loại báo chí; về các yếu tố
nội dung, các yếu tố hình thức và mối quan hệ
giữa chúng trong tác phẩm báo chí; về đặc
điểm, điều kiện và quy luật hình thành, phát triển
thể loại báo chí.

4
- Giới thiệu hệ thống các loại và thể loại TPBC
hiện đại cùng những đặc trưng, tiêu chuẩn về
nội dung và hình thức của chúng.
- Từ đó, giúp người học có thể nhận diện, phân
tích, đánh giá khách quan, khoa học về các
TPBC cụ thể trong đời sống; đồng thời có thể
vận dụng vào việc thực hành, tác nghiệp và biên
tập báo chí một cách chủ động, tự tin và hiệu
quả.

5
2. SV cần đạt:
- Về kiến thức
Nắm vững các khái niệm cơ bản về tác phẩm và
thể loại báo chí; về các yếu tố nội dung, các yếu
tố hình thức và mối quan hệ giữa chúng trong tác
phẩm báo chí; về đặc điểm, điều kiện và quy luật
hình thành, phát triển thể loại báo chí.
Hiểu biết hệ thống các loại, thể loại và thành
phần của TPBC hiện đại cùng những đặc trưng,
tiêu chuẩn về nội dung và hình thức của chúng.

6
- Về kỹ năng
SV nhận diện được các tác phẩm và thể loại báo
chí trên một tờ báo hay chương trình phát thanh,
truyền hình; phân tích, đánh giá, phê bình khách
quan, khoa học về các tác phẩm báo chí cụ thể
trong đời sống;
Từ đó vận dụng vào việc thực hành, tác nghiệp,
biên tập báo chí hiệu quả cũng như tự nhận thức
được sở trường, sở đoản của bản thân để sau này
chọn loại hình, thể loại báo chí phù hợp.

7
- Về thái độ
Chủ động, tự tin và khoa học trong tiếp nhận và
sáng tạo tác phẩm báo chí; cẩn thận và trách
nhiệm ở mọi khâu trong quá trình viết/sáng
tạo/biên tập tác phẩm; có lòng yêu nghề và ý thức
tôn trọng sản phẩm của đồng nghiệp.
Nhà báo tư duy bằng tác phẩm và thể loại. Nhà
báo sống bằng tác phẩm báo chí với tất cả nghĩa
đen và nghĩa bóng của từ này.

8
III. NỘI DUNG MÔN HỌC
Môn học cấu trúc thành 7 chương, gồm:
- Chương 1: Những vấn đề chung về tác
phẩm báo chí (TPBC)
Giới thuyết TPBC; phân tích các đặc điểm của
TPBC; luận chứng về tính chỉnh thể và vai trò
trung tâm của TPBC trong đời sống báo chí.

9
- Chương 2: Nội dung và hình thức TPBC
Giới thuyết các yếu tố nội dung và các yếu tố
hình thức của TPBC; phân tích mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức trong TPBC; tiêu chí
đánh giá chất lượng TPBC.

- Chương 3: Các thành phần của tác phẩm


báo in và cách trình bày bản thảo tác phẩm
báo in
Giới thiệu các khái niệm - thành phần của tác
phẩm báo in; quy cách trình bày bản thảo tác
phẩm báo in chuẩn mực.

10
- Chương 4: Những vấn đề chung về thể loại
báo chí
Giới thuyết, đặc điểm thể loại báo chí; điều kiện
và quy luật hình thành thể loại báo chí; tiêu chí
nhận diện và phân chia thể loại báo chí; xu
hướng phát triển thể loại báo chí.

- Chương 5: Tác phẩm thông tấn


Giới thuyết, đặc điểm tác phẩm thông tấn; các
thể loại thông tấn cơ bản: Tin, Phỏng vấn,
Tường thuật.

11
- Chương 6: Tác phẩm ký
Giới thuyết, đặc điểm tác phẩm ký; các thể loại
ký cơ bản: Phóng sự, Ký chân dung, Tiểu phẩm.

- Chương 7: Tác phẩm chính luận


Giới thuyết, đặc điểm tác phẩm chính luận; các
thể loại chính luận cơ bản: Bình luận, Xã luận,
Chuyên luận.

12
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Văn Hà (2012), Giáo trình Tác phẩm và
thể loại báo chí (Lưu hành nội bộ)
2. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí
thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Trần Quang (2007), Các thể loại báo chí chính
luận, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí
chính luận nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội

13
5. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn
báo chí, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
6. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) (1995), Tác phẩm báo
chí, tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội
7. Công Khanh (2001), Những gì không học ở
trường báo chí
8. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, NXB
ĐHQG TP.HCM, SPF, Nanyang Technological
University
9. Ngọc Trân (2014), Viết tin bài đăng báo, NXB
Trẻ
14
V. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
- Thời lượng: 45 tiết = 3 tín chỉ.
- 9 buổi giảng, thảo luận, bài tập tại lớp (mỗi buổi
4 tiết).
- 1 buổi làm bài tập và kiểm tra giữa môn học.
- 1 buổi tổng kết, ôn tập.

15
VI. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN
1. Quy định về thời gian và công việc
- Sinh viên phải đi học đúng giờ quy định.
- Tham dự tối thiểu 80% thời gian lên lớp.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước
khi vào lớp.
- Làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình theo yêu
cầu của giảng viên.
- Thực hiện các sản phẩm nhóm và sản phẩm cá
nhân theo yêu cầu.
16
2. Quy định về thi cử, học vụ
- Không có kiểm tra bù giữa kỳ và cuối kỳ.
- Trường hợp đạo văn, không trích dẫn nguồn sẽ
bị trừ 50% điểm.
- Không tham gia thuyết trình, làm bài tập nhóm,
bài tập cá nhân sẽ bị cấm thi.
- Sai 1 lỗi chính tả, ngữ pháp, quy cách trình bày
cơ bản sẽ trừ 0,25 điểm.

17
3. Quy định về lịch tiếp SV
- SV có quyền hỏi GV trong giờ học về nội dung
liên quan đến bài học và môn học.
- Ngoài ra, SV có thể liên hệ GV qua điện thoại
hoặc email về những nội dung của môn học.
- ĐT GV: 0918.320378
- Email GV: nguyenvanhabctt@gmail.com

18
4. Quy định về hình thức học online
4.1 Giờ học
- Việc học online được triển khai trên hệ thống
LMS của trường.
- SV đăng ký tham gia lớp học trong khoảng 15
phút trước khi bắt đầu giờ học.
- SV đăng ký trễ 5 phút sau khi giờ học đã bắt đầu
xin vui lòng chờ đợi đến giờ giải lao gần nhất.
- Khi GV đang giảng, SV vui lòng tắt mic.
19
4.2 Cách học
- Đọc trước các câu hỏi thảo luận và bài tập để
xác định nội dung trọng tâm của bài học.
- Đọc slide bài giảng và tài liệu liên quan trực tiếp
nội dung bài học.
- Ghi chú nội dung chưa hiểu, chuẩn bị câu hỏi để
vào lớp nhờ GV giải đáp.
- Trong khi nghe giảng chỗ nào chưa rõ, chưa hiểu
thì nên hỏi công khai và trực tiếp với GV.

20
VII. ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN
- SV có 2 bài kiểm tra: giữa kỳ và cuối kỳ
- Điểm kiểm tra giữa kỳ được tính là 30% điểm
của môn học.
- Điểm kiểm tra cuối kỳ được tính là 70% điểm của
môn học.
- Điểm phát biểu đóng góp cho bài giảng, bài
thuyết trình, điểm bài tập được cộng thêm vào
điểm kiểm tra giữa kỳ.
- Bài kiểm tra, bài tập, bài thuyết trình có thang
điểm 10; SV được 5 điểm là ĐẠT.
21

You might also like