không có gì đâu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Học tập là vấn đề quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu của học sinh hiện nay.

Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó là nhiều bạn học sinh còn lơ là trong việc
học, thậm chí là lười học. Lười học là hiện tượng các bạn học sinh không có tinh thần
học tập, không chịu khó học để hoàn thiện bản thân mà mải mê chạy theo những thú
vui khiến cho mình ngày càng sa sút. Việc lười học để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng đối với con người, chính vì thế mỗi người học sinh cần sớm nỗ lực nhiều hơn
trong học tập để trở thành một người công dân tốt.
Trước hết, là bởi sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng truyền thông,
mạng xã hội như hiện nay, tỉ lệ các em học sinh sử dụng điện thoại cũng tăng, kéo
theo đó là sự cám dỗ, ham mê những trò chơi điện tử, bỏ bê việc học. Tệ hơn, có
nhiều trường hợp các em học sinh còn bỏ học, trốn học để làm việc riêng,… Nguyên
nhân của hiện tượng này đầu tiên chúng ta phải kể đến chính là do cá nhân học sinh:
lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có
mục đích phấn đấu, không có ước mơ. Bên cạnh đó, gia đình, cha mẹ không yêu
thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản cũng là
nguyên nhân khiến cho các em học sinh lười học. Nguyên nhân nữa phải kể đến là do
thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, chương trình
học nặng nề, áp lực thành tích. Hậu quả của việc lười học để lại vô cùng nghiêm
trọng. Trước hết nó tạo ra những lỗ hổng trong kiến thức cho các em học sinh. Những
lỗ hổng này sẽ khiến các em dần mất gốc kiến thức, sau lớn lên làm việc gì cũng khó.
Lười học cũng sinh ra nhiều tính xấu, tệ nạn ảnh hưởng đến xã hội.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, trước hết cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách
nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ. Gia
đình quan tâm chăm sóc con em nhiều hơn và nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các
chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Mỗi người
hiểu rõ hơn về tác hại của việc lười học hơn, cố gắng hơn thì xã hội cũng sẽ tốt đẹp
hơn, thế hệ học sinh cũng sẽ phát triển văn minh hơn.

MB bài nghị luận về tính trung thực: Con người cần phải rèn luyện cho bản thân
mình nhiều đức tính tốt đẹp nếu muốn thành công và được mọi người yêu quý, một
trong số những đức tính đó mà chúng ta cần rèn luyện chính là tính trung thực. Đây là
một hành động đáng được biểu dương và học tập.
1. Nghị luận về hiện tượng học sinh chơi game

Việc chơi game từ lâu đã là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Nó là hình
thức giải trí rất phổ biến, đặc biệt đối với giới trẻ. Tuy vậy, hiện tượng chơi game của
học sinh lại mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Trước hết, do chưa có nhiều trải nghiệm nên những bạn trẻ còn đang tuổi cắp sách
đến trường rất dễ bị cuốn hút bởi các trò chơi điện tử, gây sao nhãng việc học tập.
Khi quá tập trung vào trò chơi, con người sẽ quên mất thời gian. Quỹ thời gian trong
ngày bị giảm sút, học sinh không thể hoàn thành bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới, dần
sinh ra thói lười nhác và phụ thuộc. Để có thể qua mắt giáo viên, nhiều người đã
mượn bài vở của bạn rồi chép. Từ đây, kết quả học tập ngày càng giảm sút, điểm số
đi xuống một cách rõ ràng. Có những người bỏ ăn, bỏ ngủ để chơi game. Nên mỗi khi
đến lớp, họ lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống, ngủ gật trong giờ. Tất cả
đều khiến cho thành tích học tập tụt dốc nặng nề, tạo ra lỗ hổng khó bù đắp về kiến
thức.

Không chỉ vậy, chơi game còn ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, hành động của học
sinh. Các tựa game ngày một đa dạng hơn với đủ thể loại: hành động, phiêu lưu, kinh
dị,... Điều này phần nào giúp người chơi có nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng đối với
học sinh, những trò chơi bạo lực có thể dẫn đến việc suy nghĩ theo chiều hướng lệch
lạc. Một số cá nhân đã có cách cư xử thô lỗ, thiếu văn minh khi học theo các hành
động tiêu cực từ thế giới ảo. Ngoài ra, chơi game quá nhiều cũng khiến cho con
người dần thu mình lại, tách biệt khỏi gia đình, bạn bè xung quanh. Điều này gây ảnh
hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp, hòa nhập với mọi người.

Vậy ta phải làm gì để loại bỏ sự tiêu cực này? Mỗi người đều cần tự trau dồi và rèn
luyện cả về tri thức và đạo đức. Bản thân mình phát triển, hoàn thiện thì mới có thể
trở thành người có giá trị. Gia đình, bạn bè và thầy cô cũng là những nhân tố quan
trọng để chia sẻ, định hướng cho ta từ sớm, giúp ta đưa ra hướng đi phù hợp. Thay vì
đắm chìm trong thế giới ảo, hãy tìm cho mình thú vui mới bên ngoài như chơi thể
thao, tham gia các hội nhóm,... để nâng cấp bản thân từng ngày.

Tóm lại, muốn trưởng thành, con người cần dựa vào chính mình và nỗ lực hơn nữa.
Hãy từ bỏ những thú vui tiêu khiển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, bạn
nhé. Mong rằng, mỗi người sẽ có suy nghĩ và hành động đúng đắn về vấn đề chơi
game.
Suy nghĩ của em về lòng trung thực trong cuộc sống
Trong cuộc sống của chúng ta luôn có những mặt xấu và những mặt tốt, trong một
con người chúng ta cũng vậy, cũng có những mặt tốt và những mặt xấu. Mặt tốt ấy là
những đức tính tốt còn mặt xấu là thói xấu. Mà những tật xấu lại rất dễ làm cho ta tha
hóa về đạo đức còn những đức tính tốt lại phải rèn luyện cả đời mới có được. Một
trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải rèn luyện đó là đức tính trung thực
trong cuộc sống.
Trước hết nên hiểu trung thực là gì? Trung thực là một đức tính tốt của con người mà
ở đó sự thật thà với những sự thật được biểu hiện rất rõ. Trung thực là luôn tôn trọng
sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi
mình mắc khuyết điểm. Tóm lại chân thực là những gì ngay thẳng chân chính cho
nên nó trở thành một đức tính tốt đẹp của con người chúng ta. Cũng chính vì thế mà
chúng ta nên rèn luyện và giữ gìn nó.
Đức tính tốt đẹp ấy được thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày mà đơn giản nhất
là trong học tập. Học đường là nơi rèn luyện tốt nhất tạo tiền đề cơ bản nhất về tính
trung thực để làm nền tảng cho việc trở thành một con người có đức tính trung thực
sau này. Trung thực trong học tập được thể hiện rất rõ khi những cô cậu học sinh biết
chấp nhận những gì mình làm sai để sửa lại cho đúng, biết chấp hành nội quy của
trường của lớp. Đơn giản là khi cô giáo giao bài tập về nhà thì phải làm và đến lớp trả
bài cho thầy cô giáo. Trong những kì thi của trường tuyệt đối không sử dụng tài liệu
hay quay cóp bài của người khác. Tự học và tự làm theo khả năng của mình. Như thế
không những là trung thực mà còn giúp cho chúng ta học tập tốt hơn khi biết được
những lỗ hỏng và kịp thời sửa lại.
Thứ hai là trong cuộc sống của chúng ta mà tiêu biểu nhất là khi đi làm việc. Khi lớn
lên con người chúng ta càng ngày càng có nhận thức hơn và đồng thời cũng càng
ngày càng có những cạnh tranh nhất định trong công việc với người khác. Tóm lại
nếu đã trung thực thì con người ta vượt qua tất cả những nỗi sợ hãi hay sự ích kỉ chỉ
biết đến quyền lợi cá nhân của mình để tôn trọng chấp nhận những lẽ phải những
chân lý, biết chấp nhận những kỉ luật của các cấp tổ chức cao hơn khi mình làm sai.
Thật vậy nhân dân ta có truyền thống trung thực và tổ tiên ta cũng rất coi trọng trung
thực. Có lẽ vì thế cho nên tổ tiên đã thể hiện những lời khuyên của mình về tính trung
thực cho chúng ta hiện nay qua câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng”. Tấm
gương cho tính trung thực thì có nhiều nhưng có lẽ một tấm gương mà cả dân tộc ta
ai cũng biết đến đó chính là Bác Hồ. Người hội tụ đầy đủ tất cả những gì về đức tính
tốt đẹp con người. Trong đó có đức tính trung thực. Bác thẳng thắn chỉ ra những con
đường sai của các bậc tiến bối của mình, phê phán những cán bộ Đảng viên dấu dốt
hay đạo đức giả. Không những thế đức tính trung thực còn là một trong những tư
tưởng mà Hồ Chí Minh gây dựng tích lũy được trong quá trình hoạt động của mình.
Như vậy có thể nói đức tính trung thực là một đức tính vô cùng đẹp. Những người có
đức tính này thường được mọi người quý trọng bởi vì lẽ phải hay chân lý thì luôn
luôn được mọi người tán thành. Chỉ có những thứ giả dối mới không bền chặt được
thôi chứ đã là sự thật thì dù cho không thích thì nó vẫn cứ là sự thật. Chính vì thế mà
mỗi chúng ta nên xây dựng cho mình một đức tính trung thực để được sự yêu mến
của những người xung quanh mình hơn nữa có như thế thì chúng ta mới thật sự là con
người trưởng thành.
꧁Tҥế Šơӥ²ᵏ¹¹꧂

Trưa hè gió thổi


Hoa phượng lung lay
Cánh hoa rụng bay
Như bầy bướm lượn

Từ ngày con thơ bé


Tiếng ru mẹ khe khẽ
Đến bây giờ lớn khôn
Vẫn thắm đượm trong hồn

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc ta. Bác vĩ đại đến mức hy sinh
cả cuộc đời mình cho dân, cho nước. Chính vì vậy, ảnh Bác thường được
treo một cách trang trọng ngay chính giữa bức tường lớp học của chúng
em.Bác đã đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc ta, rồi từ đó, nhân dân
ta mới được tự do. Người chính là tấm gương cho tất cả mọi người. Người
không chỉ là một vị lãnh tụ mà còn rất tình cảm, yêu thương nhân dân. Bác
sống giản dị nhưng vẫn một lòng với đất nước. Bác có nhân cách đẹp và
tài năng tuyệt vời.Cho dù Bác đã ra đi nhưng trong lòng mỗi người dân
Việt Nam coi Bác là vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác sẽ mãi tồn tại với
nhân dân ta như một trái tim vĩ đại của đất nước.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ


Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc,về sự tiếc nuối của tác giả
về một nền văn hoá truyền thống tốt đẹp. Tác giả đã tái hiện lại không khí
tết đến xuân về, phố phường đông vui, tấp nập.Ông đồ xuất hiện bên phố
bán câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hoá không thể
thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng
bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Nhưng theo thời gian,
phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng.Ông vẫn ngồi
đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý .Ở cuối bài thơ, câu hỏi “Những người
muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?’ giống như một lời than trách cho số
phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Bài thơ
đã để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm


Một trong những bài thơ mà em cảm thấy ấn tượng nhất của nhà thơ Tố
Hữu là “Lượm”.Những câu thơ mở đầu gợi ra hình ảnh một cậu bé liên lạc
còn nhỏ tuổi nhưng rất dũng cảm, nhanh nhẹn và đáng yêu.Lúc này người
chú có dịp ra Hà Nội và tình cờ gặp Lượm.Tác giả đã khéo léo sử dụng
biện pháp hoán dụ trong câu”Ngày Huế đổ máu” để nói niềm đau của
người Huế khi bao người đã phải ngã xuống vì chiến tranh.Những hình
ảnh cái xắc xinh xinh đeo trên vai,cùng chiếc mũ ca lô đội lệch trên
đầu,miệng thì huýt sáo vang giúp ta cảm nhận được vẻ hồn nhiên, ngây thơ
của Lượm. Cho dù Lượm đã về với đất mẹ thân yêu nhưng cái chết của
Lượm là cái chết anh hùng và đầy tự hào. Bài thơ đã khơi gợi cho người
đọc những cảm xúc thật đẹp đẽ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Tiếng thu
Một trong những bài thơ mà em cảm thấy ấn tượng nhất là bài Tiếng thu
của Lưu Trọng Lư.Nhà thơ mang tới hình ảnh người cô phụ đang nhớ về
người chồng. Mùa thu trong bài man mác buồn vì trong không gian mùa
thu lại xuất hiện một người vợ cô độc không có chồng ở bên bởi chồng của
cô là người đang đi bảo vệ Tổ quốc. Trong khung cảnh rừng thu thơ
mộng , bỗng nhà thơ khắc hoạ một chú nai vàng đang ngơ ngác đạp lên
đống lá khô. Chú nai một mình giống như là nàng cô phụ đang cô đơn,
trống vắng. Qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được không khí mùa thu dịu
dàng nhưng đồng thời cũng thấy được tâm hồn đầy tâm trạng qua hình ảnh
người cô phụ nhớ chồng. Nhà thơ thật tài tình khi khắc hoạ một mùa thu
đầy cảm xúc để gửi tới cho người đọc.

Giữa buổi trưa hè


Ve kêu e… e…
Gió thổi nhè nhẹ
Nắng ghé xuống sân.

Buổi trưa lim dim


Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.
1. Từ ngữ, hình ảnh:trưa hè, ve, gió, nắng,sân, mắt, bóng, vườn
2. BPTT:nắng ghé xuống sân,Bóng cũng nằm im
3.Vần chân: hè-nhẹ, dim-im, Nhịp: 2/2, 1/3
4.Cảm xúc tác giả:Diễn tả bức tranh thiên nhiên ngày hè, tình yêu với
thiên nhiên, cuộc sống.
5.Chủ đề:Bài thơ cảm nhận về buổi trưa bình dị của mùa hè, sâu sắc,
thể hiện tình yêu với thiên nhiên
Thông điệp:Cảnh buổi trưa hè thật đẹp với những hình ảnh bình dị,
quen thuộc gắn bó với mỗi người

Bài thơ: ÔNG ĐỒ


1.Từ ngữ, hình ảnh:hoa đào, ông đồ ,mực, tàu giấy đỏ,người,phượng ,rồng
2.BPTT:
Nhân hóa:Như phượng múa rồng bay
Tác dụng: Biện pháp nhân hóa thể hiện sự tàn lụi của một truyền thống văn
hóa, đồng thời bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc của nhà thơ.
3.Vần, nhịp: vần chân:tay-bay, nở -đỏ, nhịp:2/3, 3/2
4.Cảm xúc tác giả: Bài thơ đã bộc lộ những tình cảm chân thành của tác
giả với một nét đẹp văn hoá của dân tộc
5.Chủ đề:Bài thơ Ông Đồ của tác giả Vũ Đình Liên thể hiện sâu sắc tình
cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả
đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
Thông điệp:Thông điệp của bài thơ Ông đồ là hãy có thái độ trân trọng với
những giá trị văn hoá xa xưa , trân trọng con người làm nên, tạo nên và lưu
giữ văn hoá. Đó cũng là biểu hiện đẹp, ý nghĩa của truyền thống, lối sống
thuỷ chung, ân nghĩa ngay cả khi thời đại có đổi thay.
6.Viết đoạn văn ngắn:Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là
sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn hóa truyền thồn tốt đẹp. Tác giả đã
tái hiện lại không khí tết đến xuân về, phố phường đông vui, tấp nập.Ông
đồ xuất hiện bên phố bán câu đối để mọi người trưng trong nhà như một
văn hoá không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát
như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết.
Nhưng theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa
chuộng.Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý .Ở cuối bài thơ,
câu hỏi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?’ giống như một
lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị
truyền thống. Bài thơ đã để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Bài thơ:LƯỢM
1. Từ ngữ, hình ảnh:máu, chú, cháu,chú bé, cái xắc,cái chân,cái đầu,ca lô,
sáo, chim chích
2. BPTT:Như con chim chích
Tác dụng:miêu tả vẻ đẹp ngây thơ, hồn nhiên như "con chim chích" của
chú bé Lượm. Qua đó, tác giả đã cho chúng ta thấy được tình yêu mà
Lượm dành cho đất nước vô cùng to lớn.
3.Vần, nhịp: Vần chân: máu-cháu, choắt-thoắt, vang-vàng, nhịp: 2/2, 1/3
4.Cảm xúc tác giả:bài thơ giàu cảm xúc, mang đậm dấu ấn phong cách
sáng tác của tác giả. Bài thơ đã đem đến cho người đọc những tình cảm
đẹp đẽ,để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc .
5.Chủ đề:Bài thơ khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc tên Lượm với tính cách
hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi, hăng hái, vô cùng dũng cảm và lạc quan,
yêu đời.
Thông điệp:Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm đến người đọc
ấn tượng về sự hy sinh của thế hệ trẻ cho hoà bình độc lập của Tổ quốc.
Từ đó gợi ra bài học cho thế hệ trẻ về trách nhiệm với quê hương, đất
nước.
6. Viết đoạn văn ngắn:
Một trong những bài thơ mà em cảm thấy ấn tượng nhất của nhà thơ Tố
Hữu là “Lượm”. Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, nhịp 2/2, 1/3.Những
câu thơ mở đầu gợi ra hình ảnh một cậu bé liên lạc còn nhỏ tuổi nhưng rất
nhanh nhẹn và đáng yêu.Lúc này người chú có dịp ra Hà Nội và tình cờ
gặp Lượm.Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp hoán dụ trong câu”Ngày
Huế đổ máu” để nói niềm đau của người Huế khi bao người đã phải ngã
xuống vì chiến tranh.Những hình ảnh cái xắc xinh xinh đeo trên vai,cùng
chiếc mũ ca lô đội lệch trên đầu,miệng thì huýt sáo vang giúp ta cảm nhận
được vẻ hồn nhiên, ngây thơ của Lượm. Cho dù Lượm đã về với đất mẹ
thân yêu nhưng cái chết của Lượm là cái chết anh hùng và đầy tự hào. Bài
thơ đã khơi gợi cho người đọc những cảm xúc thật đẹp đẽ.

Bài thơ:TIẾNG THU


1.Từ ngữ, hình ảnh:em, mùa thu, kẻ chinh phu,người cô phụ, rừng, lá thu,
con nai , lá vàng
2.BPTT:
Điệp ngữ :Em không nghe
Tác dụng:tô đậm thêm hình ảnh nhân vật trữ tình trước cảnh sắc thay đổi
của mùa sang thu, đồng thời tạo sự nhịp nhàng cho bài thơ.
Nhân hoá: Lá thu kêu xào xạc
Tác dụng:Miêu tả vẻ đẹp sinh động của sự vật
3.Vần, nhịp: Vần chân: phu-phụ, xác-ngác, Nhịp:2/3, 3/2
4.Cảm xúc tác giả:Tác giả đã khiến cho chúng ta thấy được mùa thu mơ
màng bất tận của người đàn ông đồng thời cũng cho chúng ta thấy được
nỗi lòng của người cô phụ đối với người chồng đang chinh chiến nơi xa.

5.Chủ đề:Tiếng thu cũng đồng nghĩa với tiếng lòng, tiếng nói con tim của
một tình yêu câm lặng. Tác giả mượn mùa thu để nói thay tiếng lòng mình,
muôn đời vẫn rất ban sơ, vẫn muốn được ngơ ngác trong tình yêu.

Kí tự ko có
ᅠᅠᅠ
Hello, my name is Son from group 1. Today I will tell you how to make flan and I hope you can
easily follow the instructions. The flan is delicious and soft. It's very delicious. thank you. Thank
you for listening

You might also like