Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

MỞ BÀI:

Trong kho tàng văn học của dân tộc ta, nếu mùa xuân hội tụ những nét đẹp đằm
thắm được tô đậm lên qua bàn tay của các thi nhân thì mùa thu lại nhẹ nhàng bước
vào thơ ca qua những trang thơ thu của đất nước. Viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến
có chùm thơ thu nổi tiếng, Xuân Diệu với “Đây mùa thu tới” thì Hữu Thỉnh cũng
góp một phần của mình vào mùa thu trong văn học Việt Nam bằng bài “Sang thu”.
Với sở trường của mình: viết hay về những con người, cuộc sống ở làng quê, nông
thôn Việt Nam với cảm xúc lãng, ngôn từ giản dị mà lại tinh tế, sâu sắc, Hữu Thỉnh
đã góp vào trang thơ thu của đất nước một góc trời quê vào thu thật đặc sắc mới
mẻ. Bài thơ là sự chuyển mình của từ cuối hạ sang thu qua sự cảm nhận đầy tỉ mỉ
chỉ có ở Hữu Thỉnh qua những dòng thơ thật chân thành mà tinh tế
KẾT BÀI:
ĐOẠN 1:
*Hoàn cảnh sáng tác:
-Mùa thu năm 1977, khi đất nước lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh
bình đã trở lại, bài thơ được viết trong một lần tác giả đi tham gia ở trại sáng tác
văn học, ngoại thành Hà Nội
*Ý nghĩa nhan đề: Sang thu chỉ khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu, khi cảnh
vật vẫn còn chưa ở trạng thái bước vào mùa thu. Đồng thời nó cũng gợi ra khoảnh
khắc chuyển giao giữa độ tuổi trẻ trung sang độ tuổi trưởng thành, chín muồi của
cuộc đời
*Mạch cảm xúc: Cảm xúc của nhà thơ từ cảm nhận chung không gian đường làng
ngõ xóm, từ hình ảnh hết sức quen thuộc gần gũi, cho đến không gian rộng lớn hơn
như bầu trời, dòng sông, đám mây. Từ đó tác giả có chiêm nghiệm về cuộc đời, về
con người khi sắp bước sang thu
ĐOẠN 2:
*Luận điểm 1: (Khổ 1) Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu
Tác giả đưa người đọc đến với bài thơ bằng tất cả sự tinh tế trong cảm nhận
những tín hiệu đầu tiên của mùa thu giữa không gian gần gũi nơi làng quê:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
-Mở đầu bài thơ là từ “bỗng” thông báo về sự xuất hiện đột ngột trong không gian.
Nó là sự bất ngờ gợi tâm trạng ngỡ ngàng của tác giả; đồng thời là sự phát hiện
đầy lí thú và ngạc nhiên của nhà thơ trước những biến đổi của thiên nhiên đất trời
khi vào thu
-Và nhân vật trữ tình ngỡ ngàng cảm nhận biết bao điều qua hầu hết các giác quan
của bản thân
-Trước hết là bằng khứu giác, tác giả cảm nhận hương ổi. Nếu trong “Cốm – một
thứ quà của lúa non”, Thạch Lam gợi cảnh cuối hạ đầu thu bằng cơn gió hạ mang
hương cốm làng Vòng nổi tiếng thì Hữu Thỉnh đưa người đọc đến với mùa thu qua
thứ quà quê mang mùi hương đặc trưng của thôn dã, ngòn ngọt, chua chua nơi đầu
lưỡi, đang phả vào trong làn gió lạnh khô của mùa thu. Như lời của ông đã nói:
“Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ… Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những
miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta”
-Và thay vì dùng các động từ “tỏa” hay “bay” tác giả lại chọn từ “phả”, mang ý
nghĩa thật đột ngột, bất ngờ. Từ “phả” cho mùi hương ổi ở độ đậm đặc nhất, thơm
nồng quyến rũ nhất, đang sánh lại, hòa vào trong gió heo may mùa thu, lan tỏa
khắp không gian một mùi thơm ngọt mát dịu của những trái ổi chín vàng – hương
nồng nàn hấp dẫn của vườn quê nông thôn Việt Nam
-Rồi tiếp tục bằng xúc giác, thi nhân cảm nhận được cơn gió se, làn gió lành lạnh
đặc trưng chỉ có ở mùa thu miền Bắc nước ta.
-Bức tranh thiên nhiên mùa thu của Hữu Thỉnh không chỉ có hương ổi, làn gió mà
còn có làn “Sương chùng chình qua ngõ” được cảm nhận qua thị giác tinh tế của
tác giả. Không phải làn sương dày đặc trong câu ca dao quen thuộc
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương”
Hay trong bài “Tây tiến” của nhà thơ Quang Dũng
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”
Làn sương trong thơ Hữu Thỉnh lại mỏng manh, mềm mại hơn. Làn sương được
nhân hóa như đang chần chừ, lưỡng lự, lưu luyến điều gì. Từ láy tượng hình
“chùng chình” gợi ra trước mắt người đọc làn sương thu đang giăng mắc nhẹ
nhàng, chầm chậm di chuyển nơi đầu thôn, ngõ xóm, làm cho cảnh vật thêm thơ
mộng, huyền ảo hơn.
-Từ “Hình như” đã thể hiện cảm xúc giật mình bối rối, bâng khuâng, xao xuyến
của nhà thơ. Ông vẫn còn chút nghi hoặc mơ hồ trong cảm nhận. Bức tranh thu kia
có lẽ còn được cảm nhận bằng cả tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. Phải chẳng hồn
người còn một chút lưu luyến mùa hạ nồng nàn ánh nắng.
=>Tác giả hẳn phải có một tấm lòng tha thiết yêu quê hương xứ sở, nặng lòng với
nông thôn thì mới có thể vẽ nên một sự khác biệt trong giờ phút giao mùa hay đến
như vậy.
ĐOẠN 3:

*Luận điểm 2: (Khổ 2) Quang cảnh đất trời sang thu

Cái bỡ ngỡ ban đầu dần tan biến, nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt của
nhà thơ trước quang cảnh cả một trời thu rộng lớn:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
-Không gian mùa thu mở rộng dần và ngày càng đậm nét qua hình ảnh đất trời
chuyển mình: con sông, đàn chim, đám mây.
-Tác giả có thể khẳng định chắc chắn rằng mùa thu thực sự đến và không còn chút
mơ hồ, bâng khuâng.
-Tác giả sử dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật đối lập qua các từ láy “dềnh
dàng” và “vội vã”
-Ông gợi tả hình ảnh con sông quê hương được lúc ngơi nghỉ sau một mùa hè cuồn
cuộn chảy xiết qua hành động “dềnh dàng”
-Trái lại đó, đàn chim lại “vội vã” bay cho hành trình đi tránh rét về phương Nam
-Hai tốc độ trái chiều nhau: chậm – nhanh là những quy luật không giống nhau của
muôn vật, muôn loài vào thời điểm giao thoa giữa hè và thu. Và sự thay đổi đó
nằm trọn trong đôi mắt quan sát đầy tinh tế mà chính xác và tài tình của nhà thơ
-Cùng là hình ảnh đám mây mùa thu, Nguyễn Khuyến đã có câu thơ trong “Thu
điếu”: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
-Chất hiện đại và sự sáng tạo của tác giả Hữu Thỉnh tài tình ở sự liên tưởng đầy
độc đáo:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
-Phép nhân hóa “mây vắt” là hình ảnh được vận dụng thật tài tình mà độc đáo
khiến hình ảnh thơ càng thêm có hồn và ấn tượng với người đọc.
-Đám mây như là nhịp cầu nối liền hai mùa hạ - thu. Nhịp cầu đó duyên dáng trên
bầu trời mùa hạ, nửa lại nghiêng về mùa thu, nó nối hai bờ thời gian bằng vẻ đẹp
thật mềm mại và thật trữ tình.
-Với Hữu Thỉnh bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã về trong cảnh sắc
thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn
-Đôi khi, hình ảnh độc đáo này không hẳn chỉ là hiện tượng giao mùa mà còn
mang nặng tâm sự của tác giả. Ở đây, đám mây không hoàn toàn trọn vẹn tràn sang
thu. Mây mùa hạ chính là những ước mơ khát khao cháy bỏng và lấy đi nhiều mồ
hôi sức lực của tuổi trẻ. Nhưng không phải ước mơ nào cũng thành hiện thực khi
mà đám mây chỉ vắt một nửa mình sang thu, vẫn còn những sự dở dang, mất mát.
Như những người lính trẻ, những người đã ngã xuống ở ngưỡng cửa đẹp nhất của
cuộc đời, khi còn mang trong mình bao khát khao, ước vọng. Vì vậy, đám mây chỉ
“vắt nửa mình”, nửa còn lại thì trở thành kí ức trong tâm hồn mỗi người ở lại.
ĐOẠN 4:
*Luận điểm 3: (Khổ 3) Sự thay đổi âm thầm trong lòng cảnh vật và chiêm
nghiệm của nhà thơ
Vẫn là những tín hiệu của mùa thu, nhưng khổ cuối trầm lại, mang sự thay
đổi âm thầm trong lòng cảnh vật và trong suy tư, chiêm nghiệm của một con
người từng trải:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
-Nếu ở khổ thơ đầu tiên, dấu hiệu mùa thu đã rõ qua không gian, thời gian thì ở
khổ cuối bằng tài quan sát và cảm nhận tinh tế dấu hiệu mùa hạ qua mưa, sấm vẫn
còn song đã vơi bớt
-Tác giả đã liệt kê một loạt những dấu hiệu của thiên nhiên vốn mạnh mẽ sôi nổi
nhưng đang nhạt dần khi sang thu: nắng, mưa, sấm
-Dẫu vậy, ánh nắng thu vẫn nồng nàn, rải rác khắp nơi. Đó chính là sự khẳng định
sức sống mãnh liệt của một tâm hồn dù đã sang thu nhưng vẫn luôn rạo rực nắng
hạ
-Hai câu cuối mang hai tầng nghĩa: Nghĩa thực và nghĩa ẩn.
+Sấm vào thu ít hơn, nhỏ đi, những cơn mưa thưa dần, vơi bớt, bởi lẽ thế, nó
không còn đủ sức làm sợ hãi hay lay động, quật ngã những hàng cây xanh nắng, rễ
đã bám chắc, kiên cường trải qua nhiều mùa mưa nắng
+Nhưng đó không phải là tất cả những gì Hữu Thỉnh muốn gửi gắm. “Sấm” ở đây
còn ẩn dụ, tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh đối với
con người. Đó là những khó khăn trong đời mà ai cũng gặp phải, dù ở bất kì độ
tuổi nào. Ở từng độ tuổi, con người cũng như loài cây, đều phải phát triển lớn lên
từ hạt mầm, cây non rồi mới trở thành những cây già cỗi, những cây đại thụ. “Hàng
cây đứng tuổi” chỉ những con người đã từng trải, dày dặn kinh nghiệm trong đời,
những con người ở tuổi đã sang thu. Họ sẽ đủ bình tĩnh, vững vàng và tự tin để
vượt qua được những khó khăn, thử thách trên đường đời
ĐOẠN 5:
*Luận điểm 4: (Dòng cuối) Tác giả khép lại bằng một dòng chữ “Thu 1977”
gửi gắm nơi người đọc thật nhiều điều sâu lắng. Bài thơ được sáng tác vào một
trong những mùa thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Là thời
điểm những năm đầu tiên thống nhất, hòa bình của đất nước. Dòng chữ như thể
hiện niềm hạnh phúc, thỏa mãn ước mong bao lâu của tác giả khi là người lính
trong thời chiến. Đó là mong ước được bình yên, để thoải mái làm những việc rất
đỗi bình thường trong thời bình mà không lo phải đối diện với tiếng bom rơi, súng
nổ hay tiếng động cơ phản lực. Tác giả hẳn rất trân trọng và nâng niu khoảnh khắc
bình yên quý giá ấy.
ĐOẠN 6:
*Nghệ thuật:
-“Sang thu” là một tác phẩm với những hình ảnh thơ đẹp và mới mẻ, ngôn từ tinh
tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác bâng khuâng trong buổi giao
mùa, tạo dấu ấn khó phai trong lòng độc giả
-Thơ 5 chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc
-Hình ảnh đơn sơ, mà gợi cảm và đầy mới mẻ
-Các biện pháp nghệ thuật được kết hợp hài hòa: liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ
-Nghệ thuật tả thực và lớp nghĩa hàm ẩn
 Nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước
bước chuyển giao cuối hạ đầu thu. Qua đó bộc lộ một tình cảm yêu mến thiên
nhiên, một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc.
KẾT BÀI:
-Điều đáng quý, đáng trân trọng là cả bài thơ đã toán lên nét sôi nổi, trẻ trung của
một hồn thơ tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, vào bản thân. Gửi cả nỗi niềm vào
bài thơ, ta bắt gặp một hồn thơ, một nguồn thi cảm không bao giờ vơi cạn trước
thiên nhiên, cuộc sống. Bài thơ chính là sự cưỡng lại, níu kéo thời gian, một sự
dùng dằng khó tả của một tâm hồn không hề già theo năm tháng
-“Sang thu” chính là khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng, thơ mộng mà cũng
đậm chất triết lí của Hữu Thỉnh đã nối tiếp hành trình thơ thu của dân tộc, góp một
tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho người đọc tình yêu quê
hương, đất nước qua sắc thu Việt Nam
*Liên hệ
-Bài thơ đánh thức tình cảm mỗi người về tình yêu quê hương, đất nước và suy
ngẫm về cuộc đời
-Bài thơ cũng chính là bài học cho mỗi người hiện nay.Khi đứng trước khó khăn,
sóng gió trong cuộc đời, phải có những lúc bình tĩnh để suy nghĩ, có được cách giải
quyết đúng đắn nhất

You might also like