Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

48.

Lê Ngọc Linh (1B-22)


Câu 1: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra những tác dụng gì đối
với phát triển kinh tế Việt Nam? Nêu ví dụ cụ thể để minh họa.
Bài làm
Những tác dụng mà kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra đối
với phát triển kinh tế Việt Nam là:
- Thứ nhất, tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.
- Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp
+ Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng. Doanh nghiệp nhà
nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc
phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không
đầu tư.
+ Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp
tác xã. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần.
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư
nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền
kinh tế.
- Thứ ba, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
+ Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai,
minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ công thiết yếu; đồng thời có
chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu
số. Không lồng ghép các chính sách xã hội trong giá. Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí; rà
soát, chuyển đổi chính sách phí, lệ phí đối với một số dịch vụ công sang áp dụng chế độ giá
dịch vụ.
+ Tiếp tục phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường.
+ Thực hiện đa dạng hóa thị trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng
hình thành khung pháp lý, phát triển hệ thống phân phối thông suốt và hiệu quả.
- Thứ tư, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
+ Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế,
thương mại, đầu tư,… Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương
hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp
hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập,
tự chủ.
- Thứ năm, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước
về kinh tế – xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội
+ Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của
Đảng; tăng cường lãnh đạo việc thể chế hoá và việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế – xã hội; tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; lãnh đạo
việc bố trí cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện của đội ngũ cán bộ hoạt động trong các
lĩnh vực kinh tế – xã hội. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác tham mưu về kinh tế – xã
hội ở các cấp, các ngành.
Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng
GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%(4), thì giai đoạn 1991 - 1995, tăng trưởng GDP bình
quân đã đạt 8,2%/năm(5). Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao, riêng giai
đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8(6). Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt
Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới
nổi thành công nhất(7). Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng
trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt
Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm (2016 - 2020) tăng trung
bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Quy
mô nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD thì đến năm 2020 đã
đạt khoảng 343 tỷ USD(8). Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần,
năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.500 USD. Các cân đối lớn của nền kinh
tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm…
tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tính theo chuẩn
nghèo chung, tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% năm 1990 xuống còn dưới 6% năm 2018(9);
hơn 45 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2018. Chỉ số đổi mới
sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131 nước, đứng đầu nhóm 29
quốc gia có cùng mức thu nhập(10). Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ
thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020(11), cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ
phát triển kinh tế.

Câu 2: Phân biệt KN Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì sao phải thực hiện hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
Bài làm
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội
mà ở đó dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh có sự điều tiết của nhà nước do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều
hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo kinh
tế 4 nhân là một động lực quan trọng của kinh tế nhà nước kinh tế tập thể cùng với kinh tế 4
nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối chủ
trương chiến lược hệ thống pháp luật chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành điều chỉnh
chức năng hoạt động mục tiêu phương thức hoạt động các quan hệ lợi ích của các tổ chức các
chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.
Phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì:
thứ nhất, do thể chế kinh tế chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng bộ; thứ 2,
hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ; thứ 3, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực hiệu quả kém
đầy đủ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.

Câu 3: Phân tích khẳng định: Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và
hoạt động kinh tế - xã hội; là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác. Lấy ví dụ
bằng hoạt động cụ thể trong đời sống để minh họa.
Bài làm
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế xã hội : Con người
tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn nhu cầu vật chất, nâng cao phương
thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình, trong nền kinh tế thị trường phương
thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập, vì vậy mọi chủ
thể kinh tế đều phải hoạt động để nâng cao thu nhập của mình.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác: lợi ích kinh tế được thực
hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi
ích văn hóa của chủ thể xã hội, lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực phát triển
kinh tế xã hội.
- Ví dụ lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông thôn của Hà Nội còn thấp, năng suất lao động
thấp. Trong khi đó, CNH, HĐH xác định chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ quản lý từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động
cùng với công nghệ, phương tiện máy móc kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.
Lợi ích kinh tế của nông dân chính là nhu cầu được chuyển đổi từ sử dụng lao động
thủ công sang lao động sử dụng công nghệ tạo ra năng suất lao động hiệu quả. Lợi ích kinh tế
của nông dân là tổng thể những nguồn thu từ hoạt động kinh tế của họ để đáp ứng nhu cầu
sản xuất và sinh hoạt cho mọi thành viên trong gia đình. Trong quá trình CNH, HĐH nền
kinh tế quốc dân, người dân vừa là chủ thể tiến hành, vừa là người trực tiếp thụ hưởng thành
quả của quá trình CNH, HĐH. Chính người nông dân trực tiếp giải quyết lợi ích cho chính
mình thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình.

You might also like