5.2. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KS NƯỚC TNT (03.10.2018)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

SỞ Y TẾ …..

TÊN BỆNH VIỆN


-------

SỔ TAY HƯỚNG DẪN


KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT NƯỚC
DÙNG CHO THẬN NHÂN TẠO

Biên soạn Soát xét Phê duyệt

Chữ ký

Họ và tên

Chức danh

Khoa

Ngày

, tháng năm
Mục lục
1 Hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo......................................................................1
1.1 Hệ thống tiền xử lý.......................................................................................................1
1.2 Hệ thống xử lý nước RO..............................................................................................1
1.3 Hệ thống phân phối nước RO thành phẩm...................................................................1
2 Phân công trách nhiệm........................................................................................................3
2.1 Trách nhiệm của các khoa, phòng................................................................................3
2.2 Trách nhiệm của các cá nhân.......................................................................................3
3 Quy trình kiểm soát hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo......................................5
3.1 Sơ đồ quy trình về kiểm soát hệ thống.........................................................................5
3.2 Quy trình kiểm tra hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo.................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................12
Phụ lục 1. Đánh giá và khắc phục.............................................................................................13
Phụ lục 2. Hướng dẫn lấy mẫu nước kiểm tra, giám sát...........................................................16
1. Cách lấy mẫu nước xét nghiệm các chỉ số vi sinh.........................................................16
2. Cách lấy mẫu nước xét nghiệm các chỉ số hóa lý..........................................................16
3. Bảo quản và vận chuyển mẫu........................................................................................17
Phụ lục 3. Quản lý và kiểm soát hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo........................18
Phụ lục 5. Mẫu hồ sơ kiểm soát................................................................................................20
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 1

1 Hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo


1.1 Hệ thống tiền xử lý
Hệ thống tiền xử lý nước tại khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện ….. gồm:
- Bể nguồn: ghi rõ số lượng, thể tích bể
- Cột lọc đa tầng: ghi rõ số lượng
- Cột than hoạt tính: ghi rõ số lượng
- Cột làm mềm nước: ghi rõ số lượng
- Cột lọc 5µm: ghi rõ số lượng
- Bể chứa nước sau tiền xử lý: ghi rõ số lượng, thể tích bể

1.2 Hệ thống xử lý nước RO


- Thiết bị RO: ghi rõ số lượng và công suất
- Bể chứa nước RO thành phẩm:
- Đèn UV/ozone:
- Cột lọc 0,2 – 0,01µm

1.3 Hệ thống phân phối nước RO thành phẩm


- Vật liệu: ghi rõ vật liệu làm đường ống (inox, PVC, PEC, v.v)
- Phương pháp khử trung đường ống: ghi rõ loại hóa chất hoặc nhiệt độ khử trùng

Khi cần hỗ trợ, liên hệ: ThS. Đàm Thương Thương, Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Khoa Xét nghiệm và Phân tích - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
2 Bệnh viện ….

Sơ đồ hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo của Bệnh viện

Khi cần hỗ trợ, liên hệ: ThS. Đàm Thương Thương, Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Khoa Xét nghiệm và Phân tích - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 3

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 4

2 Phân công trách nhiệm


Trách nhiệm của các khoa, phòng và các cá nhân đối với hệ thống xử lý nước dùng cho thận
nhân tạo được quy định trong Quyết định số ……/……. ngày ….. tháng ….. năm 2018 của
Giám đốc Bệnh viện ……

2.1 Trách nhiệm của các khoa, phòng

Nội dung Đơn vị/người thực hiện Đơn vị/người giám sát

Kiểm tra các chỉ số hàng Phòng Vật tư – Trang thiết bị Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
ngày cho hệ thống xử lý nước y tế Khoa Thận nhân tạo
dùng cho thận nhân tạo

Lấy mẫu hàng ngày, đánh giá Phòng Vật tư – Trang thiết bị Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
chỉ số chlorine và độ cứng y tế Khoa Thận nhân tạo
nước

Quản lý, vận hành hệ thống Phòng Vật tư – Trang thiết bị


xử lý nước dùng cho thận y tế
nhân tạo Khoa Thận nhân tạo

Lấy mẫu nước định kỳ tại các Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Khoa Thận nhân tạo
điểm kiểm soát và gửi mẫu
đến PTN có đủ năng lực

Bảo dưỡng hoặc thay mới Phòng Vật tư – Trang thiết bị Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
thiết bị, hệ thống Khoa Thận nhân tạo

Làm sạch và khử khuẩn hệ Phòng Vật tư – Trang thiết bị Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
thống Khoa Thận nhân tạo

2.2 Trách nhiệm của các cá nhân


- (Phó) Giám đốc bệnh viện: chịu trách nhiệm cao nhất
- Trưởng khoa Thận nhân tạo:
o Chịu trách nhiệm về chuyên môn điều trị thận nhân tạo, đưa ra quyết định tiếp tục
điều trị hay không dựa trên kết quả báo cáo đánh giá chất lượng nước dùng cho thận
nhân tạo
o Phân công cán bộ giám sát công tác vận hành, kiểm soát hệ thống xử lý nước dùng
cho thận nhân tạo của phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn và báo cáo kết quả cho trưởng khoa Thận nhân tạo.
- Trưởng phòng Vật tư trang thiết bị:

Đơn vị tư vấn và hỗ trợ: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 5

o Chịu trách nhiệm về kỹ thuật và quản lý hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo;
đưa ra quyết định hoặc tư vấn (Phó) Giám đốc về việc thay mới thiết bị, lựa chọn đơn
vị làm sạch và khử trùng hệ thống định kỳ.
o Phân công cán bộ quản lý, vận hành, đánh giá hệ thống xử lý nước dùng cho thận
nhân tạo; thực hiện lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu nhanh đối với chỉ tiêu chất
lượng nước chlorine và độ cứng hàng ngày.
- Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
o Chịu trách nhiệm về chống nhiễm khuẩn trong điều trị thận nhân tạo.
o Phân công cán bộ giám sát công tác kiểm soát hệ thống xử lý nước dùng cho thận
nhân tạo của phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế; lấy mẫu nước đánh giá định kỳ và
gửi cho phòng thí nghiệm có đủ tư năng lực và báo cáo.
- Cán bộ kỹ thuật của Khoa/đơn nguyên thận nhân tạo chịu trách nhiệm:
o Giám sát, phối hợp với cán bộ kỹ thuật phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế kiểm tra các
thông số kỹ thuật hàng ngày trước mỗi ca điều trị; đảm bảo hệ thống xử lý nước cho
thận nhân tạo hoạt động bình thường;
o Báo cáo kết quả giám sát hàng ngày lên lãnh đạo khoa Thận nhân tạo và bác sỹ điều
trị, đặc biệt với những trường hợp bất thường để lãnh đạo khoa Thận nhân tạo và bác
sỹ điều trị có quyết định kịp thời trong điều trị;
o Giám sát việc lấy mẫu nước định kỳ của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
o Lưu giữ các kết quả đánh giá các chỉ số hàng ngày và kết quả xét nghiệm nước định
kỳ;
o Giám sát việc bảo dưỡng/thay mới thiết bị và quá trình làm sạch, khử khuẩn hệ thống.
- Cán bộ kỹ thuật của phòng Vật tư trang thiết bị chịu trách nhiệm:
o Quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo;
o Kiểm tra hàng ngày các thông số kỹ thuật của thiết bị và nước đầu ra của thiết bị xử
lý;
o Báo cáo kết quả giám sát hàng ngày lên lãnh đạo phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế,
khoa Thận nhân tạo và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt những trường hợp bất
thường để có quyết định kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay mới thiết bị;
o Thực hiện hoặc giám sát đơn vị thực hiện làm sạch và khử khuẩn hệ thống định kỳ;
o Lưu giữ các kết quả đánh giá chỉ số hàng ngày và kết quả xét nghiệm nước định kỳ.
- Cán bộ của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm
o Giám sát, phối hợp với phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và khoa Thận nhân tạo
kiểm tra các thông số kỹ thuật hàng ngày trước mỗi ca điều trị; đảm bảo hê thống xử
lý nước cho thận nhân tạo hoạt động bình thường;

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
6 Bệnh viện ……

o Báo cáo kết quả đánh giá hàng ngày cho lãnh đạo khoa Thận nhân tạo; khoa Kiểm
soát nhiễm khuẩn và phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế, đặc biệt những trường hợp
bất thường để có quyết định kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay mới thiết bị;
o Thực hiện lấy mẫu nước đánh giá định kỳ và gửi tới phòng thí nghiệm có đủ chức
năng;
o Lưu giữ và tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng nước định kỳ, xác định xu hướng
thay đổi về chất lượng của nước đầu ra (nếu có) và báo cáo lên lãnh đạo khoa Thận
nhân tạo; khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế để có
quyết định phòng ngừa kịp thời.

3 Quy trình kiểm soát hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo
3.1 Sơ đồ quy trình về kiểm soát hệ thống
Kiểm soát các chỉ số hàng ngày
TT Hoạt động Nội dung Trách nhiệm Văn bản
1. Các chỉ số hàng ngày Ghi chép các chỉ số giám Phòng Vật tư – Bảng kiểm các chỉ số
sát hàng ngày tại từng vị trí Trang thiết bị y tế hàng ngày
quy định trước ca thận đầu
tiên
2. So sánh với các mức giới Phòng Vật tư –
hạn cho phép đối với từng Trang thiết bị y tế
Đánh chỉ số Khoa Thận nhân
giá tạo
Khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn

3. Không đạt
Không đạt
Nếu kết quả không đạt theo Phòng Vật tư – Bảng kiểm các chỉ số
Báo cáo
mức giới hạn cho phép, báo Trang thiết bị y tế hàng ngày
cáo lãnh đạo khoa Thận Khoa Thận nhân
nhân tạo; phòng Vât tư – tạo
Trang thiết bị y tế; khoa Khoa Kiểm soát
Đạt
Kiểm soát nhiễm khuẩn để nhiễm khuẩn
có quyết định liên quan đến
điều trị, bảo dưỡng/thay thế
thiết bị
4. Nếu kết quả đạt theo mức Phòng Vật tư – Bảng kiểm các chỉ số
Tiếp tục cấp giới hạn cho phép, thông Trang thiết bị y tế hàng ngày
nước cho điều báo tới khoa Thận nhân tạo Khoa Thận nhân
trị TNT để có quyết định tiếp tục tạo
điều trị Khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 7

Kiểm soát chất lượng nước định kỳ


TT Hoạt động Nội dung Trách nhiệm Văn bản
1. Lấy mẫu giám sát Lấy mẫu nước tại các vị trí Khoa Kiểm soát Biên bản lấy mẫu và
định kỳ quy định để đánh giá định nhiễm khuẩn Phiếu yêu cầu thử
kỳ chất lượng nước cấp đầu nghiệm
vào, nước RO thành phẩm
2. Gửi mẫu đến PTN có đủ Khoa Kiểm soát Phiếu yêu cầu thử
năng lực để đánh giá chất nhiễm khuẩn nghiệm
Phân lượng mẫu nước định kỳ
tích tại
PTN

Không đạt chỉ số


3. Không đạt hóa lý Nếu kết quả không đạt theo Khoa Kiểm soát Kết quả xét nghiệm mẫu
Đánh giá
AAMI đối với nước RO nhiễm khuẩn nước định kỳ
thành phẩm về mặt hóa lý Khoa Thận nhân
cần báo cáo lãnh đạo và tạo
bác sỹ điều trị khoa Thận Phòng Vật tư –
nhân tạo; phòng Vât tư – Trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế; khoa
Kiểm soát nhiễm khuẩn để
có quyết định liên quan đến
điều trị, bảo dưỡng/thay thế
thiết bị
4. Nếu kết quả không đạt theo Kết quả xét nghiệm mẫu
AAMI đối với nước RO nước định kỳ
thành phẩm về mặt vi sinh
và nội độc tố (vượt ngưỡng
hành động, dưới mức giới
hạn) cần báo cáo lãnh đạo
và bác sỹ điều trị khoa
Không đạt chỉ
TNT để có quyết định về
số vi sinh điều trị; báo cáo phòng Vật
tư – Trang thiết bị y tế để
có quyết định khử khuẩn hệ
Đạt
thống; báo cáo khoa KSNK
để có quyết định tiếp tục
lấy mẫu thử nghiệm để
theo dõi
5. Nếu kết quả đạt theo mức Khoa Kiểm soát Kết quả xét nghiệm mẫu
giới hạn cho phép, thông nhiễm khuẩn nước định kỳ
Tiếp tục cấp báo tới khoa Thận nhân tạo Khoa Thận nhân
nước cho để có quyết định tiếp tục tạo
điều trị TNT điều trị Phòng Vật tư –
Trang thiết bị y tế

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 8

3.2 Quy trình kiểm tra hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo

Stt Nội dung Tần suất giám Phương Trách nhiệm Tiêu chuẩn Hồ sơ Khắc phục1
sát pháp giám đánh giá
sát

1 Lấy mẫu tại bể cấp nước 6 tháng/ 1 lần Lấy mẫu2 và Cán bộ khoa Kiểm QCVN Biên bản lấy Nếu chất lượng nước
đầu vào hoặc khi cần. gửi phân tích soát nhiễm khuẩn 01:2009/BYT mẫu không đạt, đánh giá
tại PXN
Kiểm tra chất lượng Bản kết quả định kỳ 1 tháng/lần
nước đầu vào các chỉ số của đơn vị xét để xác định quy luật
thay đổi của nước
hóa lý và vi sinh nghiệm
cấp và có phương án
xử lý phù hợp

2 Kiểm tra áp lực trước Hàng ngày – Quan sát trực Cán bộ phòng Vật Theo khuyến Bản kết quả Nếu áp lực cột lọc đa
hoặc sau cột lọc đa tầng trước ca chạy tiếp và ghi tư – Trang thiết bị cáo của nhà kiểm tra các tầng nằm ngoài
thận đầu tiên chép lại sản xuất thông số hàng khoảng giới hạn cho
ngày phép cần rửa cột lọc
hoặc báo cáo lãnh
đạo để có quyết định
thay thế cột lọc

3 Kiểm tra áp lực trước Hàng ngày – Quan sát trực Cán bộ phòng Vật Theo khuyến Bản kết quả Nếu áp lực cột than
hoặc sau cột lọc than trước ca chạy tiếp và ghi tư – Trang thiết bị cáo của nhà kiểm tra các hoạt tính nằm ngoài
hoạt tính thận đầu tiên chép lại sản xuất thông số hàng khoảng giới hạn cho
ngày phép cần rửa cột lọc
hoặc báo cáo lãnh
đạo để có quyết định
thay thế cột lọc

1
Xem chi tiết Phụ lục 1
2
Xem chi tiết Phụ lục 2
Đơn vị tư vấn và hỗ trợ: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 9

Stt Nội dung Tần suất giám Phương Trách nhiệm Tiêu chuẩn Hồ sơ Khắc phục
sát pháp giám đánh giá
sát

Lấy mẫu và kiểm tra Bộ Test Kit Chlorine ≤ 0,1 Nếu tổng chlorine >
chlorine tổng sau cột lọc chlorine (test mg/L 0,1ppm cần rửa cột
than hoạt tính nhanh) lọc hoặc báo cáo
lãnh đạo để có quyết
định dừng điều trị và
thay thế cột lọc

4 Lấy mẫu và kiểm tra độ Hàng ngày – Bộ Test kit Cán bộ phòng Vật ≤ 35mg/L Bản kết quả Nếu độ cứng của
cứng của nước sau cột trước ca chạy độ cứng (test tư – Trang thiết bị CaCO3 hoặc kiểm tra các nước lớn hơn các giá
làm mềm thận đầu tiên nhanh) theo khuyến thông số hàng trị giới hạn cần hoàn
cáo của nhà ngày nguyên cột lọc hoặc
sản xuất báo cáo lãnh đạo để
có quyết định thay
thế làm mềm

Kiểm tra mức muối Quan sát trực Bổ sung muối khi
trong thùng chứa muối tiếp và ghi cần
chép lại

5 Độ chênh áp cột lọc 5µm Hàng ngày – Quan sát trực Cán bộ phòng Vật Theo yêu cầu Bản kết quả Nếu ∆P nằm ngoài
trước ca chạy tiếp và ghi tư – Trang thiết bị của nhà sản kiểm tra các khoảng giới hạn cho
thận đầu tiên chép lại xuất thông số hàng phép thay mới cột
ngày lọc

6 Thông số áp lực nước Hàng ngày – Quan sát trực Cán bộ phòng Vật Áp lực nước Bản kết quả Nếu áp lực nước vào
vào, độ dẫn điện nước trước ca chạy tiếp và ghi tư – Trang thiết bị vào theo kiểm tra các hoặc độ dẫn điện
RO tại đồng hồ hệ thống thận đầu tiên chép lại khuyến cáo thông số hàng không đạt theo yêu

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
10 Bệnh viện ……

Stt Nội dung Tần suất giám Phương Trách nhiệm Tiêu chuẩn Hồ sơ Khắc phục
sát pháp giám đánh giá
sát

RO của nhà sản ngày cầu cần tiến hành


xuất rửa màng RO hoặc
báo cáo lãnh đạo để
Độ dẫn điện ≤
có quyết định thay
25µS/cm hoặc
mới màng RO

7 Lấy mẫu và kiểm tra 23 chỉ tiêu hóa Lấy mẫu và Cán bộ khoa Kiểm ANSI/AAMI Biên bản lấy Nếu kết quả không
chất lượng nước RO lý: 6 tháng/lần gửi phân tích soát nhiễm khuẩn 13959:2014 mẫu đạt về mặt hóa lý cần
thành phẩm tại bể chứa hoặc khi cần. tại PXN báo cáo lãnh đạo để
Bản kết quả
nước RO và trước khi có quyết định dừng
Nội độc tố và vi của đơn vị xét
vào máy thận nhân tạo điều trị và có biện
sinh vật: 1 - 3 nghiệm
pháp làm sạch hệ
tháng/lần hoặc
thống hoặc thay mới
khi cần
thiết bị

Nếu kết quả có mức


nội độc tố hoặc vi
sinh vật cao hơn giới
hạn hành động, thấp
hơn giới hạn cho
phép cần báo cáo
lãnh đạo và bác sỹ
điều trị khoa TNT.
Đồng thời khử
trùng/làm sạch thiết
bị, lấy mẫu đánh giá
lại. Nếu kết quả đạt,
Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 11

Stt Nội dung Tần suất giám Phương Trách nhiệm Tiêu chuẩn Hồ sơ Khắc phục
sát pháp giám đánh giá
sát

tiếp tục điều trị; nếu


kết quả không đạt
phải báo cáo lãnh
đạo và bác sỹ điều trị
khoa TNT để có
quyết định dừng điều
trị

Nếu kết quả có mức


nội độc tố hoặc vi
sinh vật cao hơn giới
hạn cho phép cần
báo cáo lãnh đạo và
bác sỹ điều trị khoa
TNT để có quyết
định dừng điều trị

8 Kiểm tra chất diệt khuẩn Ngay sau khi Bộ Test Kit Cán bộ phòng Vật Dư lượng Biên bản lấy Dư lượng chlorine >
tồn dư sau quy trình rửa khử khuẩn hệ nhanh phù tư trang thiết bị chlorine ≤ mẫu và kết quả 0,1mg/L cần báo cáo
quả lọc hoặc khử khuẩn thống hợp 0,1mg/L đánh giá của cơ lãnh đạo để có quyết
hệ thống sở y tế định tiếp tục dừng
điều trị; súc rửa lại
hệ thống hoặc quả
lọc

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
12 Bệnh viện ……

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. QCVN 01:2009/BYT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước ăn uống.
2. Quyết định số 1338/2004/QĐ-BYT ngày 14/4/2004 về “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật rửa
và sử dụng lại quả lọc thận”
3. TCVN 7138:2002 - Hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế - Yêu cầu kỹ thuật
4. ACI Renal Network, 2016, Guide: Water for dialysis - A guide for in-centre, satellite and
home haemodialysis in NSW, Australia
5. ANSI/AAMI RD 52:2004 – Dialysis for Haemodialysis
6. ANSI/AAMI RD 62:2006 – Water Treatment Equipment for Haemodialysis
7. ANSI/AAMI/ISO 13959:2014 – Water for haemodialysis and related therapies
8. Food and Drug Administration, 1991, Quality assurance guidelines for hemodialysis
devices, United States of America
9. Ministry of Health Malaysia, 2012, Haemodialysis quality and standards, Malaysia
10. Ministry of Health Singapore, 2001, Guidelines for renal dialysis centres, Singapore
11. Water Pre-treatment Standards for Home Haemodialysis- Endorsed by GMCT Renal
Services Network Executive, 11 march 2009.
12. Water Treatment for Hemodialysis: An update – Nephrology Nursing Journal, September -
October 2013. Vol.40, No.5
Water Treatment for Hemodialysis – Hong Kong Journal of Nephrology 2001.

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
14 Bệnh viện ……

Phụ lục 1. Đánh giá và khắc phục


 Chất lượng nước đầu vào
Thông thường, chất lượng nước cấp đầu vào cho hệ thống rất ít thay đổi. Do vậy, nếu kết quả cho
thấy chất lượng nước đầu vào không đạt theo QCVN 01:2009/BYT cần:
- Kiểm tra chất lượng nước sau từng thiết bị xử lý nước để đảm bảo chất lượng nước dùng cho
thận nhân tạo vẫn đạt theo tiêu chuẩn ANSI/AAMI 13959:2014 và an toàn cho người bệnh.
- Định kỳ lấy mẫu và đánh giá lại chất lượng nước 1 tháng/lần để xác định xem nước nguồn có xu
hướng thay đổi như thế nào để có phương án xử lý phù hợp (bổ sung hoặc thay mới thiết bị tiền
xử lý).
 Hệ thống tiền xử lý
Cột lọc đa tầng
- Áp lực trước cột lọc đa tầng vượt quá giá trị tối đa do nhà sản xuất cung cấp: cột lọc đa tầng đã
bị tắc. Khi đó cần tiến hành rửa lọc bằng phương pháp rửa ngược.
- Độ chênh áp nằm ngoài khoảng giới hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất: cột lọc đa tầng bị
tắc hoặc cột làm mềm nước bị tắc. Khi đó cần tiến hành rửa cột lọc đa tầng và hoàn nguyên cột
làm mềm.
- Nếu sau khi rửa lọc vẫn không đáp ứng điều kiện về áp lực thì cán bộ chịu trách nhiện cần báo
cáo lãnh đạo khoa Thận nhân tạo, phòng Vật tư trang thiết bị và lãnh đạo bệnh viện để có quyết
định thay thế cột lọc.
Cột lọc than hoạt tính
- Áp lực trước cột lọc than hoạt tính vượt quá giá trị tối đa hoặc độ chênh áp nằm ngoài khoảng
giới hạn do nhà sản xuất cung cấp: cột lọc than hoạt tính đã bị tắc. Khi đó cần tiến hành rửa lọc
bằng phương pháp rửa ngược.
- Nếu sau khi rửa lọc vẫn không đáp ứng điều kiện về áp lực thì thì cán bộ chịu trách nhiệm cần
báo cáo lãnh đạo khoa Thận nhân tạo, phòng Vật tư trang thiết bị và lãnh đạo bệnh viện để có
quyết định thay thế cột lọc.
- Nếu nước sau khi ra khỏi cột lọc than hoạt tính có hàm lượng chlorine vượt quá 0,1mg/L có thể
tiếp tục quá trình điều trị thận nhân tạo cho người bệnh nhưng cán bộ chịu trách nhiệm cần
thông báo cho lãnh đạo khoa Thận nhân tạo và liên tục kiểm tra hàm lượng chlorine trong nước
sau khi ra khỏi cột lọc than hoạt tính trong vòng 1 giờ. Nếu hàm lượng chlorine vẫn vượt quá
0,1mg/L cán bộ chịu trách nhiệm cần báo cáo lãnh đạo khoa Thận nhân tạo để có quyết định
dừng điều trị cho người bệnh.
- Tiến hành rửa cột lọc than hoạt tính bằng phương pháp rửa ngược. Nếu sau khi rửa lọc vẫn
không đáp ứng điều kiện về hàm lượng chlorine cần báo cáo lãnh đạo khoa Thận nhân tạo,
phòng Vật tư trang thiết bị và lãnh đạo bệnh viện để có quyết định thay thế cột lọc.
Cột làm mềm nước
- Nếu nước sau cột làm mềm có độ cứng vượt quá giới hạn yêu cầu: lớp vật liệu làm mềm đã bị
bão hòa và hiệu quả làm mềm đã giảm. Cần tiến hành hoàn nguyên và rửa vật liệu lọc.
- Nếu sau khi hoàn nguyên, độ cứng của nước sau cột làm mềm vẫn không đáp ứng yêu cầu, cán
bộ chịu trách nhiệm cần báo cáo lãnh đạo khoa Thận nhân tạo, phòng Vật tư trang thiết bị và
lãnh đạo bệnh viện để có quyết định thay thế cột làm mềm.

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 15

- Nếu muối trong thùng không còn ở dạng bão hòa (dạng hạt không hòa tan) hoặc thấp hơn mức
muối theo quy định của đơn vị cần bổ sung muối vào thùng để đảm bảo quá trình hoàn nguyên
không bị gián đoạn.
Cột lọc 5µm
Chi phí cho cột lọc tinh không quá cao, do vậy nếu độ chênh áp nằm ngoài khoảng giới hạn theo
khuyến cáo của nhà sản xuất thì tiến hành thay mới cột lọc.
Lưu ý: Sau mỗi lần làm sạch, khử trùng hệ thống, nên thay cột lọc tinh mới.
 Hệ thống xử lý nước dùng cho thận nhân tạo
Thiết bị lọc thẩm thấu ngược
- Nếu áp lực nước vào hệ RO vượt quá giới hạn cho phép: màng lọc RO bị tắc. Cần tiến hành rửa
màng lọc hoặc thay mới màng lọc. Nếu áp lực nước vào hệ RO quá thấp hoặc bằng 0: màng lọc
RO có thể bị thủng, cần kiểm tra lại và thay mới màng lọc.
- Nếu chỉ số độ dẫn điện > 25µS/cm (tương đương với TDS > 20ppm), cần tiến hành rửa màng
lọc RO.
- Nếu sau khi rửa, chỉ số độ dẫn điện vẫn không đạt: màng lọc RO đã bị thoái hóa hoặc bị thủng.
Khi đó, cán bộ chịu trách nhiệm cần báo cáo lãnh đạo khoa Thận nhân tạo, phòng Vật tư trang
thiết bị và lãnh đạo bệnh viện để có quyết định thay mới màng lọc RO.
Bể chứa nước RO thành phẩm
- Đối với 23 chỉ tiêu hóa lý: nếu nước RO thành phẩm có 1 hay nhiều chỉ tiêu trong số 23 chỉ tiêu
hóa lý không đạt theo tiêu chuẩn ANSI/AAMI 13959:2014, cán bộ chịu trách nhiệm phải báo
cáo ngay cho lãnh đạo khoa Thận nhân tạo, phòng Vật tư trang thiết bị và lãnh đạo bệnh viện để
có quyết định dừng điều trị cho người bệnh và kiểm tra, bảo dưỡng, làm sạch hệ thống hoặc
thay mới thiết bị (nếu cần).
- Đối với chỉ tiêu nội độc tố và vi sinh vật:
 Nếu nước RO thành phẩm có hàm lượng nội độc tố và vi sinh vật cao hơn giới hạn hành
động và thấp hơn giới hạn tối đa cho phép (0,125 EU/mL ≤ nội độc tố < 0,25EU/mL; 50
CFU/mL ≤ vi sinh vật < 100CFU/mL). Cán bộ chịu trách nhiệm phải báo cáo cho lãnh đạo
khoa Thận nhân tạo, phòng Vật tư trang thiết bị và lãnh đạo bệnh viện biết và có biện pháp
kiểm tra, khắc phục. Bên cạnh đó, tiếp tục lấy mẫu đánh giá 02 chỉ số này.
 Nếu mẫu đánh giá tiếp theo vẫn cho kết quả: hàm lượng nội độc tố và vi sinh vật cao hơn
giới hạn hành động và thấp hơn giới hạn tối đa cho phép (0,125 EU/mL ≤ nội độc tố <
0,25EU/mL; 50 CFU/mL ≤ vi sinh vật < 100CFU/mL), cán bộ chịu trách nhiệm phải báo
cáo cho lãnh đạo khoa Thận nhân tạo, phòng Vật tư trang thiết bị và lãnh đạo bệnh viện để
có quyết định dừng điều trị cho người bệnh và có biện pháp kiểm tra, làm sạch toàn bộ hệ
thống hoặc thay mới (nếu cần).
 Nếu nước RO thành phẩm có hàm lượng nội độc tố và vi sinh vật cao hơn giới hạn tối đa
cho phép (nội độc tố > 0,25EU/mL; vi sinh vật > 100CFU/mL), cán bộ chịu trách nhiệm

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
16 Bệnh viện ……

phải báo cáo cho lãnh đạo khoa Thận nhân tạo, phòng Vật tư trang thiết bị và lãnh đạo bệnh
viện để có quyết định dừng điều trị cho người bệnh và có biện pháp kiểm tra, làm sạch toàn
bộ hệ thống hoặc thay mới (nếu cần).
 Làm sạch và khử trùng hệ thống
Nếu phát hiện dư lượng hóa chất hoặc dư lượng chlorine > 0,1mg/L trong nước sau khi khử khuẩn
hệ thống hoặc sau khi rửa quả lọc, cán bộ chịu trách nhiệm cần thông báo cho lãnh đạo khoa Thận
nhân tạo, phòng Vật tư trang thiết bị và lãnh đạo bệnh viện để có quyết định tiếp tục dừng điều trị
cho người bệnh; đồng thời kiểm tra lại quy trình khử khuẩn và cho súc rửa lại hệ thống hoặc quả
lọc.

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 17

Phụ lục 2. Hướng dẫn lấy mẫu nước kiểm tra, giám sát
1. Cách lấy mẫu nước xét nghiệm các chỉ số vi sinh
Dụng cụ lấy mẫu
- Lấy mẫu nước cấp đầu vào:
 Sử dụng 01 chai thủy tinh với thể tích 0,5L đã được sấy tiệt trùng để lấy mẫu.
 Trong trường hợp không có chai thủy tinh, có thể sử dụng chai nhựa hoặc túi lấy mẫu vô
trùng chưa sử dụng với thể tích 0,5L.
- Lấy mẫu nước thành phẩm hoặc nước sau các công đoạn xử lý:
 Sử dụng xilanh dung tích từ 20cc (20mL) đến 50cc (50mL) vô trùng được chứng nhận
không có nội độc tố (free endotoxin).
Phương pháp lấy mẫu
- Lấy mẫu nước cấp đầu vào: lấy tại vòi lấy mẫu
 Khử khuẩn vòi nước bằng nhiệt hoặc lau bông cồn trong vòng từ 1-2 phút.
 Sau đó mở vòi nước cho chảy khoảng 2 - 3 phút và điều chỉnh lưu lượng chảy vừa đủ để lấy
mẫu vào trong chai một cách vô trùng, chú ý không lấy đầy chai (cách miệng chai 2-3cm).
- Lấy mẫu nước thành phẩm hoặc nước sau các công đoạn xử lý:
 Để hệ thống xử lý nước hoạt động trong vòng ít nhất 30 phút trước khi lấy mẫu nước.
 Khử khuẩn vòi nước bằng nhiệt hoặc lau bông cồn trong vòng từ 1-2 phút.
 Sau đó mở vòi nước cho chảy khoảng 2 - 3 phút và điều chỉnh lưu lượng chảy vừa đủ để lấy
mẫu, dùng xi lanh hút mẫu trực tiếp trong bình chứa, đảm bảo thao tác lấy mẫu vô trùng.
Lưu ý: Để đảm bảo lấy mẫu vô trùng, cán bộ lấy mẫu phải:
 Sử dụng găng tay vô trùng trong quá trình lấy mẫu và thay găng mới tại mỗi điểm lấy mẫu;
 Đeo khẩu trang trong quá trình lấy mẫu;
 Trong quá trình lấy mẫu không sờ vào bên trong dụng cụ hoặc nắp dụng cụ chứa mẫu.

2. Cách lấy mẫu nước xét nghiệm các chỉ số hóa lý


Dụng cụ lấy mẫu
- Sử dụng 04 chai thủy tinh hoặc chai nhựa mới thể tích 0,5L hoặc
- 02 chai thủy tinh hoặc chai nhựa mới 1L.
Phương pháp lấy mẫu
- Lấy mẫu nước đầu vào
 Lấy nước vào chai, xúc rửa ít nhất 3 lần đổ bỏ và lần thứ 4 lấy mẫu dưới vòi vào trong chai.
 Chú ý: lấy đầy chai và đảm bảo không có bọt khí nổi trên mặt nước trong chai.
- Lấy mẫu nước thành phẩm hoặc nước sau các công đoạn xử lý
 Để hệ thống xử lý nước hoạt động trong vòng ít nhất 30 phút trước khi lấy mẫu nước.

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
18 Bệnh viện ……

 Lấy nước vào chai, xúc rửa ít nhất 3 lần đổ bỏ và lần thứ 4 lấy mẫu dưới vòi vào trong chai.
 Chú ý: lấy đầy chai và đảm bảo không có bọt khí nổi trên mặt nước trong chai.

3. Bảo quản và vận chuyển mẫu


- Tất cả các mẫu sau khi lấy được ghi thông tin mẫu, bảo quản gói kín, đặt vào hộp xốp, bảo quản
lạnh bằng đá khô để tránh đỗ vỡ trong quá trình vận chuyển.
- Lưu ý: Tất cả các mẫu nên được phân tích trong ngày.

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 19

Phụ lục 3. Quản lý và kiểm soát hệ thống xử lý nước dùng cho thận
nhân tạo
1. Quản lý các thiết bị xử lý và hệ thống phân phối nước dùng cho thận nhân tạo
Dán nhãn thiết bị và hệ thống phân phối
Để dễ dàng trong quá trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng không bị nhầm lẫn, đơn vị cần tiến hành
dán nhãn toàn bộ hệ thống, cụ thể như sau:
- Tên từng thiết bị xử lý, thiết bị lưu giữ nước đầu vào hay nước RO thành phẩm hay nước mềm,
v.v.
- Dán nhãn vị trí cần kiểm tra, giám sát. Trong đó, ghi tóm tắt chỉ tiêu giám sát, giá trị đánh giá/so
sánh.
- Đánh dấu đường đi của dòng nước trên các ống phân phối, như: nước đầu vào, nước RO đi máy
thận nhân tạo, nước hồi về bể chứa nước RO, v.v.
Nhãn của thiết bị
Mỗi thiết bị xử lý nước đều được nhà sản xuất dán nhãn riêng, trên đó cung cấp một số thông số kỹ
thuật cần thiết liên quan đến thiết bị. Khi lựa chọn thiết bị, đơn vị lưu ý nhãn của thiết bị phải rõ
ràng, không bị rách và có đủ những thông tin sau:
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
- Tên thương mại và loại thiết bị;
- Mẫu mã và số seri của thiết bị đó;
- Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và để duy trì tuổi thọ
của thiết bị;
- Hoặc có thể cung cấp thông tin về những chất trong nước mà thiết bị có thể xử lý được.
Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị
Nhà sản xuất thiết bị có trách nhiệm cung cấp cho bệnh viện tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo
dưỡng thiết bị. Trong đó, tài liệu cần có đầy đủ các thông tin sau:
- Giới thiệu chi tiết về thiết bị, cung cấp đầy đủ các thông số kỹ thuật và yêu cầu cần có đối với
thiết bị.
- Đưa ra hướng dẫn chi tiết việc sử dụng thiết bị một cách hiệu quả; những dấu hiệu cảnh bảo
cũng như những điều cần lưu ý tránh để duy trì tuổi thọ và hiệu quả của thiết bị.
- Đưa ra hướng dẫn chi tiết cách bảo dưỡng thiết bị, tần suất phải bảo dưỡng, làm sạch hoặc thay
mới thiết bị.
Bộ bảng kiểm và biên bản

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
20 Bệnh viện ……

- Mỗi thiết bị cần có bản hướng dẫn vận hành rút gọn đặt tại khu vực có thiết bị xử lý đó. Bên
cạnh đó, cần ghi chép đầy đủ nhật ký vận hành thiết bị.
- Kết quả kiểm tra, giám sát hàng ngày phải được ghi chép đầy đủ vào các bảng kiểm (Phụ lục) và
lưu giữ trong hồ sơ của khoa Thận nhân tạo và phòng Vật tư trang thiết bị.
- Kết quả đánh giá định kỳ chất lượng nước nguồn và nước thành phẩm dùng cho thận nhân tạo
cần được lưu giữ trong hồ sơ của khoa Thận nhân tạo và phòng Vật tư trang thiết bị.
- Hồ sơ bảo dưỡng, thay mới thiết bị bao gồm: nhật ký bảo dưỡng hoặc thay mới; biên bản bàn
giao sau khi bảo dưỡng hoặc thay mới thiết bị
- Hồ sơ khử khuẩn hệ thống phải bao gồm: nhật ký khử khuẩn hệ thống và biên bản khử khuẩn hệ
thống.
2. Lưu giữ và sử dụng kết quả giám sát
Kết quả kiểm tra, giám sát hàng ngày và định kỳ hoặc đột xuất đều phải lưu giữ trong hồ sơ của
khoa Thận nhân tạo và phòng Vật tư trang thiết bị.
Bên cạnh đó, cán bộ chịu trách nhiệm cần theo dõi kết quả để xác định xu hướng thay đổi về chất
lượng nước sau mỗi thiết bị xử lý, đảm bảo có phương án bảo dưỡng và thay mới kịp thời; hạn chế
tối đa những sự cố không thể khắc phục đối với hệ thống, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người
bệnh.

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát hệ thống nước dùng cho thận nhân tạo 21

Phụ lục 5. Mẫu hồ sơ kiểm soát

Đơn vị hỗ trợ và tư vấn: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024. 39714341 (SML: 171)
BỆNH VIỆN ………….. KHOA …………………..
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT HỆ THỐNG TIỀN XỬ LÝ


CỘT LỌC ĐA TẦNG
1. Thông tin chung
Tên cột lọc: ………………………………………………………………….

Thời gian đưa vào sử dụng: ………………………………………………………………….

Model: ………………………………………………………………….

Đơn vị sản xuất: ………………………………………………………………….

Đơn vị cung cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị thi công, lắp đặt: …………………………………………………………………..

Địa chỉ …………………………………………………………………..

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị bảo trì, bảo dưỡng: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

2. Thông số kỹ thuật
Vị trí cột lọc: …………………………………………………………………..

Kích thước cột lọc: …………………………………………………………………..

Cấu tạo lõi lọc: …………………………………………………………………..

Công suất: ………………………………………………………………….

Khoảng áp suất hoạt động: ………………………………………………………………….

Thời gian thay thế: ………………………………………………………………….


BỆNH VIỆN ………….. KHOA …………………..
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT HỆ THỐNG TIỀN XỬ LÝ


CỘT LỌC THAN HOẠT TÍNH
1. Cột lọc than số 1
1.1. Thông tin chung
Tên cột lọc: ………………………………………………………………….

Thời gian đưa vào sử dụng: ………………………………………………………………….

Model: ………………………………………………………………….

Đơn vị sản xuất: ………………………………………………………………….

Đơn vị cung cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị thi công, lắp đặt: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị bảo trì, bảo dưỡng: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

1.2. Thông số kỹ thuật


Vị trí cột lọc: ………………………………………………………………….
Kích thước cột lọc: ………………………………………………………………….
Cấu tạo cột lọc: ………………………………………………………………….
Công suất: ………………………………………………………………….
Khoảng áp suất hoạt động: ………………………………………………………………….
Thời gian thay thế: ………………………………………………………………….
Các thiết bị phụ trợ: ………………………………………………………………….
2. Cột lọc than số 2
2.1. Thông tin chung
Tên cột lọc: ………………………………………………………………….

Thời gian đưa vào sử dụng: ………………………………………………………………….

Model: ………………………………………………………………….

Đơn vị sản xuất: ………………………………………………………………….

Đơn vị cung cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị thi công, lắp đặt: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị bảo trì, bảo dưỡng: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

2.2. Thông số kỹ thuật


Vị trí cột lọc: ………………………………………………………………….

Kích thước cột lọc: ………………………………………………………………….

Cấu tạo lõi lọc: ………………………………………………………………….

Công suất: ………………………………………………………………….

Khoảng áp suất hoạt động: ………………………………………………………………….

Thời gian thay thế: ………………………………………………………………….


BỆNH VIỆN ……………… KHOA ………………………
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT HỆ THỐNG TIỀN XỬ LÝ


CỘT LÀM MỀM NƯỚC
1. Cột làm mềm nước số 1
1.1. Thông tin chung
Tên cột lọc: ………………………………………………………………….

Thời gian đưa vào sử dụng: ………………………………………………………………….

Model: ………………………………………………………………….

Đơn vị sản xuất: ………………………………………………………………….

Đơn vị cung cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị thi công, lắp đặt: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị bảo trì, bảo dưỡng: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

1.2. Thông số kỹ thuật


Vị trí cột lọc: ………………………………………………………………….
Kích thước cột lọc: ………………………………………………………………….
Cấu tạo cột lọc: ………………………………………………………………….
Công suất: ………………………………………………………………….
Khoảng áp suất hoạt động: ………………………………………………………………….
Thời gian thay thế: ………………………………………………………………….
Các thiết bị phụ trợ: ………………………………………………………………….
Thùng muối hoàn nguyên
2. Cột làm mềm nước số 2
2.1. Thông tin chung
Tên cột lọc: ………………………………………………………………….

Thời gian đưa vào sử dụng: ………………………………………………………………….

Model: ………………………………………………………………….

Đơn vị sản xuất: ………………………………………………………………….

Đơn vị cung cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị thi công, lắp đặt: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị bảo trì, bảo dưỡng: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

2.2. Thông tin số kỹ thuật


Vị trí cột lọc: ………………………………………………………………….

Kích thước cột lọc: ………………………………………………………………….

Cấu tạo lõi lọc: ………………………………………………………………….

Công suất: ………………………………………………………………….

Khoảng áp suất hoạt động: ………………………………………………………………….

Thời gian thay thế: ………………………………………………………………….


Các thiết bị phụ trợ: ………………………………………………………………….
Thùng muối hoàn nguyên
BỆNH VIỆN ………………. KHOA ………………….
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RO


DÙNG CHO THẬN NHÂN TẠO
1. Thông tin chung

Tên thiết bị: Thiết bị xử lý nước RO

Thời gian đưa vào sử dụng: ………………………………………………………………….

Model: ………………………………………………………………….

Đơn vị sản xuất: ………………………………………………………………….

Đơn vị cung cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị thi công, lắp đặt: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị bảo trì, bảo dưỡng: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

2. Thông số kỹ thuật
Số lượng màng lọc RO: ………………………………………………………………….
Công suất: ………………………………………………………………….
Khoảng áp suất hoạt động: ………………………………………………………………….
Tỷ lệ nước thành phẩm: ………………………………………………………………….
Thời gian thay thế: ………………………………………………………………….
Các thiết bị phụ trợ: ………………………………………………………………….

BỆNH VIỆN ………………. KHOA …………………….


LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT ĐÈN UV

1. Thông tin chung

Tên thiết bị: Đèn UV ………………………………………………………...

Thời gian đưa vào sử dụng: ………………………………………………………………….

Model: ………………………………………………………………….

Đơn vị sản xuất: ………………………………………………………………….

Đơn vị cung cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

Đơn vị thi công, lắp đặt: …………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………….

Người liên hệ: ………………………………………… ĐT: ………………….

2. Thông số kỹ thuật
Nhiệt độ tối đa: …………… 0C
Nhiệt độ tối thiểu: …………… 0C
Áp suất tối đa: ………………………………………………………………….
Liều đèn UV trong suốt thời
gian sử dụng: ………………………………………………………………….
Công suất: ………………GPM (hoặc ………L/giờ)
Tuổi thọ đèn UV ……………… giờ
BỆNH VIỆN …………….. KHOA …………………….
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

BẢNG KIỂM SOÁT CÁC CHỈ SỐ HÀNG NGÀY


ST Ngày
T Chỉ số kiểm tra Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
1. Cột lọc đa tầng
- Áp lực trước/sau cột lọc (*)
2. Cột lọc than hoạt tính
- Áp lực trước/sau cột lọc than hoạt
tính (*)
- Hàm lượng chlorine sau khi ra khỏi
cột than (≤ 0,1ppm) (***)
3. Cột làm mềm
- Độ cứng nước sau cột làm mềm (*)
- Mức muối trong thùng (****)
4. Cột lọc 5µm
- Áp lực trước/sau cột lọc (*)
5. Thiết bị lọc nước RO
- Áp lực nước vào (*)
- Đỗ dẫn điện (≤ 25µS/cm) (**)
Người thực hiện (ký)
Người giám sát (ký)
(*): Nếu vượt quá giới hạn do nhà sản xuất cung cấp thì phải tiến hành rửa thiết bị hoặc báo cáo lãnh đạo
để thay mới thiết bị(nếu cần).
(**): Nếu vượt quá giới hạn này thì phải tiến hành rửa thiết bị hoặc báo cáo lãnh đạo để thay mới thiết bị.
(***): Nếu vượt quá giới hạn này thì phải báo cáo lãnh đạo để có quyết định dừng điều trị và tiến hành hoàn
nguyên hoặc thay mới.
(****): Nếu không còn ở trạng thái bão hòa thì phải bổ sung muối.
BỆNH VIỆN ………………. KHOA ………………………
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC HÀNG NGÀY


HÀM LƯỢNG CHLORINE
(Từ …../…../…… đến .…./…../……)
Biểu đồ đánh giá hàm lượng chlorine (mg/L) hàng ngày

Ngày
Hàm lượng chlorine (mg/L)
BỆNH VIỆN …………………. KHOA ……………………..
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC HÀNG NGÀY


ĐỘ CỨNG
(Từ …../…../…… đến .…./…../……)

Biểu đồ đánh giá độ cứng (mg/L) hàng ngày


Biểu đồ
Ngày
Độ cứng (mg/L)
BỆNH VIỆN ………………….. KHOA ………………….
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC HÀNG NGÀY


ĐỘ DẪN ĐIỆN NƯỚC RO
(Từ …../…../…… đến .…./…../……)
Biểu đồ đánh giá độ dẫn điện nước RO (µS/cm) hàng ngày
Biểu đồ
Ngày
Độ dẫn điện nước RO (µS/cm)
BỆNH VIỆN ………………….. KHOA ……………………..
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỊNH KỲ


NƯỚC CẤP ĐẦU VÀO
(Từ …../…… đến …../……)
1. Bảng tổng hợp kết quả chất lượng nước cấp đầu vào
Kết quả
QCVN
Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Đợt Đợt Đợt Đợt 01:2009/BYT
1/20… 2/20… 3/20… 4/20…
pH - 6,5 - 8,5
Tổng chất rắn hoà
mg/L  1000
tan (TDS)
Độ đục NTU 2
Độ cứng toàn phần mg/L  300
Chỉ số
mg/L 2
Pecmanganat
Nitrit (NO2-) mg/L 3
Nitrat (NO3 ) -
mg/L  50
Sunfat (SO42-) mg/L  250
Clorua (Cl-) mg/L  250
Amoni (NH4 ) +
mg/L 3
Sắt tổng số mg/L  0,3
Cadimi (Cd) mg/L  0,003
Mangan (Mn) mg/L  0,3
Nhôm (Al) mg/L  0,2
Đồng (Cu) mg/L 1
Chì (Pb) mg/L  0,01
Kẽm (Zn) mg/L 3
Thuỷ ngân (Hg) mg/L  0,001
Asen (As) mg/L  0,01
Crom tổng số (Cr) mg/L  0,05
Niken (Ni) mg/L  0,02
Florua mg/L  1,5
Natri (Na) mg/L  200
CFU/
Coliforms 100mL
0
CFU/
E.coli 100mL
0
2. Bản gốc kết quả xét nghiệm chất lượng nước cấp đầu vào
BỆNH VIỆN ………………….. KHOA ………………………
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

HỒ SƠ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỊNH KỲ


NƯỚC RO THÀNH PHẨM
(Từ …../…… đến …../……)
1. Thông tin chung

Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4


Vị trí lấy mẫu
Số lượng mẫu
Người lấy mẫu
Ngày lấy mẫu
Ngày gửi mẫu
Ngày nhận kết quả
Người nhận kết quả

2. Bảng tổng hợp kết quả chất lượng nước RO thành phẩm (kèm bản gốc kết quả xét
nghiệm)
Kết quả AAMI
Chỉ tiêu phân tích Đơn vị 13959:2014
Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4
Tổng số vi khuẩn CFU/mL 100 (50*)
0,25
Endotoxin EU/ml
(0,125*)
Calci mg/L 2
Magnesi mg/L 4
Kali mg/L 8
Natri mg/L 70
Antimon mg/L 0,006
Arsenic mg/L 0,005
Bari mg/L 0,1
Beryli mg/L 0,0004
Cadmi mg/L 0,001
Chromi mg/L 0,014
Chì (Plumbum) mg/L 0,005
Thủy ngân
mg/L 0,0002
(Hydragyrum)
Seleni mg/L 0,09
Bạc (Argentum) mg/L 0,005
Nhôm (Aluminium) mg/L 0,01
Kết quả AAMI
Chỉ tiêu phân tích Đơn vị 13959:2014
Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4
Chloramine mg/L 0,1
Chlorine mg/L 0,5
Đồng (Cuprum) mg/L 0,1
Fluoride mg/L 0,2
Nitrat (Tính theo N) mg/L 2
Sulfat mg/L 100
Tali (Tl) mg/L 0,002
Kẽm (Zincum) mg/L 0,1

(*) Action level: giới hạn khắc phục hay giới hạn hành động
Nhận xét và đề xuất: ……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
………., ngày tháng năm
Người nhận xét (ký và ghi rõ họ tên) Lãnh đạo khoa/phòng
BỆNH VIỆN ……………… KHOA ……………………
LOGO BỆNH VIỆN LOGO CỦA KHOA

BẢNG ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC


DÙNG CHO THẬN NHÂN TẠO
(dành cho cán bộ lãnh đạo)
Đạt/Không
STT Nội dung đánh giá Ghi chú
đạt
1. Khu vực xử lý nước dùng cho thận
nhân tạo gọn gàng, sạch sẽ, không
có nước đọng trên sàn nhà
2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước dùng cho
thận nhân tạo đặt tại vị trí dễ nhìn
3. Sơ đồ thể hiện đúng thực tế hệ
thống của bệnh viện; có các điểm
giám sát; ghi chú rõ ràng, đầy đủ
4. Các thiết bị xử lý thành phần đều
được dán nhãn đầy đủ, rõ ràng.
Nhãn dán không bị mờ hoặc
bong/rách
5. Đường nước đều được dán mũi tên
thể hiện rõ ràng, dễ hiểu. Mũi tên
không bị mờ hoặc bong/rách
6. Các vị trí cần giám sát đều được dán
nhãn, thể hiện rõ chỉ số phải giám
sát, tần suất thực hiện. Nhãn dán
không bị mờ hoặc bong/rách
7. Hồ sơ kiểm soát từng thiết bị được
lưu giữ đầy đủ
8. Bảng kiểm soát các chỉ số hàng
ngày được ghi chép lưu giữ đầy đủ,
có đủ chữ ký của những người chịu
trách nhiệm
9. Kết quả đánh giá định kỳ chất lượng
nước RO được theo dõi, lưu giữ đầy
đủ
10. Kết quả chất lượng nước đạt theo
tiêu chuẩn AAMI

Nhận xét và yêu cầu của Lãnh đạo: ……..……………………………………………………..


……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
QCVN 01:2009/BYT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG
Giới hạn
Đơn Mức độ
STT Tên chỉ tiêu tối đa cho Phương pháp thử
vị giám sát
phép
I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
TCVN 6185 - 1996
1. Màu sắc(*) TCU 15 (ISO 7887 - 1985) hoặc A
SMEWW 2120

Không có Cảm quan, hoặc SMEWW


2. Mùi vị(*) - A
mùi, vị lạ 2150 B và 2160 B

TCVN 6184 - 1996


3. Độ đục(*) NTU 2 (ISO 7027 - 1990) A
hoặc SMEWW 2130 B
Trong
(*) khoảng TCVN 6492:1999 hoặc
4. pH - A
SMEWW 4500 - H+
6,5-8,5
TCVN 6224 - 1996 hoặc
5. Độ cứng, tính theo CaCO3(*) mg/l 300 A
SMEWW 2340 C
Tổng chất rắn hoà tan
6. mg/l 1000 SMEWW 2540 C B
(TDS) (*)
TCVN 6657 : 2000 (ISO
7. Hàm lượng Nhôm(*) mg/l 0,2 B
12020 :1997)
SMEWW 4500 - NH3 C
8. Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 hoặc B
SMEWW 4500 - NH3 D
9. Hàm lượng Antimon mg/l 0,005 US EPA 200.7 C
TCVN 6626:2000 hoặc
10. Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 B
SMEWW 3500 - As B
11. Hàm lượng Bari mg/l 0,7 US EPA 200.7 C
TCVN 6635: 2000 (ISO
Hàm lượng Bo tính chung
12. mg/l 0,3 9390: 1990) hoặc C
cho cả Borat và Axit boric
SMEWW 3500 B
TCVN6197 - 1996
13. Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003 (ISO 5961 - 1994) hoặc C
SMEWW 3500 Cd
TCVN6194 - 1996
250
14. Hàm lượng Clorua(*) mg/l (ISO 9297 - 1989) hoặc A
300(**)
SMEWW 4500 - Cl- D
TCVN 6222 - 1996
15. Hàm lượng Crom tổng số mg/l 0,05 (ISO 9174 - 1990) hoặc C
SMEWW 3500 - Cr -
TCVN 6193 - 1996 (ISO
16. Hàm lượng Đồng tổng số(*) mg/l 1 8288 - 1986) hoặc C
SMEWW 3500 - Cu
Giới hạn
Đơn Mức độ
STT Tên chỉ tiêu tối đa cho Phương pháp thử
vị giám sát
phép
TCVN 6181 - 1996
17. Hàm lượng Xianua mg/l 0,07 (ISO 6703/1 - 1984) hoặc C
SMEWW 4500 - CN-
TCVN 6195 - 1996
18. Hàm lượng Florua mg/l 1,5 (ISO10359 - 1 - 1992) B
hoặc SMEWW 4500 - F-
19. Hàm lượng Hydro sunfur(*) mg/l 0,05 SMEWW 4500 - S2- B
TCVN 6177 - 1996 (ISO
Hàm lượng Sắt tổng số
20. mg/l 0,3 6332 - 1988) hoặc A
(Fe2+ + Fe3+)(*)
SMEWW 3500 - Fe
TCVN 6193 - 1996 (ISO
21. Hàm lượng Chì mg/l 0,01 8286 - 1986) B
SMEWW 3500 - Pb A
TCVN 6002 - 1995
22. Hàm lượng Mangan tổng số mg/l 0,3
(ISO 6333 - 1986) A
TCVN 5991 - 1995 (ISO
Hàm lượng Thuỷ ngân tổng
23. mg/l 0,001 5666/1-1983 - ISO 5666/3 B
số
-1983)
24. Hàm lượng Molybden mg/l 0,07 US EPA 200.7 C
TCVN 6180 -1996
25. Hàm lượng Niken mg/l 0,02 (ISO8288 -1986) C
SMEWW 3500 - Ni
TCVN 6180 - 1996
26. Hàm lượng Nitrat mg/l 50 A
(ISO 7890 -1988)
TCVN 6178 - 1996 (ISO
27. Hàm lượng Nitrit mg/l 3 A
6777-1984)
TCVN 6183-1996 (ISO
28. Hàm lượng Selen mg/l 0,01 C
9964-1-1993)
TCVN 6196 - 1996 (ISO
29. Hàm lượng Natri mg/l 200 B
9964/1 - 1993)
TCVN 6200 - 1996
30. Hàm lượng Sunphát (*) mg/l 250 A
(ISO9280 - 1990)
TCVN 6193 - 1996
31. Hàm lượng Kẽm(*) mg/l 3 C
(ISO8288 - 1989)
TCVN 6186:1996 hoặc
32. Chỉ số Pecmanganat mg/l 2 A
ISO 8467:1993 (E)
II. Hàm lượng của các chất hữu cơ
a. Nhóm Alkan clo hoá
33. Cacbontetraclorua g/l 2 US EPA 524.2 C
34. Diclorometan g/l 20 US EPA 524.2 C
35. 1,2 Dicloroetan g/l 30 US EPA 524.2 C
36. 1,1,1 - Tricloroetan g/l 2000 US EPA 524.2 C
Giới hạn
Đơn Mức độ
STT Tên chỉ tiêu tối đa cho Phương pháp thử
vị giám sát
phép
37. Vinyl clorua g/l 5 US EPA 524.2 C
38. 1,2 Dicloroeten g/l 50 US EPA 524.2 C
39. Tricloroeten g/l 70 US EPA 524.2 C
40. Tetracloroeten g/l 40 US EPA 524.2 C
b. Hydrocacbua Thơm
Phenol và dẫn xuất của
41. g/l 1 SMEWW 6420 B B
Phenol
42. Benzen g/l 10 US EPA 524.2 B
43. Toluen g/l 700 US EPA 524.2 C
44. Xylen g/l 500 US EPA 524.2 C
45. Etylbenzen g/l 300 US EPA 524.2 C
46. Styren g/l 20 US EPA 524.2 C
47. Benzo(a)pyren g/l 0,7 US EPA 524.2 B
c. Nhóm Benzen Clo hoá
48. Monoclorobenzen g/l 300 US EPA 524.2 B
49. 1,2 - Diclorobenzen g/l 1000 US EPA 524.2 C
50. 1,4 - Diclorobenzen g/l 300 US EPA 524.2 C
51. Triclorobenzen g/l 20 US EPA 524.2 C
d. Nhóm các chất hữu cơ phức tạp
52. Di (2 - etylhexyl) adipate g/l 80 US EPA 525.2 C
53. Di (2 - etylhexyl) phtalat g/l 8 US EPA 525.2 C
54. Acrylamide g/l 0,5 US EPA 8032A C
55. Epiclohydrin g/l 0,4 US EPA 8260A C
56. Hexacloro butadien g/l 0,6 US EPA 524.2 C
III. Hoá chất bảo vệ thực vật
57. Alachlor g/l 20 US EPA 525.2 C
58. Aldicarb g/l 10 US EPA 531.2 C
59. Aldrin/Dieldrin g/l 0,03 US EPA 525.2 C
60. Atrazine g/l 2 US EPA 525.2 C
61. Bentazone g/l 30 US EPA 515.4 C
62. Carbofuran g/l 5 US EPA 531.2 C
63. Clodane g/l 0,2 US EPA 525.2 C
64. Clorotoluron g/l 30 US EPA 525.2 C
SMEWW 6410B, hoặc
65. DDT g/l 2 C
SMEWW 6630 C
Giới hạn
Đơn Mức độ
STT Tên chỉ tiêu tối đa cho Phương pháp thử
vị giám sát
phép
66. 1,2 - Dibromo - 3
g/l 1 US EPA 524.2 C
Cloropropan
67. 2,4 - D g/l 30 US EPA 515.4 C
68. 1,2 - Dicloropropan g/l 20 US EPA 524.2 C
69. 1,3 - Dichloropropen g/l 20 US EPA 524.2 C
70. Heptaclo và heptaclo epoxit g/l 0,03 SMEWW 6440C C
71. Hexaclorobenzen g/l 1 US EPA 8270 - D C
72. Isoproturon g/l 9 US EPA 525.2 C
73. Lindane g/l 2 US EPA 8270 - D C
74. MCPA g/l 2 US EPA 555 C
75. Methoxychlor g/l 20 US EPA 525.2 C
76. Methachlor g/l 10 US EPA 524.2 C
77. Molinate g/l 6 US EPA 525.2 C
US EPA 507, US EPA
78. Pendimetalin g/l 20 C
8091
79. Pentaclorophenol g/l 9 US EPA 525.2 C
80. Permethrin g/l 20 US EPA 1699 C
81. Propanil g/l 20 US EPA 532 C
82. Simazine g/l 20 US EPA 525.2 C
83. Trifuralin g/l 20 US EPA 525.2 C
84. 2,4 DB g/l 90 US EPA 515.4 C
85. Dichloprop g/l 100 US EPA 515.4 C
86. Fenoprop g/l 9 US EPA 515.4 C
87. Mecoprop g/l 10 US EPA 555 C
88. 2,4,5 - T g/l 9 US EPA 555 C
IV. Hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ
89. Monocloramin g/l 3 SMEWW 4500 - Cl G B
Trong
khoảng SMEWW 4500Cl hoặc US
90. Clo dư mg/l A
EPA 300.1
0,3 - 0,5
91. Bromat g/l 25 US EPA 300.1 C
SMEWW 4500 Cl hoặc
92. Clorit g/l 200 C
US EPA 300.1
SMEWW 6200 hoặc US
93. 2,4,6 Triclorophenol g/l 200 C
EPA 8270 - D
SMEWW 6252 hoặc US
94. Focmaldehyt g/l 900 C
EPA 556
Giới hạn
Đơn Mức độ
STT Tên chỉ tiêu tối đa cho Phương pháp thử
vị giám sát
phép
SMEWW 6200 hoặc US
95. Bromofoc g/l 100 C
EPA 524.2
SMEWW 6200 hoặc US
96. Dibromoclorometan g/l 100 C
EPA 524.2
SMEWW 6200 hoặc US
97. Bromodiclorometan g/l 60 C
EPA 524.2
98. Clorofoc g/l 200 SMEWW 6200 C
SMEWW 6251 hoặc US
99. Axit dicloroaxetic g/l 50 C
EPA 552.2
SMEWW 6251 hoặc US
100. Axit tricloroaxetic g/l 100 C
EPA 552.2
Cloral hydrat SMEWW 6252 hoặc US
101. g/l 10 C
(tricloroaxetaldehyt) EPA 8260 - B
SMEWW 6251 hoặc US
102. Dicloroaxetonitril g/l 90 C
EPA 551.1
SMEWW 6251 hoặc US
103. Dibromoaxetonitril g/l 100 C
EPA 551.1
SMEWW 6251 hoặc US
104. Tricloroaxetonitril g/l 1 C
EPA 551.1
105. Xyano clorit (tính theo CN-) g/l 70 SMEWW 4500J C
V. Mức nhiễm xạ
106. Tổng hoạt độ  pCi/l 3 SMEWW 7110 B B
107. Tổng hoạt độ  pCi/l 30 SMEWW 7110 B B
VI. Vi sinh vật
Vi TCVN 6187 - 1,2 :1996
108. Coliform tổng số khuẩn/ 0 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) A
100ml hoặc SMEWW 9222
Vi TCVN6187 - 1,2 : 1996
E.coli hoặc Coliform chịu
109. khuẩn/ 0 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) A
nhiệt
100ml hoặc SMEWW 9222
TIÊU CHUẨN ANSI/AAMI 13959:2014
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG CHO THẬN NHÂN TẠO
TT Chỉ số Giới hạn tối đa cho phép (mg/L)
I Các thông số hóa học
1 Calci 2
2 Magnesi 4
3 Kali 8
4 Natri 70
5 Antimon 0.006
6 Arsenic 0.005
7 Bari 0.1
8 Beryli 0.0004
9 Cadmi 0.001
10 Chromi 0.014
11 Chì (Plumbum) 0.005
Thủy ngân
12 0.0002
(Hydragyrum)
13 Seleni 0.09
14 Bạc (Argentum) 0.005
15 Nhôm (Aluminium) 0.01
16 Chloramine 0.1
17 Chlorine 0.5
18 Đồng (Cuprum) 0.1
19 Fluoride 0.2
20 Nitrat (Tính theo N) 2
21 Sulfat 100
22 Tali (Tl) 0,002
23 Kẽm (Zincum) 0.1
II Các thông số vi sinh và nội độc tố
24 Tổng số vi khuẩn 100 cfu/ml (Action level* = 50 cfu/ml)
25 Endotoxin 0,25EU/ml (Action level* = 0,125EU/ml)

(*) Action level: giới hạn khắc phục hay giới hạn hành động

You might also like