Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bởi lẽ cuộc sống của con người nông nghiệp gắn bó mật thiết với thiênnhiên, cho nên

con người và
vũ trụ được xem là nằm trong một thể thống nhất(thiên địa vạn vật nhất thể), cho nên vũ trụ làm
sao, con người làm vậy - conngười là một “tiểu vũ trụ”, từ đó suy ra rằng các mô hình nhận thức
đúng với vũtrụ cũng sẽ đúng cho lĩnh vực con người.4.1.1. Trong vũ trụ có âm dương, con người
cũng vậy: Theo quan hệ trêndưới, từ ngực trở lên là phần dương, từ bụng trở xuống là phần âm; trán
làdương, cằm là âm; mu bàn tay, mu bàn chân là dương; lòng bàn tay, lòng bànchân là âm. Theo
quan hệ trước sau, bụng là phần âm, lưng là phần dương; mặttrước cẳng chân là dương, bụng chân
phía sau là âm. Cứ như vậy, có thể phânbiệt âm dương tới từng bộ phận cơ thể.

A) Vũ trụ cấu trúc theo Ngũ hành, con người cũng thế: 5 tạng, 5 phủ, 5 giácquan, 5 chất cấu tạo nên
cơ thể đều hoạt động theo nguyên lí Ngũ hành.

Với NGŨ TẠNG (tạng = tàng chứa), nhiều người thường hiểu: thận = quảcật, tâm = quả tim, can = lá
gan, phế: phổi, tì = lá lách. Song đó chỉ là một cáchhiểu đơn giản và thô thiển. Thực ra, các tạng, cũng
như các hành, là những kháiniệm vừa cụ thể, vừa trừu tượng, chúng rất động: đó không phải là
những cơ quan cụ thể trong cơ thể con người mà là những nhóm chức năng: Thận chủ về nước, là
nơi chứa tinh (thận tàng tinh), trông coi sự phát dục; quả cật chỉ là mộtđại diện tiêu biểu của nó. Tâm
chủ về huyết mạch, là nơi chứa thần minh (tâmtàng thần) - tâm huyết kém thì thần chí suy, sinh mất
ngủ, mê sảng, lo âu, hayquên, quả tim chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó. Can có chức năng tàng
trữmáu, điều tiết huyết, giữ gân cơ ổn định, chủ về mưu lự; gan chỉ là một đại diệntiêu biểu của nó.
Phế chủ về khí và hô hấp; phổi chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó. Tì chủ về dinh dưỡng và vận hành
thức ăn; lá lách chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó.

TT Lĩnh vực Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ

1 Số Hà Đồ 1 2 3 4 5

2 Hành được sinh Mộc Thổ Hỏa Thủy Kim

3 Hành bị khắc Hỏa Kim Thổ Mộc Thủy

1 Ngũ tạng Thận Tâm Can Phế Tì

2 BÀng quang Tiểu tràng Đởm Đại tràng Vị


Ngũ phủ

3 Ngũ quan Tai Lưỡi MẮt Mũi Miệng

4 Ngũ chất Xương tủy Huyết mạch GÂn Da lông Thịt


Với 5 PHỦ (phủ = vùng) cũng vậy, không phải hoàn toàn là bàng quang =bọng đái, tiểu từng = ruột
non, đốm: mật, đại tràng = ruột già, vị = dạ dày (baotử). Bàng quang là kho chứa nước, biến nó thành
tân dịch (nước miếng, mồhôi,...) và chủ về tiểu tiện. Tiểu tràng (trường) chủ về hóa vật, chứa đựng
đồ ăntừ vị (dạ dày), biến nó thành một thứ nước mầu dẫn lên tim để hóa ra máu đinuôi cơ thể. Đởm
(đảm) chủ về sự quyết đoán. Đại tràng (trường) làm tiếpnhiệm vụ của tiểu tràng, chủ về bài tiết. Vị là
biển chứa thủy cốc và chủ về việcxử lí nó

Người ta thường nói đến “lục phủ”. Phủ thứ sáu là tam tiêu - đây là mộtphủ khác hẳn 5 phủ kia, nó
bao gồm ba khu vực chỉ ra mối quan hệ giữa các tạng phủ trên dưới với nhau: Thượng tiêu là khu
vực từ miệng đến ngực (đại diện là các tạng tâm và phế); Trung tiêu là khu vực từ ngực đến bụng (đại
diện làtì); Hạ tiêu là khu vực từ bụng đến hậu môn (đại diện là thận và can). Tam tiêu làphủ bao trùm
lên các phủ, cho nên nó không ứng vời một hành cụ thể nào,không thể đứng ngang hàng vời 5 phủ
còn lại được

B) Với cơ chế Ngũ hành tài tình, cho phép ta nhìn thay, một mặt là các quan hệ hàng ngang giữa các
yếu tố cùng loại qua luật tương sinh -tương khắc, mặt khác là quan hệ hàng dọc giữa các yếu tố khác
loại nằm trongcùng một cột, ứng với cùng một hành. Những mối liên hệ hệ thống ấy chính làcơ sở
của cách chẩn đoán và chữa bệnh Đông y.

Lấy ví dụ hiện tượng đau dạ dày. Dạ dày thuộc vị (phủ), có liên hệ vớitạng tì và ứng với hành thổ. Dạ
dày đau là vì tì bị can (hành mộc) khắc quámạnh. Muốn chữa phải bình can (hạ bớt hưng phấn của
can) và kiện ti (nâng caokhả năng hoạt động của tì). Hoặc các bệnh về mắt. Mắt liên quan đến tạng
can.Vì vậy can hỏa thịnh bốc lên thì sinh ra đau mắt đô cấp tính; can huyết hư thìsinh ra mắt mờ, hoa
mắt, quáng gà

Nói sâu xa hơn thì, mọi bệnh tật đều do mất quân bình âm dương mà sinhra. Trong con người quan
trọng nhất là các tạng, và trong các tạng thì quan trọngnhất là tâm (dương tính, thuộc hỏa, ở vùng
ngực) và thận (âm tính, thuộc thủy, ởvùng bụng). Như vậy, tâm là dương ở trong dương, thận là âm
ở trong âm.

C) Đối với hai tạng tâm-thận này, y học Việt Nam coi trọng nhất là tạng thận. Theo Hai Thượng Lãn
Ông Lê Hữu Trác, nhà y học Việt Nam thiêntài thế kỉ 18 (1729-1791), thì khi con người mới sinh ra,
tạng thận hình thànhtrước hết, trong thận có nguồn năng lượng khởi thủy vô hình mà ông gọi là
Mệnh Môn (cánh cửa của sinh mệnh); Mệnh Môn hỏa là hỏa tiên thiên, nó chi phối con người từ khi
mới hình thành trong bào thai cho đến lúc ra đời chi phối cả hỏa ở tạng tâm, cả quá trình phát dục và
tình trạng sức khỏe con người cho đến lúc chết.Cho nên trong con người,theo cụ Hải Thượng,’’bách
bẹnh đều gốc ở tạng thận’’.

Quan niệm coi trọng trục tâm-thận, trong đó thận (chứa mệnh môn) làtrung tâm này làm cho y học
Việt Nam khác hẳn y học phương Tây. Thận và bụng đều mang tính tĩnh, âm (đặc trưng của văn hóa
nông nghiệp). Văn hóa nông nghiệp coi trọng sự quân bình âm dương (tâm-thận); trong đó cái âm
làm cho cái dương, cái tĩnh làm chủ cái động (thận làm chủ tâm); cái vô hình làmchủ cái hữu hình
(tạng, mệnh môn làm chủ cơ thể). Với nhận thức về tầm quantrọng của vùng bụng (chứa thận) đối
với cơ thể và cuộc sống, người Việt Namđã lấy lòng làm biểu tượng của tình yêu (phải lòng nhau; rốn
làm biểu tượng của trung tâm (cái rốn của vũ trụ); thậm chí lấy trung tâm thể xác làm trung tâm lí
trí(sáng dạ, tồi dạ, nghĩ bụng, bụng bảo dạ, suy bụng ta ra bụng người...)

You might also like