Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

PHẦN TRÌ NIỆM KHI THẢ CHÚ LUÂN THẬP NHỊ CAM LỘ & ỦNG HỘ LONG TỘC

Đầu tiên Kính Lễ Tam Bảo:


Namo Buddhaya Namo Dharmaya Namo Sanghaya
(Nam mô Bụt đà ya, Nam mô Đờ ha rờ ma ya, Nam mô Sang gờ ha ya)

1. Thập Cam Lộ của Đức A Di Đà:


NAMO RATNA-TRAYĀYA (Quy mệnh Tam Bảo)
NAMAḤ (Kính lễ) ĀRYA (Thánh) AMITĀBHĀYA (Vô Lượng Quang)
TATHĀGATĀYA (Như Lai) ARHATE (Ứng Cúng, Sát Tặc, Vô Sinh, A La Hán)
SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Chính Đẳng Chính Giác)
TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)
OṂ (Cảnh giác)
AMṚTE (Cam lộ)
AMṚTA (Cam Lộ) UDBHAVE (Hiện lên)
AMṚTA (Cam Lộ) SAṂBHAVE (Phát sinh)
AMṚTA (Cam Lộ) GARBHE (Tạng, kho tàng)
AMṚTA (Cam Lộ) SIDDHE (Thành tựu)
AMṚTA (Cam Lộ) TEJE (Uy quang, uy đức)
AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTE (Dũng mãnh)
AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTA (Dũng mãnh) GAMINE (Đạt đến được)
AMṚTA (Cam Lộ) GAGANA (Hư Không) KĪRTTI (Tương xứng) KARE (Tác làm, tạo tác)
AMṚTA (Cam Lộ) DUṆḌUBHI (Cổ, cái trống) SVARE (Âm Thanh)
SARVĀRTHA (Tất cả nghĩa lợi) SĀDHANE (Nghi thức thành tựu)
SARVA KARMA (Tất cả nghiệp) KLEŚA (Phiền não) KṢAYAṂ (cùng tận,không còn sót)
KARE (Tạo tác)
SVĀHĀ (Quyết định thành tựu, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn)

Phiên âm Việt Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã


(1) Nẵng mạc a lý-dã nhĩ đá bà gia
(2) đát tha nghiệt đá dạ, la hạ đế, tam miệu tam một đà gia
(3) Đát nễ-dã tha
(4) Án, a mật-lật đế
(5) A mật-lật đố nạp-bà phệ
(6) A mật-lật đa tam bà phệ
(7) A mật-lật đa nghiệt bệ
(8) A mật-lật đa tất đệ
(9) A mật-lật đa đế tế
(10) A mật-lật đa vĩ cật-lân đế
(11) A mật-lật đa vĩ cật-lân đa, nga nhĩ ninh
(12) A mật-lật đa, nga nga nẵng, cát để ca lệ
(13) A mật-lật đa thú nổ tỳ, sa phộc lệ
(14) tát phộc la-tha, sa đà ninh
(15) tát phộc yết ma cật-lễ xả, khất-sái dựng, ca lệ,
(16) sa-phộc hạ
Toàn bài Đà La Ni trên có thể diễn dịch là :
“ Quy mệnh Tam Bảo
Kính lễ Thánh Vô Lượng Quang Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác
Như vậy: Hỡi Cam Lộ! Hiện lên Cam Lộ. Phát Sinh Cam Lộ. Kho Tàng Cam Lộ. Thành
tựu Cam Lộ. Cam Lộ Uy Quang. Cam Lộ Dũng mãnh, đạt đến Cam Lộ Dũng Mãnh. Rải đầy hư
không Cam Lộ. Âm thanh của tiếng trống Cam Lộ, thành tựu tất cả nghĩa lợi khiến cho tất cả
nghiệp không còn phiền não, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn”
(Trích từ A Di Đà Pháp Kinh – Thích Quảng Trí, Huyền Thanh & Tống Phước Khải, bản cập nhật
06/2015, trang 44 & 45)

2. Cam Lộ Thuỷ của Đức Quan Thế Âm:


Namo Ratna-Trayāya (Quy mệnh Tam Bảo)
Namaḥ Ārya AvalokiteŚvarayāya Bodhi-Satvāya Mahā-Satvāya Mahā-Kāruṇikāya
(Kính lễ Đức Đại Bi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát)
Tadyathā: (như vậy, liền nói Chú là)
OṂ Dhari Dhurikā Dhuri (thân miệng ý thọ nhận sự tối tôn của bậc có địa vị tối cao)
Svāhā (quyết định thành tựu)
Phiên âm Việt Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã
(1) NA MẮC A RI-GIA, A VA LÔ KI TÊ SỜ-VA RA GIA, BÔ ĐI XA TOA GIA,
MA HA XA TOA GIA, MA HÀ CA RU NI CA GIA
(2) TA YA THA
(3) OM ĐA RI, ĐU RI KA, ĐU RI
(4) XỜ VA HA
Nếu chép chơn ngôn Phạn tự trên chuông, trống, khánh. v.v... tất cả những vật có ra
tiếng, các chúng sanh nghe tiếng kia thảy đều thanh tịnh, mạng chung được sanh về Tây
Phương Tịnh Độ.
Kinh Quán Âm Đà La Ni ghi là: "Nếu người muốn tụng Chú này thì hết thảy tội bốn nặng
(tứ trọng), năm Nghịch (ngũ nghịch), chê bai Kinh Phương Đẳng, Nhất Xiển Đề...thảy đều tiêu
diệt không còn dư sót, thân tâm nhẹ nhàng lanh lợi, Trí Tuệ sáng tỏ. Hoặc Thân, hoặc ngữ đều
hay lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
Nếu có chúng sinh rộng gây tạo tất cả tội thuộc nhóm Vô Gián. Nếu được gặp người trì
Chú này mà bóng ảnh tạm phản chiếu lên thân ấy, đột nhiện được nói chuyện cùng, hoặc nghe
tiếng nói thì tội chướng của người ấy thảy đều tiêu diệt.
Lại nếu người muốn lợi ích cho tất cả hữu tình, mỗi khi trời tuôn mưa thời khởi Tâm
Đại Bi, ngửa mặt hướng lên hư không, tụng Chân Ngôn 21 biến, tất cả hữu tình được
thấm nước mưa ấy sẽ diệt hết tất cả tội nặng, nghiệp ác đều được lợi lạc.
(Trích bản do Dịch Giả Huyền Thanh chú giải. Và tham khảo thêm trong Bộ Mật Tông, TT
Thích Viên Đức, phần Tu Bi Điền & Kính Điền, trang 175 &
https://www.facebook.com/groups/714304511924473/permalink/3643620662326162)

3. Cam Lộ Dược của Đức Dược Sư:


NAMO BHAGAVATE BHAIṢAIJYA GURU VAIḌURYA PRABHĀ RĀJĀYA
TATHĀGATĀYA ARHATE SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Quy mệnh Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu
Ly Quang Vương Như Lai Ứng Cúng , Chính Đẳng Chính Giác)
TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)
OṂ (Tam thân quy mệnh)
BHAIṢAIJYE (Như thuốc. Đây là Quán Niệm Thiện Căn Dược, tức là thuốc trị Nghiệp Tật và biểu
thị cho Ý MẬT)

BHAIṢAIJYE (Như thuốc. Đây là Chú Dược, tức là thuốc trị Quỷ Tật và biểu thị cho NGỮ MẬT)
BHAIṢAIJYA (Thuốc. Đây là Y Dược, tức là thuốc trị bệnh về 4 Đại và biểu thị cho THÂN MẬT)
SAMUDGATE (Thượng Thắng, phát sinh tự độ tự tha)
SVĀHĀ (Quyết định thành tựu. Nguyện xin Đức Dược Sư cho con quyết định thành tựu Chú này)
Tiểu Chú (Dược Sư Phật Tâm Chú) – Vô Năng Thắng Chú:
OṂ HULU HULU CAṆḌALI MATAṄGI SVĀHĀ
OṂ (Tam thân quy mệnh)
HULU HULU (Nhanh chóng, cực nhanh chóng)
CAṆḌALI (Tướng bạo ác)
MATAṄGI (Tượng Vương, Voi chúa)
SVĀHĀ (Thành tựu)

Phiên âm Việt Nam mô bạc già phạt đế, tỳ sát xã cũ lỗ, bệ lưu ly bát lạt bà, hạt la xà dã, đát
tha yết đa dã, a la hát đế, tam miểu tam bột đà dã
(1) Đát điệt tha
(2) Án, tỳ sát thệ, tỳ sát thệ, tỳ sát xã, tam một yết đế, toa ha
(Tiểu Chú) OM Hu Lu Hu Lu Cha Nờ Đa Li Ma Ta Nhờ Gi Xoa Ha
“Dựa vào các Đại Nguyện của 7 Đức Phật Dược Sư, chúng ta có thể thấy được Pháp
Môn Thất Phật Dược Sư hàm chứa các Công Đức sau:
1_ Nguyện chung nhất của 7 Đức Phật Dược Sư là giúp cho chúng sinh đầy đủ tài phú
2_Chữa trị bệnh tật, giúp cho thân tướng xinh đẹp
3_Diệt trừ nghiệp ác
4_Dẫn lối cho chúng sinh bỏ Tà quy Chính, xa lìa Ma Chướng
5_Cứu giúp người phá Giới”
(Trích từ Dược Sư Pháp Đà La Ni Kinh – Dịch giả Huyền Thanh, bản cập nhật 06/2014, trang 18,
19 & 33)

4. Nghi thức Trì Niệm Ủng Hộ Long Thần:

“Do dân tộc Việt Nam là cư dân sống tại vùng sông nước và thiên về nông nghiệp
nên tôn sùng Rồng (Nāga) là Linh Vật có sức mạnh siêu nhiên. Ở trên Trời thì điều hòa
mây mưa, sấm sét giúp cho lúa đậu được mùa, nuôi dưỡng cây cỏ thực vật, ngăn chận
bão tố lụt lội… đem lại cuộc sống an vui thịnh vượng cho người dân. Ở dưới nước thì hóa
thân thành Thủy Thần âm thầm gìn giữ non sông đất nước, trừng trị kẻ ác bảo vệ người
hiền….luôn thiên về hiện tượng tốt lành chứ không gây điều xấu ác như quan điểm
về loài Rồng của người phương Tây (Rồng là sinh vật biểu thị cho sự xấu xa độc ác)
Tại Việt Nam đã sớm hình thành tín ngưỡng thờ phụng Rồng, một linh vật có thể
sống cả trên bờ lẫn dưới nước với năng lực điều khiển được nước lửa, mây mưa, sấm
chớp, gió bão, cùng với mọi khả năng màu nhiệm khác có thể ngăn chận được mọi tai
họa hiểm nghèo như hạn hán, ngập lụt, giông bão… giúp cho con người có được cuộc
sống ấm no hạnh phúc và tín ngưỡng Rồng được dân tộc Việt biểu thị qua việc thờ cúng
Thủy Thần
Sách Hoài Nam Tử ghi nhận rằng: “Người Việt lấy kim xâm vào da, vẽ hình Rồng
để tỏ ý tôn vinh Rồng vậy”.
Từ tín ngưỡng này đã tạo thành truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” nhằm minh
họa về nguồn gốc của dân tộc Việt là:
“Cháu ba đời Viêm Đế, họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, Khi Đế
Nghi đi tuần phương Nam đến Ngũ Lĩnh gặp được nàng con gái Vụ Tiên (Vụ Tiên nữ:
?Tiên Nữ ở núi Vụ) đem lòng yêu mến, mới cưới về rồi sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục cai trị
phương Nam, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương
Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối
ngôi vua, xưng hiệu là Lạc Long Quân (vua Rồng Lạc Việt). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ,
sinh ra một cái bọc chứa một trăm quả trứng, nở ra một trăm người con. Sau này, Âu Cơ
dắt 50 người con lên núi, Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển và người con cả
do mẹ Âu Cơ dắt đi, được truyền ngôi vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn
Lang, mở lối cho sự phát triển đất nước Việt Nam”. (Lĩnh Nam Chích Quái_ Hồng Bàng
Thị)
Vì bà nội của Lạc Long Quân thuộc giòng giống Tiên và mẹ của Lạc Long Quân
thuộc giòng giống Rồng, cho nên dân tộc Việt Nam xác nhận mình là con Rồng, cháu
Tiên. Hiện tượng này minh họa cho truyền thống Mẫu Hệ của người Việt cổ xưa và là nét
văn hóa đặc thù tách biệt với truyền thống Phụ Hệ của Trung Hoa. Do vậy dấu ấn tôn
vinh người mẹ luôn hiện hữu trong sinh hoạt thông thường của người Việt như: sông
Cái, đường Cái, đũa Cái (hay đũa cả), tiếng mẹ đẻ, cái bàn, cái ghế, cái nhà, trường
Mẫu Giáo (ngôi trường minh họa sự dạy bảo đầu tiên của người mẹ) và đất nước Việt
Nam thường được gọi là đất mẹ… Như thế nhờ vào sự tôn vinh người mẹ mà dân tộc
Việt Nam đã kiên trì tránh được sự đồng hóa của người Trung Hoa trong suốt ngàn năm
đô hộ, bảo vệ được giòng tộc của mình.”

“Truyền thuyết cho rằng vào buổi lập quốc, khi người Việt bị giặc xâm lược thời
Ngọc Hoàng đã sai Rồng mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống hạ giới giúp người Việt
đánh giặc. Khi thuyền giặc từ ngoài biển tiến vào bờ thì đàn Rồng phun ra châu ngọc,
biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển chặn bước tiến của thuyền chiến giặc…
Giặc tan, đàn Rồng không về Trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng
mẹ hạ xuống chính là vịnh Hạ Long (vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm
Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), nơi Rồng con xuống là vịnh
Bái Tử Long, nơi đuôi Rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ (nay là bán đảo Trà
Cổ thuộc tỉnh Hải Phòng)”

1_ Kính lễ:
Namo Ratna Trayāya (Quy mệnh Tam Bảo)
Namo Śākya Muṇi Buddha (Quy mệnh Thích Ca Mâu Ni Phật)
Namaḥ AvalokiteŚvara BodhiSatva (Kính lễ Quán Tự Tại Bồ Tát)
Namaḥ Vajra Pāṇi BodhiSatva (Kính lễ Kim Cương Thủ Bồ Tát)
Namaḥ Ananta Parikara Sāgara Megha Vyūha Tejo Maṇḍala Cchatrākāranāgā Rāja
(Kính lễ Vô Biên Trang Nghiêm Hải Vân Uy Đức Luân Cái Long Vương)
Namaḥ Susaṃṣṭhita Nāga Rāja (Kính lễ Thiện Trụ Long Vương)
Namaḥ Nandopananda Nāga Rāja (Kính lễ Hoan Hỷ, Hiền Hỷ Long Vương)
Namaḥ Anavatapta Nāga Rāja (Kính lễ Vô Nhiệt Não Long Vương)
Namaḥ Varuṇa Nāga Rāja (Kính lễ Thủy Thiên Long Vương)
Namaḥ Manasvī Nāga Rāja (Kính lễ Từ Tâm Long Vương)
Namaḥ Sarva Nāga Devatā Rājāya (Kính lễ tất cả Long Thần Vương)
Namaḥ Sarva Nāga Gaṇāya (Kính lễ tất cả chúng Rồng)
(Phật Từ Kim Cương Hộ Chú)
OṂ Buddha Maitri Vajra Rakṣa MĀṂ (9 lần)

2_ Phát Nguyện:
Chí Tâm phát nguyện
Chuyển đọc Chân Ngôn
Công Đức Uy Lực
Thiên chúng Địa loại
Tăng nhiều Pháp Lạc
Các Đại Long Vương
Nghe Pháp lợi ích
Hộ Trì Quốc Thổ
Đại Việt Long Quân
Thân Rồng an ổn
Tăng trưởng Chính Khí
Thành tựu Bản Nguyện
Hộ giúp vạn dân
An cư lạc nghiệp
(Thí Nhất Thiết Chúng Sinh An Lạc Đà La Ni)
Tadyathā: Dhāraṇi Dhāraṇi Uttāraṇi Saṃpratiṣṭhitā Vijaya Varṇa Satya Pratijñā Sahā Jñāna Vati
Utpādani Vināśani Abhiṣecani Abhivyāhāra Śubhāvati Ajīmatāmahi Kumbāla-Nivāhā, Hara
Kleśān, Dhunu Pāpaṃ Śodhaya Mārgān, Nirīhaka Dharmatā, Śuddhāloka, Vitimirā Rajasa,
Duḥkha Śamana, Sarva Buddhaavalokana Adhiṣṭhite, Sahā Prajñā, Jñābhe, Svāhā (9 Lần)
3_ Hồi Hướng:
Công Đức đã tu
Xin hồi hướng khắp
Thiên chúng Địa loại
Tất cả Long Thần
Chúng Rồng lớn nhỏ
Dứt trừ khổ não
Tăng trưởng niềm vui
Sau khi an vui
Nguyện các Long Thần
Hết thảy chúng Rồng
Hộ trì đất Việt
Giúp đỡ vạn dân
Xa lìa ách nạn
Sung túc giàu có
Quyết định thành tựu

(Như Ý Bảo Châu Vương Ấn Đà La Ni)


Namo Ratna Trayāya
Namaḥ Ārya AvalokiteŚvarāya Bodhisatvāya Mahāsatvāya Mahākāruṇikāya
Tadyathā: OṂ Amogha Maṇi Mahā Maṇi Padma Maṇi Svāhā (9 lần)
Nguyện ngày an lành, đêm an lành
Trong tất cả Thời thường an lành
Nguyện xin Tam Bảo thương nhiếp thọ
Nguyện chư Long Vương thương nhiếp thọ
Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ

Namostu Buddhāya
Namostu Buddhāye
Namostu Muktāya
Namostu Muktāye
Namostu Śāntāya
Namostu Śāntāye
Namostu Vimuktāya
Namostu Vimuktāye (9 lần)

Nguyện cho tất cả chúng sinh thường được an vui


Nguyện cho tất cả chúng sinh mau lìa khổ não
Nguyện cho tất cả chúng sinh sớm khởi Từ Bi
Nguyện cho tất cả chúng sinh đồng thành Phật Đạo
Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)
(Trích từ Long Vương Pháp Kinh – Sa môn Thích Quảng Trí, Huyền Thanh, bản cập nhật
05/2015, trang 137, 138-141, 167-170)

You might also like