Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

UBND HUYỆN NGHĨA ĐÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG LAO ĐỘNG – TB&XH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-LĐTBXH Nghĩa Đàn, ngày tháng 4 năm 2023

BÁO CÁO
Phục vụ đoàn giám sát Ban Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh
giai đoạn 2020-2023

Thực hiện Công văn số 18/DT ngày 16/4/2024 của phòng Dân tộc về việc
phối hợp xây dựng báo cáo phục vụ đoàn giám sát Ban Dân tộc, Hội đồng nhân
dân tỉnh, phòng Lao động – TB&XH báo cáo cụ thể như sau:
1. Việc thực hiện giảm nghèo cho đồng bào DTTS
1.1. Về kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo
Nhận thức rõ tầm quan trọng trong thực hiện giảm nghèo bền vững, nâng
cao đời sống cho bà con người DTTS; trong thời gian qua, các chương trình,
chính sách giảm nghèo đã được triển khai một cách đồng bộ đã góp phần thay đổi
diện mạo vùng DTTS, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS được giảm rõ rệt qua từng
năm, đời sống kinh tế, xã hội ngày càng được nâng lên. Kết quả:
Năm 2020, thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016 – 2020, toàn huyện có 938 hộ nghèo, tỷ lệ 2,65%, trong đó hộ nghèo DTTS
là 506 hộ chiếm 54%; hộ cận nghèo là 2934 hộ, tỷ lệ 8,29%, trong đó hộ cận
nghèo DTTS là 1844 hộ, chiếm 62,85%.
Giai đoạn 2021-2025, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025,
tổng số hộ nghèo toàn huyện là 2292 hộ, tỷ lệ 6,48%, tăng 3,83% so với năm
2020, trong đó hộ nghèo DTTS là 1330 hộ, chiếm tỷ lệ 58% so với hộ nghèo toàn
huyện, tăng 4% so với năm 2020; Hộ cận nghèo là 2332 hộ, trong đó hộ cận
nghèo DTTS là 1363 hộ, chiếm tỷ lệ 58,45%, giảm 4,4%.
Trước tình hình đó, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững,
hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, từ năm 2021, huyện Nghĩa Đàn đặt
mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.
Để đạt được mục tiêu đề ra, nhiều nhiệm vụ, giải pháp đã được các cấp,
các ngành lồng ghép, phối hợp triển khai hỗ trợ hộ nghèo DTTS dưới nhiều hình
thức đa dạng như: hỗ trợ về nhà ở, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt, vay vốn, đào tạo
nghề, hỗ trợ sinh kế… Kết quả:
+ Năm 2022, hộ nghèo DTTS là 729 hộ, chiếm tỷ lệ 50,4%, tương ứng
giảm 601 hộ; hộ cận nghèo DTTS là 754 hộ, chiếm tỷ lệ 46,9%, tương ứng giảm
609 hộ.
+ Năm 2023, hộ nghèo DTTS là 517 hộ, chiếm tỷ lệ 49,7%, tương ứng
giảm 212 hộ; hộ cận nghèo DTTS là 616 hộ, chiếm tỷ lệ 45,7%, tương ứng giảm
138 hộ.
Như vậy, trong 02 năm, toàn huyện đã giảm được 813 hộ nghèo DTTS,
tương ứng giảm 8,3%; giảm 747 hộ cận nghèo DTTS, tương ứng giảm 12,75%.
Kết quả trên là sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đồng thời thể
hiện sự quan tâm đối với đồng bào DTTS, góp phần rút ngắn khoảng cách phát
triển giữa các dân tộc trên địa bàn huyện.
2

1.2. Tồn tại, hạn chế


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện giảm nghèo cho đồng
bào DTTS vẫn còn một số hạn chế nhất định như:
- Các hộ DTTS vượt qua mức nghèo nhưng đời sống vẫn khó khăn, một bộ
phận người dân thiếu việc làm ổn định.
- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tuy có giảm
nhưng thiếu tính bền vững; một bộ phận khác tuy đã thoát nghèo, nhưng chỉ
chuyển sang hộ cận nghèo hoặc tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao.
1.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Nhận thức của một bộ phận người DTTS về chính sách giảm nghèo chưa
đầy đủ, bản thân người nghèo còn ỷ lại, chưa nỗ lực vươn lên tự thoát nghèo, hạn
chế về ngôn ngữ, còn tâm lý tự ti, mặc cảm.
- Tâm lý bảo thủ, thích giữ một số phong tục tập quán lạc hậu, mê tín…
vẫn còn diễn ra.
2. Thực hiện đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và MN
2.1. Kết quả thực hiện:
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được xác định là nhiệm vụ quan
trọng góp phần giải quyết việc làm mới cho lao động trên điạ bàn huyện đ biêthj lao
động là người đồng bào DTTS và MN nói tạo Thực hiện các Chương trình, Kế hoạch,
Đề án về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện giai
đoạn 2021-2025, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, xácchính quyền; sự
chủ động trong công tác tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp chặt chẽ của các
phòng, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trách nhiệm và nhận thức của hệ thống chính
trị cơ sở đối với công tác đào tạo nghề ngày càng được nâng cao. Chất lượng và hiệu
quả đào tạo nghề cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Những năm
gần đây, số lượng người lao động là người đồng bào DTTS tham gia học nghề ngày
càng nhiều, tỷ lệ người lao động là là người DTTS tham gia học nghề ngày càng tăng,
đặc biệt là tại 15 xã được thụ hưởng Chương trình MTQG DTTS và MN. (Năm 2022
đạt 2.2%; năm 2023 đạt 1.9%).
Một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:
- Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề dẫn đến
chưa tuyên truyền sâu rộng, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của
công tác đào tạo nghề.
- Một bộ phận người lao động chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng
nghề, do đó chưa tích cực, chủ động tham gia học nghề.
- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người lao động tham gia học nghề còn
quá thấp (hiện tại 30.000đ/ngày).
- Đội ngũ giáo viên chuyên môn nghề còn thiếu, 1 số ngành nghề người lao
động đang có nhu cầu học nhiều như làm đẹp, thẩm mỹ thì chưa thực hiện.
3. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được cải thiện, 80% học viên tham
3

gia học nghề đều tìm kiếm được việc, nhất là lao động học nghề may dân dụng làm
việc cho các công ty trên địa bàn. Một số học xong vẫn làm nghề cũ nhưng năng suất
và chất lượng ngày càng tăng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thực
tiễn và sản xuất ngày càng được phổ biến. Người lao động được tiếp cận thị trường dễ
dàng và có nhiều cơ hội tạo việc làm, tìm kiếm việc làm trong nước và nước ngoài, từ
đó nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.

Trên đây là kết quả thực hiện Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm
cho người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện từ năm 2020-2023./.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
- Chủ tịch, các PCT UBND huyện; (b/c)
- Phòng Dân tộc;
- Lưu: VT.

Lê Thị Vinh

You might also like