Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 62

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


TIÊU THỤ SẢN PHẨM
MÃ SỐ: MĐ06

NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM


Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà Nội, 2014
2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có th ể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về dạy và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ06


3

LỜI GIỚI THIỆU


Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành trồng trọt theo hướng nền kinh tế
thị trường hàng hóa nhiều thành phần của nước ta trong thời gian tới, những
người tham gia vào hoạt động trồng trọt cần được đào tạo để h ọ có nh ững
kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đ ẳng Nông nghiệp Nam
Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng
chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm”.
Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích ngh ề theo ph ương
pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngh ề
được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của ch ương trình g ồm nhi ều mô đun,
mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt
chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực th ực hiện của
người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào
công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học.
Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng
học là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nh ưng không có
điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc h ọc cao, thời
gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn th ấp. Vì vậy vi ệc đào t ạo di ễn
ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nh ẹ phù h ợp v ới đi ều
kiện và hoàn cảnh của học viên.
Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ
cấp nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm và được dùng làm giáo trình cho các h ọc
viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và ng ười sử dụng lao đ ộng
tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống d ạy
nghề Việt Nam
Giáo trình tiêu thụ sản phẩm có 04 bài được sắp xếp theo trình tự liên
quan bao gồm lựa chọn hình thức tiêu thụ, lựa chọn nơi tiêu thụ, th ực hiện
bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế.
Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp
DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn m ới. Vì v ậy
chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập th ể các tác gi ả mong mu ốn
sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Nguyễn Tiến Huyền (chủ biên);
2. Nguyễn Thị Quyên;
3. Nguyễn Văn Dũng;
4

4. Trần Phạm Thanh Giang;


5. Nguyễn Hữu Luyến.
Mục lục
ĐỀ MỤC TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN..................................................................................2


LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................3
Mục lục ...............................................................................................................4
ĐỀ MỤC TRANG....................................................................................4
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT................................... 6
Bài 1: Lựa chọn hình thức tiêu thụ ............................................... 7
A. Nội dung..........................................................................................................7
1. Tìm hiểu các hình thức tiêu thụ.................................................................... 7
2. Liệt kê các hình thức tiêu thụ chính............................................................. 8
2.1. Hình thức 1: Tiêu thụ trực tiếp ........................................................... 8
2.2. Hình thức 2: Bán hàng cho người bán lẻ (đại lý trái cây hay quầy trái
cây ở địa phương hoặc các siêu thị)..........................................................9
2.3. Hình thức 3: Bán cho người bán buôn (bán sỉ, thương lái) hoặc các
vựa nông sản, trái cây hoặc bán cho các hợp tác xã dịch vụ trái cây ...10
2.4. Hình thức 4: Bán cho các công ty xuất khẩu nông sản, trái cây hoặc
bán cho các công ty có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân. .....11
2.5. Các hình thức tiêu thụ khác.............................................................. 12
3. Quyết định hình thức tiêu thụ.....................................................................12
B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................14
C. Ghi nhớ..........................................................................................................14
Bài 2. Lựa chọn nơi tiêu thụ ....................................... 15
Thời gian: 9 giờ................................................................................................15
A. Nội dung........................................................................................................15
1. Tìm hiểu các nơi tiêu thụ.............................................................................15
2.2. Bán tại các chợ, siêu thị hoặc các khu đông dân cư, nhiều người
qua lại........................................................................................................ 17
2.3. Bán tại các chợ đầu mối trái cây.......................................................18
2.4. Bán tại các hội chợ triển lãm nông sản, trái cây ..............................20
3. Quyết định nơi tiêu thụ................................................................................21
B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................21
C. Ghi nhớ..........................................................................................................21
Bài 3. Thực hiện bán sản phẩm .....................................................................22
Thời gian: 14 giờ..........................................................22
A. Nội dung........................................................................................................22
1. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm......................................................................22
1.1. Khái niệm........................................................................................... 22
1.2. Cấu trúc của một hợp đồng bao tiêu sản phẩm..............................22
1.3. Mẫu hợp đồng bao tiêu sản phẩm....................................................24
2. Hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản phẩm....................................................27
5

2.1. Khái niệm........................................................................................... 27


2.2. Cấu trúc của một hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản phẩm.............27
2.3. Mẫu hợp đồng mua bán....................................................................29
3. Thanh lý hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.......................................................37
3.1. Khái niệm........................................................................................... 37
3.2. Cấu trúc của một bản thanh lý hợp đồng.........................................37
B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................42
C. Ghi nhớ..........................................................................................................42
Bài 4. Tính hiệu quả kinh tế ........................................ 43
Thời gian: 16 giờ............................................................................................43
A. Nội dung.......................................................................................................43
1. Tính tổng chí phí đầu tư.............................................................................. 43
1.1. Các khái niệm.................................................................................... 43
1.2. Các loại chi phí.................................................................................. 43
1.3. Phân chia các loại chi phí.................................................................. 47
2. Tính tổng thu nhập đầu ra.......................................................................... 51
2.1. Khái niệm........................................................................................... 51
2.2. Cách tính thu nhập............................................................................ 51
3. Tính giá thành sản xuất............................................................................... 51
3.1. Khái niệm giá thành sản xuất...........................................................51
3.2. Giá thành một đơn vị sản phẩm (1 kg trái cây) ................................51
3.3. Giá bán trái cây.................................................................................. 52
4. Tính lợi nhuận sản xuất .............................................................................52
4.1. Khái niệm lợi nhuận:..........................................................................52
4.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế...................................................52
B. Câu hỏi và bài tập........................................................................................ 53
C. Ghi nhớ..........................................................................................................54
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.......................................................... 55
6

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

- BVTV: Bảo vệ thực vật


- CA: Công an
- CMND: Chứng mình nhân dân
- DN: Doanh nghiệp
- GPKD & MST số: Giấy phép kinh doanh và mã sỗ thuế
- HĐKT: Hợp đồng kinh tế
- HĐMB: Hợp đồng mua bán
- HĐTT: Hợp đồng tiêu thụ
- HKTT: Hộ khẩu thường trú
- HTX: Hợp tác xã
- TSCĐ: Tài sản cố định
- VP: Văn phòng
- VPĐD: Văn phòng đại diện
- UBND: Ủy ban nhân dân
7

Bài 1: Lựa chọn hình thức tiêu thụ


Mục tiêu:
- Xác định được các phương thức tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm phù hợp
với điều kiện thực tế;
- Lựa chọn được hình thức tiêu thụ phù hợp với quá trình sản xuất của
mình và có lợi nhất

A. Nội dung

1. Tìm hiểu các hình thức tiêu thụ


Hình thức tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm là cách mà người sản xuất xoài,
ổi, chôm chôm bán trái cây của mình ra thị trường tới tay người tiêu dùng cuối
cùng thông qua hoặc không thông qua trung gian.
Người
s ản Ngườ
Ng ườii
Trung tiêu
xuất Trung Trung tiêu
gian dùng
(người gian gian dùng
thứ
trồng thứ hai thứ …. cuốốii
cu
nhất cùng
trái cùng
cây)

Người tiêu dùng cuối cùng là những cá nhân, hộ gia đình đi mua sản
phẩm xoài, ổi, chôm chôm không nhằm mục đích bán lại mà để s ử dụng v ới
các mục đích như: để dùng cho gia đình hoặc cơ quan, đơn vị mình; để đem đi
biếu tặng người khác. Người tiêu dùng cuối cùng được hiểu ở đây là các cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế xã hội trong nước và nh ững ng ười mua s ản
phẩm của chúng ta ở nước ngoài.
Người tiêu dùng cuối cùng là đối tượng quan trọng nhất mà người sản
xuất cần quan tâm. Để bán được nhiều xoài, ổi, chôm chôm và bán với giá
cao, người sản xuất cần phải biết được nhu cầu, mong muốn của người tiêu
dùng. Từ đó, người sản xuất xoài, ổi, chôm chôm phải trồng những loại trái
cây mà người tiêu dùng cuối cùng đang cần. Chính vì vậy, muốn s ản xu ất đạt
lợi nhuận cao, người sản xuất cần phải điều tra, khảo sát, tìm hiểu thị trường
và tìm hiểu người tiêu dùng trước khi bố trí sản xuất cho phù hợp.
Trung gian trong các hình thức tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm là nh ững tổ
chức, cá nhân không trực tiếp tham gia sản xuất xoài, ổi, chôm chôm nh ưng
có vai trò đưa xoài, ổi, chôm chôm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng
cuối cùng. Trung gian có thể là những đại lý buôn bán trái cây, các v ựa trái
cây, các lái buôn (thương lái) và những tổ chức và cá nhân khác góp ph ần đ ưa
xoài, ổi, chôm chôm từ trang trại, vườn cây đến với người tiêu dùng cuối
cùng.
8

Có những người trồng xoài, ổi, chôm chôm sau khi thu hoạch s ản ph ẩm
của mình sẽ đem bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Cũng có nh ững
người sản xuất xoài, ổi, chôm chôm rồi đem bán cho các trung gian từ th ấp
đến cao.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa ph ương, căn cứ vào kh ả năng và
trình độ hiểu biết của người nông dân, chủ trang trại và căn cứ vào sản lượng
mà người nông dân sản xuất ra để quyết định lựa chọn hình th ức tiêu th ụ
xoài, ổi, chôm chôm cho phù hợp với điều kiện của mình và có lợi nh ất cho
mình.

2. Liệt kê các hình thức tiêu thụ chính


Chúng ta có thể liệt kê một số hình thức tiêu thụ sau:
2.1. Hình thức 1: Tiêu thụ trực tiếp
Người
sản Ngườ
Ng ườii
xuất tiêu
tiêu
(ngườ dùng
dùng
i cuố
cu ốii
trồng cùng
cùng
trái
cây)
Hình 6.1.1: Hình thức tiêu thụ trực tiếp
Người sản xuất (người nông dân) thu hoạch sản phẩm và mang ra ch ợ
hoặc các khu vực đông dân cư, đông người qua lại, cử người bán hàng và bán
trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (người mua sản phẩm về sử dụng).
Cũng có thể mở các sạp (cửa hàng) bán trái cây tại các chợ quê ho ặc thuê
quầy hàng ở các hội chợ triển lãm trái cây, nông sản…

Hình 6.1.2: Bán trái cây tại khu vực đông người qua lại
9

Áp dụng cho những sản phẩm hàng nông sản, trái cây, th ực ph ẩm t ươi
sống, những người sản xuất nhỏ lẻ, tự sản xuất tự tiêu thụ trong một phạm
vi hẹp.
Ưu điểm: Có thể bán được với giá cao hơn khi bán với các hình th ức
khác. Người tiêu dùng thường mua được hàng hóa tươi, ngon, đảm bảo chất
lượng.
Nhược điểm: Mất thời gian, tốn kém nhân lực, không th ể bán được với
số lượng lớn vì phải bán lâu ngày trái cây khó bảo quản và dễ hư.
2.2. Hình thức 2: Bán hàng cho người bán lẻ (đại lý trái cây hay quầy
trái cây ở địa phương hoặc các siêu thị).

Người
sản Ngườ
Ng ườii
xuất tiêu
tiêu
Người
(ngườ dùng
dùng
bán lẻ
i cuố
cu ốii
trồng cùng
cùng
trái
cây)
Hình 6.1.3: Hình thức bán cho người bán lẻ

Người nông dân sau khi thu hoạch trái cây thì bán trực ti ếp cho các đ ại
lý trái cây ở địa phương hoặc các siêu thị để các đại lý, siêu thị này bán trực
tiếp cho người tiêu dùng.

Hình 6.1.4: Bán cho đại lý bán trái cây ở chợ


10

Áp dụng cho những nông dân chuyên môn hóa nhưng chưa cao, vốn và
nhân lực không nhiều. Những trái cây có giá trị thấp.
Ưu điểm: Có thể bán được với giá tương đối cao và số lượng nhiều
hơn so với bán trực tiếp, đỡ mất thời gian và nhân lực hơn bán trực tiếp.
Nhược điểm: Giá có thể thấp hơn so với bán trực tiếp và cũng không
thể bán được với số lượng quá lớn.
2.3. Hình thức 3: Bán cho người bán buôn (bán sỉ, thương lái) hoặc các
vựa nông sản, trái cây hoặc bán cho các hợp tác xã dịch vụ trái cây
Người
sản Người Ngườ
xuất bán i tiêu
Người
(ngườ buôn dùng
bán lẻ
i (bán cuối
trồng s ỉ) cùng
trái
cấy
Hình 6.1.5: Hình thức bán cho người bán buôn

Người nông dân sau khi thu hoạch trái cây sẽ bán cho thương lái hoặc
các vựa trái cây vào tận nơi thu mua hoặc nông dân trở ra vựa để bán.

Hình 6.1.6: Bán cho vựa trái cây


Áp dụng cho những hộ có khối lượng trái cây nhiều, những trang trại
chuyên canh với sản lượng lớn.
11

Ưu điểm: Có thể bán được với số lượng lớn, không mất thời gian và
nhân lực trong bán trực tiếp.
Nhược điểm: Giá có thể thấp hơn so với các hình thức bán hàng khác.
2.4. Hình thức 4: Bán cho các công ty xuất khẩu nông sản, trái cây hoặc
bán cho các công ty có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân.

Các công
Người ty có hợp
sản đồng bao Người Ngườ
Ng ườii
xuất tiêu sản bán lẻ, tiêu
tiêu
(ngườ phẩm hoặc dùng
dùng
i hoặc các xuất cuố
cu ốii
trồng công ty khẩu cùng
cùng
trái xuất
cây) khẩu trái
cây
Hình 6.1.6: Hình thức bán cho các công ty có hợp đông bao tiêu hoặc
công ty xuất khẩu trái cây
Người nông dân sau khi thu hoạch trái cây sẽ làm hợp đồng bán cho các
công ty xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài.

Hình 6.1.7: Đóng hộp trái cây để xuất khẩu


12

Áp dụng cho những trái cây được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn
(Global GAP hoặc Viet Gap) và những nông hộ có mối quan hệ h ợp đồng s ản
xuất bao tiêu với các công ty xuất khẩu nông sản, trái cây.
Ưu điểm: Có thể bán được với số lượng lớn, không mất thời gian và
nhân lực trong bán trực tiếp, có thể yên tâm trong khâu tiêu th ụ cũng nh ư giá
cả nông sản, trái cây.
Nhược điểm: Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn an
toàn tương đối khó khăn.
2.5. Các hình thức tiêu thụ khác
Người trồng trái cây cũng có thể lựa chọn cho mình các hình thức tiêu
thụ khác như: Trực tiếp xuất khẩu hàng hóa, bán hàng trực tiếp cho các c ơ
quan, đơn vị nhân dịp ngày lẽ, tết, bán tại các hội chợ địa ph ương, bán sản
phẩm trái cây kết hợp với du lịch sinh thái….
Ưu điểm: có thể đa dạng hóa các hình thức bán hàng để thu được thu
nhập cao hơn.
Nhược điểm: Tốn thời gian và tốn nhân lực, bán với số lượng không
nhiều.

3. Quyết định hình thức tiêu thụ


Tùy thuộc vào từng gia đình nông dân cũng như tình hình sản xuất và
đặc điểm của địa phương, vùng miền mà các hộ gia đình nông dân lựa chọn
cho mình những hình thức tiêu thụ phù hợp. Các hộ gia đình nông dân có th ể
lựa chọn kết hợp các hình thức tiêu thụ sao cho vừa bán được nông sản với
giá cao và an toàn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Nhìn chung, quyết định lựa chọn hình thức tiêu thụ có thể căn cứ những
đặc điểm sau:
- Đối với những hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ, sản lượng sản
xuất không nhiều có thể lựa chọn hình thức bán trực tiếp hoặc bán cho ng ười
bán lẻ vừa đảm bảo giá cả bán được tương đối cao mà có thể bán được trái
cây ngay khi thu hoạch.
- Đối với những hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn hoặc quy mô
trang trại, sản lượng nhiều có thể lựa chọn hình thức bán cho người bán
buôn, thương lái, vựa trái cây, các hợp tác xã trái cây.
- Đối với những hộ gia đình nằm trong hợp tác xã hoặc nh ững hộ gia
đình có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty thì bán cho các hợp tác xã
hoặc các công ty đã có cam kết này.
Trường hợp đặc biệt, người trồng trái cây muốn bán cho siêu thị, trước
tiên, người nông dân phải trồng và chăm sóc vườn cây theo đúng tiêu chuẩn
VietGAP hoặc GlobalGAP. Trái cây thu hoạch phải đúng tiêu chu ẩn: Ví d ụ
đối với xoài, thu hoạch lúc trái đã đạt kích thước tối đa, no trái, vỏ trái chuyển
13

sang màu vàng, xung quanh trái có lớp phấn mỏng. Có th ể kiểm tra đ ộ trưởng
thành của xoài bằng cách dùng kim ghim vào đuôi xoài, nếu kim không qua
được là hạt xoài đã cứng, trái đủ già, hái được. Tốt nhất nên thu hoạch xoài
từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc này xoài ít mủ nhất. Hái xoài bằng tay
hoặc bằng lồng, khi hái chừa cuống khoảng 2–5cm cho trái ít ch ảy m ủ. Hái
từng quả một. Trải xoài trên lớp báo hoặc lá khô cho ráo m ủ. Sau đó x ếp xoài
vào sọt có lót giấy mềm hoặc lá khô xung quanh và dưới đáy sọt. Lúc đ ặt trái
xoài vào sọt nên đeo găng tay hoặc dùng hai ngón tay cầm nh ẹ trái, tránh làm
mất phấn trên trái. Tránh để cuống trái đâm vào các trái khác. Nên đặt sọt xoài
nơi bóng mát, tránh để nắng rọi trực tiếp vào trái xoài.
Để bán được hàng cho siêu thị, người nông dân cần liên hệ với qu ản lý
của siêu thị hoặc giám đốc kinh doanh của siêu thị. Đưa trái cây mẫu cho
người quản lý của siêu thị, thuyết phục người quản lý lựa ch ọn mua trái cây
của mình bằng các bằng chứng để chứng minh trái cây của mình được sản
xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Để thuyết phục được nhà quản lý của siêu th ị,
người nông dân ngoài việc có sản phẩm trái cây an toàn cần phải hiểu biết và
nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng cũng như tâm lý của nhà quản lý
siêu thị. Người nông dân cũng cần có những kiến th ức c ơ bản v ề kinh t ế, th ị
trường, nắm được các hợp đông kinh tế và các điều khoản ghi trên h ợp
đồng… Sau khi được siêu thị đồng ý mua hàng cần ph ải làm h ợp đ ồng và ghi
rõ các điều khoản cần có trong hợp đồng như thời gian giao hàng, số lượng,
chủng loại hàng, kích cỡ hàng…

Bài đọc thêm


Liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu
Long
Tỉnh Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có
kết hợp 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây. H ướng d ẫn, v ận đ ộng nông
dân, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện hình thức hợp đồng tiêu
thụ trái cây theo quy định tại Quyết định 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002
của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản
thông qua hợp đồng (gọi là Quyết định 80); ngày 5/11/2002 UBND tỉnh Tiền
Giang đã ban hành kế hoạch 928/KH -UB thực hiện Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa
thông qua hợp đồng và ngày 12/6/2003 Sở Nông nghiệp và Phát tri ển nông
thôn đã tổ chức ký kết (số 23) liên kết giữa các nhà: Nhà nước (đại diện là Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Nhà doanh nghiệp (đại diện có: Công
ty Vật tư nông nghiệp tỉnh nay là Công ty cổ phẩn Vật tư nông nghi ệp), Công
ty Rau quả Tiền Giang (nay là Công cổ phần Rau quả Ti ền Giang); Nhà khoa
học (đại diện là Viện cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Khuyến nông); Nhà
tín dụng (đại diện Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại tỉnh Ti ền
Giang); Nhà nông (đại diện là Hội nông dân tỉnh, các nhà vườn).
14

Năm 2008 đã có: Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang; Công ty TNHH
Thịnh Phát; Tập đoàn Metro Cash & Carry; Công ty TNHH Ph ương Anh ở Hà
Nội. Công ty Hatchando – Japan và các siêu th ị: (Co.op Mart thành ph ố M ỹ
Tho; InTiMex; HaPro; PCSC) và một số chợ đầu mối lớn trong và ngoài tỉnh
(ở các HTX: Hòa Lộc, An Hữu, ổi xá lỵ nghệ Tân Hưng, chanh Tân Thanh,
Mỹ Lương, sầu riêng Ngũ Hiệp, Quyết Thắng, Hưng Phát, Thanh long Ch ợ
Gạo, Sơri Gò Công, Sơri Bình Ân Gò Công Đông... 2 tổ hợp tác: chôm chôm
Tân Phong) ký kết hợp đồng tiêu thụ các loại trái cây chủ lực (nh ư xoài cát
Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, Sơri, ổi xá lỵ nghệ, sầu riêng Ngũ Hiệp, khóm, vú
sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim, thanh long và các loại trái cây khác). Trong đó có
nhiều loại trái cây như: Sơri, Thanh Long, xoài cát Hòa L ộc, xoài cát Chu,
bưởi Lông Cổ Cò... đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước nh ư:
Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Đức, Nga, Singapore... với khối lượng
chưa nhiều, nhưng bước đầu đã giúp quảng bá được hình ảnh và trái cây Việt
Nam ra thị trường thế giới. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc và Sơri Gò Công đã
được thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng và nhập khẩu với số lượng ngày
càng tăng: xoài cát Hòa Lộc 80 tấn (năm 2009 HTX Hòa Lộc ký xuất ủy thác);
sơri Gò Công 1.500-2.000 tấn (Công ty Thịnh Phát xuất khẩu trực tiếp).

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


* Câu hỏi
- Trình bày các hình thức tiêu thụ trái cây?
- Trình bày các căn cứ để lựa chọn hình thức tiêu thụ trái cây?
* Bài tập thực hành
Bài tập1. Liệt kê các hình thức tiêu thụ trái cây tại địa phương mình và
lựa chọn hình thức tiêu thụ trái cây phù h ợp với đặc đi ểm c ủa ng ười nông
dân và tình hình thực tế tại địa phương.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm sau:
- Đặc điểm của những hình thức tiêu thụ trái cây.
- Căn cứ để chọn hình thức tiêu thụ trái cây.
15

Bài 2. Lựa chọn nơi tiêu thụ

Thời gian: 9 giờ


Mục tiêu
- Xác định được các nơi tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm phù hợp với điều
kiện thực tế;
- Lựa chọn được nơi tiêu thụ phù hợp với quá trình sản xuất của mình và
có lợi nhất

A. Nội dung

1. Tìm hiểu các nơi tiêu thụ


Nơi tiêu thụ trái cây là địa điểm diễn ra quá trình mua và bán trái cây giữa
một bên là người trồng (sản xuất) trái cây và một bên là người mua trái cây
(có thể là người tiêu dùng cuối cùng, người lái buôn, vựa trái cây, các công ty
thu mua trái cây, xuất khẩu trái cây….).

Người
nông dân Nơi tiêu thụ Người
(người (Địa điểm
bán
mua trái
bán trái cây
trái cây)
cây)

Hình 6.2.1: Sơ đồ nơi tiêu thụ trái cây


Địa điểm cụ thể do người nông dân quyết định hoặc căn cứ vào h ợp
đồng mua bán hoặc bao tiêu trái cây mà người nông dân, chủ trang trại đã kí
kết với các tổ chức, doanh nghiệp thu mua trái cây.
Địa điểm tiêu thụ trái cây có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái cây, chi
phí trong quá trình bán hàng, vận chuyển hàng cũng như các rủi ro trong quá
trình vận chuyển hàng hóa nếu trái cây phải vận chuyển để giao hàng ở nơi
xa xo với vị trí của vườn cây.
Khi người nông dân có hợp đồng bao tiêu sản ph ẩm hoặc h ợp đ ồng mua
bán có quy định nơi giao nhận hàng thì người nông dân cần chú ý đ ề kho ảng
cách giao nhận và phương tiện cũng như hình thức thanh toán khi giao nhận
hàng để tránh hoặc hạn chế các trường hợp rủi ro bất thường xảy ra trong
quá trình vận chuyển hàng hóa.
16

2. Liệt kê các nơi tiêu thụ chính


2.1. Bán tại vườn (tại nhà)
Những người nông dân có thể lựa chọn cho mình hình thức bán trái cây
tại vườn hoặc tại nhà. Khi trái cây tới kì thu hoạch, người trồng trái cây liên
hệ với các thương lái (lái buôn trái cây), các đại lý trái cây để hợp đồng bán
trái cây tại vườn nhà mình.
Nó còn được áp dụng cho những người nông dân có hợp đồng bao tiêu
hoặc hợp đồng mua bán sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp cũng bán t ại
vườn và các công ty, doanh nghiệp sẽ mang phương tiện tới tận vườn trái cây
để vận chuyển. Trường hợp này, trong hợp đồng bao tiêu hoặc hợp đồng mua
bán sản phẩm phải ghi rõ địa điểm giao nhận hàng là tại vườn trái cây (đ ịa
chỉ……).

Hình 6.2.2: Bán tại nhà

Ưu điểm: Nơi tiêu thụ này thuận tiện cho người nông dân, người nông
dân không phải vận chuyển trái cây đi xa. Do vậy, không t ốn th ời gian và chi
phí vận chuyển trái cây tới địa điểm tiêu thụ khác và cũng trái đ ược rủi ro khi
vận chuyển trái cây trên đường như để vỡ, dập nát, tai nạn….
Nhược điểm: Hình thức bán trái cây tại vườn hầu h ết là bán cho
thương lái nên có thể người nông dân sẽ bị ép giá, đặc bi ệt là nh ững th ời
điểm vào chính vụ. khi sản lượng trái cây thì lớn mà giá cả lại rẻ.
17

Hình 6.2.3: Bán tại nhà


Áp dụng: Bán trái cây tại vườn chỉ phù hợp với những vườn cây gần
đường đi lớn, thuận tiện cho phương tiện ra vào.
2.2. Bán tại các chợ, siêu thị hoặc các khu đông dân cư, nhiều người qua
lại

6.2.4 Bán tại siêu thị


18

Hình 6.2.5: Bán tại chợ


Những người nông dân có thể lựa chọn cho mình hình thức bán trái cây
tại các chợ, siêu thị hoặc các khu đông dân cư, nhiều người qua lại. Sau khi
thu hoạch trái cây, người trồng trái cây mang chúng ra các ch ợ hoặc các khu
đông dân cư, nhiều người qua lại để bán. Có thể bán trực tiếp hoặc bán cho
những đại lý trái cây, hoặc bán cho siêu thị để các đại lý trái cây và siêu th ị
bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong trường hợp bán cho siêu th ị,
người bán trái cây có thể thu được mức giá tương đối cao. Nh ưng người bán
trái cây cũng phải chú ý những điểm như trồng trái cây theo tiêu chu ẩn an
toàn, có quan hệ với quản lý của siêu thị, thu hoạch trái cây đúng th ời điểm,
đúng tiêu chuẩn xuất bán, trái cây bán cho siêu thị đảm bảo mẫu mã đ ẹp,
không bị bệnh, không trầy xước, dập nát…
Ưu điểm: Người nông dân không bán hàng cho thương lái nên có thể bán
được với giá cao hơn, tránh việc bị thương lái ép giá vào những th ời đi ểm
chính vụ và ngày cả những thời điểm khan hiếm trái cây.
Nhược điểm: Tốn chi phí vận chuyển, tốn công, thời gian h ơn bán t ại
vườn, có thể chịu rủi ro khi vận chuyển từ vườn nhà tới các ch ợ hoặc tới các
trung tâm mua sắm mà đông người qua lại.
2.3. Bán tại các chợ đầu mối trái cây
Những người nông dân có thể lựa chọn cho mình hình thức bán trái cây
tại các chợ đầu mối trái cây, có các chợ đầu mối ở khu vực đ ồng b ằng Sông
Cửu Long như: Chợ đầu mối Thủ Đức, Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi An Hữu
- Cái Bè, Chợ đầu mối Cao Lãnh.
19

Hình 6.2.6: Bán tại chợ đầu mối

Ưu điểm: Người nông dân không bán hàng cho thương lái nên có thể bán
được với giá cao hơn, tránh việc bị thương lái ép giá vào những th ời đi ểm
chính vụ và ngày cả những thời điểm khan hiếm trái cây, có th ể bán đ ược v ới
số lượng nhiều, chủng loại đa dạng.
Nhược điểm: Tốn chi phí vận chuyển, tốn công, thời gian h ơn bán t ại
vườn, có thể chịu rủi ro khi vận chuyển từ vườn nhà tới các ch ợ đầu mối,
phải có mối quan hệ buôn bán với các chủ vựa trái cây ở các chợ đầu mối.

6.2.7 Bán tại chợ nổi đầu mối


20

2.4. Bán tại các hội chợ triển lãm nông sản, trái cây
Người nông dân có thể lựa chọn cho mình hình thức bán trái cây tại các
Hội chợ Triển lãm rau quả: triển lãm trái cây Việt Nam-Vietfruit Tiền Giang
2011, lễ hội trái cây (Fruit Festival) Nam Bộ được tổ chức tại Suối Tiên 2012,
lễ hội trái cây được tổ chhức tại Mỹ tho – Tiền Giang năm 2012…

6.2.8 Bán tại hội chợ triển lãm


Ưu điểm: Người nông dân không bán hàng cho thương lái nên có thể bán
được với giá cao hơn, tránh việc bị thương lái ép giá vào những th ời đi ểm
chính vụ và ngày cả những thời điểm khan hiếm trái cây, có th ể gi ữ đ ược
thương hiệu, giới thiệu được sản phẩm của mình cho nhi ều ng ười bi ết đ ến,
đặc biệt lầ những sản phẩm đặc trưng riêng của mình.

6.2.9 Bán tại lễ hội trái cây (Fruit Festival)


21

Nhược điểm: Tốn chi phí vận chuyển, tốn công, thời gian, chi phí thuê
mặt bằng tại các hội chợ triển lãm trái cây có thể tương đối cao so với kinh
phí của người nông dân.

3. Quyết định nơi tiêu thụ


Quyết định nơi tiêu thụ sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận
chuyển, hao hụt, hư hỏng hàng hóa, ảnh hưởng tới giá bán và thu nhập cho
người trồng trái cây. Để có quyết định đúng nhằm đạt được hiệu qu ả t ốt
trong tiêu thụ trái cây người nông dân có thể căn cứ vào những đặc điểm sau:
- Đối với những hộ trồng với quy mô nhỏ lẻ, chuyên môn hóa không cao,
không chăm sóc theo yêu cầu về tiêu chuẩn ph ức tạp: Có th ể k ết h ợp hình
thức bán tại chợ, các khu đông dân cư hoặc hợp đồng, thỏa thuận v ới các đ ại
lý bán trái cây hoặc tại các vựa trái cây để bán tại vườn hoặc đưa trái cây ra
tận nơi để bán.
- Đối với những hộ nông dân trồng với quy mô lớn, trình đ ộ chuyên môn
hóa cao nhưng không có phương tiện vận tải có thể lựa chọn nơi tiêu th ụ t ại
vườn.
- Đối với các hộ có các hợp đồng bao tiêu s ản ph ẩm n ơi bán s ẽ d ựa vào
hợp đồng bao tiêu hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Có thể địa điểm là tại
vườn nhà hoặc một địa điểm cụ thể được ghi trên hợp đồng.
- Đối với các hộ trồng với quy mô lớn và có phương tiện vận tải thì có
thể lựa chọn nơi bán tại các chợ đầu mối.
- Các hộ trồng với quy mô lớn, chuyên môn hóa cao , có trồng và chăm
sóc theo tiêu chuẩn an toàn có thể lựa chọn thêm nơi bán t ại các h ội ch ợ tri ển
lãm nông sản, trái cây hoặc bán cho siêu th ị để tăng thêm uy tín cho s ản ph ẩm
của mình.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


* Câu hỏi
Câu 1: Liệt kê các nơi tiêu thụ trái cây?
Câu 2: Nêu những tiêu chuẩn để lựa chọn nơi tiêu thụ trái cây?
* Bài tập thực hành
Bài tập 1: Liệt kê các nơi tiêu thụ trái cây tại địa phương mình và chọn
nơi tiêu thụ cho trái cây của mình phù hợp với điều kiện thực tế.

C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm sau:
22

- Đặc điểm của những nơi tiêu thụ trái cây.


- Căn cứ để chọn nơi tiêu thụ trái cây.

Bài 3. Thực hiện bán sản phẩm

Thời gian: 14 giờ


Mục tiêu:
- Mô tả được các hình thức bán sản phẩm phù hợp với điều kiện sản
xuất xoài, ổi, chôm chôm.
- Viết được một bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng bao tiêu sản phẩm
và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất.
- Thỏa thuận mua bán xoài, ổi, chôm chôm sao cho thuận tiện và có lợi
nhất

A. Nội dung

1. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm


1.1. Khái niệm
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm là bản giao kèo có tính pháp lý mà người
sản xuất trái cây và người mua đã thỏa thuận trước khi trái cây được thu
hoạch và thực hiện các điều khoản đã nêu trong đó, là cơ sở giải quyết những
tranh chấp khi xảy giữa người sản xuất và người mua. Khi xảy ra tranh ch ấp
trong việc mua bán trái cây thì thiệt hại thường ng hiêng về phía người nông
dân nên họ phải biết tự bảo vệ mình để tránh rủi ro bằng cách có nh ững h ợp
đồng bao tiêu rõ ràng đúng pháp luật.
1.2. Cấu trúc của một hợp đồng bao tiêu sản phẩm
Cấu trúc của một hợp đồng bao tiêu sản phẩm gồm có những phần sau:
PHẦN I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
1. Tiêu đề:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Được đặt ở đầu hợp đồng, căn giữa.
2. Số hợp đồng: Số:......./HĐBT....
3. Tên hợp đồng: Hợp đồng bao tiêu sản phẩm trái cây................
4. Ngày tháng kí kết hợp đồng
5. Thông tin bên bán hàng: Ghi đầy đủ các thông tin về người bán hàng
như: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; số CMND, ngày cấp, nơi c ấp; đ ịa ch ỉ
liên lạc; nơi đăng kí hộ khẩu thường trú;...
23

6. Thông tin bên mua: Ghi đầy đủ các thông tin về tổ ch ức, cá nhân mua
hàng: Tên người đại diện; tên Công ty; Trụ Sở Công Ty; VPĐD (không bắt
buộc); Điện thoại; Email (không bắt buộc); GPKD & MST; số tài khoản; …
PHẦN II: CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG.
Điều I: Quy định trách nhiệm của bên bán
Nội dung của điều này quy định những trách nhiệm của bên bán (là bên
hộ nông dân trồng trái cây). Trách nhiệm về quy trình trồng và chăm sóc theo
tiêu chuẩn của bên mua quy định, thời gian báo cho bên mua tr ước khi thu
hoạch, đối tượng mà bên bán liên hệ để thực hiện hành vi bán hàng...
Điều II: Quy định trách nhiệm của bên mua
Nội dung của điều này quy định những trách nhiệm của bên mua (là bên
công ty, tổ chức, cá nhân mua trái cây của hộ nông dân trồng trái cây). Trách
nhiệm về cung cấp và hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc cây ăn trái theo
tiêu chuẩn của bên mua quy định, cung ứng các loại vật tư cần thiết và vật tư
kham hiếm cho hộ nông dân trồng trái cây, số lượng trái cây sẽ mua, ch ủng
loại, khoảng giá...
Điều III: Quy cách và phương thức giao nhận hàng hóa
Quy định về thời gian giao nhận hàng, tiêu chuẩn hàng giao nh ận, địa
điểm giao nhận hàng, phương thức giao nhận hàng (bên mua chịu chi phí v ận
chuyển hay bên bán chịu chi phí vận chuyển), trách nhi ệm c ủa hai bên khi
giao nhận hàng...
Điều IV: Phương thức thanh toán
Quy định thanh toán bằng tiền mặt (tiền Việt Nam hay ngoại tệ), thanh
toán bằng khấu trừ tiền vốn ứng trước sau đó thanh toán b ằng ti ền m ặt Vi ệt
nam hoặc ngoại tệ, thời gian và tiến độ thanh toán…
Điều V: Giải quyết tranh chấp
Quy định khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải kịp thời thông báo cho
nhau tìm cách giải quyết hoặc phải bồi thường theo quy định ghi rõ trong h ợp
đồng. Khi có tranh chấp về hợp đồng thì Uỷ ban nhân b ản xã có trách nhi ệm
phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng để
giải quyết theo cách hòa giải hoặc theo quy định của pháp luật (tòa kinh tế)...
Điều VI: Các điều khoản chung
Các điều khoản về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị
trường, về thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong
hợp đồng, số bản hợp đồng mỗi bên giữ, thời gian hợp đồng có hiệu lực thực
hiện…
PHẦN III: NHỮNG THÔNG TIN HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG
24

Gồm những thông tin như tên và chữ kí của bên bán, tên và ch ữ kí của
bên mua, tên và chữ kí của người chứng kiến (không bắt buộc), xác nh ận c ủa
chính quyền địa phương (không bắt buộc)...
1.3. Mẫu hợp đồng bao tiêu sản phẩm
Sau đây là hợp đồng bao tiêu sản phẩm trái cây mẫu

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : ……/HĐBT – 2014

HỢP ĐỒNG BAO TIÊU


SẢN PHẨM ……………………………………………..
- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên;
Hôm nay ngày..…tháng…..năm……, Chúng tôi gồm các bên có đầy đủ
năng lực pháp luật và năng lực hành vi sau đây:
BÊN BÁN HÀNG: (Gọi tắt là bên A):
1. (ÔNG)………………….……………..Sinh năm ………………………
CMND số:…………………Cấp ngày…../…./……..; Tại: CA tỉnh:
…………….
Địa chỉ: ………………….………………………………………………………
HKTT: …………………………………………………………………………..
BÊN MUA HÀNG: (Gọi tắt là Bên B)
Tên Công ty: ……………………………………………………………………
Trụ Sở Công Ty: ………………………………………………………...............
VPĐD:…………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………………………………………..
Email: ……………………………………………………………………………
GPKD & MST số: ………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………
Do Ông: ……………………………. , Chức vụ: …………. – Làm đại diện.
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm
…………………….. với các nội dung và điều khoản như sau:
ĐIÊU I: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A:
25

- Cam kết trồng và chăm sóc, bảo vệ cây…………………….đúng quy


trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Công Ty
…………………………………….
- Đến thời kỳ thu hoạch bên A sẽ thông báo trực ti ếp tr ước ……….
ngày.
- Tuyệt đối bên A không được bán trái cây……..cho bất cứ cá nhân
thành phần tổ chức khác khi chưa hết hạn hợp đồng thỏa thuận, chỉ khi có
giấy giới thiệu bằng văn bản xác định cụ thể của Công ty
…………………………………
ĐIỀU II: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B:
- Thực hiện việc cung ứng cây giống, phân bón và các nguyên liệu
khác.
- Hỗ trợ hướng dẫn các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo vệ cây
trồng, thu hoạch trong thời gian quy định;
Bên B nhận mua của Bên A
- Tên hàng: Sản phẩm trái cây……………………………………………
- Số lượng:
…………………………………………………………………
- Đơn giá: từ…………………………đến……………….………………
ĐIỀU III: QUY CÁCH VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG
HÓA
- Thời gian giao nhận: Bên B và Bên A thỏa thuận thời gian giao nhận
hàng hóa. Bên B thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho Bên A trước th ời gian
thu hoạch ít nhất ……….ngày để Bên B chuẩn bị. Nếu chất lượng của Sản
phẩm không đạt tiêu chuẩn như đã thỏa thuận trước thì Bên A đ ề ngh ị Bên B
xem xét để có thể điều chỉnh sao cho có lợi nhất cho hai bên.
- Địa điểm giao nhận: do hai bên thỏa thuận sao cho được v ận chuy ển
Sản phẩm …………………….. thuận lợi và bảo quản tốt nhất (Trên ph ương
tiện c ủa Bên……………………………..đến địa
điểm…………………………………)
- Trách nhiệm của hai bên:
Nếu Bên B không đến nhận hàng đúng lịch đã thỏa thuận thì ph ải ch ịu
chi phí bảo quản Sản phẩm và bồi thường thiệt hại ……… % giá trị sản
phẩm do để lâu chất lượng hàng hóa giảm sút. Nếu địa đi ểm th ỏa thu ận giao
hàng tại nơi thu hoạch, Bên A có trách nhiệm chuẩn bị đủ hàng. Khi Bên B
đến nhận hàng đúng theo lịch mà Bên A không có đ ủ hàng giao đ ể Bên B làm
lỡ kế hoạch sản xuất và lỡ phương tiện vận chuyển thì Bên A ph ải bồi hoàn
thiệt hại vật chất gây ra (bồi thường do hai bên th ỏa thuận). Khi đ ến nh ận
hàng: người nhận hàng của Bên B phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy
26

ủy quyền hợp pháp do Bên A cấp. Nếu có sự tranh ch ấp v ề s ố l ượng và ch ất


lượng hàng hóa thì phải lập biên bản tại chỗ, có chữ ký của người đại diện
mỗi bên. Sau khi nhận hàng: Các bên giao và nhận hàng ph ải l ập biên b ản
giao nhận hàng hóa xác nhận rõ số lượng, chất lượng hàng có chữ ký và họ
tên của người giao và nhận của hai bên. Mỗi bên giữ một bản.
ĐIỀU IV: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
- Thanh toán bằng tiền mặt: VN (Đồng) hoặc ngoại tệ: USD (Đô La
Mỹ).
- Thanh toán bằng khấu trừ tiền vốn ứng trước sau đó thanh toán bằng
tiền mặt VN (Đồng) hoặc ngoại tệ: USD (Đô La Mỹ).
- Trong thời gian và tiến độ thanh toán (bên A và bên B sau).
ĐIỀU V: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
- Hai bên phải chủ động thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp
đồng. Những vấn đề phát sinh trong quá trình th ực hiện h ợp đồng có nguy c ơ
dẫn tới không đảm bảo tốt cho việc thực hiện hợp đồng, các bên ph ải k ịp
thời thông báo cho nhau tìm cách giải quyết.
- Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng thì Uỷ ban nhân bản xã có
trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội
ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên thương lượng, hòa giải.
Trường hợp có tranh chấp về chất lượng hàng hóa, hai bên mời cơ quan giám
định có thẩm quyền tới giám định, kết luận của cơ quan giám định là kết luận
cuối cùng. Trường hợp việc thương lượng, hòa giải không đạt được kết qu ả
thì các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa kinh tế để giải quyết theo pháp luật.
ĐIỀU VI: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị trường
- Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu bất khả kháng thì m ỗi bên
phải thông báo kịp thời cho nhau để cùng bàn cách kh ắc phục và kh ẩn tr ương
cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất khả kháng.
- Khi bất khả kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các th ủ
tục quy định của pháp luật lập biên bản về tổn th ất c ủa hai bên, có xác nh ận
của Uỷ ban nhân dân xã (huyện) nơi xảy ra bất khả kháng đ ể đ ược mi ễn
trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng.
- Ngoài ra, Bên B còn có thể thỏa thuận miễn giảm 50 % giá trị ti ền
vốn ứng trước cho Bên A theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thiệt quá kh ả năng
tài chính của Bên B thì hai bên bàn bạc để Bên A đi ều ch ỉnh giá bán hàng hóa
Sản phẩm ………………………….cho Bên B so với giá đã ký tại Điều 1 của
hợp đồng này.
27

- Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho Bên B thì hai bên bàn
bạc để Bên B tăng giá mua ………..cho Bên A.
Về thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong
hợp đồng:
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa
thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ
hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng
thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất. Mức ph ạt vi phạm h ợp đồng là
300% tổng số tiền chi phí mà bên A đã đặt cọc cho bên B. và ph ải ch ịu trách
nhiệm trước pháp luật.
- Hai bên cam kết đầy đủ các nội dung điều khoản ghi trong hợp đồng
(có phụ lục hợp đồng) kèm theo điều kiện nếu bên A tuân th ủ th ực hi ện theo
hợp đồng thì tổng số tiền đặt cọc của bên B không ph ải trả ngay hay kh ấn
trừ bất cứ khoản nào.
- Hợp đồng này được chia thành 4 (bốn) bản, mỗi bên giữ 2 (hai) bản
có giá trị pháp lý như nhau kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày .... /…../……. đến ngày .... /……./…...
Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này chỉ có giá trị
pháp lý khi được sự thỏa thuận của các bên và lập thành biên bản có ch ữ ký
của các bên xác nhận. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý h ợp
đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 4 Năm. Bên mua có trách nhiệm t ổ
chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý. Hợp đồng được thành lập
thành 4 bản. Mỗi bên giữ 2 bản có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

2. Hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản phẩm


2.1. Khái niệm
Hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản phẩm (trái cây) là bản giao kèo có tính
pháp lý mà người nông dân trồng trái cây và người mua đã th ỏa thu ận và th ực
hiện các điều khoản đã nêu trong đó, là cơ sở giải quyết những tranh chấp khi
xảy ra giữa người nông dân và người mua. Khi xảy ra tranh chấp trong việc
mua bán trái cây, thiệt hại thường ngiêng về phía người nông dân nên họ ph ải
biết tự bảo vệ mình để tránh rủi ro bằng cách có những h ợp đồng mua bán rõ
ràng đúng pháp luật.
2.2. Cấu trúc của một hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản phẩm
Cấu trúc của một hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản ph ẩm gồm có
những phần sau:
PHẦN I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
1. Tiêu đề:
28

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Được đặt ở đầu hợp đồng, căn giữa.
2. Số hợp đồng: Số:......./HĐTT (HĐMB)....
3. Tên hợp đồng: Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trái cây................
4. Ngày tháng kí kết hợp đồng
5. Các căn cứ pháp lý của hợp đồng (không bắt buộc)
6. Thông tin bên mua: Ghi đầy đủ các thông tin về tổ chức, cá nhân mua
hàng: Tên người đại diện; tên Công ty; Trụ Sở Công Ty; VPĐD (không bắt
buộc); Điện thoại; Email (không bắt buộc); GPKD & MST; số tài khoản; …
7. Thông tin bên bán hàng: Ghi đầy đủ các thông tin v ề ng ười bán hàng
như: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; số CMND, ngày cấp, nơi c ấp; đ ịa ch ỉ
liên lạc; nơi đăng kí hộ khẩu thường trú;...
PHẦN II: CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG.
Điều I: Quy định số lượng, đơn giá, tổng tiền thanh toán của từng loại
hàng hóa mà người dân bán cho bên mua
Điều II: Quy định về tiêu chuẩn chất lượng, quy cách c ủa từng lo ại
hàng hóa mà bên bán sẽ bán cho bên mua
Điều III: Thống kê những vật tư, vốn...mà người mua đã cung c ấp cho
người nông dân (nếu có). Dùng để khấu trừ vào số tiền mà bên mua s ẽ thanh
toán cho bên bán.
Điều IV: Phương thức giao nhận hàng hóa: quy định thời gian giao
nhận hàng, địa điểm giao nhận hàng, trách nhiệm của bên bán và bên mua khi
giao nhận hàng hóa.
Điều V: Phương thức thanh toán: Quy định về loại tiền tệ thanh toán
(tiền Việt Nam hay ngoại tệ), hình thức thanh toán (tiền mặt hay chuy ển
khoản hay khấu trừ), thời gian và thời hạn thanh toán.
Điều VI: Giải quyết tranh chấp
Quy định khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải làm gì để giải quy ết.
Khi có tranh chấp về hợp đồng thì Uỷ ban nhân bản xã có trách nhiệm phối
hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp h ội ngành hàng đ ể gi ải
quyết theo cách hòa giải hoặc theo quy định của pháp luật (tòa kinh tế)...
Điều VII: Chia sẻ rủi ro do biến động của thị trường: Các điều khoản
về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị trường
Điều VIII: Các điều khoản chung
29

Về thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong h ợp
đồng, số bản hợp đồng mỗi bên giữ, thời gian h ợp đồng có hi ệu l ực th ực
hiện…
PHẦN III: NHỮNG THÔNG TIN HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG
Gồm những thông tin như tên và chữ kí của bên bán, tên và chữ kí của
bên mua, tên và chữ kí của người chứng kiến (không bắt buộc), xác nh ận c ủa
chính quyền địa phương (không bắt buộc)...
2.3. Mẫu hợp đồng mua bán
Sau đây là một số mẫu hợp đồng mua bán.

Mẫu hợp đồng mua bán số 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HOÁ


Hợp đồng số ..................... HĐTT/2....
- Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 c ủa
Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu th ụ nông s ản hàng hoá
thông qua hợp đồng.
- Căn cứ biên bản thoả thuận số.........ngày.......tháng......năm.......giữa
Công ty, Tổng công ty, cơ sở chế biến thuộc các thành phần kinh tế với HTX,
hộ nông dân, (đại diện hộ nông dân, trang trại, v.v...)………………………
Hôm nay, ngày......tháng.......năm.........tại..................................................
Chúng tôi gồm:
1. Tên doanh nghiệp mua hàng (gọi là Bên A)
- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................
- Điện thoại:...................................................FAX:.............................................
- Tài khoản số...............................Mở tại Ngân hàng..........................................
- Mã số thuế DN .................................................................................................
- Đại diện bởi ông (bà): ............................................. chức vụ: ..........................
30

(Giấy uỷ quyền số.....................Viết ngày........tháng..........năm...................bởi


ông (bà)............................................Chức vụ..............................................ký).
2. Tên người sản xuất (gọi là Bên B)
- Đại diện bởi ông (bà):.........................................Chức vụ:................................
- Địa chỉ ..............................................................................................................
- Điện thoại:...................................................FAX:............................................
- Tài khoản số (nếu có).........................Mở tại Ngân hàng:.................................
- Số CMND:.........................cấp ngày......tháng.......năm .........tại......................
- Mã số thuế.....................................(nếu có)
Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Bên A nhận mua của Bên B
Tên hàng:..........................................số lượng ..........................................
Trong đó:
- Loại: ............, số lượng ..............., đơn giá ..............thành tiền...............
- Loại: ............, số lượng ..............., đơn giá ..............thành tiền...............
- Loại: ............, số lượng ..............., đơn giá ..............thành tiền...............
Tổng trị giá hàng hoá nông sản...........................đồng (viết bằng chữ)
Điều 2: Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hoá Bên B phải đảm
bảo:
1. Chất lượng hàng ...................................... theo quy định .......................
2. Quy cách hàng hoá..................................................................................
3. Bao bì đóng gói.......................................................................................
4. ...............................................................................................................
Điều 3: Bên A ứng trước cho Bên B (nếu có)
- Vật tư:
+Tên vật tư............, số lượng..............., đơn giá ...........thành
tiền.............
+Tên vật tư............, số lượng..............., đơn giá ...........thành
tiền.............
Tổng trị giá vật tư ứng trước......................đồng (viết bằng chữ)
+ Phương thức giao vật tư
- Vốn:
+Tiền Việt Nam đồng.........................Thời gian ứng vốn.........................
31

+Ngoại tệ USD (nếu có):.................... Thời gian ứng vốn.........................


- Chuyển giao công nghệ:..........................................................................
Điều 4: Phương thức giao nhận nông sản hàng hoá.
1.Thời gian giao nhận: Bên A và Bên B thoả thuận thời gian giao nh ận
hàng hoá. Bên A thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho Bên B trước th ời gian
thu hoạch ít nhất 5 ngày để Bên B chuẩn bị. Nếu "độ chín" c ủa hàng nông
sản sớm lên hay muộn đi so với lịch đã thoả thuận trước thì Bên B đ ề ngh ị
Bên A xem xét chung toàn vùng để có thể điều ch ỉnh lịch giao hàng có lợi
nhất cho hai bên.
2. Địa điểm giao nhận: do hai bên thoả thuận sao cho hàng nông s ản
được vận chuyển thuận lợi và bảo quản tốt nh ất (Trên ph ương ti ện c ủa Bên
A tại......................, hoặc tại kho của Bên A tại.....................)
3.Trách nhiệm của 2 bên:
- Nếu Bên A không đến nhận hàng đúng lịch đã thoả thuận thì phải chịu
chi phí bảo quản nông sản..............đ/ngày và bồi thường thiệt hại ...........%
giá trị sản phẩm do để lâu chất lượng hàng hoá giảm sút.
- Nếu địa điểm thoả thuận giao hàng tại nơi thu hoạch, Bên B có trách
nhiệm chuẩn bị đủ hàng. Khi Bên A đến nhận hàng đúng theo l ịch mà Bên B
không có đủ hàng giao để Bên A làm lỡ kế hoạch s ản xu ất và lỡ ph ương ti ện
vận chuyển thì Bên B phải bồi hoàn thiệt h ại vật ch ất gây ra (b ồi th ường do
hai bên thoả thuận).
- Khi đến nhận hàng: người nhận hàng của Bên A ph ải xu ất trình gi ấy
giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền hợp pháp do Bên A cấp. Nếu có s ự tranh ch ấp
về số lượng và chất lượng hàng hoá thì ph ải lập biên b ản t ại ch ỗ, có ch ữ ký
của người đại diện mỗi bên.
Sau khi nhận hàng: Các bên giao và nhận hàng phải lập biên bản giao
nhận hàng hoá xác nhận rõ số lượng, chất lượng hàng có chữ ký và họ tên
của người giao và nhận của hai bên. Mỗi bên giữ một bản.
Điều 5: Phương thức thanh toán.
- Thanh toán bằng tiền mặt ..........................đồng hoặc ngoại
tệ................
- Thanh toán bằng khấu trừ vật tư, tiền vốn ứng trước
.......................đồng
hoặc ngoại tệ.................
- Trong thời gian và tiến độ thanh toán:.........................................
Điều 6: Về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị
trường
32

1. Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu bất khả kháng thì mỗi bên
phải thông báo kịp thời cho nhau để cùng bàn cách kh ắc phục và kh ẩn tr ương
cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất kh ả kháng. Khi b ất kh ả
kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các th ủ t ục quy đ ịnh c ủa pháp
luật lập biên bản về tổn thất của hai bên, có xác nhận c ủa UBND xã (huy ện)
nơi xảy ra bất khả kháng để được miễn trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng.
- Ngoài ra, Bên A còn có thể thoả thuận miễn giảm..........% giá trị vật
tư, tiền vốn ứng trước cho Bên B theo sự thoả thuận của hai bên.
2. Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thi ệt quá khả
năng tài chính của Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên B đi ều ch ỉnh giá bán
nông sản hàng hoá cho Bên A so với giá đã ký tại Điều 1 của hợp đồng này.
- Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho Bên A thì hai bên bàn
bạc để Bên A tăng giá mua nông sản cho Bên B.
Điều 7: Trách nhiệm vật chất của các bên trong việc thực hiện hợp
đồng.
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thoả
thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ
hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng
thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất.
- Mức phạt vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời
gian và địa điểm phương thức thanh toán do hai bên thoả thuận ghi vào hợp
đồng.
+ Mức phạt về không đúng số lượng: (.......% giá trị hoặc......... đ/đơn
vị)
+ Mức phạt về không đảm bảo chất lượng...............................................
+ Mức phạt về không đảm bảo thời gian..................................................
+ Mức phạt về sai phạm địa điểm............................................................
+ Mức phạt về thanh toán chậm ..............................................................
Bên A có quyền từ chối nhận hàng nếu chất lượng hàng hoá không phù
hợp với quy định của hợp đồng.
Điều 8: Giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Hai bên phải chủ động thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp
đồng. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiên h ợp đồng có nguy c ơ
dẫn tới không đảm bảo tốt cho việc thực hiện hợp đồng, các bên ph ải k ịp
thời thông báo cho nhau tìm cách giải quyết. Trường h ợp có tranh ch ấp v ề
hợp đồng thì Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm phối h ợp với Hội nông dân
Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai
bên thương lượng, hoà giải. Trường hợp có tranh chấp về chất lượng hàng
33

hoá, hai bên mời cơ quan giám định có thẩm quyền tới giám định, kết lu ận
của cơ quan giám định là kết luận cuối cùng.
- Trường hợp việc thương lượng, hoà giải không đạt được kết quả thì
các bên đưa vụ tranh chấp ra toà kinh tế để giải quyết theo pháp luật.
Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày............tháng............năm...........đến
ngày...........tháng.............năm............
- Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này ch ỉ có giá
trị pháp lý khi được sự thoả thuận của các bên và lập thành biên bản có ch ữ
ký của các bên xác nhận.
- Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý h ợp đ ồng này sau khi
hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên mua có trách nhi ệm tổ ch ức và chu ẩn b ị
thời gian, địa điểm họp thanh lý.
- Hợp đồng này được làm thành........bản, có giá trị như nhau, mỗi bên
giữ.........bản.
Đại diện Bên bán (B) Đại diện Bên mua (A)
Chức vụ Chức vụ
( Chữ ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu)

Xác nhận của UBND xã hoặc Phòng công chứng huyện chứng thực

Mẫu hợp đồng mua bán số 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA


Số......../HĐMB...

Hôm nay, ngày... tháng... năm.... tại......


Chúng tôi gồm có:
Bên bán (gọi là Bên A):
– Tên doanh nghiệp:..............................................................................................
34

– Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................................


– Điện thoại:......................... Telex:................................. Fax:.............................
– Tài khoản số:................................ mở tại ngân hàng: .......................................
– Mã số thuế doanh nghiệp:
– Đại diện................................................. Chức vụ:
(Giấy ủy quyền số:............... ngày... tháng... năm.... do..... chức vụ..... ký).
Bên mua (gọi là Bên B):
– Tên doanh nghiệp: ..............................................................................................
– Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................................
– Điện thoại:......................... Telex:................................. Fax:.
– Tài khoản số:................................ mở tại ngân hàng:
– Mã số thuế doanh nghiệp: ..................................................................................
– Đại diện................................................. Chức vụ:
(Giấy ủy quyền số:................ ngày... tháng... năm.... do..... chức vụ..... ký).
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Nội dung công việc giao dịch
1– Bên A bán cho Bên B số hàng hóa sau đây:

Số Đơn vị Số
Tên hàng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
TT tính lượng

Cộng:.............................................................................................................
Tổng trị giá (bằng chữ): ..............................................................................
2– Bên B bán cho Bên A số hàng hóa sau đây:

Số Đơn Số
Tên hàng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
TT vị tính lượng

Cộng:.............................................................................................................
Tổng trị giá (bằng chữ) ...............................................................................
35

Điều 2. Giá cả
Đơn giá mặt hàng trên là giá..... (theo văn bản..... (nếu có)..... của….)
Điều 3. Chất lượng và quy cách hàng hóa
1– Chất lượng mặt hàng …….....................................................................
2– …..............................................................................................................
Điều 4. Bao bì và ký mã hiệu
1– Bao bì làm bằng: ......................................................................................
2– Quy cách bao bì...... cỡ....... kích thước ...................................................
3– Cách đóng gói: ..........................................................................................
Trọng lượng cả bì: .......................................................................................
Trọng lượng tịnh: .........................................................................................
Điều 5. Phương thức giao nhận
1– Bên A giao hàng cho Bên B theo lịch sau: ..............................................
2– Bên B giao hàng cho Bên A theo lịch sau: ..............................................
3– Địa điểm giao nhận hàng: ......................................................................
4– Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuy ển (ghi rõ do bên nào
chịu): .......................................................................................................................
5– Chi phí bốc xếp (ghi rõ bên nào chịu): ...................................................
6– Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đ ến nh ận hàng
thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là... đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển
bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải ch ịu chi phí th ực
tế cho việc điều động phương tiện.
7– Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy
cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chu ẩn
chất lượng v.v... thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nh ận. Hàng đã
ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định th ời
hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua
sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì ph ải lập biên b ản gọi
cơ quan kiểm tra trung gian (Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên
bán trong thời hạn... ngày tính từ ngày lập biên bản. Sau.... ngày nếu bên bán
đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi
thường lô hàng đó.
8– Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nh ận ch ất l ượng b ằng phi ếu
hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận hàng phải xuất
trình:
36

– Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;


– Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
– Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6. Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
1– Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá tr ị s ử dụng lo ại
hàng... cho bên mua trong thời gian là... tháng.
2– Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn
sử dụng (nếu có yêu cầu).
Điều 7. Phương thức thanh toán
1– Bên A thanh toán cho Bên B bằng hình thức... trong thời gian..............
2– Bên B thanh toán cho Bên A bằng hình thức... trong thời gian .............
Trong phần thanh toán các bên nên thỏa thuận về hình thức thanh toán
(bằng tiền mặt hay chuyển khoản qua ngân hàng); về lịch thanh toán nên đ ịnh
rõ thời gian cụ thể, tránh ghi chung chung.
Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, hình thức bảo đảm và phải lập văn bản
riêng, cụ thể về hình thức bảo đảm đó.
Điều 9. Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
1– Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã th ỏa thu ận
trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ h ợp đồng, bên nào không
thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do
chính đáng thì sẽ bị phạt...% giá trị phần hợp đồng bị vi ph ạm (cao nhất là
12%).
2– Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm
vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành v ề
phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, b ảo hành
v.v... mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước
đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 10. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
1– Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp
đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau
biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai
bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).
2– Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai
bên thống nhất sẽ khiếu nại tại Tòa án (ghi rõ Tòa án nào) để yêu c ầu gi ải
quyết.
3– Các chi phí về kiểm tra, xác minh và án phí Tòa án do bên có lỗi chịu.
37

Điều 11. Các thỏa thuận khác (nếu cần)


Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong h ợp đồng này s ẽ
được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật v ề
hợp đồng kinh tế và các văn bản liên quan.
Điều 12. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày... /... /.... đến ngày.../.../....
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý H ợp đồng này sau khi
hết hiệu lực không quá... ngày. Bên... có trách nhiệm tổ chức và chu ẩn b ị th ời
gian địa điểm họp thanh lý hợp đồng.
Hợp đồng này được làm thành... bản, có giá trị nh ư nhau, mỗi bên gi ữ...
bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

3. Thanh lý hợp đồng tiêu thụ sản phẩm


3.1. Khái niệm
Thanh lý hợp đồng là khi bên bán và bên mua th ỏa thuận k ết thúc giao
dịch mua bán khi 2 bên đã thực hiện đầy đủ các điều đã ghi trong hợp đồng
hoặc hợp đồng phải thanh lý sớm sau khi 2 bên cảm thấy không thể thực hiện
đầy đủ những điều khoản ghi trong hợp đồng. Sau khi 2 bên kí vào bản thanh
lý hợp đồng thì những trách nhiệm trong hợp đồng mua bán coi như đã hoàn
tất. Tính từ thời điểm kí kết bản thanh lý hợp đồng, hai bên ch ỉ còn th ực hi ện
nghĩa vụ trong bản thanh lý hợp đồng mà thôi.
3.2. Cấu trúc của một bản thanh lý hợp đồng
Cấu trúc của một bản thanh lý hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gồm có
những phần sau:

PHẦN I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG


1. Tiêu đề: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2. Tên biên bản: Biên bản thanh lý hợp đồng................
3. Căn cứ hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản phẩm trái cây
số:......./HĐTT(HĐMB), biên bản bàn giao hàng hóa .........
4. Ngày tháng kí kết biên bản
38

5. Thông tin bên mua: Ghi đầy đủ các thông tin về tổ chức, cá nhân mua
hàng: Tên người đại diện; tên Công ty; Trụ Sở Công Ty; VPĐD (không bắt
buộc); Điện thoại; Email (không bắt buộc); GPKD & MST; số tài khoản; …
6. Thông tin bên bán hàng: Ghi đầy đủ các thông tin v ề ng ười bán hàng
như: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; số CMND, ngày cấp, nơi c ấp; đ ịa ch ỉ
liên lạc; nơi đăng kí hộ khẩu thường trú;...
PHẦN II: CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG.
Điều I: Quy định những công việc trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
(mua bán sản phẩm) đã hoàn thành.
Điều II: Quy định nghĩa vụ còn lại của bên mua và bên bán.
Quy định về tính chấp pháp lý, số bản hợp đồng mỗi bên giữ, thời gian
hợp đồng có hiệu lực thực hiện…
PHẦN III: NHỮNG THÔNG TIN HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG
Gồm những thông tin như tên và chữ kí của bên bán, tên và chữ kí của
bên mua, tên và chữ kí của người chứng kiến (không bắt buộc), xác nh ận c ủa
chính quyền địa phương (không bắt buộc)...
3.3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Sau đây là một số mẫu thanh lý hợp đồng.

Mẫu thanh lý hợp đồng số 1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
39

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Căn cứ vào hợp đồng số ...../2013/HĐKT/....... ký ngày / /2013 về việc cung


cấp ......... giữa ............................. và Công ty .......................................................
Căn cứ biên bản bàn giao hàng.
Hôm nay, ngày tháng năm 2013, Tại ..........................................chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên mua):.................................................................................................
Đại diện là: Ông: ......................... Chức vụ: ........................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Điện thoại:.......................................Fax.................................................................
Mã số thuế:............................. ...............................................................................
Số TK: ..................................... ..............................................................................
Tại: .................................. ......................................................................................
BÊN B (Bên bán): .................................................................................................
Trụ sở chính:...........................................................................................................
VP giao dịch: ..........................................................................................................
Email: .................... Website: .......... ......................................................................
Điện thoại: ..............................Fax: ........... ...........................................................
Đại diện: Ông ...............………………..Chức vụ: ..............................................
Số tài khoản: ..........................................................................................................
Tại: .........................................................................................................................
Mã số thuế: ............................................................................................................
Nhất trí cùng nhau ký kết biên bản nghiệm thu và thanh lý Hợp đồng
số ....../2013/HĐKT/...... được ký ngày / /2013 với nội dung cụ thể như sau:
ĐIỀU I: CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH.
1.1. Bên B đã hoàn thành việc cung cấp ..... cho bên A theo đúng yêu cầu
chất lượng, số lượng, đúng thời gian và địa điểm giao hàng nêu tại Hợp đồng
số ...../2013/HĐKT/....
1.2. Các kết quả đạt được đã đảm bảo cho việc nghiệm thu và thanh lý
hợp đồng.
1.3. Hai bên nhất trí nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
ĐIỀU II: NGHĨA VỤ CÒN LẠI
2.1. Bên A thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Bên B:
40

- Bên A có trách nhiệm thanh toán 100% giá trị của hợp đồng ngay sau
khi ký biên bản thanh lý.
- Giá trị của hợp đồng: .............. đ
(Bằng chữ: ...................... đồng ./.)
2.2. Bên B thực hiện nghĩa vụ bảo đảm chât́ lượng cuả máy móc thiết
bị đã cung cấp theo điều V của hợp đồng số ......../2013/HĐKT/.........
Biên bản này làm thành (04) bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ (02)
bản, Bên B giữ (02) bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B


(ghi tên, chức danh, ký tên & đóng dấu) (ghi tên, chức danh, ký tên & đóng dấu)

Mẫu thanh lý hợp đồng số 2


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
41

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG


Căn cứ vào hợp đồng số ...../2013/HĐKT/....... ký ngày / /2013 v ề
việc cung cấp ......... giữa ............................. và Công
ty ...............................................
Hôm nay, ngày tháng năm 2013, Tại .............................................chúng tôi
gồm:
BÊNA (Bên mua):..................................................................................................
Đại diện là: Ông: ......................... Chức vụ: ........................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Điện thoại:.................................... Fax...................................................................
Mã số thuế:............................. ...............................................................................
Số TK: ..................................... ..............................................................................
Tại: .................................. ......................................................................................
BÊN B (Bên bán): .................................................................................................
Trụ sở chính:...........................................................................................................
VP giao dịch: ..........................................................................................................
Email : .......................................... Website: .......... ...............................................
Điện thoại: ......................................Fax: ........... ...................................................
Đại diện: Ông .......................................... Chức vụ: ............................................
Số tài khoản: ..........................................................................................................
Tại: .........................................................................................................................
Mã số thuế: ............................................................................................................
Nhất trí cùng nhau ký kết biên bản nghiệm thu và thanh lý Hợp đồng
số ....../2013/HĐKT/...... được ký ngày / /2013 với nội dung cụ thể như sau:
ĐIỀU I: CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH.
1.1. Bên B đã hoàn thành việc cung cấp ..... cho bên A theo đúng yêu cầu
chất lượng, số lượng, đúng thời gian và địa điểm giao hàng nêu tại Hợp đồng
số ...../2013/HĐKT/....
1.2. Các kết quả đạt được đã đảm bảo cho việc nghiệm thu và thanh lý
hợp đồng.
1.3. Hai bên nhất trí nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
ĐIỀU II: NGHĨA VỤ CÒN LẠI
42

2.1. Bên A thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Bên B:


- Bên A có trách nhiệm thanh toán 100% giá trị của hợp đồng ngay sau
khi ký biên bản thanh lý.
- Giá trị của hợp đồng: .............. đ
( Bằng chữ: ...................... đồng ./.)
2.2. Bên B thực hiện nghĩa vụ bảo đảm chât́ lượng cuả máy móc thiết
bị đã cung cấp theo điều V của hợp đồng số ......../2013/HĐKT/.........
Biên bản này làm thành (04) bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ (02)
bản, Bên B giữ (02) bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B


(ghi tên, chức danh, ký tên & đóng (ghi tên, chức danh, ký tên & đóng dấu)
dấu)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


* Câu hỏi:
Câu 1: Trình bày cấu trúc của một bản hợp đồng bao tiêu sản phẩm?
Câu 2: Trình bày cấu trúc của một bản hợp đồng tiêu thụ sản phẩm?
Câu 3: Trình bày cấu trúc của một bản thanh lý hợp đồng tiêu thụ?
* Bài tập thực hành:
Bài tập 1: Thực hành viết một bản hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Bài tập 2: Thực hành viết một bản hợp đồng tiêu thụ đơn giản.
Bài tập 3: Thực hành viết một bản thanh lý hợp đồng tiêu thụ.

C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm sau:
- Hình thức và nội dung của một bản hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
- Hình thức và nội dung của một bản hợp đồng mua bán.
- Hình thức và nội dung của một bản thanh lý hợp đồng.
43

Bài 4. Tính hiệu quả kinh tế

Thời gian: 16 giờ


Mục tiêu:
- Xác định được các chi phí đầu vào và đấu ra trong quá trình sản xuất
xoài, ổi, chôm chôm phù hợp với điều kiện thực tế;
- Tính được chênh lệch thu-chi trong một năm thu quả của 1 ha xoài, ổi,
chôm chôm.
- Tính được hiệu quả kinh tế và lợi nhuận thực tế trong quá trình sản
xuất xoài, ổi, chôm chôm.

A. Nội dung
Để tính toán hiệu quả kinh tế người ta thường tính trong thời kì một vụ
hoặc một năm. Đối với các loại trái cây như xoài, ổi, chôm chôm, thông
thường chúng ta tính hiệu quả kinh tế cho thời kì là một năm. Trong nh ững
phần phân tích về thu nhập, chi phí, giá thành, lợi nhuận dưới đây, chúng ta
lấy thời kì tính toán là một năm.

1. Tính tổng chí phí đầu tư


Trong quá trình tiến hành sản xuất trái cây, người nông dân ph ải bỏ ra
khoản tiền đầu tư cơ sở vậy chất, kĩ thuật, mua sắm thiết bị vật tư cần thiết,
thuê nhân công, máy móc thiết bị và các khoản đầu tư khác. Các khoản tiền
bỏ ra để đầu tư cho sản xuất trái cây được gọi là chi phí.
1.1. Các khái niệm
Chi phí đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh t ế nh ư
sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết
cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Chi phí sản xuất là số tiền mà một hộ nông dân ph ải chi đ ể mua các y ếu
tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất trái cây nhằm mục đích thu lợi
nhuận.
Chi phí sản phẩm là toàn bộ các chi phí để hình thành một sản ph ẩm nào
đó.
Tổng chi phí là tổng của tất cả các khoản tiền mà ng ười nông dân đã b ỏ
ra đầu tư sản xuất trái cây.
1.2. Các loại chi phí
Các chi phí phải chi gồm:
a. Chi phí mua sắm vật tư: Bao gồm chi phí mua giống, phân bón, thu ốc
trừ sâu, các thiết bị sử dụng trong quá trình trồng và chăm sóc cây (dao, sọt,
thùng, xốp đựng trái cây, giấy bọc trái cây, thuốc bảo quản trái cây…).
44

- Chi mua cây giống: Số tiền người trồng trái cây bỏ ra mua cây giống
trồng mới hoặc trồng xen.

Hình 6.4.1 Chi mua cây giống


Ví dụ: Năm 2013, nhà vườn mua thêm 200 cây ổi giống không hạt cao
khoảng 40cm về trồng, giá mỗi cây ổi là 10.000 đồng.
Chi phí cho cây giống là 200x10.000 = 2.000.000 đồng

Hình 6.4.2 Chi mua phân bón

- Chi phí mua phân bón: Số tiền mà người trồng trái cây mua phân bón
cho cây ăn trái:
Ví dụ: Đợt bón phân 1, ông A mua 5 bao phân bón giá m ột bao phân là
800.000đồng/1bao, đợt 2, ông mua thêm 3 bao với giá 780.000 đồng/1bao.
Chi phí cho phân bón là 5x800.000+3x780.000 = 6.340.000 đồng
- Chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật (trừ sâu, trừ b ệnh..): S ố ti ền mà
người trồng trái cây bỏ ra để mua thuốc bảo vệ thực vật.

Hình 6.4.4. Chi


Hình
mua thiếChi
6.4.3. t bịmua
trồng ốcchăm
thuvà BVTVsóc cây ăn trái
45

Hình 6.4.3 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật


Ví dụ: Ông B mua 4 hộp thuốc trừ sâu giá 80.000 đ ồng/h ộp v ề phun cho
cây ăn trái. Chi phí cho thuốc trừ sâu là 4x80.000=320.000 đồng
- Chi cho các thiết bị sử dụng trong trồng và chăm sóc cây ăn trái: Số tiền
mua các thiết bị như dao, sọt, thùng xốp, giấy bọc trái cây….

Hình 6.4.4 Chi các thiết bị trồng và chăm sóc cây ăn trái

Ví dụ: Ông C mua 100 thùng xốp để đựng trái cây với m ức giá là 14.000
đồng/1 thùng. Chi phí cho thùng xốp là 100x14.000 = 1.400.000 đồng.
46

b. Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Hình 6.4.5 Tài sản cố định (máy xới và nhà kho)


dùng trong sản xuất trái cây

Bao gồm chi phí cho những máy móc thiết bị dùng lâu dài trong s ản xu ất
trái cây như máy cày, máy xới, máy phun thuốc, tiền xây nhà kho, lán trại, tiền
sử dụng đất, ô tô, chi phí cho th ời kì ki ến thi ết c ơ b ản…. (nh ững tài s ản này
có giá trị lớn là thời gian sử dụng lau dài, thường trên 2 năm).
Khái niệm về khấu hao: là giá trị của trang thiết bị, dụng cụ, tài sản cố
định (được sử dụng trong nhiều năm) được chia ra cho các năm để tính chi phí
sản xuất trong năm đó.
Thời gian khấu hao: là thời gian dự tính sử dụng trang thi ết b ị, d ụng c ụ,
tài sản cố định đó.
Chi phí khấu hao thường tính = giá trị ban đầu của TSCĐ/số năm sử
dụng TSCĐ.
Ví dụ: Trang trại A mua 1 máy xới trị giá 50.000.000 đ ồng và d ự tính
thời gian sử dụng trong vòng 8 năm.
Giá trị khấu hao mỗi năm = 50.000.000/8=6.250.000 đồng/năm
Trong các loại tài sản cố định trên thì tiền sử dụng đất và chi phí cho
thời kì kiến thiết cơ quản là các loại tài sản cố định đặc biệt.
Tiền sử dụng đất (đối với những hộ đi thuê đất) chính là s ố ti ền thuê
hàng năm.
Chi phí cho thời kì kiến thiết cơ bản là tổng các loại chi phí mà ng ười
nông dân phải bỏ ra tính từ khi thiết kế vườn cây đến trước th ời đi ểm cây ăn
trái đến thời kì thu hoạch (thời kì kinh doanh).
Thông thường thời gian kiến thiết cơ bản tùy thuộc vào từng lo ại cây và
tùy thuộc vào kí thuật chăm sóc của người nông dân nhưng nhìn chung, th ời kì
kiến thiết cơ bản cho xoài và chôm chôm khoảng 3 năm, ổi khoảng 2 năm.
Trong thời kì kiến thiết cơ bản vì người nông dân ch ưa có thu ho ạch nên t ất
47

cả các loại chi phí đó được tính là tài sản cố định và sẽ được tính khấu hao
hàng năm.
Ví dụ: Một hộ nông dân đầu tư xây dựng vườn xoài trong 3 năm h ết
tổng chi phí là 120.000.000 đồng. Năm thứ 4 bắt đầu cho thu hoạch và h ộ này
dự định thu hoạch vườn xoài trong 10 năm.
Chi phí khấu hao mỗi năm = 120.000.000/10 = 12.000.000 đồng.
c. Chi phí nhân công: Bao gồm tất cả các khoản ti ền mà ng ười nông dân
phải bỏ ra để thuê lao động làm trên diện tích đất trồng trái cây c ủa mình
(những thời điểm chính vụ và những thời điểm cần người lao động nh ư th ời
điểm trồng, thu hoạch..).
Ví dụ: Trong năm 2013, ông B thuê người trồng cây giống mất 5 công
với giá 120.000 đồng/công, sau đó ông thuê người thu hoạch trái cây m ất 4
công với giá 150.000 đồng/công. Chi phí nhân công = 5x120.000+4x150.000 =
1.200.000 đồng.
d. Chi phí cho các khoản mua sắm như: xăng dầu, tiền điện, nước, tiền
sửa chữa thiết bị, ……
e. Chi phí lãi vay ngân hàng. Số tiền lãi mà người nông dân ph ải tr ả ngân
hàng hàng năm (nếu người nông dân đi vay tiền ngân hàng để đầu tư).
Ví dụ: Ông A vay tiền ngân hàng là 100.000.000 đồng với lãi su ất 12% 1
năm. Mỗi năm ông A phải trả chi phí lãi vay ngân hàng là: 100.000.000 x 12 /
100 = 12.000.000 đồng.
f. Chi phí quảng bá, tiếp thị (gián tiếp): Số tiền mà người trồng trái cây
bỏ ra để làm băng rôn, biểu ngữ, quảng cáo…
g. Chi phí bán hàng (gián tiếp). Số tiền mà người trồng trái cây b ỏ ra
trong giai đoạn bán hàng như: chi tiếp khách, chi thuê nhân viên bán hàng, chi
vận chuyển, đóng gói trái cây, dán nhãn mác….
h. Chi phí khác như các khoản phí như thủy lợi phí, thuế nh ư thu ế sử
dụng đất..
Tổng chi phí đầu tư được tính khi cộng tất cả các khoản chi phí mà
người nông dân phải bỏ ra trong một năm để đầu tư, chăm sóc, thu mua, v ận
chuyển, bán hàng… trong một năm.
1.3. Phân chia các loại chi phí
1.3.1. Chi phí trực tiếp
- Chi phí cho vật tư, nguyên liệu: là giá trị (số tiền mua) vật t ư, nguyên
liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí cho công lao đ ộng tr ực
tiếp cho tất cả các công việc trong quá trình sản xuất trái cây (công làm đất,
công làm cỏ, công bón phân, tưới nước, thu hoạch...vv..)
48

- Chi phí nhân công trực tiếp = Tổng công lao động trực tiếp x giá trị 1
ngày công bình quân.
1.3.2. Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp: bao gồm các chi phí cho công lao động không tr ực ti ếp
làm ra sản phẩm:
- Chi phí điều hành sản xuất.
- Chi phí tư vấn và quản lý kỹ thuật.
- Chi phí cho quảng cáo, tiếp thị.
- Chi phí cho bảo vệ.
1.3.3. Chi phí khác gồm:
Các chi phí cơ bản:
- Chí phí khấu hao tài sản cố định (nhà cửa, trại, máy móc, trang thi ết b ị,
dụng cụ).
- Chi phí điện, nước.
- Chi phí tiếp khách.
- Chi phí thuê đất.
- Chi phí bảo vệ môi trường.
- Chi phí thuế
Tổng chi phí (TC) = Chi phí trực tiếp + chi phí gián tiếp + chi phí khác
Để tính toán cho đủ các loại chi phí, tránh trường hợp bỏ sót các khoản
chi phí chúng ta nên sử dụng sổ ghi chép chi phí trong quá trình th ực hi ện s ản
xuất kinh doanh. Có rất nhiều loại mẫu sổ chi phí, tùy thuộc vào trình độ, tình
hình thực tế của nông dân mà lựa chọn cho mình sổ ghi chép chi phí cho phù
hợp.
6.4.1 Mẫu sổ ghi chép chung cho các loại chi phí

Số Ngày Nội dung Số Đơ Thành Cộng dồn Ghi


TT lượn n tiền chú
g giá
Chuyển chi phí trang trước ………….
1
2
3
4
5
6
7
8

49

Tổng cộng trang….. ………….


Các mẫu sổ ghi chép cụ thể cho từng loại chi phí.
Bảng 6.4.2 Chi phí tính khấu hao tài sản cố định
Thời
Khấu
Số Nguyên Thành gian sử
TT Tên Tài sản hao hàng
lượng giá tiền dụng
năm
(năm)
1 Xe ô tô
2 Máy cày
3 Máy xới
4 Máy cắt cành
5 Kho chứa
6 ...

Tổng cộng

Bảng 6.4.3 Chi phí vật tư, nguyên liệu


Thành tiền
TT Tên vật tư Số lượng Đơn giá (đồng)
(đồng)
1 Giống (cây)
Loại 1
Loại 2
Loại ...
2 Phân bón (kg)
Loại 1
Loại 2
Loại ...
3 Thuốc bảo vệ thực
vật
Loại 1
Loại 2
Loại ...
4 ...
5 Khác

Tổng cộng
50

Bảng 6.4.4 Chi phí nhân công

Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền


Công trồng cây mới
Công làm cỏ
Công bón phân
Công phun thuốc
Công thu hoạch
……….
Tổng cộng

Bảng 6.4.5 Chi phí bán hàng


Các công việc phục
vụ tiêu thụ sản Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung
phẩm
- Vận chuyển
- Bốc xếp
- Đóng gói
Quảng bá sản phẩm
……….
Tổng cộng
Bảng 6.4.6 Chi phí tiền vay
Tổng số
Tổng tiền Tiền lãi Tiền gốc
Các khoản vay tiền phải
vay phải trả phải trả
trả
- Vay ngắn hạn
- Vay trung hạn
- Vay dài han
…..
Tổng cộng

Bảng 6.4.7 Tổng chi phí


TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú
1 Chi phí cho nguyên vật liệu
2 Chi phí về nhân công
3 Chi phí bán hàng
4 Thanh toán tiền vay
5 Khấu hao tài sản hàng năm
6 Chi khác (Điện, nước, xăng dầu,.....)
51

Tổng

2. Tính tổng thu nhập đầu ra


2.1. Khái niệm
Tổng thu nhập đầu ra hay còn gọi là tổng giá trị s ản xu ất thu đ ược là
toàn bộ số tiền mà người nông dân thu được từ bán s ản ph ẩm chính, bán s ản
phẩm phụ và các loại thu nhập khác trên diện tích trồng trái cây.
Thu nhập từ sản phẩm chính được hiểu là thu từ hoạt động bán trái cây
trong năm.
2.2. Cách tính thu nhập
Chúng ta có thể tính thu nhập của từng loại trái cây theo công thức sau:
Thu nhập của một loại trái cây = số lượng trái cây loại 1 x đơn giá trái
cây loại 1 + số lượng trái cây loại 2 x đơn giá trái cây loại 2 + …
Tổng thu nhập từ sản phẩm chính = thu nh ập loại trái cây th ứ nh ất + thu
nhập loại trái cây thứ 2 + …
Thu nhập từ sản phẩm phụ là số tiền thu được từ bán các sản phẩm phụ
(trồng xen trên diện tích đất đó, bán lá, cây già bán gỗ…)
Tổng thu nhập = Thu nhập từ sản phẩm chính + thu nhập từ sản ph ẩm
phụ
Bảng 6.4.8 Tổng thu nhập
Số
TT Các khoản mục Ghi chú
tiền
1 Thu từ sản phẩm chính
Loại 1
Loại 2
Loại ....
2 Thu từ sản phẩm phụ
3 Thu khác
Tổng

3. Tính giá thành sản xuất


3.1. Khái niệm giá thành sản xuất
Giá thành sản xuất là tổng của tất cả các chi phí cho quá trình sản xuất
trái cây.
3.2. Giá thành một đơn vị sản phẩm (1 kg trái cây)
- Tổng chi phí = cộng tất cả các khoản chi phí.
52

- Thống kê xác định sản lượng trái cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
Giá thành 1 kg trái cây = Tổng chi phí/Sản lượng trái cây đủ tiêu chuẩn
xuất vườn.
3.3. Giá bán trái cây
- Giá bán = giá thành + chi phí lưu thông + chi phí bán hàng + l ợi nhu ận
sản xuất.
- Giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung tại thị trường khu vực.

4. Tính lợi nhuận sản xuất


4.1. Khái niệm lợi nhuận:
Lợi nhuận là phần chênh lệch khi lấy thu nhập trừ đi chi phí.
Công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng thu nhập – tổng chi phí
4.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế
a. Hiệu quả kinh tế tuyệt đối: Là hiệu số so sánh giữa l ợi nhu ận c ủa mô
hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với ph ương án s ản
xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đ ất, cùng s ố lao
động, cùng số vốn…);
Công thức tính: hiệu quả kinh tế tuyệt đối = lợi nhuận của mô hình 1 –
lợi nhuận của mô hình 2.
- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối lớn hơn 0 (>0) thì mô hình 1 sản xuất
đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất.
- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối bằng 0 (=0) thì mô hình 1 và mô hình 2
có hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào đ ể s ản xu ất cũng
được.
- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối nhỏ hơn 0 (<0) thì mô hình 2 có hiệu
quả kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất.
b. Hiệu quả kinh tế tương đối: Là thương số so sánh giữa l ợi nhuận c ủa
mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án
sản xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đ ất, cùng s ố lao
động, cùng số vốn…);
Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tương đối = lợi nhuận c ủa mô hình
1/lợi nhuận của mô hình 2.
- Nếu hiệu quả kinh tế tương đối lớn hơn 1 (>1) thì mô hình 1 s ản xu ất
đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất.
- Nếu hiệu quả kinh tế tương đối bằng 1 (=1) thì mô hình 1 và mô hình
2 có hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào đ ể s ản xu ất
cũng được.
53

- Nếu hiệu quả kinh tế tương đối nhỏ hơn 1 (<1) thì mô hình 2 có hiệu
quả kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất.
c. Hiệu quả kinh tế tăng thêm: Là hiệu số so sánh của lợi nhu ận cùng
một mô hình ở các thời kì khác nhau:
Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tăng thêm = lợi nhuận th ời kì sau – l ợi
nhuận thời kì trước.
- Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm lớn hơn 0 (>0) thì năm sau s ản xu ất
đạt hiệu quả cao hơn năm trước.
- Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm bằng 0 (=0) thì năm sau s ản xu ất đ ạt
hiệu quả bằng hơn năm trước.
- Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm nhỏ hơn 0 (<0) thì năm sau sản xu ất
đạt hiệu quả thấp hơn năm trước.
d. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích: Là th ương s ố so sánh gi ữa
lợi nhuận và số diện tích mà người nông dân sử dụng trồng trái cây.
Công thức tính: Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích = Lợi
nhuận/diện tích đất trồng cây ăn trái. Thông thường, chỉ tiêu này đ ược tính
trên một hecta (ha).
Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích càng lớn thì hiệu qu ả s ản
xuất của người nông dân càng cao.
e. Hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn: Là th ương số gi ữa lợi nhu ận và
chi phí.
Công thức tính: hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn = lợi nhuận/chi phí
Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sản xuất của người nông dân càng
cao.

B. Câu hỏi và bài tập


* Câu hỏi
Câu 1: Liệt kê các loại chi phí trong sản xuất trái cây?
Câu 2: Xác định các loại thu nhập trong sản xuất trái cây?
Câu 3: Trình bày cách tính lợi nhuận và hiệu quả kinh tế?
* Bài tập thực hành
Bài tập 1
- Nội dung: tính giá thành cụ thể cho việc sản xuất một kg trái cây, tính
lợi nhuận và đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Thông tin cần thiết:
+ Tổng số trái cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn = 1000 kg
54

+ Chi phí khấu hao trang thiết bị, dụng cụ = 2.000.000đ


+ Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu = 3.000.000đ
+ Chi phí nhân công trực tiếp = 5.000.000đ
+ Chi phí gián tiếp = 10% chi phí trực tiếp
+ Chi phí khác = 2.000.000đ
a. Tính giá thành sản xuất 1 kg trái cây?
Biết rằng chi phi bán hàng chiếm 5% giá thành
b. Tính lợi nhuận nếu giá bán 1 kg trái cây là 18.000 đồng/kg.
c. Nếu muốn kinh doanh đạt lợi nhuận 10% so với chi phí thì ph ải bán
với giá bao nhiêu?
d. Đánh giá hiệu quả kinh tế của vườn cây.
- Nhóm 3-5 người thực hiện trong thời gian 60’.
Bài thực hành 1
- Thống kê chi tiết các chi phí cơ bản cần thiết phục vụ cho quá trình
sản xuất một loại trái cây cụ thể tại một vườn khoảng 1ha trong 1 năm.
- Dự kiến sản lượng thu hoạch và tính giá thành 1 kg trái cây.

C. Ghi nhớ
- Các loại chi phí của người trồng trái cây
- Các loại thu nhập của người trồng trái cây
- Cách tính lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của người trồng trái cây
55

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

I. Phạm vi áp dụng chương trình mô đun


- Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu th ụ xoài, ổi, chôm chôm áp
dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng,
trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ Đề án đào tạo ngh ề cho lao đ ộng
nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm có th ể
sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn
hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên)
- Chương trình áp dụng cho các vùng trồng xoài, ổi, chôm chôm. Nếu áp
dụng cho vùng, miền cần chú ý dùng từ cho phù hợp, ví dụ thu quả = hái quả;
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao ki ến
thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
- Mô đun Tiêu thụ sản phẩm xoài, ổi chôm chôm là mô đun th ực hành,
có khi thực hiện, đòi h ỏi h ọc viên ph ải tuân theo n ội th ương th ảo m ột h ợp
đồng mua bán, khi th ực hi ện các b ước công vi ệc ph ải c ẩn th ận đ ể tránh b ị
thiệt hại khi bán s ản ph ẩm mình làm ra.
II. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng d ạy mô
đun đào tạo:
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song
vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nh ớ và ti ếp thu bài h ọc
tốt.
1. Phần lý thuyết
- Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng
phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, c huyển giao
phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hi ện trường
(FFS) và khuyến nông thị trường… để phát huy tính tích cực của học viên.
- Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng bi ểu, tranh
ảnh, băng đĩa để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng.
2. Phần thực hành:
56

1. Bài 01. Lựa chọn hình thức tiêu thụ


Bài tập1. Liệt kê các hình thức tiêu thụ trái cây tại địa phương mình và
lựa chọn hình thức tiêu thụ trái cây phù h ợp với đặc đi ểm c ủa ng ười nông
dân và tình hình thực tế tại địa phương.
1. Mục đích
- Học viên thực hành việc nhận biết các hình thức tiêu th ụ trái cây ở đ ịa
phương mình và lựa chọn được hình thức tiêu thụ trái cây phù hợp.
2. Yêu cầu
- Học viên liệt kê được đầy đủ các hình thức tiêu thụ trái cây ở địa
phương mình
- Biết phân tích tình hình thực tế tại địa phương và kh ả năng của mình
để lựa chọn hình thức tiêu thụ cho phù hợp.
3. Dụng cụ, vật tư
- Giấy, bút….
4. Hình thức tổ chức
Làm việc cá nhân.
5. Sản phẩm ứng dụng
Các học viên biết được các hình thức tiêu thụ trái cây là lựa chọn hình
thức tiêu thụ trái cây phù hợp với khả năng của mình và tình hình th ực t ế t ại
địa phương.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành liệt kê các hình thức tiêu thụ trái cây ở địa phương và
lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp.
7. Tổ chức thực hiện
- Tiến hành buổi thực hành tại lớp học. Học viên liệt kê các hình thức
tiêu thụ trái cây ở địa phương mình.
- Từng cá nhân trình bày phương án của mình.
- Các học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên d ưới s ự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo từng cá nhân với các công
việc sau:
+ Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên.
57

+ Đánh giá lựa chọn sản phẩm của từng cá nhân.


2. Bài 02. Lựa chọn nơi tiêu thụ
Bài tập 1: Liệt kê các nơi tiêu thụ trái cây tại địa phương mình và chọn
nơi tiêu thụ cho trái cây của mình phù hợp với điều kiện thực tế.
1. Mục đích
- Học viên thực hành việc nhận biết các nơi tiêu thụ trái cây ở địa
phương mình và lựa chọn được nơi tiêu thụ trái cây phù hợp điều kiện th ực
tế.
2. Yêu cầu
- Học viên liệt kê được đầy đủ các nơi tiêu th ụ trái cây ở địa ph ương
mình
- Biết phân tích tình hình thực tế tại địa phương và khả năng của mình
để lựa chọn nơi tiêu thụ cho phù hợp.
3. Dụng cụ, vật tư
- Giấy, bút….
4. Hình thức tổ chức
Làm việc nhóm từ 3-5 người.
5. Sản phẩm ứng dụng
Các học viên biết được các nơi tiêu thụ trái cây và l ựa ch ọn n ơi tiêu th ụ
trái cây phù hợp với khả năng của mình và tình hình thực tế tại địa phương.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành liệt kê các nơi tiêu thụ trái cây ở địa phương và lựa
chọn nơi tiêu thụ phù hợp.
7. Tổ chức thực hiện
- Tiến hành buổi thực hành tại lớp học. Học viên li ệt kê các n ơi tiêu th ụ
trái cây ở địa phương.
- Từng nhóm trình bày phương án của mình.
- Các học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên d ưới s ự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo từng nhóm với các công vi ệc
sau:
+ Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên.
58

+ Đánh giá lựa chọn sản phẩm của từng nhóm.


3. Bài 03. Thực hiện bán sản phẩm
Bài tập 1: Thực hành viết một bản hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Bài tập 2: Thực hành viết một bản hợp đồng tiêu thụ đơn giản.
Bài tập 3: Thực hành viết một bản thanh lý hợp đồng tiêu thụ.
1. Mục đích
- Học viên thực hành việc nhận biết các nội dung chính của hợp đồng
bao tiêu sản phẩm, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và biên b ản thanh lý h ợp
đồng phù hợp điều kiện thực tế.
2. Yêu cầu
- Học viên lập được một bản hợp đồng bao tiêu s ản ph ẩm đ ơn gi ản cho
một loại sản phẩm trái cây
- Học viên lập được một bản hợp đồng tiêu th ụ sản ph ẩm đ ơn gi ản cho
một loại sản phẩm trái cây
- Học viên lập được một bản thanh lý hợp đồng đơn giản cho một loại
sản phẩm trái cây
3. Dụng cụ, vật tư
- Giấy, bút….
4. Hình thức tổ chức:
Làm việc cá nhân.
5. Sản phẩm ứng dụng:
Các học viên lập được hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm và bản
thanh lý hợp đồng.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành viết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, h ợp đ ồng tiêu th ụ
sản phẩm và biên bản thanh lý hợp đồng.
7. Tổ chức thực hiện
- Tiến hành buổi thực hành tại lớp học. Học viên viết các lo ại h ợp đ ồng
và biên bản.
- Từng cá nhân trình bày phương án của mình.
- Các học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên d ưới s ự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
59

- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo từng học viên với các công
việc sau:
+ Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn sản phẩm của từng học viên.
4. Bài 04. Tính hiệu quả kinh tế
Bài thực hành 1
- Thống kê chi tiết các chi phí cơ bản cần thiết phục vụ cho quá trình
sản xuất một loại trái cây cụ thể tại một vườn khoảng 1ha trong 1 năm.
- Dự kiến sản lượng thu hoạch và tính giá thành 1 kg trái cây.
1. Mục đích
- Học viên thực hành việc nhận biết tất cả các khoản chi phí cần thiết
cho một vườn cây trong 1 năm. Tính được giá thành sản xuất 1 kg trái cây.
2. Yêu cầu
- Học viên liệt kê được đầy đủ các loại chi phí cần có đ ể trồng và chăm
sóc cây ăn trái.
- Dự tính được tổng chi phí cho một đơn vị diện tích.
- Tính được giá thành 1 kg trái cây dựa vào sản l ượng dự ki ến thu ho ạch
được.
3. Dụng cụ, vật tư
- Giấy, bút….
4. Hình thức tổ chức
Làm việc nhóm từ 3-5 người.
5. Sản phẩm ứng dụng
Bảng tính chi phí cho trồng và chăm sóc cây ăn trái trên 1 đ ơn vị di ện
tích. Bảng tính giá thành 1 kg trái cây.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành thống kê các loại chi phí.
Bước 3: Tính tổng chi phí.
Bước 4: Dự kiến sản lượng đạt được.
Bước 5: Tính giá thành 1 kg trái cây.
7. Tổ chức thực hiện
60

- Tiến hành buổi thực hành tại lớp học. Học viên th ống kê t ất c ả các
loại chi phí cần thiết cho trồng và chăm sóc vườn cây, dự tính sản lượng và
tính giá thành 1 kg trái cây.
- Từng nhóm trình bày phương án của mình.
- Các học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên d ưới s ự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo từng nhóm với các công vi ệc
sau:
+ Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên.
+ Đánh giá kết quả của từng nhóm.
* Hướng dẫn thực hành theo phương pháp làm mẫu
- Giáo viên chỉ định một học viên của lớp làm mẫu. Cả lớp chú ý theo
dõi. Sau đó giáo viên bổ sung các thao tác ch ưa hoàn ch ỉnh và t ổ ch ức cho h ọc
viên của cả lớp cùng thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật của bài th ực
hành trong khoảng thời gian quy định;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong
thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở
ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách
khắc phục.

V. Tài liệu cần tham khảo


1. Viện cây ăn quả Miền Nam, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn
vườn và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả Miền Nam , dùng cho dự án phát triển
chè và cây ăn quả. NXBNN, Hà Nội.
2. Viện cây ăn quả Miền Nam, 2009. Cẩm nang sản xuất và quản lý
chất lượng cây giống cây ăn quả. NXBNN TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới, NXBNN TP Hồ CHí
Minh.
4. Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ, 2005. Giáo trình cây ăn trái. Tủ
sách Đại Học Cần Thơ.
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2005. Giáo trình Marketing căn bản. NXB
Hà Nội.
61

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM


(Kèm theo Quyết định số 726 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Tiến Huyền - Phó hiệu trưởng Trường Cao
đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ
4. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Thanh Bình - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ
- Bà Trần Thị Thu Tâm - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ
- Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm
Bắc Giang
- Ông Lương Vũ Sơn - Nghiên cứu viên Viện nghiên c ứu Cây ăn qu ả
Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam./.
62

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU


CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM
(Kèm theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
2. Thư ký: Bà Nguyễn Thị Phương Nga, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Lê Trung Hưng, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghi ệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng C ơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Ông Hàn Tần Trướt, Kỹ sư Trung tâm giống cây trồng Bến Tre./.

You might also like