Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Hệ thống thông tin quang

Là hệ thống thông tin sử dụng tín hiệu ánh sáng và sợi quang để truyền tin đi xa.
Các song ánh sáng được sử dụng để truyền tin chủ yếu trong các cửa sổ truyền song của
thông tin quang là 0,8-0,9 micro mét, 1-1,3 micro mét và 1,5-1,7 micro mét.

Các hệ thống thông tin quang được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới với 5 thế
hệ:

Thế hệ 1 hoạt động ở bước song 800nm có tốc độ truyền dẫn là 45/95 Mb/s (ở
Mỹ), 34/140 Mb/s (ở châu Âu) với khoảng lặp là 10km.

Thế hệ 2 làm việc với bước sóng 1300nm có tốc độ 400-600 Mb/s và có thể đặt tới
4Gb/s với khoảng lặp là 40km.

Thế hệ 3 sử dụng Laser bán dẫn hoạt động ở bước sóng 1550nm với suy hao trên
sợi quang cỡ 0,2 dB/km nhưng có hệ số tán sắc cao tầm 16+18 ps/nm.km có thể đạt đến
10Gb/s ở khoảng lặp từ 60-70 km.

Thế hệ thứ 4 sử dụng khuếch đại quang EDFA và ghép kênh quang theo bước
sóng WDM để tăng khoảng lặp và dung lượng truyền dẫn, có tốc độ 5Gb/s khoảng cách
14300km và đến năm 2000 đã có thể đạt được 100Gb/s xuyên qua Đại Tây Dương (hệ
thống TPC 6).

Thế hệ 5 nhằm giải quyết tán sắc của sợi quang và sử dụng công nghệ khuếch đại
quang nên có thể đạt 1,2 Tbs hay 70Gb/s ở cự ly 9400km (truyền dẫn siliton).

Nguồn tin bào gồm những dữ liệu hình ảnh, âm thanh, tiếng nói hay văn bản
Phần tửu điện: có nhiệm vụ biến đổi các nguồn tin ban đầu thành các tín hiệu điện,
các tín hiệu này có thể là tín hiệu tương tự hoặc tín hiệu số.

Bộ biến đổi E/O: biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang để phát đi (ở đầu phát
thông qua hệ thống bức xạ, điều pha, điều tần).

Sợi quang: là môi trường truyền tín hiệu quang. Sợi quang có yêu cầu là phải có
băng thông rộng, tốc độ cao và suy hao nhỏ.

Bộ biến đổi quang điện OE: biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện (ở đầu
thu).

Tải tin của hệ thống thông tin quang chính là ánh sáng có tần số rất cao: từ 10^14 -
10^15 Hz.

Chuyển tiếp tín hiệu: trên đường truyền thì tín hiệu quang bị suy giảm nên sau một
khoảng cách nhất định thì phải thực hiện quá trình chuyển tiếp tín hiệu bằng cách đặt
trạm lặp để khuếch đại tín hiệu quang.

Khả năng truyền dẫn của hệ thống được đặc trưng bởi băng thông truyền dẫn và cự
ly trạm lặp. Hệ thống thông tin quang đã vượt xa các hệ thống thông tin khác ở cả hai yêu
cầu trên.

Các hệ thống thông tin quang thường phù hợp hơn cho việc truyền dẫn tín hiệu số
và hầu hết quá trình phát triển của hệ thống thông tin quang đều đi theo hướng này. Từ
đó, cấu trúc cơ bản của hệ thống thông tin quang bao gồm: phần phát quang, phần thu
quang và sợi quang được trình bày trong hình vẽ.
1.2.1. Bộ phát quang

Các phần tử chính được chọn để sử dụng là Điot Laser (LD), Điốt phát quang
(LED) và Laser bán dẫn do chúng có ưu điểm là kích thước nhỏ gọn, hiệu suất cao, bảo
đảm độ tin cậy, dải bước sóng phù hợp, vùng phát xạ hẹp tương xứng với kích thước lõi
sợi, khả năng điều chế tần số trực tiếp tại các tần số cao.

Bộ phát quang là thành phần quan trọng nhất của hệ thống thông tin quang. Nguồn
phát quang thực chất là bộ biến đổi điện – quang. Đây là hệ thống thực hiện chuyển đổi
tín hiệu điện thành tín hiệu quang trước khi truyền đi trên sợi dẫn quang, bằng cách đưa
nguồn tín hiệu điện vào thực hiện bức xạ quang. Trong thông tin quang cũng có nhiều
phương pháp điều biến tín hiệu điện vào phần tử bức xạ quang. Các hệ thống thông tin
quang hiện nay phổ biến làm việc theo nguyên lý điều chế trực tiếp cường độ ánh sáng,
một số nơi đã sử dụng hệ thống có áp dụng kỹ thuật điều chế gián tiếp bằng điều biên,
điều pha hoặc điều tần nguồn phát quang.

1.2.2. Bộ thu quang


Các thành phần chính được chọn để sử dụng là điốt quang kiểu thác (APD) và địột
quang PIN. Phần thu quang thực chất là tiếp nhận ánh sáng từ sợi quang đưa đến thực
hiện biến đổi trở lại tín hiệu điện và người ta còn gọi phần tử này là bộ biến đổi quang
điện. Tín hiệu quang qua bộ biến đổi quang điện, tạo ra tín hiệu điện trước khi đưa vào
mạch điều khiển (bộ chuyển đổi tín hiệu) phục hồi lại tín hiệu như đã phát ở trạm trước.

1.2.3. Cáp sợi quang

Các thành phần chính được chọn để sử dụng là sợi quang đa mode chỉ số bước, sợi
quang đa mode chi số lớp và sợi quang đơn mode. Cáp sợi quang gồm các sợi dẫn quang
là bằng thủy tinh dùng để truyền dẫn ánh sáng và các lớp vỏ bao bọc xung quanh để bảo
vệ sợi. Cáp sợi quang được dùng để nối hệ thống truyền dẫn từ đầu phát đến đầu thu.

1.2.4. Các thành phần khác

Ngoài các thành phần chính ở trên, trong hệ thống thông tin quang sợi còn có các
thành phần phụ sau:

- Bộ chia quang: Dùng để chia các tín hiệu quang cho các thiết bị khác khi cần
thiết.

- Bộ nối quang: Dùng để đấu nối cáp sợi quang với các thành phần chính trong hệ
thống truyền dẫn.

- Trạm lặp: Được sử dụng để thu tín hiệu quang, khôi phục lại tín hiệu, khử bỏ tạp
âm tích lũy trên đường truyền rồi khuếch đại sau đó phát tín hiệu đi tiếp. Mục đích làm
tăng cự ly truyền dẫn.

- Khuếch đại quang: thực hiện khuếch đại trực tiếp ánh sáng hay tín hiệu nhằm
tăng cự ly truyền dẫn.

1.3. Đặc điểm của hệ thống thông tin quang

1.3.1. Ưu điểm của hệ thống thông tin quang


| Hệ thống thông tin quang sử dụng môi trường truyền dẫn là các sợi quang nên nó
có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các hệ thống thông tin trước đó, đó là:

Thứ nhất là tiêu hao truyền dẫn thấp và băng tần truyền dẫn rộng: Sợi quang có
suy hao thấp và băng tần truyền dẫn rộng đến hàng Thz cho phép phát triển các hệ thống
WDM dung lượng lớn, suy hao truyền dẫn của sợi quang tương đối nhỏ, đặc biệt là trong
vùng cửa sổ 1300nm và 1550nm. Điều đó có nghĩa là hệ thống thông tin quang có thể gửi
đi nhiều số liệu hơn với khoảng cách lớn hơn so với các hệ thống thông tin trước đó, do
đó, sẽ làm giảm số lượng sợi và giảm số lượng trạm lặp cần thiết dẫn đến giảm số lượng
thiết bị và các phần tử hợp thành, giảm chi phí thiết lập mạng và sự phức tạp của hệ
thống.

Thứ hai là trọng lượng và kích thước nhỏ: Sợi quang có trọng lượng và kích thước
nhỏ hơn rất nhiều so với các hệ thống cáp kim loại, nhất là hệ thống cáp ngầm trong
thành phố. Ngoài ra nó cũng có ý nghĩa rất lớn trong công nghệ máy bay, vệ tinh, tàu bộ.
Đồng thời, nó còn được ứng dụng trong quân sự, nơi mà yêu cầu cấp phải được khôi phục
một cách nhanh chóng.

Thứ ba là sự miễn nhiễm ngoài: Cáp sợi quang có tính cách điện nên chúng có tính
miễn nhiễm điện từ từ bên ngoài, do đó sợi quang không có sự cảm ứng điện từ từ bên
ngoài và tín hiệu truyền trong sợi quang cũng không gây nhiễu ra bên ngoài.

Thứ tư là tính cách điện: Sợi quang là một vật cách điện. Sợi thuỷ tinh này loại bỏ
nhu cầu về các dòng điện cho đường thông tin Cáp sợi quang làm bằng chất điện môi
thích hợp không chứa vật dẫn điện và có thể cách điện hoàn toàn cho nhiều ứng dụng. Nó
có thể loại bỏ được nhiều gây bởi các dòng điện chạy vòng dưới đất hay những trường
hợp nguy hiểm gây bởi sự phóng điện trên các đường dây thông tin như sét hay những
trục trặc về điện.

Tiếp theo là an toàn cho tín hiệu: Sợi quang cung cấp độ bảo mật thông tin cao.
Một sợi quang không thể bị lấy trộm thông tin bằng các phương tiện điện thông thường
như sự dẫn điện trên bề mặt hay cảm ứng điện từ, và rất khó trích để lấy thông tin ở dạng
tín hiệu quang Các tia sáng truyền lan ở tầm sợi quang là rất ít hoặc không có tia nào
thoát khỏi sợi quang đó. Thậm chí, nếu đã trích vào sợi quang được rồi thì nó có thể bị
phát hiện nhờ kiểm tra công suất ánh sáng thu được tại đầu cuối. Trong khi các tín hiệu
thông tin vệ tinh và vi ba có thể dễ dàng thu và giải mã tín hiệu được.

Cuối cùng là sự phong phú về nguyên liệu: Vật liệu chế tạo sợi chủ yếu là Silic rất
phong phú và rẻ tiền. Chi phí cho việc chế tạo cáp hiện nay phát sinh chủ yếu trong việc
chế tạo thuỷ tinh cực sạch từ vật liệu thô. Do phong phú về nguyên liệu nên giá thành của
các giam dẫn đến giá thành của hệ thống cũng giảm theo, nhất là đối với các tuyến đường
dài.

1.3.2. Nhược điểm của hệ thống thông tin quang

Thông tin quang có rất nhiều ưu điểm do sợi quang mang lại. Tuy nhiên, hệ thống
thông tin quang cũng có một số nhược điểm sau:

Một là khó sửa chữa khi có sự cố. Khi có sự cố thì các quy trình sửa chữa đòi hỏi
phải có một nhóm kỹ thuật viên có kỹ năng tốt cùng với các thiết bị thích hợp.

Hai là chi phí đầu tư cao: Các hệ thống thông tin có sẵn trong hạ tầng viễn thông
hầu như là cáp đồng nên muốn cải tiến hạ tầng viễn thông cần phải có chỉ phí lớn mà
không phải quốc gia nào cũng có điều kiện để làm ngay mà cần phải làm từng bước.

Ba là vấn đề an toàn lao động: Khi hàn nối sợi quang thì cần phải để các mảnh cắt
vào lọ kín để tránh đâm vào tay, vì không có phương tiện nào có thể phát hiện được minh
thuỷ tinh trong cơ thể. Ngoài ra, không được nhìn trực diện vào đầu sợi quang hay các
khớp nối để hở để phòng ngừa có ánh sáng truyền trong sợi chiếu trực tiếp vào mắt. Ánh
sáng sử dụng trong hệ thống thông tin quang là ánh sáng hồng ngoại, mắt người không
cảm nhận được, nên không thể điều tiết khi có nguồn năng lượng này, và sẽ gây nguy hại
cho mắt.

Bốn là vấn đề biến đổi điện-quang: Trong hệ thống thông tin quang, trước khi đưa
một tín hiệu thông tin điện vào sợi quang thì tín hiệu đó phải được chuyển đổi thành sóng
ánh sáng mới có thể truyền đi được chuyển đổi thành sóng ánh sáng mới có thể truyền đi
được.

Cuối cùng là sợi quang giòn, dễ gãy, khó nối ghép khi sợi bị đứt gãy: Sợi quang
được sử dụng trong viễn thông được chế tạo từ thuỷ tinh nên rất giòn và dễ gãy. Kích
thước sợi nhỏ nên việc hàn nối sợi khi sợi bị đứt gãy là rất khó khăn, muốn hàn nối cần
phải có thiết bị chuyên dụng trong khi với hệ thống cáp đồng trục thì việc đấu nối dây dễ
dàng hơn nhiều.

You might also like