Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Phần A: Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế

Chương 1: Tổng quan về thương mại hàng hóa quốc tế và pháp luật thương mại hàng hóa
quốc tế
Chương 2: Một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
Chương 3: Pháp luật TM hàng hóa trong khuôn khổ WTO
Chương 4: PL TM HH trong khuôn khổ liên kết khu vực
Chương 5: VN – Hoa Kỳ
Chương 6: PL TM HH quốc tế
Phần B: Pháp luật về vận tải hàng hóa quốc tế
Chương 7: PL về vận tải hh quốc tế
Chương 8: PL vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Chương 9: Pháp luật vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không
Chương 11: Pháp luật vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường sắt
Chương 12: PL vận tải hh đa phương thức

MỤC 1: CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI


Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
MỤC 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI
Điều 318. Thời hạn khiếu nại
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các
bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như
sau:
1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường
hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo
hành;
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong
trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm
khác.
Tình huống 1:

Công ty A gửi thư chào hàng bán 3 máy xúc bàn tay vàng. Công ty B gửi thư chấp nhận hầu hết các nội dung
của chào hàng nhưng yêu cầu giảm giá 1.000 USD/máy. Công ty A nhận được thư từ công ty B nhưng im lặng
không trả lời.
Đã có hợp đồng thương mại giữa công ty A và công ty B chưa? Căn cứ pháp lý?
Công ty B gửi thư yêu cầu giảm giá -> chào hàng ngược (Đ19 K1 và K3 CUV 1980)
Công ty A nhận được thư nhưng im lặng không trả lời thì không được coi là đã chấp nhận chào hàng (Đ18 K1
CUV 1980)
=> Chưa có hợp đồng thương mại giữa công ty A và công ty B vì công ty A chưa chấp nhận chào hàng (Điều 23
CUV 1980)

Tình huống 2:

Ngày 23/5/2020, Công ty A gửi email chào bán một số túi da cho công ty B của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có
hiệu lực trong vòng 15 ngày từ thời điểm gửi đi. Ngày 27/5/2020 công ty B gửi trả lời chấp nhận các điều kiện
của chào hàng, chỉ đề nghị bổ sung về cơ quan giải quyết tranh chấp: mọi tranh chấp liên quan đến nội dung hợp
đồng sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài của Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC).

Trả lời của B có được xem là một chấp nhận chào hàng không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý.

=> Trả lời của B được xem là 1 lời chào hàng ngược vì thay đổi về phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự
giải quyết tranh chấp theo khoản 3 điều 19 luật công ước viên 1980.

Giả sử ngày 25/05/2020, A nhận được chào hàng từ công ty C với các điều kiện tương tự nhưng với giá cao hơn
giá A chào B. A muốn giao kết hợp đồng với công ty C. Công ty A có thể gửi thông báo hủy chào hàng hay thu
hồi chào hàng tới công ty B được không? Nêu căn cứ pháp lý.

=> Theo khoản 2 điều 16 Luật Công ước viên 1980 thì trong thư chào hàng có ấn định thời gian chấp nhận chào
hàng là “Chào hàng có hiệu lực trong vòng 15 ngày từ thời điểm gửi đi” nên không thể hủy chào hàng được.

Tình huống 3:

Ngày 1/5/2020, Công ty A gửi thư điện tử đặt mua 1.000 chiếc máy lọc nước tới công ty Fuji (Nhật Bản), thư
chào hàng không quy định thời hạn trả lời.
Ngày 13/5/2020, công ty Fuji gửi email chấp nhận toàn bộ các điều kiện chào hàng của công ty A. Trong ngày
13/5/2020, Công ty A cũng nhận được email chào hàng từ các nhà phân phối khác với điều kiện tốt hơn nên
muốn thu hồi chào hàng đã gửi cho Fuji.
Công ty A có thu hồi chào hàng đã gửi cho Fuji không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý?
Công ty A không thể thu hồi chào hàng đã gửi cho Fuji vì gửi chào hàng bằng thư điện tử, công ty Fuji sẽ nhận
được thư chào hàng ngay khi công ty A gửi thư chào hàng nên không thể thu hồi căn cứ khoản 2 điều 15 CUV
1980

Hợp đồng giữa công ty Fuji và công ty A được xác lập từ thời điểm nào? Căn cứ pháp lý?

Hợp đồng giữa công ty Fuji và công ty A được xác lập từ 13/5/2020, tại thời điểm chấp nhận chào hàng theo
Điều 23 CUV 1980

Tình huống 4:

Ngày 15/4/2020, Công ty A gửi thư chào bán 03 dây chuyền đóng gói tự động cho Công ty B. Thời hạn trả lời là
15 ngày kể từ ngày B nhận được thư chào hàng.

Ngày 20/4/2020, Công ty B nhận được thư chào hàng nhưng chưa trả lời. Ngày 25/4/2012, Công ty B nhận được
thông báo hủy chào hàng đã gửi của công ty A.

Chào hàng của công ty A có hiệu lực từ thời điểm nào? Căn cứ pháp lý?

Trả lời: Chào hàng có hiệu lực từ ngày 20/4/2020 vì chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng
căn cứ theo khoản 1 điều 15 CUV 1980

Công ty A có thể hủy chào hàng được không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý.
Trả lời: Công ty A không thể hủy chào hàng. VÌ chào hàng có ấn định 1 thời hạn xác định để chấp nhận là 15
ngày. Căn cứ theo khoản 2 điều 16 CUV 1980

Tình huống 5:

Ngày 15/5/2009, Công ty A gửi một chào hàng bằng thư điện tử đến công ty B để mua 2.000 lít dầu oliu nguyên
chất. Ngày 20/5/2009, công ty B gửi thư điện tử đồng ý bán hàng với tất cả các nội dung mà A đề nghị trong
chào hàng, tuy nhiên trong thư trả lời, B đề nghị sửa đổi phương thức thanh toán từ điện chuyển tiền thành thư
tín dụng. A nhận được thư từ B nhưng im lặng không trả lời.

Chào hàng của A có hiệu lực từ thời điểm nào? Nêu căn cứ pháp lý:

Chào hàng của A có hiệu lực từ 15/5/2009 theo Khoản 1 điều 15 CUV 1980

Hợp đồng giữa A và B đã hình thành chưa? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý.

Hợp đồng giữa A và B CHƯA hình thành vì bên B đề nghị sửa đổi phương thức thanh toán làm biến đổi một
cách cơ bản nội dung của chào hàng,--> bên B chào hàng ngược. Theo khoản 1,3 Điều 19 và Điều 23 Công ước
viên 1980.

Tình huống 6:

Ngày 15/11/2014, Công ty A gửi đơn chào hàng bằng thư điện tử cho công ty B để mua 10.000 tấn đá Granit
dạng khối với quy cách 01 khối nặng 01 tấn, thời hạn chấp nhận chào hàng chậm nhất là ngày 20/11/2014, thời
gian giao hàng từ 15/12/2014 đến 20/12/2014 tại cảng CeBu (Philippin). Luật áp dụng là luật Thương mại Việt
Nam và Công ước Viên 1980.

Ngày 17/11/2014, B gửi thư điện tử đồng ý bán hàng và xếp hàng xuống tàu ngày 10/12/2014, tàu rời cảng Cam
Ranh ngày 11/12/2014, dự kiến đến CeBu ngày 18/12/2014. Trong hành trình trên biển tàu gặp bão lớn nên phải
tránh bão tại huyện đảo Trường Sa 5 ngày. Trong thời gian tàu tránh bão, B, bằng thư điện tử đã thông báo và
gửi các hồ sơ có liên quan đến A về trường hợp bất khả kháng của mình. Ngày 24/12/2014, tàu đến cảng CeBu,
A nhận hàng nhưng 4 tháng sau gửi thư khiếu nại và yêu cầu B bồi thường thiệt hại do giao hàng chậm 9 ngày.

Việc khiếu nại sau khi nhận hàng 4 tháng có còn thời hiệu không? Căn cứ pháp lý trong LTM 2005?

Có. Vì thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các vi phạm khác là 9 tháng theo điều 318 LTM 2005

Khiếu nại của W.Stone có được giải quyết không? nêu căn cứ pháp lý trong Công ước Viên năm 1980?

Không. Vì việc gặp bão là nằm ngoài sự kiểm soát của bên B và bên B đã thực hiện các thủ tục cho bên A theo
Đ79, Khoản 1, CUV 1980

Giả sử, ngày 15/11/2014, B nhận được thư chào hàng của A, ngày 16/11/2014, B gửi thư thông báo chấp nhận
toàn bộ các nội dung chào hàng bằng đường bưu điện. Thư đến trụ sở của A ngày 20/11/2014 nhưng không có
người nhận vì ngày 20/11/2014 là thứ 7, A không làm việc. Thứ 2 ngày 22/11/2014, A mới nhận được thư chấp
nhận chào hàng của B.

Sự chấp nhận đó có giá trị pháp lý không? Căn cứ pháp lý?

Có, vì ngày 20-21/11/2014 là ngày nghỉ nên chấp nhận chào hàng không thể chuyển cho người chào hàng nên
thời gian chấp nhận chào hàng sẽ sẽ được kéo đến ngày làm việc đầu tiên kế tiếp đó là thứ 2 theo Điều 20 khoàn
2 CUV 1980
Hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Nêu căn cứ pháp lý.

Hợp đồng giữa A và B đã được giao kết vì bên B đã gửi thư đồng ý bán hàng trong thời gian chấp nhận chào
hàng và đã gửi hàng cho bên A theo điều 18 khoản 2

Tình huống 7:

Ngày 15/5/2009, Công ty A gửi email đặt mua 50.000 máy khoan cầm tay của công ty B. Trong thư chào hàng
không quy định về thời hạn chấp nhận chào hàng.

Ngày 20/5/2009, công ty B gửi thư điện tử đồng ý bán hàng với tất cả các nội dung mà A đề nghị trong chào
hàng.

Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ thời điểm nào? Nêu căn cứ pháp lý.

Giả sử sau khi gửi đơn đặt hàng cho B thì ngày 17/5/2009, A nhận được chào hàng từ công ty D với nhiều điều
kiện ưu đãi hơn. A muốn ký kết hợp đồng với công ty D.

Công ty A có thể hủy chào hàng đã gửi cho B? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý?

- Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ ngày 20/05/2009 (K2 Đ18 CUV1980)

- Công ty A có thể hủy chào hàng đã gửi cho B vì không có quy định về thời hạn chấp nhận chào hàng và công
ty A muốn hủy chào hàng vào ngày 17/5/2009 trước ngày công ty B gửi thư điện tử đồng ý bán hàng là ngày
20/05/2009 (K1 K2 Điều 16 CUV1980)

Tình huống 8:

Ngày 13/01/2016, công ty A (Mỹ) gửi chào hàng bán 850 tấm kính cường lực tới công ty B (Anh). Trị giá hợp
đồng: 42.500 USD, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C – Letter Credit).

Ngày 16/01/2016, công ty B nhận được chào hàng và im lặng không trả lời, nhưng đến ngày 18/01/2016, đại
diện công ty đã gửi chào hàng đến ngân hàng Barclays (Anh) để yêu cầu mở thư tín dụng mua hàng của công ty
A. Ngày 22/01/2016, công ty A nhận được thông báo từ chi nhánh của ngân hàng Barclays tại Mỹ yêu cầu kiểm
tra thư tín dụng được lập bởi B.

Chào hàng có hiệu lực từ thời điểm nào? Nêu căn cứ pháp lý.

Chào hàng có hiệu lực từ ngày 16/1/2016 theo k1 D15 CUV1980

Việc B im lặng có được coi là sự từ chối chào hàng không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý?

Tình huống 9:

Ngày 20/4/2016, công ty A nhận được đơn chào hàng của công ty B, đặt mua 10.000 sản phẩm giỏ hàng bằng
tre, thời hạn chấp nhận chào hàng trước ngày 30/4/2016.

Ngày 22/4/2016, cong ty A đã gửi email thông báo chấp nhận các điều kiện của đơn hàng do bên B đưa ra, đồng
thời đề nghị bổ sung: áp dụng Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làm cơ sở pháp lý
để giải quyết nếu hợp đồng phát sinh tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài Singapore.

Chào hàng có hiệu lực từ thời điểm nào? Nêu căn cứ pháp lý.

: Chào hàng có hiệu lực từ thời điểm ngày 20/4/2016 theo k1 Đ15 CUV 1980
Trả lời của bên A có được xem là một chấp nhận chào hàng không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý?

Không vì có yếu tố bổ sung đến việc giải quyết tranh chấp làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào
hàng theo khoản 1 khoản 3 đ19 cuv 1980.

Tình huống 10:

Công ty TNHH A (Đài Loan) chuyên phân phối các loại giấy in. Ngày 01/02/2016, A nhận được fax của công ty
TNHH in và thiết kế H (Việt Nam) đề nghị cung cấp 250 tấn giấy in loại 1. Giá mua đề nghị là 1.500USD/Tấn,
ngày giao hàng 01/3/2016, địa điểm tại Cảng Hải Phòng (Việt Nam). Vì vào thời điểm đó, loại giấy của công ty
H đề nghị không đủ nên công ty A đã gửi fax đề nghị số lượng giao hàng là 200 tấn, các yêu cầu khác không
thay đổi. Sau khi nhận được fax của A công ty H trả lời đồng ý. Tuy nhiên, vào gần ngày giao hàng, vì nguồn
hàng dồi dào hơn nên công ty A đã gửi tiếp văn bản thứ 2 cho công ty H thông báo sẽ giao đủ 250 tấn giấy.
Ngày 01/3/2016, 250 tấn giấy được A gửi đến cảng Hải Phòng nhưng công ty H trả lời chỉ nhận 200 tấn với lý
do công ty không đồng ý đề nghị thay đổi số lượng hàng như thông báo thứ 2 của A.
Chào hàng của công ty H có hiệu lực từ thời điểm nào? Nêu căn cứ pháp lý.

Chào hàng của công ty H có hiệu lực từ 01/02/2016 ( K1 Đ15 CUV 1980)

Theo anh/chị, công ty H có phải nhận đủ 250 tấn giấy trong tình huống trên không? Giải thích và nêu căn cứ
pháp lý.

Chào hàng ban đầu (cung cấp 250 tấn giấy) của cty H đã bị cty A từ chối và muốn chào hàng ngược do thay đổi
yếu tố về số lượng hàng hoá ( K3 Đ19 CUV 1980)

Chào hàng ngược của cty A (cung cấp 200 tấn giấy) được cty H chấp nhận (K1 Đ18 CUV 1980) => căn cứ
Đ23 CUV 1980 đã có hợp đồng được giao kết giữa cty H và cty A ở chào hàng này

=> Như vậy, Công ty H không bắt buộc phải nhận đủ 250 tấn giấy do không có hợp đồng được giao kết giữa 2
cty nhưng bắt buộc phải nhận đủ 200 tấn giấy do đã có hợp đồng được giao kết

Tình huống 11:

Ngày 15/10/2014, công ty A (Việt Nam) gửi email chào bán cho công ty B (Thái Lan) 1.000 tấn đồng, giá bán
3.900$/tấn, thời hạn giao hàng là ngày 20/11/2014. Thời hạn chấp nhận chào hàng là 15 ngày kể từ ngày gửi thư
chào hàng.

Ngày 05/11/2014, công ty B gửi email cho công ty A với nội dung đồng ý tất cả các điều khoản trong chào hàng
đã nhận, tuy nhiên, phía bên A không trả lời. Hết ngày 20/11/2014 công ty B không nhận được hàng nên cho
rằng công ty A đã vi phạm hợp đồng

Chào hàng của công ty A có hiệu lực từ thời điểm nào? Nêu căn cứ pháp lý.

→ Chào hàng của công ty A có hiệu lực từ ngày 15/10/2014 (K1 Đ15 CUV 1980)

Công ty A có vi phạm hợp đồng với công ty B không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý.

→ Công ty A không vi phạm hợp đồng với công ty B vì công ty B gửi email chấp nhận chào hàng quá thời hạn
quy định nên chưa phát sinh hợp đồng (K2 Đ18 CUV1980)

Tình huống 12:


Ngày 14/02/2017, công ty E (Singapore) gửi thư chào hàng qua đường bưu điện để bán 5 chiếc máy dệt công
nghệ cao đến công ty Tilan (Taiwan). Dấu bưu điện ngày gửi là ngày 14/02/2017.

Ngày 21/02/2017, công ty Tilan nhận được thư chào hàng này. Trong thông báo trả lời ngày 22/02/2017, công
ty Tilan chấp nhận mọi nội dung của chào hàng và chỉ bổ sung thêm một điều khoản là địa điểm giao hàng tại
cảng Taipei (Taiwan). Sau khi nhận được thông báo này, công ty E im lặng không trả lời.

Chào hàng của công ty E có hiệu lực từ thời điểm nào? Nêu căn cứ pháp lý.

Chào hàng của công ty E có hiệu lực từ 21/02/2017. (K1 Đ15 CUV 1980)

Hợp đồng giữa các bên đã được xác lập hay chưa? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý.

Căn cứ K3 Đ19 CUV 1980, công ty Tilan chưa chấp nhận chào hàng của công ty E vì có yếu tố bổ sung liên
quan đến địa điểm giao hàng (chào hàng ngược)

Căn cứ K1 Đ18 CUV 1980, khi nhận lời chào hàng ngược của cty Tilan, cty E ko chấp nhận chào hàng

=> Hợp đồng giữa các bên chưa được xác lập ( căn cứ theo điều 23 CUV 1980)

Tình huống 13:

Ngày 26/7/2010, công ty A gửi thư bằng đường bưu điện chào bán 6 máy phát điện công suất lớn cho công ty B
(Hà Lan). Dấu bưu điện ghi trên bì thư là ngày 26/7/2010. Trong chào hàng quy định: thời hạn cuối để chấp
nhận chào hàng là ngày 01/8/2010. Tuy nhiên, ngày 01/8/2010 là Chủ nhật, công ty A không làm việc nên đến
ngày 02/8/2010, công ty mới nhận được thư chấp nhận chào hàng của công ty B qua đường bưu điện. Công ty A
im lặng và quyết định bán lô hàng cho một công ty khác.

Chấp nhận chào hàng của công ty B có hiệu lực không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý.

Chấp nhận chào hàng của công ty B có hiệu lực vì: thời hạn cuối để chấp nhận chào hàng là ngày chủ nhật
(01/8/2010), chấp nhận chào hàng không của công ty B không được gửi đến công ty A nên thời hạn chấp nhận
chào hàng sẽ được kéo dài đến ngày làm việc đầu tiên kế tiếp ngày đó (căn cứ theo khoản 2 điều 20 CUV)

Hợp đồng giữa hai công ty đã được giao kết chưa? Nêu căn cứ pháp lý.

Hợp đồng giữa 2 công ty đã được giao kết vì hợp đồng được coi là đã giao kết kể từ lúc chấp nhận chào hàng
có hiệu lực (điều 23 CUV)

Tình huống 14:

Ngày 13/01/2013, công ty NewSea (Mỹ) gửi một chào hàng bằng đường bưu điện đến công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hải Dương (Việt Nam) đề nghị mua 500kg mực ống đóng gói đông lạnh. Dấu bưu điện trên bì thư là
ngày 13/01/2013. Ngoài các yêu cầu khác, trong đơn đặt hàng, công ty NewSea đề nghị: hàng được đóng gói
theo túi hút chân không, trọng lượng 1kg/túi; thời hạn chấp nhận chào hàng là 10 ngày.

Ngày 18/01/2013, công ty Hải Dương nhận được chào hàng và trả lời đồng ý với các nội dung trong đơn đặt
hàng của NewSea, tuy nhiên công ty yêu cầu được thay đổi cách thức đóng gói sản phẩm thành 0,5 kg/gói do
công ty không còn loại túi chân không 1kg.

Thời hạn 10 ngày để trả lời chấp nhận chào hàng của công ty NewSea được tính bắt đầu từ ngày nào? Nêu căn
cứ pháp lý.
Thời hạn 10 ngày để trả lời chấp nhận chào hàng của công ty NewSea được tính bắt đầu từ ngày 13/1/2013 ( căn
cứ theo Khoản 1 điều 20, công ước viên 1980)

Thông báo trả lời của Hải Dương có được coi là chấp nhận chào hàng không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý.

Chấp nhận chào hàng, theo khoản 1 và k3, điều 19, CUV 1980

Tình huống 15:

Công ty thương mại A (Mỹ) gửi thư chào hàng mua 100 tấn cà phê tới công ty B (Việt Nam) vào ngày
12/07/2008 với giá 1.500$/tấn và thanh toán khi công ty A nhận hàng. Ngày 20/7/2008, Công ty B gửi thư chấp
nhận chào hàng nhưng yêu cầu công ty A thanh toán tiền hàng làm 2 đợt :

- Đợt 1: 30% trị giá lô hàng khi hợp đồng được ký kết

- Đợt 2:70% trị giá còn lại tại thời điểm công ty B giao hàng cho người vận chuyển do công ty A thuê.

- Rủi ro về hàng hóa chuyển cho người mua ngay khi công ty B giao hàng cho người vận chuyển của bên A
(hãng tàu X).

Ngày 28/7/2008, công ty B nhận được thư chấp nhận của công ty A.

Ngày 5/8/2008, công ty B giao hàng cho người vận chuyển của công ty A. 3 ngày sau tàu gặp bão lớn trên biển
nên bị đắm. Hãng tàu đã thông báo tổn thất cho công ty A ngay khi mất liên lạc với tàu do tàu bị đắm.

Hãy xác định thời điểm xác lập hợp đồng mua bán cà phê giữa công ty A và công ty B? Nêu căn cứ pháp lý

Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán cà phê giữa công ty A và công ty B là 28/7/2008, theo điều 23 CUV 1980

Công ty B, người vận chuyển có phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị chìm theo tàu?

+Công ty B: Theo thỏa thuận trong hợp đồng, rủi ro đã chuyển sang công ty A khi công ty B giao hàng cho
người vận chuyển của công ty A vào ngày 5/8/2008. Do đó, công ty B không chịu trách nhiệm về hàng hóa bị
chìm.

+Người vận chuyển: Không phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị chìm theo tàu vì bão là một sự kiện bất khả
kháng theo khoản 1 điều 79 CUV 1980.

Tình huống 16:

Ngày 01/10/2016, ToKai Sand (Nhật Bản) ký hợp đồng mua 20.000 tấn (± 10%) cát vàng dạng rời của Công ty
khai thác chế biến xuất khẩu khoáng sản Khánh Hòa, Việt Nam (Minexco) theo điều kiện FOB cảng Đầm Môn,
Khánh Hòa để làm đảo nhân tạo. Thanh toán bằng L/C không hủy ngang thanh toán ngay, chứng thư giám định
của VINACONTROL Việt Nam (Bộ chứng từ thanh toán gồm: Tờ khai hải quan, Vận đơn, L/C, Chứng thư
giám định).

Ngày 15/10/2016, tàu Balasky được ToKai Sand thuê có trọng tải 23.000 tấn cập cảng nhận hàng. Hàng được
chuyển từ nhà máy xuống hầm tầu bằng băng tải. Sau khi giám định mớn nước, số lượng hàng là 22.300 tấn,
thừa 300 tấn. Chi phí dỡ 300 tấn hàng rất lớn nên Minexco yêu cầu ToKai Sand mua thêm 300 tấn hàng thừa.

3.1. ToKai Sand có buộc phải mua thêm 300 tấn hàng thừa ? Nêu căn cứ pháp lý?
Nếu là luật thương mại: ToKai Sand không phải mua thêm 300 tấn hàng thừa. (K1 Đ43 LTM 2005)

Nếu là CUV: Tokai sand có thể mua hoặc ko mua thêm 300 tần hàng thừa. (K2 Đ52 CUV 1980)

3.2. Minexco phải làm gì để thanh toán được giá trị lô hàng?

- Liên hệ với người mua đề nghị họ chấp nhận mua số hàng thừa, chấp nhận trả cước tàu 300 tấn đó cho hãng
tàu. Làm việc với hãng tàu để họ chấp nhận 300 tấn đó.

- Về bộ chứng từ thanh toán thì làm 2 bộ: 1 bộ chứng từ phù hợp với hợp đồng L/C, 1 bộ chứng cho số hàng
thừa thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T) với số hàng thừa 300 tấn hàng và chứng từ này phải có tờ khai hải
quan, vận đơn.

3.3. Giả sử ToKai Sand không đồng ý mua hàng, chi phí dỡ hàng cao hơn giá trị hàng hóa, thuyền trưởng không
buộc phải dỡ hàng thừa, Minexco phải làm gì để thanh toán được tiền của lô hàng ?

Bỏ 300 tấn hàng

Tình huống 17:

Ngày 15/6/2018, Công ty TNHH một thành viên Hồng Sâm Việt Nam (Công ty Hồng Sâm) gửi thư điện tử đến
Công ty Cổ phần SangYoung (Hàn Quốc) để mua củ sâm tươi. Thư chào hàng yêu cầu giao hàng trong tháng
7/2018.

Ngày 17/6/2018, SangYoung gửi thư điện tử chấp nhận hầu hết các nội dung của chào hàng nhưng yêu cầu thay
đổi thời gian giao hàng vào tuần đầu của tháng 8/2018. Công ty Hồng Sâm không trả lời và ngày 20/6/2018 gửi
chào hàng bằng thư điện tử cho Korea Ginseng Corp với thời hạn chấp nhận chào hàng là 10 ngày kể từ ngày
nhận được thư. Tối thứ sáu (29/6/2018), thư chấp nhận chào hàng bằng đường bưu điện của Korea Ginseng
Corp đến trụ sở của Công ty Hồng Sâm nhưng bưu điện không giao được vì đã hết giờ làm việc. Sáng ngày
2/7/2018, Công ty Hồng Sâm mới nhận được thư chấp nhận chào hàng của Korea Ginseng Corp.

3.1. Thư trả lời của SangYoung có được coi như một thông báo chấp nhận chào hàng không? Nêu căn cứ pháp
lý?

Huyền: Thư trả lời của SangYoung không được coi như một thông báo chấp nhận chào hàng mà là chào hàng
ngược (K1 K2 K3 Điều 19 CUV1980)

Thảo: Căn cứ K3 Đ19 CUV 1980, SanYoung chưa chấp nhận chào hàng của công ty E vì có yếu tố bổ sung liên
quan đến thời gian giao hàng (chào hàng ngược)

3.2. Hợp đồng giữa SangYoung và Công ty Hồng Sâm đã được giao kết chưa? Nêu căn cứ pháp lý?

Huyền: Hợp đồng giữa SangYoung và Công ty Hồng Sâm chưa được giao kết vì sự chấp nhận chào hàng chưa
có hiệu lực do Công ty Hồng Sâm im lặng (K1 Điều 18 CUV 1980 và Điều 23 CUV 1980)

Thảo: Căn cứ K1 Đ18 CUV 1980, khi nhận lời chào hàng ngược của SanYoung, cty Hồng Sâm ko chấp nhận
chào hàng => Hợp đồng giữa các bên chưa được xác lập ( căn cứ theo Đ 23 CUV 1980)

3.3. Chấp nhận chào hàng của Korea Ginseng Corp có hiệu lực không? Nêu căn cứ pháp lý

Huyền: Chấp nhận chào hàng của Korea Ginseng Corp có hiệu lực (K2 Điều 20 CUV1980)
Thảo: căn cứ K12 Đ20 CUV 1980, thời hạn chấp nhận chào hàng kéo dài đến ngày 2/7/2018 vẫn có hiệu lực =>
Chấp nhận chào hàng của Korea Ginseng Corp có hiệu lực (K2 Đ20 CUV 1980)

BT: Ngày 25/8/2018, công ty James Hadie Phils,Inc(Philippiness) gửi email chào hàng cho công ty sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ Bình Minh và công ty nội thất Sơn Phước (đều là doanh nghiệp Việt Nam) để mua 100
bộ đôn sứ hình voi, thời gian giao hàng từ 30/8/2018 đến 15/9/2018 tại kho hàng của JHP. Thgian chấp nhận
chào hàng là 5 ngày kể từ ngày nhận được thư chào hàng.
Sáng 26/8/2018, cty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Bình Minh soạn thảo email chấp nhập chào hàng nhưng
không gửi đi được vì sự cố mạng Internet. Chiều tối ngày 26/8/2018 cty JHP nhận đc email chấp nhận chào
hàng của công ty nội thất Sơn Phước. Ngay lập tức công ty JHP gửi fax đến cty sản xuất thủ công mỹ nghệ
Bình Minh thông báo hủy chào hàng. Sáng 27/8/2018 cty JHP nhận được thư chấp nhận chào hàng của cty sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ Bình Minh
3.1. Cty JHP có hủy đc chào hàng không? Vì sao? Căn cứ pháp lý nào?
Công ty JHP không thể hủy chào hàng vì trong thư chào hàng có ấn định thời hạn chấp nhận chào hàng
là 5 ngày. Do gửi thư chào hàng bằng thư điện tử nên thư này đến trong ngày 25/8/2028 và hạn vào ngày
30/8/2018. Theo điểm a khoản 2 điều 16 CUV 1980
3.2. Chấp nhận chào hàng của cty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Bình Minh có hiệu lực không? Khi
nào? Căn cứ pháp lý?
Chấp nhận chào hàng của cty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ BM có hiệu lực khi công ty JHP nhận đc
chấp nhận sáng 27/8/2018, chấp nhận chào hàng này được gửi tới công ty JHP trong thời hạn 5 ngày đúng như
cty JHP đã quy định trong chào hàng theo khoản 2 điều 18 CUV 1980
3.3. Chấp nhận chào hàng của cty nội thất Sơn Phước có hiệu lực không? Khi nào? Căn cứ pháp lý?
Chấp nhận chào hàng của cty nội thất SP có hiệu lực khi cty JHP nhận được chấp nhận chiều tối ngày
26/8/2018, chấp nhận chào hàng này được gửi tới công ty JHP trong thời hạn 5 ngày đúng như cty JHP đã quy
định trong chào hàng theo khoản 2 điều 18 CUV 1980

You might also like