Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

LEC3: ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ XƯƠNG KHỚP

ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN

Tên bài học: ĐẠI CƯƠNG HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP


ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN
Mã bài giảng: LEC3.S1.5
Đối tượng học tập: Bác sỹ Y khoa năm thứ nhất, module S1.5
Thời lượng giảng: 02 tiết (100 phút)
Giảng viên:
ThS. Phan Văn Hậu – Bộ môn Giải phẫu – Trường Đại học Y Hà Nội.
ThS. Phạm Duy Đức – Bộ môn Giải phẫu – Trường Đại học Y Hà Nội.

Mục tiêu học tập:


Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Trình bày được số lượng và phân chia bộ xương, mô tả được các đặc điểm
cấu tạo cơ bản và phân loại các xương theo hình thể ngoài.
2. Kể tên được các loại khớp phân loại dựa trển cấu tạo và mức độ hoạt động,
mô tả được cấu tạo cơ bản khớp hoạt dịch.
3. Mô tả được các đặc điểm cơ bản về các loại mô cơ, cấu trúc và phân loại cơ
xương.
4. Trình bày được những đặc điểm giải phẫu cơ bản của tim, các mạch máu và
hệ bạch huyết.
5. Mô tả được các các vòng tuần hoàn và kể tên được các mạch máu lớn của cơ
thể tương ứng với các vòng tuần hoàn.
6. Nêu được một số áp dụng lâm sàng có liên quan.
Nội dung chủ yếu
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ XƯƠNG KHỚP
1. Đại cương về hệ xương
1.1 Số lượng và phân chia
1.2 Cấu tạo
1.3 Phân loại xương theo hình thể ngoài

1
2. Đại cương về hệ khớp
2.1 Phân loại các khớp
2.2 Cấu tạo của khớp hoạt dịch
3. Đại cương về hệ cơ
3.1. Phân loại cơ và chức năng:
3.2. Mô cơ xương
3.2.1 Cấu trúc của cơ xương
3.2.1.1 Bụng cơ
3.2.1.2 Gân cơ
3.2.1.3 Các cấu trúc liên quan
3.2.2 Các loại cơ và cách gọi tên cơ
3.3. Mô cơ tim
3.4. Mô cơ trơn
3.4. Mô cơ tim
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN
4. Tim
5. Các loại mạch máu
5.1. Các loại mạch máu
5.2. Cấu tạo của các loại mạch máu
5.2.1. Cấu tạo chung của thành mạch máu
5.2.2. Đặc điểm cấu tạo từng loại mạch máu
6. Hệ bạch huyết
6.1. Các mạch bạch huyết
6.1.1. Đại cương
6.1.2. Các thân bạch huyết, ống bạch huyết
5.3. Các hạch bạch huyết
5.4. Các mô bạch huyết khác
7. Các vòng tuần hoàn chính
7.1. Vòng tuần hoàn hệ thống
7.1.1. Các mạch máu lớn của tuần hoàn hệ thống và sự cấp máu ở ngực-bụng
7.1.2. Các mạch máu ở đầu-cổ

2
7.1.3. Các mạch máu ở các chi
7.2. Vòng tuần hoàn phổi
7.3. Tuần hoàn thai
Tình huống minh hoạ bài hệ cơ xương khớp
Case 1: Bệnh nhân nữ 52 tuổi, sau tai nạn trượt chân ngã chống BÀN TAY PHẢI xuống
nền cứng. Anh (chị) hãy:
o Xác định vị trí tổn thương?
o Kể tên các xương có thể gẫy?
Case 2: Bệnh nhân nam 18 tuổi, bị tai nạn bạo lực người khác chém vào MẶT SAU
1/3 GIỮA CẲNG TAY PHẢI. Anh chị hãy cho biết cấu trúc cơ xương nào bị tổn
thương?
Case 3: Sau một tai nạn giao thông tự ngã xe máy, nam thanh niên 25 tuổi thấy sưng
đau vùng khuỷu trái. Anh (chị) hãy :
o Xác định xương nào có thể gẫy?
o Xác định loại khớp nào có thể tổn thương?
Case 4: Bệnh nhân nam 30 tuổi bị tai nạn ngã giáo cao 5m, sau tai nạn đau vùng cột
sống thắt lưng và liệt 2 chi dưới không hoàn toàn. Anh chị hãy cho biết bộ xương nào
bị tổn thương? Loại xương nào bị tổn thương?
Case 5: Một bệnh nam 25 tuổi bị tai nạn giao thông tự ngã xe đạp sau ngã bị nghi đông
xe đạp đập vào bụng sau tai nan bệnh nhân xây xát, tụ máu da thành bụng vùng trên rốn
kèm theo có đau và trướng bụng. Anh chị hãy cho biết từ ngoài vào trong loại cơ gì bị
tổn thương?
Tình huống minh hoạ bài hệ tuần hoàn
Case 1: Một thanh niên nữ, 20 tuổi, được đưa vào bệnh viện A cấp cứu do đa vết
thương phần mềm do bị đâm, chém. Bệnh nhân vào trong tình trạng mất máu rất
nặng, với nhiều vết thương ở các vị trí: cổ, cánh tay, cổ tay, ngực.
- 01 vết thương do đâm vào vùng ngực trái, sát núm vú, kích thước 2 cm x1cm,
sắc gọn.
- 01 vết thương vùng cổ tay trái, trên nếp gấp cổ tay 2 cm, kích thước 3x2x4 cm,
sắc gọn, chảy nhiều máu.

3
- 01 vết thương vùng đùi phải kích thước 7x5x3 cm, sắc gọn, vị trí sát nếp lằn
bẹn. Theo các bạn, có những mạch nào có thể bị tổn thương ở đây? Vết thương
ở ngực có thể có những tổn thương gì?
Case 2: Một bệnh nhân nam, 30 tuổi, được đưa vào bệnh viện B cấp cứu do 1
thanh sắt inox dài kích thước 10 cm đâm vào vùng cổ trước, theo các bạn mạch
máu nào có khả năng tổn thương ở đây?
Case 3: Một bệnh nhân nam, 40 tuổi, vào bệnh viện C vì đau bụng do tay lái đập
vào vùng hạ sườn trái sau tai nạn giao thông xe máy tự ngã. Khám lâm sàng có
- Xây xát da vùng hạ sườn trái
- Đau bụng vùng hạ sườn trái .
Theo các bạn tạng nào trong ổ bụng có khả năng tổn thương trong trường hợp
này.
Case 4: Một bệnh nhân nữ, 50 tuổi, đã được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp và
đã tiến hành phẫu thuật lấy bỏ tuyến giáp và nạo vét hạch bạch huyết. Sau mổ
bệnh nhân có dẫn lưu vết mổ ra dịch đục màu trắng. Theo các bạn có tổn thương
gì khả năng sẽ gặp sau phẫu thuật?
Case 5: Một bệnh nhân nam, 40 tuổi, vào viện trong tình trạng sốc mất máu sau
tai nạn giao thông ô tô – đi bộ, bị xe ô tô đè qua người. Khám lâm sàng phát hiện
tình trạng huyết áp động mạch khó đo, mạch nhanh nhỏ. Bệnh nhân cần phải đặt
đường truyền tĩnh mạch đê bù dịch kịp thời. Các bạn điều dưỡng cần phải lấy
tĩnh mạch để đặt đường truyền. Theo các bạn, tĩnh mạch nào thường sử dụng để
đặt đường truyền.
III. VẬT LIỆU DẠY – HỌC
- Tài liệu phát tay, bộ slides bài giảng, một số câu hỏi chính
- Slide có nội dung trình chiếu
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
- Giảng đường, bảng, bút, phấn
- Máy tính kết nối projector, màn chiếu.
- Bút chỉ laser
V. LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi lượng giá bài hệ cơ xương khớp

4
1. Có mấy loại xương theo hình thể ngoài
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
2. Xương nào là xương trục, TRỪ?
A. Xương bánh chè
B. Xương bả vai
C. Xương chậu
D. Xương hàm dưới
3. Xương nào là xương treo, TRỪ?
A. Xương sườn
B. Xương chậu
C. Xương cánh tay
D. Xương đùi
4. Cấu tạo của cơ xương gồm mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
5. Khớp nào không phải là khớp hoạt dịch?
A. Khớp gối
B. Khớp háng
C. Khớp khủyu
D. Khớp răng-huyệt răng
6. Xương nào không phải là xương có hốc khí?
A. Xương trán
B. Xương hàn trên
C. Xương bướm
D. Xương hàm dưới
7. Xương nào là xương vừng?

5
A. Xương bành chè
B. Xương thuyền
C. Xương bàn tay
D. Xương chậu
8. Xương nào không phải là xương dài?
A. Xương đốt bàn tay
B. Xương đốt ngón tay
C. Xương đùi
D. Xương bả vai
9. Xương nào là xương dẹp?
A. Xương đòn
B. Xương chậu
C. Xương đốt sống
D. Xương chầy
10. Mô tả cơ xương là đúng, TRỪ?
A. Cấu tạo có bụng cơ và gân cơ
B. Thần kinh tự chủ chi phối
C. Vây quanh toàn bộ cơ là màng nội co
D. Đầu bán tận thường di động hơn đầu nguyên ủy
Câu hỏi lượng giá bài hệ tuần hoàn
Câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu 1 ý đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Các động mạch sau đây đều dùng để bắt mạch, TRỪ?
A. Động mạch đùi
B. Động mạch quay
C. Động mạch cảnh chung
D. Động mạch dưới đòn
Câu 2: Động mạch nào sau đây dùng để đo huyết áp?
A. Động mạch cánh tay
B. Động mạch quay
C. Động mạch trụ

6
D. Động mạch cảnh
Câu 3: Các tĩnh mạch sau đây đều dùng để đặt đường truyền, TRỪ?
A. Tĩnh mạch đầu.
B. Tĩnh mạch đùi
C. Tĩnh mạch hiển lớn
D. Tĩnh mạch cánh tay.
Câu 4: Mô tả nào sau đây về tim đúng?
A. Tâm nhĩ co bóp đẩy máu đi vào các vòng tuần hoàn
B. Tâm thất là nơi nhận máu từ các tĩnh mạch đổ về
C. Nằm trong lồng ngực
D. Động mạch vành là nhánh của thân động mạch phổi
Câu 5: Mô tả nào sau đây về vòng tuần hoàn hệ thống đúng?
A. Là vòng tuần hoàn đưa máu ít oxy lên phổi.
B. Máu đến cơ quan thông qua động mạch chủ.
C. Không cấp máu đến các chi.
D. Máu từ tĩnh mạch chủ được đưa về tâm nhĩ trái.
Câu 6: Mô tả nào sau đây về đặc điểm mạch máu đúng?
A. Áo trong là lớp dày nhất của mạch máu
B. Áo giữa của động mạch có lá chun
C. Áo giữa của tĩnh mạch có lá chun
D. Áo giữa của mao mạch không có lá chun.
Câu 7: Các mô tả sau đây về động mạch đều đúng, TRỪ?
A. Cấu tạo bằng 3 lớp áo
B. Dẫn máu từ tim đến mô và các cơ quan
C. Có van trong lòng mạch
D. Đi đến cơ quan bằng con đường ngắn nhất.
Câu 8: Các mô tả sau đây về tĩnh mạch đều đúng, TRỪ:
A. Gồm 3 lớp áo
B. Dẫn máu từ mô và các cơ quan về tim
C. Tất cả tĩnh mạch đều có van trong lòng mạch
D. Chỉ có tĩnh mạch nông sử dụng để đặt đường truyền

7
Câu 9: Các mạch máu nào sau đây xuất phát từ tim?
A. Động mạch chủ
B. Tĩnh mạch chủ trên
C. Tĩnh mạch chủ dưới
D. Tĩnh mạch cửa
Câu 10: Các mô sau đây đều là mô bạch huyết, TRỪ?
A. Tuyến ức
B. Lách
C. Vòng bạch huyết quanh hầu
D. Tuỵ
Đáp án: 1: D, 2: A, 3: D, 4: C, 5: B, 6: B, 7:C ,8: C, 9:A,10:
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giải phẫu người (2006), Nguyễn Văn Huy, Nhà xuất bản y học.
2. Giải phẫu người (2004), tập 1, Trịnh Văn Minh, Nhà xuất bản giáo dục.
3. Gray’s Anatomy for Student , 3rd, elsevier.
4. Gray’s anatomy, 41st edition, elsevier.
5. Atlas giải phẫu người (2007), Frank H. Netter, Nhà xuất bản y học.
6. Seeley’s anatomy & physiology. -10th ed. / Rod Seeley, Cinnamon VanPutte,
Jennifer Regan, Andrew Russo.

8
9

You might also like