Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 202

Mục lục

Mục lục ...................................................................................................................... 1


1. Các phụ kiện tiêu chuẩn sử dụng khi vận hành CMC 356 ....................... 5
2. Kết nối hợp bộ với máy tính .......................................................................... 6
3. Chức năng của các đầu vào ra, phát dòng, áp .......................................... 7
Module thí nghiệm: Quick CMC .......................................................................... 10
Quick CMC Module ............................................................................................... 11
1.Tính năng của Quick CMC ........................................................................... 11
2. Tổng quan giao diện cho Quick CMC.......................................................... 12
3.Các bước thực hiện thí nghiệm sử dụng QuickCMC ............................... 14
Module thí nghiệm: Ramping ............................................................................... 26
1. Ví dụ ứng dụng .............................................................................................. 27
2. Giới thiệu lý thuyết ........................................................................................ 28
2.1 Khai báo các bước (Ramps) để thí nghiệm giá trị tác động thành
phần cấp 1 .......................................................................................................... 28
2.2 Cấu trúc của module thí nghiệm Ramping ............................................. 32
3 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm với module thí nghiệm Ramping ..... 34
3.1 Khai báo Test Object .............................................................................. 34
3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration)
hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng................................. 36
3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm ............................................................... 42
Module thí nghiệm: State Sequencer ................................................................. 46
State Sequencer module - Overcurrent Testing ............................................... 47
1. Ví dụ ứng dụng .............................................................................................. 47
2. Giới thiệu lý thuyết ........................................................................................ 48
2.1 Khai báo các điểm thí nghiệm (Test Point) để thí nghiệm thời gian
tác động........................................................................................................... 48
3 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm với module thí nghiệm State
Sequencer........................................................................................................... 54
3.1 Khai báo Test Object .............................................................................. 54
3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration)
hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng................................. 56
3.3 Cấu hình riêng về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp
bộ CMC cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng ......................................... 61
3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm ............................................................... 62
Module thí nghiệm: Pulse Ramping.................................................................... 66
Pulse Ramping module - Overcurrent Testing ................................................. 67
1. Ví dụ ứng dụng .............................................................................................. 67
2. Giới thiệu lý thuyết ........................................................................................ 68
2.1 Khai báo các bước xung (Pulse Ramps) để thí nghiệm giá trị tác
động thành phần cấp 2 ................................................................................. 68
2.2 Cấu trúc của module thí nghiệm Pulse Ramping .............................. 71
Trang 1 trên 202
3 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm với module thí nghiệm Pulse
Ramping .............................................................................................................. 73
3.1 Khai báo Test Object .............................................................................. 73
3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration)
hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng................................. 74
3.3 Cấu hình riêng về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp
bộ CMC cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng ......................................... 79
3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm ............................................................... 80
Module thí nghiệm: Overcurrent.......................................................................... 82
Overcurrent Module............................................................................................... 83
1. Đặc trưng của Overcurrent .......................................................................... 83
1.1 Mô phỏng sự cố (Fault Simulation)...................................................... 83
1.2 Khai báo đặc tính (Characteristic Definition) ...................................... 83
1.3 Thí nghiệm đặc tính tác động ............................................................... 84
2. Ví dụ: Thí nghiệm tự động một rơ le quá dòng ........................................ 84
2.1 Kết nối rơ le với hợp bộ CMC ............................................................... 84
2.2 Khởi động OMICRON Control Center (OCC) .................................... 84
2.3 Nhập thông số và cấu hình đối tượng thí nghiệm ............................. 85
2.4 Cấu hình phần cứng ............................................................................... 87
2.5 Khai báo các điểm thí nghiệm: thí nghiệm chạm đất pha A ............ 90
2.6 Định dạng biên bản ................................................................................ 91
2.7 Khai báo thí nghiệm các dạng sự cố khác ......................................... 92
2.8 Thực hiện thí nghiệm ............................................................................. 93
2.9 In biên bản thí nghiệm............................................................................ 94
2.10 Chuyển biên bản thí nghiệm thành thí nghiệm mẫu ....................... 94
Module thí nghiệm: Distance ............................................................................... 95
Distance Protection Testing ................................................................................. 96
1. Ví dụ ứng dụng .............................................................................................. 96
2. Giới thiệu lý thuyết về đặc tuyến khoảng cách ........................................ 98
2.1 Sơ đồ tổng trở ......................................................................................... 98
2.2 Góc tổng trở đường dây (góc ngắn mạch) ....................................... 102
2.3 Bù thứ tự không .................................................................................... 103
3. Giới thiệu thực hành ................................................................................... 105
3.1 Khai báo đối tượng thí nghiệm (Test Object) ................................... 105
3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration)
hợp bộ CMC ................................................................................................. 114
3.3 Cấu hình riêng về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp
bộ CMC cho thí nghiệm bảo vệ khoảng cách ......................................... 119
3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm ............................................................. 120
Module thí nghiệm: Differential.......................................................................... 125
Differential module............................................................................................... 126
1. Differential .................................................................................................... 126
Trang 2 trên 202
1.1 Giới thiệu về Differential ...................................................................... 126
1.2 Ví dụ: Rơ le bảo vệ so lệch máy biến áp .......................................... 127
Module thí nghiệm: Autoreclosure .................................................................... 134
Autoreclosure module ......................................................................................... 135
1. Autoreclosure ............................................................................................... 135
1.1 Cấu hình module thí nghiệm Autoreclosure ..................................... 136
1.2 Thứ tự chu trình thí nghiệm AR .......................................................... 139
Module thí nghiệm: Synchronizer ..................................................................... 147
SYNCHRONIZER ................................................................................................ 148
1 Ứng dụng ....................................................................................................... 148
2 Ví dụ ............................................................................................................... 148
2.1 Mô phỏng với bộ CMC ......................................................................... 149
2.2 Khởi động đồng bộ ............................................................................... 150
2.3 Cài đặt trên đối tượng thử nghiệm..................................................... 150
2.4 Cấu hình phần cứng:............................................................................ 152
2.5 Kiểm tra dây nối giữa rơ le và CMC .................................................. 153
2.6 Định nghĩa thời gian đồng bộ cài đặt................................................. 153
2.7 Ý nghĩa của “Funtion” là áp dụng hàm đóng máy cắt của rơ le đồng
bộ. Bạn có thể sử dụng điểm test riêng biệt hoặc 1 bảng, hoặc điểm
test.................................................................................................................. 154
2.8 Hiệu chỉnh test....................................................................................... 157
2.9 Tạo 1 OCC tài liệu test ......................................................................... 160
Module thí nghiệm: Transducer ........................................................................ 162
Transducer Module ............................................................................................. 163
1) Kết nối đấu dây giữa Transducer và CMC ............................................. 164
2) Khởi động OCC ........................................................................................... 164
3) Nhập thông số và cài đặt đối tượng thí nghiệm .................................... 165
4) Cấu hình phần cứng ................................................................................... 168
5) Thêm vào moule thí nghiệm Transducer ................................................ 171
6) Thực hiện một thí nghiệm hiệu chuẩn bằng tay .................................... 171
7) Khai báo thí nghiệm tự động..................................................................... 171
8) Thực hiện thí nghiệm tự động từ OCC. .................................................. 173
9) Lưu thí nghiệm ............................................................................................ 174
Module thí nghiệm: GOOSE Configuration ..................................................... 175
GOOSE Configuration module .......................................................................... 176
1. Giới thiệu ...................................................................................................... 176
2. Các điều khoản: IEC 61850, GSE, and GOOSE ................................... 176
3. Hợp bộ thí nghiệm ...................................................................................... 176
4. Về giao thức Internet Protocol (IP)........................................................... 177
5. Thí nghiệm rơ le bảo vệ với Subscribed GOOSEs ............................... 177
6. Cách thức cấu hình một GOOSE Configuration .................................... 179
Hướng dẫn lấy Log file và Hardware Check ................................................... 195
Trang 3 trên 202
Hướng dẫn lấy logfile cho CMCx sử dụng Test Universe 3.00 ................... 196
Hướng dẫn lấy Hardware Check cho CMCx sử dụng Test Universe 3.00 198
Quản lý License hợp bộ CMC ........................................................................... 199
License Manager ................................................................................................. 200
1. Giới thiệu về license hợp bộ CMC ........................................................... 200
2. Cập nhật (Update) phần mềm điều khiển TU nên phiên bản (version)
mới ..................................................................................................................... 200
3. License Manager ......................................................................................... 201

Trang 4 trên 202


Hướng dẫn sử dụng hợp bộ thí nghiệm CMC 356
Hợp bộ thí nghiệm CMC 356 được điều khiển bằng phần mềm OMICRON Test Universe
(TU) được cài đặt trên máy tính.
Chức năng của phần mềm là điều khiển các tín hiệu thí nghiệm, xử lý tín hiệu đo, tạo biên
bản thí nghiệm, tạo ra các dữ liệu liên quan. Mỗi hợp bộ thí nghiệm CMC 356 sẽ có số máy
(Serial Number) riêng, qui định license các module phần mềm điều khiển có thể sử dụng
trong OMICRON Test Universe. Chi tiết hướng dẫn sử dụng phần mềm OMICRON Test
Universe xem hướng dẫn sử dụng kèm theo.
Phần cứng (máy chính) hợp bộ CMC 356 có chức năng tạo các tín hiệu thí nghiệm (dòng,
áp, tín hiệu nhị phân), đo phản ứng (tương tự và nhị phân) từ đối tượng thử (test object),
cấp nguồn DC cho đối tượng thử. Tài liệu này giới thiệu chi tiết về phần cứng hợp bộ CMC
356.

1. Các phụ kiện tiêu chuẩn sử dụng khi vận hành CMC 356
Để vận hành CMC 356 cần có các phụ kiện sau:
- Cáp nguồn nối CMC 356 với nguồn điện 1 pha AC. Mặc dù dải nguồn điện áp cho phép là
85-264VAC, tuy nhiên để đảm bảo vận hành an toàn cho hợp bộ CMC 356, nên cấp nguồn
từ nguồn điện ổn định 220VAC, thông qua ổn áp Lioa.
- Cáp kết nối CMC 356 với máy tính (sử dụng cáp USB hoặc cáp Ethernet cổng RJ45)
- Cáp phát dòng/ áp, cáp đo nối CMC 356 với đối tượng thử (sử dụng cáp 6 sợi màu đỏ, 6
sợi màu đen đi kèm với hợp bộ)
Ngoài ra để nối cáp đo với hàng kẹp, sử dụng các giắc đấu nối mềm (Flexible teminal
adapter) chuyên dụng cấp kèm theo hợp bộ. Do giắc nối này có 1 đầu không được cách
điện nên khi đấu nối cần ngắt điện áp, cắm giắc đấu nối và xiết chặt trước khi cắm với cáp
đo.

- Máy tính cài đặt phần mềm OMICRON Test Universe.

Trang 5 trên 202


2. Kết nối hợp bộ với máy tính
Để kết nối điều khiển hợp bộ từ máy tính, sử dụng một trong cáp cổng USB hoặc RJ45 nối
máy tính với cổng NET-1C tương ứng của hợp bộ.

Để kiểm tra tình trạng kết nối CMC với PC, mở công cụ “Test Set Association”. Nếu hợp bộ
CMC có firmware phiên bản thấp hơn hoặc cao hơn phần mềm điều khiển TU đang cài đặt
trên PC, sử dụng tính năng “Up-/Downgrade” và làm theo hướng dẫn để đưa firmware của
CMC về cùng phiên bản với phần mềm điều khiển TU trên máy tính.
Khi đã đảm bảo tương thích về firmware, nếu sử dụng kết nối bằng cáp USB thì mặc định
phần mềm TU sẽ nhận ra hợp bộ CMC và có thông báo: “Test set is ready to use”
Nếu sử dụng kết nối bằng cáp Ethernet cổng RJ45, cần sử dụng tính năng “Associate”, nút
nhấn! (Associate Button) và làm theo hướng dẫn để phần mềm TU nhận ra và điều khiển
được hợp bộ CMC 356.
Nút nhấn! (Associate Button) được sử dụng để Associate hợp bộ với máy tính điều khiển.
Đây là một cơ chế an toàn, vì khi kết nối hợp bộ CMC 356 qua cổng Ethernet vào mạng
LAN, bất kì một máy tính nào trên mạng cũng có thể nhìn thấy hợp bộ CMC 356 này. Để
điều khiển được hợp bộ thì cần nhấn nút! để xác nhận kết nối, sau đó mới điều khiển được
hợp bộ.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng nút nhấn! để Reset cấu hình IP cho hợp bộ.
Trong trường hợp báo lỗi hoặc gặp trục trặc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm hướng dẫn lấy logfile và hardware check file kèm theo.

Trang 6 trên 202


3. Chức năng của các đầu vào ra, phát dòng, áp

- Đầu phát điện áp (VOLTAGE OUTPUT): Hợp bộ CMC 356 có 4 đầu phát điện áp 300V,
trong đó các đầu phát 1-3 cũng được nối tới giắc cắm tổ hợp phát dòng áp.
Các đầu ra phát điện áp được bảo vệ chống ngắn mạch L-N và quá tải.
- Đầu phát dòng điện (CURRENT OUTPUT): Có 6 đầu phát dòng điện chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm A: 3 đầu phát dòng điện 32A, có thể nối tới giắc cắm tổ hợp phát dòng áp.
+ Nhóm B: 3 đầu phát dòng điện 32A.
Cũng có thể nối song song các đầu phát dòng nhóm A và nhóm B để tăng dòng điện phát
lên thành 3 x 64A, sử dụng các dây nối song song kèm theo hợp bộ.
Ở trạng thái chờ, các tiếp điểm rơ le thường đóng sẽ bảo vệ bộ khuyêch đại dòng khỏi
nguồn bên ngoài bằng cách ngắn mạch với đầu ra N.

- Đầu phát nguồn phụ DC (AUX DC): phát điện áp trong dải 0-264 VDC để cấp nguồn cho
đối tượng thử (test object)

Trang 7 trên 202


- Đầu ra nhị phân (BINARY OUTPUT): có 4 tiếp điểm rơ le loại potential-free, được điểu
khiển bởi phần mềm TU trong các ứng dụng thí nghiệm cụ thể.
- Đầu vào nhị phân (BINARY INPUT): có 10 đầu vào nhị phân chia làm 5 nhóm cách ly về
điện (1+2, 3+4…), trong đó từng cặp đầu vào dùng 1 đầu điện thế chung. Đầu vào BI có thể
cấu hình dạng khô hoặc ướt.

- Giắc cắm tổ hợp phát dòng áp: giúp cho việc đấu nối thí nghiệm tiện lợi hơn, đặc biệt khi
thí nghiệm rơ le bảo vệ quá dòng có hướng, rơ le bảo vệ khoảng cách. 3 đầu phát điện áp
1-3 (VOLTAGE OUTPUT 1-3) và 3 đầu phát dòng điện nhóm A (CURRENT OUTPUT A)
được nối tới giắc cắm. Cũng có thể nối song song nhóm dòng điện A, B để đưa đến đầu
phát tổ hợp dòng, áp
Sử dụng cáp cắm tổ hợp dòng áp tích hợp để nối từ giắc cắm tổ hợp phát dòng áp đến đối
tượng thử.

Sơ đồ chân nối chi tiết như bảng dưới đây:


Chân (Pin) Tín hiệu (Signal) Chân (Pin) Tín hiệu (Signal)
1- VOLTAGE N 1+ CURRENT A 1

Trang 8 trên 202


2- VOLTAGE 3 2+ CURRENT A N
3- VOLTAGE 2 3+ CURRENT A 3
4- VOLTAGE 1 4+ CURRENT A 2

Trang 9 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Quick CMC

Trang 10 trên 202


Quick CMC Module

Module thí nghiệm Quick CMC là module phần mềm cơ bản nhất trong các module phần
mềm chuyên dụng của CMC. Cho phép tạo ra cấu hình thí nghiệm hoàn chỉnh để quản lý
thông tin một cách linh hoạt toàn bộ các đầu vào/đầu ra của hợp bộ. Với module này người
sử dụng có thể dễ dàng thiết lập, xử lý các thông số tuỳ chọn thông qua giao diện trực
quan.

Hình 1: Khởi động Quick CMC

1.Tính năng của Quick CMC


- Quick CMC có thể hiển thị cùng một lúc toàn bộ 16 đầu phát dòng/áp với đầy đủ thông
tin về giá trị biên độ, góc pha, tần số theo dạng số học hoặc theo dạng đồ thị Vecto.
- Cấu hình cho việc lựa chọn số lượng đầu ra phát điện áp, dòng điện hay các đầu vào
đầu ra nhị phân hoàn toàn chủ động thông qua cài đặt trong Hardware Configuration.
Các hợp bộ CMC có thể sử dụng 04 đầu ra điện áp để mô phỏng điện áp đầu vào cho
rơle. Riêng với CMC 353 có 03 đầu ra phát dòng điện để mô phỏng dòng ba pha hoặc
linh hoạt mô phỏng dòng các phía khác nhau như cho bảo vệ so lệch. Đối với CMC256
plus, hoặc CMC356 có thể sử dụng tối đa 06 kênh phát dòng độc lập.
- Dễ dàng cài đặt điều khiển các đầu ra nhị phân. Giám sát trực quan các đầu vào số và
các đầu vào đo lường tín hiệu điện áp/dòng điện một chiều (±20mA hoặc ±10V).
- Cho phép người dùng tùy chọn báo cáo và đánh giá sau thử nghiệm
- Chức năng Unit Manager cho phép:

Trang 11 trên 202


+ Chuyển đổi giữa giá trị nhất thứ và nhị thứ bằng cách khai báo tỉ số CT và VT
+ Chuyển đổi giữa giá trị tuyệt đối và tương đối bằng cách khai báo giá trị điện áp, dòng
điện và tần số

2. Tổng quan giao diện cho Quick CMC


Quick CMC có tất cả 4 chế độ giao diện.
Hiển thị thông tin theo dạng bảng biểu - hình 2

Hình 2: Giao diện Test View


- Cung cấp 9 chế độ hiển thị và phương án điều khiển theo mục đích của người sử dụng.
Cấu hình các thông số của mạng 3 pha 4 dây sẽ được thể hiện đầy đủ và dễ hiểu qua các
giao diện này. Cụ thể:
+ Direct: thông số điện áp pha-đất, dòng điện pha được hiển thị cụ thể. Các thông số này
có thể linh động thay đổi độc lập từng giá trị. Người vận hành được phép tuỳ chọn thông
số phát sao cho phù hợp với mục đích hay nguyên lý làm việc của các thiết bị được thí
nghiệm.

+ Line-Line: thông số hiển thị theo trị số điện áp pha-pha và điện áp tổng U0. Thông thường
có thể ứng dụng cho việc phân tích sự cố ngắn mạch pha-pha.

Trang 12 trên 202


+ Symmetrical Components: các thông số dòng/áp được hiển thị theo dạng quy đổi ra đại
lượng thứ tự thuận, thứ tự nghịch, thứ tự không. Từ đó cũng có thể quy đổi ngược trở lại
theo định dạng pha-đất. Ứng dụng cho việc thí nghiệm một vài chức năng như quá dòng
thứ tự nghịch.

+ Power: lựa chọn hiển thị thông tin theo công suất/áp nhờ vào việc quy đổi các thông số
dòng/áp tương đương.

+ Fault Values: thể hiện theo từng dạng sự cố bằng mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp

+ Z-I Const. hoặc Z-V Const.: dùng cho công tác thí nghiệm bảo vệ khoảng cách theo từng
điểm. Tuỳ theo dạng sự cố mà ta có thể đưa ra điện áp/dòng điện sau khi được quy đổi
từ giá trị điện trở đăng nhập.
+

+ Z-Zs Const:

Trang 13 trên 202


+ Z%-I Const. hoặc Z%-V Const.:

+ Z%-Zs Const.

Hiển thị thông tin theo dạng Vecto: Hiển thị tương quan R-X trên mặt
các giá trị sẽ được cập nhật ngay lập tức phẳng tổng trở: khi thực hiện các bước thí
vào bảng thông số giúp người dùng có cái nghiệm chức năng tổng trở.
nhìn tổng thể nhất của những thông số phát
từ hợp bộ

Hình 3: Giao diện Vecto View Hình 4: Giao diện Impedance View

Hiển thị dạng Report: sử dụng để xem kết quả Test.

3.Các bước thực hiện thí nghiệm sử dụng QuickCMC


Nhiệm vụ: Thí nghiệm rơle kém áp bao gồm tác động, trở về, thời gian cắt. Thí nghiệm
được thực hiện bằng tay, cần soạn biên bản thí nghiệm.

Trang 14 trên 202


Giải pháp: OMICRON Test Universe cung cấp module Quick CMC để thực hiện thí nghiệm
thủ công, với ưu điểm là đơn giản và dễ vận hành. Người dùng có thể điều chỉnh các máy
phát điện áp, dòng điện về biên độ và góc pha, thay đổi tần số hệ thống, các bước điều
chỉnh bằng tay hoặc ramping tự động. Sơ đồ vector sẽ chỉ ra các thông số dòng/áp được
thiết lập trên đồ thị. Chức năng tạo biên bản cũng đuợc tích hợp vào Quick CMC.
Bước 1: Đấu nối sơ đồ phù hợp kĩ thuật của hợp bộ CMC và đối tượng được thí nghiệm
- Đấu nối đầu vào điện áp của rơle tương ứng với đầu ra điện áp của hợp bộ CMC
- Đấu nối tín hiệu trip của rơle với đầu vào nhị phân 1 của hợp bộ CMC
Bước 2: Khởi động Module phần mềm “Quick CMC” trên màn hình Start page - hình 1. Lựa
chọn giao diện Test View trên thanh công cụ “View/Test View”.
Bước 3: Khai báo thông tin của đối tượng thí nghiệm bằng cách nhấn vào “Test Object”

Hình 5: Cấu hình đối tượng thí nghiệm


Khai báo các thông tin của đối tượng thí nghiệm “Device” và nhấp “Edit” - hình 6
- Thông tin về đối tượng thử nghiệm (Device): mô tả thiết bị, hãng sản xuất, mã hiệu, số
serial…
- Thông tin về địa chỉ thí nghiệm (Subtation) và ngăn lộ được thí nghiệm (Bay)
- Các thông số cơ sở điện áp, dòng điện, tần số… của lưới điện
Toàn bộ các thông tin này sẽ tự động được điền vào biên bản.

Trang 15 trên 202


Hình 6: Khai báo thông tin đối tượng thí nghiệm
Trong bảng thông tin trên ngoài những thông số tự động quy đổi còn khai báo thêm một vài
thông tin cho từng cấu hình thiết bị - hình 6
- Overload Detection Sensitivity: độ nhạy phát hiện quá tải
- Residual Voltage/Current Factor: hệ số dòng điện và điện áp
- Limits: giới hạn đầu ra điện áp và dòng điện
- Debounce/Deglitch Filters: Lọc thời gian do độ rung của tiếp điểm
Bước 4: Cấu hình phần cứng cho hợp bộ CMC
Lựa chọn “Hardware configuration” để mở hộp thoại giao diện.
1. Lựa chọn chung về phần cứng tuỳ theo mục đích sử dụng

Trang 16 trên 202


Hình 7: Lựa chọn cấu hình phần cứng
Các thông số cơ bản của cấu hình phần cứng hợp bộ được liệt kê trên Hình 7 (2) Nếu phần
cứng không được kết nối, hoặc chưa chuyển sang chế độ hoạt động khi phần mềm được
khởi động, hoặc kết nối bị lỗi vì nguyên nhân nào đó, việc kết nối với hợp bộ CMC có thể
được thiết lập bằng cách nhấn nút Search trên Hình 7 (3) Cài đặt cấu hình phần cứng hiện
thời có thể được export để sử dụng cho hợp bộ khác (hoặc import từ dữ liệu cài đặt sẵn có)
- Hình 7 (4)
Sau đó nhấp chuột vào “Details…” để lựa chọn cấu hình chung các đầu ra Analog -hình 8

Trang 17 trên 202


Hình 8: Lựa chọn cấu hình đầu ra
- Cài đặt cho đầu ra điện áp: Lựa chọn cho các cấu hình sử dụng linh hoạt 04 đầu ra.
- Cài đặt cho đầu ra dòng điện: Lựa chọn cho các cấu hình sử dụng linh hoạt 03 đầu ra
(CMC 353) hoặc 06 đầu ra (CMC 356; CMC 256plus).
- Chọn “none” cho amplifiers, nếu không muốn dùng bộ khuếch đại ngoài.
Chú ý: nếu có thông báo cần bộ khuếch đại, hãy chọn cấu hình hợp bộ thích hợp trong danh
sách. Khi bộ khuếch đại OMICRON (CMA 156 hoặc CMS 156) được dùng chung với CMC
356 hoặc CMC 256plus, phần mềm sẽ tự động xác định và hiển thị chúng trên danh sách.
Điện áp tương ứng với đầu ra dòng điện của hợp bộ CMC 156 và CMC 256plus có thể
điều chỉnh trong từng trường hợp theo ý người dùng - Hình 8 (3) Điện áp tương ứng mặc
định được đặt ở mức cao nhất cho phép thí nghiệm rơle công suất lớn. Khi thử nghiệm các
đối tượng có công suất tiêu thụ thấp trong thời gian dài ví dụ như công tơ điện tử, cần giảm
giá trị điện áp này để giảm công suất tiêu hao gây phát nhiệt bên trong bộ khuyếch đại
tuyến tính, nhằm tránh trường hợp hợp bộ bị tắt đột ngột do quá nhiệt.
2. Định nghĩa các đầu ra Analog

Trang 18 trên 202


Tại giao diện Hardware Configuration chọn Tab “Analog Outputs”

3 4 5

Hình 9: Đầu ra Analog


Hình 9 (1) Đầu ra phát dòng/áp của hợp bộ được thể hiện theo cột trên ma trận
Hình 9 (2) Bảng ma trận thể hiện cụ thể tín hiệu thí nghiệm được nối đến chân đầu ra phát
dòng/áp nào của hợp bộ. Nếu sơ đồ đấu nối cần thay đổi, thay vì phải hoán đổi đầu dây nối
tới chân hợp bộ có thể thay đổi ngay trên bảng ma trận này.
Hình 9 (3) Test Module Output Signal định nghĩa tín hiệu đầu vào analog của đối tượng
được thí nghiệm (relay, đồng hồ đo…). Đó có thể là một mô tả chung khi một module thí
nghiệm chung được sử dụng (ví dụ VL1-E trong Quick CMC) hoặc một tín hiệu cụ thể khi
một module thí nghiệm cụ thể cho rơle được sử dụng (ví dụ “IprimA trong module thí
nghiệm so lệch).
Hình 9 (4) Display Name: tên của tín hiệu thí nghiệm được ghép nối giữa chân đầu vào đối
tượng thí nghiệm và chân đầu ra thiết bị thí nghiệm, như được định nghĩa trong ma trận đấu
nối. Thường thì nó giống như trong Test Module Output Signal.
Hình 9 (5) Connection Terminal: dùng để khai báo hàng kẹp của đối tượng thí nghiệm có
thể là chân hàng kẹp trong tủ hoặc chân rơle. Việc bổ sung trường thông tin này giúp chi tiết
hóa để biên bản thí nghiệm được theo dõi dễ dàng.
3. Định nghĩa các đầu vào nhị phân/Analog
Tại giao diện Hardware Configuration chọn Tab “Binary/Analog Inputs”

Trang 19 trên 202


Hình 10: Đầu vào Binary/Analog
Loại đầu vào phụ thuộc cấu hình phần cứng của hợp bộ CMC. Các đầu vào này có thể sử
dụng cho các mục đích khác nhau để giám sát đầu ra của đối tượng thí nghiệm bằng cách
chọn chế độ của BI. Khi thí nghiệm bảo vệ rơle (ví dụ giám sát thời gian tác động của đầu
ra rơle), BI cần được cấu hình là “Binary”. Khi thí nghiệm công tơ đo đếm điện năng, đầu
vào cần được cấu hình là “Counter”. Với hợp bộ CMC 256 được trang bị phần mềm
Enerlyzer, đầu vào có thể được cấu hình là đầu vào analog (dòng/áp) để đo lường.
Sau đó với mỗi đầu vào BI cần định nghĩa là potential free hoặc voltage sensing. Nếu các BI
được sử dụng ở chế độ voltage sensing, điện áp định mức của BI sẽ được xác định trước.
Ngưỡng tác động mặc định được đặt ở mức 70% điện áp định mức.
4. Định nghĩa các đầu ra nhị phân.
Tại giao diện Hardware Configuration chọn Tab “Binary Outputs”

Hình 11: Đầu ra nhị phân


Các cột của ma trận liệt kê các đầu ra relay và đầu ra Transistor hiện có (số lượng/loại BI
phụ thuộc vào cấu hình phần cứng hợp bộ CMC).
5. Định nghĩa các đầu vào DC analog.
Tại giao diện Hardware Configuration chọn Tab “DC Analog Inputs”

Hình 12: Đầu vào DC analog


Các đầu vào này được sử dụng riêng cho thí nghiệm transducer. Có 2 loại đầu vào DC
analog: 0…±10V hoặc 0…±20mA. Với hợp bộ CMC 256plus, dải giá trị dòng đầu vào có thể
được đặt ở mức ±20mA hoặc ±1mA.

Trang 20 trên 202


Bước 5: Khai báo điện áp mặc định.
1. Lựa chọn chế độ “Direct” Hình 13 (1)
2. Đặt giá trị VL1-E đến giá trị 63.51V. Hình 13 (2)

Hình 13: Khai báo điện áp


3. Di chuyển con trỏ đến ô biên độ VL1-E, nhấp chuột phải và chọn “Equal magnitude”.
Giá trị điện áp 3 pha sẽ được tự động đặt ở 63.51V.
4. Đặt góc pha của VL1-E về 0o Hình 13 (3) Các góc chậm pha được khai báo với giá trị
âm.
5. Di chuyển con trỏ đến ô góc pha VL1-E, nhấp chuột phải và chọn “Balance Angles”.
Giá trị góc pha 3 pha sẽ được tự động đặt cho hệ thống 3 pha đối xứng với góc lệch
pha là 120o.
6. Giá trị biên độ và góc pha của dòng điện được khai báo một cách tương tự Hình 13
(4)
7. Sơ đồ Vector bên phải thể hiện vector điện áp và dòng điện trên đồ thị. Tỉ lệ của sơ
đồ này có thể thay đổi bằng cách nhấp chuột phải và chọn “Zoom In”
8. Đặt tần số về 50Hz Hình 13 (5).
9. Di chuyển con trỏ về ô tần số VL1-E, nhấp chuột phải và chọn “Equal Frequencies”.
Tần số 3 pha sẽ cùng được đặt ở 50Hz. Tần số định mức cũng có thể được khai báo
bằng cách nhấp chuột phải và chọn “Nominale Value”. Tương tự nếu lựa chọn điện
áp 1 chiều thì chọn “DC” (góc pha và sơ đồ vector sẽ bị disable). Để tần số của tất cả
các nguồn phát thay đổi cùng 1 lúc, chọn “Link Frequencies”.
10. Đầu ra nhị phân có thể được đặt như tiếp điểm thường mở NO hoặc thường đóng
NC - Hình 13 (6). Lưu ý là chỉ có thể đặt được đầu ra khi đầu ra được bật sang ON.

Trang 21 trên 202


11. Nếu máy tính được kết nối với hợp bộ CMC, đầu vào sẽ được thể hiện ở trạng thái
on-line Hình 13 (7). Ở chế độ off-line trạng thái đầu vào sẽ ở trạng thái nháy (flash).
12. Sau khi hoàn tất quá trình càì đặt thông số, khởi động hợp bộ bằng cách chọn
“Test/Outputs ON” hoặc nhấn phím F5.

Ngoài cách sử dụng con trỏ chuột để điều khiển ta còn có thể sử dụng các phím tắt.

(F5) Khởi động quá trình làm việc sau khi cài đặt thông số phát.

(F8) Kết thúc để tạm thời dừng quá trình làm việc của hợp bộ.

(F9) Giữ lại thông số phát để lưu thông số vào biên bản trong quá trình Auto Step.

(F10) Thêm thông tin hoặc đưa nhận định đánh giá vào biên bản.

Bước 6: Thay đổi giá trị trong quá trình thử nghiệm.
Trong bảng Step/Ramp:

Output: cho phép lựa chọn thông số đầu ra cần thay đổi.
Quantity: thay đổi đại lượng liên quan
Size: giá trị hay biên độ chênh lệch sau mỗi bước thay đổi.
Time: thời gian lưu giữ mối bước

Cụ thể:
1. Điều chỉnh điện áp từng bước bằng tay.

Hình 14: Điều chỉnh theo bước

Trang 22 trên 202


- Tại ô Signal chọn “Output” cho cả 3 pha - Hình 14 (1)
- Tại ô Quantity chọn “Magnitude” - Hình 14 (2)
- Đặt bước điều chỉnh là 1 V - Hình 14 (3)
- Nhấp chuột vào nút tăng/giảm “Up/Down” cho đến khi đối tượng thí nghiệm thay đổi trạng
thái - Hình 14 (4)
Quá trình thay đổi cũng có thể điều khiển bằng chuột lăn bằng cách lựa chọn nút “Mouse
wheel button” - Hình 14 (5) và lăn chuột lên hoặc xuống để tăng hoặc giảm giá trị điện áp
phát ra từ hợp bộ.
2. Tự động Ramping điện áp
- Đưa giá trị điện áp các pha về giá trị định mức ban đầu 63.51V
- Chọn thời gian thay đổi cho 1 bước là 1 s - Hình 14 (6)
- Nhấp chuột và chọn “Auto Step” - Hình 14 (7)
- Nhấp chuột vào nút tăng/giảm “Up/Down”. Để ngừng quá trình ramping, nhấn vào nút
“Up/Down” một lần nữa.
3. Ramping điện áp theo xung
Sử dụng chức năng này (chỉ ở chế độ Auto Step) cho phép có 1 khoảng thời gian reset giữa
các bước điều chỉnh. Trong khoảng thời gian này đầu ra sẽ trở về giá trị khai báo trước
bước điều chỉnh bắt đầu.

Hình 15: Ramping theo xung


- Đưa giá trị điện áp các pha về giá trị định mức ban đầu 63.51V
- Nhập giá trị điện áp thay đổi trong 1 bước là 1 V Hình 15 (1)
- Nhập thời gian thay đổi cho 1 bước là 1 s - Hình 15 (2)
- Chọn “Auto Step” - Hình 15 (3)
- Chọn “Pulse Ramp” - Hình 15 (4)
- Nhập thời gian “Reset” là 2s - Hình 15 (5)
- Nhấp chuột vào nút tăng/giảm “Up/Down” - Hình 15 (6). Để ngừng quá trình ramping,
nhấn vào nút “Up/Down” một lần nữa.
4. Sử dụng chức năng Hold
5. Thực hiện thí nghiệm thời gian Trip
6.
Bước 7: Tạo biên bản thí nghiệm

Trang 23 trên 202


1. Định dạng biên bản
- Chọn “Report Settings”
- Chọn “Long Form” sau đó nhấn “OK”
Biên bản có thể tùy chọn chi tiết hơn bằng cách lựa chọn “Define…”

- Chọn “View/Report” để xem báo cáo.


2. Biên soạn báo cáo
Vì Quick CMC là module thí nghiệm thủ công, các ví dụ thí nghiệm được báo cáo cũng sẽ
được thiết lập bằng tay, nên sẽ không hiệu quả để báo cáo hoặc ghi từng thiết lập thay đổi
một cách thủ công trong quá trình thí nghiệm
Chức năng “Add to Report” sẽ ghi một bản ghi nhanh (snapshot) của tất cả giá trị điện áp,
dòng điện, trạng thái đầu vào bao gồm cả thời gian đo lường thực hiện.
Phần này thuộc về trách nhiệm của người thí nghiệm phải kích hoạt chức năng này sau mỗi
lần thí nghiệm, nếu không số liệu sẽ bị mất đi mà không cảnh báo trước.
- Đưa giá trị điện áp các pha về giá trị định mức ban đầu 63.51V
- Nhấn chuột vào biểu tượng “Add to Report” (hoặc nhấn phím F10)

- Nhập tên title là ‘Healthy system’ và nhấp vào “Passed”


- Đưa điện áp các pha về 20V. Đảm bảo rằng thời gian trip được ghi lại.
- Chọn 1 lần nữa “Test/Add to Report” với Title ‘Trip time test’. Comment: ‘Setting for trip
time = 1.2s’. Thí nghiệm đạt.
- Chọn “View/Report” để xem biên bản thí nghiệm.
- Tiếp tục thí nghiệm dẫn điện và thêm các bước thí nghiệm thích hợp vào báo cáo.

Trang 24 trên 202


Hình 18: Biên bản thí nghiệm
3. In biên bản thí nghiệm.
- Chọn “File/Print” để in báo cáo
- Chọn máy in sử dụng
- Nhấp vào OK.
4. Lưu biên bản thí nghiệm
- Chọn “File/Save As” để lưu biên bản thí nghiệm
- Nhập vào tên file và nơi lưu dữ liệu. Nên chọn tên file có tính diễn tả để dễ nhận ra sau
này.
- Nhấp vào “Save”
Lưu ý: Để tránh bị mất dữ liệu, trong quá trình thực hiện nên thường xuyên sao lưu dữ liệu
của bạn bằng cách chọn “File/Save” hoặc nhấn biểu tượng trên thanh công cụ.

Trang 25 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Ramping

Trang 26 trên 202


Ramping module - Overcurrent Testing

1. Ví dụ ứng dụng
Module Ramping là một module của phần mềm Test Universe, dùng để điều khiển hợp bộ
CMC phát giá trị biên độ (dòng, áp, tần số) theo các bước tăng hoặc giảm theo thời gian.
Module Ramping có thể được sử dụng để thí nghiệm giá trị tác động/ trở về thành phần
quá dòng cấp 1 của rơ le bảo vệ quá dòng có hướng hoặc vô hướng với đặc tính thời gian
tác động IDMT hoặc DTOC, cũng như thành phần cấp 1 của rơ le bảo vệ tần số, điện áp.
Trong ví dụ này rơ le bảo vệ quá dòng có 2 cấp: cấp 1 bảo vệ quá dòng có hướng với đặc
tính thời gian tác động loại IDMT (phụ thuộc) - Very Inverse (cực dốc), cấp 2 bảo vệ quá
dòng vô hướng với đặc tính thời gian tác động loại DTOC (độc lập)
Sơ đồ bảo vệ quá dòng của một ngăn lộ

Trang 27 trên 202


Bảng 1: Thông số chỉnh định rơ le
Tên thông số Giá trị thông số Ghi chú
Tần số 50Hz
Tỉ số biến điện áp VT
10500 V/ 110 V
(pri/sec)
Tỉ số biến dòng CT (pri/sec) 200 A/ 1A
Thành phần quá dòng cấp 1 IEC Very Inverse Đặc tính tác động loại rất dốc
(1st element) Directional Fwd Đặc tính hướng
300A Giá trị tác động Pick-up 1.5 x In CT primary
1.2 Bội số thời gian
45o Đặc tính góc rơ le
Thành phần quá dòng cấp 2 DTOC Đặc tính tác động
(2nd element) 600A Giá trị khởi động Pick-up 3 x In CT primary
100ms Thời gian tác động

2. Giới thiệu lý thuyết


2.1 Khai báo các bước (Ramps) để thí nghiệm giá trị tác động thành phần cấp 1
Ở ví dụ này ta sẽ sử dụng các giá trị độ lệch thời gian và dòng sau đây để định nghĩa bước:
Bảng 2: Độ lệch của rơ le và thông số kỹ thuật
Tên thông số Tuyệt đối Tương đối
Thời gian trễ (Delay time) ± 10 ms 1%
Dòng tác động (Pick-up current) ±10 mA 3%
Giá trị tác động/ trở về
95%
(Drop-off/pick-up value)
Góc sự cố (Angle faults) ±3°

Lưu ý: Giá trị độ lệch phụ thuộc vào loại rơ le, có thể tìm thấy trong tài liệu thông số kỹ
thuật trong hướng dẫn sử dụng rơ le.

Trang 28 trên 202


Đặc tính thời gian cắt IDMT với độ lệch dòng

Lưu ý: Một số rơ le có hệ số an toàn tăng giá trị cắt (increased pick-up value) cho đặc tính
IDMT. Trong ví dụ này rơ le có giá trị 1.1 lần lớn hơn giá trị chỉnh định cấp 1.

Trang 29 trên 202


Đặc tính thời gian cắt DTOC với độ lệch dòng

Các thông số sau sẽ được thí nghiệm:


1. Giá trị tác động (pick-up) của thành phần cấp 1 (được đo)
2. Giá trị trở về (drop-off) của thành phần cấp 2 (được đo)
3. Giá trị tác động/ trở về (được tính toán)

Trang 30 trên 202


Sơ đồ tín hiệu theo thời gian của thí nghiệm tác động/ trở về

Ba thông số trên có thể thí nghiệm với module thí nghiệm Ramping

Trang 31 trên 202


2.2 Cấu trúc của module thí nghiệm Ramping
Một trạng thái bước tăng/ giảm (ramp) được định nghĩa như một bước thay đổi của một đại
lượng vật lý. Rất nhiều cài đặt có thể thực hiện trong module thí nghiệm này.

1. Với cài đặt chế độ Set mode, người dùng có thể lựa chọn tăng/ giảm các đầu ra
phát dòng/ áp trực tiếp, hoặc tăng/ giảm (ramp) các giá trị tính toán như các thành
phần đối xứng, giá trị sự cố hoặc tổng trở sự cố.
2. Loại tín hiệu Signal và đại lượng Quantity cần được đặt để định nghĩa các giá trị
được tăng/ giảm. Có thể ramp 2 tín hiệu và đại lượng khác nhau tại cùng thời điểm.
Các tín hiệu và đại lượng có thể lựa chọn được định nghĩa trong Set mode.
3. Điểm bắt đầu và kết thúc của các mỗi từng ramp cần được định nghĩa cho thí
nghiệm. Bước Delta, thể hiện độ lớn mỗi bước cũng như khoảng thời gian giữa 2
bước dt cũng cần khai báo. Độ dốc d/dt được tính toán tự động.
4. Các đầu ra tương tự trong giao diện Detail View thể hiện các giá trị được phát ra bởi
hợp bộ thí nghiệm CMC. Các giá trị hiển thị với nền xám được điều khiển thay đổi
bởi ramp, do đó không thể chỉnh sửa trong giao diện Detail View. Các giá trị còn lại
có thể chỉnh sửa tùy ý.
Lưu ý: Các giá trị tương tự cần được đặt tương ứng với giá trị sự cố thực. Ví dụ,
góc lệch pha 180o của dòng điện sự cố pha - pha.
5. Điều kiện trigger để kết thúc các bước ramp có thể cài đặt trong Trigger tab của giao
diện Detail View. Điều kiện kết thúc (Stop condition) cũng được hiển thị trong giao
diện Test View. Điều này được giải thích chi tiết hơn ở phần tiếp theo
Lưu ý: Khoảng thời gian của mỗi bước dt cần được đặt tương ứng với trigger. Nó
phải dài hơn thời gian trigger. Nếu tiếp điểm khởi động start được sử dụng, ví dụ,
thời gian của bước phải dài hơn thời gian khởi động. Tuy nhiên, nếu lệnh cắt trip
được sử dụng, thời gian của bước phải dài hơn thời gian cắt.
Nếu chức năng bảo vệ tải không cân bằng (thứ tự ngược - negative sequence) được
kích hoạt, một sự cố 3 pha cần được sử dụng cho thí nghiệm.

Trang 32 trên 202


Các điều kiện trigger có thể được sử dụng để điều khiển chu trình. Có thể lựa chọn:
1. Đáp ứng của thiết bị được thử (test object) (ví dụ tín hiệu start/ tín hiệu trip).
2. Can thiệp bằng tay

Module thí nghiệm Ramping bao gồm cả phần đo và tính toán các giá trị thí nghiệm. Nó có
thể được đánh giá tự động và đưa vào biên bản báo cáo.

Trang 33 trên 202


Lưu ý: Định nghĩa các điều kiện này được giải thích chi tiết hơn ở phần sau.

3 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm với module thí nghiệm Ramping
Module thí nghiệm Ramping có thể được khởi động từ giao diện chính của phần mềm
OMICRON Test Universe. Nó cũng có thể được Insert vào trong file OCC.

3.1 Khai báo Test Object


Trước khi thí nghiệm bắt đầu cần định nghĩa các cài đặt cho rơ le, bằng cách nháy đúp
chuột vào biểu tượng Test Object trong OCC file hoặc nhấn vào biểu tượng Test Object
trong module thí nghiệm Ramping

Trang 34 trên 202


3.1.1 Cài đặt cho thiết bị
Các cài đặt chung cho rơ le được nhập vào phần Device của hàm RIO:

Lưu ý: Thông số Vmax và Imax giới hạn giá trị dòng và áp phát ra, để tránh hư hỏng cho
thiết bị được thí nghiệm. Giá trị này cần được điều chỉnh tương ứng với phần Hardware

Trang 35 trên 202


Configuration khi nối đầu ra song song. Cần tham khảo hướng dẫn sử dụng của rơ le để
tránh phát quá giá trị qui định.
3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho
rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Cấu hình chung (global Hardware Configuration) sẽ qui định cấu hình đầu vào đầu ra
chung của hợp bộ CMC. Nó áp dụng cho mọi module thí nghiệm con, do đó, cần được định
nghĩa theo đấu nối của rơ le. Có thể mở bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng
Hardware Configuration trong OCC

Trang 36 trên 202


3.2.1 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp
1A

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng đầu ra điện áp đặt ở “not used”

Trang 37 trên 202


3.2.2 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp
5A

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng đầu ra điện áp đặt ở “not used”
Hãy đảm bảo rằng kích cỡ dây đủ để nối song song
Các diễn giải sau đây chỉ áp dụng cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp 1A.

Trang 38 trên 202


3.2.3 Đầu ra tương tự (Analog Outputs)

Đầu ra tương tự (AO), đầu vào và ra số (BI & BO) có thể kích hoạt riêng rẽ trong từng
Hardware Configuration của từng module thí nghiệm cụ thể (xem phần 3.3)

3.2.4 Đầu vào số (Binary Inputs)

1. Tín hiệu khởi động Start và cắt Trip cần được nối tới một BI (có thể sử dụng BI1…BI10)
2. Tiếp điểm có điện (wet contacts) đáp ứng điện áp định mức của đầu vào BI với điện áp
của lệnh cắt máy cắt hoặc chọn Potential Free với tiếp điểm khô (dry contacts).
3. BO và AI không được sử dụng cho thí nghiệm này.

Trang 39 trên 202


3.2.5 Sơ đồ nối dây với hợp bộ thí nghiệm cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Lưu ý: Sơ đồ nối dây sau đây chỉ là ví dụ. Việc nối dây của đầu vào dòng tương tự có thể
khác đi nếu các chức năng bảo vệ bổ sung (ví dụ bảo vệ chạm đất độ nhạy cao) được sử
dụng. Trong trường hợp này IN có thể được đấu dây riêng rẽ.

Lưu ý: Với rơ le quá dòng vô hướng, không cần đấu với đầu ra phát áp của CMC.

Trang 40 trên 202


3.3 Cấu hình riêng về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho
rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Cấu hình riêng (local Hardware Configuration) sẽ kích hoạt đầu ra/ đầu vào của hợp bộ thí
nghiệm CMC cho module thí nghiệm được lựa chọn. Do đó cần phải khai báo cho mỗi
module thí nghiệm riêng rẽ. Có thể mở bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Hardware
Configuration trong module thí nghiệm:

3.3.1 Đầu ra tương tự phát dòng/ áp

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng điện áp đã được deactivated trong Cấu hình chung
(global Hardware Configuration). Do đó, nó sẽ không hiện lên ở đây.

Trang 41 trên 202


3.3.2 Đầu vào nhị phân

3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm


Cách tiếp cận chung
Trong ví dụ này một rơ le quá dòng với đặc tính tác động IDMT và hệ số an toàn tăng giá trị
cắt (increased pick-up value) được sử dụng. Do đó, thời gian cắt định mức cho dòng tác
động 1.65A là xấp xỉ 162s. Tuy nhiên giá trị khởi động không bị trễ do đó tiếp điểm khởi
động được sử dụng như trigger.
Khi thí nghiệm giá trị tác động/ trở về cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng hoặc vô hướng,
các bước sau đây được khuyến cáo:
Tính toán các giá trị định mức
Để thí nghiệm các giá trị tác động và trở về của chức năng bảo vệ quá dòng, các cài đặt
chỉnh định (Bảng 1) và độ lệch (Bảng 2) cần được biết rõ, cũng như cần biết hệ số an toàn
tăng giá trị cắt (increased pick-up value) có được sử dụng hay không. Từ các giá trị này,
dòng tác động định mức, dòng trở về định mức và độ lệch (sai số) cho các giá trị dòng điện
này có thể được tính toán. Tính toán cho ví dụ này được thể hiện dưới đây:
Giá trị tác động định mức: 1.1 x IP
Giá trị trở về định mức: 0.95 x 1.1 x IP
Độ lệch dòng điện: 3% hoặc 10mA
Bảng 3: Dòng định mức và độ lệch (sai số) cho ví dụ này
Giá trị định mức TOL- TOL+
Giá trị khởi động (Pick-up) 1.65 A 49.5 mA 49.5 mA
Giá trị trở về (Drop-off) 1.57 A 47 mA 47 mA

Các cài đặt trong giao diện Test View:

Trang 42 trên 202


1. Vì dòng điện được tăng/ giảm (ramped) trực tiếp, Set mode được đặt là Direct
2. Trong ví dụ này một sự cố pha - pha sẽ được tạo ra
Lưu ý: Nếu bảo vệ tải không cân bằng được kích hoạt trong rơ le, sự cố 3 pha cần
được lựa chọn, vì sự cố pha-pha sẽ bị cắt bởi bảo vệ tải không cân bằng thay vì bảo
vệ quá dòng.
3. Với thí nghiệm giá trị tác động chức năng bảo vệ quá dòng, Magnitude sẽ được thay
đổi
4. Hai trạng thái tăng/ giảm (ramp) cần được sử dụng; Ramp tăng đi lên để thí nghiệm
dòng tác động và Ramp giảm đi xuống để thí nghiệm dòng trở về.

5. Trạng thái ramp đi lên được đặt từ 80% đến 120% giá trị tác động định mức. Trạng
thái ramp đi xuống được đặt ở hướng đối diện. Điều này đảm bảo toàn bộ vùng độ
lệch (sai số) được bao trùm.
6. Bước Delta định nghĩa kích cỡ độ lớn của bước tăng/ giảm. Giá trị nên được đặt để
đảm bảo có đủ số bước trong mỗi vùng lệch (tolerance band). Khuyến cáo là nên tạo
4 bước trong mỗi nửa vùng lệch. Nó vừa đảm bảo đủ độ chính xác cần thiết và giữ
thời gian thí nghiệm không quá lâu.
7. Khoảng thời gian mỗi bước dt cần phải dài hơn thời gian tác động của rơ le. Nếu tiếp
điểm căt được sử dụng như điều kiện trigger, khoảng thời gian mỗi bước phải dài
hơn thời gian cắt.

Trang 43 trên 202


Định nghĩa các cài đặt bước ramp tăng giảm cho thí nghiệm giá trị tác động/ trở về.
Cài đặt trong giao diện Detail View

Trang 44 trên 202


1. Với rơ le quá dòng có hướng, điện áp 3 pha phải được đặt về điện áp định mức
2. Góc giữa các dòng điện cần đáp ứng theo loại sự cố. Ví dụ một sự cố pha-pha có
góc lệch 180o giữa dòng sự cố. Với rơ le quá dòng có hướng, góc cũng cần phải
điều chỉnh theo đặc tính hướng.
3. Tiếp điêm khởi động được sử dụng như điều kiện trigger cho thí nghiệm này. Nếu
tiếp điểm cắt được sử dụng, khoảng thời gian của bước ramp cần phải dài hơn thời
gian cắt (ví dụ 1.2 lần thời gian cắt).
Cài đặt trong giao diện Measurement View

4. Trong thí nghiệm này, dòng tác động (pick-up) và trở về (drop-off) sẽ được đo.
5. Giá trị tác động (pick-up) sẽ được đo trong xung tăng đi lên. Giá trị trở về (drop-off)
được đo trong xung giảm đi xuống.
6. Dòng tác động (pick-up) sẽ được đo khi tín hiệu khởi động được kích hoạt. Dòng trở
về (drop-off) sẽ được đo khi nó không được kích hoạt.
7. Giá trị định mức cũng như độ lệch (sai số) cần phải khai báo.
8. Bằng cách chia dòng trở về (drop-off) đo được cho dòng tác động (pick-up) đo được,
hệ số trở về được tính toán.
9. Sau khi thí nghiệm, việc đánh giá được thực hiện tự động và giá trị hiện tại, cũng
như lệch so với giá trị định mức được hiển thị.

Trang 45 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: State Sequencer

Trang 46 trên 202


State Sequencer module - Overcurrent Testing

1. Ví dụ ứng dụng
Module State Sequencer là một module của phần mềm Test Universe, dùng để điều khiển
hợp bộ CMC phát giá trị dòng, áp đầu ra (biên độ, tần số, góc pha) hoặc thay đổi trạng thái
đầu ra từ trạng thái (State) này sang trạng thái kế tiếp dựa trên các điều kiện logic đầu vào
(BI của CMC, sau một khoảng thời gian, hoặc trigger bởi GPS, IRIG-B).
Module State Sequencer có thể được sử dụng để thí nghiệm thời gian tác động (trip time)
thành phần quá dòng cấp 1/ cấp 2 của rơ le bảo vệ quá dòng có hướng hoặc vô hướng với
đặc tính thời gian tác động IDMT hoặc DTOC, cũng như của rơ le bảo vệ tần số, điện áp.
Trong ví dụ này rơ le bảo vệ quá dòng có 2 cấp: cấp 1 bảo vệ quá dòng có hướng với đặc
tính thời gian tác động loại IDMT (phụ thuộc) - Very Inverse (rất dốc), cấp 2 bảo vệ quá
dòng vô hướng với đặc tính thời gian tác động loại DTOC (độc lập)
Hình 1: Sơ đồ bảo vệ quá dòng của một ngăn lộ

Trang 47 trên 202


Bảng 1: Thông số chỉnh định rơ le
Tên thông số Giá trị thông số Ghi chú
Tần số 50Hz
Tỉ số biến điện áp VT
10500 V/ 110 V
(pri/sec)
Tỉ số biến dòng CT (pri/sec) 200 A/ 1A
Thành phần quá dòng cấp 1 IEC Very Inverse Đặc tính tác động loại rất dốc
(1st element) Directional Fwd Đặc tính hướng
300A Giá trị tác động Pick-up 1.5 x In CT primary
1.2 Bội số thời gian
45o Đặc tính góc rơ le
Thành phần quá dòng cấp 2 DTOC Đặc tính tác động
(2nd element) 600A Giá trị khởi động Pick-up 3 x In CT primary
100ms Thời gian tác động

2. Giới thiệu lý thuyết


2.1 Khai báo các điểm thí nghiệm (Test Point) để thí nghiệm thời gian tác động
Có 2 loại đặc tính quá dòng chính: thời gian phụ thuộc (Inverse time) và thời gian độc lập
(Definite time).

Trang 48 trên 202


Đặc tính thời gian phụ thuộc (Inverser time) có nhiều dạng cơ bản khác nhau như:
Bảng 2: Đặc tính tác động IDMT (xem IEC 60255-3 hoặc BS 142, phần 3.5.2)

Trong đó: t = Thời gian tác động tính bằng giây (s)
TP hoặc TMS = Giá trị cài đặt chỉnh định của bội số thời gian
I = Dòng sự cố
IP = Giá trị cài đặt chỉnh định của dòng tác động
Lưu ý: Một số rơ le có hệ số an toàn tăng giá trị cắt (increased pick-up value) cho đặc tính
IDMT. Trong ví dụ này rơ le có giá trị 1.1 lần lớn hơn giá trị chỉnh định cấp 1.

2.2 Khai báo các điểm thí nghiệm (Test Point) để thí nghiệm thời gian tác động
Ở ví dụ này ta sẽ sử dụng các giá trị độ lệch (sai số) thời gian và dòng sau đây để định
nghĩa các điểm thí nghiệm (test points/ test shots):
Bảng 3: Độ lệch (sai số) của rơ le và thông số kỹ thuật
Tên thông số Tuyệt đối Tương đối
Thời gian trễ (Delay time) ± 10 ms 1%
Dòng tác động (Pick-up current) ±10 mA 3%
Thời gian tác động Xấp xỉ 40 ms
Góc sự cố (Angle faults) ±3°

Lưu ý: Giá trị độ lệch (sai số) và thời gian tác động phụ thuộc vào loại rơ le, có thể tìm thấy
trong tài liệu thông số kỹ thuật trong hướng dẫn sử dụng rơ le.

Trang 49 trên 202


Hình 2: Vị trí các điểm thí nghiệm (Test points) để thí nghiệm
Đặc tính thời gian cắt IDMT “Rất dốc” (theo IEC 60255-3)

Trang 50 trên 202


Hình 3: Vị trí các điểm thí nghiệm (Test points) để thí nghiệm Đặc tính thời gian cắt IDMT

Như thể hiện trên Hình 2 và Hình 3, các điểm thí nghiệm (test points) có thể đặt nằm dọc
trên đường đặc tính tác động. Với thành phần DTOC được khuyến cáo: các điểm thí
nghiệm được đặt xấp xỉ 1% nằm ngoài dải độ lệch (sai số). Điều này không chỉ đảm bảo
đánh giá thời gian tác động, nó khẳng định giá trị tác động của cấp quá dòng này nằm trong
độ lệch (sai số) định trước.

Trang 51 trên 202


2.3 Cấu trúc của module thí nghiệm State Sequencer
Với State Sequencer, một trạng thái (State 1, State 2, State 3…) có thể được định nghĩa là
đầu ra tới rơ le theo thứ tự. State Sequencer có nhiều giao diện được sử dụng để định
nghĩa trạng thái cũng như đánh giá thí nghiệm.
2.3.1 Giao diện Table View

Giao diện Tab View cung cấp tổng thể các state được định nghĩa. Tại đây các giá trị đầu ra
của mỗi trạng thái có thể được quan sát. Tên của các trạng thái cũng được khai báo trong
giao diện này.
2.3.2 Giao diện Detail View
Tại giao diện Detail View, có thể cấu hình cho các đầu ra CMC và điều kiện trigger cho
trạng thái được lựa chọn.

1. Tab Analog Out định nghĩa các giá trị được phát ra trong state được lựa chọn. Với
Set mode người dùng có thể lựa chọn khai báo chế độ phát dòng, áp trực tiếp; hoặc
tính toán các giá trị như các thành phần đối xứng, giá trị sự cố hoặc tổng trở sự cố.
Lưu ý: Giá trị tương tự cần được đặt tuân theo giá trị sự cố thực. Ví dụ, góc lệch pha
dòng điện 180o cho sự cố pha-pha.
2. Tab Binary Out định nghĩa đầu ra nhị phân BO trong state được lựa chọn

Trang 52 trên 202


3. Trong tab Trigger, có thể định nghĩa điều kiện Trigger cho state được lựa chọn

4. Để bắt đầu thí nghiệm với 1 xung đồng bộ thời gian (GPS/IRIG-B), tùy chọn này cần
được chọn trong tab General.
Các điều kiện trigger có thể được sử dụng để điều khiển chu trình. Có thể lựa chọn:
3. Khoảng thời gian của một trạng thái (Timeout)
4. Đáp ứng của thiết bị được thử (test object) (Use binary trigger condition as
specified below, ví dụ tín hiệu trip).
5. Điều khiển bằng tay (tương tác người dùng - User interaction)
Lưu ý: Có thể kết hợp điều kiện (1) và (2)

2.3.3 Giao diện Measurement View (Time Assessments với TU 3.00)


Module thí nghiệm State Sequencer bao gồm cả phần đo thời gian giữa các trạng thái và
trigger (ví dụ: thời gian cắt). Nó có thể được đánh giá tự động và đưa vào biên bản báo cáo.

Trang 53 trên 202


Lưu ý: Khai báo các điều kiện này được giải thích chi tiết hơn ở phần sau.

3 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm với module thí nghiệm State Sequencer
Module thí nghiệm State Sequencer có thể được khởi động từ giao diện chính của phần
mềm OMICRON Test Universe. Nó cũng có thể được Insert vào trong file OCC.

3.1 Khai báo Test Object


Trước khi thí nghiệm bắt đầu cần định nghĩa các cài đặt cho rơ le, bằng cách nháy đúp
chuột vào biểu tượng Test Object trong OCC file hoặc nhấn vào biểu tượng Test Object
trong module thí nghiệm Ramping

3.1.1 Cài đặt cho thiết bị


Các cài đặt chung cho rơ le được nhập vào phần Device của hàm RIO:

Trang 54 trên 202


Lưu ý: Thông số Vmax và Imax giới hạn giá trị dòng và áp phát ra, để tránh hư hỏng cho
thiết bị được thí nghiệm. Giá trị này cần được điều chỉnh tương ứng với phần Hardware
Configuration khi nối đầu ra song song. Cần tham khảo hướng dẫn sử dụng của rơ le để
tránh phát quá giá trị qui định.

Trang 55 trên 202


3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho
rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Cấu hình chung (global Hardware Configuration) sẽ qui định cấu hình đầu vào đầu ra
chung của hợp bộ CMC. Nó áp dụng cho mọi module thí nghiệm con, do đó, cần được định
nghĩa theo đấu nối của rơ le. Có thể mở bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng
Hardware Configuration trong OCC

Trang 56 trên 202


3.2.1 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp
1A

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng đầu ra điện áp đặt ở “not used”

Trang 57 trên 202


3.2.2 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp
5A

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng đầu ra điện áp đặt ở “not used”
Hãy đảm bảo rằng kích cỡ dây đủ để nối song song
Các diễn giải sau đây chỉ áp dụng cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp 1A.

Trang 58 trên 202


3.2.3 Đầu ra tương tự (Analog Outputs)

Đầu ra tương tự (AO), đầu vào và ra số (BI & BO) có thể kích hoạt riêng rẽ trong từng
Hardware Configuration của từng module thí nghiệm cụ thể (xem phần 3.3)
3.2.4 Đầu vào số (Binary Inputs)

1. Tín hiệu khởi động Start là tùy chọn (không cần thiết, nhưng nó có thể được hiển thị trong
Time Signal View của State Sequencer để phân tích thí nghiệm)
2. Tín hiệu cắt Trip cần được nối tới một BI (có thể sử dụng BI1…BI10)
3. Tiếp điểm có điện (wet contacts) đáp ứng điện áp định mức của đầu vào BI với điện áp
của lệnh cắt máy cắt hoặc chọn Potential Free với tiếp điểm khô (dry contacts).
3. BO và AI không được sử dụng cho thí nghiệm này.

Trang 59 trên 202


3.2.5 Sơ đồ nối dây với hợp bộ thí nghiệm cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Lưu ý: Sơ đồ nối dây sau đây chỉ là ví dụ. Việc nối dây của đầu vào dòng tương tự có thể
khác đi nếu các chức năng bảo vệ bổ sung (ví dụ bảo vệ chạm đất độ nhạy cao) được sử
dụng. Trong trường hợp này IN có thể được đấu dây riêng rẽ.

Lưu ý: Với rơ le quá dòng vô hướng, không cần đấu với đầu ra phát áp của CMC.

Trang 60 trên 202


3.3 Cấu hình riêng về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho
rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Cấu hình riêng (local Hardware Configuration) sẽ kích hoạt đầu ra/ đầu vào của hợp bộ thí
nghiệm CMC cho module thí nghiệm được lựa chọn. Do đó cần phải khai báo cho mỗi
module thí nghiệm riêng rẽ. Có thể mở bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Hardware
Configuration trong module thí nghiệm:

3.3.1 Đầu ra tương tự phát dòng/ áp

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng điện áp đã được deactivated trong Cấu hình chung
(global Hardware Configuration). Do đó, nó sẽ không hiện lên ở đây.

Trang 61 trên 202


3.3.2 Đầu vào nhị phân

Lưu ý: Tiếp điểm khởi động (Start contact) không cần thiết cho đánh giá thí nghiệm nhưng
có thể được sử dụng để phân tích trong Time Signal View của State Sequencer.
3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm
Cách tiếp cận chung
Khi thí nghiệm thời gian tác động cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng hoặc vô hướng với
State Sequencer, các bước sau đây được khuyến cáo:
Tính toán các giá trị thí nghiệm và thời gian thí nghiệm
Vì thời gian tác động của thành phần cấp 1 phụ thuộc vào dòng thí nghiệm, cấp này cần
được thí nghiệm với nhiều hơn 1 điểm thí nghiệm. Mặt khác, thời gian tác động của thành
phần cấp 2 độc lập với dòng thí nghiệm. Do đó, chỉ cần thí nghiệm 1 điểm thí nghiệm là đủ
cho cấp này. Khuyến cáo là 2 test shots được đặt xấp xỉ 1% nằm ngoài dải độ lệch (sai số)
của cấp 2. Điều này không chỉ cung cấp 1 điểm thí nghiệm cho cấp 1 và chỉ 1 điểm thí
nghiệm cho cấp 2, nó cũng khẳng định vị trí của giá trị tác động cấp 2. Vị trí của test shots
được thể hiện trên Hình 2. Với các điểm này, thời gian cắt định mức và độ lệch (bao gồm cả
thời gian tác động) phải được tính toán.
Bảng 4: Tính toán các điểm thí nghiệm và độ lệch (sai số)
Vị trí Dòng thí nghiệm Thời gian cắt định Độ lệch (sai số)
mức
1.5 IP (cấp 1) x 1.2 1.80 A 81.0 s 810 ms + 40 ms = 850 ms
IP (cấp 1) x 1.5 2.25 A 32.4 s 324 ms + 40 ms = 364 ms
3 IP (cấp 2) x 0.96 2.88 A 17.61 s 176 ms + 40 ms = 216 ms
IP (cấp 2) x 1.04 3.12 A 100 ms 10 ms + 40 ms = 50 ms

Cài đặt trong Table View/ Detail View


Các điểm thí nghiệm được tính toán trên đây phải được khai báo trong State Sequencer
nhưng giữa các điểm thí nghiệm rơ le cần được reset lại. Điều này được thực hiện bởi

Trang 62 trên 202


trạng thái “Healthy 2..4”. Ngoài ra một trạng thái trước sự cố (“Healthy 1”) và sau sự cố (“No
fault”) được định nghĩa. Các trạng thái này đảm bảo rơ le trở lại trạng thái ban đầu trước
điểm thí nghiệm đầu tiên và tín hiệu nhị phân được ghi lại sau lệnh cắt của điểm thí nghiệm
cuối cùng.
Bảng 5: Định nghĩa trạng thái cho thí nghiệm thời gian tác động.
Trạng thái Dòng thí nghiệm Thời gian giới hạn Điều kiện trigger nhị phân
Healthy 1 I = 0.5 x In = 500 5 s None (không sử dụng)
mA
I = 1.2 x IP (cấp 1) I = 1.80 A 100 s Trip (trigger bởi lệnh cắt)
Healthy 2 I = 0.5 x In = 500 5 s None (không sử dụng)
mA
I = 1.5 x IP (cấp 1) I = 2.25 A 100 s Trip (trigger bởi lệnh cắt)
Healthy 3 I = 0.5 x In = 500 5 s None (không sử dụng)
mA
I = 0.96 x IP (cấp 2) I = 2.88 A 100 s Trip (trigger bởi lệnh cắt)
Healthy 4 I = 0.5 x In = 500 5 s None (không sử dụng)
mA
I = 1.04 x IP (cấp 2) I = 3.12 A 100 s Trip (trigger bởi lệnh cắt)
No fault 0A 5s None (không sử dụng)

Lưu ý: Với rơ le quá dòng có hướng, điện áp 3 pha phải được đặt về giá trị định mức (ngoài
trạng thái cuối).

Khai báo các trạng thái trong giao diện Table View được thể hiện dưới đây:

Lưu ý: Góc giữa các dòng điện phải tuân theo loại sự cố. Ví dụ, sự cố pha - pha có góc lệch
180o giữa mỗi dòng sự cố. Với rơ le quá dòng có hướng, các góc cũng phải điều chỉnh theo
đặc tính hướng.
Với điều kiện trigger trong giao diện Detail View, hai cài đặt khác nhau được thực hiện.
Với trạng thái “Healthy” và “No Fault” Với các trạng thái còn lại

Trang 63 trên 202


Lưu ý: Thời gian chờ đợi (Timeout) của trạng thái sự cố phải dài hơn thời gian cắt của dòng
thí nghiệm.

Trang 64 trên 202


Cài đặt trong giao diện Measurement View (Time Assessments)
Đánh giá thí nghiệm được khai báo trong Measurement View (Time Assessments trong TU
3.00 trở về sau). Trong ví dụ này, thời gian cắt của cả 4 điểm thí nghiệm (test points) được
đo và đánh giá.

1. Tên (Name) có thể được đặt cho mỗi lần đo.


2. Ignore before đảm bảo thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi tín hiệu nhị phân xảy ra
trước điểm thí nghiệm liên quan.
3. Đây là nơi khai báo các điều kiện cho điểm bắt đầu (Start) và kết thúc (Stop) của
phép đo. Các điều kiện này có thể là trạng thái hoặc tín hiệu nhị phân.
Lưu ý: Nếu các trạng thái được sử dụng ở đây, việc đo sẽ luôn được kích hoạt vào
thời điểm bắt đầu trạng thái.
4. Thời gian cắt định mức cũng như độ lệch (sai số) cần phải nhập vào ở đây.
5. Thời gian cắt thực cũng như sai số so với thời gian cắt định mức được hiển thị sau
khi thí nghiệm kết thúc. Nếu sai số nằm trong giới hạn độ lệch, phép đo sẽ được
đánh giá là đạt (passed), ngược lại sẽ là không đạt (failed).

Trang 65 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Pulse Ramping

Trang 66 trên 202


Pulse Ramping module - Overcurrent Testing

1. Ví dụ ứng dụng
Module Pulse Ramping là một module của phần mềm Test Universe, dùng để điều khiển
hợp bộ CMC phát giá trị biên độ (dòng, áp, tần số) theo các bước xung tăng hoặc giảm theo
thời gian.
Module Pulse Ramping có thể được sử dụng để thí nghiệm giá trị tác động thành phần
quá dòng cấp 2 của rơ le bảo vệ quá dòng có hướng hoặc vô hướng với đặc tính thời gian
tác động IDMT hoặc DTOC, cũng như thành phần cấp 2 hoặc cao hơn của rơ le bảo vệ tần
số, điện áp.
Trong ví dụ này rơ le bảo vệ quá dòng có 2 cấp: cấp 1 bảo vệ quá dòng có hướng với đặc
tính thời gian tác động loại IDMT (phụ thuộc) - Very Inverse (cực dốc), cấp 2 bảo vệ quá
dòng vô hướng với đặc tính thời gian tác động loại DTOC (độc lập)
Sơ đồ bảo vệ quá dòng của một ngăn lộ

Bảng 1: Thông số chỉnh định rơ le


Tên thông số Giá trị thông số Ghi chú
Tần số 50Hz
Tỉ số biến điện áp VT
10500 V/ 110 V
(pri/sec)
Tỉ số biến dòng CT (pri/sec) 200 A/ 1A
Thành phần quá dòng cấp 1 IEC Very Inverse Đặc tính tác động loại rất dốc
(1st element) Directional Fwd Đặc tính hướng
300A Giá trị tác động Pick-up 1.5 x In CT primary
1.2 Bội số thời gian
45o Đặc tính góc rơ le
Thành phần quá dòng cấp 2 DTOC Đặc tính tác động

Trang 67 trên 202


(2nd element) 600A Giá trị khởi động Pick-up 3 x In CT primary
100ms Thời gian tác động

2. Giới thiệu lý thuyết


2.1 Khai báo các bước xung (Pulse Ramps) để thí nghiệm giá trị tác động thành phần
cấp 2
Ở ví dụ này ta sẽ sử dụng các giá trị độ lệch thời gian và dòng sau đây để định nghĩa bước
xung:
Bảng 2: Độ lệch của rơ le và thông số kỹ thuật
Tên thông số Tuyệt đối Tương đối
Thời gian trễ (Delay time) ± 10 ms 1%
Dòng tác động (Pick-up current) ±10 mA 3%
Giá trị tác động/ trở về
95%
(Drop-off/pick-up value)
Góc sự cố (Angle faults) ±3°

Lưu ý: Giá trị độ lệch phụ thuộc vào loại rơ le, có thể tìm thấy trong tài liệu thông số kỹ
thuật trong hướng dẫn sử dụng rơ le.

Trang 68 trên 202


Đặc tính thời gian cắt IDMT với độ lệch dòng

Lưu ý: Một số rơ le có hệ số an toàn tăng giá trị cắt (increased pick-up value) cho đặc tính
IDMT. Trong ví dụ này rơ le có giá trị 1.1 lần lớn hơn giá trị chỉnh định cấp 1.

Trang 69 trên 202


Đặc tính thời gian cắt DTOC với độ lệch dòng

Với module thí nghiệm Pulse Ramping giá trị tác động của thành phần cấp 2 sẽ được thí
nghiệm.

Trang 70 trên 202


Bước xung (Pulse Ramp) để thí nghiệm giá trị tác động của thành phần cấp 2

Lưu ý: Lệnh cắt cần được nối tới một đầu vào BI của CMC. Do không thể thay đổi điều kiện
dừng của tín hiệu khởi động nên giá trị trở về không thí nghiệm được.

2.2 Cấu trúc của module thí nghiệm Pulse Ramping


Một bước xung (pulse ramp) được định nghĩa như một bước thay đổi của một đại lượng vật
lý sẽ trở về một giá trị nhất định sau mỗi bước. Rất nhiều cài đặt có thể thực hiện trong
module thí nghiệm này.

Trang 71 trên 202


6. Tín hiệu Signal(s) và đại lượng Quantity có thể đặt được để khai báo giá trị được
tăng/ giảm. Tín hiệu và đại lượng có thể được chọn được khai báo bởi Set mode
7. Giá trị khởi đầu (From) và kết thúc (To), cũng như độ lớn bước (∆) của bước xung
cần được khai báo.
8. Thời gian sự cố Fault time sẽ qui định độ dài của các bước xung
9. Trạng thái sự cố Fault State sẽ qui định các giá trị nào được phát ra trong các xung
thí nghiệm. Các giá trị hiển thị với nền màu xám được thay đổi bởi bước xung, do đó
không thay đổi được ở đây.
Chú ý: Giá trị tương tự cần được đặt tương ứng với giá trị sự cố thực. Ví dụ góc lệnh
pha dòng 180o được đặt cho sự cố pha-pha.
10. Với trạng thái Reset State dùng để khai báo giá trị phát giữa 2 xung. Giá trị này phải
đảm bảo sự trở về của rơ le.
11. Prefault time là thời gian ban đầu trước khi bắt đầu phát xung đầu tiên trong khi
Reset time là thời gian giữa 2 xung - trong thời gian này Reset State sẽ được kích
hoạt. Giá trị Reset time phải dài hơn thời gian trở về của rơ le.
12. Sử dụng phần Measurement (với TU 3.00 là Assessment) để đánh giá thí nghiệm.
Ở đây người dùng có thể định nghĩa điều kiện trigger và giá trị định mức cũng như
độ lệch. Cũng có thể sử dụng độ lệch tương đối để đánh giá.
Lưu ý: Nếu chức năng bảo vệ tải không cân bằng (thứ tự ngược - negative
sequence) được kích hoạt, một sự cố 3 pha cần được sử dụng cho thí nghiệm.

Trang 72 trên 202


3 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm với module thí nghiệm Pulse Ramping
Module thí nghiệm Pulse Ramping có thể được khởi động từ giao diện Start Page của phần
mềm OMICRON Test Universe. Nó cũng có thể được Insert vào trong file OCC.

3.1 Khai báo Test Object


Trước khi thí nghiệm bắt đầu cần định nghĩa các cài đặt cho rơ le, bằng cách nháy đúp
chuột vào biểu tượng Test Object trong OCC file hoặc nhấn vào biểu tượng Test Object
trong module thí nghiệm Pulse Ramping

3.1.1 Cài đặt cho thiết bị


Các cài đặt chung cho rơ le được nhập vào phần Device của hàm RIO:

Trang 73 trên 202


Lưu ý: Thông số Vmax và Imax giới hạn giá trị dòng và áp phát ra, để tránh hư hỏng cho
thiết bị được thí nghiệm. Giá trị này cần được điều chỉnh tương ứng với phần Hardware
Configuration khi nối đầu ra song song. Cần tham khảo hướng dẫn sử dụng của rơ le để
tránh phát quá giá trị qui định.
3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho
rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Cấu hình chung (global Hardware Configuration) sẽ qui định cấu hình đầu vào đầu ra
chung của hợp bộ CMC. Nó áp dụng cho mọi module thí nghiệm con, do đó, cần được định
nghĩa theo đấu nối của rơ le. Có thể mở bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng
Hardware Configuration trong OCC

Trang 74 trên 202


3.2.1 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp
1A

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng đầu ra điện áp đặt ở “not used”

Trang 75 trên 202


3.2.2 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp
5A

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng đầu ra điện áp đặt ở “not used”
Hãy đảm bảo rằng kích cỡ dây đủ để nối song song
Các diễn giải sau đây chỉ áp dụng cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp 1A.

Trang 76 trên 202


3.2.3 Đầu ra tương tự (Analog Outputs)

Đầu ra tương tự (AO), đầu vào và ra số (BI & BO) có thể kích hoạt riêng rẽ trong từng
Hardware Configuration của từng module thí nghiệm cụ thể (xem phần 3.3)
3.2.4 Đầu vào số (Binary Inputs)

1. Tín hiệu khởi động Start là tùy chọn (không cần thiết cho thí nghiệm này)
2. Tín hiệu cắt Trip cần được nối tới một BI (có thể sử dụng BI1…BI10)
3. Tiếp điểm có điện (wet contacts) đáp ứng điện áp định mức của đầu vào BI với điện áp
của lệnh cắt máy cắt hoặc chọn Potential Free với tiếp điểm khô (dry contacts).
4. BO và AI không được sử dụng cho thí nghiệm này.

Trang 77 trên 202


3.2.5 Sơ đồ nối dây với hợp bộ thí nghiệm cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Lưu ý: Sơ đồ nối dây sau đây chỉ là ví dụ. Việc nối dây của đầu vào dòng tương tự có thể
khác đi nếu các chức năng bảo vệ bổ sung (ví dụ bảo vệ chạm đất độ nhạy cao) được sử
dụng. Trong trường hợp này IN có thể được đấu dây riêng rẽ.

Lưu ý: Với rơ le quá dòng vô hướng, không cần đấu với đầu ra phát áp của CMC.

Trang 78 trên 202


3.3 Cấu hình riêng về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho
rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Cấu hình riêng (local Hardware Configuration) sẽ kích hoạt đầu ra/ đầu vào của hợp bộ thí
nghiệm CMC cho module thí nghiệm được lựa chọn. Do đó cần phải khai báo cho mỗi
module thí nghiệm riêng rẽ. Có thể mở bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Hardware
Configuration trong module thí nghiệm:

3.3.1 Đầu ra tương tự phát dòng/ áp

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng điện áp đã được deactivated trong Cấu hình chung
(global Hardware Configuration). Do đó, nó sẽ không hiện lên ở đây.
3.3.2 Đầu vào nhị phân

Trang 79 trên 202


3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm
3.4.1 Tính toán các giá trị định mức
Để thí nghiệm thành phần cấp 2 của chức năng bảo vệ quá dòng, các cài đặt chỉnh định
(Bảng 1) và độ lệch (Bảng 2) cần được biết rõ.
Giá trị tác động định mức: Thành phần cấp 2
Độ lệch dòng điện: 3% hoặc 10mA
Bảng 3: Dòng định mức và độ lệch cho ví dụ này
Giá trị định mức TOL- TOL+
Giá trị khởi động 3A 90 mA 90 mA

3.4.2 Cài đặt trong module thí nghiệm

1. Vì dòng điện được thay đổi trực tiếp, phần Set Mode cần đặt là Direct
2. Ở ví dụ này, một sự cố pha-pha sẽ được tạo ra
Lưu ý: Nếu bảo vệ tải không cân bằng được kích hoạt trong rơ le, sự cố 3 pha cần
được lựa chọn, vì sự cố pha-pha sẽ bị cắt bởi bảo vệ tải không cân bằng thay vì bảo
vệ quá dòng.
Với thành phần cấp 2 của chức năng bảo vệ quá dòng, Magnitude sẽ được thay đổi
3. Bước xung thay đổi được đặt từ 80% tới 120% của giá trị tác động định mức.
Trang 80 trên 202
4. ∆ sẽ xác định độ lớn bước của xung thay đổi. Giá trị nên được đặt để đảm bảo có đủ
số bước trong mỗi vùng lệch (tolerance band). Khuyến cáo là nên tạo 4 bước trong
mỗi nửa vùng lệch. Nó vừa đảm bảo đủ độ chính xác cần thiết và giữ thời gian thí
nghiệm không quá lâu.
5. Thời gian sự cố Fault Time cần phải lớn hơn thời gian cắt của thành phần cấp 2
nhưng nhanh hơn thời gian cắt của thành phần cấp 1.
6. Với rơ le quá dòng có hướng, điện áp cả 3 pha cần được đặt ở giá trị định mức. Hơn
nữa, góc giữa dòng điện cần đáp ứng theo dạng sự cố. Ví dụ, sự cố pha-pha có góc
lệch pha dòng là 180o. Với rơ le quá dòng có hướng, góc lệch pha cần được điều
chỉnh theo đặc tính hướng.
7. Cài đặt thực hiện trong Reset State cần đảm bảo rơ le có thể trở về
8. Thời gian trở về Reset Time cần dài hơn thời gian trở về của rơ le
9. Ở Measurement (với TU 3.00 là Assessment), cần phải đặt giá trị định mức và độ
lệch.
Lưu ý: Nếu độ lệch tương đối được sử dụng links tới XRIO, độ lệch sẽ bị ghi đè.

Trang 81 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Overcurrent

Trang 82 trên 202


Overcurrent Module

Module thí nghiệm Overcurrent cho phép thí nghiệm bằng tay hoặc tự động các rơ le quá
dòng có hướng hoặc vô hướng với đặc tính thời gian đọc lập hay phụ thuộc, quá tải và
đường cong đặc tính tùy chọn.
Các sự cố chạm đất, sự cố pha, sư cố ba pha có thể được mô phỏng bằng mô hình thứ tự
thuận. Khi thí nghiệm rơ le bảo vệ máy phát hoặc động cơ có thể mô phỏng bằng mô hình
thứ tự nghịch hoặc thứ tự không.

Hình 1-1: Giao diện của module thí nghiệm Overcurrent

1. Đặc trưng của Overcurrent


Module thí nghiệm Overcurrent có rất nhiều tiện ích để thí nghiệm các rơ le quá dòng có
hướng và vô hướng
1.1 Mô phỏng sự cố (Fault Simulation)
Module thí nghiệm cho phép thí nghiệm các sự cố đơn pha, pha-pha và sự cố ba pha sử
dụng mô hình thứ tự thuận. Mô hình thứ tự nghịch hoặc thứ tự không được sử dụng khi thí
nghiệm rơ le bảo vệ máy phát, động cơ.
1.2 Khai báo đặc tính (Characteristic Definition)
Module cho phép lựa chọn trong các đặc tính có sẵn (ví dụ đường cong đặc tính phụ thuộc
IEC) cũng như các đường cong tùy chọn trang bị trong file CMC.DCC (đặc tính thời gian
phụ thuộc hay độc lập qui định bởi hãng sản xuất tuân theo IEEE).
Các đặc tính tùy chọn không sử dụng các thuật toán có sẵn có thể được khai báo từng điểm
trong bảng dòng điện theo thời gian và cũng lưu trong file CMC.DCC.

Trang 83 trên 202


1.3 Thí nghiệm đặc tính tác động
Các điểm thí nghiệm có thể khai báo trực tiếp bằng cách nhấp chuột vào giá trị dòng cần thí
nghiệm trên đường đặc tính tác động. Thời gian tác động thực tế tương ứng với dòng điện
thí nghiệm, được tự động đánh giá phù hợp với đặc tính chịu đựng của thiết bị.
Module Overcurrent cũng tích hợp thí nghiệm dòng tác động nhỏ nhất.
Overcurrent có 3 chế độ quan sát:
- Test View: Ở chế độ Test view tất cả các thông số và cấu hình cho thí nghiệm được
hiển thị.
- Report view: Trong chế độ này có thể xem trước (pre-view) kết quả thí nghiệm. Có
thể tùy chọn định dạng của biên bản thí nghiệm.
- Vector Diagram View: Hiển thị góc pha của dòng sự cố trên sơ đồ vector

2. Ví dụ: Thí nghiệm tự động một rơ le quá dòng


Nhiệm vụ:
Thí nghiệm chức năng quá dòng có hướng và thời gian tác động cho rơ le quá dòng P127
(Alstom). Thời gian tác động được thí nghiệm với PSM (plug setting multiplier) gấp 2, 4, 6,
8, 10 và 12 lần cho tất cả các sự cố.
Các cài đặt cho sự cố chạm đất:
Dòng tác động (Pick-up I>) 0.2A
Bội số thời gian (Time Multiplier) 0.65
Đặc tính (Characteristic) IEC normal inverse
Dòng cắt nhanh (Instantaneous I>>) 1.8A
Directional Method 3V0
Directional Angle 135o
Directional blinder ±90o
Các cài đặt cho sự cố pha:
Dòng tác động (Pick-up I>) 1.0A
Bội số thời gian (Time Multiplier) 0.55
Đặc tính (Characteristic) IEC normal inverse
Dòng cắt nhanh (Instantaneous I>>) 1.2A
Directional Method Quadrature
Directional Angle 45o
Directional blinder ±90o
Giải pháp
Phần mềm OMICRON TU trang bị một module thí nghiệm chuyên dụng để thí nghiệm chức
năng quá dòng. Một thư viện thí nghiệm hoàn toàn tự động để thí nghiệm rơ le quá dòng và
chạm đất đã có sẵn và có thể tải về từ trang web của OMICRON ở mục “Customer Area”
(cần đăng kí tài khoản).
2.1 Kết nối rơ le với hợp bộ CMC
Ở ví dụ này rơ le được thí nghiệm riêng rẽ (không được nối với hệ thống điện). Cấu hình
mặc định của hợp bộ CMC 256 được sử dụng để phát dòng cho rơ le.
1. Nối đầu vào dòng của rơ le với các đầu phát dòng nhóm A của hợp bộ CMC
Đầu ra dòng của rơ le (đầu ra của CT) được nối với nhau (điểm trung tính) và nối tới
chân N của hợp bộ CMC.
2. Nối đầu ra (BO) tín hiệu đi cắt của rơ le với đầu vào nhị phân (BI) 1 của hợp bộ CMC
3. Nối đầu ra (BO) tín hiệu khởi động của rơ le với đầu vào nhị phân (BI) 2 của hợp bộ
CMC

2.2 Khởi động OMICRON Control Center (OCC)


1. Chọn “Open Generic Template” trên OMICRON Start Page để khởi động OCC.
Trang 84 trên 202
2. Chọn file “Template_Overcurrent” và nhấn Open

Hình 1-2: Mở một mẫu thí nghiệm quá dòng từ thư viện
2.3 Nhập thông số và cấu hình đối tượng thí nghiệm
1. Nhấn vào biểu tượng Insert Test Object hoặc chọn Insert/Test Object để mở hộp thoại
nhập dữ liệu thiết bị.
2. Nhập các thông số thiết bị vào bảng Device Setting, sau đó nhấn OK

3. Chọn Function/ Add. Chọn overcurrent.

Trang 85 trên 202


4. Nhấn vào EDIT để mở cửa sổ “Overcurrent Protection Parameters”. Khai báo các
thông số tại Tab “Relay Parameters” bao gồm:
+ Rơ le loại có hướng hay vô hướng. Nếu có hướng cần chọn vị trí VT (VT đường
dây hay VT thanh cái), hướng của trung tính CT (về phía đường dây hay thanh cái).
+ Nhập thông số độ lệch dòng tác động
+ Nhập độ lệch thời gian cắt.

5. Chuyển sang Tab “Element”. Xác định loại sự cố (element type). Xác định số lượng
sự cố cần kiểm tra (nhấp vào Add để thêm số lượng).

Trang 86 trên 202


6. Chọn đặc tính tác động Characteristic

7. Nhấp đúp chuột vào từng dòng để nhập giá trị dòng tác động và thời gian tác động
(dòng tác động tính theo bội số của dòng định mức).

8. Làm lại các bước 5 đến 7 với sự cố chạm đất.

9. Nhấn OK trong cửa sổ “Overcurrent Protection Parameters”. Nhấn OK trong cửa sổ


“Test Object” để trở lại OCC.

2.4 Cấu hình phần cứng


1. Nhấn vào biểu tượng “Insert Hardware Configuration” hoặc chọn Insert/ Hardware
Configuration để mở cửa sổ cài đặt cấu hình phần cứng cho hợp bộ.
2. Tại Tab General chọn loại hợp bộ. Nhấn Details để chọn kiểu dòng, áp phát ra trong thí
nghiệm này. Nếu có sử dụng bộ khuyếch đại (CMA56, CMA156, CMS156) cần chọn loại
thích hợp trong danh sách.

Trang 87 trên 202


3. Tại Tab Analog Outputs.
- Chọn các tín hiệu cần dùng cho thí nghiệm bảo vệ (thí nghiệm quá dòng vô hướng: dòng
IL1, IL2, IL3; thí nghiệm quá dòng có hướng: chọn thêm áp VL1, VL2, VL3).
- Hãy đảm bảo việc khai báo tín hiệu trong ma trận Analog Outputs đúng như sơ đồ đấu dây
(ví dụ IL1 phải được nối với IA1 của hợp bộ CMC).
- Để dễ dàng cho việc kiểm tra có thể khai báo chân đấu nối của thiết bị được thí nghiệm
tương ứng ở cột Connection Terminal.

Trang 88 trên 202


4. Tại Tab Binary/Analog Inputs.
- Đặt đầu vào nhịn phân 1 BI1 là “Trip”, BI2 là “Start”. Không cần chọn thêm BI nào
nữa.
- Đặt các đầu vào nhị phân là Potential Free.

5. Tại Tab “Binary Outputs” và “DC Analog Inputs”: không sử dụng trong trường hợp
này. Nhấn OK để quay về OCC.

Trang 89 trên 202


2.5 Khai báo các điểm thí nghiệm: thí nghiệm chạm đất pha A
1. Chọn Insert/Test Module hoặc nhấn biểu tượng Test Module trên thanh công cụ. Sau đó
chọn Overcurrent. Nhấn đúp chuột vào Overcurrent để mở cửa sổ Test View.
2. Trong cửa sổ Test View tại Tab Characteristic Test chọn loại sự cố là L1-E.
3. Nhập giá trị theo bội số (Factor) của dòng tác động (Relative to I#1 Phase). Ở đây chọn
bội số bằng 2. Cũng có thể nhập trực tiếp giá trị dòng thí nghiệm (Magnitude). Nhấn Add để
thêm vào các điểm thí nghiệm (Test point)

4. Chuyển sang Tab “Pick-up/Drop-off Test”. Chọn thí nghiệm tác động "Relay with start
contact".
Chú ý: Chỉ thực hiện dược thí nghiệm này nếu tiếp điểm start hoặc pick-up được rơle cho
phép. Tất nhiên là đầu vào này phải được đặt ở “hardware configuration.”
Nếu không có tiếp điểm thoả mãn, rơle sẽ tạm dừng, reset đặc tính.(e.g. Electro-mechanical
induction disc overcurrent relays). Có thể chọn thí nghiệm tác động"EM relays without Start
contact". Đầu tiên, rơle sẽ tác động với dòng thí nghiệm xác định bởi "Trip value". Sau đó,
dòng sẽ giảm dần cho đến khi rơle reset, với biểu tượng 1 chiếc đĩa đang bị reset.
Bằng cách từ từ tăng lại dòng, dòng tác động sẽ được xác định.

Trang 90 trên 202


2.6 Định dạng biên bản
1. Chọn Parameters/Report.
2. Chọn Long Form(OCC Long). Có thể nhấn Define để tùy chọn chi tiết hơn.

3. Nhấn OK
4. Có thể xem trước biên bản bằng cách nhấn biểu tượng REPORT VIEW hoặc chọn
VIEW/REPORT.
5. Quay lại "Test view" bằng cách nhấn biểu tượng TEST VIEW trên thanh công cụ
Overcurrent hoặc chọn VIEW/TEST.

Trang 91 trên 202


6. Quay lại OMICRON Control Center bằng cách đóng module Overcurrent.

2.7 Khai báo thí nghiệm các dạng sự cố khác


1. Chọn module đang thí nghiệm (Overcurrent L1-E) bằng cách nhấn chuột vào nó.
2. Thực hiện lệnh copy bằng cách nhấn chuột phải chọn Copy/ hoặc nhấn Ctrl+C/ hoặc
nhấn biểu tượng Copy trên thanh công cụ.
3. Paste và đổi tên module được copy thành Overcurrent L2-E bằng cách nhấn chuột phải
chọn “Test properties”. Tương tự copy và paste thêm 5 lần nữa để có Overcurrent L3-E, L1-
L2, L2-L3, L3-L1, L1-L2-L3.
4. Chuyển sang "List view" bằng cách nhấn biểu tượng LIST VIEW hoặc chọn
VIEW/LISTVIEW
5. Mở Test view của module thí nghiệm đầu tiên bằng cách nhấn đúp lên biểu tượng thí
nghiệm

6. Chọn dạng sự cố cần thí nghiệm. Trong trường hợp này, chọn "L1-E".
Chú ý: Những thông số thí nghiệm chỉ có thể thay đổi nếu chưa có kết quả thí nghiệm. Để
xoá các kết quả thí nghiệm, nhấn biểu tượng CLEAR hoặc chọn TEST/CLEAR.
7. Đóng Test view.

Trang 92 trên 202


8. Lặp lại các bước 5 - 7 cho 6 module thí nghiệm tiếp theo: Overcurrent L2-E, L3-E, L1-L2,
L2-L3, L3-L1, L1-L2-L3.

2.8 Thực hiện thí nghiệm


Có thể thực hiện thí nghiệm cả ở dạng riêng rẽ và toàn bộ.
2.8.1 Thí nghiệm trực tiếp trong module thí nghiệm:
1. Mở Test View của module Overcurrent L1-E bằng cách nhấn đúp vào biểu tượng trong
List View.
2. Nhấn biểu tượng nút Start/continue test hoặc chọn Test  Start/continue test
Thời gian đặt và thời gian thực tế tác động có thể quan sát được trong bảng thông số. Việc
đánh giá thí nghiệm được thông qua dường đặc tính quá dòng. Dấu cộng màu xanh thể
hiện thí nghiệm đạt (Passed). Chữ X màu đỏ thể hiện thí nghiệm không đạt (failed)

3. Để quan sát biên bản, nhấn biểu tượng Report view hoặc chọn View/Report.
4. Để quay lại Test view, nhấn biểu tượng Test view hoặc bỏ chọn View/Report.
5. Đóng Test view lại và quay về Control Center.

2.8.2 Thí nghiệm từ OMICRON Control Center


1. Chọn module cần thí nghiệm, chẳng hạn Overcurrent L1-L2

Trang 93 trên 202


2. Nhấn biểu tượng nút Start/continue test hoặc chọn Test  Start/continue test
3. Để quan sát biên bản, nhấn biểu tượng Report view hoặc chọn View/Report view.

2.8.3 Tự động thí nghiệm toàn bộ từ OMICRON Control Center


1. Nhấn biểu tượng Test All Start/Continue hoặc chọn Test  Start/Continue All
Chú ý: Có thể mất mấy phút để thực hiện thí nghiệm.
Bật chức năng giám sát "Test Module visible during Test" bằng cách chọn Test/Settings,
Overall Test, và tuỳ chọn thích hợp cho “On Fail in Test Module”.
2. Để quan sát kết quả, nhấn vào biểu tượng Report view hoặc chọn View/Report view.
3. Thí nghiệm toàn bộ, module nào không đạt sẽ được chỉ ra. Sau khi khắc phục, chỉ thực
hiện riêng thí nghiệm đó.

2.9 In biên bản thí nghiệm


1. Để in biên bản thí nghiệm, nhấn biểu tượng Print hoặc chọn File/Print hoặc nhấn tổ hợp
phím tắt Ctrl+P
2. Chọn máy in
3. Nhấn OK.

2.10 Chuyển biên bản thí nghiệm thành thí nghiệm mẫu
Trước khi chuyển, hãy chắc chắn rằng đã lưu biên bản thí nghiệm.
1. Nhấn biểu tượng Clear All Results hoặc chọn Test/Clear All.
2. Nhấn Yes để xoá toàn bộ kết quả thí nghiệm.
3. Lưu thí nghiệm mẫu bằng tên file mới (Save as) và tốt nhất là chung thư mục với các thí
nghiệm mẫu có sẵn.
Chú ý: Không được nhấn biểu tượng Save vì nó sẽ ghi đè lên file biên bản thí nghiệm. Toàn

bộ kết quả thí nghiệm sẽ mất..

Trang 94 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Distance

Trang 95 trên 202


Distance Protection Testing

Tài liệu này mô tả hướng dẫn thí nghiệm các vùng bảo vệ khoảng cách, với một ví dụ ứng
dụng cụ thể. Cơ sở lý thuyết của chức năng bảo vệ khoảng cách sẽ được giải thích. Tài liệu
cũng đề cập hướng dẫn khai báo cài đặt cho Test Object, cấu hình phần cứng Hardware
Configuration cho thí nghiệm bảo vệ khoảng cách. Cuối cùng, module thí nghiệm Distance
hoặc Advance Distance sẽ được sử dụng để thí nghiệm các vùng bảo vệ khoảng cách.

1. Ví dụ ứng dụng
Sơ đồ lưới điện và vùng bảo vệ của ví dụ ứng dụng

Sơ đồ bảo vệ khoảng cách của một ngăn lộ 110kV

Trang 96 trên 202


Lưu ý: Thí nghiệm các chức năng kết hợp (ví dụ: Tự đóng lặp lại, Đóng vào điểm sự cố)
không nằm trong mô tả của tài liệu này.

Bảng 1: Thông số chỉnh định rơ le


Tên thông số Giá trị thông số Ghi chú
Tần số 50Hz
Tỉ số biến điện áp VT
110000 V/ 110 V
(pri/sec)
Tỉ số biến dòng CT (pri/sec) 600 A/ 1A
Thông số hệ thống Nối đất cứng Trung tính máy biến áp
64o Góc đường dây (góc ngắn mạch short
circuit φsc)
Điện kháng đường dây theo đơn vị
0.218Ω/km
dài
32.5km (20.19
Chiều dài đường dây theo km (dặm)
miles)
Hệ số bù thứ tự 0 K0
0.6
Góc cho hệ số bù thứ tự 0
0o
Cài đặt chung cho bảo vệ 1.2s Thời gian cắt cho tác động hướng
khoảng cách nghịch
1.6s
Thời gian cắt cho tác động vô hướng
Cài đặt chỉnh định tác động Quá dòng Tác động
cho bảo vệ khoảng cách (giá
1.5A Giá trị tác động cho sự cố pha
trị thứ cấp)
=1.5xInCT
1.2A
3I0/ giá trị tác động cho dòng trung
tính = 0.2x xInCT
Cài đặt chỉnh định vùng bảo Hướng thuận Operating mode Z1
vệ khoảng cách cho đặc
6Ω X(Z1) Điện kháng của vùng 1
tuyến tứ giác (giá trị thứ cấp)
2.9Ω Rphph (Z1) Điện trở sự cố pha-pha
vùng 1
2.9Ω
Rphe (Z1) Điện trở sự cố pha-đất vùng
0s
1
Thời gian cắt vùng 1
Hướng thuận Operating mode Z2
9.2Ω X(Z2) Điện kháng của vùng 2
4.4Ω Rphph (Z2) Điện trở sự cố pha-pha
vùng 2
4.4Ω
Rphe (Z2) Điện trở sự cố pha-đất vùng
0.4s
2

Trang 97 trên 202


Thời gian cắt vùng 2
Hướng nghịch Operating mode Z3
5.6Ω X(Z3) Điện kháng của vùng 3
2.7Ω Rphph (Z3) Điện trở sự cố pha-pha
vùng 3
2.7Ω
Rphe (Z3) Điện trở sự cố pha-đất vùng
0.8s
3
Thời gian cắt vùng 3
Cài đặt chỉnh định vùng bảo Hướng thuận Operating mode Z1
vệ khoảng cách cho đặc
6.66Ω Biên sự cố pha-pha vùng 1
tuyến mho (giá trị thứ cấp)
6.66Ω Biên sự cố pha-đất vùng 1
0s Thời gian cắt vùng 1
Hướng thuận Operating mode Z2
10.2Ω Biên sự cố pha-pha vùng 2
10.2Ω Biên sự cố pha-đất vùng 2
0.4s Thời gian cắt vùng 2
Hướng nghịch Operating mode Z3
6.22Ω Biên sự cố pha-pha vùng 3
6.22Ω Biên sự cố pha-đất vùng 3
0.8s Thời gian cắt vùng 3

2. Giới thiệu lý thuyết về đặc tuyến khoảng cách


Rơ le khoảng cách được sử dụng như bảo vệ ngắn mạch trong hầu hết các hệ thống điện
khi bảo vệ quá dòng không được sử dụng vì tính chọn lọc, yêu cầu xác định sự cố hoặc khi
cần thời gian cô lập sự cố ngắn. Nó thường dùng trong mạng mạch vòng với nhiều ngăn lộ.

Hình 3: Giới hạn ứng dụng của rơ le bảo vệ quá dòng


2.1 Sơ đồ tổng trở
Dựa vào thông số đường dây và đối tượng bảo vệ, vùng bảo vệ và phản ứng trong quá
trình sự cố được mô tả trên sơ đồ tổng trở.

Trang 98 trên 202


Hình 4: Cấu hình đường dây 110kV

Hình 5: Thời gian cắt tương ứng với các vùng bảo vệ

Có nhiều loại đặc tuyến tổng trở khác nhau. Ở ví dụ này đặc tuyến tứ giác và Mho sẽ được
sử dụng.

Trang 99 trên 202


Hình 6: Cài đặt chỉnh định cho một sơ đồ tổng trở (tứ giác) cho rơ le 7SA6 (Siemens)

Trang 100 trên 202


Hình 7: Cài đặt chỉnh định cho một sơ đồ tổng trở (Mho) cho rơ le SEL 421

Trang 101 trên 202


2.2 Góc tổng trở đường dây (góc ngắn mạch)
Một hệ số là đặc tính của một số sự cố đặc biệt là góc ngắn mạch giữa điện áp sự cố và
dòng điện. Góc này phụ thuộc vào cấp điện áp và đối tượng được bảo vệ (đường dây
không, cáp, MBA). Nó có thể được kiểm chứng chính xác hơn.
Bảng 3: Góc ngắn mạch và cấp điện áp
380kV 220kV 110kV 10..30kV Hồ quang
Góc ngắn mạch φsc Xấp xỉ 85o Xấp xỉ 80o Xấp xỉ 72o 30o..50o Xấp xỉ 0o

Hình 8: Góc tổng trở đường dây cho các thiết bị bảo vệ khoảng cách khác nhau

Trang 102 trên 202


2.3 Bù thứ tự không

Sự cố pha-pha, khoảng cách giữa rơ le và sự cố có thể tính toán từ mạch vòng tổng trở
bằng cách sử dụng tổng trở đường dây. Với sự cố pha-đất cần có tổng trở đất. Để tính đến
tổng trở đất, một hệ số bù thứ tự 0 (hệ số đất) được sử dụng. Định nghĩa hệ số này phụ
thuộc vào nhà sản xuất rơ le.

Trang 103 trên 202


Một số ví dụ cho cài đặt chỉnh định các thông số này được chỉ ra sau đây:

Hình 9: Hệ số bù thứ tự 0 cho SEL 421

Hình 10: Hệ số bù thứ tự 0 cho rơ le bảo vệ khoảng cách SIEMENS

Cài đặt chỉnh định hệ số này sẽ ảnh hưởng đến kết quả vùng bảo vệ với sự cố pha-đất như
thể hiện dưới đây:

Hình 11: Ảnh hưởng của hệ số bù thứ tự 0 đến vùng bảo vệ

Trang 104 trên 202


3. Giới thiệu thực hành
Module thí nghiệm Advanced Distance và Distance được thiết kế để thí nghiệm chức năng
bảo vệ khoảng cách (ví dụ: sơ đồ tổng trở, thời gian cắt).
Lưu ý: Các chức năng của module thí nghiệm Advanced Distance và Distance có sự khác
nhau.

Hình 12: Giao diện Test View của module thí nghiệm Advanced Distance và Distance
Phần trình bày dưới đây sẽ sử dụng module thí nghiệm Advanced Distance. Module thí
nghiệm này bao trùm các chức năng có trong module thí nghiệm Distance.
Module thí nghiệm có thể tìm thấy ở giao diện Start Page của phần mềm OMICRON Test
Universe, hoặc cũng có thể insert từ file OCC (OMICRON Control Center)

3.1 Khai báo đối tượng thí nghiệm (Test Object)


Trước khi thí nghiệm bắt đầu cần phải khai báo các cài đặt chỉnh định cho rơ le được thí
nghiệm. Thực hiện bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng Test Object trong OCC hoặc
trong module thí nghiệm.

Trang 105 trên 202


3.1.1 Cài đặt cho rơ le
Các thông tin cài đặt cho rơ le (loại rơ le, kí hiệu, thông tin trạm, thông số CT và VT) được
nhập vào phần RIO/ Device:

Lưu ý: Thông số Vmax và Imax giới hạn giá trị dòng và áp phát ra, để tránh hư hỏng cho
thiết bị được thí nghiệm. Giá trị này cần được điều chỉnh tương ứng với phần Hardware
Configuration khi nối đầu ra song song. Cần tham khảo hướng dẫn sử dụng của rơ le để
tránh phát quá giá trị qui định.

Trang 106 trên 202


3.1.2 Khai báo thông số bảo vệ khoảng cách
Các thông tin liên quan đến rơ le bảo vệ khoảng cách cũng như sơ đồ tổng trở khoảng cách
có thể nhập vào ở phần chức năng RIO/Distance.

Cài đặt hệ thống


Tab « System Settings » chứa dữ liệu thông số hệ thống, phản ứng của rơ le cũng như độ
lệch (sai số) rơ le.

Trang 107 trên 202


1. Chiều dài đường dây và góc đường dây là biên độ và góc của tổng trở Z của đường
dây được bảo vệ. Nó cần thiết để tính toán sự cố chính xác tương ứng với hệ thống
điện:

Nếu điện kháng đường dây X được đặt trong rơ le, tổng trở Z có thể được suy ra từ
điện kháng X và góc đường dây φ.
Chiều dài đường dây Z = X/ sinφ = (X’.l)/ sinφ = (0.218Ω/km x 32.5km)/ sin 64o =
7.88Ω
2. Liên quan đến sơ đồ đấu nối ngăn lộ (Hình 2), cần chọn nếu biến điện áp PT được
đặt ở đường dây (at line) hoặc ở thanh cái (at busbar). Nếu chọn at busbar, điện áp
sẽ có giá trị định mức sau khi cắt.

3. Trung tính CT starpoint cần được đặt tương ứng với sơ đồ cuộn dây thứ cấp của
CT. Trong ví dụ này sơ đồ đấu nối ngăn lộ (Hình 2) thể hiện trung tính CT hướng về
đường dây.

Trang 108 trên 202


4. Độ lệch (sai số) tổng trở và thời gian có thể tìm thấy trong tài liệu hướng dẫn rơ le.
5. Hệ số đất bù ảnh hưởng của tổng trở đất với vùng khoảng cách (xem phần 2.3)
6. Nhấp chuột vào checkbox để nhập các thông số tổng trở bằng giá trị sơ cấp.
7. Cần phải kích hoạt checkbox này, nếu rơ le 5A được thí nghiệm và sử dụng 1A như
tham chiếu tính toán tổng trở.
Cài đặt vùng bảo vệ
Tab « Zone Settings » dùng để nhập thông tin các vùng bảo vệ:

Như thể hiện ở hình trên, không có vùng bảo vệ nào được đặt theo mặc định. Nhấn chuột
vào New để insert một vùng bảo vệ. Sau đó, chỉnh sửa đặc tuyến có thể thực hiện bằng
cách nhấn vào edit. Tại đây có thể nhập vùng bảo vệ.

Trang 109 trên 202


Nhấn chuột vào Add để thêm vào bộ phận đặc tuyến (element) trong danh sách Element
list. Bộ phận này có thể là đường thẳng hoặc cung tròn.
- Một đường thẳng có thể được thiết lập với một góc và một điểm trên đường thẳng.
Đường thẳng này có thể khai báo ở dạng cartesian (tọa độ đề các) hoặc polar (cực
tuyến) sử dụng tùy chọn Line cartesian hoặc Line polar.
- Một đường tròn được thiết lập với một điểm, một bán kính, một góc bắt đầu, một góc
kết thúc và hướng. Do tâm có thể khai báo ở dạng cartesian hoặc polar, tùy chọn
Arc cartesian hoặc Arc polar có thể được sử dụng.

Cũng có thể sử dụng các đặc tuyến được định nghĩa trước (Predefined shapes)

Trang 110 trên 202


Bây giờ, các vùng có thể được xây dựng bằng cách kết hợp nhiều bộ phận.

Lưu ý: Đặc tuyến của một vùng bảo vệ phụ thuộc vào loại rơ le cũng như cài đặt chỉnh định
trong rơ le. Đặc tuyến có thể tìm thấy trong sổ tay rơ le. Các bộ phận của một đặc tuyến tứ
giác hoặc Mho được thể hiện dưới đây.

Sau khi định nghĩa xong vùng bảo vệ thứ nhất, tab Zone settings sẽ như sau:

Trang 111 trên 202


Nếu cần bổ sung các vùng bảo vệ, vùng bảo vệ đầu tiên có thể copy (1) và thêm vào
(Append) (2) danh sách. Sau đó, cài đặt chỉnh định của từng vùng có thể chỉnh sửa. Sau khi
tất cả các vùng bảo vệ được nhập vào, danh sách sẽ trông giống như sau:

3. Số thứ tự vùng có thể định nghĩa ở đây.


4. Mô tả (nhãn Label) được tự động tạo ra tuy nhiên mô tả tên này cũng có thể nhập bằng
tay.
5. Bốn loại vùng bảo vệ khác nhau có thể được khai báo:
 Tripping: Tập hợp các vùng cắt của rơ le
 Starting: Vùng này thường chỉ gây ra khởi động. Cũng có thể định nghĩa một dải
trên mặt phẳng tổng trở ở đó khởi động sẽ dẫn đến cắt sau một thời gian giới hạn
lớn nhất.
 Extended: Vùng này chỉ được kích hoạt trong một số trường hợp, chẳng hạn phát
hiện đóng bằng tay (manual close) hoặc tự động đóng lặp lại.

Trang 112 trên 202


 Non tripping: Không có lệnh cắt ở vùng này, ngay cả khi có lấn vùng bởi vùng cắt.
Một ví dụ sử dụng nó là mô hình load blinding.
6. Với tùy chọn này mạch vòng sự cố cho mỗi vùng bảo vệ có thể được định nghĩa. Do đó,
có thể thiết lập các vùng khác nhau cho sự cố pha-pha hoặc pha-đất.

7. Mỗi vùng có thể kích hoạt hoặc vô hiệu.


Sau khi khai báo tất cả các vùng, thời gian cắt cho mỗi vùng có thể được đặt. Cũng có thể
đặt độ lệch (sai số) riêng rẽ cho mỗi vùng bảo vệ.

Lưu ý: Trong ví dụ này các vùng khởi động (Starting) cũng được khai báo. Các vùng ZS1
chỉ có hướng thuận. Do đó thời gian cuối hướng thuận được đặt như thời gian cắt cho các
vùng này. Các vùng ZS2 bao trùm toàn bộ mặt phẳng tổng trở, do đó thời gian cuối vô
hướng là thời gian cắt cho vùng này.

Trang 113 trên 202


3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC
Cấu hình chung (global Hardware Configuration) sẽ qui định cấu hình đầu vào đầu ra
chung của hợp bộ CMC. Nó áp dụng cho mọi module thí nghiệm con, do đó, cần được định
nghĩa theo đấu nối của rơ le. Có thể mở bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng
Hardware Configuration trong OCC

Trang 114 trên 202


3.2.1 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp
1A

Trang 115 trên 202


3.2.2 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp
5A

Lưu ý: Hãy đảm bảo rằng kích cỡ dây đủ để nối song song
Các diễn giải sau đây chỉ áp dụng cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp 1A.

Trang 116 trên 202


3.2.3 Đầu ra tương tự (Analog Outputs)

Đầu ra tương tự (AO), đầu vào và ra số (BI & BO) có thể kích hoạt riêng rẽ trong từng
Hardware Configuration của từng module thí nghiệm cụ thể (xem phần 3.3)
3.2.4 Đầu vào số (Binary Inputs)

1. Tín hiệu khởi động Start là tùy chọn (cần thiết nếu Starting được lựa chọn như thời gian
tham chiếu trong thí nghiệm)
2. Tín hiệu cắt Trip cần được nối tới một BI (có thể sử dụng BI1…BI10)
3. Tiếp điểm có điện (wet contacts) đáp ứng điện áp định mức của đầu vào BI với điện áp
của lệnh cắt máy cắt hoặc chọn Potential Free với tiếp điểm khô (dry contacts).
4. BO và AI không được sử dụng cho thí nghiệm này.

Trang 117 trên 202


3.2.5 Sơ đồ nối dây với hợp bộ thí nghiệm cho rơ le bảo vệ có dòng định mức thứ cấp
1A
Lưu ý: Sơ đồ nối dây sau đây chỉ là ví dụ. Việc nối dây của đầu vào dòng tương tự có thể
khác đi nếu các chức năng bảo vệ bổ sung (ví dụ bảo vệ chạm đất độ nhạy cao) được sử
dụng. Trong trường hợp này IN có thể được đấu dây riêng rẽ.

Trang 118 trên 202


3.3 Cấu hình riêng về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho
thí nghiệm bảo vệ khoảng cách
Cấu hình riêng (local Hardware Configuration) sẽ kích hoạt đầu ra/ đầu vào của hợp bộ thí
nghiệm CMC cho module thí nghiệm được lựa chọn. Do đó cần phải khai báo cho mỗi
module thí nghiệm riêng rẽ. Có thể mở bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Hardware
Configuration trong module thí nghiệm:

3.3.1 Đầu ra tương tự phát dòng/ áp

Trang 119 trên 202


3.3.2 Đầu vào nhị phân

3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm


3.4.1 Giới thiệu chung
Khi thí nghiệm chức năng bảo vệ khoảng cách, các bước sau đây được khuyến cáo:
- Thí nghiệm tác động (Pick-up Test): Chức năng tác động tương ứng (ví dụ khởi
động quá dòng) được thí nghiệm. Thí nghiệm này không được diễn giải trong tài liệu
này.
- Thí nghiệm thời gian cắt (Trip time test): Thời gian cắt của chức năng bảo vệ
khoảng cách sẽ được thí nghiệm.
- Thí nghiệm tác động vùng biên (Zone reach test): Vùng biên của bảo vệ khoảng
cách sẽ được kiểm tra.
Thí nghiệm thời gian tác động, thí nghiệm vùng biên được thực hiện với module Advance
Distance.

Trang 120 trên 202


Trang 121 trên 202
3.4.2 Thí nghiệm thời gian cắt
Các thẻ Trigger và Settings:

1. Điều kiện trigger cho thí nghiệm này là tiếp điểm đi cắt (Trip)
2. Mô hình thí nghiệm sẽ là dòng thí nghiệm không đổi (Constant test current). Dòng
thí nghiệm được tự động đặt ở 2 lần dòng định mức. Dòng điện này cần phải lớn
hơn dòng tác động và do đó có thể phải tăng lên.
3. Ở đây là góc mà sự cố có thể xuất hiện. Trong ví dụ này chế độ xuất hiện sự cố
được để ở chế độ ngẫu nhiên (random)
4. Dòng tải (Load current) trong trạng thái trước sự cố không được sử dụng ở ví dụ
này.
5. Bỏ qua đặc tuyến định mức (Ignore nominal characteristic) sẽ bỏ qua cài đặt vùng
của đối tượng thí nghiệm trong search test. Trong ví dụ này không chọn.
6. Các thời gian này được khai báo cho chế độ trước sự cố (bình thường), sự cố và
sau sự cố. Cần phải đảm bảo rằng: Thời gian sự cố lớn nhất (Max. fault) lớn hơn
chỉnh định thời gian vô hướng cuối.
7. Thời gian tham chiếu qui định sự cố xuất hiện hoặc tiếp điểm khởi động được sử
dụng như tham chiếu cho đo thời gian cắt hay không. Trong ví dụ này được đặt là
Fault inception.

Trang 122 trên 202


Thẻ Shot Test:

Thời gian tác động được thí nghiệm với thẻ shot test. Với chế độ thí nghiệm này, các điểm
thí nghiệm có thể được đặt trên mặt phẳng tổng trở. Các điểm này có thể được đặt bằng tay
bằng cách nhập giá trị (R, X) hoặc (|Z|, Phi) hoặc một góc có thể nhập vào (1) và giá trị có
thể đặt ở giá trị tương đối so với vùng tương ứng (2) (tùy chọn |Z| relative cần được chọn).
Nếu tùy chọn này được sử dụng, các điểm thí nghiệm sẽ đáp ứng khi cài đặt vùng thay đổi.
Tùy chọn Follow line angle change có thể được lựa chọn khi đó góc của các điểm thí
nghiệm sẽ đáp ứng khi góc đường dây thay đổi.
Với thí nghiệm này, các điểm thí nghiệm được đặt ở cả phía trong và phía ngoài của vùng
tác động. Do đó, có khả năng thí nghiệm thời gian tác động của tất cả các vùng tác động,
cũng như thời gian cuối có hướng hoặc vô hướng.

Trang 123 trên 202


3.4.3 Thí nghiệm vùng biên
Giữ nguyên các cài đặt trong tab Trigger và Settings giống như trong thí nghiệm thời gian
cắt.
Với thí nghiệm tác động vùng biên, tab Search Test sẽ được sử dụng. Với tab này, người
thí nghiệm có thể định nghĩa các đường thẳng tìm kiếm (search line). Module thí nghiệm sẽ
tự đặt các điểm thí nghiệm dọc các đường thẳng này để tìm vùng biên của mỗi vùng. Cũng
có thể sử dụng Check Test. Với thí nghiệm này các đường thẳng sẽ được khai báo lại. Tuy
nhiên, lần này các điểm thí nghiệm sẽ được đặt dọc các đường thẳng nằm ngoài vùng lệch
(sai số). Nó khẳng định xem vùng biên có nằm trong sai số khai báo không.

1. Các đường tìm kiếm (search lines) có thể được định nghĩa bằng cách kéo một
đường thẳng trên mặt phẳng tổng trở hoặc chọn một điểm bắt đầu, góc và độ dài.
Sau khi một đường thẳng được định nghĩa, nhấp chuột vào Add để thêm vào danh
sách các đường thí nghiệm.
2. Bằng cách chọn Follow line angle change và Relative đường thẳng thí nghiệm sẽ
được định nghĩa theo cách nó đáp ứng thay đổi của cài đặt vùng hoặc góc đường
dây.
3. Theo hướng thuận và ngược, một đường thẳng tìm kiếm được khai báo để thí
nghiệm cài đặt chỉnh định điện kháng X của các vùng.
4. Cài đặt chỉnh định điện trở R của các vùng được thí nghiệm tương tự.
5. Sử dụng đường thẳng tìm kiếm song song với đường tìm kiếm điện trở, đặc tính góc
sẽ được kiểm tra.
6. Đường thí nghiệm nằm dọc góc tác động cũng có thể khai báo. Nó sẽ khẳng định rơ
le làm việc chính xác trong vùng mà sự cố thường xảy ra.

Trang 124 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Differential

Trang 125 trên 202


Differential module

1. Differential
Module thí nghiệm Differential cung cấp một giải pháp thí nghiệm trọn bộ cho rơ le bảo vệ
so lệch máy phát, thanh cái, máy biến áp, thí nghiệm đặc tính tác động (giá trị khởi động, thí
nghiệm độ dốc) và chức năng khóa xung kích (thí nghiệm hãm sóng hài) ở chế độ đơn pha,
ví dụ cho rơ le bảo vệ 3 pha riêng rẽ cho test object.
1.1 Giới thiệu về Differential
Để thí nghiệm đặc tính tác động, các điểm thí nghiệm được định nghĩa trên mặt phẳng
Idiff/Ibias bằng cách nhấp chuột trực tiếp hoặc nhập thông số bằng bàn phím.

Differential cũng cung cấp một môi trường thí nghiệm thích hợp cho chức năng hãm sóng
hài. Biên độ của thành phần cơ bản và phần trăm của sóng hài xếp chồng có thể được khai
báo cho từng điểm.

Trang 126 trên 202


Dòng điện thí nghiệm tương ứng với các điểm thí nghiệm (test points) được phát vào rơ le
và phản ứng của rơ le sẽ được đánh giá.
Bằng cách insert thêm các module Differential vào một file OMICRON Control Center (OCC)
(nếu có license của package này), các vòng sự cố khác nhau có thể được thí nghiệm tự
động.
1.2 Ví dụ: Rơ le bảo vệ so lệch máy biến áp
File ví dụ: Differential D21 se2.occ
Được lưu tại:...OMICRON Test Universe installation path\
Test Library\Samples\SW Manual Examples\Protection
Nhiệm vụ thí nghiệm
Nhiệm vụ của người thí nghiệm là thí nghiệm rơ le bảo vệ so lệch máy biến áp truyền thống
BBC D21 SE2 ((Brown Boveri’s relay) tại một trạm biến áp.
Rơ le này bảo vệ MBA 2 cuộn dây với các thông số định mức như sau:
Tổ đấu dây: YD5 Phía Y nối đất
Công suất: 38.1 MVA
Điện áp định mức (sơ cấp): 110kV
Điện áp định mức (thứ cấp): 11kV
Dòng điện định mức (sơ cấp): 200A
Dòng điện định mức (thứ cấp): 2000A
Giải pháp:
Ở ví dụ này chúng ta sẽ sử dụng module thí nghiệm Differential được nhúng trong OCC.
Trong quá trình thí nghiệm, module thí nghiệm Differential sẽ phân tích và ước lượng xem
giá trị đo được nằm trong độ lệch cho trước và đánh giá thí nghiệm “đạt (passed)” hoặc
“không đạt (failed)”. Tất cả các giá trị nhập vào và giá trị đo được sẽ được tự động ghi lại
cho phép xem lại chi tiết quá trình thực hiện sau khi hoàn thành thí nghiệm.
Lưu ý: Nếu bạn chỉ thực hiện một thí nghiệm duy nhất, tốt hơn là khởi động module thí
nghiệm Differential như một chương trình đơn (không khởi động OCC).
Tuy nhiên, thông thường tất cả các chức năng thí nghiệm tích hợp trong rơ le được thí
nghiệm tuần tự. Trong những trường hợp như vậy, có lý hơn là nhúng module thí nghiệm
nhiều lần vào một file OCC và sau đó thay đổi chỉnh định của mỗi trường hợp phù hợp với
nhu cầu thí nghiệm.

1.2.1 Đấu dây giữa rơ le bảo vệ và hợp bộ CMC


1. Nối đầu vào dòng của rơ le bảo vệ tới đầu phát dòng tương ứng của hợp bộ thí nghiệm
2. Nối tín hiệu cắt của rơ le bảo vệ tới đầu vào BI 1 của hợp bộ.

Trang 127 trên 202


1.2.2 Khởi động Differential từ OCC
Khởi động OCC từ giao diện Start Page bằng cách nhấn vào New Test Document. Insert
Differential bằng cách nhấn vào Insert/ Test module/ Differential.

1.2.3 Cài đặt cho Test Object


Để cấu hình cho rơ le đang thí nghiệm, nhấp chuột vào biểu tượng Test Object trên thanh
công cụ.
Tại hộp thoại Test Object, chọn chức năng “Differential” và nhấp chuột vào Edit:

Trang 128 trên 202


Rơ le bảo vệ BBC D21 SE2 có các thông số bổ sung như trình bày dưới đây.
Các công thức sau có thể tìm thấy trong tài liệu hướng dẫn sử dụng của rơ le. Thông số
điều chỉnh g và v sẽ xác định đường đặc tính tác động.
Giá trị Offset: g = 20% g = (I1 - I2)/In với Ibias = 0
Độ dốc: v = 50% v = (I1 - I2)/ 0.5(I1 + I2)
Các biểu thức sau tuân theo dữ liệu cho phần so lệch của đặc tính;
Ibias/In = 0... 0.5 Idiff/In = 20% or 0.2
Ibias/In = 0.5... 3 Idiff = In*g + (Ibias-0.5In)*v
Nhập các giá trị vào biểu thức:
Idiff = 5A*0.2 + (Ibias-0.5*5A)*0.5
Do đó: Ibias/In = 0.5... 3 and In = 5A
Idiff = 0.5 Ibias- 0.25 (1)

Tab: Protection Device (Thiết bị bảo vệ)


Tab: Characteristic Definition (khai báo đường đặc tính) dựa trên biểu thức

Trang 129 trên 202


Đường đặc tính tác động được suy ra từ kinh nghiệm vì dữ liệu của rơ le không chứa một
đặc tính chính xác. Nó chỉ liệt kê đặc tính hãm dựa trên sóng hài bậc 2 được đưa vào.

Tab: Harmonic (đặc tính kinh nghiệm suy ra từ hãm đóng xung kích MBA)

1.2.4 Cấu hình phần cứng


Để cấu hình phần cứng, nhấp chuột vào biểu tượng “Hardware Configuration” và cấu hình
tương ứng với sơ đồ nối dây giữa rơ le và hợp bộ CMC trong phần 1.2.1

1.2.5 Khai báo thí nghiệm


Bước 1: Insert module thí nghiệm Differential vào trong file thí nghiệm OCC.
Bước 2: Khai báo đường đặc tính tác động thí nghiệm
Thí nghiệm này được thực hiện riêng rẽ cho từng pha. Nếu đường đặc tính tác động cần
được thí nghiệm cho cả 3 pha, thí nghiệm tương ứng cần được thực hiện lặp lại cho các
pha khác. Trong phần này chỉ thí nghiệm cho pha đầu tiên được mô tả.
Nhấn chuột để chọn trực tiếp điểm thí nghiệm phía trên và dưới đường đặc tính. Rơ le phải
được hãm cho tất cả các điểm bên phải và nằm dưới đường đặc tính; các điểm nằm bên
trái và trên đường đặc tính sẽ dẫn đến cắt với thời gian cắt điển hình.
Thời gian cắt được xác định bởi module thí nghiệm và được đưa vào một bảng, các điểm
thí nghiệm trên mặt phẳng diff-bias được cập nhật, cùng lúc đó biên bản được tạo ra trên
dựa trên các dữ liệu được cập nhật.

Trang 130 trên 202


Bảng liệt kê các điểm thí nghiệm (test point)
Idiff Ibias Nominal Time Idiff Ibias Nominal
Time
0.30 I/In 0.40 I/In 0.05 s 0.80 I/In 4.00 I/In No trip
0.10 I/In 0.40 I/In No trip 1.70 I/In 6.00 I/In 0.05 s
0.60 I/In 2.00 I/In 0.05 s 1.30 I/In 6.00 I/In No trip
0.40 I/In 2.00 I/In No trip 1.80 I/In 8.00 I/In No trip
1.20 I/In 4.00 I/In 0.05 s 0.30 I/In 0.40 I/In 0.05 s

9 điểm thí nghiệm để thí nghiệm đường đặc tính tác động

Bước 3: Khai báo đường đặc tính hãm thí nghiệm


Thí nghiệm này cũng được thực hiện riêng rẽ cho từng pha. Thí nghiệm cho pha đầu tiên
được mô tả dưới đây.
Thành phần sóng hài bậc 2 sẽ được xếp chồng lên thành phần cơ bản 50Hz. Phần trăm
của sóng hài có thể được lựa chọn theo từng điểm thí nghiệm. Các điểm thí nghiệm được
thể hiện trên đặc tính hãm. Rơ le phải hãm ở tất cả các điểm bên phải và dưới đường đặc
tính; các điểm bên trái và trên đường đặc tính sẽ gây ra cắt.

Trang 131 trên 202


Bảng liệt kê các điểm thí nghiệm (test point)
Idiff I2/Idiff Nominal Reaction
0.30 I/In 5% Trip
0.30 I/In 15% Trip
0.50 I/In 18% Trip
0.50 I/In 22% Stabilization
1.00 I/In 18% Trip
1.00 I/In 23% Stabilization
1.50 I/In 21% Trip
1.50 I/In 26% Stabilization
2.00 I/In 29% Stabilization

9 điểm thí nghiệm để thí nghiệm đường đặc tính hãm


1.2.6 Thực hiện thí nghiệm
Nhấp chuột vào biểu tượng Start/Continue ► trên thanh công cụ. Sau khi hoàn thành, các
kết quả thí nghiệm được thể hiện như 2 hình dưới đây:

Trang 132 trên 202


Kết quả thí nghiệm đặc tính tác động với đánh giá tự động

Kết quả thí nghiệm hãm sóng hài với đánh giá tự động
1.2.7 Cấu hình biên bản thí nghiệm
Có thể cấu hình cho biên bản thí nghiệm bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng Report
Settings trên thanh công cụ trong cửa sổ OCC hoặc module Differential.

Trang 133 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Autoreclosure

Trang 134 trên 202


Autoreclosure module

1. Autoreclosure
Module thí nghiệm Autoreclosure được sử dụng để thí nghiệm chu trình tự đóng lặp lại cùng
với một bảo vệ đường dây.
Để thí nghiệm chu trình tự đóng lại (ARC), module thí nghiệm Autoreclosure tạo ra một
ngắn mạch trên lưới có thể điều chỉnh được tới bảo vệ đường dây. Các lệnh cắt của bảo vệ
và các lệnh đóng máy cắt (CB) của tự đóng lại được đo và đưa đến một mạch mô phỏng
máy cắt. Bằng phương pháp này, tín hiệu dòng và áp của một thời gian chết được mô
phỏng theo thời gian thực và phát ra từ đối tượng thử (test object).
Module thí nghiệm Autoreclosure cung cấp 2 module thí nghiệm:
- Chuỗi đóng lặp lại không thành công
- Chuỗi đóng lặp lại thành công
với số lượng bất kỳ chu kỳ tự đóng lặp lại.
Với mỗi chu kỳ đóng lặp lại, các đại lượng sau được tự động đánh giá và đưa vào bảng
biên bản thí nghiệm:
- Thời gian cắt
- Chế độ cắt (cắt một pha/ ba pha)
- Thời gian chết
- Thời gian đóng máy cắt
- Lần cắt cuối cùng (final tripping)
Tín hiệu dòng áp, lệch cắt và đóng CB cũng như các tín hiệu nhị phân khác được hiển thị
trong Time Signal View.

Một chu trình đóng lặp lại điển hình

Trang 135 trên 202


1.1 Cấu hình module thí nghiệm Autoreclosure
Khởi động module thí nghiệm Autoreclosure ở chế độ stand-alone từ giao diện OMICRON
Start Page bằng cách nhấn vào Autoreclosure.

1.1.1 Cấu hình cho Test Object


Để cấu hình cho rơ le đang được thí nghiệm, sử dụng chức năng phần mềm Test Object
bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Test Object trên thanh công cụ Toolbar.
1.1.2 Cấu hình phần cứng cho hợp bộ Hardware Configuration
Để cấu hình cho hợp bộ thí nghiệm, nhấp chuột vào biểu tượng Hardware Configuration
trên thanh công cụ Toolbar.
General Tab
Chi tiết về hợp bộ thí nghiệm được sử dụng được hiển thị tại đây.
Analog Outputs Tab
Theo mặc định, dòng và áp 3 pha được lựa chọn. Điện áp và dòng sự cố cũng có thể được
phát ra, điều này cho phép thí nghiệm thiết bị bảo vệ yêu cầu dòng điện cao.

Trang 136 trên 202


Binary / Analog Inputs Tab
Theo mặc định, input 1 được gán cho lệnh cắt của thiết bị bảo vệ và input 3 được gán cho
lệnh đóng mát cắt. Tín hiệu 2 được dùng để ghi lại mọi tín hiệu khác của thiết bị bảo vệ. Tín
hiệu này cũng có thể đặt là “not used”. Việc lựa chọn của các tín hiệu đầu vào quyết định
xem sự cố được loại trừ bởi cắt 3 pha hoặc bởi cắt chọn lọc theo pha.
Nếu sự cố được cắt chọn lọc theo pha, đừng sử dụng lệnh cắt.

1.1.3 Cài đặt chu trình tự đóng lặp lại trong module thí nghiệm
Shot & Times
Tại tab này, đặt loại sự cố (fault type), điện áp sự cố (fault voltage), dòng sự cố (fault
current), và góc lệch pha giữa áp và dòng sự cố (Angle (V-I)).
Mô tả sự cố được tự động tạo ra và có thể sửa đổi. Thời gian lớn nhất của lệnh cắt và xung
AR đặc biệt quan trọng. Nếu không có lệch cắt nào được ghi nhận trong giới hạn thời gian
lớn nhất xác định cho lệnh cắt sau khi sự cố được phát ra bởi hợp bộ, thí nghiệm sẽ bị
dừng. Thời gian chết sẽ được bắt đầu đếm ngay khi lệnh cắt không còn và kết thúc với lệnh
đóng được thực hiện. Nếu lệnh đóng của máy cắt không được ghi nhận trong thời gian giới
hạn lớn nhất, chu trình cũng bị dừng lại.

Trang 137 trên 202


Unsuccessful Sequence (Chu trình đóng lặp lại không thành công)
Tại tab này, thí nghiệm chu trình tự đóng lại không thành công có thể được kích hoạt hoặc
không, và số lượng chu kỳ có thể đặt được. Các cài đặt về sau tùy thuộc vào cài đặt của đối
tượng thí nghiệm. Ví dụ, nếu test object được đặt thông số cho thử 3 chu kỳ AR (một chu kỳ
thời gian chết ngắn và 2 chu kỳ thời gian chết dài), số lượng chu kỳ cần được đặt là 3.
Tại tab này, các hiện tượng được đo và chế độ đánh giá được định nghĩa cho từng chu kỳ.

Thời gian chết và lệnh đóng máy cắt có thể chụp lại được. Tín hiệu Trip, Trip L1, Trip L2,
Trip L3 chỉ có thể lựa chọn ở cột “Event” nếu các tín hiệu này được lựa chon trong phần cấu
hình phần cứng (hardware configuration).
Tại cột “Assess Mode”, các cài đặt sau đây có thể thực hiện được:
Record only: Kết quả chỉ được ghi lại, không thực hiện đánh giá.
Time: Đánh giá được thực hiện theo cài đặt cho Tnom và Tdev.
Expected: Đánh giá tích cực nếu sự kiện xảy ra trong giới hạn thời gian lớn nhất.

Trang 138 trên 202


Not Expected: Đánh giá tích cực nếu sự kiện không xảy ra trong giới hạn thời gian
lớn nhất.

Chu kỳ cuối cùng “Final” được cấu hình mặc định và không thể thay đổi. Với chu kỳ này, cắt
3 pha (final 3P tripping) được thí nghiệm và thí nghiệm: không có lệnh đóng máy cắt nào
xảy ra nữa.
Successful Sequence (Chu trình đóng lặp lại thành công)
Tại tab này, thí nghiệm chu trình tự đóng lại thành công có thể được kích hoạt hoặc không,
và số lượng chu kỳ có thể đặt được. Số lượng chu kỳ của chu trình đóng lặp lại thành công
ít nhất phải bằng 1 và nhỏ hơn hoặc bằng số lượng chu kỳ đóng lặp lại không thành công.
Các cài đặt cho các sự kiện và chế độ đánh giá được tự động chuyển từ tab Unsuccessful
Sequence và không thể thay đổi ở đây.
Chu kỳ cuối cùng “Final” được cấu hình mặc định và không thể thay đổi. Với chu kỳ này, sẽ
thí nghiệm: không có lệnh cắt máy cắt nào xảy ra nữa.
1.2 Thứ tự chu trình thí nghiệm AR
Thí nghiệm AR không thành công và AR thành công có thể thực hiện cả hai trong một chu
trình thí nghiệm hoặc riêng biệt từng chu trình thí nghiệm. Theo mặc định, cả 2 thí nghiệm
được kích hoạt.
Để đặt thông số thí nghiệm hoặc hiển thị kết quả, mở các tab tương ứng Unsuccessful
Sequence hoặc Successful Sequence ở giao diện Test View.
Đường cong tín hiệu cho các thí nghiệm được lựa chọn gần nhất được hiển thị trong giao
diện Time Signal View.
Mỗi thí nghiệm bắt đầu với đầu ra của trạng thái trước sự cố (prefault state).
Sau đó, các chu trình sau được lặp lại theo số lượng chu kỳ định trước.
- Phát trạng thái sự cố, đợi xuất hiện lệnh cắt.
- 50ms sau khi xảy ra lệnh cắt (CB switching time), trạng thái sự cố được loại trừ tại vị trí
dòng trở về 0. Điện áp và dòng bằng 0. Nếu lệnh cắt được nối tới hợp bộ, cắt 3 pha luôn
luôn được thực hiện.
- Khởi động đếm thời gian chết, đợi xuất hiện lệnh đóng.
- 50ms sau khi xảy ra lệnh đóng, mô phỏng dòng áp sự cố lại được hợp bộ phát ra.
Chu trình bị dừng, nếu không có lệnh cắt hoặc đóng máy cắt nào được ghi nhận trong thời
gian giới hạn lớn nhất.
Khi thí nghiệm một chu trình đóng lặp lại không thành công, trạng thái sự cố được hợp bộ
phát ra sau khi lần đóng lại cuối cùng để thí nghiệm cắt 3 pha. Sau giới hạn thời gian cắt
lớn nhất, dòng và áp được ngắt.
Khi thí nghiệm một chu trình đóng lặp lại thành công, chế độ bình thường prefault state
(healthy system) được phát ra sau lần đóng lại cuối cùng để thí nghiệm xem không có lệnh
cắt nào xảy ra trong giới hạn thời gian cắt lớn nhất.

Trang 139 trên 202


Nếu cả hai thí nghiệm được kích hoạt, chu trình đóng lặp lại không thành công được ưu tiên
thí nghiệm trước chu trình đóng lặp lại thành công. Thời gian đóng máy cắt lớn nhất cũng
được sử dụng như là thời gian giữa thời điểm kết thúc của chu trình đóng lặp lại không
thành công và bắt đầu của chu trình đóng lặp lại thành công.
1.3 Ví dụ: Thí nghiệm AR cho rơ le SIEMENS 7SA511
Chức năng autoreclosure của một bảo vệ ngăn lộ sẽ được thí nghiệm: rơ le Siemens
7SA511 với tùy chọn ARC.
File mẫu: AWE-7SA511.oar
Lưu tại:...OMICRON Test Universe installation path\
Test Library\Samples\SW Manual Examples\Protection
Nhiệm vụ thí nghiệm:
Chức năng autoreclosure của bảo vệ rơ le được kích hoạt. Thông số được chỉnh định cho 2
chu kỳ đóng lặp lại: một với thời gian chết ngắn (rapid autoreclosure) và một với thời gian
chết dài (slow autoreclosure).
Lưu ý: Với nhiều rơ le bảo vệ, chu kỳ AR đầu tiên được gọi là thời gian chết ngắn short
dead time (rapid autoreclosure) và tất cả các chu kỳ theo sau được gọi là thời gian chết dài
long dead time (slow autoreclosure).
Ở bước đầu tiên, chức năng chính của ARC sẽ được thí nghiệm. Thí nghiệm thời gian đặt
được thực hiện ở bước thứ 2.
Yêu cầu thiết bị:
1. Hợp bộ thí nghiệm CMC
2. Phần mềm OMICRON Test Universe
3. Hướng dẫn sử dụng (User Manual) của rơ le
4. Phần mềm Digsi để kiểm tra cài đặt chỉnh định rơ le.

1.3.1 Cài đặt đối tượng thí nghiệm (Test Object Settings)
Chức năng ARC của một thiết bị bảo vệ phụ thuộc vào nhiều thông số. Người thí nghiệm
phải có hiểu biết sâu về ý nghĩa của các thông số này và việc cài đặt chúng.
Ví dụ này cần cài đặt các thông số sau:
- Tần số: 50Hz
- Điện áp định mức thứ cấp: 100V
- Điện áp định mức sơ cấp: 110kV
- Dòng điện định mức thứ cấp: 5A
- Dòng điện định mức sơ cấp: 1000A
- Bảo vệ rơ le cắt tại điện áp sự cố 0V và dòng sự cố bằng 2 lần dòng định mức. 2 phép thử
AR được thực hiện với tất cả các dạng sự cố (1 short dead time + 1 long dead time).
- Thời gian khóa sau một AR thành công: 3.0s
- Thời gian khóa sau một AR không thành công: 3.0s
- Thời gian chết ngắn Short dead time (1-pole): 1.20s

Trang 140 trên 202


- Thời gian chết ngắn Short dead time (3-pole): 0.40s
- Thời gian chết dài Long dead time (1-pole): 0.80s
- Thời gian chết dài Long dead time (3-pole): 0.80s
1.3.2 Thí nghiệm chức năng đóng lặp lại
Điện áp và dòng định mức được cài đặt giống với thông số của test object. Ở tab Shot and
Times thay đổi dòng IL1 về 10A.

Thời gian đóng máy cắt lớn nhất được sử dụng bởi module thí nghiệm như thời gian chết
giữa các bước thí nghiệm cho một chu trình đóng lặp lại không thành công và một chu trình
đóng lặp lại thành công. Do đó thời gian này phải lớn hơn thời gian khóa sau một chu trình
đóng lặp lại không thành công.
Ở bước thí nghiệm đầu tiên, các cài đặt khác được để nguyên không thay đổi.
Ở tab Unsuccessful Sequence tang số lượng chu kỳ lên thành 2.
Sử dụng chế độ thí nghiệm đơn (Single Test Mode)
Sử dụng chế độ thí nghiệm đơn bạn có thể nhanh chóng thí nghiệm chức năng của test
object. Chế độ thí nghiệm đơn chỉ thực hiện các thí nghiệm riêng biệt của tab được lựa
chọn trong giao diện Test View. Các kết quả thí nghiệm không được đưa vào biên bản thí
nghiệm. Ví dụ, các kết quả sau đây đạt được nếu bạn bắt đầu một thí nghiệm đơn khi tab
Unsuccessful Sequence được lựa chọn:

Trang 141 trên 202


Kết quả sẽ khẳng định sự hoạt động đúng đắn các chức năng của test object.
1.3.3 Thí nghiệm và đánh giá thời gian
Thí nghiệm cuối (final test) sẽ ghi lại các lệnh cắt cho từng pha và thí nghiệm sự phù hợp
của các thông số thời gian định mức quan trọng.
Cài đặt module thí nghiệm
Trong cấu hình phần cứng, bỏ chọn tín hiệu « Trip » và kích hoạt tín hiệu « Trip L1 », « Trip
L2 », « Trip L3 ».

Trang 142 trên 202


Trong tab Unuccessful Sequence ta muốn định rõ 4 sự kiện cho mỗi chu kỳ. Để làm việc
này, lựa chọn chu kỳ tương ứng bằng cách nhấp chuột vào cột “Cycle”. Sau đó lựa chọn
“Add Event”. Lặp lại tới khi 4 sự kiện được gán cho chu kỳ.
Với thời gian chết, ta đổi chế độ đánh giá thành “Time” và định rõ các thông số sau tuân
theo thời gian định mức của test object:
- Short dead time (1-pole): 1.20s
- Short dead time (3-pole): 0.40s
- Long dead time (1-pole): 0.80s
- Long dead time (3-pole): 0.80s
Vì sự cố L1-E được phát ra, thời gian chết cho chu kỳ đầu tiên là 1.2s. Thời gian chết cho
chu kỳ thứ 2 sẽ là 0.8s. Với độ lệch thời gian ta chọn giá trị 100ms.
Ở chu kỳ đầu tiên, một sự cố đơn pha sẽ chỉ gây ra cắt đơn pha. Kiểm tra điều này bằng
cách đặt chế độ đánh giá cho Trip L1 thành “Expected”, cho L2 và L3 thành “Not Expected”.
Hình sau chỉ ra tab Unsuccessful Sequence với cấu hình hoàn chỉnh:

Trang 143 trên 202


Cài đặt cho tab Successful Sequence đã đúng sẵn rồi và cả 2 thí nghiệm được kích hoạt.
Bắt đầu thí nghiệm bằng cách nhấn vào biểu tượng ►
1.3.4 Kết quả thí nghiệm
Các kết quả thí nghiệm sẽ được hiển thị trong bảng của các tab Unsuccessful Sequence
và Successful Sequence:

Trang 144 trên 202


Ví dụ về kết quả trong tab Unsuccessful Sequence

Ví dụ về kết quả trong tab Successful Sequence


Tại giao diện Time Signal View, 2 cursor được đặt sao cho thời gian của lệnh đóng máy cắt
có thể đọc được.

Trang 145 trên 202


Trong trường hợp một chu trình AR không thành công, lệnh đóng máy cắt được kết thúc bởi
một lệnh cắt. Độ dài lớn nhất của lệnh đóng máy cắt chỉ xảy ra trong trường hợp một chu
trình AR thành công. Giá trị đo được 503.5ms đáp ứng tương đối tốt thông số test object
được đặt trước là 0.50s.
Giao diện « Report View »
Với các cài đặt cơ bản, Report View sẽ thể hiện thông tin thông số của test object, giá trị sự
cố, và bảng cho chu trình đóng lặp lại không thành công và thành công.
Nếu muốn đưa Time Signal View vào trong biên bản thí nghiệm, cần phải lựa chọn Long
Form (OCC Long) trong phần “Report Settings”.

Trang 146 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Synchronizer

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 147 trên 202


SYNCHRONIZER
Rơ le kiểm tra đồng bộ được sử dụng ở:
• Kết nối máy phát với hệ thống lưới hoặc với hệ thống nguồn
• Kết nối giữa 2 hệ thống
• Đóng bằng tay
• Biểu diễn kiểm tra đồng bộ.
Rơ le đồng bộ được thiết kế để đo 2 phía về tần số, độ lớn điện áp và góc pha của điện áp,
để an toàn khi có sự kết nối 2 hệ thống không đồng bộ.
Rơ le đồng bộ được sử dụng cả trong hoạt động chuyển mạch của thiết bị lên lạc 2 phần
của hệ thống.

1 Ứng dụng
Khi kết nối máy phát với lưới rơ le đồng bộ phải điều khiển khởi động của máy phát và
chuyển mạch nó lên hệ thống đúng thời điểm. Rơ le thường sử dụng cho 3 nhiệm vụ kiểm
tra: Độ lệch pha, Độ lệch điện áp, Độ lệch tần số

Rơ le gửi tín hiệu đóng tới máy cắt khi tất cả các giá trị nằm trong khoảng thời gian giới
hạn, và duy trì các giá trị một cách rõ ràng trong khoảng thời gian đáp ứng.
Nếu có một vài điều kiện không chuẩn, rơ le đồng bộ sủ dụng lệnh điều chỉnh những gì nó
đã gửi đến bộ khởi động của máy phát để cố gắng đạt được điều kiện chuẩn.
Ở điều kiện khác, khi điều kiện không đáp ứng rơ le cung cấp 1 tín hiệu không chuẩn.

2 Ví dụ
ELIN SYN 3000 Rơ le “ đồng bộ kỹ thuật số”
Trong ví dụ chi tiết này, chỉ 1 pha của hệ thống dây nguồn được sử dụng như tham chiếu.
Pha tham chiếu được ví như pha của máy phát.

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 148 trên 202


Cài đặt cho rơ le
1. SYN đồng bộ cực đại V1max = 110V
2. SYN đồng bộ cực tiểu V1min = 90V
3. Độ lệch điện áp cảm kháng cực đại + dvmax=6V
4. độ lệch điện áp dung kháng cực đại -dvmin = 5V
5. độ lệch tần số cao nhất ngưỡng cao +dfmax = 0,25Hz
6. độ lệch tần số cao nhất ngưỡi thấp -dfmin =0,25 Hz
7. Góc pha chấp nhận được cực đại PHImax =30
8. Bù thời gian chết máy cắt tCB-Comp =100ms
9. Điện áp tương thích kV2 =200ms

2.1 Mô phỏng với bộ CMC

Với kiểu test của rơ le SYN 3000, CMC test mô phỏng môi trường nơi mà rơ le làm việc
Chúng ta sẽ sử dụng CMC 256 dẫu cho CMC 156 cũng có khả năng
Hình 5-3 mô phỏng kết nối máy phát với hệ thống sử dụng CMC 256

• Một trong 3 điện áp đầu ra mô tả ddienj áp ra của lưới. 2 cái cong lại là điện áp pha
của máy phát
• Đầu ra nhị phân 1 sử dụng cho SEL 1 (start and Release) điều khiển tín hiệu của rơ
le. Cho biết nó cố gắng đồng bộ và khi kết thúc
• Đầu vào nhị phân số 4 của CMC 256 hiển thị sự điều khiển tín hiệu điều khiển của rơ
le máy phát dễ dàng tăng, giảm điện áp của nó
• Đầu vào nhị phân 5 hiển thị lện đóng máy cắt từ rơle
• CMC cũng dự phòng nguồn 1 chiều DC ; nó cũng có thể sử dụng làm nguồn cho
rơle

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 149 trên 202


Chú ý:hình 5-3 không cho biết máy tính hoặc laptop đã được kết nối với CMC 256 và chạy
khối test đồng bộ. Để chắc chắn hãy kiểm tra lại dây nối giữa CMC 256 và rơle

2.2 Khởi động đồng bộ


2.3 Cài đặt trên đối tượng thử nghiệm
Cho cấu hình của bạn vào rơ le test, do đó tên hàm phần mềm test object đã được sử
dụng. Mở test object bằng cách vào parameters/ Test object.
Hoặc click Test Object ở thanh công cụ.
Duyệt qua Test Object, truy cập và sửa thông số đối tượng thí nghiệm.
Mô tả chi tiết của Test Object và sự liên quan mật thiết với “XRIO” có thể tìm hoặc hỏi trực
tuyến.
Test Object nhập vào nội dung:
1. Nhập vào phần cài đặt thiết bị rơ le ELIN SYN 3000 thể hiện ở bảng 5-2
Device Settings
Name SYN3000
Manufacturer VA TECH ELIN
Device type Digital Synchronizer
Serial/model number 920212
Number of phases: 3
f nom 50 Hz
V nom 100 V (L-L)

2. Nhập thông số cho rơ le ELIN SYN 3000 như hình 5.4 bảng 5-3

Bảng 5-3
Synchronizing Parameters

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 150 trên 202


System 1
Rotation sense A-B-C
Connected voltages A-B
System 2
Rotation sense A-B-C
Connected voltages A-B
Settings
CB Closing Time 100.0 ms
(from Test Object block "CB
Transformer group Phase shift 0.00°
Start/Release Continuous

3. Đặt thông số cho cửa sổ đồng bộ của rơ le ELIN SYN 3000 như hình 5-5 và bảng 5-
4
Hình 5-5 thể hiện chuẩn của cửa sổ đồng bộ.

Bảng 5-4
Synchronizing Window
| f max | 30 mHz
V> 6V
Phi (  3°
f< -250 mHz
f> 250 mHz
| f min| 30 mHz
V< -5 V
Phi tolerances: Relative 3%
Absolute 0.6°

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 151 trên 202


f tolerances: Relative 3%
Absolute 3 mHz
V tolerances: Relative 3%
Absolute 60 mV
Min Sync Time: Time 1.25 s
Min Sync Time: Tolerance 5%

2.4 Cấu hình phần cứng:


• Cấu hình phần cứng theo sự mô tả mục 5.2.1.
“Emulation with CMC test set “
• Mô tả chi tiết của cấu hình phần cứng có thể tìm thấy ở “concept” mục 4 “setting up
the test Hardware” hoặc hướng dẫn trực tuyến
1) click vào “ Hardware configuration “ hoặc chọn parameters/Harware configuration”
2) trong General chọn kết nối và đặt điện áp “3x300Vrms” Dòng ra không sử dụng
3) Trên “ Analog output “ hình 5-6
Gán "S1 V L1-L2" cho hệ thống 1 pha điện áp A-B và "S2 V L1- L2" cho hệ thống 2 tương
ứng điện ap pha A B
• Kết nối cuối ở rơ le được chỉ rõ trong 3 cột
• Gán đánh dấu chéo vào cột "S1 V L1-L2" và "S2 V L1- L2" được chỉ rõ đầu ra của
CMC 256 đã kêt nối tới hàng kẹp của rơ le
Hinh 5-6

4) Tín hiệu vào nhị phân và tương tự(hình 5.7)


• Điện áp tên hiển thị cho tín hiệu điện áp. Gán “V<”,”V>”,”f<” “f>” và “close cmd”, quy
định đầu ra của CMC 256 với hàng kẹp của rơ le
Hình 5-7

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 152 trên 202


5) Đầu ra nhị phân (hình 5-8) cấu hình output 1 cho SEL 1 điều khiển tín hiệu của rơle

2.5 Kiểm tra dây nối giữa rơ le và CMC


Kiểm tra cẩn thận các dây nối để chắc chắn nó không trái với mục 5.2.1.Kết nối nên phù
hợp với cấu hình phần cứng
1) Xác nhận rằng điện áp đầu vào của RL đã kết nối đúng với đầu ra của CMC theo
cấu hình thể hiện ở 5-6
Đảm bảo rằng điện áp “input” của RL được nối đất đúng như cấu hình của chúng
2) xác nhận tín hiệu nhị phân của RL được kết nối thích hợp với đầu vào nhị phân của CMC
giống như mục 5-7
3) Xác nhận tín hiệu khởi động của RL được kết nối phù hợp với đầu ra của CMC giống
như 5-8

2.6 Định nghĩa thời gian đồng bộ cài đặt


1)Chọn Settings trong Synchronizer
Hình 5-9

2)Đặt đúng giá trị cho SYN 3000:

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 153 trên 202


Cho trước thời gian đồng bộ, thời gian cột đồng bộ, thời gian đồng bộ cực đại và khoảng
thời gian trễ giữa 2 lần test.
Thời gian cực tiểu đồng bộ đã được mặc định ở thời gian cắt của máy cắt.
Với cấu hình như một phần của đối tượng kiểm tra.
Bảng 5.5

Time
Pre-sync 1.000 s
Post-sync 100.0 ms
Max-sync 60.00 s
Delay 200.0 ms
Giá trị cài đặt trong settings tab quyết định thời gian bao lâu sẽ có điểm test riêng.
Nếu đồng bộ được thực hiện giữa 2 hệ thống, Tổng thời gian cho điểm test là:
Đồng bộ:
Thời gian trễ (nếu không có điểm test đầu)
+Thời gian trước đồng bộ

+Thời gian đồng bộ


+Thời gian cột đồng bộ
= thời gian test.

2.7 Ý nghĩa của “Funtion” là áp dụng hàm đóng máy cắt của rơ le đồng bộ. Bạn có thể
sử dụng điểm test riêng biệt hoặc 1 bảng, hoặc điểm test.
Điều quyết định đồng bộ được định nghĩa trong đối tượng kiểm tra và giá trị của điểm test,
khối test đồng bộ tính toán được kỳ vọng bởi trạng thái của rơ le đồng bộ cho quyết định
điểm test.Nếu động thái nhịp nhàng của rơ le đòi hỏi phản hồi nhỏ thì điểm test là mặc định
như “passed” nếu ngược lại điểm test mặc định là “failed”
Điểm test là đầu ra của CMC test được quy định rõ khoảng thời gian, output time được làm
rõ trong settings.
Điều kiện đồng bộ đã được định rõ trong cửa sổ Synchronizing của đối tượng
test.(parameters/ test Object ‘ Synchronizer “) như điện áp với tần số phạm vi kiểm tra.
Yêu cầu cửa sổ SYNCHROZENIZING khi 1 điểm test nằm trong cửa sổ này Synchronizer
đợi lệnh đóng máy cắt của rơ le tới khoảng thời gian đồng bộ maximum.
Khi điểm test nằm ngoài cửa sổ này.Synchronizer đợi lệnh đóng máy cắt không xuất hiện
trong khoảng thời gian đồng bộ maximum.
Mô tả chỉ tiết xin xem “calculation of the nominal response in the funtion tab”
Một vài rơ le đồng bộ chỉ dừng lệnh đóng máy cắt khi nếu điều kiện đồng bộ đã lập trong
thời gian chắc chắn.
Khoảng thời gian đồng bộ minimum này có thể định nghĩa trong “SYN Window”của đối
tượng test. Nó được xác định cả đến tính toán của kỳ vọng phản hồi nhỏ từ rơ le.
Nếu ∆f của điểm test là 0 và dphi là 180o thời gian mong muốn để hoàn thành đồng bộ là vô
hạn bởi vậy không thể xảy ra đồng bộ trong suốt khoảng thời gian maximum
synchronization.
Nếu ∆f nhỏ và ∆φ lớn cỡ gần 180o mong muốn đồng bộ hoàn toàn được quyết định bởi
giá trị hiện tại của ∆f và ∆φ.
Trong trường hợp này điều tất yếu chú ý đến ∆f và ∆φ dung sai đặt trong test Object.
Chi tiết xin tìm trong “ Calculation of the norminal response in the funtion tab’’. Việc chọn
TU trực tiếp hướng dẫn từ Synchronize
Có 3 hướng tìm ra điểm test trong bảng

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 154 trên 202


1) Đặt thông tin vào tương ứng với hộp thoại của ∆V ∆f và ∆φ hoặcV, f, φ hoặc phối hợp
cả 2.
• ∆V ∆f, ∆φ mô tả giá trị thực đầu ra hệ thống 1 (giá trị chuyển đến)và hệ thống 2
• V, f, φ mô tả giá trị thực đầu ra của hệ thống 2
• Relative chắc chắn rằng điểm test đã được bảo quản trong tài liệu test như tỉ lệ
phần trăm tương đối của cửa sổ đồng bộ
2) Vị trí của con trỏ trên biểu đồ đồng bộ click chuột phải ở điểm thu được được bảng
chọn 1 trong những mục cho phép bạn cộng những điểm đó vào bảng test.
3) <Ctrl >+ lelf click cộng 1 điểm vào bảng ngay tức thì.
Biểu đồ đồng bộ nó cho phép bạn chọn cho bảng test điểm test trực tiwwps và sự thay đổi
giá trị biểu đồ. Nó có thể sử dụng để hiển thị hệ thống đường dây trên không trong lựa chọn
điểm test.
Test at: hiển thị điện áp và trạng thái tần số của điểm chọn test.
Add test point: Quy định điểm đã được cộng (vào bảng test)
Zoom in: Cho phép phóng đại để tăng sự chọn lọc của điểm test
Zoom out: thu nhỏ lại
Zoom mode: Chuyển cách phóng đại

Zoom all: Cho phép toàn bộ dV/df hiển thị, nó thu nhỏ bản đồ và tính cả đến những điểm
test đã được định nghĩa.
Show Grid: Hiển thị đánh dấu của trục dV và trục df của mặt phẳng dV, df
Step 1: Định nghĩa hàm test
1) chọn Funtion trong Synchronizer test view
2) Thêm điểm test vào bảng test sử dụng “Quick test” nút “Quick test” ở giá trị dung sai
phù hợp và không phù hợp của giá trị cao hơp thấp hơn ∆V và ∆f
3) Gỡ bỏ điểm test 4 thấp hơn, cao hơn vị trí ∆V (khi ∆f =0) độ lệch được rơ le SYN
3000 mong muốn 1 độ lệch thích hợp để làm việc. Điểm test có thể bị gõ riêng lẻ
hoặc cả nhóm bằng cách chọn hoặc click remove
4) Thêm điểm test 8 vào bên 8 của đường ranh giới ∆f = 0. Nơi 1 trong số cửa sổ và 1
số bên ngoài như hình 5-10 và 5-11

Hình 5-10

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 155 trên 202


Hình 5-11
Step 2 Chạy hàm test
1)Tất cả các điểm test được định nghĩa, bạn chó thể chạy xuyên xuốt chúng trong 1 chuỗi
chọn nút Play.
2) Điểm test đầu ra của thiết bị CMC cho biết chu kỳ thời gian được định rõ trong settings.
(Chuyển tới phần 5.2.6) hình 5-12

Sau đầu ra điện áp thích hợp cho điểm test, điểm test được duyệt (dấu “+” màu xanh lá cây)
điểm test lỗi (dấu “x”màu đỏ)
Ví dụ minh họa:
Điểm test trong cửa sổ đồng bộ. hoàn thành đồng bộ trong thời gian cho phép, nếu rơ le
đang làm việc 1 cách thích hợp
Tương tự thế, điểm test nằm ngoài cửa sổ đồng bộ nếu thời gian vượt quá thời gian đồng
bộ max. Sau khi điện áp đầu ra thích hợp tới rơ le, điểm kiểm tra được chấp nhận.
Thêm vào đó ngoài hành động đánh giá trong bảng test điểm test được đánh giá là đạt (dấu
+ màu xanh) hoặc không đạt (dấu x màu đỏ) trong đồ thị. Hoạt động đánh giá là căn cứ trên
expectation.

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 156 trên 202


3)kiểm tra đồng bộ để hiển thị chọn view/ synchronoscope
4) Khi bạn chọn điểm test duy nhất trong bảng test synchronoscope hiển thị ∆φ ở 2 điểm
khác trong khoảng: Từ khi có lệnh đóng máy cắt đã được đưa ra, đến khi máy cắt đóng
thành công. ∆φ chuyển tới góc pha khác giữa tham chiếu hệ thống và kiểm tra hệ thống.
Cách này bạn được đồ thị của góc pha.
Giữa hệ thống 1 và hệ thống 2, khi máy cắt nhận lệnh đóng (vecto xanh lá cây) và khi kết
thúc thực hiện (véctơ đỏ). Tham chiếu tần số có thể đặt cho hệ thống 1 hoặc hệ thống 2, và
mặc định ở hệ thống 1. Chuyển hệ thống tham chiếu sử dụng manu trong synchronoscope
(right-click)
Khi hệ thống 1 là tham chiếu và f1>f2 sự hoạt động dưới đồng bộ, mũi tên pha khác nhau
quay theo chiều kim đồng hồ

Khi hệ thống 1 là tham chiếu và f1<f2 sự hoạt động trên đồng bộ, mũi tên pha khác nhau
quay theo ngược chiều kim đồng hồ.
Synchronoscope có thể tách riêng tư trạng thái cơ bản, như thanh công cụ ở bất kì màn
hình của bạn.Để làm như vậy click và giữ chuột trái, ở phía trái trên, máy đồng bộ. Nếu bạn
click con trỏ vào góc dưới bên trái synchronoscope có thể giãn đầy màn hình hoặc quay lại
kích cỡ nhỏ hơn.
Bước 3 Định nghĩa “ test report “
Chọn parametter/report. Hộp thoại xuất hiện là nơi xác định phạm vi của report.

2.8 Hiệu chỉnh test.


Mục đích của Adjustment là để sử dụng kiểm tra bộ dẫn động từ rơle đồng bộ tới máy phát,
điều khiển bậc điện áp, tần số. Bạn có thể sử dụng điểm test riêng lẻ hoặc bảng điền điểm
test. Cửa sổ Synchronizing của đói tuợng test (parametters test object, “Synchronizer”
block) xác định rõ tần số và điện áp khu vực kiểm tra và dung sai tương ứng của chúng.
Khi 1 điểm test nằm ngoài dung sai ranh giới của cửa sổ và rơle ra lệnh khởi động.
1) rơle phát ra lệnh thích hợp (V>;V<;f>;f<) đến máy phát vào máy đồng bộ với lưới
tham chiếu là hệ thống 1
2) khối test Synchronizẻ tìm ra những tín hiệu nhị phân và chuyển chúng thành đầu
điện áp ra của hệ thống 2 làm cơ sở định rõ kiểu máy phát. Giá trị ∆V/t và ∆f/t của
kiểu máy phát định rõ giá trị đầu CMC hệ thống 2 như thế nào.
3) Rơle đồng bộ phát ra tín hiệu điều khiển đến khi đầu ra hệ thống 2 đã mang lại trong
cửa sổ đồng bộ.
4) a.nếu có, rơle có thể phát ra lệnh đóng máy cắt và phần mềm Synchronizer cài đặt
kiểu cột động.

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 157 trên 202


b. Nếu không, lệnh đóng máy cắt nhận được trong khoảng thời gian đồng bộ max.
Synchronizer phát ra lệnh nhả.
5) khối test synchronizer đánh giá thời gian đã trôi qua giữa lệnh khởi động và lệnh
đóng máy cắt, nó quan trọng điểm điểm test cho hoặc không cho hành động đánh
giá để biết điện áp, tần số và góc pha.
Khi bắt đầu lệnh phát ra từ rơle
Khi role phát ra lệnh đóng máy cắt
Khi máy cắt đóng thành công
Khi điểm test nằm trong khung đồng bộ và rơle cho khởi động.
1.Khối test Synchronization kiểm tra lại lệnh từ bên ngoài đã được phát
2. a) vì điểm test trong khung đồng bộ, rơle có thể phát ra lệnh đóng máy cắt và khối
test synchronizer đặt kiểu nửa đồng bộ.
3. Synchronizer đánh giá thời gian trôi qua giữa lệnh khởi động và lệnh đóng máy
cắt, nó quan trọng để quyết định điểm test cho hoặc không hành động đánh giá để
biết điện áp, tần số, góc pha
Khi bắt đầu lệnh phát ra từ rơle
Khi role phát ra lệnh đóng máy cắt
Khi máy cắt đóng thành công
Điểm test đưa ra bởi thiết bị test CMC hoặc từng khoảng thời gian rõ ràng được đưa
ra. Thời gian đưa ra được xác định rõ trong setting.
Trong tín hiệu hiển thị bạn có thể quan sát chính xác động thái của tín hiệu nhị
phân cho từng điểm test.
Sep 1 Khái niệm adjustment test
Chú ý: nếu bạn có hàm test trước đây(5.2.7) và bạn muốn cho phép adjustment test
bạn phải:
• Xóa điểm test đã được định nghĩa ở Funtion
• Hoặc mở new test và định nghĩa lại trạng thái thiết bị test và cấu hình phần
cứng(5.2.3)
1. Chọn Adjustment trong tổng quan test “Synchronizer “
2. Thêm điểm test vào bảng, chỉ 4 điểm dự định được định nghĩa để giải thích, nơi 2
trong số chúng nằm trong khung đồng bộ gần ranh giới đồng bộ và 2 ở ngoài.
Như hình 5-15, và 5-16

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 158 trên 202


Hình 5.16
3. Cách đầu tiên được điểm test trong bảng. Đặt thông tin vào riêng từng text box cho ∆V
∆f ∆φ hoặc V,f, φ hoặc sự kết hợp cả 2 thông tin cho điểm test có thể chấp nhận được, click
nút “add”
• Vị trí của chuột trên đồ thị đồng bộ (phải) click chuột phải vào điểm thu được manu
ngữ cảnh. Một trong mục chọn cho phép đặt thêm điểm test vào bảng test.
• <ctrl>+ chuột trái thêm điểm vào bảng ngay tức thì
Bước 2: Chạy Adjustment test
1) số đầy đủ của điểm test đã được định nghĩa bạn có thể chọn “play”
2) Điểm test được đưa ra bởi thiết bị kiểm tra CMC cho từng khoảng thời gian. Output
time được định nghĩa trong setting (5.2.6)
Hình 5.17

Thêm đánh giá vào bảng test điểm test được quyết định đạt (dấu “+” xanh) không đạt
(dấu “x” đỏ) trên đồ thị đánh giá dựa trên expectation

Hình 5.18

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 159 trên 202


Đồ thị đồng bộ bao gồm đồ thị hữu ích, thông tin về những gì xảy ra của điểm
test ngẫu nhiên. Ngoài ra nó cho biết quãng đường của điểm test như thế nào trước khi đạt
được đồng bộ. Điểm test nằm ngoài khung đồng bộ kết quả trong rơle phát ra lệnh thích
hợp để nâng hoặc hạ điện áp và tăng hoặc giảm tần số. Những lệnh này được làm sáng tỏ
kiểu máy phát của synchronizer điều khiển số lượng đầu vào vật lý của hệ thống 2.
Khi rơle đồng bộ làm việc hợp thức điểm test sẽ được rời đến khung đồng bộ đến khi xảy
ra đồng bộ.
Nếu khi xảy ra đồng bộ trong khoảng thời gian cực đại đồng bộ thì điểm test đó thỏa mãn,
ngược lại, nó không thỏa mãn
3) Kiểm tra lại Synchronoscope được thể hiện ở chọn view /synchronoscope Đánh dấu từng
điểm test từ bảng test. Synchronoscope hiển thị ∆φ ở 2 điểm khác nhau tại thời điểm khi mà
lệnh đóng máy cắt được gửi và máy cắt đóng thành công. Hình5.19

Bước 3 Định nghĩa test report chọn parameters/ report hộp thoại xuất hiện ở đó bạn có thể
định nghĩa đựơc phạm vi của report.

2.9 Tạo 1 OCC tài liệu test


Nếu trước đây đã lưu 2 file test của rơle SYN 3000 (eg.SYN 3000- funtion.SNC và
SYN3000.adjustment Có thể áp dụng trong control centre (OCC)document theo thứ tự đẻ
tạo tự động tài liệu kiểm tra thi hành cả 2 test funtion và Adjustment test.
Tạo tài liêu OCC
1) Khởi động control centre với tài liệu rỗng hoặc khuôn mẫu.
2) Click test object hoặc chọn insert (test object) mở hộp thoại cho dữ liệu cụ thể và
thông số cụ thể vào đối tượng thử nghiệm của rơle bạn test.
3) Click vào Hardware configuration hoặc chọn insert/ Hardware configuration mở sự
đối thoại và ghi rõ cấu hình phần cứng như miêu tả phần 5
4) Chọn insert /test module mở dialog cho synchronizer đối tượng test. Quan trọng
chọn “creat from file “ trong hộp thoại chọn tới trực tiếp nơi của file test (e.g.
SYN3000-Function.Snc và SYN3000-adjustment,snc) đã được cất giữ và chọn lấy 1

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 160 trên 202


5) Chọn insert /test module, lại chọn “creat from file “ trong hộp thoại này chọn đường
dẫn trực tiếp đến vị trí file test đó (eg.syn3000-funtion.snc và syn3000-
adjustment.snc) đã được lưu và chọn trong file khác.
6) Ở điểm này bạn có 1 căn bản. Tài liệu test OCC có thể chạy đựoc Test funtion và
adjustment test. Bạn có thể đề nghị theo yêu cầu tới tài liệu OCC test nàyk.

Hướng dẫn sử dụng Rơ le đồng bộ Synchronizer Trang 161 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: Transducer

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 162 trên 202
Transducer Module

Transducer là module để thí nghiệm transducer thông thường và loại đa năng một hoặc 3
pha với đặc tính vận hành đối xứng hoặc không đối xứng.

Hình 1: Giao diện của module thí nghiệm Transducer


Với đầu phát dòng, áp có độ chính xác cao, hợp bộ CMC thích hợp để thí nghiệm các loại
transducer. Tín hiệu đầu ra mức thấp của transducer được đo lường bởi đầu vào DC
analog. Có thể thí nghiệm hiệu chuẩn bằng tay hoặc tự động. Có thể thí nghiệm các loại
transducer sau đây:
- Transducer dòng, áp và tần số
- Transducer công suất tác dụng, biểu kiến, phản kháng (loại 1 pha và 3 pha, hai hoặc ba
phần tử)
- Transducer góc pha và hệ số công suất
- DC transducer (dòng, áp và công suất)
Ví dụ: Thí nghiệm transducer công suất tác dụng
Yêu cầu:
Thí nghiệm một transducer công suất tác dụng. Thí nghiệm tự động cần kiểm tra sự hiệu
chuẩn của transducer ít nhất 20 điểm thí nghiệm cho đa dạng các điều kiện phụ tải thuận
Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 163 trên 202
hoặc nghịch với hệ số công suất đồng nhất. Đặc biệt đồ thị sai số toàn thang phụ thuộc vào
phụ tải cần được thiết lập.

Các cài đặt cho transducer:


- Dòng định mức: 1A
- Điện áp định mức: 110V (L-L)
- Tần số: 50Hz
- Dải đầu vào: -200W.0W.+200W
- Dải đầu ra: -5mA.0mA.+5mA
- Cấp chính xác: 0.5
- Kiểu đấu dây: 3pha/4dây
Giải pháp:
Phần mềm TU cung cấp module chuyên dụng “Transducer” để thí nghiệm trong trường hợp
này. Từng điểm thí nghiệm hiệu chuẩn có thể được định nghĩa. Cũng có thể thí nghiệm tự
động với tất cả các điểm thí nghiệm được thực hiện tự động. Với các transducer đa chức
năng, các chức năng đầu ra của transducer có thể đuợc hiểu chuẩn bằng cách nhúng nhiều
các thí nghiệm vào tài liệu OMICRON Control Center (OCC).

1) Kết nối đấu dây giữa Transducer và CMC


Cần đảm bảo rằng các qui trình vận hành và hướng dẫn thí nghiệm được tuân thủ triệt để
khi thí nghiệm thiết bị đo. Ở ví dụ này transducer cần được đảm bảo thí nghiệm riêng rẽ, ví
dụ nó không được nối với bất kì hệ thống điện nào. Cũng cần đảm bảo một hợp bộ CMC
256 được sử dụng để bơm dòng, áp vào thiết bị thí nghiệm.
1. Nối đầu vào điện áp của transducer với đầu phát áp tương ứng của hợp bộ CMC
Nếu transducer hai phần tử được thí nghiệm, đầu phát điện áp trung tính (VN) của
hợp bộ CMC không được nối với Transducer.
2. Nối cả 3 đầu vào dòng của transducer với đầu phát dòng của hợp bộ CMC. Đảm bảo
dòng đầu ra (output) của transducer, ví dụ đầu ra của CT được nối chung với nhau
và nối với đầu phát dòng trung tính của hợp bộ CMC.
3. Nối đầu ra tương tự của transducer với đầu vào DC analog (dòng và áp) của hợp bộ
CMC.

2) Khởi động OCC


Nhấp chuột vào “New Test Document” trên màn hình OMICRON StartPage để khởi động
OCC.

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 164 trên 202
Hộp thoại cài đặt đối tượng thí nghiệm “Test Object” và cấu hình phần cứng “Hardware
Configuration” sẽ được tự động chèn thêm vào tài liệu OCC mới được tạo ra.

3) Nhập thông số và cài đặt đối tượng thí nghiệm


1. Nhấp đúp chuột vào “Test Object” trên danh sách để thay đổi dữ liệu phù hợp với đối
tượng thí nghiệm
2. Chọn “Function/Add”

Hình 2: Khai báo cài đặt đối tượng thí nghiệm


3. Chọn “Transducer” từ danh sách và nhấn “OK”

Hình 3: Chức năng Add RIO


4. Chọn “Device” và nhấn vào “Edit”

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 165 trên 202
Hình 4: Khai báo thông số “Test object”
5. Nhập thông số tại trang “Device Settings” page

Hình 5: Cài đặt thông số thiết bị


6. Nhấn “OK” để kết thúc quá trình khai báo thông số thiết bị.

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 166 trên 202
7. Nếu giá trị cài đặt Imax ≤ 1.25A, dải Extended Precision của một hợp bộ CMC EP tự
động được kích hoạt.
8. Chọn “Transducer” và nhấn chuột vào “Edit”

Hình 6: Thông số đối tượng thí nghiệm


9. Hộp thoại đặc tính “Transducer properties” hiện ra. Chọn chức năng Transducer function.
Nếu thí nghiệm một transducer đa chức năng có thể chọn nhiều hơn một chức năng từ
bảng chọn lựa. Mỗi đặc tính vận hành riêng rẽ có thể khai báo cho từng chức năng, được
thể hiện riêng ở từng trang.
10. Khai báo cấp chính xác của transducer, transducer là loại một pha hoặc 3 pha, đặc tính
vận hành tuyến tính linear (có thể lựa chọn compound hoặc quadratic), và đặc tính là đối
xứng với giá trị nhỏ nhất.
11. Với từng đặc tính vận hành cần khai báo giá trị đầu vào và đầu ra tương ứng. Trong
trường hợp này đặc tính là đối xứng, chỉ cần khai báo giá trị phần dương của đặc tính:
Giá trị nhỏ nhất: 0W ↔ 0mA
Giá trị lớn nhất: +200W ↔ +5mA
Đặt tính được thể hiện trên hình vẽ.
12. Khai báo tín hiệu đầu ra transducer output (dòng hoặc áp)
13. Khai báo cài đặt bổ sung cho Angle calculations, Full scale error reference, CT starpoint
connection, Setting time

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 167 trên 202
Hình 7: Trang khai báo đặc tính Transducer
14. Nhấn “OK” để đóng hộp thoại “Transducer properties”
15. Nhấn “OK” để đóng hộp thoại “Test Object” và quay trở về OCC.

4) Cấu hình phần cứng


Nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên danh sách để mở cấu hình phần cứng “Hardware
Configuration”

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 168 trên 202
Hình 8: Hardware Configuration - General
1. Chọn loại hợp bộ CMC và nhấn vào “Detail”

Hình 9: Hardware Configuration - Output Configuration Details

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 169 trên 202
2. Chọn điện áp phát ra “3x300V…”
3. Chọn dòng phát ra “3x12.5A…”
4. Sau khi chọn xong nhấn “OK”
5. Chuyển sang tab “Analog Outputs”
6. Đặt kí hiệu cho điện áp, dòng điện tại cột “Display Name”.

Hình 10: Hardware Configutation - Analog Outputs


7. Chuyển sang tab “DC Analog Inputs”

Hình 11: Hardware Configutation - DC Analog Inputs


Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 170 trên 202
8. Kiểm tra xem đầu vào tương tự DC được cấu hình chính xác (ví dụ 20mA)
9. Đầu ra số, đầu vào số, đầu vào tương tự không cần thiết cho thí nghiệm này.
10. Nhấn “OK” để quay về OCC.

5) Thêm vào moule thí nghiệm Transducer


Chọn “Inset/ Test Module” để thêm vào module thí nghiệm. Sau đó chọn test module cần
inserted, trong trường hợp này là “Transducer”.

6) Thực hiện một thí nghiệm hiệu chuẩn bằng tay


1. Chọn “Test/ Static Output” để thực hiện thí nghiệm hiệu chuẩn bằng tay.

Hình 12: Static Output


2. Với mỗi pha xác định điện áp và dòng điện sẽ được bơm vào về cường độ và góc pha.
Điểm thí nghiệm cũng có thể xác định qua công suất (đại lượng đầu vào của transducer).
3. Bật máy phát dòng, áp “ON”
4. Đầu ra Transducer được đo lường online. Sai số toàn thang cũng được tính toán: nếu sai
số thực toàn thang thực tế nhỏ hơn hoặc bằng so với lí thuyết, thí nghiệm đạt (Passed).
5. Đại lượng tương tự có thể chỉnh từng bước bằng tay sử dụng chức năng “Step”
6. Sau khi thí nghiệm kết thúc, đóng “Static Output View”

7) Khai báo thí nghiệm tự động


1. Xác định giá trị đầu vào cho thí nghiệm
2. Nhấn chuột vào “Add”. Danh sách các điểm thí nghiệm được thêm vào sẽ hiển thị trên
danh sách.

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 171 trên 202
Hình 13: Các điểm thí nghiệm được khai báo trên “Test View”
3. Để khai báo thí nghiệm theo chuỗi thứ tự, nhấn chuột vào “Add Multiple…”

Hình 14: Sequence Definition


Khai báo dải giá trị “From” and “To”. Chọn biến số là “Current”. Chọn số lượng điểm thí
nghiệm là 21, tức kết quả sẽ thực hiện theo bước 20W. Nhấn chuột vào “Add to table” để
thêm vào chuỗi giá trị điểm thí nghiệm.

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 172 trên 202
Hình 15: Các điểm thí nghiệm được khai báo trên “Test View”
4. Đóng module thí nghiệm và quay về OCC.

Hình 16: Completed Control Center document

8) Thực hiện thí nghiệm tự động từ OCC.


1. Chọn “Test/ Start All”. Tùy thuộc vào số lượng thí nghiệm được khai báo, thời gian thực
hiện thí nghiệm có thể kéo dài vài phút để hoàn thành.
Lưu ý: Một số module thí nghiệm có thể bao gồm kết quả, những module này sẽ được giữ
lại trong quá trình thí nghiệm tự động. Các module riêng lẻ có thể được loại ra ngoài thí
nghiệm tự động bằng các loại bỏ từ hộp thoại “selection box”.
Chọn “Test/ Clear” để xóa kết quả từ tất cả các module thí nghiệm trong danh sách. Người
dùng sẽ được nhắc nhở lưu trữ kết quả trước khi bị xóa.
2. Cuối cùng biên bản thí nghiệm hoàn thiện được thực hiện trong OCC sẽ như sau:

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 173 trên 202
Hình 17: Completed Control Center document cho tất cả các thí nghiệm với kết quả

9) Lưu thí nghiệm


1. Chọn “File/Save As” để lưu trữ thí nghiệm.
2. Nhập đường dẫn và tên file thí nghiệm sẽ được lưu. Hãy đặt tên file với mô tả đặc trưng
để dễ dàng xác định lại sau này.
3. Nhấn vào “Save”.

Hướng dẫn sử dụng Module thí nghiệm Transducer Trang 174 trên 202
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Module thí nghiệm: GOOSE Configuration

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 175 trên 202
module GOOSE Configuration
GOOSE Configuration module

1. Giới thiệu
Ví dụ này tập trung vào cấu hình tính năng bản tin GOOSE của một hợp bộ thí nghiệm
CMC. Chi tiết về thí nghiệm chức năng bảo vệ không được đề cập. Nhờ vào sự tích hợp
thông minh của các chức năng, phương thức thiết lập cho thí nghiệm bảo vệ không bị ảnh
hưởng bởi cơ chế tín hiệu mới.
Giải thích chi tiết về cấu trúc bên trong của mô hình rơ le tuân theo IEC 61850 và các dịch
vụ liên quan cũng không được đề cập trong tài liệu này. Sau cùng, cần đảm bảo rằng người
thí nghiệm nắm rõ các kiến thức cơ bản về IEC 61850.

2. Các điều khoản: IEC 61850, GSE, and GOOSE


Tiêu chuẩn IEC 61850, tiêu chuẩn quốc tế về mạng và hệ thống truyền thông trong các trạm
biến áp (phiên bản thứ 2 đã mở rộng thành: mạng và hệ thống truyền thông dành cho tự
động hóa trong lĩnh vực điện lực), định nghĩa (theo rất nhiều các mục nhỏ khác) các cơ chế
cho gửi bản tin thời gian thực qua mạng Ethernet. Các điều khoản để thực hiện là GSE
(Các sự kiện chung trong trạm - Generic Substation Event). Có 2 dạng cụ thể của GSE là
GSSE (Các sự kiện trạng thái chung trong trạm - Generic Substation State Event) và
GOOSE (Các sự kiện trạng thái chung hướng đối tượng- Generic Object Oriented State
Event).
Bản tin GOOSE có nội dung cấu hình được (gói dữ liệu GOOSE Dataset) và có thể chứa
đựng mọi dạng dữ liệu tương thích được định nghĩa trong IEC 61850 miễn là nó đóng gói
vào một gói Ethernet đơn.
Module cấu hình GOOSE Configuration giúp cho việc này dễ dàng nhất có thể cho người
sử dụng, và cung cấp cấu hình tự động khi thí nghiệm và chứng minh tính đúng đắn (bằng
tài liệu) của các cài đặt đã thực hiện.

3. Hợp bộ thí nghiệm


Để thí nghiệm với tín hiệu trạng thái nhị phân qua bản tin GOOSE, cần sử dụng một trong
các loại hợp bộ CMC 256-6 (trang bị cổng NET-1x), CMC 256plus, CMC 353, CMC 356
hoặc CMC 850.
Hãy nhớ rằng trong tài liệu này, loại thiết bị đặc thù này được gọi đơn giản là “Hợp bộ
thí nghiệm” (Test Set). Nó cung cấp các tính năng sau:
- Chụp lại bản tin GOOSE từ mạng truyền thông và phản ứng trên các thông tin trạng
thái đặc trưng trong các bản tin.
- Mô phỏng IED bằng cách gửi bản tin GOOSE.
- Cấu hình module phần mềm, được sử dụng để thiết lập việc nhận bản tin GOOSE
và thiết lập mô phỏng IED để gửi bản tin GOOSE. Module này có thể nhúng trong file
OMICRON Control Center để cấu hình lại hợp bộ thí nghiệm trong khi thí nghiệm rơ
le đa chức năng.
OMICRON đã tích hợp các đặc trưng của GOOSE vào hợp bộ thí nghiệm theo cách mà
thông tin trạng thái trong các bản tin trên mạng được liên kết (mapped) tới đầu vào và đầu
ra nhị phận của hợp bộ thí nghiệm. Cùng với 10 BI và 8 BO, vốn được sử dụng bởi hầu hết
các module thí nghiệm của Test Universe, có thể dùng để liên kết GOOSE.
Việc liên kết (mapping) được thực hiện qua module GOOSE Configuration và được giữ nằm
ngoài hoàn toàn các module thí nghiệm khác. Các module thí nghiệm thậm chí không biết

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 176 trên 202
module GOOSE Configuration
nếu BI được kích hoạt bởi tiếp điểm cứng (nối dây bên ngoài) hay trạng thái bit trong bản tin
GOOSE. Cùng cách đó, module thí nghiệm không biết nếu cài đặt một đầu ra nhị phân BO
sẽ gây ra chỉ thị trạng thái trong các bản tin của một IED được mô phỏng.
Theo cách này, tất cả các module thí nghiệm của Test Universe sẽ ngay lập tức khả dụng
để thí nghiệm các IED tuân theo IEC 61850. Cách thức sử dụng các chức năng thí nghiệm
bảo vệ của phần mềm Test Universe được giữ không đổi và do đó không cần mô tả sâu
hơn trong ví dụ này.

4. Về giao thức Internet Protocol (IP)


Giao thức IP không được sử dụng cho gửi/ nhận bản tin thời gian thực qua GOOSE.
Tuy nhiên nó được sử dụng để điều khiển hợp bộ thí nghiệm từ PC. Các cài đặt liên quan
được thực hiện trong tiện ích Association and Configuration có thể truy cập từ OMICRON
Start Page.
Giao thức IP cũng có thể sử dụng cho cài đặt chỉnh định rơ le. Trong trường hợp này,
chương trình cài đặt chỉnh định rơ le có thể truy cập qua Ethernet sử dụng IP.
Hầu hết rơ le sử dụng một giao diện nối tiếp để đặt một địa chỉ IP. Các thiết bị chỉ làm
việc với địa chỉ IP tĩnh. Cài đặt IP của rơ le phải luôn luôn thủ công để phù hợp với cấu hình
mạng mà rơ le được nối tới.

5. Thí nghiệm rơ le bảo vệ với Subscribed GOOSEs


Tín hiệu general trip và start được đọc về (Subscribed) và sử dụng để thí nghiệm chức năng
bảo vệ. Luồng tín hiệu không được thể hiện trong hình dưới đây.

Hình 1: Liên kết GOOSE (mapping) trong rơ le và hợp bộ thí nghiệm


IED chứa đựng (trong số các logical device khác) một logical device “PROT”, được sử dụng
như một ngăn chứa tất cả chức năng bảo vệ con liên quan khác (nút logic - logical nodes).
Một trong các logical node này “PTRC1” thuộc loại “PTRC” (bảo vệ cắt có điều kiện -
Protection Trip Conditioning), vốn chứa thông tin general trip và start.
Các dữ liệu này được liên kết (mapped) trong rơ le vào gói dữ liệu (dataset) và được gửi đi
với published các bản tin GOOSE.
Hợp bộ thí nghiệm sẽ đọc (subsribes) các bản tin GOOSE này và liên kết (map) các phần
dữ liệu từ gói dữ liệu (dataset) nhận được tới đầu vào BI của hợp bộ thí nghiệm. Điều này
Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 177 trên 202
module GOOSE Configuration
được thực hiện bởi module GOOSE Configuration. Tất cả các xử lý về sau của các module
phần mềm thí nghiệm bảo vệ trong Test Universe sẽ tham chiếu đến các BI được liên kết
(mapped) này.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 178 trên 202
module GOOSE Configuration
6. Cách thức cấu hình một GOOSE Configuration

Hình 2: Quy trình cấu hình hợp bộ thí nghiệm


Hình 2 chỉ ra quy trình với 4 phương thức cơ bản để cấu hình hợp bộ thí nghiệm:
- Sử dụng SCL file từ quá trình cấu hình (cấu hình hệ thống system configurator)
- Sử dụng SCL file tạo ra từ mô tả bản thân IED
- Quét bản tin GOOSE trực truyến (Online GOOSE sniffing)
- Cấu hình thủ công từ subscription
Bốn phương thức được mô tả chi tiết dưới đây:
(1) Sử dụng SCL File từ quá trình cấu hình
Phương pháp này cần đảm bảo có một file SCL. Điển hình là một file SCL được tạo ra từ
công cụ cấu hình hệ thống (System Configuration Tool) từ quá trình cấu hình. Một cách
khác để có được một file SCL được giải thích dưới đây (xem phương pháp (2)).
(1a) Nhập (Importing) SCL File
Khởi động module GOOSE Configuration và import SCL-file bằng cách chọn File/ Import
Configuration. SCL-file sẽ được phân tích cấu trúc và các định nghĩa được chứa đựng trong
GOOSE được thể hiện trong hộp thoại tiếp theo. Bản tin GOOSE có thể lựa chọn riêng rẽ
cho đọc (subscription), mô phỏng (simulation) hoặc cả hai.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 179 trên 202
module GOOSE Configuration
Hình 3: Importing SCL

Bằng cách này, tất cả các cấu hình GOOSE từ SCL-file sẽ được đưa vào module GOOSE
Configuration mà không phải đánh máy.
(1b) Liên kết (Mapping) thuộc tính dữ liệu (Data Attributes)
Sau khi SCL file đã được nhập, các bản tin GOOSE cần được liên kết (mapped) tới đầu vào
nhị phân BI của hợp bộ thí nghiệm. Do đó, lựa chọn đầu vào BI cần được liên kết và di
chuyển một mục dữ liệu từ GOOSE nhận được bằng cách kéo - thả tới đầu vào này. Lặp lại
cho tới khi tất cả các liên kết đều được thiết lập.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 180 trên 202
module GOOSE Configuration
Hình 4: Liên kết dữ liệu từ GOOSE tới BI của hợp bộ thí nghiệm

Hợp bộ thí nghiệm có 10 BI vật lý và tới 360 đầu vào ảo để liên kết. Dữ liệu được liên kết có
thể đến từ 128 subscribed GOOSEs.
(1c) Ghép (Applying) cấu hình vào hợp bộ thí nghiệm
Bằng cách nhấn nút ►Apply Configuration, cấu hình GOOSE được truyền vào hợp bộ.
Thanh trạng thái hiển thị quá trình xử lý cấu hình. “Test State” hiển thị nếu cấu hình mới có
thể ghép thành công.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 181 trên 202
module GOOSE Configuration
(2) Tạo ra một SCL File
Phương pháp này hữu ích nếu không có sẵn SCL file từ quá trình cấu hình.
Để tạo ra một SCL file của IED, sử dụng công cụ phần mềm OMICRON IEDScout.
Đầu tiên, IED được thí nghiệm cần phải được định nghĩa trong IEDScout, thực hiện bằng
cách tạo ra một server mới trong phần cấu hình. Trong phần lớn trường hợp, địa chỉ IP là
đủ để định nghĩa server.

Hình 5: Định nghĩa một server mới


Bước tiếp theo là nhìn vào bên trong IED bằng cách lựa chọn chức năng “Discover” trong
cửa sổ chính của IEDScout và nối với server (Thông tin chi tiết hơn về truy cập IED và lưu
file SCL có thể tham khảo trong file ví dụ IEDScout).

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 182 trên 202
module GOOSE Configuration
Hình 6: Nhìn vào (Discovering) rơ le bảo vệ (server)
Bây giờ, IEDScout đọc các mô tả bên trong của IED được kết nối. Dữ liệu này có thể được
lưu lại với định dạng SCL bằng cách lựa chọn File  “Save SCL…”

Hình 7: Lưu lại một SCL file


SCL file có được bằng cách này, sau đó có thể sử dụng như mô tả trong phần (1)

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 183 trên 202
module GOOSE Configuration
(3) Quét bản tin GOOSE trực truyến (Online GOOSE sniffing)
Phương pháp này cung cấp thông tin cho module GOOSE Configuration mà không sử dụng
đến SLC file. Vẫn cần sử dụng đến phần mềm IEDScout.
Đầu tiên mở giao diện IEDScout và GOOSE Configuration module.
Trong cửa sổ IEDScout, mở “Subsriptions” và lựa chọn chức năng “Sniffer”.
Các bản tin GOOSE ghi nhận được trong quá trình quét bởi IEDSCout có thể được chuyển
vào GOOSE Configuration module bằng thao tác Kéo-Thả (Drag & Drop) hoặc sao chép
(Copy & Paste).

Hình 8: Sao chép thông tin GOOSE vào GOOSE Configuration module.
Khi truyền thông tin GOOSE từ IEDScout, chỉ có thông tin loại dữ liệu được chuyển vào
GOOSE Configuration module. Các thông tin về ý nghĩa (ngữ nghĩa) hiện thời của dữ liệu
(Start, Trip…) không được cung cấp khi sử dụng phương pháp này. Để lấy các thông tin
này, xem phần “Determining the GOOSE Details” đề cập ở phần sau.
Cấu hình của hợp bộ thí nghiệm có thể tiếp tục với “(1b) Liên kết thuộc tính dữ liệu”.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 184 trên 202
module GOOSE Configuration
(4) Cấu hình thủ công từ Subscription
Đây là phương pháp cơ bản nhất. Trong GOOSE Configuration module, thêm vào (Add)
một khối GOOSE và nhập thủ công các thông số (GOOSE control block reference, GOOSE
ID, Application ID, Multicast MAC address). Đặt cờ mô phỏng (Simulation Flag) theo mục
đích sử dụng, nếu cần.

Hình 9: Chỉ rõ các thông số GOOSE để subscription


Tất cả các mục phải đặt chính xác, mọi nhầm lẫn do đánh máy sẽ dẫn đến subscription
không chính xác.
Khi liên kết (mapping), cần có gói dữ liệu với các thuộc tính. Để liên kết chính xác các mục
dữ liệu với đầu vào nhị phân BI, nội dung của gói dữ liệu GOOSE cần được chỉ rõ. Điều này
thực hiện bằng cách thêm các thuộc tính (attributes) vào gói dữ liệu (dataset).
Mở rộng GOOSE, chọn “Dataset” và nhấn nút “Adds a Data Attribute” +DA
Bằng việc thêm vào các thuộc tính, gói dữ liệu (dataset) được gắn các thông tin. Cấu trúc
của gói dữ liệu (dataset) phải chính xác tương tự như gửi đi từ rơ le (xem Hình 10). Ngay
cả các mục vốn không chủ ý để liên kết (mapped) cũng cần được chỉ rõ, vì hợp bộ thí
nghiệm cần các nhãn này để tìm ra vị trí chính xác của các giá trị khác.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 185 trên 202
module GOOSE Configuration
Tên thuộc tính được mô tả hoàn toàn và không cần phù hợp với đối tượng tham chiếu của
thuộc tính chính xác để subscription hợp lệ.
Để dễ dàng cấu hình xâu bit (bit strings) cho đặc tính dữ liệu, độ dài mặc định của kiểu
BitString là 13.

Hình 10: Định rõ gói dữ liệu


Kiểu Bit kép (DoubleBit)
Kiểu Bit kép (DoubleBit) là một dạng đặc biệt của xâu Bit (BitString) [2].
Kiểu BitString [2] được sử dụng điển hình cho trạng thái chỉ thị hoặc trạng thái đóng cắt…
Trong khi các bit của BitString phải được liên kết (mapped) và xử lý riêng rẽ, Bit kép
(DoubleBit) cung cấp một cách xử lý đơn giản dữ liệu trong phần lớn trường hợp, vì nó có
thể được liên kết (mapped) tới một đầu vào/ ra nhị phân (BI/BO) một cách tổng thể.
Do BitString [2] có thể chứa đựng nhiều thông tin hơn (4) so với một BI/BO có thể thể hiện,
một liên kết đặc biệt được thực hiện.
Đầu vào nhị phân (BI):
Một giá trị DoubleBit [01] sẽ đặt BI ở trạng thái không kích hoạt
Một giá trị DoubleBit [10] sẽ đặt BI ở trạng thái kích hoạt
Các giá trị DoubleBit [00] và [11] không thay đổi trạng thái của BI
Đầu ra nhị phân (BO):
Một đầu ra không được kích hoạt đặt DoubleBit tới giá trị [ 01]
Một đầu ra kích hoạt đặt DoubleBit tới giá trị [10]
Các giá trị DoubleBit [00] và [11] không được sử dụng.
GOOSE Configuration module sử dụng DoubleBit một cách mặc định khi BitString [2]
được tìm thấy trong gói dữ liệu (dataset). Nếu các bit được truy cập riêng rẽ (ví dụ:
tạo một liên kết thẳng tới tiếp điểm trạng thái máy cắt 52A/52B), DoubleBit có thể được thay
thế bằng một BitString [2] (xóa một DoubleBit và tạo ra một BitString ở cùng vị trí).
Integer và Unsigned Data Attributes

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 186 trên 202
module GOOSE Configuration
Giá trị chứa trong Integer và Unsigned DA (Data Attributes) được so sánh với gói giá trị
trong đặc tính “Value” của liên kết.
Đầu vào nhị phân (BI):
Nếu giá trị phù hợp, BI sẽ được kích hoạt
Nếu giá trị không phù hợp, BI sẽ không được kích hoạt
Đầu ra nhị phân (BO):
Khi BO được kích hoạt, gói “Value” (giá trị) được truyền trong DA
Khi BO không được kích hoạt, “Complemented Value” được truyền trong DA
“Complemented Value” được tính toán bởi đảo bit phức hợp giá trị 32 bit
Cấu hình hợp bộ thí nghiệm có thể tiếp tục với '(1b) Mapping the Data Attributes'.
7. Xác định chi tiết bản tin GOOSE (Determining the GOOSE Details)
Để cài đặt subscriptions (đọc bản tin về), số lượng các thông số GOOSE và cấu trúc chính
xác của gói dữ liệu cần phải biết rõ. Khi sử dụng SCL file, tất các thông tin đều đã được
cung cấp sẵn.
Khi sử dụng quét (sniffing) bản tin GOOSE hoặc cấu hình thủ công, một vài chi tiết cần phải
tìm riêng rẽ.
Để tìm các chi tiết này, nhiều tùy chọn khác nhau được chỉ ra dưới đây.
Tùy chọn đầu tiên được thể hiện là bản chụp dữ liệu trực tuyến (online) từ thông tin GOOSE
hiện tại gửi ra từ rơ le đã được cấu hình.
Một cách là sử dụng OMICRON IEDScout, để chỉ ra trạng thái hiện tại của một bản tin
GOOSE nhận được. Các thông số GOOSE liên quan và nội dung hiện tại của gói dữ liệu
(dataset) được giám sát, như được chỉ ra trong hình chụp màn hình dưới đây:

Hình 10: Hiển thị bản tin GOOSE được giám sát

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 187 trên 202
module GOOSE Configuration
Trường “Data” thể hiện các nội dung của gói dữ liệu (dataset). Ngạc nhiên là, chất lượng
thông tin (bit strings [0000000000000]) đến trước các giá trị liên quan đến trạng thái
(booleans). Hiển nhiên là thứ tự lần kèm theo không được chứa trong các gói dữ liệu
(dataset).
Với giá trị lỗi xác nhận với rơ le và quan sát các kết quả thay đổi của giá trị trạng thái, có thể
xác định rằng giá trị trạng thái đầu tiên là thông tin cắt (trip) và thứ hai là thông tin khởi động
(start).
Các thông tin cần thiết khác cho đọc về (subscription), có thể lấy được từ hiển thị giám sát
là:
- Tham chiếu khối điều khiển GOOSE (GOOSE control block reference - GoCBRef),
- Địa chỉ multicast MAC address (DstMac)
- GOOSE ID (GoID)
- GOOSE Application ID (AppID)
- Tham chiếu gói dữ liệu (dataset reference - DatSet)
Với quét (sniffing) GOOSE đơn giản, không có thông tin chi tiết hơn về các mục trong gói
dữ liệu (dataset).
Một tùy chọn khác là lấy thông tin GOOSE từ mô tả của bản thân rơ le hoặc file cấu hình rơ
le. Với phần mềm OMICRON IEDScout, cả hai phương pháp thực hiện tương tự. Trong
trường hợp này file mô tả cấu hình hệ thống (System Configuration Description - SCD file)
được tải, vốn được tạo ra bởi phần mềm cấu hình hệ thống IED và lựa chọn “IED_0004”.

Hình 12: Thiết bị logic (Logical Devices) và nút logic (Logical Nodes) của rơ le
Khi sử dụng mô tả bản thân bằng chức năng « Discover », màn hình sẽ trông tương tự, chỉ
có đường dẫn đến filename được thay bằng tên rơ le được cấu hình (server).
Các khối điều khiển GOOSE liên quan chứa thông tin yêu cầu nằm trong nút logic 0 (logical
node zero - LLN0) của thiết bị logic (logical device) cho chức năng bảo vệ « PROT ».

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 188 trên 202
module GOOSE Configuration
Hình 13: GOOSE control block trong LLN0 của thiết bị logic (logical device) PROT.
Đối tượng tham chiếu (object reference) của khối điều khiển GOOSE (control block), được
yêu cầu cho cấu hình trong GOOSE module, có thể dễ dàng suy ra bằng cách ghép nối tên
đối tượng (object names). Trong trường hợp này, suy ra:
"IED_0004PROT/LLN0$GO$Control_DataSet1".
Chi tiết hơn (và các chức năng bổ sung, vốn không được sử dụng ở đây) có thể tìm thấy
trong hộp thoại dành riêng cho các khối điều khiển GOOSE control blocks và gói dữ liệu
(datasets) như thể hiện bên dưới đây. Lưu ý rằng dấu phân cách “$” thường được nhìn thấy
trong ngữ cảnh này, trong khi một dấu chấm “.” được kì vọng dành cho cú pháp của IEC
61850. Kí hiệu “$” là dấu phân cách trong các bản tin xuất hiện trên mạng, và dữ liệu được
hiển thị như khi chúng được phát đi bởi giao thức.

Hình 14: Giao diện chi tiết của GOOSE control block and Dataset
Điểm ghi nhớ khi sử dụng trình duyệt là giao diện gói dữ liệu nằm bên phải của Hình 14. Ý
nghĩa đầy đủ của các mục trong gói dữ liệu là được đưa ra rõ ràng, không phải đoán và thử
với pick-up và trip để nhận biết các mục là cần thiết.
Từ thông tin được phát, sử dụng mô tả bản thân hoặc cấu hình dữ liệu là phương pháp
thích hợp, ngay cả nếu nó có thể được áp dụng không thường xuyên bằng chụp lưu lượng
hiện tại từ mạng. Mặt khác, thực hiện từ các file cấu hình cho phép chuẩn bị offline toàn
diện các cấu hình GOOSE.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 189 trên 202
module GOOSE Configuration
8. Thực hiện các thí nghiệm
Từ giao diện của module thí nghiệm, các đầu vào nhị phân BI được cấu hình trong phần
cấu hình phần cứng hợp bộ và ứng dụng để thí nghiệm như bình thường.
Sử dụng Quick CMC, liên kết (mapping) của các tín hiệu nhị phân có thể kiểm tra dễ dàng.
Đưa một dòng rất không cân bằng vào rơ le, một lệnh cắt so lệch có thể được tạo ra. Đầu
vào nhị phân BI 1 được kích hoạt bằng tín hiệu cắt bảo vệ so lệch và đầu vào nhị phân BI 2
được kích hoạt khi tiếp điểm đầu vào bị ngắn mạch tại rơ le. Chỉ thị đầu vào nhị phân thể
hiện trạng thái nhận được.

Hình 15: Giao diện người dùng module Quick CMC


Tất nhiên, các module thí nghiệm phức tạp hơn như Advance Distance, … có thể được sử
dụng tương tự.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 190 trên 202
module GOOSE Configuration
9. Gửi trạng thái đầu ra nhị phân BO bằng GOOSE
Hợp bộ thí nghiệm cũng có thể mô phỏng các IED và gửi các bản tin GOOSE trên mạng.
Các giá trị trong gói dữ liệu GOOSE được điều khiển bằng cách liên kết các đầu ra BO với
chúng.
Để minh họa cách thức mô phỏng tính năng IED, tiếp điểm 52A và 52B của máy cắt (CB)
mô phỏng được gửi ra qua bản tin GOOSE. Để biết cách cài đặt mô phỏng CB trên hợp bộ
thí nghiệm, tham khảo tài liệu liên quan đến phần này.
Hai đầu ra nhị phân BO được liên kết (mapped) tới các bit riêng rẽ bằng 2 bit trong bit
string. Các kiểu dữ liệu được sử dụng thường xuyên trong IEC 61850, ví dụ trong nút logic
(logical node) cho máy cắt (XCBR) với giá trị trạng thái (stVal) của vị trị CB (Pos).

Hình 16: Liên kết tiếp điểm phụ CB của mô phỏng CB tới giá trị trạng thái 2 bit trong
GOOSE.
Hợp bộ thí nghiệm cung cấp 8 đầu ra nhị phân BO (4 tiếp điểm đầu ra và 4 tiếp điểm
transistor) và tới 360 đầu ra ảo cho liên kết (mapping). Dữ liệu được liên kết có thể đưa vào
128 GOOSE được mô phỏng.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 191 trên 202
module GOOSE Configuration
10. Cấu hình của mô phỏng
Một lần nữa, các thông số GOOSE và gói dữ liệu GOOSE phải được cấu hình đầu tiên. Để
gửi bản tin GOOSE, cần nhiều hơn một vài thông số so với đọc về (subscription) cần được
chỉ ra. Một số trường giữ như mặc định. Nếu file SCL hiện hữu chứa một “CB GOOSE”, nó
có thể được dùng để mô phỏng (quá trình như mô tả trong phương pháp (1) “Sử dụng SCL
file”).
Trong một trạm biến áp thực, các thiết bị chỉ được chuẩn bị để nhận GOOSE từ các thiết bị
vốn là các phần của cấu hình trạm biến áp. Trong trường hợp này, hợp bộ thí nghiệm sẽ
mô phỏng một thiết bị là một phần của trạm biến áp. Các thiết bị nhận bản tin khác sẽ không
được cấu hình lại và sẽ nhận cùng bản tin “GOOSE”, lần này được phát ra từ hợp bộ thí
nghiệm.
Khởi động GOOSE Configuration module, chuyển sang tab “Simulation” để cấu hình các
đầu ra. Trong ví dụ này, chúng ta mô phỏng một thiết bị (‘TestSet’) với một logical device
(‘CB’) để ghép với một GOOSE control reference hợp lệ. Các cài đặt trong Hình 17 dưới
đây gợi ý rằng có một thiết bị “TestSet” với một logical device “CB”, chứa một logical node
XCBR1.

Hình 17: Các thông số của bản tin GOOSE được mô phỏng
Gói dữ liệu chứa một bit string đơn giản với 2 bit, thể hiện giá trị trạng thái (tiếp điểm phụ
52a và 52b) của máy cắt.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 192 trên 202
module GOOSE Configuration
Hình 18: Gói dữ liệu với bit string cho trạng thái 52a và 52b
Mô phỏng CB được cấu hình để hoạt động 2 đầu ra transistor đầu tiên (BO 5 và 6) với các
tín hiệu 52a và 52b.
Sau khi cài đặt GOOSE và gói dữ liệu (dataset), các đầu ra này có thể được liên kết
(mapped) tới các bit của bit string.

Hình 19: Liên kết (mapping) tiếp điểm phụ CB với gói dữ liệu GOOSE
Bằng cách nhấn nút ►, cấu hình GOOSE được truyền vào hợp bộ thí nghiệm. Thanh trạng
thái chỉ thị quá trình cấu hình. “Test State” (trạng thái thí nghiệm) chỉ ra nếu một cấu hình
mới được đưa vào thành công.
Bằng cách kích hoạt BO 5 và 6 từ tính năng mô phỏng CB, trạng thái của tiếp điểm phụ CB
sẽ được phản ánh trong bản tin GOOSE gửi đi từ hợp bộ thí nghiệm. Bằng cách tương tự,
các BO khác có thể được sử dụng để thực hiện các phần dữ liệu khác trong gói dữ liệu của
bản tin GOOSE được mô phỏng.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 193 trên 202
module GOOSE Configuration
Cuối cùng, hình sau đây thể hiện cách thức các liên kết (mapping) cho đọc về
(subscriptions) và mô phỏng (simulations) được phản ánh cùng nhau trong giao diện báo
cáo (report view) của module GOOSE.

Hình 20: Subscriptions và Simulations trong giao diện Report View


Bằng cách thay đổi các cài đặt báo cáo của module thí nghiệm, các thông tin thậm chí chi
tiết hơn về thông số GOOSE và gói dữ liệu (datasets) có thể được hiển thị.

Thí nghiệm rơ le IEC 61850 với hợp bộ CMC và Trang 194 trên 202
module GOOSE Configuration
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Hướng dẫn lấy Log file và Hardware Check

Quản lý License hợp bộ CMC Trang 195 trên 202


Hướng dẫn lấy logfile cho CMCx sử dụng Test Universe 3.00

1. Mở giao diện Start Page của TU 3.00 và nhấp chuột vào Diagnosis & Calibration…/
Logfile

2. Ở cửa sổ CM Engine Log Viewer, chọn Edit/ Logging On (Debug)

Quản lý License hợp bộ CMC Trang 196 trên 202


3. Trở lại Start Page của TU 3.00, mở một module thí nghiệm bất kì, chẳng hạn Quick
CMC
4. Ngay khi module Quick CMC khởi động thành công, đóng module này lại.
5. Trở lại cửa sổ CM Engine Log Viewer, chọn File/Save As…, đặt tên file, lưu lại dưới
dạng file *.log và gửi cho chúng tôi.

Quản lý License hợp bộ CMC Trang 197 trên 202


Hướng dẫn lấy Hardware Check cho CMCx sử dụng Test Universe 3.00

1. Mở giao diện Start Page của TU 3.00 và nhấp chuột vào Hardware Check

2. Tại cửa sổ hwcheck, chọn File/Save As…, đặt tên file, lưu lại dưới dạng file *.txt và
gửi cho chúng tôi.

Quản lý License hợp bộ CMC Trang 198 trên 202


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM OMICRON TEST UNIVERSE 3.00
Quản lý License hợp bộ CMC

Quản lý License hợp bộ CMC Trang 199 trên 202


License Manager

1. Giới thiệu về license hợp bộ CMC


Mỗi hợp bộ CMC sẽ có 1 file license bản quyền (omicron.lic) với thông tin về các module
phần mềm có thể khai thác trên hợp bộ. File này nằm trong đĩa DVD phần mềm Test
Universe (TU) đi theo máy, và được tự động kích hoạt để cài các module tương ứng khi
chạy Setup phần mềm. Chỉ những module nào có trong license thì mới được cài trên máy
tính! Hãy lưu bộ cài, đặc biệt là file license gốc (1) này lại, vì bạn sẽ cần dùng đến nó khi
cập nhật lên TU version cao hơn.

Hình 1: Bộ cài phần mềm Test Universe với file license


Nếu bạn có 1 file license mới cho hợp bộ thí nghiệm (có thể là license nâng cấp hoặc
license dùng thử, có thêm các module mới so với license cũ), bạn cần copy license này vào
bộ cài và chạy Setup lại phần mềm TU. Lí do là khi cài TU với license cũ, các module bổ
sung này không được cài sẵn trên máy tính!

2. Cập nhật (Update) phần mềm điều khiển TU nên phiên bản (version) mới
Theo thời gian, OMICRON sẽ phát hành các phiên bản phần mềm mới của Test Universe.
Bạn có thể download phiên bản mới này từ website của OMICRON, hoặc liên hệ với nhà
phân phối tại Việt Nam để có đĩa DVD Update này. Tất cả các đĩa Update đều giống nhau
nhưng chưa có file license, bạn cần copy dữ liệu trên đĩa này lưu vào 1 thư mục trên máy
tính, sau đó copy license gốc (1) vào cùng thư mục này. Khi đó bạn sẽ có 1 bộ cài giống
như Hình 1  tiến hành chạy Setup TU bình thường.
Quản lý License hợp bộ CMC Trang 200 trên 202
3. License Manager
OMICRON cung cấp 1 tiện ích/ công cụ để theo dõi và quản lý license của hợp bộ CMC trên
máy tính. Để mở giao diện License Manager, bạn hãy mở giao diện phần mềm TU và nhấp
chuột vào License Manager:

Hình 2: Tiện ích License Manager tích hợp trong phần mềm Test Universe

Trên giao diện OMICRON License Manager có thể quan sát thấy đường dẫn thư mục chứa
Master License File:

Hình 3: Giao diện OMICRON License Manager


Master License File này có thể chứa thông tin license của 1 hợp bộ CMC (trong trường hợp
bạn chỉ sử dụng 1 bộ CMC) hoặc nhiều hơn (trong trường hợp bạn sử dụng từ 2 hợp bộ
CMC trở lên). Khi nhấp chuột vào 1 hợp bộ sẽ hiện lên các module phần mềm bản quyền
có thể sử dụng với hợp bộ đó (ở hình dưới đây là minh họa cho hợp bộ CMC 256plus S/N:
JJ333B):

Quản lý License hợp bộ CMC Trang 201 trên 202


Hình 4: Thông tin về license các module phần mềm của một hợp bộ CMC

Để thêm 1 license của một hợp bộ vào Master License file, hãy nhấn Browse… và chỉ
đường dẫn đến file này, nhấn nút Search  file license này sẽ hiện lên ở phần Path. Nhấn
vào nút Merge để nhập file này vào Master License file:

Hình 5: Merge 1 license file vào Master License file

Lưu ý:
- Hãy lưu Master License file này lại, bạn sẽ cần đến nó khi cập nhật lên TU version cao
hơn, hoặc chuyển sang cài phần mềm TU trên máy tính khác.
- Cần chạy Setup lại phần mềm TU nếu license hợp bộ CMC mới chứa nhiều module phần
mềm hơn license hợp bộ CMC cũ. Ví dụ bộ CMC thứ nhất có license của module
Overcurrent nhưng không có Distance, bộ CMC thứ 2 có license của cả Overcurrent và
Distance. Khi đó sau khi Merger file license của bộ CMC thứ 2 vào Master License file, cần
copy file Master License file này vào bộ cài (Hình 1), rồi chạy Setup lại TU - có như vậy
module Distance mới được cài bổ sung vào máy tính.

Quản lý License hợp bộ CMC Trang 202 trên 202

You might also like