Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 4: Các quy luật của nền kinh tế thị trường: nội dung, tác động, biểu hiện

trong nền
kinh tế VN và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
Bài làm
1.Quy luật giá trị
a,Khái niệm: Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành
trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết.
b,Tác động:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất làm tăng năng suất lao động
- Phân hóa giàu nghèo một cách tự nhiên
+Tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và lao động vào các ngành sản xuất
khác nhau để phục vụ thị trường
+Thu hút hàng hóa ở những nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao, tạo nên sự cân bằng
hàng hóa trong các khu vực khác nhau
+Kích thích việc cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm
c.Biểu hiện trong nền KT VN
- Biểu hiện tiền của giá trị hàng hóa chính là giá cả
- Hàng hóa lấy giá trị làm cơ sở để tiến hành trao đổi ngang giá, yêu cầu giá cả phải phù
hợp với giá trị
- Giá cả hàng hóa là nội dung và cơ sở khách quan của giá cả, còn giá cả là hình thức
biểu hiện của giá trị.
d.Giải pháp
*Phát huy mặt tích cực:
- Vận dụng quy luật giá trị đối với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp: tự
động điều chỉnh tỷ lệ phân chia sức lao động nguyên vật liệu sản xuất khác nhau để đáp
ứng các nhu cầu và điều tiết xã hội.
- Vận dụng quy luật giá trị đối với việc hình thành giá cả sản xuất: giải pháp cụ thể đối
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như của Việt Nam đi kèm hệ
thống giá cả quy luật
*Hạn chế mặt tiêu cực
- Cần phải kiềm chế sự gia tăng bất hợp lý của sự phân hóa giàu nghèo
2.Quy luật cung – cầu
a,Khái niệm: Quy luật cung – cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng
và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định.
- Nếu CUNG > CẦU giá cả thấp hơn giá trị
- Nếu CUNG < CẦU giá cả cao hơn giá trị
- Nếu CUNG = CẦU giá cả bằng với giá trị
b,Tác động:
+ Cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả.
+ Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị và ngược lại; nếu cung bằng cầu thì
giá cả bằng với giá trị.
→ Tác dụng của quy luật cung – cầu:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Nhà nước có
thể vận dụng quy luật cung – cầu thông qua các chính sách và biện pháp kinh tế như giá
cả, lợi nhuận.
c.Biểu hiện trong nền KT VN
- Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với
lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên thì giá cả của hàng hóa này sẽ
có xu hướng tăng lên
- Giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung cấp đổ ra thị
trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần
d.Giải pháp
*Phát huy mặt tích cực:
-Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những
mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động
có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu,
ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng
giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng
phát
*Hạn chế mặt tiêu cực
-Quy luật cung cầu luôn biến động trên thị trường nên giá cả cũng chịu tác động và biến
động theo. Do vậy mà các cơ quan quản lý luôn phải thực hiện kiểm soát giá cả một cách ổn
định. Tránh tình trạng ép giá thị trường và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cung ứng
sản phẩm.
3.Quy luật lưu thông tiền tệ
a.Nội dung
- Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, phục vụ cho sự lưu thông hàng hóa. Vì
vậy, lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hóa quyết định.
- Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định. Quy luật này được thể hiện như sau:
M = P x Q/V
- Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hóa
đem ra lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ
b.Tác động
- Tính toàn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông ở mọi hình thái kinh tế - xã hội có sản
xuất và lưu thông hàng hóa
+ Tiền vàng là tiền có đầy đủ giá trị, cho nên nếu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần
thiết cho lưu thông hàng hóa thì số tiền vàng rời khỏi lưu thông, đi vào cất trữ và ngược
lại. Tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trị, không có giá trị thực như tiền vàng.
+ Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lạm
phát.
+ Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hóa tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời sống
của nhân dân lao động gặp khó khăn, các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước kém hiệu
lực,…
c.Biểu hiện trong nền KT VN
-Quy luật kinh tế là các nguyên tắc và quy định tự nhiên điều chỉnh hoạt động của nền
kinh tế. Trong lưu thông tiền tệ của Việt Nam, các biểu hiện của quy luật kinh tế bao
gồm:
+Quy luật cung - cầu: Khi số lượng tiền tệ tăng lên, giá trị của nó sẽ giảm. Khi cung tiền
tăng lên, sẽ có sự gia tăng trong số tiền có sẵn và giá cả sẽ giảm. Ngược lại, khi cung tiền
giảm, giá cả sẽ tăng lên. Việt Nam cũng áp dụng quy luật này trong việc quản lý lạm phát
và giá cả.
+Quy luật tiết kiệm và đầu tư: Sự tiết kiệm và đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Việt Nam cũng khuyến khích sự tiết
kiệm và đầu tư bằng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ.
+Quy luật kinh doanh và cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong nền kinh tế là điều tất yếu. Việt
Nam đã và đang thực hiện các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp trong việc cạnh tranh với nhau để phát triển.
+Quy luật khai thác tài nguyên: sở hữu nhiều tài nguyên quan trọng như: dầu, khí đốt,
than, sắt, vàng và đất hiếm. Việt Nam đã và đang áp dụng các chính sách để tối đa hóa
giá trị của các tài nguyên này thông qua khai thác và sử dụng hiệu quả.
+Quy luật thị trường tự do: Việt Nam đang tiến hành mở cửa thị trường và hội nhập quốc
tế, cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh với nhau trong một môi
trường công bằng.
d.Giải pháp
*Phát huy mặt tích cực:
-Tăng cường quản lý chính sách tiền tệ: Chính phủ cần tăng cường quản lý chính sách
tiền tệ bằng cách điều chỉnh lãi suất, tăng giảm tỷ giá ngoại tệ, quản lý tốt việc phát hành
tiền và kiểm soát lạm phát.
-Tăng cường hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, bao gồm cả việc hợp tác
về tiền tệ và tài chính, sẽ giúp cải thiện tính tích cực trong lưu thông tiền tệ và hạn chế
tiêu cực. Điều này có thể được đạt được thông qua các thỏa thuận thương mại tự do, hợp
tác kinh tế toàn cầu, và việc tham gia vào các tổ chức quốc tế như IMF và Ngân hàng
Thế giới.
-Nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu: Nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu là
một giải pháp tăng tính tích cực trong lưu thông tiền tệ. Điều này có thể được đạt được
thông qua việc đầu tư vào các ngành công nghiệp, cải tiến công nghệ, đào tạo lao động,
và tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
-Tăng cường quản lý tài chính cá nhân: Tăng cường quản lý tài chính cá nhân là một giải
pháp hạn chế tiêu cực trong lưu thông tiền tệ. Điều này có thể được đạt được thông qua
việc tăng cường giáo dục tài chính cho người dân, giảm thiểu nợ cá nhân, và tăng cường
quản lý tiền bạc cho các doanh nghiệp và cá nhân
*Hạn chế mặt tiêu cực:
Sự tham gia của nhà nước và người dân để giảm tình trạng làm phát
4. Quy luật cạnh tranh
a,Khái niệm
-Trong nền sản xuất hàng hóa, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa người sản
xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là một yêu cầu thường xuyên đối với
những người sản xuất hàng hóa
b,Tác động
- Tích cực:
+Phát triển lực lượng sản xuất
+Phát triển nền kinh tế thị trường
+Phân bổ nguồn lực
+Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội
-Tiêu cực:
+Tổn hại môi trường cạnh tranh
+Lãng phí nguồn lực xã hội
+Tổn hại phúc lợi xã hội
c,Biểu hiện trong nền kinh tế VN
- Nhiều người mua và người bán
- Sự khác biệt hóa của sản phẩm
- Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp
- Lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn
- Lợi nhuận bình thường trong dài hạn
- Trong cạnh tranh không hoàn hảo, người mua không có được tất cả thông tin hoàn hảo
về sản phẩm, chất lượng và giá cả của chúng
- Cạnh tranh phi giá cả
d.Giải pháp
*Phát huy mặt tích cực
Quy định và giám sát chặt chẽ: Chính phủ cần đưa ra các quy định rõ ràng để đảm bảo
các công ty hoạt động trong phạm vi luật pháp và đồng thời cần có cơ quan giám sát để
đảm bảo rằng các quy định này được tuân thủ.
Khuyến khích sự đa dạng: Khuyến khích sự đa dạng trong ngành công nghiệp sẽ giúp
ngăn chặn sự tập trung quá mức của quyền lực và ngăn chặn sự đàn áp các đối thủ cạnh
tranh.
Tăng cường giáo dục và tăng cường thông tin cho người tiêu dùng: Giáo dục và tăng
cường thông tin cho người tiêu dùng sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ
mà họ mua và đảm bảo rằng họ không bị lừa đảo hoặc bị ảnh hưởng bởi các chiến lược
cạnh tranh tiêu cực.
Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh: Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh bằng
cách đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là những doanh
nghiệp mới vào ngành công nghiệp.
Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển: Chính phủ có thể hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và
phát triển để đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới và sáng tạo, giúp các doanh nghiệp
cạnh tranh bằng cách cung cấp cho họ các công nghệ mới và giúp họ tiết kiệm chi phí sản
xuất
*Hạn chế mặt tiêu cực
-Cải tiến khoa học kĩ thuật
-Nâng cao đời sống nhân

You might also like