Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Kĩ thuật động não

1. Khái niệm:
- Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc
đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ
tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý
tưởng).
- Quy tắc của động não:
+ Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên
+ Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
+ Khuyến khích số lượng các ý tưởng
+ Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
2. Bản chất
- GV đưa ra câu hỏi, vấn đề đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và ghi lại tất cả các câu
trả lời của học sinh trừ những ý kiến trùng lặp.
- HS dựa trên những kiến thức cũ, tái hiện và đưa ra tất cả những ý kiến, giải pháp,
lời bình luận nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.
3. Các bước tiến hành
+ Bước 1. Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.
+ Bước 2. Giao vấn đề cho nhóm.
+ Bước 3. Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong
một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành
viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.
+ Bước 4. Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp,
xóa những ý không phù hợp, làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận
sau từng ý, sau cùng thư ký báo cáo kết quả.
4. Ưu-nhược điểm, Lưu ý
4.1. Ưu điểm
- Dễ thực hiện;
- Không tốn kém;
- Những kỹ năng và sự hiểu biết của cả nhóm có ích lợi lớn đối với từng cá nhân
hoàn thiện bản thân
- Thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối hợp, sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các
thành viên, từ đó tạo ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn
- Lợi ích lớn nhất chính là tận dụng được mọi nguồn lực chung của nhóm
- Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;
- Huy động được nhiều ý kiến;
- Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
4.2. Nhược điểm
- Có thể đi lạc đề, tản mạn;
- Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
- Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động. Kỹ thuật động não được
áp dụng phổ biến và người ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này,
có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.
4.3. Lưu ý:
- Trong quá trình thu thập ý kiến, không thảo luận hay chỉ trích, bỏ qua ý tưởng nào.
- Linh hoạt sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5W+1H, cùng với công cụ sơ đồ tư duy,
biểu đồ xương cá,...
- Ứng dụng kỹ thuật động não khi nào là phù hợp trong QTDH: Dùng trong giai
đoạn nhập đề vào một chủ đề; Tìm các phương án giải quyết vấn đề; Thu thập các
khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
- Kĩ thuật trên có thể biến đổi để trở thành kĩ thuật "Động não viết", những ý tưởng
không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến
bằng cách viết trên giấy về một chủ đề. Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp
với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi
chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những
gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các
dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình
thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS
luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong
nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.
Ví dụ: Biểu đồ tranh lớp 2 CD kì 2 trang 80

Bước 1: GV chia nhóm, các nhóm bầu ra nhóm trưởng. Các nhóm nhận nhiệm vụ
và thảo luận: Quan sát biểu đồ trong SGK và nói cho nhau nghe về các thông tin
quan sát được trên BĐ tranh
- Nhóm trưởng chia nhiệm vụ:
+ 1 bạn tìm hiểu Biểu đồ trên nói về điều gì?
+ 1 bạn tìm hiểu về biểu đồ trên có mấy cột?/ Mỗi cột cho biết điều gì?
+ 1 bạn tìm hiểu về biểu đồ trên có mấy hàng?/ Mỗi hàng cho biết điều gì?
+ 1 bạn tìm hiểu về các thông tin thu thập được từ biểu đồ và điền vào phiếu
học tập.
=> Nhóm trưởng đặt ra thời gian suy nghĩ (khoảng 2-3p)
Bước 2: Sau khi suy nghĩ, các thành viên công khai đưa ra ý kiến các nhân, thư kí
đại diện ghi lại các câu trả lời của thành viên trong nhóm:
(Bạn 1: Đây là biểu đồ nói về số trái cây trong giỏ.
Bạn 2: Biểu đồ trên có 2 cột. Cột bên trái cho biết tên của các loại quả. Cột bên
phải là số lượng các loại quả đó. Ta thấy có 3 loại quả được nêu tên trên biểu đồ là
quả Thanh long, quả Dứa và quả Dâu tây. Số quả Thanh long là 6 quả, số quả dứa là
3, số quả dâu tây là 5.
Ban 3: Biểu đồ trên có 3 hàng. Mỗi hàng cho biết số lượng của các loại quả tương
ứng.
Số quả thanh long nhiều nhất, số quả dứa ít nhất, số quả dâu tây nhiều hơn dứa và ít
hơn thanh long.
Bạn 4: Tổng số trái cây có trong giỏ là 14 quả
- Nhìn thấy trên biểu đồ và thấy số dâu tây có số lượng là 5 quả, số quả dứa là 3
quả, số quả thanh long là 6 quả.)
Bước 3: Thành viên trong nhóm chú ý tìm ra các ý kiến trùng lặp nhau và loại bỏ
những câu trả lời không hợp lí.
Bước 4: Cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp về các thông tin thu
thập được từ việc quan sát biểu đồ tranh.
=> Từ các ý kiến mà các nhóm thảo luận và đưa ra, GV đặt một số câu hỏi để các
nhóm đưa ra câu trả lời:
VD: GV hỏi nhóm 2: Làm cách nào để biết, số quả dâu tây nhiều hơn dứa và ít hơn
thanh long?
=> GV chốt lại toàn bài: Biểu đồ tranh là 1 cách thể hiện rõ ràng cho việc thi thập,
phân loại và kiểm đếm số lượng, sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để biểu thị số
lượng, làm cho biểu đồ trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu.

You might also like