Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Thành phố Hà Nội, do nằm ở vị trí có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai khá

màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hồ lớn nên các loài sinh vật rất phong
phú và đa dạng. Điển hình của thành phố là các hệ sinh thái núi thấp và núi trung
bình Ba Vì với đặc trưng rừng nhiệt đới cây lá rộng. Hệ sinh thái núi đá vôi thuộc
huyện Mĩ Đức. Hệ sinh thái hồ của thành phố Hà Nội đã và đang là nơi lưu giữ
các giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và sinh vật. Trong các hệ sinh thái, có
nhiều loài thực vật, động vật đặc trưng cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của
Việt Nam.
Về thực vật, hệ thực vật của thành phố Hà Nội có đầy đủ cả 6 ngành thực
vật bậc cao có mạch của hệ thực vật nước ta với 1.747 loài, trong đó có 53 loài
quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 13 loài thuộc nhóm nguy cấp
như Khuyết lá thông, Bách xanh, Pơ mu, Nghiến, Ngải cau, Lan kim tuyến, Lan
một lá... Thực vật của nước ta và của thành phố Hà Nội nói riêng có giá trị sử
dụng rất đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của người dân. Các giá trị sử dụng chủ yếu như sau: cung cấp
gỗ, củi cho sản xuất và sinh hoạt như ở rừng trên núi đá vôi thuộc khu vực Hương
Sơn - Quan Sơn có một số loài gỗ quý như Trai, Nghiến… Vườn Quốc gia Ba
Vì có các loài quý hiếm như Bách xanh; dùng làm thuốc có các loài Đẳng sâm,
Bổ cốt toái, Lan một lá, củ Bình vôi... ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Khu di tích văn
hoá lịch sử Hương Sơn; cho tinh dầu, nhựa, hương liệu, tanin, mỡ, dầu và dùng
để nhuộm; cho sợi và nguyên liệu giấy; cho nguyên liệu nghề đan lát, làm đồ mĩ
nghệ, vật liệu xây dựng. Đáng chú ý là các loài cây Sưa, Sồi, Lim xanh...Thực
vật dùng làm cảnh, cho bóng mát, làm hàng rào. Bên cạnh đó còn có nhiều cây
cổ thụ thường gắn với các di tích lịch sử, văn hoá, truyền thống dân tộc, các
truyền thuyết và các đền chùa. Có thể coi đây là các tài sản vô giá cả về cảnh
quan tự nhiên, cả về văn hoá và tâm linh của người dân Việt Nam. Điển hình là
7 cây muỗm ở đền Voi Phục được vinh danh là cây di sản. Hàng cây ruối ở xã
Đường Lâm của thị xã Sơn Tây, tương truyền, hồi đầu thế kỷ thứ X, Ngô Quyền
trong khi chuẩn bị lực lượng trung hưng dân tộc từng dùng để buộc voi.
Bên cạnh thực vật, hệ sinh thái của thành phố còn được đa dạng hóa thêm
bởi hệ động vật phong phú. Với 891 loài thuộc 154 họ của 45 bộ, trong đó có
các nhóm động vật có xương sống, nhóm động vật không xương sống, nhóm
động vật nổi và nhóm động vật đáy với một số loài. Một số loài quý hiếm cũng
đang có mặt tại địa bàn như Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Cò hương, Vẹt ngực đỏ,
Tắc kè, Cá mòi cờ hoa,…. Hiện nay trong khu vực thành phố chưa có một khu
bảo tồn động vật nào nhưng bằng sự hợp tác với các địa phương khác trên khắp
cả nước, hợp tác với các khu bảo tồn trên toàn thế giới, Hà Nội đã và đang làm
tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đa dạng này.
Vị thế của Hà Nội trên phương diện sinh thái thực sự được đánh dấu bởi
nguồn gen giá trị mà hệ động, thực vật đem lại. Theo thống kê của Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội năm 2013, có rất nhiều nguồn gen (131
loài cây và 1.357 giống cây), đặc biệt là gen cây trồng đặc sản cần bảo tồn và
phát triển ở đây. Trong đó, nhóm cây lương thực có 8 loại cây và 378 giống cây
(lúa có 143 giống và ngô có 122 giống). Nhóm cây công nghiệp có 7 loại cây và
208 giống cây (trong đó đậu tương có 63 giống và lạc có 75 giống). Nhóm cây
rau có 36 loại cây và 472 giống cây (trong đó bí đỏ có 81 giống, bầu có 52 giống),
đặc biệt có các nguồn gen cây trồng đặc sản là rau sắng chùa Hương, khoai tây
Thường Tín, cải mào gà Hoài Đức. Nhóm cây hoa, cây cảnh có 41 loại cây và
81 giống cây (trong đó hoa cúc có 15 giống). Nhóm cây dược liệu có 17 loại cây
và 27 giống cây. Nhóm cây ăn quả có 22 loại cây và 191 giống cây (trong đó
bưởi có 72 giống, cam có 26 giống). Thành phố Hà Nội có 23 nguồn gen cây
trồng đặc sản đã trở thành những sản phẩm có tiếng nói và chỗ đứng riêng trong
thị trường nông sản. Trong đó cây ăn quả có 14 nguồn gen như là bưởi đỏ Mê
Linh, phật thủ Đắc Sở, Hoài Đức, nhãn chín muộn Hà Tây, mơ Hương Tích, mít,
na Sơn Đà, Ba Vì… Cây rau có 7 nguồn gen đặc sản như: húng láng, rau sắng
chùa Hương, cải bẹ dưa Đông Dư, cải mơ Hà Nội, không chi là đặc sản mà còn
là dấu ấn, là mùi vị không đâu có thể so sánh được. Hoa cây cảnh có 2 nguồn
gen đặc sản là đào Nhật Tân và sen Tây Hồ.

1. QUÁ TRÌNH TỤ CƯ VÀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Hà Nội ngày nay với sức hút của một thủ đô,được xem là nơi tụ họp của
dân cư từ mọi miền tổ quốc, cùng với cả một cộng đồng những người ngoại
quốc đã đến đây, làm ăn, sinh sống và cống hiến cho mảnh đất này. Không
chỉ vậy, đây còn là một trung tâm tụ cư sớm của người Việt cổ. Dân cư Hà
Nội có nhiều sự biến đổi từ những lần thay đổi địa giới hành chính, từ những
cuộc “di dân” của dân ngoại tỉnh và dân nội thành. Để hiểu một cách toàn
diện và sâu sắc nhất về quá trình tụ cư và hình thành cộng đồng dân cư Hà
Nội, cần phải nhìn vào từng thời đại, từng giai đoạn lịch sử.
Mở đầu là sự xuất hiện của con người trên vùng đất này vào thời tiền sử
hay hậu kì đá cũ. Bối cảnh chung của thời kì này trên đất Hà Nội: vào kỳ địa
chất thứ tư cách đây khoảng bốn triệu năm, toàn vùng Hà Nội được nâng lên
nhờ có sự bồi đắp của phù sa sông Hồng; xâm thực và bào mòn, trầm tích của
sông suối tạo cho nơi này thành vùng đồng bằng phủ đầy rừng rậm; sau đó
từ nguyên cứu quá trình biển tiến, biển lùi, các nhà khảo cổ học đã xác định
được dấu vết hoạt động của con người trên đất Hà Nội. Những di chỉ khảo cổ
học tại các gò đồi ở huyện Ba Vì và Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện
ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm đến 1 vạn năm trăm năm-thuộc thời
kì nền văn hóa Sơn Vi. Đó là những hiện vật như công cụ lao động bằng đá
mà chủ yếu là đá cuội được người nguyên thủy lấy từ các lòng sông suối, ghè
đẽo thô sơ, loại hình chưa ổn định; có thể được chia thành các nhóm như công
cụ rìa lưỡi ngang – được ghè vài nhát, theo một hướng hay những công cụ rìa
lưỡi dọc – được làm từ loại cuội bầu dục dẹt, mỏng rồi các loại công cụ hai
rìa, ba rìa, mảnh tước. Cách chế tác rất thô sơ, ghè đẽo được sử dụng chủ yếu
trên hòn cuội tự nhiên, hay nói cách khác là đập các hòn đá vào nhau cho
chúng vỡ ra, tạo các cạnh sắc và lợi dụng cạnh sắc. Những di chỉ Cổ Loa,
Vạn Thắng (Ba Vì) còn cho thấy nơi ở của cư dân thời bấy giờ là những túp
lều bằng tre nứa, dưới nền lót lá, cây cỏ làm ổ.
Sau thời kì văn hóa Sơn Vi là đến thời kì văn hóa Hòa Bình, có niên đại
cách ngày nay khoảng 1,1 vạn năm đến 7 nghìn năm, khi đó khí hậu trái đất
tăng lên làm cho băng tan ở hai đầu cực, xảy ra quá trình biển tiến. Biển tiến
sâu vào đất liền làm cho vùng đất nơi đây ngập trong nước, buộc con người
phải lùi dần vào miền chân núi, ở các hang động núi đá vôi hay những vùng
thềm cao. Giai đoạn này, dấu tích con người trên mảnh đất Hà Nội được tìm
thấy ở hang Sùng Sàm hay còn gọi là hang Giặc hay hang ông Bảy, thuộc
huyện Mĩ Đức. Các nhà khảo cổ học sau khi khai quật được địa điểm này đã
tìm thấy những hiện vật hết sức quan trọng. Đầu tiên là tầng vỏ ốc núi, ốc
biển dày hàng mét cho thấy chứng tích vật chất thức ăn thường xuyên của cư
dân thời đó,khiến họ được gọi là “những người ăn ốc”; nguồn thức ăn này
được khai thác phần lớn từ các con sông, suối và các dãy núi đã vôi. Ngoài
ra, lượng lớn xương răng động vật cháy cũng được thu thập, đặt ra nghi vấn
về khả năng dùng lửa của con người. Quan trọng hơn hết là sự cải tiến của
các công cụ lao động. Các công cụ lao động bằng đá được tìm thấy trong di
tích hang Sũng Sàm, chủ yếu là các loại đá cuội Diabaz, đá bazan, đá trầm
tích, đá cuội. Kĩ thuật chế tác đá của cư dân công phu hơn với các công cụ đã
được mài nhẵn và có thêm phần cán như công cụ hình bầu dục, chày nghiền,
rìu ngắn, công cụ mài lưỡi, công cụ chặt thô, bàn nghiền; ngoài ra còn có các
mảnh tước; làm cho năng suất lao động tăng lên và giúp cho việc tìm kiếm
thức ăn dồi dào hơn.
Sự xuất hiện của con người trên mảnh đất Hà Nội tiếp tục được phát
hiện trong thời tiền Đông Sơn. Có niên đại trong khoảng 4000-2800 năm cách
ngày nay, thời kì tiền Đông Sơn bao gồm ba giai đoạn văn hóa: Phùng
Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun, Đây là thời gian biển lùi do băng đóng ở hai
cực; Hà Nội từ vùng biển, vũng đọng, được phù sa lấp dần thành những vùng
rừng rậm, đầm lầy. Đây cũng là lúc mà con người bắt đầu men theo triền sông
suối lớn, từ miền cao xuống thăm dò, khai phá vùng đất mới châu thổ sông
Hồng, trong đó có vùng trũng Hà Nội. Họ đã khai phá đất đai, xây dựng cuộc
sống, đắp đê đối phó với lũ,…Dấu tích được ghi lại rất nhiều và phong phú
như các di chỉ Đồng Vòng (Đông Anh), Thanh Trì, Quần Ngựa, hồ Bảy Mẫu
(Hai Bà Trưng),… thuộc văn hóa Phùng Nguyên; các di chỉ Tiên Hội, Bãi
Mèn, Đình Chàng (tầng dưới),… thuộc văn hóa Đồng Đậu; di chỉ Đình Chàng
(tầng trên), gò Chùa Thông,… thuộc thời kì Gò Mun. Tại các di chỉ này, các
nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều hiện vật là minh chứng cho sự xuất
hiện của con người như đồ đá, đồ đồng thau, bếp lửa, lò nung, hố đất
đen,…Trong đó có ba di chỉ khảo cổ cực kì quan trọng, đánh dấu sự có mặt
liên tục của con người trên mảnh đất Hà Nội. Đầu tiên là di chỉ Đình Tràng
(Dục Tú, Đông Anh) cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 12km. Sau bốn lần
được thám sát và khai quật, đã cho thấy di chỉ Đình Tràng gồm 4 lớp văn hóa,
với những đặc trưng di vật điển hình cho quá trình phát triển liên tục của con
người và xã hội qua 4 giai đoạn văn hóa từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn.
Các di vật tiêu biểu gồm có đồ đá là những rìu, bôn, đục, bàn mài,khuôn đúc,
đồ trang sức,…; đồ đồng thau; đồ gồm nguyên và đồ đất nung như bát, chén,
đĩa, tượng hình đầu người và rất nhiều mảnh gốm vỡ; mộ táng với các đồ tùy
táng hiện Vật như đồ gốm; hệ thống lò nung kim loại quy mô lớn. Thứ hai là
di chỉ Thành Dền (Mê Linh). Thành Dền còn có nhiều tên gọi khác như Thành
Cự Triền hay Thành Trại, tương truyền đây là nơi mà Hai Bà Trưng đã cho
đắp thành chống quân Nam Hán. Sau bảy lần khai quật, các nhà khoa học,
nhà khảo cổ học đa tìm thấy vô số những hiện vật của cư dân Việt cổ xưa như
công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng những chất
liệu khác nhau; các di vật bằng đồng như rìu chữ nhật, rìu xoè cân, rìu lưỡi
hơi lệch; giáo thân hình lá có họng tra cán; mũi tên cánh én; lưỡi câu có
ngạnh. Chứng tích của nghề luyện kim đúc đồng thời đó cùng được phát hiện
trong di chỉ này với cái vết tích còn lại như mảng nồi, lò với những xỉ đồng
đang chảy,… chứng tỏ đây là một trung tâm đúc đồng rất lớn ở giai đoạn tiền
Đông Sơn của Hà Nội ngày nay. Đồ đá vẫn tiếp tục được sử dụng như rìu,
bôn, mũi tên, bàn mài, các trang sức như hoa tai 4 mấu hoa tròn núm nhỏ, hạt
chuỗi hình “gối quạ’,… Các vết tích sinh hoạt của cư dân cổ như lò đúc đồng,
cụm đất nung, mộ táng… đều đã được phát hiện. Điều đặc biệt của di chỉ này,
theo lời của TS. Lâm Thị Mỹ Dung – Giám đốc bảo tàng Nhân học thì phía
dưới di chỉ này xuất hiện những yếu tố của văn hóa Phùng Nguyên, phía trên
có những yếu tố của văn hóa Gò Mun, song nhìn chung tầng văn hóa thuộc
giai đoạn Đồng Đậu khá ổn định, phát triển từ sớm đến muộn, chính vì vậy
mà nó là giai đoạn “cầu nối” của thời văn hóa Phùng Nguyên và Gò Mun. Di
chỉ thứ ba là di chỉ Vườn Chuối (Hoài Đức)- đi qua ba nền văn hóa, được
phát hiện lần đầu tiên vào năm 1969 và đã qua tám đợt khai quật. Ba tầng văn
hóa liên tiếp ở di chỉ này, từ Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn đã chứng
minh sự có mặt rất sớm của con người trên đất Hà Nội với việc cư trú lâu dài
tại đây. Các hiện vật được tìm thấy ở di chỉ Vườn Chuối vô cùng đa dạng và
quý giá. Liên quan đến sinh hoạt hằng ngày của con người thời Tiền Đông
Sơn – Đông Sơn, hiện vật gồm các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các
hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc, số lượng lớn
những công cụ lao động, đồ trang sức bằng đá, công xụ sản xuất, vũ khí bằng
đồng; hàng ngàn mảnh gốm; đồ gỗ được vót nhọn một đầu và có hình dáng
giống chiếc cọc. Đặc biệt là ở di chỉ này, các nhà khoa học đã khai quật được
rất nhiều những ngôi mộ táng trong đó có những ngôi mộ kèm theo đồ tùy
táng như đồ đồng, đồ gốm.
Như vậy có thể thấy, mảnh đất Hà Nội này là nơi cư trú liên tục, nơi sinh
hoạt, lao động của người Việt Cổ từ những thời kì văn hóa đầu tiên.
Tiếp đến là sự có mặt của con người trong thời kì văn hóa Đông Sơn.
Bối cảnh chung của thời kì này: đây là nền văn hóa cổ xuất hiện vào khoảng
800 năm TC

You might also like