Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRIỂN KHAI


GIÁO DỤC STEM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2022


1. Khái quát chung về STEM và giáo dục STEM

STEM là gì?
• STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ: Science
(Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ
thuật) và Mathematics (Toán học).

• Thuật ngữ này được sử dụng khi đề cập đến các


chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ
thuật và Toán học của mỗi quốc gia.

• Hiện nay, thuật ngữ này được dùng chủ yếu trong
hai ngữ cảnh là giáo dục và nghề nghiệp.
2
Các lối viết tắt khác nhau liên quan đến STEM

• STEM: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và
Mathematics (Toán học).

• STEAM: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật (Art) và toán học.

• STREM : Khoa học, Công nghệ, Robotics, Kỹ thuật và Toán học.

• STREM: Khoa học, Công nghệ, Robotics, Kỹ thuật và Đa phương tiện


(Multimedia).

• STREAM: khoa học, công nghệ, Robotics, kỹ thuật, nghệ thuật (Art) và toán
học.

• STEAM: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ứng dụng (Applied
Mathematics) gồm có: Giải tích ứng dụng; Phương pháp số và tính toán khoa 3
Giáo dục STEM là gì?

❑ Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên định


hướng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ
năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên
môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng
để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

❑ Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách
biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô
hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực
tế. 4
2. Giáo dục STEM trong Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học

❑ Chương trình GDPT 2018 có đầy đủ các môn học thuộc lĩnh vực STEM. Đó
là môn Toán, môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học, môn Tin học và Công
nghệ, các môn Nghệ thuật.
❑ Chương trình môn Toán chú trọng vận dụng toán học vào thực tiễn, dành
thời lượng đáng kể cho các hoạt động trải nghiệm trong môn học.
❑ Vị trí, vai trò của môn Tin học và Công nghệ trong Chương trình GDPT 2018
đã được nâng cao rõ rệt. Điều này không chỉ thể hiện rõ tư tưởng giáo dục
STEM mà còn là sự điểu chỉnh kịp thời của GDPT trước cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0.
2. Giáo dục STEM trong Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học

❑ Có nhiều chủ đề STEM trong chương trình môn học tích hợp ở tiểu học như
các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Tin học và Công nghệ.

❑ Có các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức CLB nghiên cứu KH-KT, trong
đó có các hoạt động nghiên cứu STEM.

❑ Tính mở của Chương trình cho phép một số nội dung giáo dục STEM được
xây dựng thông qua nội dung giáo dục địa phương, KHGD nhà trường; qua
những hoạt động STEM được triển khai thông qua hoạt động XHH giáo dục.

❑ Định hướng đổi mới PPDH nêu trong Chương trình GDPT 2018 phù hợp với
giáo dục STEM ở cấp độ dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, vận dụng
kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Giáo dục STEM ở cấp tiểu học - Môn Toán

❑ Môn Toán phản ánh thành phần M (Mathematics) của STEM. Vì vậy, môn
Toán có nhiều cơ hội thể hiện tư tưởng giáo dục STEM trong CTGDPT
2018.

❑Môn Toán là môn học công cụ, phục vụ trong việc dạy học và được khai
thác, sử dụng nhiều trong các môn học khác như Công nghệ, Khoa học,…

❑Những khai thác có tính đa môn, tích hợp vừa mang lại hiệu quả với các bộ
môn vừa góp phần củng cố kiến thức môn Toán, đồng thời góp phần rèn
luyện cho HS năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.

7
Giáo dục STEM ở cấp tiểu học - Môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học

❑Môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên là thành phần
S (Science) trong STEM;
❑Môn Tự nhiên và xã hội coi trọng việc tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế, tạo cho
HS cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và
xã hội.
❑Môn Khoa học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho HS cơ hội
tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực
tiễn.
❑ Các môn học này nhấn mạnh quan điểm: Dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề
và tích cực hóa thể hiện rõ nét việc tổ chức các bài học STEM dưới các hoạt động
khám phá tự nhiên trong 2 môn học này. 8
Giáo dục STEM ở Tiểu học - Môn Công nghệ

❑ Môn Công nghệ phản ánh hai thành phần là T (Technology) và E


(Engineering) trong bốn thành phần của STEM
❑ Sản phẩm, quá trình công nghệ môn học đề cập luôn mang tính tính hợp,
gắn với thực tiễn, liên hệ chặt chẽ với Toán học và Khoa học.
❑Giáo dục STEM trong môn Công nghệ được thực hiện thông qua dạy học
các chủ đề, mạch nội dung, chuyên đề học tập từ tiểu học tới trung học
như mô hình điện gió, mô hình điện mặt trời, ngôi nhà thông minh, nông
nghiệp công nghệ cao, các bài toán thiết kế kỹ thuật và công nghệ, nghề
nghiệp STEM.

9
Giáo dục STEM ở Tiểu học - Môn tin học

❑Tin học là môn học có nhiều cơ hội thể hiện tư tưởng giáo dục STEM. Môn
học này có nhiều điểm chung nhất với đồng thời tất cả các thành phần của
STEM.

❑ Môn Tin học cung cấp các kiến thức công cụ cốt lõi về máy vi tính và ứng
dụng của máy vi tính trong đời sống và kĩ thuật. Cơ hội tích hợp nội dung
của môn Tin học là rất lớn. Môn Tin học vừa thể hiện như một dạng thức
công nghệ trong STEM vừa là nơi kết nối với tư duy lôgic trong toán học.

❑ Sự phát triển vũ bão của CNTT và chuyển đổi số, yếu tố công nghệ trong
môn tin học đóng vai trò then chốt trong các chủ đề STEM về robotic, dữ
liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud
computing) và Internet vạn vật (IoT),... 10
Giáo dục STEM ở Tiểu học - Hình thức tổ chức

❑ Dạy học các môn khoa học theo bài


học STEM

❑ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm


STEM:

❑ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu


sáng tạo khoa học, kỹ thuật

11
Hình thức tổ chức giáo dục STEM ở cấp tiểu học

❑ Bài học STEM


❑ Quá trình DH dưới sự tổ chức của GV, trong đó HS chủ động thực hiện các hoạt
động học tập trong một không gian, thời gian cụ thể để giải quyết các vấn đề thực
tiễn trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng trong lĩnh vực STEM.
❑ Đặc điểm bài học STEM
❑ Gắn với yêu cầu cần đạt trong chương trình.
❑ Thuộc kế hoạch dạy học các môn học STEM.
❑ Tích hợp nội môn hoặc liên môn.
❑ Dựa trên quy trình khám phá khoa học hoặc thiết kế kĩ thuật.
❑ Định hướng hoạt động, sản phẩm.
❑ Ưu tiên sử dụng thiết bị, công nghệ sẵn có, dễ tiếp cận, chi phí thấp.
Hình thức tổ chức giáo dục STEM ở cấp tiểu học

❑ Hoạt động trải nghiệm STEM


❑ Là hoạt trải nghiệm được triển khai trong và ngoài nhà trường liên quan tới
các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học nhằm khám phá, tìm
hiểu, giải quyết vấn đề trong tự nhiên và trong thực tiễn cuộc sống.
❑ Một số hình thưc trải nghiệm STEM
❑ Ngày hội STEM
❑ Câu lạc bộ STEM
❑ Thi kĩ thuật - công nghệ
❑ Thăm quan thực tế, tìm hiểu nghề nghiệp STEM
Hình thức tổ chức giáo dục STEM ở cấp tiểu học

❑ Hoạt động nghiên cứu khoa học


❑ Là hoạt động khám phá, giải quyết vấn đề trong tự nhiên và thực tiễn cuộc
sống trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng các môn khoa học, công nghệ,
kĩ thuật và toán học. Kết quả nghiên cứu thường có tính mới và tính sáng
tạo.
❑ Đặc điểm NCKH ở tiểu học:
❑ Nghiên cứu khoa học – kĩ thuật ở mức khởi đầu.
❑ Bám sát trên quy trình khám phá khoa học, thiết kế kĩ thuật.
❑ Giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi (Kính vạn hoa, Rạp chiếu
bóng mini…)
❑ Phát hiện năng khiếu, nuôi dưỡng đam mê.
=> Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc (Các em thanh,
Giáo dục STEM ở cấp Tiểu học - Quan điểm

(1). Nhẹ nhàng và hấp dẫn

(2). Phong phú và đa dạng

(3). Linh hoạt và sáng tạo

(4). Gắn với thực tiễn

(5). Tăng cường tính trải nghiệm…

15
Giáo dục STEM ở cấp Tiểu học - Vai trò

❑ Đảm bảo giáo dục toàn diện:


• STEM 🡪 STEM
❑ Nâng cao hứng thú học tập, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo:
• Học qua hành động, trải nghiệm.
• Rèn luyện cho HS thói quen tư duy tìm tòi khám phá của nhà khoa học và tư
duy thiết kế của các kĩ sư.
❑ Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất HS:

❑Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm;…


❑Tự chủ & tự học; Giáo tiếp & hợp tác; giải quyết vấn đề & sáng tạo...
❑ Kết nối trường học với thực tiễn:
❑Tăng cường vận dụng kiến thức trong các bài học vào thực tiễn
❑Thực tiễn có thể được sử dụng như chất liệu cho hoạt động dạy học, giáo dục
❑Nâng cao hứng thú và hiểu biết nghề nghiệp STEM
4. Triển khai giáo dục STEM trong trường tiểu học
Trân trọng cảm ơn Quý Cô Thầy
đã chú ý lắng nghe!

You might also like