Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tây Bắc nơi ngút ngàn núi cao vực sâu, nơi những đỉnh núi quanh năm

mây mù bao
phủ. Trong lòng vùng đất này, dòng sông hùng vĩ và dãy núi uốn lượn như lời thách
thức tạo nên một không gian kỳ bí, nơi mà những truyền thuyết và thần thoại bắt đầu.
Dòng sông Đà huyền bí như là hơi thở của các vị thần cổ xưa, mỗi con dốc, mỗi thác
nước đều chứa đựng một câu chuyện kỳ diệu.
1. Nguồn gốc họ Hù của người Si La
Dân tộc Si La ở Mường Tè, Lai Châu có truyện kể rằng chàng trai Kíu San khi mới sinh ra, mẹ
địu con lên nương bị bệnh cảm mà chết. Một con hổ cái đem bé về nuôi với đàn con sơ sinh
của mình. Khi Kíu San 12 tuổi, hổ mẹ cõng em về bản, cứ 3 ngày lại cõng lợn rừng hay hoãng
xuống bản cho con nuôi. Sau này Kíu San yêu Sa Ly con gái tổng bản, bị tổng bản cấm đoán,
chàng buồn bã, đi lang thang, được hổ anh em nuôi giúp đỡ. Kết chuyện là cảnh chàng gọi các
con đến dặn dò: Không có hổ bà thì không có bố, không có hổ cậu thì bố mẹ không được lấy
nhau. Từ nay bố đổi họ Kíu thành họ Hù (hổ). Từ đấy dân tộc Si La có thêm họ Hù (hổ) và có
tục thờ hổ.
Người Si La có tục cấm săn bắt hổ lấy thịt ăn, lấy xương nấu cao, da trang trí. Nếu ai giết hổ
coi như giết người phải đền mạng sống. Hổ trong rừng già mất đi thì được chôn cất mồ yên mả
đẹp như người ở nơi sườn núi cao nhất.
2. Sự tích chiếc kèn môi của người Mông
Chuyện kể về nguồn gốc một nhạc cụ dân gian giản dị nhưng vô cùng gắn bó, thân
thuộc mang tính đặc trưng của âm nhạc Mông là chiếc kèn môi. Chàng trai con vua
thủy tề, hóa thân từ con cá nhỏ đã cứu nàng công chúa xinh đẹp bị con quỷ ác hãm hại.
Quỷ đuổi theo, bắt lại được nàng công chúa, chỉ có chàng trai trốn thoát. Chàng buồn
rầu, đi lang thang thì gặp tiên ông, được tiên ông cho một con dao, một chiếc lá. Tiên
ông dặn chàng: khi nào con muốn nói gì với vợ con, con hãy để chiếc lá này vào miệng
mà nói, vợ của con sẽ nghe tiếng. Tiên ông lại hiện đến chỗ nàng công chúa, cho nàng
chiếc lá, bảo như đã nói với chàng trai. Trải qua rất nhiều khó khăn, nhờ lòng dũng
cảm, quyết tâm, được tiên ông giúp đỡ, chàng trai đã giết được quỷ ác, sống hạnh phúc
bên công chúa, được vua cha phong làm phò mã. Dân bản Mông cảm phục gương anh
dũng của chàng trai nên cũng làm kèn môi để thổi. Và cứ mỗi đôi thanh niên nam nữ
yêu nhau, họ lại dùng kèn môi để tỏ tình.
Tiếng kèn môi khi thủ thỉ tâm tình, khi vang xa lảnh lót qua vách núi, nương ngô đã trở
thành một biểu tượng văn hóa dân tộc Mông đầy ấn tượng và gợi cảm.
3. Thần Vệ Quốc Hoàng Bảy
Vị danh tướng thời Trần đã có công khởi binh, dẹp loạn vùng biên ải, đánh đuổi quân
xâm lược phương Bắc, bảo vệ bờ cõi biên cương. Ông đã trở thành nhân vật huyền
thoại trong lịch sử trấn ải vùng Tây Bắc, được các thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây
ngưỡng vọng, thờ phụng.
Truyền thuyết xưa kể lại rằng, trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan
trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc. Từ đời nhà
Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó, Bảo Hà là hậu cứ của
Bảo Thắng.
Trong thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), giặc phương Bắc thường tràn sang nước ta quấy nhiễu,
cướp bóc. Trước cảnh khốn khổ của dân chúng, lại có nguy cơ bị xâm lược, triều đình đã giao
trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải cho tướng Nguyễn Hoàng Bảy.
Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng châu Văn Bàn và củng
cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, tướng Nguyễn Hoàng Bảy đã tổ chức các thổ
ty, tù trưởng luyện tập binh sĩ, thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải
phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).
Giặc phương Bắc đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên
tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Giặc vứt thi thể ông
xuống sông Hồng. Kỳ lạ thay, di quan của ông trôi dọc sông Hồng, đến phà Trái Hút (xã Bảo
Hà) thì dừng lại. Nhân dân trong vùng đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu
thờ.
Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã ban sắc
phong tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn
cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao... tôn thờ ông là vị
nhân thần. Đền thờ ông có tiếng là linh thiêng, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du
khách thập phương đến hành hương, chiêm bái.
4. Sự tích hoa Ban của dân tộc Thái
Về sự tích loài hoa, người Thái có một câu chuyện hay, đậm chất lãng mạn, rất phù
hợp với thiên nhiên, tâm hồn của họ. Có một vài dị bản của truyện này nhưng người
dân lưu truyền nhiều hơn bản kể về tình yêu của cô gái Thái xinh đẹp tên Ban và chàng
trai thợ săn tài ba tên là Bun.
Hai người thề nguyền ước hẹn giữ vẹn tình yêu nhưng rồi như bao câu chuyện tình
ngang trái khác trong kho tàng truyện kể dân gian dân tộc Thái, sự phân biệt đẳng cấp
sang hèn đã ngăn cách tình yêu đôi lứa, chàng Bun bị nhà tạo cầm dao chém., đuổi đi.
Chàng khổ đau, kiệt sức gục xuống tắt thở bên một cửa hang, ở lưng chừng núi (dân
gian gọi là hang Thẩm Lé). Dân các bản Thái quanh vùng thương xót chàng Bun, bảo
nhau chôn cất, thường xuyên chăm sóc mộ chàng. Nàng Ban bị bắt, phải xung vào đội
múa xòe. Một lần nhân lúc con trai nhà tạo uống rượu ngủ say, nàng trốn ra khỏi nhà.
Đến ngọn núi có hang Thẩm Lé thì nàng không thể lết đi được nữa. Nàng gục xuống
đúng nơi có nấm mộ chàng Bun. Từ ngôi mộ chung ấy bỗng mọc lên một cây lạ, cành
nhỏ khẳng khiu, lá xanh thắm có hình hai nửa trái tim. Cứ mỗi mùa đông lạnh giá, cây
lại trút lá thành tấm thảm dày ủ ấm cho ngôi mộ.
Sang xuân, thật kỳ diệu, cây trổ lộc non, giữa những lá xanh e ấp hình trái tim chung
đôi ấy vụt bừng nở những đóa hoa trắng ngần như làn da nàng Ban, hoa năm cánh
như búp tay nàng, hương thơm thầm kín dịu dàng. Từ nhụy hoa, những tia màu hồng
tỏa ra như mạch máu từ trái tim thủy chung và rực lửa yêu đương của nàng Ban và
chàng Bun hoà quyện mà thành. Người Tây Bắc gọi cây này là cây hoa ban.

You might also like