Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

ÔN THI GIỮA KỲ

DẠNG 1. TÍNH XÁC SUẤT BIẾN CỐ BẰNG ĐỊNH NGHĨA XÁC SUÂT

CỔ ĐIỂN

1. Quy tắc cộng


Một công việc có thể thực hiện theo hai phương án độc lập nhau 𝐴 và 𝐵. Nếu
phương án 𝐴 có 𝑚 cách thực hiện, phương án 𝐵 có 𝑛 cách thực hiện thì công việc
đó có 𝑚 + 𝑛 cách thực hiện.

2. Quy tắc nhân


Một công việc có thể được chia ra thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất có 𝑚
cách thực hiện, giai đoạn thứ hai có 𝑛 cách thực hiện thì công việc đó có m.n cách
thực hiện.

Chú ý: Để đếm số cách thực hiện một công việc thỏa mãn tính chất 𝑇 nào đó,
chúng ta có 2 cách làm như sau:

Cách 1. Đếm trực tiếp số cách thực hiện công việc thỏa mãn tính chất 𝑇.

Cách 2. Đếm gián tiếp bằng cách:

Bước 1. Đếm số cách thực hiện công việc đó mà không quan tâm đến tính chất 𝑇
đã cho.

Bước 2. Đếm số cách thực hiện công việc mà không thỏa mãn tính chất 𝑇.

Lấy số cách thực hiện ở Bước 1 trừ đi số cách thực hiện ở Bước 2 ta sẽ được kết
quả cần tìm.

3. Hoán vị
a. Hoán vị không lặp: Mỗi cách sắp thứ tự 𝑛 phần tử của một tập hợp
gồm 𝑛 phần tử (khác nhau) được gọi là một hoán vị không lặp của 𝑛
phần tử đó.
Số hoán vị của một tập hợp gồm 𝑛 phần tử là: 𝑃𝑛 = 𝑛 !

b. Hoán vị lặp: Cho một tập hợp gồm 𝑛 phần tử, trong đó có 𝑛1 phần tử
𝑎1 , 𝑛2 phần tử 𝑎2 , … , 𝑛𝑘 phần tử 𝑎𝑘 với 𝑛1 + 𝑛2 + ⋯ + 𝑛𝑘 = 𝑛. Khi đó,
mỗi cách sắp thứ tự 𝑛 phần tử của tập hợp được gọi là một hoán vị lặp
của 𝑛 phần tử đó.
𝑛!
Số hoán vị lặp của 𝑛 phần tử là: 𝑃‾𝑛 = .
𝑛1 !𝑛2 !…𝑛𝑘 !

1. Chỉnh hợp
a. Chỉnh họp̣ không lặp: Mỗi cách sắp thứ tự không hoàn lại 𝑘 phần tử của
một tập hợp gồm 𝑛 phần tử (0 ≤ 𝑘 ≤ 𝑛) được gọi là một chỉnh hợp không
lặp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử.
𝑛!
Số chỉnh hợp không lặp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử là: 𝐴𝑘𝑛 = .
(𝑛−𝑘) !

b. Chỉnh họp̣ lặp: Mỗi cách sắp thứ tự có hoàn lại 𝑘 phần tử của một tập hợp
có 𝑛 phần tử được gọi là một chỉnh hợp lặp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử.

Số chỉnh hợp lặp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử là: 𝐴‾𝑘𝑛 = 𝑛𝑘 .

5. Tổ hợp
Mỗi tập hợp con gồm 𝑘 phần tử của một tập hợp 𝑛 phần tử (0 ≤ 𝑘 ≤ 𝑛) được gọi
là một tổ hợp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử đó.
𝑛!
Số tổ hợp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử là: 𝐶𝑛𝑘 = .
𝑘!(𝑛−𝑘)!

6. Định nghĩa xác suất cổ điển


Xác suất của một biến cố 𝐴 được xác định bởi công thức:
𝑛𝐴
𝑃(𝐴) = .
𝑛Ω

Trong đó, 𝑛𝐴 là số trường hợp thuận lợi của biến cố 𝐴, 𝑛Ω là số trường hợp đồng
khả năng.

BÀI TẬP

Câu 1.
Xếp 3 bạn nam và 3 bạn nữ vào một bàn dài có 6 chỗ ngồi. Tính xác suất để:

a) Nam và nữ xếp xen kẻ nhau.

b) 3 bạn nam ngồi liền kề nhau.


Giải.
Số trường hợp đồng khả năng là: 6 !

a) Gọi 𝐴 là biến cố nam và nữ xếp xen kẻ nhau. Số trường hợp


72
thuận lợi của 𝐴 là 72 . Vậy 𝑃(𝐴) = = 0,1.
6!

b) Gọi 𝐵 là biến cố 3 bạn nam ngồi liền kề nhau. Số trường hợp


4!3!
thuận lợi của 𝐵 là 4! 3!. Vậy 𝑃(𝐵) = = 0,2.
6!

Câu 2.

Một hộp linh kiện có 5 linh kiện tốt và 3 linh kiện kém chất lượng. Lấy ngẫu nhiên
lần lưọṭ không hoàn lại 2 linh kiện.
a) Tìm xác suất để cả 2 linh kiện đều tốt.

b) Tìm xác suất để chỉ linh kiện đầu tiên tốt.

c) Tìm xác suất để có ít nhất một linh kiện tốt.

Giải.
Số trường hợp đồng khả năng: 𝐴28

a) Gọi 𝐴 là biến cố lấy được 2 linh kiện tốt.

𝐴25 20 5
𝑃(𝐴) = 2 = =
𝐴8 56 14

b) Gọi 𝐵 là biến cố chỉ linh kiện đầu tiên là tốt

𝐴15 ⋅ 𝐴13 15
𝑃(𝐵) = =
𝐴28 56

c) Gọi 𝐶 là biến cố lấy được ít nhất một linh kiện tốt

𝐴15 ⋅ 𝐴13 + 𝐴25 50


Cách 1: 𝑃(𝐶) = = .
𝐴28 56
𝐴23 50

Cách 2: 𝑃(𝐶) = 1 − 𝑃(𝐶 ) = 1 − 2 = .
𝐴8 56

Câu 3.
Người ta phân ngẫu nhiên 8 học sinh, trong đó có bạn 𝐴 và 𝐵, thành 2 nhóm, mỗi
nhóm 4 bạn để chơi trò kéo co. Tính xác suất để hai học sinh A và B ở trong cùng
một nhóm.

Giải.
1
Số trường hợp đồng khả năng là: 𝐶84 = 35.
2

Gọi 𝐴 là biến cố hai học sinh A và B ở cùng một nhóm. Số trường hợp thuận lợi
3
của 𝐴 là 𝐶62 = 15. Vậy 𝑃(𝐴) = .
7

Câu 4.
Một hộp có 7 quả cầu đỏ và 3 quả cầu xanh. Lấy ngẫu nhiên 4 quả cầu.

a) Tính xác suất để lấy được đúng 2 quả cầu xanh.

b) Tính xác suất để lấy được ít nhất 2 quả cầu xanh.

c) Tính xác suất để lấy được cả 4 quả cầu đỏ.

Giải.
4
Số trường hợp đồng khả năng: 𝐶10

a) Gọi 𝐴 là biến cố lấy được đúng 2 quả cầu xanh


𝐶32 ⋅𝐶72 63
Ta có 𝑃(𝐴) = 4 = .
𝐶10 210

b) Gọi 𝐵 là biến cố lấy được ít nhất 2 quả cầu xanh


𝐶32 ⋅𝐶72 +𝐶33 ⋅𝐶71 1
Ta có 𝑃(𝐵) = 4 = .
𝐶10 3

c) Gọi 𝐶 là biến cố lấy được cả 4 quả cầu đỏ


𝐶74 1
Ta có 𝑃(𝐶) = 4 = .
𝐶10 6

Câu 5.

Ba chữ số cuối cùng của một số điện thoại có 3 số đầu là 123 … bị xóa trong sổ.
Biết rằng số điện thoại có 6 chữ số. Tính xác suất để
a) 3 chữ số bị xóa là 3 chữ số khác nhau.
b) 3 chữ số bị xóa là 3 chữ số khác nhau và khác 3 chữ số đầu.

c) 3 chữ số bị xóa là trùng nhau.

Giải.
Ba chữ số sau của số điện thoại lấy từ tập hợp gồm 10 chữ số {0,1, 2, … ,9}. Vậy
số trường hợp đồng khả năng là: 𝐴‾10
3
.

a) Gọi 𝐴 là biến cố 3 chữ số bị xóa khác nhau.


𝐴310
Ta có 𝑃(𝐴) = = 0,72.
𝐴‾310

b) Gọi 𝐵 là biến cố 3 chữ số bị xóa là 3 chữ số khác nhau và khác 3 chữ số đầu.
𝐴37
Ta có 𝑃(𝐴) = = 0,21.
𝐴‾310

c) Gọi C là 3 chữ số bị xóa trùng nhau.


10
Ta có 𝑃(𝐶) = = 0,01.
𝐴‾310

Câu 6.
Đề cương ôn tập học phần Xác suất có 40 câu, đề thi sẽ ra 3 câu trong 40 câu của
đề cương. Một sinh viên chỉ học 20 câu trong đề cương. Tính xác suất để sinh viên
đó ôn đúng ít nhất 2 câu của đề thi.

Giải.
3
Số trường hợp đồng khả năng là: 𝐶40

Gọi 𝐴 là biến cố sinh viên đó ôn đúng ít nhất 2 câu trong đề thi.


3 2 1
Số trường hợp thuận lợi của 𝐴 là: 𝐶20 + 𝐶20 𝐶20 .
3 +𝐶 2 𝐶 1
𝐶20 7
20 20
Vậy 𝑃(𝐴) = 3 = .
𝐶40 52

Câu 7.
Có 5 khách hàng không quen biết nhau và cùng vào mua hàng ở một cửa hàng có
3 quầy hàng. Biết rằng sự lựa chọn quầy hàng của các khách hàng là độc lập và
như nhau. Tính xác suất để

a) 5 người vào cùng 1 quầy hàng.

b) 3 người vào cùng 1 quầy hàng.

c) Mỗi quầy đều có người tới mua.

Giải.
Số trường hợp đồng khả năng là 𝐴‾53 = 35 .

a) Gọi 𝐴 là biến cố có 5 khách hàng vào cùng 1 quầy hàng (chọn 1 quầy hàng ngẫu
3 1
nhiên trong 3 quầy). Ta có 𝑃(𝐴) = 5 = 4.
3 3

b) Gọi 𝐵 là biến cố có 3 người cùng vào 1 quầy. Do đó, hai người kia sẽ vào 2
quầy còn lại.
3𝐶53 ⋅𝐴‾22 120 40
Ta có 𝑃(𝐵) = = = .
35 35 81

c) Gọi 𝐷 là biến cố mỗi quầy đều có người tới mua. Nghĩa là có hai trường hợp
sau xảy ra :

Trường hợp 1 : Có hai quầy mà mỗi quầy có hai người tới mua và một quầy còn
lại có một người tới mua. Số trường hợp thuận lợi là 𝐶51 ⋅ 𝐶42 ⋅ 𝐶22 ⋅ 3.

Trường hợp 2 : Có một quầy 3 người tới mua và hai quầy còn lại mỗi quầy có một
người tới mua. Số trường hợp thuận lợi là 𝐶53 ⋅ 𝐶21 ⋅ 𝐶11 ⋅ 3.
𝐶51 ⋅𝐶42 ⋅𝐶22 ⋅3+𝐶53 ⋅𝐶21 ⋅𝐶11 ⋅3 150 50
Ta có 𝑃(𝐷) = = = .
35 35 81

Câu 8.
Một khách sạn có 6 phòng đơn. Có 10 khách đến thuê phòng, trong đó có 6 nam
và 4 nữ. Người quản lý chọn ngẫu nhiên 6 người. Tính xác suất để có ít nhất 2 nữ.

Giải.
6
Số trường hợp đồng khả năng 𝐶10 .

Gọi 𝐴 là biến cố có ít nhất 2 nữ được chọn.


𝐶42 𝐶64 +𝐶43 𝐶63 +𝐶44 𝐶62 37
Ta có 𝑃(𝐴) = 6 = .
𝐶10 42

Câu 9.
Một hộp đựng 6 quả cầu trắng, 4 quả cầu đỏ và 2 quả cầu đen. Chọn ngẫu nhiên 6
quả cầu. Tính xác suất để chọn được 3 quả cầu trắng, 2 quả cầu đỏ và 1 quả cầu
đen.

Giải.
6
Số trường hợp đồng khả năng 𝐶12 .

Gọi 𝐴 là biến cố chọn được 3 quả cầu trắng, 2 quả cầu đỏ và 1 quả cầu đen. Số
20
trường hợp thuận lợi của 𝐴 là 𝐶63 𝐶42 𝐶21 suy ra 𝑃(𝐴) = .
77

Câu 10.
Ba nữ nhân viên phục vụ 𝐴, 𝐵, 𝐶 thay nhau rửa đĩa chén và giả thiết 3 người này
đều khéo léo như nhau. Trong 1 tháng có 4 chén bị vỡ. Tìm xác suất để một trong
3 người đánh vỡ 3 chén.

Giải.
Số trường hợp đồng khả năng là 34 .

Xét trường hợp A làm vỡ 3 chén:

 Nếu A làm vỡ 3 chén và B vỡ 1 chén thì có 𝐶43 𝐶11 = 4 trường hợp thuận lợi.

 Nếu 𝐴 làm vỡ 3 chén và 𝐶 vỡ 1 chén thì cũng có 4 trường hợp thuận lợi.

Như vậy trường hợp A là vỡ 3 chén có 8 trường hợp thuận lợi.

Tương tự, trường hợp 𝐵 làm vỡ 3 chén, 𝐶 làm vỡ 3 chén cũng có 8 trường hợp
24 8
thuận lợi. Vậy xác suất để có một trong 3 người làm vỡ 3 chén là 4 = .
3 27

Câu 11.

Có 9 hộp sữa, trong đó có 3 hộp bị hỏng được chia thành 3 phần đều nhau. Tính
xác suất để mỗi phần có 1 hộp bị hỏng.

Giải.
Số trường hợp đồng khả năng là 𝐶93 𝐶63 𝐶33 = 1680.

Gọi 𝐴 là biến cố mỗi phần có một hộp bị hỏng, số trường hợp


9
thuận lợi của 𝐴 là 𝐶31 𝐶62 × 𝐶21 𝐶42 × 𝐶11 𝐶22 = 540. Vậy 𝑃(𝐴) = .
28

Câu 12.

Lập tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên
trong các số tự nhiên được lập. Tính xác suất để chọn được số chia hết cho 25.

Giải.
Số trường hợp đồng khả năng là: 9.9.8.7 =4536.

Gọi 𝐴 là biến cố chọn được số tự nhiên chia hết cho 25.


̅̅̅̅
𝑐 d = 25
Số tự nhiên ̅̅̅̅̅̅̅
𝑎𝑏𝑐 d: 25 ⇔ ̅̅̅̅
𝑐 d: 25 ⇔ [̅̅̅̅
𝑐 d = 50
̅̅̅̅
𝑐 d = 70
Số tự nhiên có dạng ̅̅̅̅̅̅̅
𝑎𝑏25 có 49 số.

Số tự nhiên có dạng ̅̅̅̅̅̅̅


𝑎𝑏50 có 56 số.

Số tự nhiên có dạng ̅̅̅̅̅̅̅


𝑎𝑏75 có 49 số.
11
Vậy số trường hợp thuận lợi của 𝐴 là 154, suy ra 𝑃(𝐴) = .
324

BÀI TẬP LÀM THÊM

Câu 1.
Một lô hàng gồm 1000 sản phẩm, trong đó có 30 sản phẩm xấu.

a) Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm từ lô hàng, tính xác suất để được sản phẩm tốt.

b) Lấy ngẫu nhiên 10 sản phẩm, tính xác suất để có 8 sản phẩm tốt.

ĐS: a) 0,97 ; b) 0,0312

Câu 2.
Một hộp chứa 30 bi trắng, 7 bi đỏ và 15 bi xanh. Một hộp khác chứa 10 bi trắng, 6
bi đỏ và 9 bi xanh. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp 1 bi. Tìm xác suất để 2 bi rút ra
cùng màu.

ĐS: 0,3312

Câu 3.
Chia 12 tặng phẩm cho 3 người. Tính xác suất để

a) Người thứ nhất có đúng 3 tặng phẩm.

b) Mỗi người có 4 tặng phẩm.


3
29 𝐶12 4 𝐶4
𝐶12
ĐS: a) ; b) 8
312 312

Câu 4.

Khi gọi điện thoại, một khách hàng đã quên mất 2 chữ số cuối mà chỉ nhớ rằng đó
là hai chữ số khác nhau, nên đành chọn ngẫu nhiên 2 số. Tìm xác suất để người đó
thực hiện được cuộc liên lạc.
1
ĐS:
90

Câu 5.

Một tổ học sinh gồm 9 em, trong đó có 3 bạn nữ, chia thành 3 nhóm đều nhau.
Tìm xác suất để mỗi nhóm có 1 bạn nữ.

ĐS: 0,3124.

DẠNG 2. XÁC SUẤT CỦA TỒNG VÀ TÍCH CỦA CÁC BIẾN CỐ

1. Định nghĩa

Cho 𝐴, 𝐵 là các biến cố tùy ý. Khi đó,

 𝐴 + 𝐵 được gọi là biến cố tổng của hai biến cố 𝐴 và 𝐵. 𝐴 + 𝐵 xảy ra khi 𝐴


xảy ra hoặc 𝐵 xảy ra.

 𝐴𝐵 được gọi là biến cố tích của hai biến cố 𝐴 và 𝐵. 𝐴𝐵 xảy ra khi cả 𝐴 và


𝐵 cùng xảy ra.

 Hai biến cố 𝐴 và 𝐵 được gọi là xung khắc khi 𝐴𝐵 = ∅.


𝐴𝐵 = ∅
 Biến cố 𝐵 được gọi là biến cố đối lập của biến cố 𝐴 khi { . Ký
𝐴+𝐵 =Ω
hiệu: 𝐵 = 𝐴‾.
̅̅̅̅̅̅̅̅
Chú ý: 𝐴 + 𝐵 = 𝐴‾ ⋅ 𝐵‾; 𝐴𝐵
̅̅̅̅ = 𝐴‾ + 𝐵‾.

 Hai biến cố 𝐴 và 𝐵 được gọi là độc lập nếu sự xảy ra hay không xảy ra của
biến cố này không ảnh hưởng đến xác suất của biến cố kia.
Nếu hai biến cố 𝐴 và 𝐵 độc lập thì 𝑃(𝐴𝐵) = 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵).

 Họ các biến cố 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 được gọi là độc lập toàn phần nếu mỗi biến cố
độc lập với một tổ hợp bất kỳ các biến cố còn lại.
2. Công thức cộng xác suất
Cho 𝐴, 𝐵 là hai biến cố tùy ý. Khi đó,

𝑃(𝐴 + 𝐵) = 𝑃(𝐴) + 𝑃(𝐵) − 𝑃(𝐴𝐵).

Đặc biệt, nếu 𝐴 và 𝐵 xung khắc thì 𝑃(𝐴 + 𝐵) = 𝑃(𝐴) + 𝑃(𝐵).

Tổng quát: Nếu các biến cố 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 xung khắc với nhau từng đôi thì
𝑃(𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛 ) = 𝑃(𝐴1 ) + 𝑃(𝐴2 ) + ⋯ + 𝑃(𝐴𝑛 ).

3. Công thức nhân xác suất


Cho 𝐴, 𝐵 là hai biến cố tùy ý, xác suất của biến cố 𝐴 biết 𝐵 đã xảy ra được viết và
𝑃(𝐴𝐵)
xác định bởi công thức 𝑃(𝐴/𝐵) = , hay 𝑃(𝐴𝐵) = 𝑃(𝐵)𝑃(𝐴/𝐵).
𝑃(𝐵)

Tổng quát:
𝑃(𝐴1 𝐴2 … 𝐴𝑛 ) = 𝑃(𝐴1 )𝑃(𝐴2 /𝐴1 )𝑃(𝐴3 /𝐴1 𝐴2 ) … 𝑃(𝐴𝑛 /𝐴1 𝐴2 … 𝐴𝑛−1 ).

Đặc biệt, nếu 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 độc lập toàn phần thì

𝑃(𝐴1 𝐴2 … 𝐴𝑛 ) = 𝑃(𝐴1 )𝑃(𝐴2 ) … 𝑃(𝐴𝑛 )

4. Công thức xác xuất liên hệ giữa tổng và tích các biến cố Cho 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛
là họ các biến cố độc lập toàn phần. Khi đó,
𝑛 𝑛

𝑃 (∑ 𝐴𝑖 ) = 1 − ∏ 𝑃(𝐴̅𝑖 )
𝑖=1 𝑖=1

Đặc biệt, nếu 𝐴, 𝐵 là hai biến cố độc lập thì

𝑃(𝐴 + 𝐵) = 1 − 𝑃(𝐴‾)𝑃(𝐵‾).
BÀI TẬP

Câu 1.
Chứng minh rằng nếu 𝐴 và 𝐵 là hai biến cố thỏa mãn 𝑃(𝐴𝐵) = 𝑃(𝐴) ⋅ 𝑃(𝐵) thì:
a) 𝑃(𝐴𝐵‾) = 𝑃(𝐴) ⋅ 𝑃(𝐵‾).
b) 𝑃(𝐴‾𝐵‾) = 𝑃(𝐴‾) ⋅ 𝑃(𝐵‾).

Giải.
a) Ta có 𝐴 = 𝐴Ω = 𝐴(𝐵 + 𝐵‾) = 𝐴𝐵 + 𝐴𝐵‾ và hai biến cố 𝐴𝐵, 𝐴𝐵‾ xung khắc nhau.
Khi đó, 𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐴𝐵 + 𝐴𝐵‾) = 𝑃(𝐴𝐵) + 𝑃(𝐴𝐵‾) ( ∗ ). Do 𝑃(𝐴𝐵) = 𝑃(𝐴) ⋅ 𝑃(𝐵)
nên từ ( ∗ ) suy ra

𝑃(𝐴𝐵‾) = 𝑃(𝐴) − 𝑃(𝐴𝐵) = 𝑃(𝐴) − 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵)


= 𝑃(𝐴)[1 − 𝑃(𝐵)] = 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵‾).

Vậy 𝑃(𝐴𝐵‾) = 𝑃(𝐴) ⋅ 𝑃(𝐵‾).

b) Ta có

𝑃(𝐴‾𝐵‾) = 𝑃(𝐴
̅̅̅̅̅̅̅̅
+ 𝐵) = 1 − 𝑃(𝐴 + 𝐵) = 1 − 𝑃(𝐴) − 𝑃(𝐵) + 𝑃(𝐴𝐵)( ∗ ).

Do 𝑃(𝐴𝐵) = 𝑃(𝐴) ⋅ 𝑃(𝐵) nên từ (∗) suy ra

𝑃(𝐴‾𝐵‾) = 1 − 𝑃(𝐴) − 𝑃(𝐵) + 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵) = (1 − 𝑃(𝐴))(1 − 𝑃(𝐵))

= 𝑃(𝐴‾)𝑃(𝐵‾). Vậy 𝑃(𝐴‾𝐵‾) = 𝑃(𝐴‾) ⋅ 𝑃(𝐵‾).

Câu 2.

Chứng minh rằng: nếu các biến cố 𝐴, 𝐵1 độc lập, 𝐴, 𝐵2 độc lập và 𝐵1 , 𝐵2 xung
khắc thì 𝑃(𝐴(𝐵1 + 𝐵2 )) = 𝑃(𝐴) ⋅ 𝑃(𝐵1 + 𝐵2 ).

Giải.
Ta có 𝐵1 , 𝐵2 xung khắc nên các biến cố 𝐴𝐵1 , 𝐴𝐵2 cũng xung khắc với nhau. Khi
đó,

𝑃(𝐴(𝐵1 + 𝐵2 )) = 𝑃 (𝐴𝐵1 + 𝐴𝐵2 ) = 𝑃(𝐴𝐵1 ) + 𝑃(𝐴𝐵2 )

= 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵1 ) + 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵2 ) = 𝑃(𝐴)[𝑃(𝐵1 ) + 𝑃(𝐵2 )] = 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵1 + 𝐵2 ).

Câu 3.
Một xí nghiệp có 2 máy hoạt động độc lập. Xác suất để máy 1 và máy 2 không
hỏng lần lượt là 0,8 và 0,9 . Tìm xác suất để

a) Chỉ có đúng 1 máy không hỏng.

b) Có ít nhất 1 máy không hỏng.

Giải.
Gọi 𝐴𝑖 là biến cố máy thứ 𝑖 không hỏng, 𝑖 = 1,2.

Các biến cố 𝐴𝑖 độc lập nhau, 𝑖 = 1,2.

Gọi 𝐴 là biến cố chỉ có 1 máy không hỏng, ta có

𝐴 = 𝐴1 ⋅ ̅̅̅ ̅̅̅1 ⋅ 𝐴2
𝐴2 + 𝐴

Vì các nhóm biến cố trên xung khắc nên

𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐴1 ⋅ ̅̅̅


𝐴2 ) + 𝑃(𝐴̅̅̅1 ⋅ 𝐴2 )
= 𝑃(𝐴1 ) ⋅ 𝑃(̅̅̅
𝐴2 ) + 𝑃(𝐴 ̅̅̅1 ) ⋅ 𝑃(𝐴2 ) = 0,8 ⋅ 0,1 + 0,2 ⋅ 0,9 = 0,26.

b) Gọi 𝐵 là biến cố có máy hỏng.

Ta có 𝐵 = 𝐴1 + 𝐴2 suy ra 𝑃(𝐵) = 𝑃(𝐴1 ) + 𝑃(𝐴2 ) − 𝑃(𝐴1 ) ⋅ 𝑃(𝐴2 ) = 0,8


+0,9 − 0,8.0,9 = 0,98.

Câu 4.
Một Công ty đấu thầu 2 dự án A và B, dự án A đấu thầu trước. Khả năng thắng
thầu của dự án A là 90%. Nếu dự án A thắng thầu thì khả năng thắng thầu dự án B
là 80%. Nếu dự án A không thắng thầu thì khả năng thắng thầu dự án B là 50%.
Tính xác suất để

a) Công ty thắng thầu ít nhất một dự án.

b) Công ty chỉ thắng thầu một dự án.

Giải.
a) Gọi 𝐴1 là biến cố dự án A thắng thầu, 𝐴2 là biến cố dự án B thắng thầu. Các
biến cố 𝐴1 và 𝐴2 phụ thuộc nhau.

Gọi 𝑀 là biến cố Công ty thắng thầu ít nhất 1 dự án.


Ta có 𝑀 = 𝐴1 + 𝐴2 .
̅̅̅1 ⋅ ̅̅̅
𝑃(𝑀) = 𝑃(𝐴1 + 𝐴2 ) = 1 − 𝑃(𝐴 𝐴2 ) = 1 − 𝑃(𝐴̅̅̅1 ) ⋅ 𝑃(̅̅̅ ̅̅̅1 )
𝐴2 /𝐴
= 1 − 0,1 ⋅ 0,5 = 0,95.

b) Gọi 𝑁 là biến cố Công ty chỉ thắng thầu 1 dự án, suy ra

𝑁 = 𝐴1 ̅̅̅ ̅̅̅1 𝐴2
𝐴2 + 𝐴

Các nhóm biến cố trên xung khắc. Do đó,

𝑃(𝑁) = 𝑃(𝐴1 ̅̅̅


𝐴2 + 𝐴̅̅̅1 𝐴2 ) = 𝑃(𝐴1 ̅̅̅
𝐴2 ) + 𝑃(𝐴 ̅̅̅1 𝐴2 )
= 𝑃(𝐴1 )𝑃(̅̅̅
𝐴2 /𝐴1 ) + 𝑃(𝐴 ̅̅̅1 )𝑃(𝐴2 /𝐴̅̅̅1 )
= 0,9.0,2 + 0,1.0,5 = 0,23.

Câu 5.
Một hộp có 5 bi trắng và 6 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên lần lưọt không hoàn lại 3 bi.Tìm
xác suất 3 bi lấy được 3 bi đỏ.

Giải.
Gọi 𝐴𝑖 là biến cố lấy bi thứ 𝑖 được bi đỏ, 𝑖 = 1,2,3.

Gọi 𝐴 là biến cố lấy được 3 bi đỏ. Ta có 𝐴 = 𝐴1 ⋅ 𝐴2 ⋅ 𝐴3

Vì các biến cố 𝐴𝑖 phụ thuộc nhau, 𝑖 = 1,2,3 nên xác suất của 𝐴 được xác định bởi:
𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐴1 ) ⋅ 𝑃(𝐴2 /𝐴1 ) ⋅ 𝑃(𝐴3 /𝐴1 𝐴2 )
6 5 4 4
= ⋅ ⋅ =
11 10 9 33

Câu 6.
Có 5 khách bước lên một đoàn tàu có 3 toa đỗ sân ga. Mỗi hành khách chọn độc
lập ngẫu nhên 1 toa. Tính xác suất để mỗi toa đều có ít nhất một hành khách bước
lên.

Giải.
Gọi 𝐴𝑖 là biến cố toa thứ i không có khách lên, 𝑖 = 1,2,3.

Gọi 𝐴 là biến cố có ít nhất 1 toa không có khách lên.


Ta có 𝐴 = 𝐴1 + 𝐴2 + 𝐴3 . Vì các biến cố 𝐴𝑖 không xung khắc và độc lập toàn
phần, 𝑖 = 1, 2, 3 nên

𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐴1 ) + 𝑃(𝐴2 ) + 𝑃(𝐴3 ) − 𝑃(𝐴1 𝐴2 ) − 𝑃(𝐴1 𝐴3 ) − 𝑃(𝐴2 𝐴3 ) +


𝑃(𝐴1 𝐴2 𝐴3 ).
25
𝑃(𝐴1 ) = 𝑃(𝐴2 ) = 𝑃 (𝐴3 ) = .
35

15
𝑃(𝐴1 ⋅ 𝐴2 ) = 𝑃(𝐴2 ⋅ 𝐴3 ) = 𝑃(𝐴1 ⋅ 𝐴3 ) = .
35

𝑃(𝐴1 𝐴2 𝐴3 ) = 0.
25 1 31 31 50
𝑃(𝐴) = 3 ⋅ −3 = ⇒ 𝑃(𝐴‾) = 1 − 𝑃(𝐴) = 1 − = .
35 35 81 81 81

Câu 7.
Xác suất để 1 người mua được hàng tốt là 0,9 . Nếu lần trước mua phải hàng xấu
thì xác suất mua được hàng tốt lần sau là 0,95 . Nếu lần trước mua được hàng tốt
thì không có kinh nghiệm gì khi mua lần sau. Tìm xác suất để người đó mua hàng
2 lần thì có đúng 1 lần mua phải hàng xấu.

Giải.
Gọi 𝐴1 là biến cố lần I mua phải hàng xấu, 𝐴2 là biến cố lần II mua phải hàng xấu.
Ta có 𝐴1 , 𝐴2 phụ thuộc nhau. Gọi 𝐴 là biến cố có đúng 1 lần mua phải hàng xấu.

𝐴 = 𝐴1 ̅̅̅ ̅̅̅1 𝐴2
𝐴2 + 𝐴

𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐴1 ̅̅̅ ̅̅̅1 𝐴2 )


𝐴2 + 𝐴
= 𝑃(𝐴1 )𝑃(̅̅̅
𝐴2 /𝐴1 ) + 𝑃(𝐴̅̅̅1 ) ⋅ 𝑃(𝐴2 /𝐴
̅̅̅1 )
= 0,1 ⋅ 0,95 + 0,9 ⋅ 0,1 = 0,185.

Câu 8.
Có 2 lô hàng, lô I có 90 chính phẩm và 10 phế phẩm, lô II có 80 chính phẩm và 20
phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên mỗi lô 1 sản phẩm. Tìm xác suất để

a) Có đúng 1 chính phẩm.

b) Có ít nhất 1 chính phẩm.

Giải.
a) Gọi 𝐴, 𝐵 là biến cố lấy được chính phẩm từ lô I, II.

Ta có 𝑃(𝐴) = 0,9; 𝑃(𝐵) = 0,8. 𝐴 và 𝐵 độc lập. Xác suất để lấy đúng 1 chính
phẩm là

𝑃(𝐴‾𝐵 + 𝐴𝐵‾) = 𝑃(𝐴‾)𝑃(𝐵) + 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵‾) = 0,26

b) Xác suất để lấy được ít nhất một chính phẩm là

𝑃(𝐴 + 𝐵) = 𝑃(𝐴) + 𝑃(𝐵) − 𝑃(𝐴𝐵)


= 𝑃(𝐴) + 𝑃(𝐵) − 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵) = 0,98

Câu 9.
Một thiết bị có 2 bộ phận hoạt động độc lập. Khả năng chỉ có một bộ phận bị hỏng
là 0,38 và khả năng để bộ phận thứ 2 bị hỏng là 0,8. Tính xác suất để bộ phận thứ
nhất bị hỏng.

Giải.
Gọi 𝐴, 𝐵 là biến cố bộ phân thứ 1,2 bị hỏng. Theo giả thiết ta có 𝑃(𝐵) =
0,8; 𝑃(𝐴𝐵‾ + 𝐴‾𝐵) = 0,38. Do 𝐴, 𝐵 độc lập nên suy ra
0,38 = 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵‾) + 𝑃(𝐴‾)𝑃(𝐵) = 𝑃(𝐴)(1 − 𝑃(𝐵)) + (1 − 𝑃(𝐴))𝑃(𝐵)

suy ra 0,38 = 0,2 ⋅ 𝑃(𝐴) + 0,8 ⋅ (1 − 𝑃(𝐴)) ⇒ 𝑃(𝐴) = 0,7.

Câu 10.
Một cầu thủ ném bóng vào rổ cho đến khi trúng thì dừng. Tìm xác suất để cầu thủ
đó dừng ném ở lần thứ 4 , biết rằng xác suất trúng của mỗi lần ném là 0,6 và các
lần ném là độc lập nhau.

Giải.
Gọi 𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 , 𝐴4 là biến cố cầu thủ ném trúng ở lần thứ 1,2,3,4. Xác suất để cầu
thủ đó dừng ném ở lần thứ 4 là 𝑃(𝐴‾1 𝐴‾2 𝐴‾3 𝐴4 ) = 0, 43 ⋅ 0,6 = 0,0384.

Câu 11.

Bắn 2 viên đạn vào một tấm bia một cách độc lập. Xác suất bắn trúng bia của viên
thứ nhất là 0,8 , của viên thứ hai là 0,6 .

a) Tính xác suất để có đúng 1 viên đạn trúng bia.


b) Giả sử có 1 viên đạn trúng bia. Tính xác suất để viên đạn đó là viên thứ hai.

Giải.
Gọi 𝐴, 𝐵 là biến cố viên đạn thứ 1,2 trúng bia.

Ta có 𝑃(𝐴) = 0,8; 𝑃(𝐵) = 0,6.

a) Xác suất để có đúng 1 viên đạn trúng bia là

𝑃(𝐴𝐵‾ + 𝐴‾𝐵) = 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵‾) + 𝑃(𝐴‾)𝑃(𝐵) = 0,8.0,4 + 0,2.0,6 = 0,44

b) Đặt 𝐻 = 𝐴𝐵‾ + 𝐴‾𝐵 ⇒ 𝐻𝐵 = 𝐴𝐵‾𝐵 + 𝐴‾𝐵𝐵 = 𝐴‾𝐵. Theo giả thiết, ta cần tính
𝑃(𝐵/𝐻)
𝑃(𝐻𝐵) 𝑃(𝐴‾𝐵) 𝑃(𝐴‾)𝑃(𝐵) 0,2⋅0,6 3
Ta có 𝑃(𝐵/𝐻) = = = = = .
𝑃(𝐻) 𝑃(𝐻) 𝑃(𝐻) 0,44 11

Câu 12.
Trong một ca làm việc có 3 máy hoạt động độc lập, xác suất để máy thứ nhất bị
hỏng là 0,15 , máy thứ hai bị hỏng là 0,1 và máy thứ ba là 0,2 . Tính xác suất để
trong ca làm việc đó có ít nhất một máy bị hỏng.

Giải.
Gọi 𝐴, 𝐵, 𝐶 là biến cố trong ca làm việc đó, máy thứ 1,2,3 bị hỏng. Ta có 𝑃(𝐴) =
0,15; 𝑃(𝐵) = 0,1; 𝑃(𝐶) = 0,2. Xác suất để có ít nhất một máy bị hỏng trong ca
làm việc đó là: 𝑃(𝐴 + 𝐵 + 𝐶). Ta có,

𝑃(𝐴 + 𝐵 + 𝐶) = 𝑃(𝐴) + 𝑃(𝐵 + 𝐶) − 𝑃(𝐴(𝐵 + 𝐶))


= 𝑃(𝐴) + 𝑃(𝐵) + 𝑃(𝐶) − 𝑃(𝐵𝐶) − 𝑃(𝐴𝐵) − 𝑃(𝐴𝐶) + 𝑃(𝐴𝐵𝐶)
= 𝑃(𝐴) + 𝑃(𝐵) + 𝑃(𝐶) − 𝑃(𝐵)𝑃(𝐶) − 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵) − 𝑃(𝐴)𝑃(𝐶)
+𝑃(𝐴)𝑃(𝐵)𝑃(𝐶) = 0,15 + 0,1 + 0,2 − 0,1.0,2 − 0,15.0,1 − 0,15.0,2
+0,15.0,1.0,2 = 0,388.

Câu 13.
Một người bắn 3 viên đạn một cách độc lập. Xác suất để cả 3 viên trúng vòng 10
là 0,008 , xác suất để 1 viên trúng vòng 8 là 0,15 và xác suất để 1 viên trúng vòng
dưới 8 là 0,4 . Tính xác suất để xạ thủ đạt ít nhất 28 điểm.

Giải.
Gọi 𝑃𝑖 là xác suất một viên đạn trúng vòng 𝑖.
3
Theo giả thiết ta có 𝑃10 = 0,008 ⇒ 𝑃10 = 0,2. Mặt khác, 𝑃8 = 0,15 và 𝑃𝑖<8 = 0,4
suy ra 𝑃9 + 𝑃10 = 1 − 0,15 − 0,4 = 0,45 suy ra 𝑃9 = 0,45 − 0,2 = 0,25. Vậy xác
suât để người đó đạt được ít nhất 28 điểm là 𝑃10 𝑃10 𝑃10 + 3𝑃10 𝑃10 𝑃9 +
3𝑃10 𝑃10 𝑃8 + 3𝑃10 𝑃9 𝑃9 = 0,0935.

TẬP LÀM THÊM

Câu 1.
Một lô hàng gồm 150 sản phẩm có chứa 6% phế phẩm. Người ta dùng phương
pháp chọn mẫu để kiểm tra lô hàng và quy ước rằng: Kiểm tra lần lượt 6 sản
phẩm, nếu có ít nhất 1 trong 6 sản phẩm đó là phế phẩm thì loại lô hàng đó ra.
Tính xác suất để chấp nhận lô hàng.
141 140 139 138 137 136
ĐS: ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅
150 149 148 147 146 145

Câu 2.
Một máy bay gồm 3 bộ phận có tầm quan trọng khác nhau. Muốn bắn rơi được
máy bay, thì chỉ cần có 1 viên đạn trúng vào bộ phận thứ nhất, hoặc 2 viên đạn
trúng vào bộ phận thứ 2 , hoặc 3 viên đạn trúng vào bộ phận thứ 3 . Xác suất để 1
viên đạn trúng bộ phận thứ 1,2,3 với điều kiện viên đạn đó trúng máy bay là
0,15; 0,3; 0,55. Tìm xác suất để máy bay bị bắn rơi khi:

a) Có 1 viên đạn trúng máy bay.

b) Có 2 viên đạn trúng máy bay.

c) Có 3 viên đạn trúng máy bay.

d) Có 4 viên đạn trúng máy bay.

ĐS: a) 0,15 ; b) 0,368; c) 0,728; d)1

Câu 3.
Một nhà máy sản xuất bóng đèn. Máy A sản xuất 25% số bóng đèn, máy 𝐵 sản
xuất 35% số bóng đèn còn máy 𝐶 sản xuất 40% số bóng đèn. Tỷ lệ sản phẩm
hỏng của các máy đó trên tổng sản phẩm do nhà máy đó sản xuất là 5% (máy A),
4% (máy B ), 2% (máy C). Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm của nhà máy thì được sản
phẩm xấu. Tính xác suất để sản phẩm lấy ra là do:
a) Máy A sản xuất.

b) Máy B sản xuất.

c) Máy C sản xuất.


25 28 16
ĐS: a) b) c)
69 69 69

DẠNG 3. CÔNG THỨC XÁC SUẤT TOÀN PHẦN VÀ CÔNG THƯC


BAYES

1. Hệ đầy đủ các biến cố


Họ các biến cố 𝐻1 , 𝐻2 , … , 𝐻𝑛 được gọi là hệ (nhóm) đầy đủ nếu thỏa mãn các điều
kiện sau:

𝐻𝑖 ⋅ 𝐻𝑗 = ∅, ∀𝑖 ≠ 𝑗
{
𝐻1 + 𝐻2 + ⋯ + 𝐻𝑛 = Ω

2. Công thức xác suất toàn phần (đầy đủ)


Cho 𝐻1 , 𝐻2 , … , 𝐻𝑛 là một hệ đầy đủ các biến cố và 𝐴 là một biến cố tùy ý phụ
thuộc vào các biến cố 𝐻𝑖 , 𝑖 = 1, … , 𝑛. Khi đó,

𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐻1 )𝑃(𝐴/𝐻1 ) + 𝑃(𝐻2 )𝑃(𝐴/𝐻2 ) + ⋯ + 𝑃(𝐻𝑛 )𝑃(𝐴/𝐻𝑛 )

3. Công thức Bayes


Cho 𝐻1 , 𝐻2 , … , 𝐻𝑛 là một hệ đầy đủ các biến cố và 𝐴 là một biến cố tùy ý phụ
thuộc vào các biến cố 𝐻𝑖 , 𝑖 = 1, … , 𝑛. Khi đó,

𝑃(𝐻𝑘 )𝑃(𝐴/𝐻𝑘 )
𝑃(𝐻𝑘 /𝐴) = , 𝑘 = 1, … , 𝑛.
𝑃(𝐴)
BÀI TẬP

Câu 1.
Trong một bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân các tỉnh như sau: Tỉnh A: 25%, tỉnh B: 35%,
tỉnh C: 40%. Biết rằng tỷ lệ bệnh nhân là kỹ sư của các tỉnh tương ứng là 2%, 3%
và 4%. Chọn ngẫu nhiên 1 bệnh nhân. Tính xác suất để bệnh nhân đó là kỹ sư.

Giải.
Gọi 𝐻1 là biến cố bệnh nhân thuộc tỉnh A.
𝐻2 là biến cố bệnh nhân thuộc tỉnh B.

𝐻3 là biến cố bệnh nhân thuộc tỉnh C.

Các biến cố trên tạo nên nhóm đầy đủ các biến cố. Gọi 𝐾 là biến cố bệnh nhân đó
là kỹ sư. Khi đó,

𝑃(𝐾) =𝑃(𝐻1 ) ⋅ 𝑃(𝐾/𝐻1 ) + 𝑃(𝐻2 ) ⋅ 𝑃(𝐾/𝐻2 ) + 𝑃(𝐻3 ) ⋅ 𝑃(𝐾/𝐻3 )


= 0,25 ⋅ 0,02 + 0,35 ⋅ 0,03 + 0,4 ⋅ 0,04 = 0,0315

Câu 2. Một nhà máy sản xuất bóng đèn có tỷ lệ bóng đèn tốt là 80%. Trước khi
xuất xưởng ra thị trường mỗi bóng đèn đều được qua kiểm tra chất lượng. Vì sự
kiểm tra không thể tuyệt đối hoàn hảo, nên bóng đèn tốt có xác suất 0,9 được công
nhận là tốt và một bóng đèn hỏng có xác suất 0,95 bị loại bỏ. Lấy ngẫu nhiên một
bóng đèn của nhà máy, biết bóng đèn đã qua kiểm tra chất lượng. Tính xác suất
bóng đèn đó là tốt.

Giải.
Gọi 𝐻1 là biến cố bóng đèn tốt. 𝐻2 là biến cố bóng đèn hỏng.

Các biến cố trên tạo nên nhóm đầy đủ các biến cố.

Gọi 𝐴 là biến cố bóng đèn vượt qua khâu kiểm định chất lượng. Ta có 𝑃(𝐴) =
𝑃(𝐻1 ) ⋅ 𝑃(𝐴/𝐻1 ) + 𝑃(𝐻2 ) ⋅ 𝑃(𝐴/𝐻2 )
=0,8 ⋅ 0,9 + 0,2 ⋅ 0,05 = 0,73.
𝑃(𝐻1 ) ⋅ 𝑃(𝐴/𝐻1 ) 0,8 ⋅ 0,9 72
𝑃(𝐻1 /𝐴) = = = .
𝑃(𝐴) 0,73 73

Câu 3.
Tỷ lệ người dân nghiện thuốc lá ở một vùng là 30%. Biết rằng tỷ lệ người bị viêm
họng trong số người nghiện thuốc là 60%, còn tỷ lệ người bị viêm họng trong số
người không hút thuốc lá là 40%. Lấy
ngẫu nhiên 1 người, biết rằng người đó viêm họng. Tính xác suất người đó nghiện
thuốc.

Giải.
Gọi 𝐴 là biến cố người được chọn nghiện thuốc lá, 𝐵 là biến cố người đó bị viêm
họng. Theo giả thiết, ta cần tính 𝑃(𝐴/𝐵). Ta có
𝑃(𝐴)𝑃(𝐵/𝐴) 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵/𝐴)
𝑃(𝐴/𝐵) = =
𝑃(𝐵) 𝑃(𝐴)𝑃(𝐵/𝐴) + 𝑃(𝐴‾)𝑃(𝐵/𝐴‾)
0,3 ⋅ 0,6 9
= = .
0,3.0,6 + 0,7.0,4 23

Câu 4.
Trong một kho rượu số lượng rượu loại A và B đều bằng nhau. Người ta chọn
ngẫu nhiên một chai rượu trong kho và đưa cho 5 người sành rượu nếm thử để xác
định xem đây là loại rượu nào. Giả sử mỗi người có xác suất đoán trúng là 75%.
Có 4 người kết luận chai rượu loại A và 1 người kết luận chai rượu lại B. Hỏi khi
đó xác suất để chai rượu được chọn thuộc loại A là bao nhiêu?

Giải.
Gọi 𝐴 là biến cố chai rượu lấy ra là loại A, 𝐵 là biến cố chai rượu lấy ra là loại B, 𝐸
là biến cố trong 5 người có 4 người kết luận chai rượu loại A và 1 người kết luận
chai rượu loại B. Theo giả thiết 𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐵) = 0,5. Ta cần tính 𝑃(𝐴/𝐸).
405
Ta có 𝑃(𝐸/𝐴) = 𝐶54 0, 754 . 0,25 = ;
1024

15
𝑃(𝐸/𝐵) = 𝐶54 0, 254 ⋅ 0,75 = .
1024

Như vậy,

𝑃(𝐴𝐸) 𝑃(𝐴)𝑃(𝐸/𝐴)
𝑃(𝐴/𝐸) = =
𝑃(𝐸) 𝑃(𝐴)𝑃(𝐸/𝐴) + 𝑃(𝐵)𝑃(𝐸/𝐵)
1 405
= 2 1024 ≃ 0,9643.
1 405 1 15
+
2 1024 2 1024

Câu 5.
Một công nhân đi làm ở thành phố khi trở về nhà có 2 cách: hoặc đi theo đường
ngầm hoặc đi qua cầu. Biết rằng ông ta đi lối đường ngầm trong 1/3 các trường
hợp, còn lại đi lối cầu. Nếu đi lối đường ngầm thì 75% trường hợp ông ta về đến
nhà trước 6 giờ, còn nếu đi lối cầu thì chỉ có 70% trường hợp. Tìm xác suất để
công nhân đó đã đi lối cầu biết rằng ông ta về đến nhà sau 6 giờ.

Giải.
Gọi 𝐴 là biến cố công nhân đó đi lối cầu, 𝐵 là biến cố công nhân đó đi lối đường
ngầm, 𝐶 là biến cố công nhân đó về sau 6 giờ. Ta cần tính 𝑃(𝐴/𝐶).
2 1 17
Ta có 𝑃(𝐶) = 𝑃(𝐴)𝑃(𝐶/𝐴) + 𝑃(𝐵)𝑃(𝐶/𝐵) = 0,3 ⋅ + 0,25 ⋅ = . Vậy
3 3 60
𝑃(𝐴)𝑃(𝐶/𝐴) 12
𝑃(𝐴/𝐶) = = .
𝑃(𝐶) 17

Câu 6.
Một người đánh rơi một chùm chía khóa. Xác suất để chìa khóa rơi ở cơ quan là
0,7 ; xác suất rơi ở nhà là 0,3 . Xác suất tìm thấy chìa
khóa ở cơ quan là 0,1 ; xác suất tìm thấy ở nhà là 0,8 . Người đó đến cơ quan tìm
và không thấy. Tính xác suất để chìa khóa rơi ở cơ quan.

Giải.
Gọi 𝐴1 , 𝐴2 là biến cố chìa khóa rơi ở nhà, cơ quan.

Gọi 𝐵1 , 𝐵2 là biến cố chìa khóa được tìm thấy ở nhà, cơ quan.


̅̅̅2 ).
Theo giả thiết, ta cần tính 𝑃(𝐴2 /𝐵

Ta có

𝑃(̅̅̅
𝐵2 ) = 𝑃(𝐴1 )𝑃(̅̅̅𝐵2 /𝐴1 ) + 𝑃(𝐴2 )𝑃(̅̅̅
𝐵2 /𝐴2 )
= 0,3.1 + 0,7 ⋅ 0,9 = 0,93.
𝑃(𝐴2 )𝑃(̅̅̅
𝐵2 /𝐴2 ) 0,7.0,9 21
̅̅̅2 ) =
Vậy 𝑃 (𝐴2 /𝐵 = = .
𝑃(̅̅̅
𝐵2 ) 0,93 31

Câu 7.

Có 3 kiện hàng, mỗi kiện hàng có 20 sản phẩm, số sản phẩm tốt trong kiện hàng
thứ 1, 2, 3 lần lượt là 12, 15, 17. Lấy ngẫu nhiên một kiện hàng và từ kiện hàng
lấy ngẫu nhiên ra 1 sản phẩm thì thấy sản phẩm này là tốt. Hãy cho biết khả năng
lớn nhất sản phẩm này thuộc kiện hàng nào?

Giải.
Gọi 𝐻1 , 𝐻2 , 𝐻3 là biến cố kiện hàng được lấy ra là kiện hàng thứ 1 , 2, 3. Ta có
𝐻1 , 𝐻2 , 𝐻3 tạo thành một hệ đầy đủ các biến cố.

Gọi 𝐴 là biến cố sản phẩm lấy ra là sản phẩm tốt.


𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐻1 )𝑃(𝐴/𝐻1 ) + 𝑃(𝐻2 )𝑃(𝐴/𝐻2 ) + 𝑃(𝐻3 )𝑃(𝐴/𝐻3 )
1 12 1 15 1 17 11
= + + = .
3 20 3 20 3 20 15
112
𝑃(𝐻1 )𝑃(𝐴/𝐻1 ) 320 3
Ta có 𝑃(𝐻1 /𝐴) = = 11 = ;
𝑃(𝐴) 11
15

115
𝑃(𝐻2 )𝑃(𝐴/𝐻2 ) 320 15
𝑃(𝐻2 /𝐴) = = 11 = ;
𝑃(𝐴) 44
15

117
𝑃(𝐻3 )𝑃(𝐴/𝐻3 ) 320 17
Và 𝑃(𝐻3 /𝐴) = = 11 = .
𝑃(𝐴) 44
15

Vậy khả năng lớn nhất sản phẩm này thuộc kiện hàng thứ 3.

Câu 8.

Tỷ lệ phế phẩm của máy 1 là 1%, của máy 2 là 2%. Một lô sản phẩm gồm 40%
sản phẩm của máy 1 và 60% sản phẩm của máy 2 .

Người ta lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm để kiểm tra.

a) Tìm xác suất trong 2 sản phẩm lấy ra có ít nhất 1 sản phẩm tốt.

b) Giả sử hai sản phẩm kiểm tra đều là tốt thì khả năng lấy tiếp được hai sản phẩm
tốt nữa là bao nhiêu?

Giải.

Chú ý: Bài toán cho tỷ lệ % sản phẩm nên không phụ thuộc vào phương thức lấy
sản phẩm.
a) Gọi 𝐴 là biến cố 2 sản phẩm lấy ra có ít nhất 1 sản phẩm tốt. Gọi 𝐻1 là biến cố
hai sản phẩm lấy ra là của máy 1 .

𝐻2 là biến cố hai sản phẩm lấy ra là của máy 2.

𝐻3 là biến cố hai sản phẩm lấy ra có 1 sản phẩm của máy 1 và 1 sản phẩm của
máy 2.

Ta có 𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐻1 )𝑃(𝐴/𝐻1 ) + 𝑃(𝐻2 )𝑃(𝐴/𝐻2 ) + 𝑃(𝐻3 )𝑃(𝐴/𝐻3 ).

𝑃(𝐻1 ) = 0,4.0,4 = 0,16;

𝑃(𝐻2 ) = 0,6.0,6 = 0,36;


𝑃(𝐻3 ) = 0,4.0,6 = 0,24

𝑃(𝐴/𝐻1 ) = 0,99 + 0,99 − 0,99.0,99 = 0,9999;

𝑃(𝐴/𝐻2 ) = 0,98 + 0,98 − 0,98.0,98 = 0,9996;

𝑃(𝐴/𝐻3 ) = 0,99 + 0,98 − 0,99 ⋅ 0,98 = 0,9998.

Vậy 𝑃(𝐴) = 0,16.0,9999 + 0,36.0,9996 + 0,24.0,9998 = 0,779788.

b) Gọi 𝐵 là biến cố 2 sản phẩm lấy ra kiểm tra đều tốt.

Ta có 𝑃(𝐵) = 𝑃(𝐻1 )𝑃(𝐵/𝐻1 ) + 𝑃(𝐻2 )𝑃(𝐵/𝐻2 ) + 𝑃(𝐻3 )𝑃(𝐵/𝐻3 )

𝑃(𝐵/𝐻1 ) = 0,99.0,99 = 0,9801;

𝑃(𝐴/𝐻2 ) = 0,98.0,98 = 0,9604;

𝑃(𝐴/𝐻3 ) = 0,99 ⋅ 0,98 = 0,9702.

Vậy 𝑃(𝐵) = 0,16 ⋅ 0,9801 + 0,36 ⋅ 0,9604 + 0,24 ⋅ 0,9702 = 0,735408.

Khả năng lấy tiếp được hai sản phẩm tốt cũng là 0,735408 .

Bài 9.

Một chiếc máy có 3 bộ phận hoạt động độc lập. Xác suất của các bộ phận trong
thời gian làm việc bị hỏng tương ứng là 0,2; 0,4; 0,3. Cuối ngày làm việc được
thông báo có đúng 2 bộ phận bị hỏng. Tìm xác suất hai bộ phận bị hỏng đó là 1 và
2.

Giải.
Gọi 𝐻1 , 𝐻2 , 𝐻3 là biến cố bộ phận thứ 1, 2, 3 bị hỏng.

Gọi 𝐴 là biến cố có hai bộ phận bị hỏng. Khi đó, 𝐴 = 𝐻1 𝐻2 + 𝐻1 𝐻3 + 𝐻2 𝐻3 .

Do chỉ có đúng 2 bộ phận bị hỏng và các bộ phận hoạt động độc lập nên

𝑃(𝐴) = 𝑃 (𝐻1 )𝑃(𝐻2 ) + 𝑃(𝐻2 )𝑃(𝐻3 ) + 𝑃(𝐻1 )𝑃(𝐻3 ) = 0,26.

Ta cần tính
𝑃(𝐻1 𝐻2 ) ⋅ 𝑃(𝐴/𝐻1 𝐻2 ) 𝑃(𝐻1 )𝑃(𝐻2 )
𝑃(𝐻1 𝐻2 /𝐴) = =
𝑃(𝐴) 𝑃(𝐴)
0,2 ⋅ 0,4 4
= = .
0,26 13
BÀI TẬP LÀM THÊM

Câu 1.

Tỷ số ô tô tải và ô tô con đi qua đoạn đường có trạm bơm dầu là 5/2. Xác suất để
1 ô tô tải qua đoạn đường đó được nhận dầu là 0,1 , của ô tô con là 0,2 . Có một ô
tô qua đoạn đường đó để đến trạm nhận dầu. Tìm xác suất để ô tô đó là xe tải.

ĐS: 5/9.

Câu 2.

Có 3 lô hàng, mỗi lô có 20 sản phẩm, với số sản phẩm tốt ở các lô 1, 2, 3 lần lượt
là 20,15,10. Chọn ngẫu nhiên 1 lô và từ tô đó lấy ra 1 sản phẩm thì thấy đó là sản
phẩm tốt. Trả sản phẩm đó lại vào lô hàng vừa lấy ra, sau đó lại tiếp tục lấy 1 sản
phẩm thì được sản phẩm tốt. Tính xác suất để các sản phẩm đó được lấy từ lô thứ
3.

ĐS: 4/29.

Câu 3. Có 2 hộp đựng bi, hộp 1 có 8 bi trắng và 2 bi đen; hộp 2 có 9 bi trắng và 1


bi đen. Lấy ngẫu nhiên 2 bi từ hộp 1 bỏ sang hộp 2 rồi từ hộp 2 lấy ra 3 viên bi.
Tính xác suất để trong 3 viên bi lấy ra có 2 viên bi màu trắng.

ĐS: 0,2552.

You might also like