0d44f3e9b2a44c401a464f134e8b28b5_QUÂN-SỰ_SUN-1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

CÂU HỎI ÔN THI QUÂN SỰ

HỌC PHẦN 1:
Câu 1: Anh (chị) hãy nêu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa? Phân tích làm rõ nội dung “Bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan”. Trách nhiệm sinh viên.
*Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc:
1)Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là tất yếu khách quan
2)Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH là nghĩa vụ trách nhiệm
của mọi công dân
3)Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh
thời đại
4)Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bao vệ Tổ quốc XHCN.
*Phân tích làm rõ nội dung “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất
yếu khách quan”:
- Cơ sở: Xuất phát từ quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước. Xuất phát từ bản chất âm
mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
-Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN được Chủ tịch
HCM chỉ rõ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.
+Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Ý chí quyết tâm giữ nước của Người
rất sâu sắc và kiên quyết: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chủ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.... Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đúng len".
.+Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một chân
“Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta
còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi".
- Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc
Người căn dặn: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể còn kéo dài .... Đồng bào
ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng
giặc Mỹ đến thẳng lợi hoàn toàn”
- Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc
đời hoạt động của Chủ tịch.
*Trách nhiệm sinh viên:
– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động
đền ơn đáp nghĩa.
– Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên
đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Học tập rèn luyện nâng cao trình độ, nhận thức đúng âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ
thù. Đấu tranh chống tiêu cực, chống cá tệ nạn xã hội. Ý thức tự giác, gương mẫu, đi đầu
trong vấn đề bảo vệ tổ quốc.
- Xây dựng gia đình, xóm làng, thôn xã ngày càng vững mạnh.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu vị trí, đặc trưng cơ bản nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân? Phân tích đặc trưng: “Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở
nước ta chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng”. Trách nhiệm của sinh viên.
Vị trí của xây dựng nền QPTD, ANND:
-Xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi, đánh
bại mọi âm mưu, hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đặc trưng:
-Nền QPTD, ANND chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.
-Nền QPTD, ANND vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành.
-Nền QPTD, ANND có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành.
-Nền QPTD, ANND được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại.
Nền QPTD, ANND chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.
Nền QPTD, ANND chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng:
-Đặc trưng này thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền QP, AN của nước
ta so với các nước khác trên thế giới.
-Xây dựng nền QPTD, ANND là để tự vệ, chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN.
-Chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa đến an ninh quốc gia, kể cả an ninh phi
truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
- Xây dựng nền QPTD, ANND là để bảo vệ cuộc sống ấm nở, tự do, hạnh phúc của nhân
dân chứ không di xâm lược, gây chiến với ai.
Trách nhiệm của sinh viên: Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm,
cương quyết, khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công với các thế lực thù địch
và tội phạm. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính,
chí công, vô tư.
Câu 3: Anh (chị) phân tích quan điểm của Đảng trong tiến hành chiến tranh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN: “ Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp
chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng,
lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết
định để giành thắng lợi trong chiến tranh * Trách nhiệm sinh viên.
Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng
lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh.
*Vị trí:
Đây là quan điểm quan trọng, mang tính chỉ đạo và hướng dẫn hành động cụ thể để giành
thắng lợi trong chiến tranh.
*Nội dung:
- Để đánh bại chiến tranh tổng lực của địch, chúng ta phải đánh dịch trên tất cả các mặt
trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng...
- Mỗi mặt trận có vị trí riêng, xong phải kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và tạo
điều kiện cho dấu tranh quân sự giành thắng lợi trên chiến trường.
- Chiến tranh toàn diện là truyền thống và kinh nghiệm trong chiến tranh giải phóng và
giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Kháng chiến toàn diện, đấu tranh với địch trên nhiều mặt nhưng chủ yếu đánh dịch và
thắng địch trên mặt trận quân sự.
- Đất nước ta đứng trước những cơ hội và những thách thức mới đòi hỏi chúng ta phải nỗ
lực làm thất bại âm mưu thủ đoạn của CNDQ và các thế lực thù địch.
* Biện pháp:
- Đảng phải có đường lối chiến lược, sách lược đúng, tạo thế và lực cho từng mặt trận để
tạo nên sức mạnh tổng hợp, trước mắt là đấu tranh làm thất bại chiến lược “DBHB,
BLLĐ” của địch.
- Động viên sức mạnh của toàn dân tiến hành đấu tranh trên các mặt trận khi kẻ thủ phát
động chiến tranh xâm lược.
- Vận dụng sáng tạo nhiều hình thức và biện pháp để tạo sức mạnh toàn diện.
- Luôn quản triệt tư tưởng lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, giành thắng lợi trên chiến
trường là yếu tố quyết định để kết thúc chiến tranh.
Trách nhiệm sinh viên:
Tích cực tham gia tuần tra canh gác, phòng ngừa các hoạt động tội phạm. Để thực hiện
được các nội dung trên sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các hoạt
động khác của nhà trường để lồng ghép các nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ
quốc.
Câu 4: Anh (chị) hãy nêu những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới? Phân tích quan điểm, nguyên tắc:
“Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam”. Trách nhiệm sinh viên.
Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng LLVT nhân dân trong thời kì mới.
1) Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với LLVTND
2) Tự lực tự cường xây dựng LLVT
3) Xây dựng LLVTND lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở
4) Bảo đảm LLVTND luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đầu và chiến đấu thắng lợi.
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với LLVT nhân dân
● Ý nghĩa:
Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng LLVTND.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với LLVTND quyết định đến bản chất cách mạng, mục tiêu,
phương hướng chiến đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động của lực lượng vũ trang.
Bảo đảm cho Đảng năm chắc quân đội, công an trong mọi tình huống.
● Cơ sở:
-Xuất phát từ Học thuyết Mác - Lêninvề bản chất giai cấp của quân đội.
- Xuất phát từ nguyên tắc xây dựng quân đội giai cấp vô sản của Lênin.
-Thực tiễn cách mạng Việt Nam.
● Nội dung:
-Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc “tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt”.
Tuyệt đối: Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn, duy nhất lãnh đạo LLVT ND Việt Nam;
không nhường hoặc chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất cứ giai cấp, tổ chức nào.
Trực tiếp: Đảng lãnh đạo LLVT ND không thông qua một giai cấp, tổ chức nào...
-Ban chấp hành Trung ương, mà thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị lãnh đạo lực
lượng vũ trang nhân dân.
-Đảng có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở, lãnh đạo mọi mặt của lực lượng vũ
trang nhân dân.
Về mọi mặt: Đảng lãnh đạo trên mọi hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân trên tất
cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, tổ chức có trong xây dựng và chiến đấu.
Trách nhiệm của sinh viên: Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm,
cương quyết, khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công với các thế lực thù địch
và tội phạm. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính,
chí công, vô tư.
Câu 5: Anh (chị) hãy nêu các nhiệm vụ của lực lượng DQTV? Trách nhiệm của sinh
viên trong tham gia xây dựng lực lượng DQTV.
Khái niệm: DQTV là LLVTND quân chủng không thoát ly sản xuất công tác. Được tổ
chức ở đại phương gọi là quân dân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức hình trị, tổ
chức CT – XH, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là
Tự vệ.
Vị trí: DQTV là thành phần của LLVTND. Là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính
mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở. Là nòng
cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương và cơ sở khi có chiến tranh.
Nhiệm vụ:
Điều 5 - Luật Dân quân tự vệ năm 2019:
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; cơ quan,
tổ chức.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác
trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời
Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an
ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao,
diễn tập.
4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian
mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm hoạ, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm
kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự
khác theo của pháp luật. quy dinh
6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, tham gia xây dựng địa phương, cơ
sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của sinh viên trong tham gia xây dựng lực lượng DQTV:
– Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước về công tác dân quân tự vệ.
– Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
Câu 6: Anh chị hãy trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh? Liên hệ thực
tiễn.
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc Kết hợp phát triển KT − XH với tăng cường
củng cố QP - AN
Khái Niệm:Là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn
kết chặt chẽ hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong một chỉnh thể thống
nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, thúc đẩy cùng nhau phát triển,
góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cơ sở lí luận của sự kết hợp:
*Kinh tế quyết định đến quốc phòng – an ninh
-Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời của QP-AN
+ CN Mác- Lê nin khẳng định: sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về
TLSX là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế) dan den su xuất hiện. tồn tại của chiến
tranh và quân đội.
+ Chế độ tư hữu ra đời, đồng thời sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn
đến mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp (nguồn gốc xã hội).

⮚ Để giải quyết những mâu thuẫn trên thì hoạt động QP - AN ra đời.
- Bản chất của chế độ KT-XH quyết định đến bản chất của QP-AN.
+ Bản chất TBCN: phục vụ lợi ích giai cấp tư sản, tiến hành chiến tranh xâm lược, can
thiệp.
+ Bản chất XHCN: bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội, tôn trọng
con người...
- Kinh tế quyết định đến sức mạnh của QPAN.
+Kinh tế tạo ra nguồn nhân lực cao, tạo nên sức mạnh QP-AN.
+KT cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật cho QP-AN.
+ KT còn quyết định đến tổ chức biên chế, đường lối chiến lược QP-AN.
*Quốc phòng – an ninh tác động trở lại kinh tế.
- Tích cực:
+ Tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài thuận lợi phát triển KT-XH;
+ Tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hóa, kích thích cho kinh tế phát triển.
- Tiêu cực:
+ Tiêu tốn nguồn nhân lực, vật lực, tài chính XH.
+ Ảnh hưởng đường lối phát triển, cơ cấu kinh tế.
+ Hủy hoại môi trường sinh thái, dể lại hậu quả nặng nề khi chiến tranh xảy ra.
- Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh là một tất
yếu khách quan.
- Mỗi lĩnh vực hoạt động đều có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất
ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại.
+ Kinh tế xã hội phát triển là điều kiện, cơ sở để xây dựng QP, AN vững mạnh.
+ QP, AN vững mạnh thì chính trị - xã hội mới ổn định là điều kiện thuận lợi cho nền
kinh tế phát triển.
- Kết hợp phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lí, cân đối và hài hoà.
Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp
*Đối với các nước trên thế giới
- Kết hợp KT-QP đã trở thành quy luật phổ biến ở mọi quốc gia.
- Các nước khác nhau, với điều kiện CT-XH, điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì sự kết
hợp cũng khác.
- Ngay trong một nước, trong mỗi giai đoạn phát triển thì sự kết hợp cũng khác nhau
*Sự kết hợp ở nước ta
● Dưới các triều đại phong kiến
-Ông cha ta đã đề ra nhiều chủ trương, kế sách
+“Nước lấy dân làm gốc".
+ “Quốc phủ, binh cường”
+ “Động vi binh, tĩnh vi dân”
+ “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”
+“Ngu binh ở nông”.
-Trong xây dựng và phát triển kinh tế, ông cha ta cũng đã sử dụng nhiều chính sách.
+ Khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu...
+ Phát triển nghề thủ công để......
+ Chăm lo mở mang dường sá, đào sông ngòi, kênh rạch....
*Sự kết hợp của Đảng ta
● Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
- Đảng chủ trương “vừa kháng chiến. vừa kiến quốc”, “vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản
xuất, thực hành tiết kiệm"...
- Tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp, dịch đến thì dánh, dịch lui thì tăng gia sản
xuất.
● Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 -1975)
● Miền Bắc:
-Xây dựng chủ nghĩa xã hội
-Xây dựng hậu phương lớn cho miền Nam đánh giặc.
● Miền Nam:
-Tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Kết hợp đánh địch với cũng cố mở rộng hậu phương, xây dựng lực lượng và căn cứ địa
cách mạng.
● Thời kì cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến
nay)
- Được Đảng và Nhà nước ta triển khai, thực hiện trên quy mô rộng lớn và toàn diện.
- Đã có bước chuyển biến cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện, thu được nhiều kết quả
quan trọng.
Liên hệ thực tiễn:
-Trong xây dựng thể chế, Nhà nước đã ban hành hệ thống thể chế phát triển KTTT, tạo
hành lang pháp lý thuận lợi để giải phóng năng lực sản xuất trong xã hội, khai thác tiềm
năng đất nước đi đôi với thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài,
giúp nền kinh tế có những chuyển biến hết sức to lớn.
-Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội và bộ máy quản lý nhà nước về quốc phòng,
an ninh ở Trung ương và địa phương được kiện toàn với các nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm đối với công tác quốc phòng, an ninh.
-Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung và dài hạn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
luôn được nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện trong mối quan hệ với chiến lược
quốc phòng, an ninh.
-Trong hoàn thiện các chính sách phân phối thu nhập, lĩnh vực văn hóa - xã hội, Nhà nước
chủ động giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội.
-Trong triển khai các chính sách hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước chủ động đưa nền
KTTT mà Việt Nam xây dựng trở thành một bộ phận hữu cơ của nền KTTT thế giới.
Câu 7: Anh (Chị) hãy nêu những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội? Phân tích quan điểm 1 . Liên hệ trách
nhiệm sinh viên.
1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước, nhân dân làm chủ, công an là lực lượng nòng cốt trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
2. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ bảo vệ Tổ quốc.
3. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nhân dân làm chủ, công an là lực lượng nòng cốt
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc
đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự,
an toàn xã hội.
- Tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và trật
tự, an toàn xã hội.
- Công an là lực lượng nòng cốt.
Trách nhiệm của sinh viên:
- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội.
- Phát hiện những tổ chức người có hành vi tuyên truyền, lôi kéo sinh viên tham gia các
hoạt động trái qui định của pháp luật....
- Tham gia xây dựng nếp sống văn minh trật tự.....
-Tham gia các hoạt động xã hội để góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
-Bản thân luôn nhận thức được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội.
Câu 8: hãy nêu những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia (BGQG)? Phân tích quan điểm 2? Liên hệ
trách nhiệm SV?
1. Xây dựng bảo vệ chủ quyền biển đảo, BGQG là một nội dung quan trọng của sự nghiệp
xây dựng BVTQ.
2. Chủ quyền biển đảo, BGQG là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc VN.
3. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định giải quyết các vấn đề tranh chấp thông
qua đàm phán hòa bình, tôn trọng, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính
đáng của nhau.
4. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, BGQG là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của nhà nước, LLVT làm nòng cốt.
Phân tích quan điểm 2:
- Lãnh thổ quốc gia VN là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị của
dân tộc VN.
- Chủ quyền biển, đảo, BGQG là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc VN
suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử.
- Tư tưởng của ông cha ta: sông núi nước Nma vua Nam ở”.
- Chủ tích HCM từng dạy: “ các vua Hùng đã có công dựng nước,....”
- Chủ quyền biển, đảo, BGQG là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc VN.
Trách nhiệm SV:
Về nhận thức:
+ Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt
+ xây dựng củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự
cường nâng cao ý thức BVTQ
+ thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ,
BGQG
+ Xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của sinh viên trongnhieemj vụ BVTQ, xây dựng và
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, BGQG.
Về hành động:
+ Thực hiện tốt chương trình GDQP – AN trong nhà trường
+ Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ QP – AN
+ Sau khi tốt nghiệp sẵm sàng tự nguyện, tự giác tham gia QDD, CA
+ Tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài các khu KT – QP, góp phần xây
dựng khu vực biên giới hải đảo.

HỌC PHẦN 2:

Câu 1: Nêu khái niệm “DBHB”, BLLĐ; trình bày thủ đoạn chiến lược “DBHB” của
CNĐQ và các thế lực thù địch sử dụng chống phá CMVN?
*Khái niệm: "Diễn biến hoà bình" là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị
của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong bằng biện pháp phi quân
sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.
Bạo loạn lật đổ: Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản
động hay lực lượng ly khai, độc lập trong nước hay cấu kết với nước ngoài tiến hành gây
rối bạo loạn ANCT, trật tự ATXH hoặc lật đổ chính quyền địa phương hay trung ương.
*Gồm có 6 thủ đoạn:
Thủ đoạn về kinh tế:
- Chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo
kinh tế thị trường TBCN;
- Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của
thành phần kinh tế nhà nước;
- Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho VN để đặt
ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa VN theo con đường
TBCN.
Thủ đoạn về chính trị:
- Đòi "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập", "tự do hóa";
- Tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước. Lợi
dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" để chia rẽ mối quan hệ
giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của
Đảng,
- Tận dụng những sơ hở trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước sẵn sàng can
thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự.
Thủ đoạn về tư tưởng- văn hóa:
- Xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN, ra sức truyền bà tư tưởng tư sản vào các tầng
lớp nhân dân,
- Lợi dụng mở rộng hợp tác quốc tế du nhập những sản phẩm văn hoá đổi trụy, lối sống
phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản
sắc văn hóa và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo:
- Chúng lợi dụng những khó khăn thiếu sót ở vùng dân tộc ít người, những tồn tại do lịch
sử để lại, trình độ dân trí ở 1 bộ phận đồng bào còn thấp, những khuyết điểm trong thực
hiện chính sách dân tộc tôn giáo của 1 bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi ly khai
tự quyết dân tộc.
- Chúng lợi dụng tự chính sách do tôn giáo của Đảng, Nhà nước để truyền đạo trái phép,
thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch
hướng CNXH ở VN..
Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh:
- Lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động
tình báo thu thập bí mật quốc gia.
- Kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong - lĩnh vực QP, AN và đối với
lực lượng vũ trang.
- “Phi chính trị hóa” với LLVT.
“Tự diễn biến” trong quân đội
Gây chia rẽ QĐ với CA, QĐ với nhân dân
Tạo ra sự thờ ơ về chính trị trong cán bộ, chiến sĩ
Tiến hành chiến tranh tâm lý trong cán bộ, chiến sĩ
Đưa tài liệu có nội dung xấu độc vào quân đội.
Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại:
- Lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, để tuyên truyền và hướng
Việt Nam đi theo quỹ đạo của CNTB.
- Hạn chế mối quan hệ hợp tác VN đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cần
những dự án đầu tư quốc tế vào VN.
- Tăng cường chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào. CPC và các nước
XHCN; hạ thấp uy tín của Nước ta trên trường quốc tế.
Câu 2: Trình bày quan điểm, chính sách của Đảng. Nhà nước ta hiện nay về giải
quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo? Liên hệ thực tiễn địa phương?

❖ Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta
(Đại hội XIII của Đảng: gồm 6 vấn đề)
1. Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết tôn trọng giúp nhau cùng phát triển.
2. Huy động, phân bố, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo
chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và
thực hiện chính sách dân tộc
4. Có cơ chế thúc đẩy tinh tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc
thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững.
5. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tin tiêu biểu trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
-6.Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

❖ Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta
(Đại hội XIII của Đảng: gồm 4 vấn đề)
1. Vận động, đoàn kết tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”.
đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương,
điều lệ được Nhà nước công nhận.
3. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự
nghiệp phát triển đất nước.
4. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá
Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, chia rẻ phá hoại tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.
❖ Liên hệ thực tiễn địa phương:
- Địa phương thực hiện theo quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo
của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín
ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
- Thông qua địa phương để các tôn giáo nắm bắt được sự cực khổ của những người dân
sau thiên tai, lũ lục, dịch bệnh để kêu gọi các mạnh thường giúp đỡ tiếp tế lương lực, thực
phẩm cho người dân.
- Địa phương liên hệ với các mạnh thương quân về các học bổng cho các em học sinh
nghèo vược khó để giúp đỡ một phần nào đó trong việc học tập của các em.
Câu 3: Nêu khái niệm về danh dự, nhân phẩm? Nguyên nhân, điều kiện của tình
trạng phạm tội nhân phẩm, danh dự?
❖ Khái niệm về Nhân phẩm, danh dự
-Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật
bảo vệ. Nhân phẩm là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân,
những yếu tố đặc trưng này tạo nên giá trị một con người.

⮚ Một người có nhân phẩm.


-Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp và
tỏ rõ sự kinh trọng của xã hội, của tập thể.
⮚ Mối quan hệ: Nhân phẩm chính là giá trị làm người của một con người còn danh
dự chính là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm.
❖ Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội danh dự, nhân phẩm
1. Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường.
2. Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại.
3. Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia khác.
4. Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lí của Nhà nước, các cấp, các
ngành.
5. Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hóa của người
dân.
6. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện,
7. Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức còn bộc lộ nhiều yếu kém
thiếu sót.
8. Công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở.
9. Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa thực sự
mạnh mẽ, chưa hiêu quả.
Câu 4: Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng vĩ phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông hiện nay? Liên hệ trách nhiệm sinh viên?
Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng vĩ phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông hiện nay:
Nguyên nhân của vi phạm pháp luật về đảm bảo TTATGT là tổng hợp các nhân tố
mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
về bảo đảm TTATGT của cá nhân, tổ chức.
Thứ nhất, do sự tác động tiêu cực của các yếu tố môi trường xã hội đối với người tham
gia giao thông:
- Mặt trái của nên kinh tế thị trường, phong tục, tập quá, thoi quen, tâm lý đám
đông,.. đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của người tham gia giao
thông, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông
Thứ hai, sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao thông
vận tải.
- Hệ thống giao thông nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng lạc hậu, thiếu tiến
bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và phương tiện, chưa đáp ứng kịp
yêu cầu của cuộc sóng và tốc độ đô thị hóa của đất nước.
- Nhiều cơ quan tổ chức chũng như cá nhân vẫn còn sử dụng phương tiện giao thông
cũ, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe
của người tham gia giao thông.
- Phần lớn các tuyến đường bộ còn chất hẹp, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật,
dòng phương tiện lưu thông trên đường là dòng hỗn hợp (xe cơ giới, xe thô sơ, người đi
bộ) có tốc độ khác nhau nên thường gây ra các xung đột ở các giao cắt.
- Chất lượng mặt đường còn nhiều tuyế chưa bảo đảm, đặc biệt ở khu vực ngoại
thành. Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ ATGT còn tương đối phổ biến.
Thứ ba, do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn bộc lộ nhiều
hạn chế, bất cập:
- Việc phát hiện xử lý vi phạm về giao thông của các chủ thể có chức năng chính
trong phát hiện xử lý vi phạm về TTATGT chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hoạt
động quản lý TTATGT của các chủ thể này chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình.
Liên hệ trách nhiệm sinh viên:
– Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn
hóa giao thông.
– Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
– Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành tốt các
quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Câu 5: Nêu khái niệm về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường. Trình bày
vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường?
* Bảo vệ môi trường: Là hoạt động giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường giúp
cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con
người nói riêng qua những việc làm để ngăn chạn, phòng ngừa khắc phục các hệ quả xấu
do con người, thiện tai và con người gây ra đến môi trường.
* Pháp luật về bảo vệ môi trường: là hệ thống các văn bản pháp luật quy định những
quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.
* Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ MT
1. Pháp luật quy định những quy tắc xử sự con người phải thực hiện khi khai thác
sử dụng yếu tố thành phần môi trường.
- Môi trường vừa là điều kiện sống vừa là đối tượng tác động hằng ngày con người;
- Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội có
tác dụng to lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng yếu tố thành phần
môi trường.
- Các chế định hay điều luật cụ thể quyết định những quy tắc xử sự buộc mọi cá nhân, tổ
chức phải tuân thủ quy định đó.
2. Pháp luật xây dựng hệ thống các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường để
bảo vệ môi trường.
- Đây thực chất là những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành bằng các văn bản pháp lý nên chúng trở thành tiêu chuẩn pháp lý nên
chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lý mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân
thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường.
- Các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lý cho việc xác định có
vi phạm pháp luật về môi trường hay không.
3. Phát luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế hành chính dân sự buộc các cá
nhân tổ chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đòi hỏi pháp luật trong việc khai
thác, sử dụng các yếu tố của môi trường.
- Việc xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng quá trình khai thác, sử dụng các
thành phần của môi trường có ý nghĩa quan trọng.
- Quá trình tham gia khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường, con người thường
có xu hướng vi phạm vào các tiêu chuẩn đó ở các mức độ khác nhau, tùy theo tinh chất
mức độ nhưng có xu hướng ngày càng đa dạng về hành vĩ nghiêm trọng về hậu quả tác
hại.
Tuy nhiên, băng các chế tài hình sự, hành chính dân sự, kinh tế, pháp luật đã tác
động đến những hành vi vi phạm Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy
hiểm ra khỏi đời sống xã hội (tội phạm) hoặc bị áp dụng những hậu quả vật chất, tinh thần
đối với họ. Những chỉ tài này được sử dụng trong lĩnh vực BVMT vừa có tác dụng ngăn
chặn các hành vi vi phạm vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn trọng pháp luật BVMT.
4. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức cá
nhân tham gia bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường là một công việc rất khó khăn và phức tạp, các thành phần của môi
trường rất phức tạp, có kết cấu đa dạng và phạm vi rộng mà một cơ quan, tổ chức hay cá
nhân không thể bảo vệ hoặc kiểm soát được mà đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ quan
thích hợp.
- Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức
BVMT. Cụ thể là thông qua pháp luật. Nhà nước quy định chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn của các tổ chức trong công tác BVMT.
5. Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường.
Trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường thì giữa các cá
nhân. Tổ chức có thể xảy ra những tranh chấp. Các tranh chấp đó có thể là giữa cá nhân
với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp, giữa cá nhân doanh nghiệp với Nhà nước,... và
pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự sẽ giải quyết các
tranh chấp đó trên cơ sở những quy định đã được ban hành.
Câu 6: Nếu các nội dung của an ninh phi truyền thống? Trình bày nội dung biển đổi
khí hậu và an ninh nguồn nước?
Nội dung của an ninh phi truyền thống:
1. biến đổi khí hậu
2. an ninh tài chính tiền tệ
3. an ninh năng lượng
4. an ninh môi trường
5. an ninh thông tin
6. an ninh nguồn nước
7. vấn đề dân tộc
8. vấn đề tôn giáo
9. chủ nghĩa khủng bố
Trình bày nội dung biển đổi khí hậu và an ninh nguồn nước:
Biển đối khí hậu
Khái niệm: là sự thay đổi có tính tiêu cực của trạng thái khí hậu so với trung bình, do các
quá trình tự nhiên hoặc do tác động của con người.
Biểu hiện:
● Khách quan: sự thay đổi cường độ hoạt động và bức xạ của mặt trời, hoạt động
của núi lửa..
● Chủ quan: Con người khai thác và sử dụng 50% nhiên liệu hóa thạch, góp phần
làm gia tăng 50% nồng độ khi nha kinh trong khi quyền. Cùng với đó, là sự suy giảm diện
tích và chất lượng rừng do các hoạt động phát triển của con người góp phần thúc đẩy biến
đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam
● Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài
● Dự kiến đến cuối thế kỷ XXI, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (là 1 trong
3 đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do nước biển dùng cùng với đồng bằng sông Nile, Ai
Cập và đồng bằng sông Ganges của Bangladesh), 11% diện tích Đồng bằng sống Hồng và
35 diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển bị ngập mặn, đặc biệt thành
phố Hồ Chí Minh bị ngập trên 20% diện tích thành phố. Khi đó 10-12% dân số Việt Nam
bị tác động với tổn thất kinh tế khoảng 10% GDP.
An ninh nguồn nước
Khái niệm: An ninh tài nguyên nước là sự cung ứng, quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên nước, phục vụ đời sống con người và sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như của
tất cả các quốc gia trên thế giới.
Các mối đe dọa an nua nguồn nước:
● Ô nhiễm nước ngày càng mở rộng
● Nguyên nhân hình thành việc uy hiếp an ninh tài nguyên nước là phức tạp.
● Hiện tượng khai thác quá độ tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là chăn thả gia súc và
canh tác quá độ.
● Nạn chặt phá rừng tràn lan gây nên đất màu trôi đi thổ nhưỡng sa mạc hóa.
An ninh nguồn nước tại Việt Nam
● Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia thiếu nước (lượng nước mặt
bình quân đầu người hiện là 3.850 m người năm thấp hơn ngưỡng 4.000 ��/người/năm
do Hội tài nguyên nước quốc tế quy định).
● Nhu cầu về nước có xu hướng gia tăng
● Nguồn nước Việt Nam giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, đến năm 2025, giảm 40
tỷ, tổng lượng nước mùa khô giảm đi khoảng 13 tỷ, 37% lượng nước hàng năm phát sinh
ngoài lãnh thổ sẽ trở nên phức tạp khi diễn ra các tranh chấp nguồn nước.

HỌC PHẦN 3
Câu 1: Nêu các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày. Trình bày chế độ thức
dậy, thể dục sáng, kiểm tra sáng. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
*Có 11 chế độ sinh hoạt, học tập công tác trong ngày, đó là:
1. Treo quốc kì
2. Thức dậy
3. Thể dục sáng
4. Kiểm tra sáng
5. Học tập
6. Ăn uống
7. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
8. Thể thao, tăng gia sản xuất
9. Đọc báo, nghe tin
10. Điểm danh, điểm quân số
11. Ngủ nghỉ
*Chế độ thức dậy:
- Ý nghĩa: Thức dậy là chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động sẵn sàng
nhận nhiệm vụ
- Nội dung:
+ Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức
và đi kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ.
+ Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngày, rời khỏi phòng ngủ để ra sân
tập thể dục hoặc chuẩn bị sẵn sang công tác.
- Biện pháp thực hiện:
+ Thường xuyên phổ biến giáo dục bộ đội thực hiện nghiêm túc chế độ.
+ Báo thức buổi sáng phải nhanh chóng đôn đốc bộ đội ra sân tập trung hô “XONG”. Sau
đó khẩn trương làm mọi công tác chuẩn bị cho tập thể dục sáng.
+ Duy trì nghiêm túc chế độ, đảm bảo thời gian, tác phong khẩn trương.

*Chế độ thể dục sáng:


- Ý nghĩa: Rèn luyện cho mọi quân nhân có thể lực tốt, không ngừng nâng cao sức khỏe
phục vụ sinh hoạt, học tập, chiến đấu và công tác.
- Nội dung:
+ Đúng giờ quy định mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ người làm
nhiệm vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép.
Thời gian tập thể dục 20 phút.
Trang phục tập thể dục do người chỉ huy đơn vị quy định thống nhất, theo thời tiết và điều
kiện cụ thể
+ Nội dung tập thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao trong quân đội, trung
đội hoặc đại đội và tương đương là đơn vị tổ chức tập thể dục.
+ Tập thể dục có sung phải khám sung trước và sau khi tập.
-Biện pháp thực hiện:
+ Mọi quân nhân đều phải tham gia tập thể dục
+ Tổ chức duy trì chặt chẽ đảm bảo chất lượng, thời gian
+ Khi tổ chức bộ đội ra ngoài doanh trại, đóng quân ở vị trí, địa điểm cho phép phải duy
trì và thực hiện nghiêm chế độ tập thể dục

*Chế độ kiểm tra sáng:


- Ý nghĩa: Kiểm tra là việc làm cần thiết của cán bộ chiến sĩ nhằm phát hiện những sai
sót về trật tự nội vụ, vệ sinh, lễ tiết tác phong... kịp thời khắc phục sữa chữa bảo đảm tính
thống nhất trong toàn đơn vị.
- Nội dung:
+ Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày chào cờ). Tổ chức kiểm
tra ở tiểu đội, trung đội và tương đương. Nội dung kiểm tra theo lịch thống nhất trong
tuần của đại đội và tương đương. Kiểm tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó điều hành.
Khi kiểm tra, phát hiện sai sót phải sửa ngày.
+ Thời gian kiểm tra 10 phút.
-Biện pháp thực hiện:
+ Phải giáo dục cho mọi cán bộ nhận thức đúng về công tác kiểm tra buổi sáng.
+ Cán bộ duy trì đúng quy định các nội dung kiểm tra buổi sáng.
+ Kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm sau từng buổi kiểm tra.
+ Xây dựng ý thức tự giác thực hiện và chấp hành của mọi quân nhân.

Liên hệ trách nhiệm bản thân


-Nắm chắc các chế độ sinh hoạt học tập, công tác trong ngày, trong tuần để thực hiện đầy
đủ với ý thức tự giác, tích cực. Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của
Trung tâm trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm “mình vì mọi người, xây dựng ý thức tập thể, tinh thần
đồng đội. Khắc phục thói quen và những điểm còn hạn chế của bản thân khi thực hiện các
chế độ quy định. Tự giác ghép mình vào kỷ luật, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, khẩn
trương.
-Gương mẫu trong mọi hoạt động, không có những việc làm gây ảnh hưởng đến cá nhân
và tập thể khi thực hiện các chế độ trong ngày, đặc biệt đối với chế độ học tập và chế độ
ngủ, nghỉ.
-Có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình để xây dựng tập thể, tích cực tham gia
đóng góp ý kiến khi phát hiện sinh viên trong tiểu đội, trung đội chấp hành các chế độ quy
định chưa nghiêm để có biện pháp động viên, giúp đỡ bạn khắc phục khuyết điểm.
- Có thái độ học tập, rèn luyện nghiêm túc. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào
của đơn vị.
Câu 2: Nêu các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong tuần. Trình bày chế độ học
tập. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
*Có 11 chế độ sinh hoạt, học tập công tác trong ngày, đó là:
1. Treo quốc kì
2. Thức dậy
3. Thể dục sáng
4. Kiểm tra sáng
5. Học tập
6. Ăn uống
7. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
8. Thể thao, tăng gia sản xuất
9. Đọc báo, nghe tin
10. Điểm danh, điểm quân số
11. Ngủ nghỉ

*Chế độ học tập:


- Ý nghĩa: Học tập là một nội dung rất quan trọng nhằm trang bị cho người học những
kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, lí luận chính trị, điều lệnh điều lệ chế độ
quy định của quân đội, những kiến thức khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự… để từ đó
mọi quân nhân hiểu và vận dụng tốt cương vị chức chắc được giao tại đơn vị và chiến đấu
sau này.
- Nội dung:
+ Học tập trên hội trường:
Người phụ trách lớp hoặc trực ban phải kiểm tra lại quân số, trang phục chỉ huy bộ đội
vào vị trí Hô nghiêm và báo cáo giảng viên.
Nếu đơn vị có đem theo vũ khí phải tổ chức khám súng trước và quy định nơi gía súng.
Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí đã quy định tập trung tư tưởng theo dõi
nội dung học tập; khi ra vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giảng viên được
phép mới ra hoặc vào lớp.
Sau mỗi tiết được nghỉ từ 5-10 phút, hết giờ giải lao phải nhanh chóng vào lớp tiếp tục
nghe giảng. Giảng viên phải chấp hành đúng thời gian. Nếu quá giờ quy định phải báo
cho người phụ trách lớp và lớp học tiếp.
Hết giờ học trực ban hoặc phụ trách lớp hô lớp đứng dậy: Hô nghiêm và báo cáo với
giảng viên xuống lớp. Sau đó chỉ huy bộ đội ra về.
+ Học tập ngoài thao trường:
Đi và về thành đội ngũ
Thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập, nếu thời gian đi và về trên 1 giờ thì
tính 1 nửa thời gian vào thời gian học tập.
Trước khi học tập người phụ trách lớp hoặc trực ban phải tập hợp bộ đội kiểm tra quân số,
trang phục, vũ khí học cụ khám súng và báo cáo với giảng viên.
Phải chấp hành nghiêm kỉ luật thao trường; luyện tập nơi gần địch phải có kế hoạch sẵn
sàng chiến đấu; súng đạn trang bị chưa dùng trong luyện tập phải có người canh gác.
Hết giờ luyện tập, người phụ trách lớp hoặc trực ban phải tập hợp bộ đội kiểm tra quân số
vũ khí học cụ các trang bị khác; chỉnh đốn hàng ngũ báo cáo giảng viên cho bộ đội nghỉ.
Sau đó chỉ huy bộ đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
+ Trường hợp có cấp trên của giảng viên ở đó thì giảng viên phải báo cáo với cấp trên
trước khi lên và xuống lớp.
- Biện pháp thực hiện:
+ Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn kỉ luật thao
trường.
+ Kiểm tra chặt chẽ quân số vũ khí trang bị duy trì nghiêm túc chế độ thời gian học tập.
*Liên hệ trách nhiệm bản thân:
(Chúng ta học tập, thực hiện được những gì từ các chế độ đó)
Câu 3: Trình bày khái niệm tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam. Vị trí, tổ chức
biên chế, nhiệm vụ của quân chủng Phòng không-Không quân và quân chủng Hải
quân.
*Khái niệm: Quân đội nhân dân Việt Nam là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt của
các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước
cộng hòa XHCN Việt Nam lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện làm nhiệm vụ giải phóng dân
tộc và bảo vệ tổ quốc.
*Quân chủng Phòng không-Không quân:
- Vị trí: Có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông báo tình hình
địch trên không cho các lực lượng vũ trang và nhân dân đánh trả các cuộc tiến công
đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự.
Làm nòng cốt cho các lực lượng khác trong việc tiêu diệt các máy bay địch.
- Tổ chức biên chế:
+ Lực lượng Bộ đội Phòng không được tổ chức biên chế thành các đại đội, tiểu đoàn,
trung đoàn, sư đoàn pháo cao xạ các loại cỡ nòng súng khác nhau. Có các tiểu đoàn, trung
đoàn tên lửa ở các tầm bắn khác nhau. Ngoài ra còn có các đại đội, tiểu đoàn phục vụ như
Radar, vận tải,..
+ Lực lượng bộ đội Không quân được tổ chức biên chế ra các trung tâm, sư đoàn các loại
máy bay tiêm kích, trực thăng,..
+ Các trung đoàn, sư đoàn máy bay vận tải làm nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu.
-Nhiệm vụ:
+ Quân chủng Phòng không-Không quân có nhiệm vụ bảo đảm cho toàn lực lượng luôn
sẵn sang chiến đấu cao trong đánh trả địch
+ Thực hiện vận chuyển đường không, đổ bộ đường không.
+ Tham gia tác chiến Phòng không-Không quân trong những chiến dịch hiệp đồng quân
chủng, binh chủng. Độc lập thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo yêu cầu của chiến dịch,
chiến đấu.
*Quân chủng Hải quân:
- Vị trí: Quân chủng Hải quân là lực lượng tác chiến ở chiến chủ yếu trên chiến trường
biển và đại dương. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thềm lục địa bảo
vệ các đảo, lãnh thổ Việt Nam.
- Tổ chức biên chế:
Tổ chức biên chế thành hạm tàu, hạm đội, tàu xuồng, các trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn hải
quân đánh bộ. Có các trung đoàn vận tải, các đoàn tàu vận tải và 1 số đơn vị bảo đảm
chiến đấu như: hậu cần, kỹ thuật, công binh, thông tin.
-Nhiệm vụ:
+ Có khả năng độc lập, chiến đấu hoặc hợp đồng với các quân chủng, binh chủng khác
khi tiến công đối phương trên biển, trong căn cứ biển.
+ Cắt đứt giao thông trên biển của đối phương
+ Bảo vệ giao thông trên biển của ta
+ Yểm trợ bộ binh, các binh chủng của lục quân trên chiến trường
+ Đổ bộ đường biển, vận chuyển đường biển.
Câu 4: Nêu khái niệm vũ khí công nghệ cao. Làm rõ ưu và nhược điểm khi sử dụng
vũ khí công nghệ cao.
*Khái niệm: Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu thiết kế, chế tạo dựa treen
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có sự nhảy vọt về
chất lượng và tính năng kĩ-chiến thuật.
*Ưu điểm: (có 8 ưu điểm)
+ Khả năng tự động hóa điện tử hóa cao
+ Tàng hình hóa
+Thông minh hóa
+ Độ chính xác cao
+Uy lực sát thương và sức phá hoại lớn
+Tốc độ bắn, khả năng cơ động nhanh
+Tầm bắn và tầm hoạt động xa
+Tính đa năng
*Nhược điểm:
+Cần nhiều thời gian để trinh sát và xử lý số liệu
+Tên lửa hành trình, bom điều khiển bay với tốc độ chậm
+Tính đồng bộ cao (5 thành phần) dễ bị tác động bởi đối phương:
Trinh sát bắt mục tiêu
Thiết bị dẫn đường
Hệ thống chỉ huy
Tính năng chiến đấu
Các mặt bảo đảm
Câu 5: Nêu công dụng của bản đồ địa hình quân sự. Trình bày kí hiệu địa vật trên
bản đồ quân sự. Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số hiệu….
*Công dụng của bản đồ địa hình quân sự:
Bản đồ ĐHQS là phương tiện để nghiên cứu, đánh giá, vận dụng địa hình phục vụ cho
công tác các tổ chức chuẩn bị và tiến hành hoạt động quân sự:
+ Là phương tiện để nghiên cứu khi không có điều kiện đi thực địa.
+ Là phương tiện để nghiên cứu địa hình một cách khái quát khi vẫn có điều kiện đi thực
địa.
+ Để xây dựng quyết tâm chiến đấu, kế hoạch hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị.
+ Để xác định phương hướng, tính toán phần tử bắn cho các loại pháo, tính toán xây dựng
các công trình quốc phòng.
*Ký hiệu địa vật trên bản đồ QS:
- Nguyên tắc xác định vị trí chính xác kí hiệu địa vật:
LOẠI KÝ HIỆU ĐIỂM CHÍNH XÁC BIỂU TƯỢNG GIẢI THÍCH
Hình học hoàn chỉnh Tâm hình học Đỉnh núi
+ +
Nhà độc lập
Đường đáy rộng Chính giữa đường Đình, chùa, miếu;
đáy
Lô cốt
Không có đường Chính giữa đường Hang, động,
đáy đáy tưởng tượng
Lò nung
Đáy là góc vuông Đỉnh góc vuông Cây độc lập,
Biển báo
Nhiều hình khác Tâm hình dưới Tháp nước
nhau
Nhà thờ
Cầu, đập, cống Chính giữa hình Cầu
Đường 1 nét, 2 nét Chính giữa đường 1 Ngã 3 đường
nét, 2 nét
Xóm, làng, bản Chính giữa hình Xóm nhỏ
xóm, làng, bản

- Phân loại kí hiệu địa vật:


+Ký hiệu vẽ theo tỉ lệ
+Ký hiệu vẽ ½ theo tỉ lệ
+Ký hiệu vẽ không theo tỉ lệ
- Một số quy định khi vẽ ký hiệu:
+ Những ký hiệu vẽ theo hình chiếu đứng: Vẽ thẳng theo hướng Bắc của bản đồ.
Ví dụ: Đình chùa, cây độc lập, bảng chỉ đường, hang động,…
+ Ký hiệu vẽ thể hiện vách núi thei kiểu bóng vờn: Vẽ theo chiều Đông Bắc xuống Tây
Nam.

Câu 6: Nêu khái niệm, phân loại bản đồ địa hình quân sự? Trình bày kí hiệu dáng
đất trên bản đồ địa hình quân sự (vẽ hình ảnh minh họa). Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp
giáp với mảnh bản đồ có số hiệu…
*Khái niệm: Là loại bản đồ mà trên đó có các yếu tố về dáng đất, địa vật được thể hiện
một cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các dấu hiệu quy ước thích hợp.
*Phân loại:
- Phân loại theo tỷ lệ: Tỷ lệ lớn, tỷ lệ vừa, tỷ lệ nhỏ.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng trong quân sự: Phân cấp sử dụng thành 3 cấp:
+ Cấp chiến thuật: Tỉ lệ 1/25000 - 1/50000
+ Cấp chiến dịch: Tỉ lệ 1/100000 - 1/250000
+ Cấp chiến lược: Tỉ lệ 1/500000 - 1/1000000
*Trình bày ký hiệu dáng đất:
Ký hiệu dáng đất bao gồm Đường bình độ và Khoảng cao đều.
- Đường bình độ:
+Là đường cong khép kín nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất, chiếu lên mặt
phẳng bản đồ.
+Phân loại:
Đường bình độ cơ bản
Đường bình độ cái
Đường bình độ ½ khoảng cao đều
Đường bình độ phụ
+Đặc điểm đường bình độ:
- Khoảng cao đều:
+Là cự ly thẳng đứng giữa hai mặt phẳng chứa 2 đường bình độ kề nhau
+Gía trị khoảng cao đều của các đường bình độ trong từng tỷ lệ bản đồ.
Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số hiệu sau (CÁI NI HỌC CÁCH
XÁC ĐỊNH THÔI VÔ THI KHÁC NHAU)

A B C D E F G H I J K L M N O P Q S T U V
V
U
T
S
Q
P
O
N
M
L
K
J
I
H
G
F
E
D
C
B
A

Bản đồ 1/1,000,000 chia ra bản đồ 1/1,00,000


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48
49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72
73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84
85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96
97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108
109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132
133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144
HỌC PHẦN 4 LO CHÉP BÀI VÌ ĐỀ CƯƠNG SAI NÊN T XOÁ.
CHÉP THEO SLIDE Á BUỔI 1 HỌC LÀ RA KIỂM TRA LUÔN NHA!!
ĐỀ CƯƠNG NI T CÓ CHỈNH SỬA CÓ GÌ KIỂM TRA VỚI BUỔI HỌC LUÔN.
NẾU CẢM ĐỘNG THÌ 1024402011 VCB LNS NHA

You might also like