NHÓM 5 - DẠY HỌC THÔNG QUA CHƠI VÀ 2 KTDH (1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---- & ----

HỌC PHẦN: CÁC XU HƯỚNG DẠY HỌC HIỆN ĐẠI


TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC

PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC THÔNG QUA CHƠI


KỸ THUẬT DẠY HỌC “KHĂN TRẢI BÀN”
KỸ THUẬT DẠY HỌC “BỂ CÁ”

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoài Anh


Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Năm học: 2023 – 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT Họ và tên Mã sinh viên Ghi chú

1 Phạm Thị Kim Chi 21S9010234

2 Lê Thu Hiền 21S9010410 Thư ký

3 Đinh Thu Hương 21S9010493 Nhóm trưởng

4 Nguyễn Thị Xuân Linh 21S9010610

5 Trần Thị Mỹ 21S9010723 Tập giảng

6 Lê Thị Quỳnh Nhi 21S9010834

7 Phan Thị Thanh 21S9011005 Tập giảng

8 Phạm Thị Diệu Thúy 21S9011106

9 Hồ Thị Trang 20S9010818

10 Phạm Thị Anh Trâm 21S7020035

Mục lục:
I. PTDH thông qua chơi.
II. Kỹ thuật dạy học: khăn trải bàn
III. Kỹ thuật dạy học: bể cá.
I. PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC THÔNG QUA CHƠI:

1. KHÁI NIỆM
- HTQC là phương thức dạy học mà trong đó:
+ Học sinh : được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi
trường học tập vui vẻ.
+ Giáo viên : đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ để tổ chức cho HS kết nối mục tiêu học dạy
học.
→ Để khám phá, để luyện tập, để khám phá kiến thức kĩ năng nào đó. Mục đích
xa hơn là nhằm đạt được mục đích đề ra.

VÍ DỤ:

● Ví dụ : Bài 4,5,6. Toán 1 tập 1 sách Cánh diều (Trang 13)

- Giáo viên sẽ tổ chức cho các em trò chơi đếm số ở hoạt động 4 vận dụng.
- Trò chơi sẽ bao gồm các đồ vật như đĩa, ly, ấm trà....Học sinh sẽ dựa vào các đồ vật
để đếm ra được số mỗi loại tương ứng.
→ Thông qua tổ chức cho HS chơi trò chơi đếm số các đồ vật ở hoạt động vận
dụng HS vừa được thư giãn sau một tiết học với rất nhiều hoạt động. Giáo viên tạo
ra sự vui vẻ, không khí náo nhiệt và hào hứng cho quá trình học tập. Từ đó HS biết
cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó, HS nhận biết được số
lượng, hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6. Giúp cho các em vừa ghi nhớ được
các số, giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ và khắc sâu kiến thức Bài
4,5,6.

● Ví dụ : Toán 3 - tập 2 Cánh Diều - Bài: Các khả năng xảy ra của một sự
kiện.
- Ở bài tập 2 GV có thể tổ chức trò chơi Chiếc hộp bí ẩn.

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào hoàn thành bài tập: nêu được khả năng xảy ra
của một sự kiện ở BT2. Tham gia trò chơi vận dụng, vận dụng được vào 1 số tình
huống thực tế trong cuộc sống.

- Luật chơi:

+ Lần lượt các bạn học sinh sẽ lấy ra một quả bóng và nêu 1 khả năng có thể xảy ra

+ HS sau không được nói trùng HS trước. Ví dụ học sinh 1 lấy được bóng màu xanh
và nói “ Có thể lấy được 1 quả bóng màu xanh” thì HS 2 sẽ nói 1 câu khác “ Không
thể lấy được 1 quả bóng màu vàng ( hoặc một màu sắc khác)” Mỗi bạn HS sẽ có 1 câu
trả lời khác nhau, qua nhiều lần các HS sẽ rút ra được các khả năng về màu sắc của
quả bóng.

→ Giáo viên tạo ra sự vui vẻ, không khí náo nhiệt và hào hứng cho quá trình học
tập. Khi GV tổ chức trò chơi chiếc hộp bí mật sẽ kích thích được sự hứng thú tò mò
của các em. HS sẽ cảm thấy hứng thú khi được tham gia chơi trò chơi, HS sẽ phấn
khích, vui sướng. Khi HS được học tập vui vẻ, các em sẽ hứng thú hơn với việc học,
từ đó chủ động và tự nguyện tham gia cùng bạn và GV. Thông qua hoạt động chơi
này các em cũng có thể vận dụng vào xử lí 1 số tình huống thuộc tế trong cuộc
sống.

Lưu ý :
- Học thông qua chơi không phải là học thông qua trò chơi (học thông qua chơi còn
làm được nhiều qua hình thức khác). Nhưng học thông qua trò chơi là học thông qua
chơi. Có 1 vài trò chơi không phải học thông qua chơi.
- Học thông qua chơi không phải là học thông qua trò chơi vì:
+ Học thông qua chơi GV có thể tổ chức dạy cho HS theo nhiều hình thức khác
nhau, miễn sao HS luôn học tích cực, chủ động trong giờ học là được chứ
không phải lúc nào cũng tổ chức trò HS chơi trò chơi mới được gọi là HTQC.
+ HTQC đã làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. HS trở nên độc lập chủ
động tiếp thu kiến thức, tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng.
Các em thấy vui vẻ, cởi mở, thư thái và khỏe mạnh hơn.
- Học thông qua trò chơi là học thông qua chơi vì:
+ Như khái niệm HTQC đã nêu HTQC là phương thức dạy học mà trong đó: học
sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi
trường học tập vui vẻ. GV chì là người đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ để tổ chức
cho HS kết nối mục tiêu học dạy học.
+ Chính vì vậy mà GV thông qua các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm các em
sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến
thức một cách vững chắc. Khi GV đưa ra được các hoạt động trải nghiệm, trò
chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì HS sẽ hứng thú hơn với
môn học, các em sẽ có kết quả học tập tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng dạy
học môn Toán.
● Có 1 vài trò chơi không phải học thông qua chơi như:
- Không có mục tiêu học tập rõ ràng: Trò chơi chỉ đơn giản là để giải trí và thư giãn,
không nhằm mục đích giúp học sinh học tập một kiến thức hay kỹ năng nào cụ thể.
Ví dụ: Sau khi hoàn thành các bài học chính trong ngày,GV cho HS chơi tự do trong
lớp học. Các trò chơi có thể bao gồm xếp hình, tô màu, hoặc chơi đùa với các đồ chơi
khác mà không có bất kỳ hướng dẫn hoặc mục tiêu cụ thể nào từ giáo viên. Mục đích
chính của giờ chơi này là để học sinh thư giãn và giải trí sau những giờ học căng
thẳng.

- Không liên quan đến nội dung học tập: Nội dung của trò chơi không liên quan đến
nội dung học tập mà học sinh đang học.
Ví dụ: Trò chơi: Xếp hình (Puzzle)
Lý do không liên quan đến nội dung học tập: Trò chơi xếp hình không yêu cầu học
sinh thực hiện các phép cộng và trừ trong phạm vi 20, cũng như không liên quan đến
bất kỳ khái niệm toán học nào mà học sinh đang học trong bài học. Mặc dù trò chơi
này có thể giúp phát triển kỹ năng tư duy không gian và khả năng quan sát, nhưng nó
không hỗ trợ trực tiếp cho việc đạt được mục tiêu học tập của bài học toán cụ thể này.

- Không gắn liền với đánh giá: Kết quả của trò chơi không được sử dụng để đánh giá
mức độ đạt được mục tiêu học tập của học sinh.
Ví dụ: Bài 17: Cộng và trừ trong phạm vi 10 Toán 1 sách Cánh Diều.
Hoạt động chơi học: Trò chơi "Đi chợ mua hàng". Kết quả của trò chơi này không
được sử dụng để đánh giá chính thức mức độ đạt được mục tiêu học tập của học sinh.
Không có điểm số hoặc bài kiểm tra nào được chấm sau trò chơi. Mục đích của trò
chơi là để học sinh thực hành cộng và trừ trong phạm vi 10 một cách thú vị và thực tế,
không phải để kiểm tra khả năng của từng học sinh.
- Trong các loại hình chơi đấy có mấy loại hình 4 loại :
+ Học thông qua chơi tự do.
+ Học thông qua chơi có định hướng.
+ Học thông qua trò chơi.
+ Học thông qua chơi có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ giáo viên.
- Các loại học thông qua chơi là:
+ Học thông qua chơi có định hướng: HS chủ động việc học của mình dưới sự hỗ
trợ, kèm cặp của GV.
+ Học thông qua trò chơi: Các hoạt động được thiết kế bởi GV, bao gồm các quy
tắc, luật chơi nhất định trong quá trình chơi.
+ Học thông qua chơi có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ giáo viên: GV đưa ra
khuôn khổ, hướng dẫn rõ ràng chi tiết để HS thực hiện theo.
- Các loại không phải học thông qua chơi là:
+ Học thông qua chơi tự do: HS được lựa chọn thứ để chơi và cách chơi.

2. ĐẶC ĐIỂM
2.1. Vui vẻ
- Đây là đặc trưng điển hình của Học thông qua chơi.
- HS hứng thú được tham gia chơi, được trải nghiệm những khoảnh khắc hồi
hộp, ngạc nhiên, phấn khích hay vui sướng khi mình vượt qua các thử thách.
- Khi HS được học tập vui vẻ, các em sẽ hứng thú hơn với việc học, từ đó chủ
động và tự nguyện tham gia cùng bạn và GV.

● Ví dụ : Phép cộng trong phạm vi 6 . Toán 1 sách Cánh Diều trang 38.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức


- Mục tiêu: Giúp HS vừa nhớ được cách thực hiện phép tính trong phạm vi 6 đã học.
- Thời gian trong vòng 3 phút.
- Luật chơi: Thành viên thứ nhất của 2 nhóm lần lượt lên bảng điền kết quả của phép
tính đầu tiên, sau đó lại chuyền cho bạn ở sau cứ như thế cho đến khi hết phép tính.
Các bạn khác dưới lớp sẽ cổ vũ cho 2 đội. Đội nào làm đúng và nhanh nhất sẽ giành
được chiến thắng.
→ Ở hoạt động này HS vừa được thư giãn sau một tiết học với rất nhiều hoạt
động. Giáo viên tạo ra sự vui vẻ, không khí náo nhiệt và hào hứng cho quá trình
học tập của học sinh thông qua các hoạt động vui chơi tập thể. HS sẽ cảm thấy
hứng thú khi được tham gia chơi trò chơi, HS sẽ phấn khích, vui sướng khi mình
vượt qua được các thử thách. Khi HS được học tập vui vẻ, các em sẽ hứng thú hơn
với việc học, từ đó chủ động và tự nguyện tham gia cùng bạn và GV.

2.2 Tham gia tích cực


- HTQC luôn đòi hỏi HS phải được tham gia vào quá trình hoạt động.
- Tính tích cực được thể hiện khi các em say sưa và tập trung cao độ vào hoạt
động học tập.
- Khi đó, trạng thái tâm lý của các em được thay đổi, tính chủ động tích cực dần
hình thành trong hoạt động học tập.

● Ví dụ : Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp theo) . Toán 1 sách Cánh Diều
trang 38.

Hoạt động luyện tập ở bài tập 1: GV tổ chức cho HS chơi “Lò cò trên giấy’’.
Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức:
+ Tìm được kết quả một phép tính trong phạm vi 6.
+ Thực hiện làm các phép tính trong phạm vi 6 thành thạo.
+ Vận dụng được kiến thức, kinh nghiệm về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào
giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Luật chơi: Các bạn HS sẽ tung xúc xắc vào số nào thì HS sẽ lên bảng lấy bài tập ở
hộp quà có số tương tự sau đó về chỗ để giải bài tập sau khi làm xong các em sẽ tô
màu vào ô đó để xác nhận đã hoàn thành tiếp tục lặp lại các thao tác cho đến khi làm
hết thời gian 3 phút. GV sẽ đến kiểm tra và đánh giá bài làm của HS.
Các em sẽ tự thực hiện bài tập trong mỗi ô bằng cách tung con xúc xắc. Mỗi một em
sẽ tung được một ô xúc xắc khác nhau cho nên là các bạn sẽ thực hiện nhiệm vụ bài
tập khác nhau và đồng thời tùy vào năng lực của HS cho nên sẽ có những bạn thực
hiện nhiệm vụ nhanh hoặc có những bạn thực hiện còn chậm. Tuy nhiên HS đều được
làm việc độc lập theo tốc độ của riêng mình.
→ Giáo viên tạo ra sự vui vẻ, không khí náo nhiệt và hào hứng cho quá trình học
tập. Hoạt động nhảy lò cò cũng gây hứng thú với HS khi không biết điều gì sẽ chờ
mình ở những hộp quà kia, kích thích các bạn nhanh chóng hoàn thành. Học sinh
chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động học các em sẽ hào hứng tương tác, tham
gia tích cực vào bài học và sẵn sàng chủ động, tiếp thu các kiến thức mới.

2.3 Có ý nghĩa
- Trong quá trình học, HS có cơ hội liên hệ những điều em đã biết, đã trải nghiệm với
những gì em đang học.
- Bên cạnh đó, HS có cơ hội mở rộng hiểu biết của mình thông qua các hoạt động trải
nghiệm, thực hành, HS có cơ hội thể hiện và mở rộng hiểu biết của mình theo nhiều
hình thức như thuyết trình, vẽ tranh, kể chuyện, xếp hình…

● Ví dụ: Bài phép cộng trong phạm vi 6. Toán 1 - tập 1 sách Cánh Diều trang
38.

+ Trong môn toán, 4 + 2 = 6 chỉ mang tính lý thuyết đối HS khi chỉ sử dụng các con
số và ký hiệu HS chỉ biết nói ra được kết quả của phép tính mà không biết nói ra được
cách tính. Ta có thể nói rổ bên tay phải của cô có 4 quả trứng, rổ bên tay trái có 2 quả
trứng nếu gộp 2 rổ vào với nhau ta được bao nhiêu quả trứng. Lúc này HS sẽ biết gộp
2 rổ lại với nhau có nghĩa là thực hiện phép tính cộng sau đó HS sẽ đếm số trứng có
trong rổ từ đó ra được kết quả phép tính.
→ Việc này giúp các em HS được lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên mà không
bị áp đặt kiến thức lên người các em. GV đóng vai trò là người hướng dẫn các em
lĩnh hội được kiến thức mới có thể áp dụng vào xử lý một số tình huống có trong
thực tế.
● Ví dụ : Bài 65: Khối trụ - Khối cầu ( Sách giáo khoa lớp 2 - tập 2 Trang 28)

→ Khi dạy học hình thành biểu tượng Khối trụ - Khối cầu trong môn Toán cho học
sinh, thay vì việc giáo viên giới thiệu trực tiếp về Khối trụ - Khối cầu là gì.Thì GV
hướng dẫn cho HS tự thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ
và khối cầu. Học sinh đối chiếu các đồ vật và các khối nhựa với hình ảnh về các
khối trụ và khối cầu có trong sách giáo khoa rồi nói, chẳng hạn: “Hộp bút chì màu
có dạng khối trụ”, “Quả bóng rổ này có dạng khối cầu”. Từ đó các em biết được
những đồ vật có dạng khối trụ - khối cầu có trong thực tế và biết cách phân biệt
được hình dạng của khối trụ - khối cầu.

2.4 Có nhiều cơ hội trải nghiệm


- Các hoạt động được thiết kế để HS làm đi làm lại nhiều lần, bằng nhiều cách khác
nhau. Liên tục thử nghiệm và khám phá những con đường để đi đến đích, như vậy HS
sẽ hiểu được nội dung bài sâu hơn.
- Cách học này giúp các em tìm ra nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề, từ đó
hình thành và phát triển tư duy phản biện, lập luận khoa học, tính linh hoạt, sáng tạo
và kiên nhẫn.

● Ví dụ : Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một đơn vị đo đại
lượng. Toán 4 - tập 1 sách KNTT.
- GV tổ chức cho HS trò chơi sau bài học với tên gọi “Em đi nhà sách”
- Mục đích: giúp học sinh trải nghiệm được HS được củng cố về nhận diện mệnh giá
tiền, tính toán và đổi tiền qua hoạt động trò chơi.
- Cách tổ chức: Hoạt động theo nhóm
+ Một em đóng vai người bán hàng, các em còn lại đóng vai người mua hàng.
+ Các em dùng các tờ giấy in mệnh giá tiền để mua bán.
+ Lần lượt mỗi người mua chọn từ một đến ba đồ vật khác nhau có trong cửa hàng.
Người mua đưa cho người bán số tiền bằng hoặc hơn số tiền cần trả cho các đồ vật
chọn mua. Nếu số tiền người mua đưa nhiều hơn số tiền cần trả, người bán phải đưa
lại số tiền thừa.
+ Các đồ vật có trong cửa hàng văn phòng phẩm là những vật dụng phục vụ cho học
tập như sách, vở, nhãn, bút, tẩy, cặp,… có thể bằng vật thật hoặc bằng mô hình.
→ Khi GV tổ chức HS chơi “ Em đi nhà sách” các em sẽ được lặp đi lặp lại các
tình huống này nhiều lần. HS sẽ được trải nghiệm, được củng cố về nhận diện
mệnh giá tiền, tính toán và đổi tiền qua hoạt động trò chơi. Học sinh rất hứng thú
vì các em được trải nghiệm lại hiểu thêm kiến thức từ đó giúp các em tự tin vận
dụng điều vừa học vào cuộc sống.

● Ví dụ : Bài Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật . Sách
lớp 1, Cánh Diều trang 8.
+ Sau khi đã giới thiệu và cho HS quan sát hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình
chữ nhật. GV cho HS thực hành gấp và cắt các hình vuông, hình tròn, hình tam giác,
hình chữ nhật. Sau đó, cho HS thực hành tìm các đồ vật có hình dạng hình vuông,
hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trong lớp học.
→ Việc để cho HS thực hành lặp đi lặp lại, HS có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn, dễ
dàng áp dụng kiến thức vào thực tế và giúp tiết học sôi nổi, không gây nhàm chán.

2.5 Tương tác xã hội


- Đây là công cụ hữu ích cho cả học và chơi.
- Thể hiện qua việc HS được bày tỏ ý kiến cá nhân, trình bày chia sẻ với bạn, lắng
nghe bạn, nhận xét, tranh luận,chia sẻ với GV, hợp tác cùng bạn để thao tác trên các
đồ dùng, phương tiện học tập.
- Như vậy khi có sự tương tác giữa GV và HS, HS và HS, HS sẽ cảm thấy thoải mái
khi học và chơi mà còn tạo được sự thân thiết giữa thầy và trò, với các bạn trong lớp
góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.

● Ví dụ : Bài Ki-lô-mét. Toán 2 - tập 2 sách Cánh Diều trang 66.


+ Ở bài tập 2b, GV tổ chức cho HS làm bài tập theo kĩ thuật khăn trải bàn.
+ GV cho HS thảo luận theo nhóm 4.
+ Phát giấy A4 cho các nhóm, 4HS sẽ làm 4 câu khác nhau ở bài tập 2b vào 4 góc
giấy, sau đó sẽ chốt lại tất cả các đáp án và ghi chính giữa tờ giấy. Hết thời gian, GV
mời các nhóm trình bày. Các tổ chức này sẽ giúp HS phát triển toàn diện, vừa học vừa
chơi, vừa giao tiếp hợp tác, vừa giải quyết được vấn đề.

● Ví dụ : Toán 2 - tập 1 Cánh Diều - Bài 27 : Em ôn lại những gì đã học


(trang 52)

- GV tổ chức trò chơi “Bóng rổ”

- Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng, trừ (có nhớ ) trong phạm vi 20.

- Luật chơi:

+ Mỗi nhóm được phát 6 quả bóng có chứa đáp án tương ứng với phép tính trên rổ.

+ Lần lượt thành viên các nhóm sẽ lên dán quả bóng vào rổ.

+ Nhóm nào làm nhanh và đúng nhất sẽ chiến thắng.

→ Qua trò chơi tạo được sự hứng thú và phấn khích cho học sinh, học sinh sẽ
thải nghiệm và hợp tác với các bạn để giành chiến thắng. Trò bóng rổ: các bạn
cần tìm ra đáp án sớm nhất và để các bạn theo thứ tự lên dán quả bóng rổ. Để
làm được điều này HS cần chia sẻ với các bạn về kết quả mình làm được và lắng
nghe ý kiến của các bạn khác để hoàn thành mục tiêu.

3. LỢI ÍCH HTQC

● Học sinh:
- Phát triển nhận thức của HS: Học thông qua Chơi cho phép học sinh hình thành nhận
thức, kỹ năng tìm hiểu kiến thức và tư duy sáng tạo. Khi học sinh chơi với các thẻ
chữ, que đếm, thực hiện các hoạt động phân loại; sử dụng vốn từ vựng phong phú,
luyện viết...các em sẽ có nhiều cơ hội hình thành và cùng cố các kỹ năng cần thiết cho
học tập.

- Phát triển KN sáng tạo: Các hoạt động như đóng vai, vẽ tranh, đóng kịch, kể chuyện,
trò chơi và hoạt động sáng tạo cũng như trải nghiệm... sẽ tạo cho học sinh một không
gian rộng mở để các em tưởng tượng và đưa ra những ý tưởng mới.

- Phát triển KN xã hội: Góp phần tạo cho học sinh cơ hội giao tiếp với các bạn hiệu
quả hơn. Khi HTQC , học sinh thường cùng chơi cùng học với bạn và từ đó sẽ hiểu rõ
nhau hơn. Học sinh học cách đọc tín hiệu từ bạn mình qua ánh mắt, cái nhíu mày, lắng
nghe và nhìn nhận quan điểm của người khác- tất cả điều này giúp các em biết đồng
cảm với người khác hơn.

- Phát triển KN cảm xúc: Ở trường học học sinh phải học cách kiểm soát cảm xúc của
bản thân, ví dụ không quá tự mãn, không bốc đồng và không tìm cách thu hút sự chú ý
của mọi người.

- Phát triển thể chất: Chơi hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của học sinh vì sức khỏe và
tinh thần là nền tảng cho học tập. Khi chơi, học sinh có cơ hội phát triển khả năng
kiểm soát cơ vận động, khả năng phối hợp, phản xạ, nhận thức được khả năng và giới
hạn của cơ thể mình.

● Giáo viên:

- Dễ dàng trong việc giảng dạy và có hiệu quả tốt hơn.

- Phát triển chuyên môn.

- Sử dụng linh hoạt PPDH và giáo dục theo hướng phát triển PC và NL của HS.

- Lập kế hoạch dạy học có các hoạt động gắn với HTQC.

→ Dạy học thông qua chơi không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh mà còn hỗ trợ
rất nhiều cho giáo viên trong công việc giảng dạy, giúp họ thực hiện vai trò của
mình một cách hiệu quả và sáng tạo hơn.

4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận học thông qua chơi

● Giáo viên:
- Xác định rõ kiến thức, kỹ năng mà HS cần học tập thông qua các hoạt động chơi
đùa.

- Mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng, phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ.

Bước 2: Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đã xác định
● Giáo viên:

- Lựa chọn các hoạt động chơi phù hợp với mục tiêu học tập đã đề ra.

- Hoạt động chơi cần đa dạng, phong phú, hấp dẫn và kích thích sự tò mò của trẻ.

- Có thể sử dụng các trò chơi truyền thống, trò chơi dân gian, trò chơi sáng tạo hoặc
các trò chơi giáo dục.

Bước 3: Lựa chọn và vận dụng phương pháp/kĩ thuật tổ chức học thông qua chơi
phù hợp.

● Giáo viên:

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tài liệu cần thiết cho hoạt động chơi.

- Tạo môi trường học tập an toàn và thân thiện để trẻ có thể thoải mái tham gia các
hoạt động chơi đùa.

Bước 4: Thực hiện hoạt động chơi:

● Giáo viên:

- Giới thiệu hoạt động chơi cho HS một cách rõ ràng, dễ hiểu.

- Khuyến khích HS tham gia chơi một cách tích cực và chủ động.

- Quan sát và hướng dẫn HS trong quá trình chơi.

● Học sinh:

Tham gia chơi một cách tích cực và chủ động.

Bước 5: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

HS: Nhận xét lẫn nhau.

GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung.
VÍ DỤ :

● Chủ đề 4: Các số trong phạm vi 1000


Bài 75: Các số có ba chữ số ( tiếp theo) ( tiết 1 ) TOÁN LỚP 2 - TẬP 2.

Cách tiến hành :


Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học.
- GV xác định được mục tiêu:
- HS thực hiện được việc phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị.
- HS vận dụng được việc phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị
trong giải quyết các tình huống thực tế.
Bước 2: Lựa chọn nội dung.
- GV lựa chọn bài tập 2.
Bước 3: Lựa chọn và vận dụng kĩ thuật.
- GV tổ chức cho HS thực hiện theo Kỹ thuật “bể cá” kết hợp kỹ thuật “khăn trải bàn”.
Bước 4: Tổ chức thực hiện.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 4 thành viên, chọn một nhóm làm trung tâm
thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật khăn trải bàn. Các nhóm còn lại quan sát, ghi chép,
nhận xét quá trình thực hiện của nhóm trung tâm.
+ Tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho học sinh tham gia.
+ HS thực hiện theo yêu cầu của GV:
● Nhóm trung tâm trình bày kết quả trước lớp.
● Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe.

Bước 5: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

HS: Nhận xét bài của nhóm trung tâm.

GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung.
● Ví dụ : Bài Mét sách Cánh Diều lớp 2 - tập 2 trang 64.

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học.

GV xác định được mục tiêu:

- HS biết mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là m. Biết được quan hệ giữa mét với

đề-xi-mét, xăng-ti-mét.

- HS thực hiện được các phép tính với đơn vị mét và vận dụng giải quyết vấn đề thực
tế.

- HS biết ước lượng độ dài với đơn vị đo mét trong một số trường hợp đơn giản.

- HS phát triển các NL toán học.

Bước 2: Lựa chọn nội dung.

GV lựa chọn bài tập 1.


Bước 3: Lựa chọn và vận dụng kĩ thuật.
GV tổ chức cho HS thực hiện theo kỹ thuật “trình bày 1 phút”.
Bước 4: Tổ chức thực hiện.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
+ GV cho HS trình bày các câu hỏi trong vòng 1 phút.
- Tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho học sinh tham gia.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV:
+ HS trình bày.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

Học sinh: Nhận xét câu trả lời của bạn.

Giáo viên: Nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung.

● Ví dụ : Bài “ Xăng-Ti-Mét” Toán 1 sách Cánh Diều trang 118.

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học.

GV xác định được mục tiêu:

- HS nhận biết xăng-ti- mét là đơn vị đo độ dài

- HS nhận biết được độ dài thực tế. Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài
đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

Bước 2: Lựa chọn nội dung.

GV lựa chọn bài tập 4.


Bước 3: Tổ chức thực hiện.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ thông qua trò chơi “ước lượng
đồ vật” thông qua cách chơi đố bạn.
- Tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho học sinh tham gia.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV:
+ Đố bạn đố bạn cái thước kẻ dài khoảng bao nhiêu xăng-ti-mét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

Học sinh: Nhận xét lẫn nhau.

Giáo viên: Nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung.
4. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

1. Tạo hứng thú và động lực học tập: Khi được tham 1. Khó kiểm soát và đánh giá kết quả học tập: Việc
gia vào các hoạt động chơi, học sinh sẽ cảm thấy vui đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua
vẻ, hứng thú và tích cực tham gia vào quá trình học chơi có thể khó khăn hơn so với các phương pháp
tập. Điều này giúp họ tập trung hơn và học tập hiệu truyền thống như kiểm tra, bài tập. Giáo viên cần
quả hơn. có những cách thức đánh giá phù hợp.
2. Phát triển các kỹ năng toàn diện: Chơi không chỉ 2. Tốn nhiều thời gian chuẩn bị: Giáo viên cần phải
giúp học sinh tiếp thu kiến thức mà còn giúp phát triển dành nhiều thời gian và công sức để thiết kế các
các kỹ năng như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, hoạt động chơi phù hợp với mục tiêu học tập. Điều
sáng tạo,...Những kỹ năng này rất quan trọng trong này có thể làm tăng gánh nặng công việc của giáo
cuộc sống và học tập. viên.
3. Tăng cường hiểu biết và ghi nhớ kiến thức: Khi
được trải nghiệm thông qua chơi, học sinh sẽ dễ dàng
nắm bắt và ghi nhớ kiến thức hơn so với việc chỉ nghe
giảng hoặc đọc sách. Điều này là do chơi giúp kích
thích các giác quan và tạo ra những trải nghiệm sinh
động.
4. Tạo môi trường học tập thoải mái, giảm áp lực:
Chơi giúp học sinh cảm thấy thoải mái, giảm bớt áp
lực và căng thẳng trong quá trình học tập. Điều này rất
quan trọng để học sinh có thể tập trung và học tập hiệu
quả.

Ví dụ: Ưu điểm.

● Ví dụ : Phép cộng trong phạm vi 10 . Toán 1 sách Cánh Diều trang 44.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức


- Mục tiêu: Giúp HS vừa nhớ được cách thực hiện phép tính trong phạm vi 10 đã học.
- Thời gian trong vòng 3 phút.
- Luật chơi: Thành viên thứ nhất của 2 nhóm lần lượt lên bảng điền kết quả của phép
tính đầu tiên, sau đó lại chuyền cho bạn ở sau cứ như thế cho đến khi hết phép tính.
Các bạn khác dưới lớp sẽ cổ vũ cho 2 đội. Đội nào làm đúng và nhanh nhất sẽ giành
được chiến thắng.
→ Ở hoạt động này HS vừa được thư giãn sau một tiết học với rất nhiều hoạt
động. Giáo viên tạo ra sự vui vẻ, không khí náo nhiệt và hào hứng cho quá trình
học tập của học sinh thông qua các hoạt động vui chơi tập thể. HS sẽ cảm thấy
hứng thú khi được tham gia chơi trò chơi, HS sẽ phấn khích, vui sướng khi mình
vượt qua được các thử thách. Khi HS được học tập vui vẻ, các em sẽ hứng thú hơn
với việc học, từ đó chủ động và tự nguyện tham gia cùng bạn và GV.

Ví dụ: Nhược điểm

● Ở bài tập 8 (Các số trong phạm vi 1000) trang 48 L2/T2.

1. Tốn nhiều thời gian chuẩn bị.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Một đoàn tàu”, Có các toa tàu tương ứng với các
số trên không theo thứ tự và nhiệm vụ của HS sẽ thực hiện trên máy tính để sắp xếp
các toa tàu tương ứng theo đúng thứ tự từ 101 – 110 nhằm tăng sự hứng thú cho HS.

- Nhưng GV phải tự thiết kế trò chơi trên các phần mềm sử dụng các hình ảnh đẹp mắt
thì rất tốn thời gian để hoàn thành trò chơi đó.

2. Khó kiểm soát và đánh giá kết quả học tập:

Khi GV muốn tổ chức các trò chơi không sử dụng CNTT thì cần khoảng không gian
lớn để HS có thể thoải mái di chuyển.

*Lưu ý:

- Khi áp dụng phương pháp dạy học thông qua chơi và các kỹ thuật tương tự, giáo
viên cần lưu ý lựa chọn các hoạt động phù hợp với độ tuổi, trình độ và sở thích của
học sinh.
- Giáo viên cũng cần đảm bảo rằng các hoạt động chơi có liên quan đến mục tiêu học
tập và giúp học sinh đạt được kiến thức, kỹ năng mong muốn.

- Bên cạnh việc sử dụng các hoạt động chơi, giáo viên cũng cần kết hợp với các
phương pháp giảng dạy khác để đảm bảo hiệu quả cho bài học.

→ Phương pháp dạy học thông qua chơi và các kỹ thuật tương tự có thể được áp
dụng trong các hoạt động sau của bài học:

1. Hoạt động khởi động

- Sử dụng trò chơi khởi động: Bắt đầu bài học bằng một trò chơi ngắn gọn liên quan
đến chủ đề sẽ học để thu hút sự chú ý của học sinh và tạo bầu không khí vui vẻ. Ví dụ:
trò chơi đố chữ, trò chơi liên tưởng từ, v.v.

Đóng vai: Giáo viên có thể đóng vai một nhân vật liên quan đến bài học hoặc tạo ra
một câu chuyện để dẫn dắt học sinh vào chủ đề.

- GV có thể tổ chức cho HS các trò chơi có liên quan đến ND kiến thức đã học hoặc
những kiến thức liên quan đến bài mới. Như vậy vừa có thể cho HS một không gian
học tập thoải mái, HS cũng hứng thú hơn với tiết học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

- Thông qua hoạt động chơi còn giúp HS khám phá, trải nghiệm và tiếp thu kiến thức
mới.

- Sử dụng các trò chơi để dạy các khái niệm toán học như cộng, trừ, nhân, chia, v.v.

3. Hoạt động luyện tập, củng cố:

- Trò chơi luyện tập: Sử dụng các trò chơi để giúp học sinh luyện tập các kỹ năng và
kiến thức đã học. Ví dụ: trò chơi thẻ nhớ, trò chơi giải đố, trò chơi đóng vai, v.v.

4. Hoạt động vận dụng, sáng tạo:

- Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào tình huống có trong thực tiễn cuộc sống và
phát huy được tính sáng tạo của HS.

- Trò chơi ôn tập: Sử dụng các trò chơi để giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học
trong bài học. Ví dụ: trò chơi trả lời câu hỏi, trò chơi xếp hình, v.v.

- Thảo luận: Dẫn dắt học sinh thảo luận về những gì họ đã học trong bài học và chia
sẻ suy nghĩ, ý kiến của mình.
II. KĨ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN

1. KHÁI NIỆM
- Khăn trải là kĩ thuật dạy học trong đó:
+ Giáo viên : Đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu bài toán và hướng dẫn thực hiện.
+ Học sinh : Khám phá, giải quyết vấn đề bằng cách kết hợp giữa hoạt động cá nhân
và hoạt động nhóm của HS thông qua sử dụng phiếu học tập được bố trí như khăn trải
bàn.
→ HS khám phá, giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

VÍ DỤ:

● Toán lớp 3 - tập 1 sách KNTT trang 46.


Bài 1: Tính nhẩm

a. 6 x 3 7x5 9x4 8 x 10

b. 8 x 7 3x9 5x6 4x8

- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 1 ra giấy
phần ý kiến cá nhân

- Học sinh độc lập suy nghĩ trong vài phút dựa vào những kiến thức mình đã học để
giải quyết.

- Hết thời gian làm việc cá nhân học sinh thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để đưa ra
kết quả đúng nhất ghi vào phần chính giữa tờ giấy.

● Ví dụ; Bài 46: Khối trụ, Khối cầu. Toán 2 - tập 2 trang 35 sách KNTT.

- GV tổ chức hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm) (có thể nhiều người hơn).
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa (xem sơ đồ) và tập trung vào câu
hỏi.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút và viết ý kiến vào ô ý kiến cá
nhân
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất
các câu trả lời rồi viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
(giấy A0).

2. ĐẶC ĐIỂM

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.

● Ví dụ: Ngày - giờ sách Toán 2 - tập 2, Cánh Diều trang 33.

Mục tiêu: Giúp HS biết được một ngày có bao nhiêu giờ và các khung giờ tương ứng
với sáng, trưa, chiều và tối.

→ Khi GV tổ chức cho HS hoàn thành bt1 bằng kĩ thuật khăn trải bàn, HS được
khuyến khích chủ động tham gia vào các hoạt động hoạt tập. Tự khám phá được
kiến thức biết được một ngày có bao nhiêu giờ và các khung giờ tương ứng với
sáng, trưa, chiều và tối. Học sinh chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động học
các em sẽ hào hứng tương tác, tham gia tích cực vào bài học và sẵn sàng chủ
động, tiếp thu các kiến thức mới.

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.

● Ví dụ: Góc vuông, góc không vuông. Toán 3 - tập 1 sách Cánh Diều trang
102.
Mục tiêu: HS làm quen với góc; nhận dạng góc vuông, góc không vuông; làm quen
với cái eke; đọc tên góc.

→ Khi GV tổ chức cho HS hoàn thành bt4 ở phần vận dụng bằng kĩ thuật khăn
trải bàn, HS được phân công hoàn thành bài tập. HS sẽ độc lập hoàn thành bài
và viết ý kiến cá nhân vào phiếu của mình, sau đó các thành viên trong nhóm mới
trao đổi ý kiến với nhau và thống nhất một ý kiến chung và ghi vào phiếu của
nhóm. Việc HS được giao nhiệm vụ cụ thể sẽ giúp HS cảm thấy mình phải có
trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao trong nhóm từ đó phát huy được
tính độc lập, tự chủ và có tinh thần trách nhiệm của HS.

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

● Ví dụ: Bài 23: Phép trừ các số có nhiều chữ số. Toán 4 - tập 1 sách KNTT
trang 80.

Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về thực hiện phép trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số cũng
như ôn tập về giải toán có lời văn và đơn vị đo dung tích.

→ Khi GV tổ chức cho HS hoàn thành bt3 bằng kĩ thuật khăn trải bàn sẽ khuyến
khích sự tương tác giữa học sinh với học sinh trong quá trình học tập. HS sẽ độc
lập hoàn thành bài và viết ý kiến cá nhân vào phiếu của mình, sau đó các thành
viên trong nhóm mới trao đổi ý kiến,được chia sẻ với nhau và thống nhất một ý
kiến chung và ghi vào phiếu của nhóm.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1 : Giao nhiệm vụ học tập

● Giáo viên:

- Chia học sinh thành các nhóm (4 - 6 học sinh / nhóm) (có thể nhiều người hơn), mỗi
học sinh ngồi vào vị trí đã đánh số trên phiếu học tập.

- GV giao nhiệm vụ thảo luận có tính mở và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập
(dạng một tờ giấy A0, A1…)

Bước 2 : Làm việc cá nhân

Học sinh:

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, ghi câu trả lời vào phần giấy
của mình trên phiếu học tập như hình vẽ minh họa.

Bước 3 : Thảo luận, thống nhất ý kiến chung và trình bày sản phẩm.

Học sinh:

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất
các câu trả lời.

- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0).

- Trình bày sản phẩm.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá và kết luận.


Học sinh: Nhận xét lẫn nhau.

Giáo viên: Nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung.

VÍ DỤ :

● Bài 75: Các số có ba chữ số (tiếp theo) - Toán lớp 2 tập 2 sách Cánh Diều
trang 50.

Mục tiêu : HS biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị.

Chuẩn bị : Giấy A0, đã thiết kế sẵn mô hình chung của kĩ thuật “khăn trải bàn’’, bút
dạ.

Cách tiến hành :

Bước 1 : Giao nhiệm vụ học tập.

● Giáo viên:

- Giáo viên chia HS làm việc theo nhóm 4, mỗi học sinh ngồi vào vị trí đã đánh số
(ghi tên) của mình trên phiếu học tập.

- GV giao nhiệm vụ thảo luận :

+ Trong thời gian 2 phút, mỗi các nhân phải suy nghĩ để phân tích các số có ba chữ số
thành các trăm, chục, đơn vị ở bài tập 2.

Bước 2 : Làm việc cá nhân

● Học sinh:

- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 2 theo mẫu ra phần giấy của
mình.
- Học sinh độc lập suy nghĩ trong vòng 2 phút dựa vào những kiến thức mình đã học
về các số có ba chữ số.

Bước 3 : Thảo luận, thống nhất ý kiến chung và trình bày sản phẩm.

● Học sinh:

- Hết thời gian làm việc cá nhân học sinh thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để đưa ra
kết quả nhóm mình cho là đúng rồi ghi vào phần chính giữa tờ giấy.

- Trình bày sản phẩm.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

Học sinh: Nhận xét bài làm các nhóm.

Giáo viên: Nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung.

● Ví dụ : Bài “Bảng chia 3”- Sách toán lớp 3 tập 1 - CD, tr.39

Bước 1 : Giao nhiệm vụ học tập.

● Giáo viên:

- Giáo viên chia HS làm việc theo nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ hình khăn
trải bàn, yêu cầu học sinh ngồi vào vị trí đã đánh số.

- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận tìm ra cách giải bài toán và hoàn thành bài toán vào
bảng phụ.

Bước 2 : Làm việc cá nhân.


● Học sinh:

- Yêu cầu mỗi HS độc lập suy nghĩ và ghi câu trả lời của mình vào phần giấy của
mình trên bảng phụ trong 4 phút.

- Học sinh độc lập suy nghĩ trong vòng 4 phút dựa vào những kiến thức mình đã học
về bảng chia 3.

Bước 3 : Thảo luận, thống nhất ý kiến chung và trình bày sản phẩm.

● Học sinh:

- Hết thời gian làm việc cá nhân học sinh thảo luận nhóm thống nhất lại ý kiến và viết
vào phần giữa của bảng phụ.

- Trình bày sản phẩm.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

Học sinh: Nhận xét bài làm các nhóm.

Giáo viên: Nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung.

● Ví dụ : Trong bài tập 1,bài 19.Góc nhọn, góc tù, góc bẹt,trang 44-45, lớp 4
- tập 1, Cánh diều.

Bước 1 : Giao nhiệm vụ học tập.

● Giáo viên:

- Giáo viên chia HS làm việc theo nhóm 4, mỗi học sinh ngồi vào vị trí đã đánh số
(ghi tên) của mình trên phiếu học tập.

- GV giao nhiệm vụ thảo luận :


+Trong thời gian 3 phút, mỗi các nhân phải suy nghĩ trong BT1 góc nào là góc nhọn,
góc vuông, góc tù, góc bẹt.

Bước 2 : Làm việc cá nhân.

● Học sinh:

- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 1 theo mẫu ra phần giấy của
mình.

- Học sinh độc lập suy nghĩ trong vòng 3 phút dựa vào những kiến thức mình đã học
về các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

Bước 3 : Thảo luận, thống nhất ý kiến chung và trình bày sản phẩm.

● Học sinh:

- Hết thời gian làm việc cá nhân học sinh thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để đưa ra
kết quả nhóm mình cho là đúng rồi ghi vào phần chính giữa tờ giấy.

- Trình bày sản phẩm.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

Học sinh: Nhận xét bài làm các nhóm.

Giáo viên: Nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung.

4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM

● Ưu điểm :

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của từng cá nhân HS.

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS và HS.

● Nhược điểm:

- Mất thời gian để chuẩn bị giấy cho mỗi lần sử dụng, tốn kinh phí vì giấy Ao phải
chuẩn bị nhiều.

- Đặc biệt với những em …., sẽ không tránh khỏi việc trông chờ vào những HS học tốt
hơn, đợi các bạn viết trước rồi viết theo, điều này nếu GV không kiểm soát tốt sẽ làm
phản tác dụng của kĩ thuật dạy học này.
- Mất khá nhiều thời gian trong quá trình tổ chức hoạt động nếu GV không quản lý tốt.

=> Kỹ thuật này thường sử dụng ở hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập.

● Ví dụ: Ưu, nhược điểm của Khăn trải bàn

Làm quen với biểu thức số - sách Cánh Diều 3 tập 1 trang 87, 88.

Ưu điểm: Khi sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” ở bài tập này, HS có khả năng năng
cao tính độc lập trong việc hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập. HS cũng rèn
luyện kĩ năng giao tiếp hợp tác ở việc thảo luận nhóm để kết luận lại sản phẩm. Tạo ra
sự hứng thú trong việc học tập của HS.

Nhược điểm: Khi sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” ở bài tập này, một số HS sẽ ỷ, sao
chép bài của các bạn thay vì tự suy nghĩ và trình bày kết quả của mình. GV mất nhiều
thời gian tổ chức và quan sát các nhóm thảo luận hoàn thành vào phiếu học tập.

● Một số lưu ý với kĩ thuật "Khăn trải bàn"

- Kỹ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa
ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.

- Kỹ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn
thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.

- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải
bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét.

- Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn.

- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả
năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
III. KỸ THUẬT BỂ CÁ

1. KHÁI NIỆM KT BỂ CÁ

- Khăn trải là kĩ thuật dạy học trong đó:


+ Giáo viên : Đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu bài toán và hướng dẫn thực hiện.
+ Học sinh : Khám phá, giải quyết vấn đề bằng cách thảo luận nhóm, HS sẽ ngồi
thành một nhóm và thảo luận với nhau. HS còn lại trong lớp ngồi xung quanh theo
vòng bên ngoài để theo dõi cuộc thảo luận và khi kết thúc thảo luận sẽ đưa ra những
nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.
→ HS khám phá, giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

VÍ DỤ:

● Ví dụ: Bài 58: Tính chất cơ bản của phân số. Toán 4 - tập 2 sách Cánh
Diều.

- Ở bài tập này GV sẽ tổ chức cho HS học thông qua chơi theo kỹ thuật bể cá kết hợp
với phương pháp làm việc nhóm để hoàn thành bài tập.
Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ.
- Chia lớp thành 2 vòng (vòng trong và vòng ngoài), sau đó giao nhiệm vụ cho mỗi
vòng.
+ Vòng trong: thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề về BT3 theo phương pháp làm
việc nhóm 4.
+ Vòng ngoài: Nhận xét, góp ý, phản biện.
Bước 2: Tạo nhóm bể cá, HS sẽ cùng nhau thảo luận và đưa ra đáp án phù hợp.
Bước 3: Trình bày.
- Nhóm trung tâm báo cáo sản phẩm.
- Nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, kết luận.
● Ví dụ: Bài hình tam giác, hình tứ giác. Toán 3 - tập 1 trang 103 sách Cánh
Diều.

- Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận: “Nêu tên hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong
mỗi hình.”
Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ.
- Chia lớp thành 2 vòng (vòng trong và vòng ngoài), sau đó giao nhiệm vụ cho mỗi
vòng.
+ Vòng trong: thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề về BT1 theo phương pháp làm
việc nhóm 4.
+ Vòng ngoài: Nhận xét, góp ý, phản biện.
Bước 2: Tạo nhóm bể cá, HS sẽ cùng nhau thảo luận và đưa ra đáp án phù hợp.
Bước 3: Trình bày.
- Nhóm trung tâm báo cáo sản phẩm.
- Nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, kết luận.

2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ.

Chia lớp thành 2 nhóm (nhóm trung tâm và nhóm quan sát)

- Nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của GV đưa ra, các thành viên của
nhóm quan sát sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm trung tâm đang thảo luận.

- Các thành viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng
góp ý kiến vào cuộc thảo luận.

Bước 2: Tạo nhóm bể cá, các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Trình bày.

- Nhóm trung tâm báo cáo sản phẩm.


- Nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: GV nhận xét, kết luận.

VÍ DỤ:

● Ví dụ: Bài 75: Các số có ba chữ số (tiếp theo) - Toán lớp 2 tập 2 sách Cánh
Diều trang 50.

Bài tập 2:

+ GV tổ chức cho HS thực hiện theo kỹ thuật “Bể cá” kết hợp với kỹ thuật “Khăn trải
bàn” để hoàn thành bài tập:

Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ.

Chia lớp thành 2 nhóm (nhóm trung tâm và nhóm quan sát), sau đó GV giao nhiệm vụ
cho mỗi nhóm.

- Nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận BT2 theo kỹ thuật “Khăn trải bàn” của GV
đưa ra, các thành viên của nhóm quan sát sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát
nhóm trung tâm đang thảo luận.

- Các thành viên tham gia nhóm quan sát vẫn thực hiện suy nghĩ làm BT2 và có thể
thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận.

Bước 2: Tạo nhóm bể cá, các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Trình bày.

- Nhóm trung tâm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nhận xét.


Bước 4: GV nhận xét, kết luận.

● Ví dụ : Bài Khối hộp chữ nhật. Khối lập phương Lớp 3, sách Cánh Diều.

+ Ở bài tập này, GV tổ chức cho HS học thông qua chơi theo kỹ thuật bể cá kết hợp
với phương pháp làm việc nhóm để hoàn thành bài tập

Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ.

Chia lớp thành 2 vòng (vòng trong và vòng ngoài), sau đó giao nhiệm vụ cho mỗi
vòng.

+ Vòng trong: thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề về BT2 theo phương pháp làm
việc nhóm 4.

+ Vòng ngoài: Nhận xét, góp ý, phản biện.

Bước 2: Tạo nhóm bể cá, HS sẽ cùng nhau thảo luận và đưa ra đáp án phù hợp.

Bước 3: Trình bày.

- Nhóm trung tâm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: GV nhận xét, kết luận.

→ Khi sử dụng Kĩ thuật bể cá kết hợp với phương pháp làm việc nhóm, HS có thể vừa
được học vừa chơi, tăng khả năng tương tác và hợp tác giúp các em phát triển kỹ năng
toàn diện, giúp HS nhớ bài lâu, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh mà không gây
nhàm chán.
● Ví dụ : Bài “ Tìm phân số của một số” –Toán 4-Tập 2-Cánh Diều( Trang
66)

Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ.

+ Ở bài tập này, GV tổ chức cho HS học thông qua chơi theo kỹ thuật bể cá kết hợp
với phương pháp làm việc nhóm để hoàn thành bài tập.

Chia lớp thành 2 nhóm (nhóm trung tâm và nhóm quan sát), sau đó GV giao nhiệm
vụ cho mỗi nhóm.

- Nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận BT2 theo kỹ thuật “Khăn trải bàn” của GV
đưa ra, các thành viên của nhóm quan sát sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát
nhóm trung tâm đang thảo luận.

- Các thành viên tham gia nhóm quan sát vẫn thực hiện suy nghĩ làm BT2 và có thể
thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận.

GV sẽ chia lớp thành hai vòng( vòng trong và vòng ngoài). Sau đó giáo viên sẽ giao
nhiệm vụ cho mỗi vòng

Bước 2: Tạo nhóm bể cá, HS sẽ cùng nhau thảo luận và đưa ra đáp án phù hợp.

Bước 3: Trình bày.

- Nhóm trung tâm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: GV nhận xét, kết luận.

* Khi sử dụng kĩ thuật này:

- HS có thể nâng cao khả năng phản biện, tranh luận của HS trong quá trình thảo luận
khi thấy nhóm trung tâm làm việc không tốt về bài tập.
- Phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của HS trong quá trình nhóm trung tâm làm
bài: HS quan sát cách làm việc của nhóm trung tâm và đóng góp ý kiến của mình cho
nhóm.

- Và sẽ giúp HS hứng thú hơn trong học tập, không thấy bị nhàm chán: HS được thể
hiện bản thân, được nêu ra ý kiến của mình; HS tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, tranh
luận, phản biện sẽ giúp HS nhớ bài lâu hơn và khắc phục lỗi sai khi làm bài sau này.

3. ƯU ĐIỂM

- Nâng cao khả năng phản biện, tranh luận của HS

- Vừa giải quyết được vấn đề, vừa phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của người
học.

- Phát triển kỹ năng cộng tác làm việc của người học

- HS tự phát hiện vấn đề và tự tìm cách giải quyết vấn đề thông qua lắng nghe và phản
biện.

- Phát triển tư duy người học.

4. NHƯỢC ĐIỂM

- Cần có không gian tương đối rộng.

- Nhóm trung tâm khi thảo luận cần có thiết bị âm thanh, hoặc cần phải nói to.

- Các thành viên quan sát có xu hướng không tập trung vào chủ đề thảo luận.

● Ví dụ: Bảng nhân 2 sách Cánh Diều lớp 2 - tập 2 trang 11.

Ưu điểm: Khi sử dụng kĩ thuật bể cá ở bài tập này, HS có khả năng nâng cao tính
phản biện, tranh luận giữa các thành viên của nhóm trung tâm hoặc các thành viên
quan sát với nhóm trung tâm. HS vừa giải quyết được vấn đề giáo viên đưa ra, vừa
phát triển kĩ năng quan sát và giao tiếp. Khi nhóm trung tâm báo cáo sản phẩm, các
thành viên của các nhóm ngồi quan sát sẽ phản biện, từ đó giúp các HS tự phát hiện ra
vấn đề và tự tìm các giải quyết vấn đề thông qua lắng nghe và phản biện.

Nhược điểm: Khi sử dụng kĩ thuật bể cá ở bài tập này, cần có không gian tương đối
rộng để HS có được một tâm thế thoải mái. Các thành viên có xu hướng quan sát
không tập trung vào các chủ đề mà nhóm trung tâm thảo luận điều này sẽ dẫn đến việc
học tập không hiệu quả.

5. Lưu ý

- Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi để những học sinh
tham gia quan sát có thể ngồi vào đó và đóng góp ý kiến cho cuộc thảo luận.

- Trong quá trình thảo luận, có thể thay đổi vai trò của những người quan sát và những
người thảo luận với nhau.

You might also like