Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

X`Yêu cầu: Thiết kế kỹ thuật hồ chứa nước Trong Thượng cho 2 phương án

Phương án 1:
1. Thiết kế đập đất đồng chất với thông số:
Tài liệu về gió

 Vận tốc gió:


+ Ứng với MNDBT P=2%, vận tốc gió tính toán lớn nhất V2%=32m/s
+ Ứng với MNLTK P=25%, vận tốc gió bình quân V25%=14m/s
 Đà gió:
+ Ứng với MNDBT: D=200m
+ Ứng với MNLTK: D’=210 m

- Góc kẹp giữa hướng gió thiết kế và trục hồ =0.


2. Thiết kế tràn xả lũ, Tràn 2 khoang không có cửa van điều tiết với khẩu độ tràn là
B=40m hình thức ngưỡng đỉnh rộng và cao trình ngưỡng tràn = MNDBT. Hệ số lưu
lượng m lấy sơ bộ m=0,36

3. Thiết kế cống ngầm có áp với lưu lượng qua cống là 1.2 m3/s và cao trình khống
chế đầu kênh là 82m.

4. Chuyên đề kỹ thuật tính toán kết cấu cống ngầm hoặc tường cánh thượng lưu.

Phương án 2:
1. Thiết kế đập đất đồng chất với số liệu sau:
Tài liệu về gió

 Vận tốc gió:


+ Ứng với MNDBT P=2%, vận tốc gió tính toán lớn nhất V2%=30m/s
+ Ứng với MNLTK P=25%, vận tốc gió bình quân V25%=12m/s
 Đà gió:
+ Ứng với MNDBT: D=220m
+ Ứng với MNLTK: D’=230 m
- Góc kẹp giữa hướng gió thiết kế và trục hồ =10o.
2. Thiết kế tràn xả lũ với hình thức tràn không cửa van với cao trình ngưỡng tràn
= MNDBT, ngưỡng tràn thực dụng, mặt cắt hình thang có chiều cao ngưỡng P
= 1m và P’ = 3m với hệ số lưu lượng m =0,4-0,42, bề rộng tràn nước B= 33m
có phân khoang.
3. Thiết kế cống ngầm có áp với lưu lượng qua cống là 1,4 m3/s và cao trình
khống chế đầu kênh là 82,5 m.
4. Chuyên đề kỹ thuật tính toán kết cấu, tường bên dốc nước, tường cánh thượng
lưu tràn.
Khối lượng tuần 1-2:
1. Tính toán mực nước chêt MNC và dung tích chết Vc
2. Tính toán mực nước dâng bình thường MNDBT và dung tích Vmndbt ( Bài
toán điều tiêt hồ theo phương pháp năm)
3. Tính toán mực nước lũ thiêt kế MNLTK và dung tích V MNLTK (tính điều
tiết lũ theo phương pháp Popapop hay tính theo phương pháp thử dần).
TỔNG QUAN
Hồ chứa nước Trong Thượng dự kiến xây dựng nằm trong tiểu vùng lưu vực sông An
Lão thuộc lưu vực sông Lại Giang, quy hoạch phân vùng tưới của tỉnh Bình Định, thuộc địa
phận xã An Trung, huyện An lão. Khu hưởng lợi nằm ở phía Bắc của huyện miền núi An
Lão, thuộc thôn 1, 3, 5, 7, 8 của xã An Trung và Khu tái định cư mới của nhân dân di dời để
xây dựng hồ Đồng Mít.
Nhân dân trong xã An Trung chủ yếu làngười dân tộc H'Rê, sống bằng nghề nông
nghiệp. Do khí hậu thời tiết khắc nghiệt, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, năng
suất cây trồng vật nuôi bấp bênh, vì vậy đời sống nhân dân trong xã còn gặp rất khó khăn.
Thu nhập của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và ngành nghề hầu như không phát triển. Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã
hiện nay là 795 ha, trong đó diện tích được tưới bằng công trình thủy lợi rất ít. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng rất khó khăn, do sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
cơ sở hạ tâng kỹ thuật còn yếu kém, trong đó đặc biệt là thủy lợi.
Sông suối trong vùng có chiều dài ngắn, chảy qua một địa hình phức tạp, độ dốc
lớn. Do đó những khi có mưa, nước nhanh chóng dồn về gây lũ, sau đó lại rút xuống
nhanh chỉ gây ngập úng một số vùng trũng ven các suối.
Trong khu vực thôn 1, 3, 5, 7 và thôn 8 xã An Trung hiện chưa có công trình thủy
lợi nào bảo đảm tưới ổn định. Vụ Đông Xuân, tận dụng khí trời ẩm ướt và các cơn mưa
mùa xuân còn rải rác, nhân dân tiến hành trồng một ít diện tích lúa nước, rau màu...
nhưng đến
cuối vụ thường bị hạn. Vụ Hè Thu vì không có nguồn nước cung cấp nên nhân dân phải
trồng màu hoặc bỏ đất trống. Vụ Mùa thì gieo lúa khô, năng suất rất thấp 0,50,8 Tấn/ha
và rất bấp bênh, có khi bị mất trắng. Phần diện tích còn lại thường được nhân dân trồng
một ít bạch đàn để lấy củi.
Tình hình khô hạn gây tác hại lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân
trong vùng. Nếu có nước tưới đầy đủ thì các vụ Hè Thu và vụ Mùa cây trồng cho năng
suất cao, khoảng 5,5  6,0 Tấn/ha.
Từ kết quả khảo sát địa hình, địa chất toàn bộ khu đầu mối, lòng hồ, khu tưới và từ
kết quả tính toán thủy văn đánh giá nguồn nước cho thấy dòng chảy của suối Trong Thượng
tương đối dồi dào, địa hình lòng hồ cho phép xây dựng một hồ chứa nước điều tiết năm để
tưới cho khoảng 150 ha đất canh tác và tạo nguồn nước cấp sinh hoạt cho 6.000 nhân khẩu
trong khu hưởng lợi.
Trên cơ sở tình hình sản xuất nông nghiệp và hiện trạng thủy lợi, phương hướng quy
hoạch cây trồng và khả năng diện tích của vùng dự án, nhu cầu cấp nước sinh hoạt của dân
cư trong vùng, kết hợp với các điều kiện tự nhiên nhưđã phân tích. Chúng tôi thấy rằng với
hồ chứa nước TrongThượng, phương án nhiệm vụ cho hiệu quả đầu tư cao nhất là phương án
tưới tối đa phần diện tích canh tác tưới tự chảy trong vùng dự án, tạo nguồn nước tưới và
sinh hoạt cho khu tái định cư mới của nhân dân di dời để xây dựng hồ Đồng Mít, theo một
cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm vừa đảm bảo diện tích, vừa không làm tăng quy mô công
trình đầu mối.
PHẦN I: TÀI LIỆU CƠ BẢN
CHƯƠNG1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH
1.1.1. Vị trí địa lý:
Toàn bộ vùng hưởng lợi nằm dọc theo suối Trong Thượng thuộc địa giới hành chính
của xã An Trung, huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Phạm vi khu tưới giới hạn bởi sông An
Lão, suối Nước Đinh ở phía Nam, phía Đông và các dãy núi phía Tây, phía Đông Bắc.
Hồ chứa nước Trong Thượng sẽ được tạo bởi một đập đất dâng nước trên suối nước Trong
Thượng tại làng T3 (cũ), thuộc địa phận xã An Trung, huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Đầu mối công trình cách UBND huyện An Lão 6,5 km về phía Bắc, cách Quốc lộ 1A tại
thị trấn Bồng Sơn khoảng 40 km về phía Tây Bắc.
Trong phạm vi tọa độ địa lý trên bản đồ tỉ lệ 1/50.000:
- 14o 39’27” Vĩ độ Bắc
- 108o 52’54” Kinh độ Đông
2.1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO VÙNG DỰ ÁN :
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH KHU VỰC ĐẦU MỐI:
Lưu vực hồ Trong Thượng có độ dốc sườn dốc lớn, suối ngắn, khả năng gây lũ lớn.
Đường phân lưu của lưu vực gồm:
- Phía Tây là ngọn núi Hồng Mông có độ cao 749 m.s
- Phía Bắc là dãy núi Chóp có độ cao hơn 755  491 m
- Phía Đông là dãy núi Chóp có độ cao 320 m.
- Phía Nam là hai bên của lưu vực có những ngọn núi có độ cao từ 260180 m
Bụng hồ có hình quả trám. Thấp dần từ Bắc vào Nam.
2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH KHU TƯỚI:
-Khu tưới của hồ Trong Thượng là thung lũng núi chạy dài từ Bắc vào Nam, thuộc hạ lưu
của suối Trong Thượng. Chỗ rộng nhất của khu tưới khoảng 1.000 m, chỗ hẹp nhất
khoảng dưới 100 m.
- Đặc điểm của khu tưới là bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, địa hình của từng khu có độ
dốc theo hướng thấp dần về phía lòng suối Trong Thượng, cục bộ có những vùng nhô
cao, không thuận tiện cho việc bố trí hệ thống kênh và khống chế tự chảy cho toàn khu
tưới.
Xung quanh lưu vực là núi cao bao bọc, thung lũng chật hẹp, càng về hạ lưu gần bản
Trong Thượng A thung lũng được mở rộng có chỗ tới 0.9km, nhưng tại cuối bản suối bị
thắt lại bởi hai dãy núi có độ cao +1248 có khả năng tạo thành một lòng hồ tương đối tốt.
Lòng suối về mùa cạn chỉ rộng vài mét, tuy nhiên vào mùa lũ nước chảy tràn trên cánh
đồng rộng gần 200m.
Đặc điểm địa hình khu vực cụm công trình đầu mối tương đối hẹp, mái dốc của các
sườn núi thay đổi từ 500-650. Với các khu tưới do bị các dãy núi phân chia thành các
mảnh nhỏ chạy dọc các thung lũng ven suối, xung quanh bị bao bọc bởi các dãy núi, các
thửa ruộng như thế này hầu hết phân bố trên các bản của xã Pu nhi.
Quan hệ đặc trưng địa hình hồ chứa nước được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1-1 . Bảng quan hệ Z ~ F ~V.
Z(m) 78.00 80.00 82.00 84.00 86.00 88.00 90.00 92.00

F(ha) 0,2680 0,7133 3,3110 6,1018 9,5461 13,5783 17,4391 21,6512

V(103Tron
g Thượng) 2,239 11,739 46,018 143,042 298,498 527,506 834,540 1226,982

Z(m) 27,2105 32,0854 36,8558 39,1468

F(ha) 1714,271 2308,651 2997,436 3377,392

V(103Tron
g Thượng) 27,2105 32,0854 36,8558 39,1468

1.2.ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN :


1.2.1. Mưa:
Qua tài liệu quan trắc mưa thường tập trung vào từ tháng X đến tháng I. Theo tính
toán thì lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 85,33% lượng mưa toàn năm. Mùa khô
vùng dự án hầu như mưa rất ít như tháng VII và tháng VIII

Bảng 1-2. Phân phối mưa bình quân năm


Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nàm
Q50% (Trong 0,402 0,146 0,103 0,085 0,105 0,117 0,062 0,061 0,129 1,326 2,003 0,897 5,436
Thượng/s)

W50%
(106Trong 1,078 0,353 0,277 0,221 0,283 0,303 0,166 0,163 0,334 3,553 5,187 2,404 14,321
Thượng)
Q75% (Trong 0,146 0,090 0,064 0,042 0,052 0,060 0,039 0,038 0,054 0,731 1,765 0,483 3,564
Thượng/s)

W75%
(106Trong 0,392 0,217 0,171 0,108 0,139 0,156 0,105 0,101 0,140 1,960 4,571 1,293 9,354
Thượng)

1.2.2.Bùn cát lắng đọng:


Bảng 1-3. Tổng dung tích bùn cát lắng đọng hằng năm trong hồ chứa
Trong
Thượng/
1 Lượng phù sa p nàm 1.953,0
2 Thời gian tính toán T nàm 15,0
3
10 Trong
3 Tổng lượng phù sa sau T năm Wp Thượng 29,295

1.2.2. Nhiệt độ :
Các nhiệt độ không khí: nhiệt độ không khí trung bình (Tcp), nhiệt độ không khí
lớn nhất (Tmax), nhiệt độ không khí nhỏ nhất (T min), đã quan trắc và tính toán được như
sau:
Đặc trưng nhiệt độ không khí hàng tháng trong năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Tcp (oC) 22,3 23,4 25, 27,1 28,5 29,0 28,9 28,8 27,3 25,9 24,5 22, 26,1
4 8
Tmax(oC) 33,3 34,5 38, 38,7 41,6 40,2 39,1 38,6 37,0 34,9 32,2 31, 41,6
3 0
Tmin(oC) 13,2 15,4 14, 18,8 22,3 22,1 22,3 21,9 21,7 17,6 16,2 14, 13,2
2 9

1.2.3. Độ ẩm không khí:


Độ ẩm không khí tương đối trung bình (Ucp), độ ẩm không khí thấp nhất (Umin) tính
được như trong bảng sau:
Bảng 1-4 Độ ẩm không khí lấy theo số liệu quan trắc tại trạm Phụng Du
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Ucp(%) 83 83 81 81 79 77 76 76 84 86 80 85 81
Umin(%) 45 43 38 36 35 39 38 38 42 41 52 49 35

Độ ẩm tương đối lớn nhất hàng tháng lấy Umax = 100%


1.2.4. Nắng:
Số giờ nắng trung bình hàng năm 201,7 giờ, sự phân phối trong năm theo bảng sau:
Bảng 1-5. Số giờ nắng trung bình tháng và năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Nắng 165 192 247 245 255 229 251 228 188 170 134 116 201,7

1.2.5. Gió:
Tốc độ gió trung bình lớn nhất tháng và năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vcp(m/s) 1,9 1, 1,7 1,6 1,6 1,7 1,8 1,9 1,4 1, 2,5 2,7 1,9
7 8
Vmax(m/s) 18 14 16 14 16 20 16 20 16 28 40 18 40
- Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được tại trạm Phụng Du là 40 m /s ngày 01 /
11 / 1984 (cơn bão số 9)
Tốc độ gió lớn nhất bình quân theo 8 hướng chính
Hướng Bắc Đông Đông Đông Nam Tây Tây Tây Bắc
Bắc nam Nam
(N) (E) (S) (W) ( WN )
( NE ) ( ES ) ( WS )
Vcp(m/s) 17,3 12,8 9,1 8,8 8,6 10,0 10,7 12,7

Khả năng xuất hiện tốc độ gió mạnh nhất theo tần suất thiết kế
Hướng N WN NE K/k/hướng Ghi chú
Đặc trưng
Vomax ( m/s ) 18,4 13,1 14,1 19,1
Cv 0,46 0,.52 0,35 0,46 Tốc độ gió
Hướng N WN NE K/k/hướng Ghi chú
Đặc trưng

Cs 2,35 2,0 0,20 1,92 quan trắc ở


V2% ( m/s ) 37,1 27,95 23,0 38,32 cao độ cách
V10% ( m/s ) 29,0 21,75 20,4 30,43 mặt đất 12 m
V25% ( m/s ) 15,6 11,05 13,9 16,58
1.2.5. Bốc hơi:
* Bốc hơi mặt nước (Zn)
Lượng bốc hơi mặt hồ được tính theo dụng cụ đo bằng ống Piche hoặc chậu.
Zn = (1,2  1,25) Zpiche
hoặc Zn = (0,7  0,8) Zchậu
Phương pháp quan trắc lượng bốc hơi bằng ống piche trong thời gian dài hơn và
còn tiếp tục cho đến nay, gần lưu vực hồ Trong Thượng có trạm Phụng Du cũng chỉ đo
bằng ống piche. Vì vậy với lưu vực hồ Trong Thượng lấy:
Z n 1,25 1040  1300 mm

Bảng 1-6. Khả năng bốc hơi trung bình tháng


Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng
DZ ( mm ) 21,00 20,00 26,00 28,00 30,00 33,00 35,00 35,00 20,00 19,00 18,00 21,00 306,00

1.2.6. Mưa:
* Lượng mưa trung bình nhiều năm:
Lưu vực hồ Trong Thượng gần trạm An Hòa, có diện tích lưu vực nhỏ, nên lượng
mưa trung bình nhiều năm tại lưu vực lấy theo lượng mưa điểm tại trạm An Hòa. Trong
20 năm có tài liệu (1981  2005), lượng mưa đã quan trắc đuợc:
- Lớn nhất là: 4.908 mm (1998)
- Nhỏ nhất là: 1.720 mm (1982)
- Lượng mưa trung bình nhiều năm là: 3.084 mm
Bảng 1.7 Đặc trưng mưa năm lưu vực hồ Trong Thượng
Đặc trưng thống kê Mưa theo tần suất thiết kế
(mm)
Xo (mm) Cv Cs 10% 50% 75%
3084 0,30 0,90 4319 2948 2412

* Lượng mưa sinh lũ trên lưu vực:


Căn cứ tài liệu quan trắc từ năm 1981  2005 chúng tôi tính toán lượng mưa thiết
kế 1 ngày lớn nhất
Bảng 1.8 Đặc trưng mưa lũ hồ Trong Thượng
Đặc trưng thống kê Mưa theo tần suất thiết kế
(mm)
Xo (mm) Cv Cs 1% 1,5% 2%
219,9 0,40 0,98 485 461 443

* Lượng mưa khu tưới:


Tính toán lượng mưa khu tưới, chúng tôi dùng chuổi quan trắc số liệu trạm An
Hòa nằm trên khu tưới.
Bảng 1.9 phân phối lượng mưa thiết kế trong năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
X50%
113,8 10,9 52,2 92,0 246,8 116,6 211,9 88,7 159,8 1030,7 618 204,5 2948
(mm)
X75%
179,1 95,9 22,1 36,6 71,9 195,3 94,4 17,2 248,9 792,4 508,7 149,6 2412
(mm)
1.2.7 Đặc điểm thuỷ văn :
1.2.7.1.Đặc điểm dòng chảy năm:
Bảng 1.10 Tiêu chuẩn dòng chảy năm hồ Trong Thượng
F Xo yo Wo Qo Mo o
(l/sktrong
(ktrong (mm) (mm) (106Tron (Trong thượng)
thượng) g Thượng/
Thượng) s)
7,6 3084 2089 15,88 0,503 66 0,68

Bảng 1.11 Kết quả tính dòng chảy năm theo tần suất thiết kế
Đặc trưng thống kê Dòng chảy năm thiết kế ( Trong
Thượng/s)
Qo (Trong Cv Cs 10% 50% 75%
Thượng/s
)
0,503 0,55 2CV 0,875 0,453 0,297

Bảng 1.12 Bảng phân phối dòng chảy các tháng trong năm

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nàm


Q50% 0,402 0,146 0,103 0,085 0,105 0,117 0,062 0,061 0,129 1,326 2,003 0,897 5,436
(Trong
Thượng/
s)
W50%
(106Tron 1,078 0,353 0,277 0,221 0,283 0,303 0,166 0,163 0,334 3,553 5,187 2,404 14,321
g
Thượng)
Q85% 0,146 0,090 0,064 0,042 0,052 0,060 0,039 0,038 0,054 0,731 1,765 0,483 3,564
(Trong
Thượng/
s)
W85%
(106Tron 0,392 0,217 0,171 0,108 0,139 0,156 0,105 0,101 0,140 1,960 4,571 1,293 9,354
g
Thượng)

1.2.7.2 Lượng tổn thất do bốc hơi:


Bảng 1.13 Phân phối lượng tổn thất bốc hơi hàng tháng trong năm
XI
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI I Nàm
Zo (mm) 21 20 26 28 30 33 35 35 20 19 18 21 305

1.2.7.3. Đặc điểm dòng chảy lũ :


Bảng 1.14 Kết quả tính lũ thiết kế hồ Trong Thượng

P% 0,2 % 0,5 % 1,0 % 1,5 % 2%


Qp ( Trong 236,5 216,0 182,6 172,5 159,1
Thượng /s )

Bảng 1-12.Kết quả tính tổng lượng lũ thiết kế


P% 0,2 % 0,5 % 1,0 % 1,5 % 2%
Wp 3,75 3,40 2,95 2,80 2,69
6
( 10 Trong
Thượng )
1.2.7.4. Dòng chảy lũ tiểu mãn:
Bảng 1.15 Kết quả tính lũ tiểu mãn theo công thức cường độ giới hạn
P% 1984 5% 10%
Qp (m3/s) 52,6 42,8 25,6

1.2.7.5. Bảng số liệu đường quá trình lũ đến theo thời gian:
Bảng 1.16 Kết quả đường quá trình lũ
t (h) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Q (m3/s) 0.00 2.20 18.19 58.63 98.28 136.19 158.03 172.63 178.12 175.67 170.75 163.13 153.77
t (h) 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Q (m3/s) 142.85 131.88 120.92 110.00 99.74 89.92 81.16 72.78 65.09 58.21 51.73 46.24 41.66
t (h) 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
Q (m3/s) 383.73 350.91 318.10 285.28 25.25 219.64 186.82 158.22 145.16 13.21 119.06 106.00 92.95
t (h) 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49
Q (m3/s) 79.89 6.68 53.93 49.54 45.14 40.75 3.64 31.97 27.58 23.18 18.79
1.2.7.6. Tính lưu lượng lớn nhất các tháng mùa cạn:
Bảng 1.17 Kết quả tính lưu lượng và tổng lượng lớn nhất các tháng mùa cạn

Tháng I II III IV V VI VII VIII

Q5% (m3/s) 4,71 2,04 2,21 1,74 7,24 13,24 2,27 6,25

W5%(103m3) 42,74 18,49 20,05 15,77 65,71 120,07 20,61 56,71

Q10% (m3/s) 3,54 1,66 1,70 1,34 4,99 9,17 1,79 4,27

W10%(103 m3) 32,15 15,05 15,45 12,17 45,24 83,17 16,24 38,70
1.2.7.7. Dòng chảy phù sa:
Bảng 1.18 Tổng lượng phù sa trung bình đến lưu vực
Wll (Trong Wdđ (Trong WT (Trong
Thượng) Thượng) Thượng)
1775 178 1953

1.2.7.8. Dòng chảy kiệt:


Bảng 1.19 Dòng chảy kiệt theo tần suất thiết kế lưu vực hồ chứa
Đặc trưng thống kê Dòng chảy kiệt theo thiết kế (m3/s)
Qothk (Trong Cv Cs 50% 75% 90%
Thượng/s)
0,093 1,03 2CV 0,062 0,025 0,008
1.2.7.9. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU:
- Tại lưu vực nghiên cứu không có trạm quan trắc thủy văn, tính toán các đặc
trưng thủy văn có nhiều phức tạp.
- Như đã phân tích trong tính toán đã lựa chọn sử dụng các phương pháp tính toán
cho kết quả thích hợp, vận dụng và phân tích các qui luật đặc điểm khí tượng thủy văn
trên cơ sở tài liệu có được.
- Tài liệu đưa vào tính toán cho công trình, chuỗi thời gian dài, thời gian quan trắc
ổn định, liên tục.
- Chất lượng tốt đã được Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia kiểm nghiệm
- Kết quả tính toán đủ độ tin cậy để dùng cho giai đoạn này và các giai đoạn tiếp theo.
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT :
Điều kiện địa chất công trình vùng tuyến công trình đầu mối:
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ công tác khảo sát tại hiện trường, công tác
thí nghiệm trong phòng và tham khảo các tài liệu có liên quan, địa tầng vùng tuyến trong
phạm vi bề rộng và độ sâu khảo sát từ trên xuống gồm các lớp đất đá sau:
a. Lớp thứ nhất - Ký hiệu 1:
Lớp cát cuội sỏi, lòng suối, cuội sỏi đa khoáng nhiều màu sắc; thành phần và bề
dày phân bố không đều theo diện và độ sâu, hàm lượng cuội sỏi trong đất chiếm > 50%,
trong lớp còn có đá tảng nhiều kích cỡ khác nhau; trạng thái tự nhiên vào thời điểm khảo
sát cát cuội sỏi bão hòa nước.
Diện phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực lòng suối; dọc tuyến tim lớp 1 có mặt từ
cọc D8B đến cọc D9D.
Bề dày thay đổi từ 0,3 – > 2,0m.
Nguồn gốc thành tạo bồi tích aQ.
Các chỉ tiêu của lớp 1 (phần cát cuội sỏi) như sau:
T
Chỉ tiêu Ký hiệu Đ.Vị
T Lớp 1
1 Thành phần hạt P
- Dăm, cuội 50,7
- Sỏi % 21,6
- Cát % 20,7
- Bụi % 7,0
T/Trong
ɣmax
3 Dung trọng chặt nhất Thượng 1,84
T/Trong
ɣmin
4 Dung trọng xốp nhất Thượng 1,55
T/Trong
ɣTB
5 Dung trọng trung bình Thượng 1,70
6 Tỷ trọng ▲ 2,62
7 Độ rỗng trung bình ntb % 35,2
8 Hệ số rỗng lớn nhất εmax 0,688
9 Hệ số rỗng nhỏ nhất εmin 0,421
10 Hệ số rỗng trung bình εTB 0,554
11 Độ chặt tương đối D 0,516
12 Mô đun độ lớn M 3,172
13 Đường kính hạt chiếm 10% D10 mm 0,247
14 Đường kính hạt chiếm 60% D60 mm 1,283
15 Hệ số không đồng đều KH kg/ctrong 5,243
thượng
16 Hệ số thấm k cm/s 1,0E-2
ctrong
φc.TB thượng/k
17 Góc nghỉ khi khô g 34028'
18 Góc nghỉ trong nước φbhTB cm/s 30029'

b. Lớp thứ hai - Ký hiệu 2:


Đất á sét nhẹ chứa cuội sỏi, màu vàng sẫm, vàng nâu; trạng thái tự nhiên đất ẩm,
dẻo mềm; kết cấu chặt vừa; thành phần và bề dày phân bố không đều có chỗ là đất á sét
trung chứa cuội sỏi, hàm lượng cuội sỏi trong đất chiếm > 10%.
Diện phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực các thềm suối.
Bề dày thay đổi từ 0,5 –> 3,0m.
Nguồn gốc thành tạo bồi tích aQ.
Các chỉ tiêu của lớp 2 như sau:
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đ.Vị Lớp 2
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 12,6
- Cát % 64,6
- Bụi % 9,6
- Sét % 13,2
2 Hạn độ chảy WT % 25,9
3 Hạn độ lăn WP % 18,0
4 Chỉ số dẻo Wn % 7,9
5 Độ đặc B -0,851
6 Độ ẩm W % 11,3
7 Dung trọng ướt ɣW T/m3 1,76

8 Dung trọng khô ɣC T/m3 1,58


TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đ.Vị Lớp 2

9 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 2,00


10 Tỷ trọng ∆ 2,72
11 Độ rỗng n % 41,9
12 Hệ số rỗng ε 0,720
13 Độ bão hòa G % 42,7
14 Góc ma sát trong φ Độ 13010'
15 Lực dính c kg/cm3 0,140
Cm3/
16 Hệ số ép lún a 1-2 kg 0,050
17 Hệ số thấm k cm/s 6,0E-4

c. Lớp thứ ba - Ký hiệu 3:


Lớp á sét nhẹ chứa cuội sỏi, đá tảng và tàn dư của đá gốc phong hóa chưa hoàn
toàn, màu vàng sẫm, nâu đỏ, tím. Cuội sỏi đa khoáng nhiều kích cỡ chiếm > 10%;
thành phần và bề dày phân bố không đều theo diện và độ sâu, có chỗ là đất á sét trung
chứa cuội sỏi. Trạng thái tự nhiên vào thời điểm khảo sát đất ẩm vừa, dẻo cứng – dẻo
mềm; kết cấu chặt vừa.
Diện phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực các thềm suối.
Bề dày thay đổi từ 0,5 –> 2,0m.
Nguồn gốc thành tạo bồi tích aQ.
Các chỉ tiêu của lớp 3 như sau:
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đ.Vị Lớp 3
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 12,2
- Cát % 46,1
- Bụi % 26,0
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đ.Vị Lớp 3
- Sét % 15,7
2 Hạn độ chảy WT % 43,1
3 Hạn độ lăn WP % 30,8
4 Chỉ số dẻo Wn % 12,3
5 Độ đặc B -0,122
6 Độ ẩm W % 29,3
7 Dung trọng ướt ɣW T/m3 1,74
8 Dung trọng khô ɣC Tm3 1,35
9 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 1,86
10 Tỷ trọng ∆ 2,75
11 Độ rỗng n % 51,1
12 Hệ số rỗng ε 1,044
13 Độ bão hòa G % 77,2
14 Góc ma sát trong φ Độ 12052'
15 Lực dính c kg/cm3 0,168
16 Hệ số ép lún a 1-2 cm3/kg 0,034
17 Hệ số thấm k cm/s 3,4E-4

d. Lớp thứ tư - Ký hiệu 4:


Lớp á sét nhẹ, có chỗ là á sét trung trong đất có chứa dăm sạn sỏi, đá tảng lăn và
tàn dư của đá gốc phong hóa chưa hoàn toàn, đất có màu vàng, nâu đỏ, tím; trạng thái tự
nhiên vào thời điểm khảo sát đất ẩm, dẻo cứng - nửa cứng; kết cấu chặt vừa; thành phần
và bề dày phân bố không đều.
Diện phân bố khá rộng rãi, nhưng chủ yếu nằm trên các sườn đồi núi.
Bề dày thay đổi từ 1,0 –> 4,0m.
Nguồn gốc thành tạo sườn tích dQ.
Các chỉ tiêu của lớp 4 như sau:
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đ.Vị Lớp 4
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 38,2
- Cát % 33,7
- Bụi % 14,5
- Sét % 13,6
2 Độ ẩm W % 22,6
3 Dung trọng ướt ɣW T/m3 1,84
4 Dung trọng khô ɣC T/m3 1,50
5 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 1,96
6 Tỷ trọng ∆ 2,76
7 Độ rỗng n % 45,6
8 Hệ số rỗng ε 0,839
9 Độ bão hòa G % 74,3
10 Góc ma sát trong φ Độ 14020'
11 Lực dính c kg/cm3 0,150
12 Hệ số ép lún a 1-2 cm3/kg 0,043
13 Hệ số thấm k cm/s 1,5E-4

e/. Lớp thứ năm - Ký hiệu 5:


Lớp á sét nhẹ - á sét nhẹ pha cát, màu nâu đỏ, nâu vàng, trắng đục có vân tím.
Trạng thái tự nhiên vào thời điểm khảo sát đất ẩm; kết cấu chặt vừa. Thành phần và bề
dày phân bố không đều trong đất chứa nhiều dăm sạn và tàn dư của đá gốc phong hóa
chưa hoàn toàn.
Diện phân bố khá rộng rãi.
Bề dày thay đổi từ 1,0 –> 4,0m.
Nguồn gốc thành tạo tàn tích eQ.
Các chỉ tiêu của lớp 5 như sau:
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đ.Vị Lớp 5
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 14,2
- Cát % 51,4
- Bụi % 23,4
- Sét % 11,0
2 Hạn độ chảy WT % 40,4
3 Hạn độ lăn WP % 29,9
4 Chỉ số dẻo Wn % 10,5
5 Độ đặc B -0,195
6 Độ ẩm W % 27,9
7 Dung trọng ướt ɣW T/m3 1,77
8 Dung trọng khô ɣC T/m3 1,38
9 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 1,87
10 Tỷ trọng ∆ 2,70
11 Độ rỗng n % 48,7
12 Hệ số rỗng ε 0,951

13 Độ bão hòa G % 79,2


14 Góc ma sát trong φ Độ 14004'
15 Lực dính c kg/cm3 0,130
16 Hệ số ép lún a 1-2 cm3/kg 0,040
17 Hệ số thấm k cm/s 6,1E-4
g. Lớp thứ sáu - Ký hiệu (6) :
Đá gốc granit pha sớm của phức hệ Vân Canh bao gồm đá granit hạt thô - vừa,
granodiorite biotite giàu ban tinh là felspat kiềm màu trắng hồng, phong hoá nứt nẻ mạnh
- mãnh liệt thành dăm, tảng xếp chặt khít, nhiều chỗ thành bột dạng hỗn hợp dăm sạn á
sét nhẹ, đá tảng.
Kết quả đổ nước thí nghiệm hiện trường cho hệ số thấm trung bình:
KTB = 3,5 x 10-4 cm/s.

h. Lớp thứ bảy - Ký hiệu (7) :


Các thành tạo của đới tiếp xúc giữa đá phiến gneiss của hệ tầng Bồng Sơn và đá
granite bao gồm các đá gneiss, đá phiến kết tinh granittoid gneiss, các đá nứt nẻ vỡ vụn
mạnh, mất nước ở phần trên (lớp đá phong hóa mãnh liệt - vừa), xuống lớp đá cứng chắc
hơn và thấm nước ít hơn.
Kết quả đổ nước thí nghiệm hiện trường cho hệ số thấm trung bình:
KTB = 3,99 x 10-5 cm/s.
1.4.ĐIỀU KIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG:
Trong vùng nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thăm dò khả năng trữ lượng, chất lượng
điều kiện khai thác phục vụ yêu cầu xây dựng công trình như sau:
1. Vật liệu đất đắp đập:
Qua tìm kiếm thăm dò đã xác định được các vị trí có thể khai thác đất đắp như sau:
a/ Bãi vật liệu số 1 – Ký hiệu Mỏ VL1. (Mỏ VLLH cũ)
Loại đất á sét nhẹ - trung, màu vàng nhạt, nâu đỏ, nâu hồng thành phần dăm chiếm
> 30%; ẩm, chặt vừa. Thành phần và bề dày phân bố không đều trong đất có nhiều chỗ có
đá tảng lăn nhiều kích cỡ . Nguồn gốc tàn tích - sườn tích deQ.
- Khoảng cách từ trung tâm bãi đến tuyến đập khoảng 400m – 600m.
- Diện tích bãi chính : 57.000 m3.
- Diện tích bãi mở rộng : 25.000 m3.
- Bề dày bóc bỏ : 0,3m - 0,4 m.
- Bề dày khai thác : 1,9 m.
- Trữ lượng bãi chính khoảng : 108.000 m3.
- Trữ lượng phần mở rộng : 25..000 m3.
Các chỉ tiêu thí nghiệm như sau:

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 1
hiệu
I Các chỉ tiêu tự nhiên
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 39,2
- Cát % 35,2
- Bụi % 12,7
- Sét % 12,9
2 Hạn độ chảy WT % 52,2
3 Hạn độ lăn WP % 37,7
4 Chỉ số dẻo Wn % 14,5
5 Độ đặc B -1,075
6 Độ ẩm W % 22,1
7 Dung trọng ướt ɣW T/m3 1,55
8 Dung trọng khô ɣC T/m3 1,27
9 Tỷ trọng ∆ 2,75
10 Độ rỗng n % 53,8
11 Hệ số rỗng ε 1,166
12 Độ bão hòa G % 52,1
II Các chỉ tiêu đầm nén tiêu chuẩn - chế bị
13 Độ ẩm thích hợp Wop % 18,1
14 Dung trọng ướt ɣW T/m3 2,08
15 Dung trọng tốt nhất ɣ'Cmax T/m3 1,74

16 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 2,11



TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 1
hiệu

17 Độ rỗng n % 36,7
18 Hệ số rỗng ε 0,580
19 Độ bão hòa G % 85,8
20 Góc ma sát trong φ Độ 13020'
21 Lực dính C kg/ctm3 0,150
22 Hệ số ép lún a 1-2 ctm3/kg 0,038
23 Hệ số thấm k cm/s 1,2E-4

b/ vật liệu số 2 – Ký hiệu VL2. (Mỏ VLĐHĐ cũ)


 Loại đất á sét nhẹ - trung, màu vàng nhạt, nâu đỏ, nâu hồng
thành phần dăm chiếm > 30%; ẩm, chặt vừa. Thành phần và bề dày phân bố không đều
trong đất có chỗ có đá tảng lăn nhiều kích cỡ. Nguồn gốc tàn tích - sườn tích deQ.
- Khoảng cách từ trung tâm bãi đến tuyến đập khoảng 200m – 300m.
- Diện tích bãi : 8.000 trong thượng.
- Bề dày bóc bỏ : 0,3m - 0,4 m.
- Bề dày khai thác : 1,5 m.
- Trữ lượng : 12.000 Trong Thượng.
Các chỉ tiêu thí nghiệm như sau:

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 2
hiệu
I Các chỉ tiêu tự nhiên
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 35,0
- Cát % 31,2
- Bụi % 15,0

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 2
hiệu
- Sét % 18,8
2 Hạn độ chảy WT % 35,3
3 Hạn độ lăn WP % 27,6
4 Chỉ số dẻo Wn % 7,7
5 Độ đặc B -0,701
6 Độ ẩm W % 22,2
7 Dung trọng ướt ɣW T/m3 1,76
8 Dung trọng khô ɣC T/m3 1,44
9 Tỷ trọng ∆ 2,72
10 Độ rỗng n % 47,0
11 Hệ số rỗng ε 0,889
12 Độ bão hòa G % 68,0
II Các chỉ tiêu đầm nén tiêu chuẩn - chế bị
13 Độ ẩm thích hợp Wop % 22,5
14 Dung trọng ướt ɣW T/m3 2,13
15 Dung trọng tốt nhất ɣ'Cmax T/m3 1,74
16 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 2,10
17 Độ rỗng n % 36,1
18 Hệ số rỗng ε 0,565
19 Độ bão hòa G % 100,0
20 Góc ma sát trong φ Độ 12040'
21 Lực dính C kg/cm3 0,200
22 Hệ số ép lún a 1-2 cm3kg 0,024

23 Hệ số thấm k cm/s 5,9E-5



TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 2
hiệu

c/ Bãi vật liệu số 3 – Ký hiệu VL3. (Mỏ VLHL 1 cũ)


- Loại đất á sét nhẹ - trung chứa dăm sạn, màu vàng sẫm, nâu đỏ, nâu vàng; trạng
thái tự nhiên vào thời điểm khảo sát đất ẩm, kết cấu chặt vừa. Thành phần và bề dày phân
bố không đều theo diện và độ sâu đôi chỗ đất chứa đá tảng lăn nhiều kích cỡ. Nguồn gốc
thành tạo sườn - tàn tích deQ.
- Khoảng cách từ trung tâm bãi đến tuyến đập khoảng 200m – 300m.
- Diện tích bãi : 22.000 trong thượng.
- Bề dày bóc bỏ trung bình : 0,3m - 0,4 m.
- Bề dày khai thác trung bình : 2,5 m.
- Trữ lượng : 55.000 Trong Thượng.
Các chỉ tiêu thí nghiệm như sau :

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 3
hiệu
I Các chỉ tiêu tự nhiên
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 37,9
- Cát % 41,2
- Bụi % 8,5
- Sét % 12,4
2 Độ ẩm W % 10,1
3 Dung trọng ướt ɣW T/m3 1,68
4 Dung trọng khô ɣC T/m3 1,53
5 Tỷ trọng ∆ 2,75

6 Độ rỗng n % 44,5

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 3
hiệu

7 Hệ số rỗng ε 0,803
8 Độ bão hòa G % 34,7
II Các chỉ tiêu đầm nén tiêu chuẩn - chế bị
9 Độ ẩm thích hợp Wop % 17,6
10 Dung trọng ướt ɣW T/m3 2,09
11 Dung trọng tốt nhất ɣ'Cmax T/m3 1,78
12 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 2,13
13 Độ rỗng n % 35,4
14 Hệ số rỗng ε 0,547
15 Độ bão hòa G % 88,4
16 Góc ma sát trong φ Độ 12040'
17 Lực dính C kg/cm3 0,150
18 Hệ số ép lún a 1-2 cm3/kg 0,020
19 Hệ số thấm k cm/s 6,5E-5

d/ Bãi vật liệu số 4 – Ký hiệu VL4. (Mỏ VLHL2 cũ)


- Loại đất á sét nhẹ trung chứa dăm sạn, màu vàng nhạt, nâu đỏ, nâu vàng; trạng
thái tự nhiên vào thời điểm khảo sát đất ẩm, kết cấu chặt vừa. Thành phần và bề dày phân
bố không đều trong đất có chỗ có đá tảng lăn nhiều kích cỡ. Nguồn gốc thành tạo bồi tích
aQ.
- Khoảng cách từ trung tâm bãi đến tuyến đập khoảng 1.000m – 1.200m.
- Diện tích bãi : 7.500m3.
- Bề dày bóc bỏ trung bình : 0,3 - 0,4 m.
- Bề dày khai thác trung bình : 2,5 m.
- Trữ lượng : 18.750m3.
Các chỉ tiêu thí nghiệm như sau:

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 4
hiệu
I Các chỉ tiêu tự nhiên
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 11,5
- Cát % 55,9
- Bụi % 11,7
- Sét % 20,9
2 Hạn độ chảy WT % 37,3
3 Hạn độ lăn WP % 27,5
4 Chỉ số dẻo Wn % 9,8
5 Độ đặc B -1,155
6 Độ ẩm W % 16,2
7 Dung trọng ướt ɣW T/m3 1,68
8 Dung trọng khô ɣC T/m3 1,45
9 Tỷ trọng ∆ 2,71
10 Độ rỗng n % 46,6
11 Hệ số rỗng ε 0,872
12 Độ bão hòa G % 50,4
II Các chỉ tiêu đầm nén tiêu chuẩn - chế bị
13 Độ ẩm thích hợp Wop % 19,4
14 Dung trọng ướt ɣW T/m3 2,09
15 Dung trọng tốt nhất ɣ'Cmax T/m3 1,75
16 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 2,10
17 Độ rỗng n % 35,3

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 4
hiệu
18 Hệ số rỗng ε 0,545
19 Độ bão hòa G % 96,1
20 Góc ma sát trong φ Độ 13031'
21 Lực dính C kg/cm3 0,200
22 Hệ số ép lún a 1-2 cm3/kg 0,031
23 Hệ số thấm k cm/s 1,0E-4

e/Bãi vật liệu số 5 - Ký hiệu VL5. (Mỏ VL TT cũ)


- Loại đất á sét nhẹ - trung chứa nhiều dăm sạn, màu vàng nhạt, nâu đỏ thành phần
dăm chiếm > 30%; trạng thái tự nhiên vào thời điểm khảo sát đất ẩm, chặt vừa. Thành
phần và bề dày phân bố không đều. Nguồn gốc tàn tích - sườn tích deQ.
- Khoảng cách từ trung tâm bãi đến tuyến đập khoảng 200m.
- Diện tích bãi : 15.000trong thượng.
- Bề dày bóc bỏ : 0,3m – 0,4m.
- Bề dày khai thác : 2,5m.
- Trữ lượng : 37.500Trong Thượng.
- Các chỉ tiêu thí nghiệm như sau:

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 5
hiệu
I Các chỉ tiêu tự nhiên
1 Thành phần hạt P
- Dăm, sỏi % 38,5
- Cát % 29,5
- Bụi % 13,8
- Sét % 18,2

TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 5
hiệu
2 Hạn độ chảy WT % 47,7
3 Hạn độ lăn WP % 34,8
4 Chỉ số dẻo Wn % 12,9
5 Độ đặc B -1,706
6 Độ ẩm W % 12,7
T/Trong
7 Dung trọng ướt ɣW Thượng 1,71
T/Trong
8 Dung trọng khô ɣC Thượng 1,52
9 Tỷ trọng ∆ 2,75
10 Độ rỗng n % 44,8
11 Hệ số rỗng ε 0,812
12 Độ bão hòa G % 42,9
II Các chỉ tiêu đầm nén tiêu chuẩn - chế bị
13 Độ ẩm thích hợp Wop % 18,0
14 Dung trọng ướt ɣW T/m3 2,07
15 Dung trọng tốt nhất ɣ'Cmax T/m3 1,75
16 Dung trọng bão hòa ɣbh T/m3 2,12
17 Độ rỗng n % 36,2
18 Hệ số rỗng ε 0,568
19 Độ bão hòa G % 87,2
20 Góc ma sát trong φ Độ 12040'
21 Lực dính C kg/cm3 0,200
22 Hệ số ép lún a 1-2 cm3/kg 0,039

23 Hệ số thấm k cm/s 2,7E-4



TT Chỉ tiêu Đ.Vị Bãi số 5
hiệu

g/Bãi vật liệu số 6 - Ký hiệu VL6. (Mỏ VLĐD cũ)


- Loại đất á sét nhẹ - trung, màu vàng nhạt, nâu đỏ thành phần dăm chiếm > 10%
màu nâu đỏ, vàng ẩm, chặt vừa. Thành phần và bề dày phân bố không đề trong đất
nhiều chỗ có dăm sạn và đá lăn. Nguồn gốc tàn tích - sườn tích deQ.
- Khoảng cách từ trung tâm bãi đến tuyến đập khoảng 900m – 1.000m.
- Diện tích bãi : 20.000 trong thượng.
- Bề dày bóc bỏ : 0,3m – 0,4m.
- Bề dày khai thác : 2,0m.
- Trữ lượng : 40.000Trong Thượng.
- Các chỉ tiêu cơ lý như sau:

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đ.Vị Bãi số 6


1 Dung trọng khô TN ɣC T/m3 1,45
2 Độ ẩm thích hợp Wop % 19,4
3 Dung trọng tốt nhất ɣCmax T/m3 1,75
4 Góc ma sát trong φ Độ 13020'
5 Lực dính C kg/cm3 0,200
6 Hệ số thấm k cm/s 3,5E-5

2.Vật liệu xây dựng:


a. Đá xây lát:
Sau khi tìm kiếm, thăm dò khu vực công trình và các vùng lân cận không phát
hiện thấy có vị trí nào có khả năng khai thác đá để xây dựng công trình; đề nghị mua đá
sản xuất sẵn theo quy cách tại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng đá tại xã
An Hòa, cách công trình chừng 15Km theo hướng đông và vị trí dự phòng là sở sản xuất
kinh doanh vật liệu xây dựng đá tại đèo Bình Đê, cách công trình chừng 85Km theo
hướng đông bắc.
b. Đá dăm:
Đề nghị mua đá dăm sản xuất sẵn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đá cát sỏi tại
xã An Hòa, cách công trình chừng 15Km theo hướng đông và vị trí dự phòng là sở sản
xuất kinh doanh vật liệu xây dựng đá tại đèo Bình Đê.
c. Cát xây dựng:
Đối với cát xây dựng với khối lượng yêu cầu lớn, đề nghị khai thác hoặc mua cát tại vùng
bãi bồi trên sông An Lão thuộc địa phận huyện Hoài Ân cách công trình khoảng 30
35Km về phía đông.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN


2.1.TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ:
2.1.1 Dân số và lao động:
Theo thống kê của xã An Trung, dân số và lao động trong xã được phân bố như
sau:
Diện tích tự nhiên của xã : 7.480 ha
Dân số : 3.280 người
Trong đó: Nam : 1.587 người
Nữ : 1.693 người
Lao động chính : 1.604 người
Lao động nghề nông nghiệp : 966 người
Lao động nghề khác : 638 người
Quan hệ sản xuất : Cá thể
2.1.2 THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG:
Nhân dân trong xã An Trung chủ yếu làngười dân tộc H'Rê, sống bằng nghề nông
nghiệp. Do khí hậu thời tiết khắc nghiệt, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, năng
suất cây trồng vật nuôi bấp bênh, vì vậy đời sống nhân dân trong xã còn gặp rất khó khăn.
Thu nhập của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và ngành nghề hầu như không phát triển. Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã
hiện nay là 795 ha, trong đó diện tích được tưới bằng công trình thủy lợi rất ít. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng rất khó khăn, do sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
cơ sở hạ tâng kỹ thuật còn yếu kém, trong đóđặc biệt là thủy lợi.
2.1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ:
2.1.3.1. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã: 795 ha
Hiện trạng thủy lợi và tình hình sản xuất nông nghiệp vùng dự án hiện nay:
Sông suối trong vùng có chiều dài ngắn, chảy qua một địa hình phức tạp, độ dốc
lớn. Do đó những khi có mưa, nước nhanh chóng dồn về gây lũ, sau đó lại rút xuống
nhanh chỉ gây ngập úng một số vùng trũng ven các suối.
Trong khu vực thôn 1, 3, 5, 7 và thôn 8 xã An Trung hiện chưa có công trình thủy
lợi nào bảo đảm tưới ổn định. Vụ Đông Xuân, tận dụng khí trời ẩm ướt và các cơn mưa
mùa xuân còn rải rác, nhân dân tiến hành trồng một ít diện tích lúa nước, rau màu...
nhưng đến
cuối vụ thường bị hạn. Vụ Hè Thu vì không có nguồn nước cung cấp nên nhân dân phải
trồng màu hoặc bỏ đất trống. Vụ Mùa thì gieo lúa khô, năng suất rất thấp 0,50,8 Tấn/ha
và rất bấp bênh, có khi bị mất trắng. Phần diện tích còn lại thường được nhân dân trồng
một ít bạch đàn để lấy củi.
Tình hình khô hạn gây tác hại lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân
trong vùng. Nếu có nước tưới đầy đủ thì các vụ Hè Thu và vụ Mùa cây trồng cho năng
suất cao, khoảng 5,5  6,0 Tấn/ha.
2.1.3.2. CÁC NGÀNH KINH TẾ KHÁC:
Nhìn chung, tại địa phương chỉ chú trọng đến việc sản xuất nông nghiệp, làm ra
hạt lúa hạt ngô để đảm bảo trang trải cho cái ăn cái mặc hàng ngày. Ngoài ra, trong lúc
nông nhàn, người dân còn có chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhưng với tính chất gia đình.
Các ngành kinh tế khác chưa có phát triển được.
2.1.4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
An Lão là một huyện miền núi, hầu như mới được xây dựng từ sau ngày
giải phóng. Huyện có các điều kiện tự nhiên về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu
không thuận lợi. Để thực hiện tốt công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức
sống nhân dân. Đảng bộ và UBND huyện An Lão đã xác định chiến lược phát
triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn 2001 đến 2010 như sau:
2.1.4. 1. Về kinh tế xã hội:
Đẩy mạnh và phát triển sản xuất trên tất cả các lãnh vực. Xác định cơ cấu
kinh tế của huyện là Nông - Lâm - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại, dịch vụ.
Trước hết tập trung sản xuất lương thực - thực phẩm hàng hoá. Trên cơ sở đó tiến
tới ổn định và có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở
hạ tầng, phục vụ cho sản xuất và phúc lợi xã hội.
Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa, làm chuyển biến đáng kể bộ mặt xã hội, từng
bước giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện dần đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.
2.1.4. 2. Về nông nghiệp:
Đảm bảo an toàn lương thực cho nhân dân trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa trên quan điểm sử dụng lâu bền và có
hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước. Tăng nhanh diện tích, năng suất, sản lượng
các loại cây trồng, trong đó chủ lực là lúa, mía, đậu, đào lộn hột và các loại cây
ăn quả (xoài, chuối, thơm). Chăn nuôi cần phải chú trọng phát triển bò lai, heo
hướng nạc và các loại gia cầm siêu thịt, siêu trứng nhằm tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm để cải thiện thu nhập cho nông dân.
2.1.4. 3. Về lâm nghiệp:
Bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng mới phủ xanh rừng trên diện tích đất
trống, đồi trọc.
2.1.4. 4. Về tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:
Phát triển các ngành nghề thủ công, buôn bán nhỏ phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
Phần lớn diện tích đất canh tác hiện nay của xã sản xuất bấp bênh do không
có nước tưới, năng suất thấp, đất đai ngày càng bị thoái hóa. Để thực hiện được
các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển thủy lợi là yếu tố quyết
định để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
2.1.5. PHƯƠNG ÁN NHIỆM VỤ CỦA HỒ CHỨA NƯỚC TRONG THƯỢNG:
Từ kết quả khảo sát địa hình, địa chất toàn bộ khu đầu mối, lòng hồ, khu tưới và từ
kết quả tính toán thủy văn đánh giá nguồn nước cho thấy dòng chảy của suối Nước TRONG
THƯỢNG tương đối dồi dào, địa hình lòng hồ cho phép xây dựng một hồ chứa nước điều
tiết năm để tưới cho khoảng 150 ha đất canh tác và tạo nguồn nước cấp sinh hoạt cho 6.000
nhân khẩu trong khu hưởng lợi.
Trên cơ sở tình hình sản xuất nông nghiệp và hiện trạng thủy lợi, phương hướng quy
hoạch cây trồng và khả năng diện tích của vùng dự án, nhu cầu cấp nước sinh hoạt của dân
cư trong vùng, kết hợp với các điều kiện tự nhiên nhưđã phân tích. Chúng tôi thấy rằng với
hồ chứa nước TrongThượng, phương án nhiệm vụ cho hiệu quả đầu tư cao nhất là phương án
tưới tối đa phần diện tích canh tác tưới tự chảy trong vùng dự án, tạo nguồn nước tưới và
sinh hoạt cho khu tái định cư mới của nhân dân di dời để xây dựng hồ Đồng Mít, theo một
cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm vừa đảm bảo diện tích, vừa không làm tăng quy mô công
trình đầu mối.
Do vậy, chúng tôi đề xuất phương án nhiệm vụ của hồ chứa nước TRONG
THƯỢNG như sau:
1. Nhiệm vụ chính:
- Cấp nước tưới cho 250 ha đất canh tác của xã An Trung.
- Tạo nguồn nước cấp cho sinh hoạt 6.000 nhân khẩu trong khu hưởng lợi của xã
An Trung.
2. Nhiệm vụ kết hợp:
- Cắt lũ, giảm nhẹ thiên tai, chống sa bồi thuỷ phá vùng hạ du.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn đã được Nhà nước giao xã quản lý.
- Tạo cảnh quan, góp phần cải tạo môi trường và cải thiện điều kiện sinh thái trong
khu vực.
- Lợi dụng lòng hồ để nuôi cá nước ngọt cung cấp nguồn thực phẩm cho huyện miền
núi An Lão.

CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC VÀ NHIỆM VỤ


CÔNG TRÌNH

3.1 PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC


Do lưu lượng về mùa kiệt của khu vực xây dựng hồ chứa rất thấp không đủ nước cung
cấp cho sinh hoạt, nuôi trồng và canh tác… nên cần xây dựng một hồ chứa nước ngọt để
cung cấp đủ nước cho người dân trong mùa cạn kiệt. Việc xây dựng trạm bơm do giá
điện cao và hay thiếu điện vào mùa kiệt nên không khả thi, xây dựng đập dâng thì năng
lực tưới rất thấp. Mặt khác chỉ có hồ chứa nước mới phù hợp với điều kiện địa hình, địa
chất, thuỷ văn của khu vực đáp ứng đươc nhu cầu cần thiết khi xây dựng dự án .
3.2 NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH
Cấp nước tưới cho đất nông nghiệp- lâm nghiêp và nước cho nuôi trồng thuỷ sản
Cấp nước sinh hoạt cho người dân trong vùng giảm bớt khó khăn trong đời sống
Phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh thông qua các giá trị kinh tế về nông-lâm-
ngư nghiệp và dịch vụ.
Giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực tạo tiền đề phát triển xã hội một cách bền
vững.
Cải tạo môi trường xung quanh cho khu vực, khí hậu mát mẻ hơn khi có hồ chứa.
Bảng 3.2.1 Nhu cầu sử dụng nước trung bình các tháng trong năm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
W yêu cầu
x 106 m3 0,325 0,295 0,275 0,115 0,147 0,191 0,356 0,353 0,212 0,014 0,014 0,238

PHẦN II: THIẾT KẾ CƠ SỞ


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI

4.1. VỊ TRÍ TUYẾN CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI


Khu vực xây dựng công trình đầu mối Hồ chứa nước TRONG THƯỢNG nằm
giữa hai dãy núi chạy theo hướng Nam - Bắc. Qua nghiên cứu trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000
do Nha địa dưĐà Lạt lập và bình đồ lòng hồ tỷ lệ 1:2000 do công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng Thủy lợi - thủy điện lập, kết hợp với nghiên cứu kỹ ngoài thực địa đã xác định được
vùng tuyến để xây dựng cụm công trình đầu mối hồ chứa. Trên vùng tuyến này bị giới
hạn bởi lòng suối thương lưu chạy từ dãy núi bên tả sang dãy núi bên hữu với ngã ba suối
hạ lưu, cho nên chỉ có duy nhất một vùng tuyến bố trí xây dựng cụm công trình đầu
mối.Đó là tuyến đập được xuất phát từ sườn núi phía tả, đi thẳng vuông góc với lòng suối
đến sườn núi phía hữu và dịch xuống hạ lưu 20 m so với tim tuyến đập đất trong giai
đoạn dự án.
Tuyến đập này có ưu điểm là tránh cho mái thượng lưu đập không bị đắp chờm
lên lòng suối cũ và đảm bảo sự tiếp giáp ổn định tốt dọc chân mái đập thượng lưu với mặt
đất tự nhiên. Mái hạ lưu đập có điểm tựa giữ ổn định là gác lên gò đất phía hữu hạ lưu.
Nhưng có nhược điểm là tốn kinh phí đào cũng như gia cố bảo vệ mương tiêu
thoát nước dọc một đoạn chân mái hạ lưu bên hữu từ cọc Đ5 đến cọc Đ10.
4.2. THÀNH PHẦN CÔNG TRÌNH:
Hồ chứa nước TRONG THƯỢNG bao gồm các hạng mục chủ yếu sau:
a/ Công trình đầu mối:
- Đập đất: dâng nước tạo hồ bằng vật liệu tại chỗ là đất đắp (đập đồng chất).
- Tràn xả lũ.
- Cống lấy nước
b/ Công trình trong khu hưởng lợi:
Hệ thống kênh dẫn nước vào khu tưới bao gồm kênh chính và các kênh cấp I trở
xuống cùng với các công trình trên kênh: Xi phông, cống chia nước, cống qua đường, cống
tiêu, dốc nước, tràn ra kênh vv...

You might also like