Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---- & ----

HỌC PHẦN:
CÁC XU HƯỚNG DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
Đề tài: Tìm hiểu về PPDH dự án,
KTDH theo trạm và KTDH chia sẻ nhóm đôi

GVHD Nguyễn Hoài Anh


Nhóm 07
Lớp Chiều T2

Huế, tháng 6 năm 2024

0
Danh sách thành viên nhóm 07:

Họ và tên Mã sinh viên Ghi chú


Đinh Quốc Chung 21S9010241 Nhóm trưởng

Trương Thu Hiền 21S9010413


Nguyễn Thị Hương 21S9010490

Phạm Thị Mỹ Linh 21S9010633

Nguyễn Thị Nga 21S9010742

Trần Thị Vân Nhung 21S9010861


Nguyễn Thị Phương Thảo 21S9011045 Tập giảng (thứ 1)

Bùi Mạnh Thư 21S9011077 Thư kí

Nguyễn Thị Kim Uyên 21S9011230 Tập giảng (thứ 2)

1
A. PPDH THEO DỰ ÁN

I. Khái niệm

1.1. Dự án
Dự án là một quá trình mà trong đó các hoạt động, nhiệm vụ đã được xác định rõ ràng,
các yếu tố về thời gian bắt đầu – kết thúc, nguồn nhân lực đều được yêu cầu sẵn để hoàn
thành mục tiêu nhất định.

1.2. Dự án học tập


Dự án học tập là một phương pháp giảng dạy tập trung vào việc giải quyết các vấn đề
thực tế và xây dựng các dự án, giúp học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng trong một môi
trường thực tế.
SGK toán 3 tập 1, Cánh diều
Em vui học toán

Nhằm đạt được mục tiêu: Cắt các hình chữ nhật có chu vi 24 cm, học sinh phải thực hiện
dự án học tập

1.3. PPDH theo dự án


DH dự án là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp,
gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh
giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành
động có thể giới thiệu được.

2
1.4. Ví dụ
SGK toán 3 tập 1, Cánh diều
Em vui học toán

Nhằm đạt được mục tiêu: Tự thiết và sử


dụng được các công cụ kiểm tra g, GV
áp dụng PPDH dự án vào hoạt động 4.
Trong đó GV giới thiệu, tổ chức, hướng
dẫn nhiệm vụ, HS tiếp nhận, thực hiện
bằng cách thu thập, thống kê thông tin
theo các yêu cầu của hoạt động 4 sau đó
trình bày công cụ và sử dụng nó.

II. Đặc điểm:

2.1. Định hướng thực tiễn


- Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề
nghiệp cũng như thực tiễn đời sống.
- Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của
người học.
* Ví dụ 1:
SGK Cánh diều lớp 5 tập 1
Bài 48: Em vui học toán

Bài tập này mang tính thực tiễn cao thể hiện ở tình huống vẽ sơ đồ mặt bằng. Thông qua
dự án này, HS hình thành và rèn luyện cho bản thân kỹ năng vẽ sơ đồ mặt bằng, cũng như
kỹ năng thiết kế phòng học, phòng ngủ,...

3
* Ví dụ 2:
SGK Cánh diều lớp 4 tập 1
Bài: Em vui học toán (trang 65)
Thông qua hoạt đọng 4 này, HS không
những biết cách đo, ghi chép số liệu về đơn
vị đo độ dài mà còn biết cách đo chiều cao
của bản thân, bạn bè,...

2.2. Định hướng người học làm trung tâm


- Người học được tham gia nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
Hứng thú của người học còn được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
Người học cần tham gia tích cực và tự lực trong các giai đoạn của quá trình dạy học.
- GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù
hợp với kinh nghiệm, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
* Ví dụ:
SGK toán lớp 3 tập 2, cánh diều

- HS thực hiện dự án tính diện tích các hình có dạng hình


chữ nhật,hình vuông xung quanh ta, HS có thể được
khuyến khích tự tìm hiểu và áp dụng kiến thức toán học
của mình vào việc giải quyết các vấn đề thực tế như tính
hồ bơi, sàn nhà, tính diện tích vườn hoa có dạng hình
chữ nhật,hình vuông,...
- Việc áp dụng kiến thức toán học vào thực tế giúp học
sinh thấy được ý nghĩa và ứng dụng của môn học trong
cuộc sống hàng ngày, từ đó tạo ra sự hứng thú và động
lực học tập cao hơn. Điều này giúp học sinh không chỉ
nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ năng sống và
tư duy logic một cách toàn diện.

2.3. Tính phức hợp


- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm
giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

4
* Ví dụ 1:
SGK toán 5, Cánh diều
Bài: Tỷ lệ bản đồ
Ở hoạt động này có kết hợp giữa kiến thức toán học và
địa lý vào chung một nhiệm vụ. Khi học sinh thực hiện
nhiệm vụ toán học cũng đã hình thành kiến thức đọc, xử
lý số liệu bản đồ của môn địa lý.

* Ví dụ 2: SGK toán 3, Cánh diều


Bài: Em vui học toán (trang 65)
Ở hoạt động này, ngoài kiến thức toán
học về nhân,chia; học sinh còn cần phải
vận dụng kỹ năng của môn công nghệ
khi thiết kế dụng cụ và kỹ năng trang trí,
vẽ, tô màu của môn mỹ thuật.

2.4. Định hướng hành động


- Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí
thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành.
- Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng vốn hiểu biết lí thuyết cũng như rèn kĩ năng
hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
* Ví dụ: Xây dựng bảng nhân 9
Tổ chức dạy dự án:
- GV chia lớp thành 4 nhóm dự án, dựa vào kiến thức về các bảng nhân từ 2 đến 8 để xây
dựng bảng nhân 9 và bằng cách thao tác với các có các chấm tròn.
- HS phải sử dụng các kiến thức về các bảng nhân đã học kết hợp nghiên cứu, đối chiếu
mối quan hệ giữa các phép tính nhân với nhau để xây dựng bảng nhân 9
=> Trong quá trình đó, học sinh đã được củng cố lại phần kiến thức về bảng nhân đã học,
mở rộng thêm kiến thức của bảng nhân 9, ren khả năng tư duy, so sánh từ việc đối chiếu
các phép tính ví dụ như 5 x 9 = 9 x 5 = 45.

5
2.5. Cộng tác làm việc
- Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc
và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
- DH theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng, kĩ năng cộng tác làm việc giữa các
thành viên trong nhóm, giữa HS với GV, các lực lượng xã hội khác tham gia dự án.
* Ví dụ:
SGK toán 4 tập 1, kết nối tri thức

- Thực hiện dự án: Bác nông dân thông minh. Dự án


giúp HS biết cách tính diện tích của các thửa ruộng và
khối lượng lúa thu hoạch được ở mỗi thửa ruộng trong
thực tế.
- HS được chia thành các nhóm để hoàn thành các nhiệm
vụ trong dự án. Từ đó thấy được sự cộng tác làm việc.
Bên cạnh việc hợp tác với các thành viên trong nhóm,
HS còn cộng tác với giáo viên để hoàn thành được dự án.
Từ đó thấy được đặc điểm cộng tác làm việc trong
PPDH dự án

2.6. Định hướng sản phẩm


- Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không
giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà sản phẩm này đa số là sản phẩm thực hành.
* Ví dụ 1: SGK toán 3 tập 1, Cánh diều
Em vui học toán
Hoạt động này không những giúp học sinh biết
cách thiết kế dụng cụ kiểm tra góc vuông mà sản
phẩm từ hoạt động này là những dụ cụ kiểm tra
góc vuông còn được sử dụng để phục vụ cho các
tiết học sau.

6
III. Quy trình thực hiện
Bước 1: Xây dựng dự án học tập
- Xác định tên, mục tiêu của dự án: GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ
đề và mục tiêu của dự án.
- Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ cần giải
quyết, trong đó có liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống.
Bước 2: Phổ biến, giao nhiệm vụ
- GV là người phổ biến, giao nhiệm vụ cho HS: Chia nhóm như thế nào, bầu ra nhóm
trưởng và thư kí cho nhóm.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Trong giai đoạn này:
- HS dưới sự hướng dẫn của GV xây dựng kế hoạch cho việc thực hiện dự án.
- GV cần xác định thời gian dự kiến hoàn thành sản phẩm, phương pháp tiến hành, giao
nhiệm vụ cho từng nhóm, sản phẩm cần đạt được.
- HS thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, chi tiết hoá dự án của nhóm;
Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
Bước 4: Thực hiện dự án
- GV theo dõi quá trình thực hiện của học sinh, kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm,
trợ giúp nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
- HS tiến hành nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm, thu thập thông tin và xử lí thông tin; thảo
luận nhóm, trao đổi và giải quyết các vấn đề gặp khó khăn; tổng hợp thông tin có sự kết
nối giữa lí thuyết và thực hành, thiết kế nội dung báo cáo kết quả dự án.
Bước 5: Trình bày sản phẩm, đánh giá
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm, tổ chức cho HS trao đổi, đặt câu hỏi cho
các nhóm; bổ sung hoặc gợi ý cho các nhóm hoàn thiện dự án.
- HS lựa chọn hình thức trình bày cho phù hợp với dự án của nhóm; trao đổi, thống nhất
để hoàn thiện dự án; Báo cáo sản phẩm trước lớp.
- GV đưa ra các tiêu chí rõ ràng dựa trên các yếu tố: mục tiêu cần đạt của dự án, thái độ
hợp tác của các thành viên trong nhóm, thời gian hoàn thành, nội dung báo cáo, hình
thức, trình bày và trả lời câu hỏi của các thành viên trong nhóm; tổ chức cho HS tự đánh
giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau; tổng hợp, nhận xét và đánh giá về quá trình thực hiện,
hoàn thành dự án.
- HS thực hiện tự đánh giá bản thân; đánh giá đồng đẳng trong nhóm và ngoài nhóm; các
nhóm đánh giá lẫn nhau,…

7
* Ví dụ 1: SGK Toán 4, tập 1 KNTT
Bước 1: Xây dựng dự án học tập
- Tên dự án: Bác nông dân thông minh
- Mục tiêu: HS biết cách đổi đơn vị đo, đổi khối lượng. Từ đó
HS biết cách tính diện tích của các thửa ruộng và khối lượng
lúa thu hoạch được ở mỗi thửa ruộng trong thực tế.
Bước 2: Phổ biến, giao nhiệm vụ
- GV là người phổ biến, giao nhiệm vụ cho HS:
Chia nhóm 4, bầu ra nhóm trưởng và thư kí cho nhóm.
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
- HS xây dựng kế hoạch cho dự án Bác nông dân thông minh.
- GV là người xác nhận, phê duyệt kế hoạch:
+ Nhiệm vụ 1: Đổi các đơn vị đo: m2 dm2 cm2 mm2; tấn, tạ, yến, kg.
+ Nhiệm vụ 2: Thực hiện dự án tính diện tích mỗi phần của thửa ruộng.
+ Nhiệm vụ 3: Tính khối lượng thóc thu được sau mỗi năm.
- HS sẽ là những bác nông dân thông minh để tìm ra được diện tích và khối lượng lúa ở
thửa ruộng của mình.
Bước 4: Thực hiện dự án
+ Nhiệm vụ 1: Các nhóm được phát những phiếu học tập để đổi các đơn vị đo: m2 dm2
cm2 mm2 ; tấn, tạ, yến, kg.
+ Nhiệm vụ 2: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 1, GV sẽ phát cho mỗi nhóm 1 mô hình thửa
ruộng hình chữ nhật và được phân thành các phần đều nhau(đã có diện tích của cả thửa
ruộng). Yêu cầu HS thực hiện dự án tính diện tích mỗi phần của thửa ruộng đó (HS tính
diện tích bằng nhiều đơn vị đo lường).
+ Nhiệm vụ 3: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 2, GV yêu cầu HS tính khối lượng thóc thu
được sau mỗi năm (cứ mỗi 100m sẽ thu được 7 tạ thóc (có thể thay đổi khối lượng thóc
thu được). Vậy mỗi năm bác nông dân sẽ thu được bao nhiêu tạ thóc?(GV có thể yêu cầu
HS đổi đơn vị đo và khối lượng để tính toán).
Bước 5: Trình bày sản phẩm của dự án, đánh giá
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày dự án Bác nông dân thông minh của mình. Yêu cầu
HS trình bày về cách đổi đơn vị, cách tính diện tích, khối lượng.
- HS chia sẻ sản phẩm dự án trước lớp.
- GV nêu tiêu chí đánh giá của dự án dựa trên yếu tố: mục tiêu, thái độ hợp tác, thời gian
hoàn thành, nội dung,….. để đánh giá sản phẩm của dự án.
- HS và GV sẽ thảo luận về kết quả, học được những gì từ trải nghiệm này và làm những
điều gì tốt hơn trong tương lai.

8
* Ví dụ:
Bài 91: Em vui học toán (Lớp 4, tập 1 – Cánh diều)

Bước 1: Xác định dự án học tập


- Giáo viên xác định chủ đề dự án: Người tiêu dùng thông minh. Chuẩn bị các dụng cụ hỗ
trợ HS thực hiện dự án như giấy A4, hình ảnh hoặc vật thật về các đồ dùng mua sắm.
- Chuẩn bị tình huống tình huống xuất phát, chứa đựng vấn đề của dự án:
+ Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng cần phải đi mua sắm để có cho mình các đồ dùng phục
vụ đời sống hằng ngày. Vậy làm sao để có thể mua được các đồ dùng tốt nhưng lại hợp
với túi tiền của mình? Hôm nay chúng ta cùng nhau đóng vai người mua sắm để đi mua
các món đồ nhé.
Bước 2: Phổ biến giao nhiệm vụ

9
- GV cần xác định thời gian dự kiến hoàn thành sản phẩm là 7 phút, sử dụng kĩ thuật trực
quan, hợp tác nhóm để phục vụ cho dự án; giao nhiệm vụ cho từng nhóm, sản phẩm cần
đạt được.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch dự án Người tiêu dùng thông minh

- HS thực hiện bầu nhóm trưởng, thư kí của nhóm; Thảo luận, thống nhất xây dựng kế
hoạch thực hiện, chi tiết hoá dự án của nhóm;

- Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, chi tiết hoá dự án của nhóm;

+ Phân tích nhiệm vụ cần thực hiện gồm:

+ Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm

 Tìm kiếm các thứ cần mua, muốn mua, thứ có thể tiết kiệm, thứ có thể làm từ
thiện.
 Thu thập hình ảnh, liệt kê thứ cần mua, muốn mua, thứ có thể tiết kiệm, thứ có thể
làm từ thiện.
 Viết từ khoá và dán hình ảnh hoặc thông tin về thứ thu thập được ở nhiệm vụ 1.
 Chọn bạn chiụ trách nhiệm báo cáo sản phẩm.

+ Dự kiến thời gian (7 phút); vật liệu gồm hồ dán, bút, giấy, hình ảnh,..; kinh phí (nếu
cần)

- Nhóm báo cáo kế hoạch thực hiên, giáo viên chỉnh sửa (nếu có) và thông qua kế hoạch.

Bước 4: Thực hiện dự án


- Hoạt động của GV: theo dõi quá trình thực hiện của học sinh, kiểm tra tiến độ thực hiện
của các nhóm, trợ giúp nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

10
- Hoạt động của HS: tiến hành tìm kiếm đồ vật để mua sắm. Thảo luận nhóm để phân
loại thứ cần mua, muốn mua, thứ có thể tiết kiệm, thứ có thể làm từ thiện. Tìm kiếm hình
ảnh, thông tin của các thứ đã phân loại. Thiết kế nội dung báo cáo kết quả dự án.
Bước 5: Trình bày dự án và đánh giá:

- Mỗi nhóm sẽ trình bày dự án của nhóm trước lớp. Học sinh nêu đồ dùng đã phân loại
và giải thích lý do có thể phân loại như thế. Các nhóm khác tranh luận và đóng góp ý
kiến.

- Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày, giáo viên và lớp sẽ chỉnh sửa với các thông tin
chưa chính xác, đồng ý với các ý kiến đúng. Tổng hợp các ý đúng của các nhóm. Các
nhóm có thể tự quan sát, đánh giá và hoàn thiện sản phẩm của nhóm.

* Ví dụ 2 : SGK toán 3 tập 2, cánh diều


Bài: Em vui học toán

*Thực hiện dự án “ Bông hoa chữ số”

Bước 1: Xây dựng dự án học tập

- Tên dự án: Bông hoa chữ số

- Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về số trong phạm vi 100 000


với mục tiêu giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách vui vẻ,
sôi nổi và hiệu quả.

Bước 2: Phổ biến, giao nhiệm vụ

- GV phổ biến, giao nhiệm vụ của dự án: làm việc theo nhóm 4, bầu ra nhóm trưởng và
thư kí.

- HS tự chia nhóm 4 và bầu nhóm trưởng, thư kí.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

- HS dưới sự hướng dẫn của GV xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. Phân công nhiệm vụ
cho các thành viên trong nhóm.

- GV dự kiến thời gian hoàn thành, sản phẩm đạt được là những bông hoa chữ số.

Bước 4: Thực hiện dự án

11
- GV phát cho mỗi nhóm một phiếu hoạt động trong đó có các câu hỏi và một bông hoa
bằng giấy cắt sẵn .

- HS sau khi trả lời hết các câu hỏi thì sẽ điền đáp án vào bông hoa.

Câu hỏi :

+ Viết một số có bốn chữ số bất kì.

+ Viết cách đọc số đó.

+ Viết số đó thành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị.

+ Viết số liền trước ( hoặc liền sau) của số đó.

+ Làm tròn số đó đến hàng trăm hoặc hàng nghìn.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện dự án.

Bước 5: Trình bày, đánh giá

- HS trình bày sản phẩm của dự án, các nhóm đặt câu hỏi, nhận xét

- GV đánh giá dựa trên các yếu tố ban đầu đã đặt ra, nhận xét.

Ví dụ 3:
PPDH dự án: Tổ chức một cửa hàng tạp hóa giả cho lớp học.
Bước 1: Xây dựng dự án học tập
- Tên dự án: "Gian hàng tri thức: Nụ cười cho trẻ em khó khăn"
- Mục tiêu: HS hiểu cách tính toán tiền khi mua hàng và trả lại tiền thừa trong tình huống
thực tế.
Bước 2: Phổ biến, giao nhiệm vụ
- GV là người phổ biến, giao nhiệm vụ cho HS:
Gồm các nhiệm vụ để sau khi thực hiện dự án sẽ biết cách tính toán khi mua hàng trong
thực tế , mỗi nhiệm vụ sẽ là 1 hoạt động tương ứng.
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Giáo viên cùng học sinh sẽ lập kế hoạch cho việc tổ chức cửa hàng tạp hóa giả trong lớp
học, bao gồm việc chọn đồ và thiết kế không gian.
Bước 4: Thực hiện dự án
- Thu thập đồ vật: Học sinh và giáo viên sẽ thu thập các vật dụng cần thiết để tạo nên một
cửa hàng tạp hóa giả, bao gồm sách, vở, bút chì, nhãn vở, bọc sách,...

12
- Thiết kế giá cả: Học sinh sẽ thiết kế giá cho mỗi mặt hàng và làm việc với số tiền giả để
tính toán giá cả và trả tiền thừa.
- Mô phỏng giao dịch: Học sinh sẽ mô phỏng các giao dịch mua hàng và trả lại tiền thừa
với nhau trong cửa hàng tạp hóa giả.
- Gây quỹ: Tất cả tiền thu được từ buổi sự kiện sẽ được ghi nhận và gửi cho một tổ chức
hoặc dự án hỗ trợ giáo dục cho trẻ em vùng sâu vùng xa.
Bước 5: Trình bày sản phẩm, đánh giá
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của dự án: Gian hàng tri thức - Nụ cười
cho trẻ em khó khăn. Tổ chức cho HS trao đổi, đặt câu hỏi cho dự án; bổ sung, gợi ý để
hoàn thiện dự án.
- HS trình bày dự án trước lớp
- GV nêu tiêu chí đánh giá của dự án dựa trên yếu tố: mục tiêu, thái độ hợp tác, thời gian
hoàn thành, nội dung,….. để đánh giá sản phẩm của dự án.
- HS và GV sẽ thảo luận về kết quả, học được những gì từ trải nghiệm này và làm những
điều gì tốt hơn trong tương lai.

IV. Ưu điểm, nhược điểm

4.1. Ưu điểm
- Khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua việc thực hiện
các dự án, giúp họ phát triển kỹ năng tự học và tư duy logic.

Ví dụ:
SGK toán 4 tập 2, Cánh diều
Bài 72: Em vui học toán

+ Tổ chức thực hiện dự án: Hình học thú vị. Sau tiết học
HS có thể xem lắp ghép hình sáng tạo, từ đó kích thích sự
tò mò của HS, khuyến khích HS tham gia thực hiện dự án,
giúp phát triển các phẩm chất, năng lực của HS.

13
- Tạo ra môi trường học tập tích cực và thú vị, giúp học sinh hứng thú và tập trung hơn
vào việc học.
Ví dụ:
SGK Toán 4 tập 1, KNTT

+ Tổ chức thực hiện dự án: Cửa hàng văn phòng phẩm


chuồn chuồn ớt. HS đóng vai người bán hàng và người mua
hàng. Mục tiêu dự án: HS được sử dụng đơn vị tiền tệ để
thực hiện dự án, bên cạnh đó rèn luyện khả năng tính nhẩm).
Qua dự án này, tạo được môi trường học tập thú vị và giúp
HS hứng thú, tập trung.

- Phương pháp dạy học theo dự án khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập của học
sinh thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tế.

Ví dụ:
SGK toán 5 tập 1, Cánh diều
Bài 24: em vui học toán

+ Dự án: Làm công cụ số thập phân. Qua dự án HS sáng


tạo làm các công cụ số thập phân, tự tư duy độc lập để
giải quyết vấn đề.
- Học sinh có cơ hội phát triển kỹ năng làm việc nhóm,
giao tiếp và giải quyết vấn đề theo nhóm, chuẩn bị cho
họ cho môi trường làm việc thực tế trong tương lai.

+ Ví dụ:
SGK toán 4 tập 1, KNTT
Bài 21: Luyện tập chung

14
+ Dự án: Bác nông dân thông minh. Dự án hoạt động nhóm 4, khi làm việc nhóm HS sẽ
phát triển kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề theo
nhóm,…

4.2. Nhược điểm


- Phương pháp dạy học theo dự án có thể không phù hợp cho mọi loại học sinh. Có
những học sinh có khả năng tự học và làm việc nhóm kém, hoặc không thích làm việc
theo dự án. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp này đối với nhóm
học sinh này.
- Việc thực hiện dự án có thể mất nhiều thời gian và công sức, điều này có thể gây áp lực
và mệt mỏi cho học sinh và giáo viên.

4.3. Lưu ý khi thực hiện


- Các dự án cần gắn với hoạt động thực hành, vận dụng.
- DH dự án đòi hỏi phải nhiều thời gian, phương tiện vật chất, thiết bị DH phù hợp.
- GV cần phải có sự đầu tư thời gian, trí tuệ để thiết kế các dự án học tập cho học sinh.
- Dự án học tập cần phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh.

15
B. KTDH THEO TRẠM

I. Khái niệm
- Dạy học theo trạm là một kiểu tổ chức dạy học dựa trên kiểu làm việc tại các trạm.
Ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo trạm còn kích thích hứng thú, say mê
nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành,
tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác theo nhóm với những nhiệm vụ độc lập
khác nhau tại các vị trí xác định trong hoặc ngoài không gian lớp học.
- Trong kiểu tổ chức dạy học theo trạm, hoạt động của học sinh tại các trạm hoàn toàn tự
do. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo
nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các trạm về một nội dung kiến thức xác
định. Các nhiệm vụ nhận thức ở các trạm cần có tính tương đối độc lập với nhau, sao cho
học sinh có thể bắt đầu ở một trạm bất kì. Sau khi hoàn thành trạm đó học sinh sẽ chuyển
sang trạm bất kì còn lại. Ta cũng có thể tổ chức các trạm này theo một vòng tròn để đảm
bảo trật tự của tiết học.
Sơ đồ vòng tròn học tập trong DH theo trạm:

Ví dụ:
SGK toán 1, Cánh diều
Bài: Luyện tập chung

Tổ chức dạy học theo trạm, 4 trạm, mỗi


trạm thực hiện 1 nhiệm vụ.
Trạm 1: Em giỏi tính toán
Trạm 2: Em là vđv bóng rổ
Trạm 3: Cùng em so sánh
Trạm 4: Em tổ chức sự kiện nhỏ

16
II. Đặc điểm
- Mục tiêu của DH theo trạm là khai thác, sử dụng và phát huy được tính tích cực, chủ
động, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng thực hành
cho học sinh. Do đó, DH theo trạm có những đặc điểm cơ bản sau:

2.1. Tạo ra một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể
- Trong quá trình học được chia thành các trạm, mỗi trạm làm một nhiệm vụ học tập khác
nhau và HS có thể bắt đầu ở một trạm bất kì mà nhóm lựa chọn.
Ví dụ:
SGK toán 3 tập 2, Cánh diều
Bài: Diện tích HCN, diện tích hình vuông

Tổ chức dạy học theo trạm chia các bài tập ra thành 4
trạm, mỗi trạm thực hiện 1 nhiệm vụ tính hoàn toàn
độc lập. HS có thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ở một
trạm bất kì . Từ đó ta có thể thấy được cấu trúc cụ thể
của từng trạm.

2.2. Kích thích HS tích cực hoạt động và thông qua hoạt động mà học tập
- Qua hoạt động ở từng trạm, HS sẽ được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và thu thập các
dữ kiện, từ đó giúp HS tiến bộ thông qua các hoạt động.
Ví dụ:

SGK toán 1, Cánh diều


Bài: Luyện tập chung
GV chia 5 bài ra thành 5 trạm độc lập
với nhau. Khi thực hiện nhiệm vụ ở từng
trạm HS sẽ phải nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp và thu thập các dữ kiện của
nhiệm vụ :

17
+ Trạm 1: Học sinh biết tính các phép tính trừ mà không cần đặt tính
+ Trạm 2: Học sinh biết đặt tính tìm ra kết quả và chọn kết quả đúng với phép tính
+ Trạm 3: Học sinh biết tính phép tính vừa có phép cộng vừa có phép trừ
+ Trạm 4: Học sinh thực hiện phép tính theo mẫu đã cho
+ Trạm 5: Học sinh đặt phép tính và trả lời câu hỏi dựa vào dữ liệu đề bài đã cho
Từ đó giúp HS rút ra được bài học và tiến bộ thông qua các nhiệm vụ học tập ở từng
trạm.

2.3. Thể hiện sự đa dạng, đáp ứng được nhiều phong cách học tập khác nhau
Các hoạt động của HS trong DH theo trạm có sự đa dạng về nội dung và hình thức.
Ví dụ:
SGK toán 3 tập 2, Cánh diều
Bài: Khối hộp chữ nhật, khối lập phương

Tổ chức dạy học theo trạm GV chia ra 4 trạm tương ứng với 4 bài tập. Quan sát thấy mỗi
trạm sẽ thực hiện 1 nhiệm vụ khác nhau:
- Trạm 1: HS thực hiện đếm đỉnh,góc, cạnh của hình hộp chữ nhật và hình lập phương và
sau đó điền kết quả vào bảng.
- Trạm 2: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
- Trạm 3: HS chơi trò “ Đoán hình”
- Trạm 4: HS thảo luận để tìm câu trả lời
Mỗi nhiệm vụ ở các trạm đều độc lập, được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau từ
đó ta có thể thấy được sự đa dạng qua các trạm học tập.

18
2.4. Nội dung học tập trong mỗi trạm đều có nhiệm
vụ dễ và khó nên HS có sở thích và NL khác nhau
- Nhịp độ học tập, phong cách học tập khác nhau đều có
thể thích ứng và thể hiện được NL của mình. Vì vậy sẽ
tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ:
SGK toán 3 tập 2, Cánh diều
Bài: Diện tích HCN, diện tích hình vuông

Tổ chức dạy học theo trạm, gồm 4 trạm. Ta có thể quan sát thấy nhiệm vụ của các trạm sẽ
có độ khó tăng dần, từ trạm dễ đến trạm khó, từ đó HS sẽ được lựa chọn các trạm phù
hợp với khả năng của bản thân, phát triển được các năng lực theo khả năng của HS, tăng
hứng thú học tập.

2.5. Hướng tới việc HS được thực hành, được khám phá và thử nghiệm trong quá
trình học tập.
- Khi thực hiện nhiệm vụ tại các trạm học tập, HS không chỉ được thực hành các nội dung
học tập mà còn được khám phá các kiến thức mới.
Ví dụ:
SGK toán 3 tập 2, Cánh diều
Bài 19: Em vui học toán

Tổ chức dạy học theo trạm, gôm 4 trạm, HS được


thực hành trong 4 trạm, được khám phá và thử
nghiệm trong quá trình học tập.

2.6. DH theo trạm luôn có sự tương tác


- Giữa GV với HS
- Giữa HS với HS:

19
+ Giữa các thành viên trong nhóm.
+ Giữa nhóm này với nhóm khác,…

III. Quy trình thực hiện


Quy trình thực hiện một tiết học theo trạm:
Bước 1. Xác định các trạm học tập
- Thống nhất nội dung học tập theo trạm GV giới thiệu nội dung học tập ở các trạm
- Số lượng các trạm. Giới thiệu phiếu học tập, phiếu hỗ trợ học tập (nếu có) và các đồ
dùng học tập cần thiết ở từng trạm.
- Dự kiến thời gian, kết quả đạt được.
Bước 2. Tổ chức
- Chia nhóm học tập GV có thể cho HS tự chia nhóm hoặc GV chia nhóm để HS được
thuận lợi và tránh mất nhiều thời gian.
- HS làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi
trạm. Bước này GV quan sát và trợ giúp HS khi gặp khó khăn trong quá trình giải quyết
các nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả, đánh giá
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm, tổ chức cho HS trao đổi, đặt câu hỏi cho
các nhóm; bổ sung hoặc gợi ý cho các nhóm hoàn thiện dự án.
- HS lựa chọn hình thức trình bày cho phù hợp với dự án của nhóm; trao đổi, thống nhất
để hoàn thiện dự án; Báo cáo sản phẩm trước lớp.
- HS thực hiện tự đánh giá bản thân; đánh giá đồng đẳng trong nhóm và ngoài nhóm; các
nhóm đánh giá lẫn nhau,…
Ví dụ 1:
SGK toán 3 tập 2, Cánh Diều
Bài : Em vui học toán trang 102-103

20
Tổ chức dạy học theo Trạm.
Bước 1: Xác định các trạm học tập
- Có 4 trạm, mỗi trạm tương ứng 1 bài tập trong SGK
+ Trạm 1:

+ Trạm 2:

+ Trạm 3:

+ Trạm 4:

21
- Dự kiến thời gian: Mỗi trạm hoạt động trong vòng 5p
- Dự kiến kết quả đạt được ở mỗi trạm.
Bước 2: Tổ chức
- GV: phân bố HS vào các trạm đã nêu, tổ chức cho các trạm hoạt động. Theo dõi, hướng
dẫn các trạm khi gặp khó khăn.
- HS: thực hiện nhiệm vụ đã được giao trong trạm của mình. Tìm kết quả và trình bày vào
phiếu học tập đã được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả ở từng trạm. Nhận xét, đánh giá
- Đại diện của từng trạm báo cáo kết quả của trạm, trình bày về cách tổ chức, hoạt động
trong trạm.
- GV lắng nghe báo cáo, tổ chức cho các trạm nhận xét, đánh giá các trạm trong lớp học.
Đưa ra kết quả chính xác của các trạm.
- Những trạm còn lại lắng nghe báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi (nếu có).
Ví dụ 2:
SGK toán 1 tập 1, Cánh diều
Bài: Điểm, đoạn thẳng

22
Tổ chức dạy học theo trạm
Bước 1: Xác định các trạm học tập
- Có 4 trạm, mỗi trạm tương ứng 1 bài tập trong SGK
+ Trạm 1: Đọc tên điểm và các đoạn thẳng
+ Trạm 2: Đếm số đoạn thẳng
+ Trạm 3: Vẽ đoạn thẳng
+ Trạm 4: Tạo tên bằng đường thẳng
- Dự kiến thời gian: Mỗi trạm hoạt động trong vòng 5p
- Dự kiến kết quả đạt được ở mỗi trạm.
Bước 2: Tổ chức
- GV: phân bố HS vào các trạm đã nêu, tổ chức cho các trạm hoạt động. Theo dõi, hướng
dẫn các trạm khi gặp khó khăn.
- HS: thực hiện nhiệm vụ đã được giao trong trạm của mình. Tìm kết quả và trình bày
trước nhóm hoặc vào giấy GV chuẩn bị (tuỳ bài).
Bước 3: Báo cáo kết quả ở từng trạm. Nhận xét, đánh giá
- Đại diện của từng trạm báo cáo kết quả của trạm, trình bày về cách tổ chức, hoạt động
trong trạm.
- GV lắng nghe báo cáo, tổ chức cho các trạm nhận xét, đánh giá các trạm trong lớp học.
Đưa ra kết quả chính xác của các trạm.
- Những trạm còn lại lắng nghe báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi (nếu có).

23
IV. Ưu điểm, nhược điểm

4.1. Ưu điểm
- Tạo ra môi trường cho học sinh được chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập,
tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.
+ Ví dụ:
Bài: Thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê, lớp 3 tập 2, Cánh Diều

GV chuẩn bị 3 trạm tương ứng với 3 bài tập


 Trạm 1:

 Trạm 2:

 Trạm 3

24
 Thông qua các nhiệm vụ của mỗi trạm thì học sinh có thể tự học được cách thu
thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê một cách chủ động, tích cực và có thể
ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn.
- Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và đội nhóm thông qua các hoạt động tự kiểm
tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình.
Ví dụ: Bài: Luyện tập trang 63, lớp 3, tập 2, sách Cánh Diều

GV chuẩn bị 4 trạm tương ứng với 4 bài tập trong SGK


 Trạm 1:

 Trạm 2:

 Trạm 3:

 Trạm 4:

25
 Thông qua các nhiệm vụ của 4 trạm thì HS có thể tự đánh giá mức độ hiểu của bản
thân mình sau khi thực hiện nhiệm vụ. HS còn có thể đánh giá được mức độ hiểu
bài, làm bài của đồng đội khi mà thảo luận đưa ra phương án giải quyết nhiệm vụ

- Là cơ hội tuyệt vời để học sinh nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển các kỹ
năng tranh luận, các phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm.
Ví dụ: Bài: Luyện tập trang 69, lớp 3, tập 2, sách Cánh Diều

GV chuẩn bị 3 trạm tương ứng với 3 bài tập trong sách


 Trạm 1:

 Trạm 2:

26
 Trạm 3:

 Khi giải quyết nhiệm vụ tại 3 trạm thì HS sẽ học được cách phân chia nhiệm vụ,
làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. Phát triển được khả năng tranh luận đưa ra
các phương án giải quyết các bài tập phép tính
- Giúp giáo viên đánh giá, phân loại được trình độ của từng học sinh, qua đó bồi dưỡng
học sinh giỏi và rèn luyện học sinh yếu.
Ví dụ: Bài: Luyện tập trang 63, lớp 3, tập 2, sách Cánh Diều

GV chuẩn bị 4 trạm tương ứng với 4 bài tập trong SGK


 Trạm 1:

27
 Trạm 2:

 Trạm 3:

 Trạm 4:

 Thông qua các nhiệm vụ của 4 trạm thì HS có thể tự đánh giá mức độ hiểu của bản
thân mình sau khi thực hiện nhiệm vụ. HS còn có thể đánh giá được mức độ hiểu
bài, làm bài của đồng đội khi mà thảo luận đưa ra phương án giải quyết nhiệm vụ

- Kích thích sự hứng thú học tập, tìm hiểu của học sinh thông qua các nhiệm vụ học tập
tích cực đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế, chế tạo, sáng tạo và thực hiện các thí
nghiệm đơn giản.
Ví dụ: SGK toán 3 tập 2, Cánh diều Bài 19: Em vui học toán

28
GV chuẩn bị 3 trạm tương ứng với 3 bài tập trong bài
 Trạm 1:

 Trạm 2:

 Trạm 3:

29
 Những nhiệm vụ ở mỗi trạm đều rất đa dạng, không chỉ có phần kiến thức toán
học mà còn xen kẻ vô các hoạt động thực hành, trả nghiệm như vẽ, tô màu hay là
thực hành đo độ dài vòng tròn ngoài sân giúp cho tiết học thêm thú vị tạo hứng thú
học tập cho HS.

- Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho học sinh tiến hành thực
hiện hoạt động cùng lúc.
Ví dụ: Bài Em vui học toán trang 49 lớp 3 tập 2 sách Cánh Diều

GV chuẩn bị sẵn 3 trạm tương ứng với 3 bài tập ở bài tập 4.
 Trạm 1

 Trạm 2:

30
 Trạm 3:

 Khi chuẩn bị đồ dùng trạm cho bài này thì GV chỉ cần chuẩn bị dụng cụ học tập
cho 3 trạm, HS làm xpong nhiệm vụ ở trạm nào sẽ ghi chép kết quả vào phiếu học
tập và di chuyển sang trạm khác. Điều này giúp GV tiết kiệm thời gian và chi phí
không phải chuẩn bị đồ dùng riêng cho từng nhóm

4.2. Nhược điểm


- Giáo viên cần nhiều thời gian chuẩn bị nội dung hơn và đồ dùng, nguyên vật liệu dạy
học cũng cần cầu kỳ, công phu hơn.
Ví dụ: Bài: Thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê, lớp 3 tập 2, Cánh Diều

GV chuẩn bị 3 trạm tương ứng với 3 bài tập


 Trạm 1:

31
 Trạm 2:

 Trạm 3

 Nếu không dùng kĩ thuật dạy theo trạm thì GV sẽ cho HS quan sát sách và làm bài
tập vào vở. Khi dùng kĩ thuật dạy theo trạm thì GV phải chuẩn bị sẵn phiếu học
tập cho HS và chuẩn bị các đồ dùng tương ứng, phù hợp với bài .
- Thời gian thực hiện dạy theo hình thức hành sẽ dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức
truyền thống.
Ví dụ: Bài: Luyện tập trang 63, lớp 3, tập 2, sách Cánh Diều

32
GV chuẩn bị 4 trạm tương ứng với 4 bài tập trong SGK
 Trạm 1:

 Trạm 2:

 Trạm 3:

 Trạm 4:

 Khi cho HS làm bài tập vào vở bài tập thì chỉ tốn 15 phút-20 phút nhưng khi tổ
chức trạm thường sẽ chiếm trọn 35p trong tiết học vì cần cho thời gian để HS thảo
luận tìm phương án chung để giải quyết nhiệm vụ ở từng trạm, ngoài ra HS còn
phải mất thời gian di chuyển từ trạm này đến trạm khác
- Phương pháp học theo trạm phù hợp cho các dạng bài ôn tập, luyện tập kiến thức đã học
chứ không thích hợp cho dạng truyền đạt kiến thức mới.
- Hình thức học theo trạm sẽ gặp nhiều khó khăn nếu lớp học có sĩ số quá đông, điều này
sẽ gây hạn chế rất lớn trong quá trình học. Vì hình thức học theo trạm đòi hỏi học sinh
phải di chuyển liên tục.

33
- Nhiều giáo viên theo phong cách giảng dạy truyền thống lâu năm sẽ thấy bỡ ngỡ, khó
khăn, không mạnh dạn khi thực hiện hình thức dạy học theo trạm có nhiều phần mới mẻ
này.
- Tài liệu thiết kế dạy học theo trạm còn mới mẻ, hạn chế, buộc giáo viên phải tự mày
mò, đầu tư suy nghĩ và soạn thảo.

4.3. Lưu ý khi thực hiện


- Nội dung: Để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học thì người GV phải biết lựa
chọn nội dung kiến thức phù hợp với đặc điểm của kiểu dạy học theo trạm.
- Không gian và thời gian: Trong quá trình học tập theo trạm, HS phải thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau ở các trạm khác nhau, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi trạm HS
lại chuyển qua các trạm mới. Để không gây ra sự khó khăn cho HS trong quá trình di
chuyển thì không gian của lớp học phải phù hợp với số lượng HS và số lượng các trạm đã
được thiết kế.
- Thiết bị, phương tiện DH và tư liệu: Với một số lượng lớn các trạm, mỗi trạm lại có một
nhiệm vụ khác nhau nên dạy học theo trạm đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các thiết bị,
phương tiện và đồ dùng học tập theo nhiệm vụ của từng trạm.
- Giáo viên: Khi tổ chức DH theo trạm đòi hỏi người GV phải nhiệt tình, tích cực, có NL
về chuyên môn, NL tổ chức DH tích cực và KN thiết kế tổ chức DH theo trạm.
- Học sinh: Để tổ chức dạy học theo trạm có hiệu quả thì yêu cầu số lượng HS phải phù
hợp với không gian của lớp học.
V. VÍ DỤ:
SGK toán 2 tập 1, Cánh Diều
Bài 27: Em ôn lại những gì đã học (trang
52)

1. Giới thiệu Dự Án và Kỹ Thuật Dạy


Học Theo Trạm
Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức về
phép cộng, phép trừ và phép tính nhiều
hơn, ít hơn qua các hoạt động thực tiễn.

Nội dung: Các kiến thức toán học về phép cộng, phép trừ, và so sánh số lượng.
Phương pháp: Kết hợp dạy học dự án và kỹ thuật dạy học theo trạm để học sinh có thể
trải nghiệm và thực hành qua từng trạm học.
2. Lựa chọn và Định hướng Dự Án
Chủ đề chính của dự án: "Chợ mini của lớp mình" - học sinh sẽ tạo ra một chợ mini, nơi
các em sẽ thực hành các phép toán cơ bản thông qua việc mua bán sản phẩm.

34
Các nhiệm vụ: Học sinh sẽ:
- Thiết kế các gian hàng và sản phẩm.
- Thực hiện các phép cộng, trừ để tính toán số tiền, lượng hàng.
- So sánh số lượng hàng hóa trong các gian hàng.
3. Lập Kế Hoạch và Phân Công Công Việc
- Phân chia công việc: Chia lớp thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có trách nhiệm đảm
nhận một gian hàng hoặc một phần của dự án.
+ Nhóm 1: Thiết kế và dán nhãn sản phẩm trong gian hàng.
+ Nhóm 2: Tính toán số tiền và lượng hàng cần thiết.
+ Nhóm 3: Tính toán và so sánh lượng hàng trong mỗi gian hàng.
4. Thực hiện Dự Án với Kỹ Thuật Dạy Học Theo Trạm
Thiết lập các trạm học: Mỗi trạm sẽ có một nhiệm vụ cụ thể và học sinh sẽ xoay vòng qua
các trạm để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ.
- Trạm 1: Gian hàng cộng trừ: Học sinh thực hiện các bài tập cộng, trừ liên quan đến số
lượng sản phẩm và số tiền mua hàng.
- Trạm 2: Gian hàng so sánh: Học sinh so sánh số lượng sản phẩm giữa các gian hàng và
viết ra các phép tính nhiều hơn, ít hơn.
- Trạm 3: Gian hàng bài tập thực hành: Học sinh giải các bài tập ứng dụng phép cộng,
phép trừ và so sánh số lượng trong tình huống thực tế của chợ mini.
5. Quản lý và Điều Hành Các Trạm
- Giáo viên cung cấp hướng dẫn chi tiết tại mỗi trạm trước khi học sinh bắt đầu.
- Xoay vòng: Học sinh di chuyển lần lượt từng trạm theo thời gian quy định.
- Giám sát và hỗ trợ: Giáo viên giám sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết tại từng trạm.
6. Đánh giá và Phản hồi
- Giáo viên đánh giá dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ tại từng trạm, khả năng làm
việc nhóm và sự chính xác trong các phép tính.
- Giáo viên đưa ra những nhận xét, ghi nhận những điểm mạnh và đề xuất và cải thiện.
7. Tổng kết và Ứng dụng
- Bài học rút ra: Học sinh cùng nhau trình bày kết quả và cùng trao đổi về những gì đã
học qua dự án.
- Liên hệ thực tế: Học sinh sẽ liên hệ việc học toán với những tình huống hằng ngày, như
mua bán, so sánh số lượng hàng hóa, sử dụng tiền.

35
C. KTDH CHIA SẺ CẶP ĐÔI

I. Khái niệm
Chia sẻ cặp đôi là một kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó GV là người tổ chức và hướng
dẫn, HS sẽ thảo luận, làm việc bằng hình thức cặp đôi nhằm đạt được mục tiêu dạy học
đã được đề ra.
1. Think (Nghĩ):
HS suy nghĩ độc lập về vấn đề được nêu ra; tự hình thành nên ý tưởng của mình
2. Pair (Bắt cặp):
HS được ghép cặp với nhau để thảo luận về những ý tưởng vừa có. Bước này giúp HS thể
hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của bạn.
3. Share (Chia sẻ):
HS chia sẻ ý tưởng vừa thảo luận với nhóm lớn hơn. Thông thường, một HS sẽ cảm thấy
thoải mái hơn khi giới thiệu ý tưởng đến cả nhóm nếu được sự hỗ trợ của bạn bắt cặp với
mình. Hơn nữa, ý tưởng của từng HS sẽ được củng cố và nâng cao hơn trong quá trình
thực hiện 3 bước này.
* Ví dụ:
Bài 8: Bảng cộng (qua 10), KNTT, Lớp 2 trang 35 – Bài 4

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập trên bằng hình thức cá nhân
- Khi HS thực hiện xong, GV cho HS bắt cặp với bạn trong lớp cùng nhau thảo luận, trao
đổi về cách thực hiện và chia sẻ kết quả bài làm của mình
- Sau đó, GV sẽ mời 1 số cặp đôi lên bảng chia sẻ phần bài tập của nhóm mình và HS sẽ
đặt 1 số câu hỏi cho nhau như: cách thực hiện, tại sao lại điền dấu >, <, =.
- GV mời nhóm khác nhận xét và GV nhận xét, kết luận.

II. Đặc điểm

2.1. Mục đích rõ ràng:


Nhằm khuyến khích học sinh thảo luận và chia sẻ ý tưởng, giúp họ hiểu sâu hơn về nội
dung học tập.
Ví dụ:
SGK toán 1, Cánh diều
Bài: Hình vuông. Hình tròn. Hình tam giác. Hình chữ nhật (trang 4)

36
Khi thực hiện chia sẻ cặp đôi, mục đích của bài tập này nhằm để HS kể tên đồ vật có
dạng các hình học.

2.2. Thời gian ngắn:


Hoạt động thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, phù hợp với sự tập trung của học
sinh.
Ví dụ:
SGK toán 2 tập 1, Cánh diều
Bài: Luyện tập phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20

Sau khi học sinh đã hoàn thành bài tập của mình, GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi để
HS chia sẻ, kiểm tra kết quả. Thời gian chia sẻ trong vòng 2 phút.

2.3. Khuyến khích tương tác và hợp tác:


Học sinh được khuyến khích hợp tác và giao tiếp với nhau, đồng thời học hỏi từ nhau.
Ví dụ:
SGK toán 2 tập 1, Cánh diều
Bài: Tia số. Số liền trước - số
liền sau (trang 10)
HS cùng chia sẻ cặp đôi để tìm
kết quả của bài toán, từ đó
khuyến khích sự hợp tác,
tương tác, học hỏi từ bạn.

III. Quy trình thực hiện


- Bước 1: GV giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian để HS suy nghĩ.

37
+ GV nên đặt câu hỏi từ phức tạp đến những yêu cầu rõ rang như: “ Hãy tạo ra một mô
hình mô phỏng công thức a, b, a, b”
- Bước 2: “Think” (Suy nghĩ): Đề nghị HS yên lặng suy nghĩ, tìm ý tưởng. HS có thể viết
ra giấy những suy nghĩ trong đầu. Thời gian 1-3 phút.
- Bước 3: “Pair” (Bắt cặp): HS sẽ bắt cặp với 1 bạn trong lớp, cùng nhau trao đổi, thảo
luận ý tưởng của mình trong thời gian 3-5 phút.
- Bước 4: “Share” (Chia sẻ): HS chia sẻ ý kiến của nhóm cho các nhóm bạn hoặc cả lớp
cùng nghe và rút ra kết luậnCách 1: Đề nghị tất cả đứng lên. Từng trẻ phát biểu ý kiến,
sau đó ngồi xuống. Nếu bạn nào có cùng ý tưởng, cũng sẽ ngồi xuống theo. Tiếp tục như
vậy cho tới khi không còn ai đứng.
Cách 2: Đề nghị trẻ trả lời nhanh, lần lượt từng bạn một. Ghi câu trả lời của trẻ lên một
tấm bảng hoặc điền vào một biểu đồ hình (Graphic Organizer) được chuẩn bị sẵn.
- Các đội nhóm chia sẻ ý kiến với nhau từ đó rút ra kết luận
* Lưu ý:
- Điều quan trọng là người học chia sẻ được cả ý tưởng mà mình đã nhận được, thay vì
chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân.
- Giáo viên cần làm mẫu hoặc giải thích.
* Ví dụ:
Bộ sách Cánh Diều lớp 2, tập 2
Bài: Em vui học toán (trang 42)

- Bước 1: GV giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian để HS suy nghĩ.
+ Vấn đề cần làm : Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách.
+ Câu hỏi gợi mở: Các em có thể sử dụng các đồ vật có số lượng để biểu diễn phép nhân
và phép chia bằng cách nào?
- Bước 2: “Think” (Suy nghĩ): Đề nghị HS yên lặng suy nghĩ, tìm ý tưởng. HS có thể viết
ra giấy những suy nghĩ trong đầu. Thời gian 1-3 phút.

+ HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi GV đề ra:


 Biểu diễn phép chia và phép nhân bằng nhiều
cách:
 Xếp các nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.
 Vẽ hình nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau
 Dùng lời nói để biểu diễn phép tính.
 Dùng kí hiệu để biểu diễn phép.

38
- Bước 3: “Pair” (Bắt cặp): HS sẽ bắt cặp với 1 bạn trong lớp, cùng nhau trao đổi, thảo
luận ý tưởng của mình trong thời gian 3-5 phút.
+ GV yêu cầu HS thảo luận với bạn cùng bàn, chia sẻ những ý tưởng của mình.
- Bước 4: “Share” (Chia sẻ): HS chia sẻ ý kiến của nhóm cho các nhóm bạn hoặc cả lớp
cùng nghe và rút ra kết luận

IV. Ưu, nhược điểm

4.1. Ưu điểm
- Khi tạo cặp, trao đổi và chia sẻ ý tưởng với một nhóm bạn, trẻ có cơ hội trình bày, cụ
thể hoá ý tưởng của mình. Nhờ đó, việc nắm bắt, thấu hiểu và giải quyết vấn đề của trẻ
sẽ được củng cố và trở nên tốt hơn.
- Phương pháp Think, Pair, Share cũng giúp tăng cường khả năng giao tiếp. Trẻ không
chỉ học hiệu quả hơn mà kĩ năng giao tiếp cũng vì thế mà được cải thiện.
- Khi chia sẻ ý tưởng của mình, trẻ trở nên chủ động hơn với việc học. Trẻ biết tiếp thu,
phản hồi ý tưởng từ bạn khác, thay vì thụ động dựa vào lời giảng của giáo viên.
Ví dụ:
Bài Ước lượng tính, Lớp 4,Cánh diều
Ở bài tập 1 giáo viên sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập trên bằng hình thức cá nhân
- Khi HS thực hiện xong, GV cho HS bắt cặp với bạn trong lớp cùng nhau thảo luận, trao
đổi về cách thực hiện và chia sẻ kết quả bài làm của mình
- Sau đó, GV sẽ mời 1 số cặp đôi lên bảng chia sẻ phần bài tập của nhóm mình và HS sẽ
đặt 1 số câu hỏi cho nhau như: cách thực hiện, tại sao lại điền dấu >, <, =.
- GV mời nhóm khác nhận xét và GV nhận xét, kết luận.
=> Ở bài tập này khi chia sẻ cách làm và kết quả của mình về BT1 trẻ có cơ hội trình bày,
cụ thể hoá ý tưởng của mình cho bạn, tăng cường khả năng giao tiếp.HS biết tiếp thu,
phản hồi ý tưởng từ bạn khác, thay vì thụ động dựa vào lời giảng của giáo viên.

4.2. Hạn chế:


- Học sinh dễ dàng trao đổi những nội dung không liên quan đến
bài học do giáo viên không thể bao quát hết hoạt động của cả lớp.
- Chất lượng của các nhóm không đồng đều: Khi giáo viên tổ chức
các nhóm đôi, có thể xảy ra trường hợp một số cặp đôi không hoạt
động hiệu quả. Ví dụ, một trong hai học sinh có thể không tham gia
tích cực vào quá trình giải quyết bài toán.

39
- Phân phối không đồng đều của kiến thức: Có thể xảy ra tình huống mà một trong hai
học sinh trong một cặp đôi có bạn giỏi hơn, vì vậy bạn yếu hơn sẽ không tham gia vào
giải bài toán.
* Ví dụ:
Bài 8: Bảng cộng (qua 10), KNTT, Lớp 2 trang 35 – Bài 4

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập trên bằng hình thức cá nhân
- Khi HS thực hiện xong, GV cho HS bắt cặp với bạn trong lớp cùng nhau thảo luận, trao
đổi về cách thực hiện và chia sẻ kết quả bài làm của mình
- Sau đó, GV sẽ mời 1 số cặp đôi lên bảng chia sẻ phần bài tập của nhóm mình và HS sẽ
đặt 1 số câu hỏi cho nhau như: cách thực hiện, tại sao lại điền dấu >, <, =.
- GV mời nhóm khác nhận xét và GV nhận xét, kết luận.
=> Trong quá trình HS thực hiện bài tập cá nhân theo yêu cầu GV, HS có thể nói chuyện
riêng với bạn bên cạnh làm mất tập trung, GV ko thể bao quát được các bạn, khi đó GV
cần chú ý tới mọi HS, GV ra tín hiệu cho HS cô có quan sát, để ý tới các bạn và GV cần
có sự nghiêm khắc trong lúc này.
=> Khi HS bắt cặp với bạn trong lớp sẽ dẫn đến các trường hợp sau:
+ 2 HS đều yếu: thì không hoạt động có hiệu quả. GV cần cho HS những bài tập dễ hơn
và GV cần hỗ trợ các e thường xuyên hơn
+ 1 bạn yếu và 1 bạn giỏi: HS yếu hơn có thể không thực hiện chia sẻ nhóm đôi, còn bạn
giỏi sẽ thực hiện một mình. Lúc này GV cần hỗ trợ và nhờ bạn giỏi giúp bạn yếu hơn.
+ 2 HS chơi thân: 2 bạn này có thể nói chuyện với nhau rất nhiều và không tập trung thực
hiện làm nhiệm vụ. GV sẽ tách 2 bạn đó ra xa và thường xuyên thay đổi vị trí các cặp đôi.

40

You might also like