Văn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu-

Cùng chung giai cấp, hoàn


Quê hương anh nước mặn, đồng chua
cảnh xuất thân Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Cùng chung nhiệm vụ , Anh với tôi đôi người xa lạ
chung lí tưởng chiến đấu Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Cùng chung khó khăn, gian Súng bên súng, đầu sát bên đầu
khổ vất vả của cuộc đời
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
người lính
“Đồng chí!” khép lại khổ thơ nhưng cũng là 1 câu thơ hết sức đặc biệt bởi đó là nhan đề của bài thơ,một từ hai tiếng kết hợp
Đồng chí! với dấu chấm than, là điểm nhấn, là bản lề khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí vầ mở ra những biểu hiện cao đẹp của
tình đồng chí,Đồng chí là tiếng gọi tha thiết cất lên từ trái tim của những người lính cùng chung chí hướng đánh giặc

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày


Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai


Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

1. Hoàn cảnh sáng tác


- Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả
cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
2. Nội dung
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự
nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người
lính cách mạng
3. Nghệ thuật
- Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những
chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.
4. Mạch cảm xúc
- Tác giả đi từ cơ sở hình thành nên tình đồng chí rồi đến những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí ấy và khép lại với
bức tranh cao đẹp của tình đồng chí.
ÁNH TRĂNG -Nguyễn Duy-

Hồi nhỏ sống với đồng Trần trụi với thiên nhiên
với sông rồi với bể hồn nhiên như cây cỏ
hồi chiến tranh ở rừng ngỡ không bao giờ quên
vầng trăng thành tri kỷ cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố Thình lình đèn điện tắt


quen ánh điện cửa gương phòng buyn-đinh tối om
vầng trăng đi qua ngõ vội bật tung cửa sổ
như người dưng qua đường đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt Trăng cứ tròn vành vạnh


có cái gì rưng rưng kể chi người vô tình
như là đồng là bể ánh trăng im phăng phắc
như là sông là rừng đủ cho ta giật mình

1. Hoàn cảnh sáng tác


-“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết
tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.
2. Nội dung
- Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước
rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy
chung cùng quá khứ.
3. Nghệ thuật
- Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Cả bài thơ có duy nhất một dấu chấm và tất cả các chữ
cái đều không viết hoa trừ chữ cái đầu tiên của mỗi khổ. Điều đó làm cho bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo
trình tự thời gian.
4. Mạch cảm xúc
- Bài thơ có 6 khổ trong đó có 24 câu thơ và mạch cảm xúc ấy được bộc lộ theo trình tự thời gian, trước hết là cảm xúc
của tác giả với vầng trăng quá khứ đến vầng trăng hiện tại rồi đến cái giật mình đầy nhân văn của tác giả.
5. Nhan đề
- Ánh trăng là một phần của thiên nhiên với tất cả những gì gần gũi, thân thuộc
- Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc
- Gợi cho ta liên tưởng đến những con người giản dị, thủy chung, nghĩa tình
=> Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ được tác giả khắc họa nhằm gửi gắm tư tưởng, tình cảm, nỗi niềm của
chính mình.
CHỊ EM THÚY KIỀU -Nguyễn Du-

Đầu lòng hai ả tố nga,


Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,


Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,


So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.

Phong lưu rất mực hồng quần,


Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

1. Hoàn cảnh sáng tác


- Truyện Kiều được sáng tác vào thế kỉ 19 dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc. Nhưng sáng tạo
của Nguyễn Du là rất lớn. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của tác phẩm: gặp gỡ và đính ước.
2. Nội dung
- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn
ở Nguyễn Du
3. Nghệ thuật
- Đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ
đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Bức chân dung ấy hiện lên hết sức sinh động và gợi
cảm qua 24 câu thơ của đoạn trích

You might also like