Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chiến lược giá : APPLE

Chiến lược giá của apple:


- Chiến lược giá tham chiếu cao: Apple đã dựa vào yếu tố tâm lý này củakhách
hàng và thường xuyên ra mắt với các dòng sản phẩm Iphone với giá cao và sau đó
họ giảm dần dần mức giá xuống đến một mức cố định. Ví dụ: Ở Việt Nam mức giá
ban đầu iPhone 11 mới mở bán là 21.990.000 đồng, hiện là 10.690.000 đồng
(26/09/2023)
- Gía cao cấp: Apple đã nổi tiếng với việc định giá sản phẩm của họ ở mức cao cấp
hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc. Điều này tạo ra hình ảnh
của Apple như một thương hiệu định giá cao cấp
- Trải nghiệm người dùng và giá trị cố định: Apple tập trung vào cung cấp trải
nghiệm người dùng cao cấp và giá trị cố định thông qua sản phẩm và dịch vụ của
họ. Mức giá cao thường được liên kết với sự tin tưởng của người tiêu dùng vào
việc họ sẽ nhận được một sản phẩm hoạtđộng tốt và dễ sử dụng.
- Phân đoạn thị trường: Apple sử dụng chiến lược giá để phân đoạn thị trường. Họ
cung cấp nhiều phiên bản và tùy chọn cho các sản phẩm củahọ với mức giá khác
nhau để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ví dụ, họ có các phiên
bản cao cấp và phiên bản tiết kiệm cho cácsản phẩm như iPhone và MacBook.
II: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM QUỐC TẾ

Chiến lược khác biệt hóa – tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm
Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà Apple sử dụng để định vị sản phẩm của mình một
cách độc đáo tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt này rõ ràng khi khách
hàng trải nghiệm sản phẩm và mang lại những lợi ích đặc biệt cho họ. Điều này có thể thể hiện
qua thiết kế độc đáo của sản phẩm, danh tiếng mạnh mẽ của thương hiệu, chính sách hỗ trợ sản
phẩm, tính năng đặc biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ và nhiều yếu tố khác.

Các doanh nghiệp thường phải phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh, tài chính và sự sáng tạo để lựa
chọn những yếu tố quyết định sự khác biệt của sản phẩm.

Trong trường hợp của Apple, từ các máy tính Macbook đến máy nghe nhạc iPod, các thiết bị di
động như iPhone và iPad, công ty đã tận dụng USP (Unique Selling Proposition – Điểm bán
hàng độc nhất) của mình, đó là hệ điều hành chính hãng iOS và Mac. Điều này giúp họ nhắm đến
một phần của thị trường tiêu dùng và truyền đạt một thông điệp mạnh mẽ rằng sản phẩm của họ
vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Tóm lại, Apple đã thành công trong việc sử dụng chiến lược khác biệt hóa, thể hiện qua các cách
như sau:

Đột phá trong thiết kế sản phẩm

Apple đã tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm của mình không chỉ qua những tính năng nổi bật mà
còn thông qua thiết kế độc đáo. Các sản phẩm công nghệ như iPod, iPhone và iPad không chỉ thu
hút người dùng bởi những tính năng xuất sắc mà chủ yếu là nhờ vào thiết kế đặc biệt của chúng.

Ví dụ: iPod của Apple không phải là máy nghe nhạc đầu tiên xuất hiện trên thị trường nhưng nó
thu hút sự yêu thích nhờ vào thiết kế đẹp như một món trang sức cho người sử dụng. Ngược lại,
chiếc iPad với thiết kế sang trọng, mỏng, nhẹ đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ làm cho khách hàng
liên tục nhớ đến Apple.

Phát triển hệ điều hành chính hãng

Khác với các hãng máy tính khác thường sử dụng hệ điều hành Windows, Apple đặc biệt lựa
chọn hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính của mình. Hệ điều hành độc quyền này đã thu hút
một lượng lớn người sử dụng và tạo nên sự trung thành, được ưa chuộng nhờ vào sự tinh tế đồng
thời đảm bảo tính bảo mật cao, ổn định và dễ sử dụng.

Apple cũng tận dụng điều này trên điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad, nơi sử dụng hệ điều
hành iOS. Hệ điều hành iOS với dung lượng RAM cao giúp điện thoại và máy tính bảng của
Apple hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn so với các đối thủ sử dụng hệ điều hành Android.

III: CHIẾN LƯỢC GIÁ SẢN PHẨM QUỐC TẾ


Xây dựng chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thểthâm
nhập, chiếm lĩnh thị trường nhờ đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Giá cả làbiểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó.Về nghĩa rộng đó
là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nàođó. Việc định giá sản phẩm
có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởngtrực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận.
Đối với Apple – một thương hiệu nổi tiếng vớinhững sản phẩm , những thiết bị giải trí trang
nhã , việc xác định chiến lược giá cho từngsản phẩm khi được tung ra thị trường là rất quan
trọng. Apple luôn định giá sản phẩm mộtcách hiệu quả, phù hợp với những giá trị mà sản phẩm
của Apple đem lại cho kháchhàng. Các sản phẩm của Apple đều có xu hướng đắt tiền, thuộc
nhóm hàng cao cấp vàmang biểu tượng địa vị sang trọng. Apple nắm rất rõ tâm lý của khách
hàng, luôn đổi mớicông nghệ liên tục để tìm cách làm hài lòng khách hàng.

Một số chiến lược giá nổi bật của Apple bao gồm các chiến lược sau :
1. Định giá sản phẩm Premium (Premium Pricing Strategy) : Chiến lược
định giá Premium là chiến lược định giá sản phẩm cao cấp. Với chiến lược
này, doanh nghiệp định giá sản phẩm của họ cao để thể hiện rằng sản phẩm
có giá trị cao,sang trọng hoặc cao cấp.
Định giá Premium tập trung vào giá trị được cảm nhận của sảnphẩm hơn là
giá trị thực tế hoặc chi phí sản xuất.Định giá Premium là một chức năng
quan trọng của sự nhận biết thương hiệu và cảm nhận về thương hiệu. Các
thương hiệu áp dụng chiến lược định giá này được biết đến vớiviệc cung cấp
các giá trị cao cấp thông qua sản phẩm của họ. Đó là lý do tại sao họ
đượcđịnh giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Ví dụ, ngành thời
trang cao cấp vàcông nghệ thường được định giá bằng cách sử dụng chiến
lược này vì sản phẩm của họ có thể được cảm nhận như là sang trọng, độc
quyền và hiếm có trên thị trường.
Do Apple là một thương hiệu cao cấp nên thương hiệu này đã sử dụng chiến
lược địnhgiá sản phẩm Premium. Đây là chiến lược về giá thường thấy của
Apple khi các sản phẩm và dịch vụ của công ty đều được đặt giá ở mức cao
nhất. Mặc dù giá thành của sản phẩmApple cao hơn những sản phẩm khác,
Apple vẫn sở hữu được một số lượng lớn kháchhàng trung thành do có lợi
thế về thương hiệu, sản phẩm chất lượng và bền cũng như đemlại trải
nghiệm người dùng tốt
2. Định giá sản phẩm theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy) :Chiến
lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị là một chiến lược định giá chủ yếu
dựa trêngiá trị mà khách hàng cảm nhận được về sản phẩm hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp. Địnhgiá theo giá trị là định giá tập trung vào khách hàng, có
nghĩa là các doanh nghiệp địnhgiá dựa trên mức giá mà khách hàng tin rằng
giá bán đó phù hợp với giá trị mà sản phẩm cung cấp.
Định giá dựa trên giá trị khác với định giá theo chi phí, khi doanh nghiệp
chủ yếu chútrọng vào chi phí sản xuất để định giá sản phẩm. Các doanh
nghiệp cung cấp các tínhnăng hoặc dịch vụ độc đáo hoặc có giá trị cao sẽ
phù hợp với chiến lược định giá sảnphẩm theo giá trị hơn là các doanh
nghiệp chủ yếu bán các mặt hàng hóa thông thường.
Do các dòng sản phẩm của Apple có giá trị cao trong cảm nhận của khách
hàng nên giáthành của sản phẩm Apple cũng tương xứng với những giá trị
mà nó đem lại. Bên cạnhđó, bất kỳ cải tiến sản phẩm và tính năng bổ sung
nào của Apple được đưa ra cũng đềudựa trên mong muốn và nhu cầu của
khách hàng.

3. Định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng (Psychology Pricing
Strategy) :Chiến lược định giá theo tâm lý, đúng như tên gọi, đó là nhắm
vào tâm lý của con ngườiđể thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Apple thường xuyên sử dụng hiệu ứngnày khi định giá sản phẩm của mình
để thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Ví dụ: theo “hiệu ứng 9 chữ số (9-digit effect)”, mặc dù một sản phẩm có giá
99,99 đô lavề cơ bản là 100 đô la, khách hàng vẫn có thể xem đây là một
mức giá tốt đơn giản chỉ vìngười bán đã định giá sản phẩm với số “9” trong
giá bán.

You might also like