Bài tập lãi đơn C2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài 1: Một người cho vay 250 triệu đồng, lãi suất 10% năm trong thời gian từ

1/5 đến 15/9. Tính khoản lãi mà người đó thu được.


Số ngày tính lãi:
n = (31 – 1 +1) + (30+31+31) + (15 – 1) = 137 ngày.
Số tiền lãi nhận lại khi đáo hạn:
I= PV.n.r= 250.137.(10%/360)= 9,5139 (triệu đồng).
Bài 2: Một người gửi vào ngân hàng 550 triệu đồng từ ngày 20/4 đến ngày
31/8 thì thu được một khoản lợi tức là 14.630.000 đồng. Xác định lãi suất tiền
gửi.
Số ngày tính lãi:
n = (30-20-1) + (31+31+31)+ (31-1)= 133 ngày.
Lãi suất tiền gửi:
14 , 63
I
r = PV . n = 550.(
133
) = 0.072 = 7,2%/năm.
360

Bài 3: Ngày 1/6 công ty ABC vay của ngân hàng 400 triệu đồng với lãi suất là
10%/năm. Khi đáo hạn công ty phải trả 408 triệu. Biết ngân hàng áp dụng p/p
tính lãi đơn, hãy xác định ngày đáo hạn của khoản vay trên?
Lợi tức:
I =408 – 400 = 8 (triệu đồng)
Số ngày tính lãi:
I 8
n= PV . r = 400.10 % = 0,2 năm = 72 ngày

Ngày đáo hạn: ( gọi “x” là ngày đáo hạn)


n= a + b + c
72= (30+1-1) + 31 + (x-1)
 X= 12. Vậy ngày đáo hạn là 12/8
Bài 4: Công ty XYZ vay ngân hàng một số tiền từ ngày 20/4 đến ngày 15/7 với
lãi suất 9%/năm. Khi đáo hạn, công ty phải trả cả vốn lẫn lãi là 265.590.000
đồng. Tính số tiền công ty đã vay?
Số ngày tính lãi:
n = (30-20+1) + (31+30) + (15 – 1) = 86 ngày.
Số tiền công ty đã vay:
FV= PV.(1+n.r)
9%
265,59PV.(1+86. 360 )

=>PV= 260 triệu đồng


Bài 5: Một công ty vay ngân hàng 405 triệu đồng từ ngày 1/8 đến ngày 12/10.
Tính lợi tức mà công ty phải trả cho ngân hàng với lãi suất: 9,36%/năm;
0,8%/tháng.
Số ngày tính lãi:
n = (31-1+1) + (30) + (12 – 1) = 72 ngày= 0,2 năm = 2,4 tháng
*Khi lãi suát là 9,36%/năm thì lợi tức mà công ty nhận là:
I = PV . n . r = 405 . 0,2 . 9,36% = 7,5816 triệu đồng.
*Khi lãi suát là 0,8%/tháng thì lợi tức mà công ty nhận là:
I = PV . n . r = 405 . 2,4. 0,8% = 7,5776 triệu đồng.
Bài 6: Ngân hàng cho vay một số tiền 300 triệu đồng. Tính lãi đơn với các mức
lãi suất thay đổi như sau:
+ 10%/ năm từ 1/2 đến 6/4.
+ 11%/ năm từ ngày 7/4 đến 20/6.
+ 10,5%/ năm từ ngày 21/6 đến 28/7.
+ 9%/ năm từ ngày 29/7 đến 15/9. Yêu cầu:
a. Xác định lãi suất trung bình của khoản vốn cho vay trên?
b. Tính tổng lợi tức mà ngân hàng thu được?
a/
Số ngày theo các thời đoạn:
n = (28 + 31 + 6) + (24 + 31 + 20) + (10 + 28) + (3 + 31 + 14) = 65 + 75 +
38 + 48 = 226 ngày.
Lãi suất bình quân:
r = (10% x 65 + 11% x 75 + 10,5% x 38 + 9% x 48)/ 226 =10,2035%/năm.
b/ Lợi tức ngân hàng thu được:
I =PV . n . r = 300 x 226 x (10,2035%/360) = 19,2166 triệu đồng.
Bài 7: Một người vay ngân hàng 120 triệu đồng trong 8 tháng, lãi suất 8,4%
năm. Chi phí vay bằng 0,5% vốn gốc. Hãy xác định lãi suất thực trong hai
trường hợp:
a. Lợi tức được trả khi đáo hạn?
b. Lợi tức được trả ngay khi nhận vốn?
Số ngày tính lãi: n= 8 tháng = 2/3 năm
Lợi tức được trả:
I= PV . n . r = 120 . (2/3) . 8,4% = 6,72 triệu đồng.
Phí: f = 0,5% . PV = 0,5% . 120 = 0,6 triệu đồng
Tổng lệ phí và các khoản phải trả:
I+f = 6,72 + 0,6 = 7,32 triệu đồng
a) Lãi suất thực khi lợi tức được trả khi đáo hạn( trả sau):
Số vốn thực tế
PVt = PV – f = 120 – 0,6 = 119,4 triệu đồng
Lãi suất thực
I +f 7 , 32
rt= PVt = 119 , 4 = 0,0613 = 6,13 % / năm
b) Lãi suất thực khi lợi tức được trả ngay khi nhận vốn( trả trước):
Số vốn thực tế
PVt = PV – (I+f) = 120 – 7,32 = 112,68 triệu đồng
Lãi suất thực
I +f 7 , 32
rt= PVt = 112 , 68 = 0,065 = 6,5 % / năm
Bài 8: Ông Hai có một số tiền chia ra gửi ở hai ngân hàng: 3/5 số tiền gửi ở
ngân hàng X trong 9 tháng; 2/5 số tiền gửi ở ngân hàng Y trong 15 tháng. P/p
được áp dụng tính lãi là tính lãi đơn. Tổng lợi tức đạt được ở hai ngân hàng
bằng 11,4% tổng số tiền gửi. Hãy xác định lãi suất tiền gửi (LS ở NH X = LS ở
NHY).
Ta có: nx = 9 tháng = 0,75 năm
ny = 15 tháng = 1,25 năm
Và: Tổng lợi tức = 11,4% Tổng số tiền gửi
( Ix + Iy) = 0,114
(PVx . nx . r)+(PVy . ny . r) = 0.114
3 2
( 5 . 0.75 . r) + ( 5 . 1,25 . r)=0.114

 r= 0.12 = 12%

You might also like