Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

THS.

BÙI ANH PHI

GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ CƠ KHÍ BẰNG

SOLIDWORKS

Năm 2018
Chương 1 CƠ BẢN VỀ SOLIDWORKS VÀ GIAO DIỆN

1.1. Cài đặt Solidworks

1.1.1. Yêu cầu hệ thống

Bảng 1-1. Yêu cầu hệ thống phần cứng để cài đặt solidworks

Hệ điều Hệ điều hành hỗ trợ:

hành  Window 10, 64 bit

 Window 8.1, 64 bit

 Window 8.0, 64 bit

 Window 7.1, 64 bit

Hệ điều hành không hỗ trợ:

 Window Vista Bussiness 64 bit, SP2

 Window XP, 64 bit

 Các phiên bản window 32 bit

RAM  64 bit: 8GB hoặc hơn nếu làm việc với các assemly

lớn và Simulation

Video card  Khuyến khích card rời 2GB trở lên

CPU  Yêu cầu hệ thống 64 bit, i5 trở lên

 Sẽ tốt hơn nếu dùng multi core

Hardware  SATA 7200 rpm

 SSD drive

Laptop  Dell

 HP

 Lenovo

Trang | 1
1.1.2. Các bước cài đặt

i. Chạy file setup (run as administrator): để vào hộp thoại Installation

Manager.

ii. Welcome step: Chọn Individual (on this computer) nếu cài đặt cho

máy tính cá nhân

Hình 1-1. Installation manager – Welcome step

Trang | 2
iii. Serial Number: Nhập serial number cho các gói cần cài đặt

Hình 1-2. Installation manager – Serial number step

 3D Design: Là gói dựng hình cơ bản của Solidworks. Nó chứa các công

cụ dựng hình khối (features), tấm (sheet metal), hàn (weldments), lắp ráp

(assembly), vẽ bề mặt (surface), bản vẽ chế tạo (drawing) và các công cụ hỗ

trợ việc dựng hình (direct editing, evaluate), thư viện (toolbox), …

 Visualization: gói các công cụ hỗ trợ render

 Simulation: gói các công cụ hỗ trợ tính toán động lực học (tính toán

bền) bằng phương pháp phần tử hữu hạn

Trang | 3
 Cam: gói lập trình gia công. Gói này chỉ có từ phiên bản 2018 (các phiên

bản trước không có gói này). Cam là công cụ hỗ trợ viết chương trình gia công

khi gia công chi tiết bằng máy CNC.

 Technical Comunication: cải thiện giao tiếp kĩ thuật với dữ liệu thiết

kế. Tất cả dữ liệu sản phẩm được lưu trữ trong bản vẽ 3D với modul MBD

(model base definition). Theo quan điểm này, bản vẽ 2D sẽ bị xóa bỏ. Tạo ra

các tài liệu kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng thiết kế.

 Electrical Design: gói dành cho thiết kế mạch điện với thư viện các kí

hiệu thiết bị điện, thông tin nhà sản xuất, thư viện 3D thiết bị điện, công cụ

tối ưu hóa thiết kế mạch điều khiển từ

Tùy vào yêu cầu sử dụng mà người dùng sẽ chọn các gói phù hợp để

tiết giảm chi phí và tránh lãng phí tài nguyên máy tính. Các gói được chọn

khi thiết kế chi tiết máy và máy bao gồm: 3D Design (bắt buộc), Simulation

hoặc Cam.

1.2. Cấu hình templates và properties

1.2.1. Tổng quan về templates và properties

Mỗi bản vẽ kĩ thuật đều có chứa những thông tin quan trọng gồm: vật

liệu, người vẽ, người kiểm tra, mã số, tên gọi, … Những thông tin này được

ghi vào khung tên của bản vẽ. Mặt khác, mỗi bản vẽ phải được trình bày theo

một tiêu chuẩn nhất định, được quy định chung cho cả thế giới – tiêu chuẩn

quốc tế ISO, hoặc từng quốc gia riêng biệt – TCVN, JIS, ASTM, DIN, …, hoặc

của từng công ty, …

Trong các phần mềm thiết kế nói chung và Solidworks nói riêng,

những thông tin về chi tiết máy được chứa trong file Properties và những tiêu

Trang | 4
chuẩn về cách trình bày bản vẽ được chứa trong các file templates. Các file

Properties và Templates được thiết lập tùy thuộc vào quy định riêng của công

ty hay dự án cụ thể.

Dữ liệu thiết kế của Solidworks bao gồm:

 Chi tiết máy – part: file có phần mở rộng là .sldprt

 Cụm máy hoặc máy – assembly: file có phần mở rộng là .sldasm

 Bản vẽ 2D – drawing: file có phần mở rộng là .slddrw

Cho nên templates cũng gồm các loại file tương ứng:

 Template part: file có phần mở rộng là .prtdot

 Template assembly: file có phần mở rộng là .asmdot

 Template drawing: file có phần mở rộng là .drwdot

Riêng Templates drawing, ứng với từng khổ giấy vẽ sẽ có một template

drawing khác nhau. Nếu dự án cần bản vẽ với 5 khổ giấy A4 đứng, A3 đứng,

Trang | 5
A3 ngang, A2 đứng, A2 ngang, … thì template drawing cũng phải cần có 5

file tương ứng với 5 loại giấy đó.

1.2.2. Các bước cấu hình templates và properties vào Solidworks

i. Chuẩn bị thư mục

Các files properties và templates được đặt trong hai folders riêng biệt:

folder properties và folder templates. Hai folder này đặt trong ổ cứng hoặc

server.

Hình 1-3. System options – file locations

ii. Thao tác trên hộp thoại system options

 Mở hộp thoại system options: menu tool/options/system options tab

 File location: là nơi để cấu hình các file hệ thống vào Solidworks

Trang | 6
 Show folders for: chọn loại file để cấu hình. Nếu cấu hình file templates

thì chọn Document templates. Nếu cấu hình file properties thì chọn Custom

property files. Còn nếu cấu hình biên dạng thép hình trong kết cấu hàn thì

chọn Weldment profiles…

 Add: chỉ đến folder chứa các files cần cấu hình tương ứng đã chuẩn bị

ở trên. Nếu cấu hình file templates thì chỉ đến folder Templates, file

properties thì chỉ đến folder Properties.

Ngoài việc cấu hình các file templates và propeties, người dùng còn có

thể cấu hình các thuộc tính khác như bảng kê BOM, bảng chi tiết hàn

Weldment cutlist, sheet metal bend table, …

1.3. Giao diện Solidworks

Hình 1-4. Giao diện Solidworks

Trang | 7
Giao diện Solidworks được thể hiện trên Hình 1-4, gồm các phần:

thanh menu (menu bar), thẻ quản lí các câu lệnh (commandmanager tabs),

cây thư mục (featuremanager design tree), vùng vẽ (graphic area), thanh thao

tác nhanh (heads-up toolbar), task pane, thanh trạng thái (status bar).

Mỗi một thanh hay thẻ có các chức năng riêng biệt mà người dùng phải

nắm thật rõ để việc sử dụng phần mềm được nhanh và chính xác. Để làm chủ

một phần mềm thiết kế, ngoài việc phải hiểu rõ khả năng của phần mềm

(phần mềm có thể vẽ được gì và vẽ đến mức độ nào), người dùng còn phải

biết rõ các câu lệnh hay chức năng của phần mềm nằm ở đâu. Hiện nay, hầu

hết các phần mềm thiết kế cơ khí đều có những khả năng tương đối giống

nhau. Nếu người dùng đã làm chủ được một phần mềm nào đó thì rất dễ tiếp

cận với các phần mềm khác cùng loại bởi việc tìm hiểu chỉ là tìm hiểu câu

lệnh tương đồng và thanh công cụ nào chứa câu lệnh đó.

1.4. Menu bar

Cũng như các phần mềm khác, menu bar là thanh chứa các tiêu đề file,

edit, view, insert, tools, window, help.

1.4.1. Menu file

 Chứa các công cụ về file như mở file mới, lưu file, in ấn, export sang

các dạng file khác, …

 Công cụ sao lưu: gồm ba cách lưu save, save as và save all. Nếu save

để lưu file hiện hành thì save all lưu tất cả các file đang mở. Còn save as dùng

để lưu file hiện hành với mục đích: (1) lưu vào thư mục khác hoặc lưu với tên

khác hoặc phần mở rộng khác trong ổ cứng hoặc server (save as); (2) lưu một

bản sao của file đang mở với tên khác hoặc thư mục khác nhưng vẫn giữ

Trang | 8
nguyên file hiện hành (save as a copy and continue). Chức năng này cho phép

tạo một bản backup trong quá trình thiết kế; (3) lưu một bản sao của file đang

mở với tên hoặc thư mục khác và mở luôn bản sao vừa lưu (save as a copy

and open). Chức năng này đặc biệt hữu ích khi cần tạo một part hoặc asm

mới gần giống với part hoặc asm hiện hành.

Hình 1-5. Hộp thoại save as

 Định dạng trang in (page setup): khi in bảng vẽ, bắt buộc phải chọn tỉ

lệ (scale) 100% và chọn chế độ in Black and white. Nếu chọn chế độ in theo

màu thì các nét có màu sắc khác sẽ mờ sau khi in có khi không thể nhìn thấy.

Có thể xác lập trang in như Hình 1-6.

 Lưu thành gói (Pack and go): Nếu dự án đã vẽ hoàn chỉnh một máy

hay cụm máy (gồm các parts, assemblies và drawings) và cần tạo một gói gửi

Trang | 9
đi (delivery) thì sử dụng công cụ Pack and go Hình 1-7. Pack and go giúp

người thiết kế lưu một lần toàn bộ dữ liệu thiết kế vào một folder hoặc một

zip file bao gồm parts, assembly, drawing và các dữ liệu liên quan như decal,

toolbox, simulation file, … Mặt khác, người thiết kế còn có thể thêm các tiền

tố hoặc hậu tố vào tên bản vẽ ở phần prefix hoặc suffix.

Hình 1-6. Hộp thoại Page setup

 Thuộc tính bản vẽ Properties: chứa toàn bộ thông tin của bản vẽ như

người vẽ, ngày vẽ và các thuộc tính được cấu hình từ property file.

Trang | 10
1.4.2. Menu view

Chứa các công cụ điều khiển sự hiển thị của mô hình trên vùng vẽ như

display, modify, light and camera, hide/show… Trong đó đặc biệt chú ý đến

công cụ toolbars giúp hiện các thanh công cụ cần thiết trên giao diện.

Hình 1-7. Hộp thoại Pack and go

Trang | 11
1.4.3. Menu insert

Chứa toàn bộ các công cụ dựng hình (features, sheet metal, weldment,

mold và một số công cụ hỗ trợ dựng hình. Một số lệnh nếu không tìm thấy ở

Commandmanager thì chỉ có thể tìm trong menu insert.

Hình 1-8. Một phần trong insert menu

1.4.4. Menu window

Dùng để quản lí và chuyển đổi qua lại các cửa sổ hiện hành. Các phần

mềm thiết kế ba chiều tương đối nặng nề nên việc chuyển đổi qua lại các cửa

sổ nếu thực hiện bằng taskbar buttons sẽ chậm có khi không thể mở (restore)

được.

Trang | 12
Hình 1-9. Menu window

1.4.5. Menu tools

Chứa các công cụ về sketch, relation, các công cụ tính toán phân tích,

các ralation bằng công thức (equation)… Menu này là đường dẫn vào công

cụ options mà người dùng sẽ dùng để tùy chỉnh các tiêu chuẩn về cách trình

bày bản vẽ, chất lượng hình ảnh hiển thị khi vẽ, hiệu suất sử dụng tài nguyên

phần cứng, kiểu đường nét, màu sắc,…

1.5. CommandManager

Commandmanager là một loạt các biểu tượng lệnh được chia thành các

thẻ riêng biệt (tabs), có các chức năng khác nhau. Những nhóm lệnh có chức

năng tương tự hoặc có liên quan sẽ được bố trí trong cùng một tab. Việc thực

hiện lệnh sẽ nhanh chóng hơn khi gọi lệnh bằng commandmanager so với

gọi từ menu insert. Hơn nữa, các lệnh gồm phần chữ kèm theo biểu tượng

minh họa giúp người dùng dễ ghi nhớ và ghi nhớ lâu hơn.

Trang | 13
Hình 1-10. Thanh Commandmanager

1.5.1. Các tabs thường dùng trong commandmanager gồm:

 Features: chứa các lệnh vẽ chi tiết dạng khối

 Sketch: chứa các lệnh vẽ tiết diện

 Sheet metal: chứa các lệnh vẽ chi tiết dạng tấm

 Weldment: chứa các lệnh vẽ chi tiết dạng khung hàn

 Surface: chứa các lệnh vẽ bề mặt

 Evaluate: chứa các công cụ đo chiều dài, diện tích, khối lượng, công cụ

phân tích bề mặt, phân tích góc thoát khuôn, phân tích đường phân

khuôn,…

 Direct editing: Công cụ chỉnh sửa trực tiếp khối 3D: delete khối (delete

body), kéo dài khối (move face), chia đôi khối (split) hoặc kết hợp các

khối lại với nhau (combine).

1.5.2. Ẩn hiện và di chuyển thanh Commandmanager

 Ẩn hiện: Menu view/toolbars/commandmanager

 Di chuyển: Click vào tab bất kỳ trên commandmanager và kéo để di

chuyển nó. Người dùng có thể đặt thanh commandmanager ở phía

trên, bên trái hoặc bên phải và được khuyên nên để phía trên.

Trang | 14
1.6. FeatureManager design tree

Hình 1-11. FeatureManager tree area

FeatureManager design area là vùng phía bên tay trái giao diện, gồm 5 tabs:

featuremanager design tree, propertymanager, configurationmanager,

dimxpertmanager và displaymanager. Trong các tabs này chỉ cần lưu ý đến

tab thứ nhất và tab thứ ba. Các tabs còn lại thông thường ít được sử dụng.

1.6.1. Featuremanager design tree

Featuremanager design tree hay còn gọi là cây thư mục, là nơi chứa tất

cả các lệnh dựng hình của chi tiết. Hình 1-12 chỉ ra các thành phần của cây

thư mục gồm:

Trang | 15
a. Bốn cột dọc bên phải: lần lượt là ẩn hiện đối tượng, kiểu hiển thị

(dạng khung dây hay tô bóng), tô màu hay gán kiểu vật liệu hiển thị và làm

trong suốt body

Hình 1-12. FeatureManager design tree

b. Cột bên trái: chứa toàn bộ các lệnh dựng hình.

 Từ trên xuống, đầu tiên là vị trí gán vật liệu. Người dùng có thể

đặt loại vật liệu cho chi tiết mà mình thiết kế, từ đó tính được khối lượng để

phục vụ cho việc lập dự toán.

 Kế đến là 3 mặt phẳng mặc định và gốc tọa độ mặt định. Mỗi chi

tiết máy trong không gian được cấu thành từ những bề mặt, những đường,

những điểm. Những bề mặt, những đường, những điểm này phải có vị trí

xác định so với một gốc tọa độ nhất định. Gốc tọa độ đó là gốc tọa độ mặc

định. Trong không gian Oxyz, có 3 mặt phẳng vuông góc với nhau đi qua gốc
Trang | 16
tọa độ chính là các mặt phẳng front (xy), right (yz) và top (xz). Thông thường,

các mặt phẳng này đi qua các vị trí đặc biệt trên chi tiết như mặt đối xứng,

mặt đáy, tâm lỗ,…

 Tiếp theo là các lệnh dựng hình (các khối cơ bản). Mỗi một lệnh

dựng hình gồm một sketch trong nó.

 Cuối cùng là thanh cuộn (rollback). Người dùng có thể chèn một

lệnh vào giữa hai lệnh đã có bằng cách kéo thanh cuộn vào giữa hai lệnh đó

rồi thực hiện lệnh cần chèn. Sau khi thực hiện xong thì kéo thanh cuộn xuống

dưới cùng của cây thư mục.

1.6.2. ConfigurationManager

Nếu các chi tiết giống nhau về hình dạng nhưng kích thước khác nhau

thì ta không vẽ nó thành từng file mà vẽ chung một file. Trong file đó có chứa

các file con gọi là Configuration (Hình 1-13). Kích thước của các

configurations thường được ghi trong bảng gọi là Design table. Các chi tiết

thường tạo configuration là: ổ lăn, bạc lót, cirlip, bulong, đai ốc,…

Hình 1-13. ConfigurationManager

Trang | 17
1.6.3. Graphic area và head-up bar

 Vùng vẽ (graphic area) là vùng không gian mà ở đó mô hình 3D

của chi tiết được xây dựng nên. Các thao tác với vùng vẽ là các thao tác với

mô hình đang vẽ như xoay (rotate), di chuyển (pan), phóng to thu nhỏ

(zoom),… bằng cách sử dụng chuột.

Lệnh Chuột trái Chuột giữa Chuột phải

Xoay - rotate Click giữ + drag

Di chuyển - pan Ctrl+click giữ + drag

Phóng to - zoom Lăn

Chọn đối tượng Click

Chọn nhiều đối tượng Ctrl+click

Mở sub-menu Click

 Head-up bar

Hình 1-14. Head-up bar

Head-up bar là thanh phía trên cùng của vùng vẽ chứa các công cụ

giúp người dùng thực hiện nhanh một số tác vụ, trong đó đặc biệt chú ý đến

các công cụ sau:

 Section view: tạo một mặt cắt để người thiết kế có thể xem bên

trong của chi tiết. Công cụ này hữu dụng trong việc kiểm tra các va chạm và

các bất hợp lí trong lắp ráp

 Hide all types:

Trang | 18
Bảng 1-2. Giải thích các kí hiệu của Hide all types trong head-up bar

Planes Primary planes

Axes Temporary axes

Coordinate system Point

Origin View datum reference frame

Curve Parting line

Top level annotation Component annotation

Sketch dimension Sketch

Sketch relation 3D sketch plane

Grid Light

Cameras Decals

Routing points Live section planes

Dimension names

Weld beads Center of mass

Bounding box Motion symbol

 View orientation: tạo các hướng nhìn khác nhau của chi tiết

 Display style: kiểu hiển thị của chi tiết. Có 5 kiểu hiển thị: tô bóng

có hiển thị cạnh, tô bóng không hiển thị cạnh, dạng khung dây không thể

hiện nét khuất, dạng khung dây thể hiện nét khuất là nét đứt và dạng khung

dây thể hiện nét khuất là nét liền.

Trang | 19
1.7. Task pane

Hình 1-15. Task pane

Task pane là thẻ bên phải vùng vẽ gồm có ba công cụ chính là thư viện

các chi tiết tiêu chuẩn (Design library), đổ vật liệu dán đề can (Appearances,

scences and decals) và thông tin của chi tiết (Custom properties).

 Design library: nơi chứa các chi tiết tiêu chuẩn như bulong, đai ốc, vít,

ổ lăn,… theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

 Custom properties: là nơi điền các thông tin của bản vẽ được cấu hình

từ properties file.

1.8. Dữ liệu thiết kế

1.8.1. Files dữ liệu thiết kế

1.8.1.1. Dữ liệu bản vẽ

 Bản vẽ chi tiết 3D – Part, file có phần mở rộng là *.sldprt

 Bản vẽ lắp 3D – Assembly, file có phần mở rộng là *.sldasm

 Bản vẽ 2D – Drawing, file có phần mở rộng là *.slddrw

Trang | 20
Dữ liệu thiết kế phải được đặt trong cùng một folder trên ổ cứng hoặc

server.

1.8.1.2. Các dữ liệu liên quan bản vẽ

Các dữ liệu liên quan của dữ liệu thiết kế bao gồm các files tài liệu chứa

thông tin của dữ liệu thiết kế (.docx, .xlsx, .pdf,…), các files tính toán phân

tích (simulation),…

1.8.2. Files templates – tiêu chuẩn bản vẽ

 Templates cho bản vẽ chi tiết 3D, file có phần mở rộng là *.prtdot

 Templates cho bản vẽ lắp 3D, file có phần mở rộng là *.asmdot

 Templates cho bản vẽ 2D, file có phần mở rộng là *.drwdot

Các files template này phải được tạo trước tiên khi thực hiện dự án

cùng với các files properties, các table template,… Quá trình này gọi là xác

lập các tiêu chuẩn thiết kế cho dự án.

1.8.3. Các kiểu files khác

File Solidworks cũng có thể lưu với phần mở rộng khác để thực hiện

các công việc khác nhau, phổ biến gồm các kiểu như sau:

Bảng 1-3. Một số kiểu file mở rộng thường dùng

3D part, 2D Kiểu file


Phần mềm đọc được
assembly drawing được lưu
 *.step, *.stp, *iges Tất cả các phần mềm 3D
 *.dwg, *.dxf Autocad 2D
 *.stl Máy in 3D
 *.cgr Catia
 *.prt Pro/Creo
 *.pdf Foxit, Acrobat reader
 *.jpeg Hình ảnh

Trang | 21
1.8.4. Cách đặt tên và mã số

Mỗi part hoặc assembly cần được đặt mã số và tên gọi. Trong

solidworks, mã số thường là tên file và tên gọi là description của file đó. Việc

đặt này được thực hiện trong hộp thoại save.

1.8.4.1. Mã số

The image part with relationship ID rId1


was not found in the file.

BT-01-000

The image part with relationship ID rId1 The image part with relationship ID rId1 The image part with relationship ID rId1 The image part with relationship ID rId1
was not found in the file. was not found in the file. was not found in the file. was not found in the file.

BT-00-001 BT-00-002 BT-00-003-1 BT-02-000

The image part with relationship ID rId1 The image part with relationship ID rId1 The image part with relationship ID rId1 The image part with relationship ID rId1 The image part with relationship ID rId1
was not found in the file. was not found in the file. was not found in the file. was not found in the file. was not found in the file.

BT-00-001+1 BT-00-001+2 BT-00-003-2 BT-00-004 BT-03-000

The image part with relationship ID rId1


was not found in the file.

BT-00-003-3

Hình 1-16. Sơ đồ cấu trúc một máy hoàn chỉnh

Một máy móc hoàn chỉnh là gồm những chi tiết máy (part) và cụm

máy (assembly) lắp lại với nhau. Vì vậy, toàn bộ một máy cũng được xem là

một cụm lắp (assembly). Ví dụ Hình 1-16 mô tả cách đặt mã số cho các chi

tiết máy và cụm máy.

Máy hoàn chỉnh là một assembly có mã số BT-01-000 gồm ba chi tiết

máy BT-00-001, BT-00-002, BT-00-003 lắp với một cụm máy BT-02-000. Chi

tiết BT-00-001 là kết cấu hàn (weldment) với hai chi tiết con là BT-00-001+1 và

BT-00-001+2. Chi tiết BT-00-003 là chi tiết có ba configurations BT-00-001-1,

BT-00-001-2 và BT-00-001-3. Cụm BT-02-000 gồm một chi tiết BT-00-004 lắp

với cụm BT-03-000.

Cấu trúc của mã số ở ví dụ Hình 1-16 là:

Trang | 22
BT Kí hiệu tên 01 Số thứ tự 001 Số thứ tự 0 Nếu là -1: Số thứ tự của
máy, gồm cụm trong của part, các configurations nếu
2 hoặc 3 kí máy (00 (000 nếu chi tiết có configuration
tự in hoa nếu là part) là asm)
Nếu là +1: Số thứ tự của
chi tiết con của chi tiết
hàn

Mã số có thể quy định riêng biệt theo từng dự án hoặc quy đinh chung

áp dụng cho cả nhà máy. Việc quy định cấu trúc cho chúng rất đa dạng và

người quản lí dự án có thể chọn một cấu trúc phù hợp với tình hình làm việc

của nhóm mình. Tuy nhiên, cho dù có cấu trúc như thế nào đi nữa thì mã số

của một chi tiết trong một dự án hoặc một nhà máy là duy nhất, không được

trùng với bất cứ chi tiết nào khác, còn tên gọi của chúng có thể trùng nhau.

1.8.4.2. Tên gọi

 Ngoài mã số, mỗi part còn có tên gọi hay description để hình tượng
hóa.
 Tên gọi được viết bằng chữ in hoa và không quá 20 kí tự
 Tên gọi phải mang tính hình tượng mà khi nhắc đến, người đọc
mường tượng được dạng của chi tiết
 Tên gọi có thể theo cấu trúc dưới đây:
o Loại chi tiết: TRỤC, BÁNH RĂNG, CẦN, CÀNG, ĐẾ, GỐI,…
o Rồi đến tác dụng hay vị trí của chi tiết trong máy: TRỤC CHỦ
ĐỘNG, BÁNH RĂNG CẤP NHANH, CẦN ĐIỀU KHIỂN,
CÀNG LI HỢP, ĐẾ MOTOR, GỐI TRỤC DẪN, …

Trang | 23

You might also like