Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

Ôn thi Tâm lý học đại cương by Cham

1A/ Hãy tình bày các cách phân loại hiện tượng tâm lí người?

-Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lí.


+ Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng tâm lí trong
nhân cách, người ta thường chia các hiện tượng tâm lí thành ba loại chính: Các
quá trình tâm lí, các trạng thái tâm lí, các thuộc tính tâm lí.
*Các quá trình tâm lí có mở đầu, diễn biến và kết thúc trong một khoảng thời
gian tương đối ngắn, bao gồm ba nhóm quá trình nhỏ: các quá trình nhận thức
gồm cảm giác,trí nhớ, tư duy, tưởng tượng,.....các quá trình cảm xúc và các quá
trình hành động ý chí.

*Các trạng thái tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu, kết
thúc không rõ ràng như:chú ý, tâm trạng.

*Các thuộc tính tâm lí tương đối ổn định, khó hình thành, khó mất đi, tạo thành
những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm
lí cá nhân của nhân cách bao gồm: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.

+ Cách thứ hai là căn cứ vào tính ý thức, hiện tượng tâm lí chưa được ý thức và
hiện tượng tâm lí có ý thức: vô thức và tiềm thức.

+ Cách thứ ba là người ta phân biệt hiện tượng tâm lí thành 2 loại hiện tượng: hiện
tượng tâm lí sinh động như thể hiện trong hành vi, hoạt động và hiện tượng tâm lí
tiềm tàng như tích động trong sản phẩm của hoạt động.
+Cách thứ tư là phân biệt hiện tượng tâm lí cá nhân với các hiện tượng tâm lí xã
hội( phong tục, tập quán, định hình xã hội, dư luận xã hội,...)

1B/ Hãy giải thích bản chất xã hội-lịch sử của hiện tượng tâm lí con người.
Từ việc giải thích đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết?
-Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua hoạt
động của chủ thể. Tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Tâm lí
người khác xa về bản chất so với tâm lí của một số động vật cấp cao ở chỗ; tâm lí
người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
+ Trước hết, tâm lí con người có nguồn gốc xã hội. Trong thế giới, phần tự
nhiên ảnh hưởng đến tâm lí nhưng phần xã hội trong thế giới: các quan hệ kinh tế,
các quan hệ xã hội, đạo đức, pháp quyền, quan hệ con người-con người có ý
nghĩa quyết định tâm lí con người. Nếu sinh ra không được sống và giao tiếp
trong xã hội loài người thì không thể có tâm lí. Trên thực tế, những trường hợp trẻ
em do động vật nuôi từ bé, tâm lí của các trẻ này không hơn hẳn tâm lí loài vật.
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người
với tư cách là một chủ thể xã hội. Ngay cả phần tự nhiên ở con người cũng được
xã hội hóa ở mức cao nhất.
Ví dụ thông qua hoạt động học mình sẽ có kiến thức cụ thể ở một bộ môn nào
đó hoặc một người có tâm lí rụt rè nhờ tham gia vào các câu lạc bộ ở trường và
giao tiếp với nhiều người từ đó hình thành nên ta,ma lí tự tin,... Tâm lí của mỗi cá
nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn
hóa (biến thành cái riêng của mỗi con người) thông qua hoạt động, giao tiếp của
con người trong các mối quan hệ xã hội.
*Tâm lý người mang bản chất lịch sử
-Tâm lí của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát
triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng động.
-Tâm lí của mỗi con người bị chế ước bởi lịch sử của cá nhân và của cộng đồng.
Tâm lí người có nguồn gốc xã hội vì thế cần phải nghiên cứu môi trường xã hội,
nền văn hóa xã hội, các mối quan hệ trong đố con người sống và làm việc(hoạt
động). Cần tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục như các loại hình
hoạt động khác đặc biệt là hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để hình
thành và phát triển tâm lí.

1C/Ở Đức 1825 có đăng tin về cậu bé có tên Caxpa Haode ngay từ nhỏ đã bị
nhốt trong hầm kín và anh ta đã sống ở đó rất nhiều năm, sống bằng những
thứ người ta ném xuống, về mặt thể lực anh ta yếu hơn những người bình
thường, thâm chí là những đứa trẻ được thú vật nuôi, những về mặt trí tuệ
hầu như không khách gì những đứa trẻ được thú vật nuôi
a) Tri thức nào của tâm lí học được thể hiện trong trường hợp trên?
b) Hãy vận dụng kiến thức tâm lí đã học để giải thích hiện tượng trên?

a) Trong trường hợp của cậu bé này không có hình thành nên tâm lí con người.
Liên quan đến phần bản chất xã hội của tâm lí người.
b) Tâm lí người khác xa về bản chất so với tâm lí của một số động vật cấp cao ở
chỗ; tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Trước hết, tâm lí con
người có nguồn gốc xã hội. Trong thế giới, phần tự nhiên ảnh hưởng đến tâm lí
nhưng phần xã hội trong thế giới: các quan hệ kinh tế, các quan hệ xã hội, đạo
đức, pháp quyền, quan hệ con người-con người có ý nghĩa quyết định tâm lí con
người. Nếu sinh ra không được sống và giao tiếp trong xã hội loài người thì không
thể có tâm lí. Trên thực tế, những trường hợp trẻ em do động vật nuôi từ bé, tâm lí
của các trẻ này không hơn hẳn tâm lí loài vât. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt
động và mối quan hệ giao tiếp của con người với tư cách là một chủ thể xã hội.
Ngay cả phần tự nhiên ở con người cũng được xã hội hóa ở mức cao nhất.Ví dụ
thông qua hoạt động học mình sẽ có kiến thức cụ thể ở một bộ môn nào đó hoặc
một người có tâm lí rụt rè nhờ tham gia vào các câu lạc bộ ở trường và giao tiếp
với nhiều người từ đó hình thành nên ta,ma lí tự tin,.. Tâm lí của mỗi cá nhân là
kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa(biến
thành cái riêng của mỗi con người) thông qua hoạt động, giao tiếp của con người
trong các mối quan hệ xã hội. Tâm lí của mỗi con người hình thành, phát triển và
biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng động.
Tâm lí của mỗi con người bị chế ước bởi lịch sử của cá nhân và của cộng đồng.
Tâm lí người có nguồn gốc xã hội vì thế cần phải nghiên cứu môi trường xã hội,
nền văn hóa xã hội, các mối quan hệ trong đố con người sống và làm việc(hoạt
động) mà tâm lí cậu bé đã bị cách li xã hội loài người quá lâu nên không thể hình
thành của một người bình thường.
2A/ Hãy trình bày khái niệm hoạt động dưới góc độ khoa học tâm lí?
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Là mối quan hệ tác
động qua lại giữa con người và thế giới(khách thể) để tạo ra sản phẩm về phía thế
giới, cả về phía con người(chủ thể). Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình diễn ra
đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau.
+ Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hóa, trong đó chủ thể chuyển năng lực
của mình thành sản phẩm hoạt động, hay nói khác đi tâm lí con người( của chủ
thể) được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. Ví dụ
như người sáng tác nhạc đã đưa hết tâm tư tình cảm vào trong sản phẩm âm nhạc
của mình.
+Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa là quá trình con người tiếp thu, lĩnh hội
nền văn hóa xã hội thành vốn sống, năng lực, ý thức và nhân cách của bản thân
2B/ Hãy giải thích các đặc điểm của hoạt động, cho ví dụ minh họa?
-Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng, đối tượng của hoạt động là cái mà con
người cần làm ra cần chiếm lĩnh. Đó là động cơ, động cơ luôn thúc đẩy con người
hoạt động, nhằm tác động vào khách thể để thay đổi nó, biến nó thành sản phẩm
hoặc tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc của mình, tạo nên một cấu trúc tâm lí mới,
một năng lực mới.
Ví dụ: đối tượng học tập là tri thức, kĩ xảo, kĩ năng,..., chúng có khả năng thỏa
mãn nhu cầu nhận thức học tập của con người nên trở thành động cơ đích thực
thúc đẩy con người tích cực học tập.Hoạt động nào cũng có chủ thể. Hoạt động do
chủ thể thực hiện, chủ thể hoạt động có thể là một hoặc nhiều người.
-Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: mục đích của hoạt động là làm biến
đổi thế giới( khách thể) và các chủ thể. Tính mục đích bị chế ước bởi nội dung xã
hội.Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động con người
gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lí trong đầu, gián tiếp qua việc
sử dụng công cụ lao động và sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Như vậy công cụ
tâm lí, ngôn ngữ và công cục lao động giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và
khách thể, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.
Ví dụ như hoạt động học tập: đối tượng là hệ thống tri thức và kỹ năng kĩ xảo
tương ứng; chủ thể là người học(sinh viên, học sinh); mục đích là tiếp thu, chiếm
lĩnh tri thức của loài người, biến đổi thành vốn kinh nghiệm của thể , thay đổi chủ
thể; tính gián tiếp của hoạt động là sách chứa tri thức nó tác động với con người
bằng cách đọc sách, nghiên cứu, tra cứu, suy luận, hông qua công cụ lao động để
hiểu biết được tư duy, công cụ bên tỏng là tâm lí và công cụ bên ngoài là sách vở,
máy tính, tài liệu,..

2C/V.I.Lê Nin đã nói rằng:” Khi tìm hiểu con người, không nên căn cứ vào
những lời người ta tự nói về bản thân mình mà phải căn cứ vào những lời
người ta tự nói về bản thân mình mà phải ngăn căn cứ vào việc của họ làm.
Người lãnh đạo muốn tim hiểu kĩ nhân viên của mình hãy quan sát công việc
của họ”
a) Phát biểu của Lê Nin nói về phạm trù nào trong khoa học tâm lí.
b) Hãy vận dụng kiến thức tâm lí học để giải thích câu nói trên.

a) Phát biểu của Lê Nin nói về phạm trù hoạt động trong khoa học tâm lí.
b) Tâm lí con người được bộc lộ thông qua hoạt động mà người đó tham gia.
Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống
nhất với nhau. Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hóa, trong đó chủ thể
chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt động, hay nói khác đi tâm lí con
người( của chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản
phẩm. Ví dụ như người sáng tác nhạc đã đưa hết tâm tư tình cảm vào trong sản
phẩm âm nhạc của mình.Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa là quá trình con
người tiếp thu, lĩnh hội nền văn hóa xã hội thành vốn sống, năng lực, ý thức và
nhân cách của bản thân. Vì thế khi tìm hiểu đánh giá con người nên quan sát hoạt
động của họ, phải có căn cứ thông qua hoạt động của họ. Ví dụ để đánh giá kết
quả học tập của học sinh, giáo viên cần phải quan sát thái độ, quá trình học tập
của học sinh chứ không phải chỉ nhìn vào mỗi phương diện điểm số.
3A/ Hãy trình bày định nghĩa tri giác, cảm giác chỉ ra điểm giống và khác
nhau?
- Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan của ta.
-Đặc điểm của cảm giác: Là một quá trình nhận thức có kích thích là bản thân các
sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan; phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính
của sự vật hiện tượng; phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
-Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta- Đặc
điểm của tri giác: Là một quá trình nhận thức cũng phản ánh hiện thực khách quan
một cách trực tiếp nhưng phản ánh sư vật hiện tượng một cách trọn vẹn.khi chúng
trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
- Điểm giống nhau của tri giác và cảm giác đều là quá trình nhận thức, phản ánh
thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, đều mang tính chủ
thể.
-Điểm khác nhau: Cảm giác phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật
hiện tượng, là mức độ đầu tiên của hoạt động nhận thức cảm tính; Tri giác phản
ánh trọn vẹn thuộc tính của sự vật hiện tượng, là mực độ cao nhất của hoạt động
nhận thức cảm tính, có sự tham gia của kinh nghiêmh, giúp ta phản ánh sư vật
hiện tượng một cách hoàn chỉnh biết rõ được sự vật hiện tượng này hay sự vật
hiện tượng kia.
3B/ Hãy giải thích quy luật về tính lựa chọn và tính có ý nghĩa của tri giác.
Từ việc giải thích đó rút ra các kết luận cần thiết cho công tác dạy học.
-Quy luật tính lựa chọn của tri giác thực chất là một quá trình chủ thể tách sự vật
đó ra khỏi bối cảnh để tri giác 1 cách rõ ràng.
Ví dụ, khi chúng ta tri giác giáo viên trên lớp, thì người giáo viên trở thành đối
tượng tri giác của chúng ta, tất cả những cái còn lại xung quanh người giáo
viên( bàn, ghế, sách, vở, bảng,...) đều trở thành bối cảnh(cái nền) của sự tri giác.
Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan( hứng thú, nhu
cầu,..) và khách quan( đặc điểm của vật kích thích, ngôn ngữ của người khác,...).
-Quy luật tính ý nghĩa của tri giác là những hình ảnh tri giác mà con người thu
nhận được luôn luôn có một ý nghĩa xác định. Khi tri giác 1 sự vật hiện tượng,
chủ thể có thể gọi được tên của sự vật đó và xếp được sự vật hiện tượng vào một
nhóm các sự vật hiện tượng cùng 1 loại, chỉ ra được công dụng, ý nghĩa.

Ví dụ khi thấy được cây thước kẻ, chúng ta sẽ biết được tên gọi của nó là gì,
màu sắc, hình dáng, công dụng và ý nghĩa của nó. Từ 2 quy luật trên chúng ta có
thể rút ra những kết luận cần thiết cho công tác dạy học. Đó là khi sử dụng đồ
dùng trực gian, chúng ta cần chú ý xác định được đối tượng tri giác và hướng dẫn
học sinh tri giác tách đối tượng ra khỏi bối cảnh tri giác. Tránh sử dụng đồ dùng
trực gian khi chưa tìm hiểu rõ. Khi sử dụng đồ dùng trực quan phải có lời hướng
dẫn, giúp học nhận biết được đối tượng tri giác, ví dụ sử dụng các từ như: chú ý,
nhìn vào,.. Thận trọng trong khâu chấm bài, lời nhận xét dùng màu mực khác để
nổi bật.
3C/ Hãy chỉ ra quy luật nào của cảm giác được thể hiện trong các ví dụ sau
đây? Hãy giải thích.
a) Một mùi khó chịu tác dụng lâu sẽ không gây cảm giác nữa.
b) Sau khi chúng tay vào nước lạnh 1 vật nóng 30℃ được cảm nhận như
1 vật ấm dù nó có nhiệt độ nhỏ hơn da tay.
a) Một mùi khó chịu tác dụng lâu sẽ không gây cảm giác nữa là hiện tượng thuộc
quy luật thích ứng cảm giác.
Để đảm bảo cho sự phản ánh tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh khỏi bị hủy hoại,
cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích. Đó là khả năng
thay đổi nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích
thích: khi kích thích tăng thì giảm độ nhảy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì
tăng độ nhạy cảm.
b) Sau khi chúng tay vào nước lạnh 1 vật nóng 30℃ được cảm nhận như 1 vật
ấm dù nó có nhiệt độ nhỏ hơn da tay là hiện tượng thuộc quy luật về sự tác động
lẫn nhau giữa các cảm giác( sự tác động nối tiếp).
Quy luật này biểu hiện 1 cảm giác có sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác
này dưới ảnh hưởng của một cảm giác kia. Sự tác động qua lại đó diễn ra theo một
quy luật chung như sau: sự kích thích yếu lên một giác quan này sẽ làm tăng độ
nhạy cảm của một giác quan kia, sự kích thích mạnh lên một giác quan này sẽ làm
giảm độ nhạy cảm của một giác quan kia. Sau khi chúng tay vào nước lạnh 1 vật
nóng 30℃ được cảm nhận như 1 vật ấm dù nó có nhiệt độ nhỏ hơn da tay, đây là
sự tác động của các cảm giác diễn ra một cách nối tiếp giữa các cảm giác cùng
loại.
4A/ Hãy nêu định nghĩa tư duy và tưởng tượng. Chỉ ra mqh giữa chúng?
- Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng
trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
- Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểu
tượng đã có.
- Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng: Tư duy và tưởng tượng có mqh mật
thiết với nhau, ko có quá trình tư duy nào lại tách khỏi quá trình tưởng tượng, ko
có quá trình tưởng tượng nào lại ko cần sự hỗ trợ của tư duy. Cụ thể tư duy tạo ra
ý đồ cho tưởng tượng. Tư duy đảm bảo tính hợp lý logic hệ thống cho hết tưởng
tượng còn những hình ảnh cụ thể do tưởng tượng tạo ra, bao giờ cũng chứa đựng
và bộc lộ nội dung tư tưởng của tư duy. Nhờ tưởng tượng, tư duy được cụ thể hóa
những hình ảnh. Tưởng tượng vạch ra hướng đi cho tư duy , thúc đẩy tư duy tìm
kiếm, khám phá cái mới.
4B/ Hãy giải thích các đặc điểm của tư duy. Từ việc giải thích đó nêu những
yêu cầu cơ bản trong công tác dạy học nhằm phát triển tư duy cho học sinh?
-Tư duy bao gồm 6 đặc điểm.

+Thứ nhất là tính có “vấn đề” của tư duy, tư duy chỉ nảy sinh khi con người gặp
tình huống có vấn đề( có thể là một bài tập ). Tình huống có vấn đề kích thích con
người tư duy. Tình huống có vấn đề là một vấn đề mới càn phải giải quyết mà
những tri thức, phương tiện, phương pháp cũ đã có trước đây mặc dù là cần thiết
nhưng ko đủ để đạt được mục dích đó dgl hoàn cảnh có vấn đề. Muốn tư duy nãy
sinh thì tình huống có vấn đề được cá nhân nhận thức đầy đủ, chuyển thành nhiệm
vụ tư duy và cá nhân có nhu cầu giải quyết. Tình huống có vấn đề phải vừa sức
với chủ thể tư duy.Ví dụ: Nếu cho bài toán : 2(x+1) = ? thì với học sinh lớp 2 tư
duy sẽ không xuất hiện.
+Thứ hai là tính gián tiếp của tư duy, tư duy phản ánh svht một cách gián tiếp
bằng ngôn ngữ. Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ. Trong quá trình giải quyết
nhiệm vụ tư duy con người dc sử dụng các công cụ do con người tạo ra. Ví dụ: Để
giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu cầu, nhiệm vụ của bài
toán, nhớ lại các công thức, định lí…có liên quan để giải bài toán. Ta thấy rõ rằng
trong quá trình giải bài toán đó con người đã dùng ngôn ngữ mà thể hiện là các
quy tắc, định lí… ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân chủ thể thông qua
nhiều lần giải toán trước đó.
+Thứ ba là tính trừu tượng và khái quát của tư duy: tư duy có khả năng truật
xuất khỏi các svht những thuộc tính, đặc điểm, dấu hiệu cụ thể, cá biệt, thứ yếu,
chỉ giữ lại những tính bản chất chung của nhiều svht rồi khái quát các svht có
chung những thuộc tính bản chất thành 1 nhóm, 1 loại, 1 phạm trù. Nhờ có đặc
điểm này mà tư duy giúp con người nhìn xa vào tương lai. Ví dụ: Nói về khái
niệm “cái cốc”, con người trừu xuất những thuộc tính không quan trọng như chất
liệu, màu sắc, kiểu dáng mà chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết như hình trụ,
dùng để đựng nước uống. Đó là trừu tượng. Khái quát gộp tất cả những đồ vật có
những thuộc tính cơ bản nói trên dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh…có màu xanh
hay vàng…tất cả điều xếp vào một nhóm “cái cốc”.
+Thứ tư là Tư duy có quan hệ với ngôn ngữ (tạo nên cặp phạm trù nội dung –
hình thức ): tư duy ko thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ ngược lại ngôn ngữ cũng ko
thể cớ được nên ko dựa vào tư duy. Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau, mqh
giữa tư duy và ngôn ngữ là mqh về nội dung và hình thức. Ví dụ: Nếu không có
ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không có và không thể hiện được
những hiểu biết về tự nhiên.
+Thứ năm là tính chất lý tính của tư duy: chỉ có tư duy mới giúp con người phản
ánh được bản chất svht, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của chúng.
Chỉ có tư duy mới giúp con người vượt qua giới hạn của nhận thức, phản ánh tư
duy đúng hay ko tùy thuộc vào chiến thuật và phương pháp tư duy nữa.
+Thứ sáu là tư duy có mqh mật thiết với nhận thức cảm thức; tư duy đc tiến
hành trên cơ sở nhữngb tài liệu do nhận thức cảm thức cung cấp, tính đúng đắn
của tư duy được kiểm tra bằng thực tiễn, dưới hình thức trực quan. Ngược lại, tư
duy và kết quả của nó ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính. Ví dụ:
Khi có một vụ tai nạn giao thông xảy ra mà ta thấy. Thì trong đầu ta sẽ đặt ra hàng
loạt các câu hỏi như: Tại sao lại xảy ra tai nạn ? Ai là người có lỗi ?…như vậy là
từ những nhận thức cảm tính như: nhìn, nghe…quá trình tư duy bắt đầu xuất hiện.
-Yêu cầu cơ bản trong công tác dạy học nhằm phát triển tư duy cho học sinh:
+Đưa hs vào tình huống có vấn đề ( tạo ra trò chơi, câu đố,..) và tổ chức cho học
sinh độc lập, sáng tạo, giải quyết tình huống có vấn đề đó.
+Việc phát triển tư duy cần tiến hành song song với việc truyền thụ tri thức, cung
cấp tri thức khoa học cho học sinh.
+Việc phát triển tư duy cần gắn liền với việc trau dồi phát triển ngôn ngữ cho học
sinh.
+Gắn liền với việc trèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát, trí nhớ của học
sinh.
4C/ Mùa hè 1665, Niuton cùng các bạn ngồi uống trà trong một vườn táo
dưới tán lá táo, bất ngờ một quả táo trên cành cây rơi xuống đất nhưng
mn ko để ý. Niuton nhìn thấy và đặt ra câu hỏi........?
a/ Sự kiện trên có thể dùng để minh họa cho kiến thức nào của tâm lí học?
b/ Hãy vận dụng kiến thức tâm lí để giải thích cho hiện tượng khoa học trên?
a/ Sự kiện trên có thể dùng để minh họa cho tính “ có vấn đề” của tư duy và mqh
của tư duy với nhận thức cảm tính.
b/ Sự kiện bất ngờ quả táo trên cành cây rơi xuống đất trở thành tình huống có vấn
đề đối với Niuton. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người gặp tình huống có vấn đề,
kích thích tư duy, suy nghĩ của Niuton.
Niuton nhìn thấy và đặt câu hỏi: “Tại sao quả táo rơi xuống đất mà ko rơi ngược
lên? Phải chăng có 1 lực Trái Đất xuống và thẳng lớn hơn lực trên cao hút ngược
lên”. Điều này chứng tỏ tư duy chỉ diễn ra khi có vấn đề xuất hiện nhu cầu giải
quyết vấn đề.
Từ quan sát loại tri giác có phủ định liên quan đến nhận thức cảm tính và câu hỏi
như vậy thì định luật vạn vật hấp dẫn của Niuton ra đời. Điều này chứng tỏ tư duy
có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho quá tình tư duy, suy nghĩ của Niuton “
Hình ảnh quả táo rơi”.
5A/ Trình bày các qui trình của tư duy?
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề thành nhiệm vụ tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh
khi con người gặp tình huống có vấn đề, nhận thức được vấn đề và có nhu cầu giải
quyết chúng. Chủ thể tìm thấy những kinh nghiệm tri thức có liên quan đến việc
giải qyết vấn đề trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ tư duy.
- Huy động các tri thức vốn kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề đã được xác
định. Giai đoạn này xuất hiện trong đầu chủ thể những kinh nghiệm tri thức, các
mối liên tưởng nhất dịnh có liên quan đến vấn đề đã được xác định và biểu đạt nó.
- Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết. Những tri thức, kinh nghiệm, liên
tưởng xuất hiện đầu tiên, trong đầu của chủ thể còn mang tính chất rộng rãi bao
trùm nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở sàng lọc
sẽ hình thành giả thuyết. Càng đưa ra nhiều giả thuyết càng cho phép chủ thể xem
xét svht từ nhiều hướng khác nhau. Trong mqh liên hệ khác sẽ tìm ra cách giải
quyết đúng đắn nhât, hay nhất, tiết kiệm nhất.
- Kiểm tra giả thuyết. Việc kiểm tra giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hay trong
hoạt động thực tiễn. Kết quả kiểm tra sé cho phép chủ thể dẫn đến sự khẳng định
hay phủ định hoặc chính xác hóa giả thuyết đã nêu. Trong quá trình kiểm tra này
có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới. Do dó, lại bắt đầu một quá trình tư duy
mới.
5B/ Tại sao nói tư duy là một hành động trí tuệ. Cho ví dụ minh họa.
- Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sv và ht trong hiện thực
khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
- Nói tư duy là một hành động trí tuệ, Vì xét về mặt bản chất tư duy là 1 quá trình
cá nhân thực hiện các thao tá trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề. Trong quá
trình tư duy chủ thể tiến hành các thao tác trí tuệ
+ Phân tích – tổng hợp là một thao tác trí tuệ. Trong đó, phân tích là một thao tác
trí tuệ mà chủ thể dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức ra từng bộ phận,
thành phần, thuộc tính quan hệ khắc nhằm nhận thức đối tượng sâu sắc hơn. Ví
dụ: Khi phân tích một bài thơ, học sinh sẽ chia bài thơ ra đừng đoạn thơ, khổ thơ,
câu thơ để phân tích để làm rõ được nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Tổng hợp
cũng là một thao tác trí tuệ, trong đó chủ thể dùng trí óc để hợp nhất các bộ phận,
thành phần, thuộc tính quan hệ của đối tượng nhận thức thành 1 chủ thể mới về
chất. Ví dụ: Sau khi phân tích các khổ thơ, đoạn thơ, câu thơ chúng ta sẽ tổng hợp
lại kết luận ra nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài thơ. Phân tích và tổng hợp
thống nhất với nhau, sự phân tích được tiến hành theo phương hướng của tổng
hợp, tổng hợp được thực hiện trên kết quả phân tích.
+ So sáng cũng là một thao tác trí tuệ. Trong đó, chủ thể dùng trí óc để xác định
sự giống và khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng hay không
bằng nhau của các đối tượng. Ví dụ: Khi cô giáo cho bài toán so sánh con gà và
con vịt khác nhau chỗ nào thì học sinh sẽ dùng trí óc, áp dụng quan sát và hiểu
biết của mình để xác định sự khác nhau giữa hai con vật.
+ Trừu tượng hóa và khái quát hóa cũng là một thao tác trí tuệ. Trừu tượng là một
thao tác trí tuệ mà trong đó chủ thể dùng trí óc để gạt bỏ những thuộc tính những
bộ phận, thành phần, yếu tố thứ yếu không cần thiết chỉ giữ lại những yếu tố cần
thiết của tư duy. Ví dụ: cho bài toán 4+5.3 thì học sinh sẽ dùng trí óc để gạt bỏ
những phép tính không liên quan trong bài toán như phép trừ, phép chia,... và giữ
lại những phép tính liên quan đến bài toán như phép cộng, phép nhân. Khái quát
hóa là thao tác tí tuệ, trong đó chủ thể dùng trí óc để hợp nhất đối tượng khác
nhau những có chung những thuộc tính, mối quan hệ, liên hệ nhất định thành 1
nhóm, 1 loại. Ví dụ: khi cô giáo ra yêu cầu học sinh xếp các con vật: trâu, bò, gà,
vịt, ngỗng, heo vào 2 nhóm gia súc và gia cầm thì học sinh sẽ dùng trí óc để xác
định các con vật nào tuy khác nhau nhưng có đặc điểm chung và xếp chúng vào
nhóm gia súc hoặc gia cầm. Khái quát hóa bao giờ cũng đem lại 1 tính chung nào
đó, những thuộc tính chung là những thuộc tính bản chất. Trừu tượng hóa và khái
quát hóa có quan hệ qua lại khác nhau. Khái quát hóa là sự tổng hợp ở mức độ
cao.
5C/ Thao tác tư duy nào chưa được phát triển đầy đủ ở học sinh trong các
trường hợp sau, khiến các em có nhiều thiếu sót trong giải quyết nghiệm vụ?
Vận dụng kiến thức tâm lý đã học để giải thích?
a/ Người ta hỏi 1 học sinh mới đến trường rằng:” chim là gì?” Em trả lời:”
Nó màu xám, nhỏ xinh, cái mỏ xinh xinh.”
b/ Người ta đề ra cho học sinh nhỏ bài toán như sau:” 1 bạn có 3 chiếc kẹo,
bạn đó đánh rơi mất 1 chiếc kẹo. Hỏi bạn đó còn mấy chiếc kẹo? Không chú
ý đến câu hỏi em đã trả lời ngay: ‘cần phải đi tìm chiếc kẹo đã mất.”
- Cả 2 trường hợp trên thể hiện thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa.
+ Trừu tượng hóa là một thao tác trí tuệ mà trong đó chủ thể dùng trí óc để gạt bỏ
những thuộc tính những bộ phận, thành phần, yếu tố thứ yếu không cần thiết chỉ
giữ lại những yếu tố cần thiết của tư duy.
+ Khái quát hóa cũng là một thao tác trí tuệ trong đó chủ thể dùng trí óc để hợp
nhất nhiều đối tượng khác nhau nhưng có chung những thuộc tính liên hệ, quan hệ
nhất định thành 1 nhóm, 1 loại.
 Trường hợp a. Em học sinh chỉ để ý đến những yếu tố thứ yêu ko cần thiết của
loài chim như nó màu xanh, nhỏ xinh, cái mỏ xunh xinh mà ko để ý đến các thuộc
tính chủ yếu bản chất của loài chim. Vì vậy các em chưa thể trả lời đúng yêu cầu,
bản chất của câu hỏi đặt ra.
 Trường hợp b. Xá em nhỏ chỉ để ý đến những chi tiết nhẫu nhiên thứ yếu liên
quan đến nhu cầu của trẻ em. Đi tìm chiếc kẹo đã mất. Các em chưa thể khái quát
hóa nhiệm vụ của bài toán đặt ra, chưa nắm được bản chất của dạng toán có lời
văn về phép cộng và trừ. Vì vậy, nhiệm vụ bài toán chưa được giải quyết hỏi 1
đằng làm 1 nẻo.
6A/ Trình bày đặc điểm của trí nhớ?
- Trí nhớ phản ánh khái nghiệm của người, kinh nghiệm có thể là hình ảnh cụ thể,
những hành động, những rung động, trải nghiệm, ý nghĩ, ý tưởng.
- Sản phẩm của trí nhớ là những biểu tượng, biểu tượng là những hình ảnh của sự
vật hiện tượng nảy sinh trong đầu óc của chúng ta khi ko có tác động trực tiếp của
chúng vào giác quan của ta nữa.
- Biểu tượng của trí nhớ khác với hình ảnh 2 hình tượng của tri giác. Biểu tượng
của trí nhớ vừa mang tính trực quan vừa mang tính chất khái quát.
- Vì vậy, ở góc độ hoạt động nhận thức, trí nhớ được là giai đoạn chuyển tiếp từ
nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính.
6B/ Tại sao nói trí nhớ là khẩu trung gian chuyển tiếp giữa nhận thức cảm
tính lên nhận thức lí tính?
-Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình
thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ gìn giữ và làm xuất hiện lại những gì cá nhân
thu được trong hoạt động sống của mình.
- Nhận thức cảm tính là quá trình tâm lí phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật
hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
- Nhận thức lí tính là quá trình tâm lí phản ánh bản chất những mối liên hệ, quan
hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng.
- Nói trí nhớ là khẩu trung gian chuyển tiếp giữa nhận thức cảm tính và nhận thức
lí tính vì:
+ Trí nhớ phản ánh những kinh nghiệm của con người. Kinh nghiệm này có thể là
những hình ảnh cụ thể, rung động, hành động, trải nghiệm, ý nghĩ, tư tưởng,
+ Trí nhớ có thể phản ánh những đặc điểm bề ngoài lẫn những đặc điểm thuộc về
bản chất bên trong, thuộc tính về bản chất sự vật hiện tượng. Trí nhớ phản ánh cả
hình thức trực tiếp và gián tiếp. Trí nhớ vừa phản ánh cụ thể vừa khái quát sự vật
hiện tượng.
+ Kết quả phản ánh của trí nhớ là những biểu tượng, biểu tượng là những hình ảnh
của svht nảy sinh trong đầu óc của chúng ta khi ko còn tác động trực tiếp vào giác
quan của ta nữa. Biểu tượng của trí nhớ vừa mang tính trực quan vừa mang tính
khái quát.
+ Trí nhớ được xem là hoạt động nhận thức vì đặc trưng về bản chất của hoạt
động nhận thức, đó là phản ánh bản thân svht cùng với nhận thức cảm tính và
nhận thức lí tính. Trí nhớ tham gia vào việc tạo nên hoạt động nhận thức hoàn
chỉnh và thống nhất ở con người.
+ Ko có trí nhớ thì ko có kinh nghiệm. Ko có kinh nghiệm thì ko có bất cứ hoạt
động nào, đặc biệt là hoạt động nhận thức, cũng như ko thể hình thành đc nhân
cách.
 Vì vậy, ở góc độ nhận thức trí nhớ dc xem là khẩu trung gian chuyển tiếp
giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
6C/Thực nghiệm: Người ta yêu cầu học sinh học thuộc lòng lần lượt 2 câu
chuyện có độ khó ngang nhau. Với câu chuyện thứ nhất, người ta dặn học
sinh phải kể lại vào ngày hôm sau. Còn câu chuyện thứ , người ta dặn học
sinh là phải luôn luôn ghi nhớ nó. Sau 4 tuần lễ khi học sinh đã học thuộc
lòng người ta tiến hành kiểm tra lại.
a/ Yếu tố tâm lí nào giữ vai trò quyết định trong thực nghiệm trên.
b/ Học sinh ghi nhớ và kể lại câu chuyện nào tốt hơn. Vận dụng kiến
thức tâm lí để giải thích thực nghiệm trên.
a/ Yếu tố tâm lí giữ vai trò quyết định trong thực nghiệm trên là trí nhớ, Cụ thể là
quá trình trí nhớ, gìn gữ, nhớ lại. Người ta yêu cầu học thuộc lòng, luôn luôn ghi
nhớ, dặn phải kể lại. Mục đích là ghi nhớ và kể lại.
b/ Câu chuyện thứ nhất sẽ dc học sinh ghi nhớ và kể lại tốt hơn câu chuyện thứ
hai. Bởi vì:
- Với câu chuyện thứ nhất, người ta dặn học sinh phải kể lại vào ngày hôm sau.
Yêu cầu này giúp học sinh chú ý đến nghiệm vụ của mình, Vì các em xác định rõ
dc mục tiêu, giới hạn thời gian hoàn thành nên các em cố gắng thực hiện.
- Với câu chuyện thứ hai, người ta dặn luôn luôn ghi nhớ. Yêu cầu này làm cho
học sinh chưa nhận thức dc nhiệm vụ, mục tiêu ghi nhớ còn mơ hồ nên các em ch
có sự nỗ lực ghi nhớ.
7A/ Tình cảm là gì? Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa phản ánh
tình cảm và phản ánh nhận thức.

 Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật,
hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên
hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển
các quá trình xúc cảm trong những điều kiện xã hội.
 Giống và khác nhau giữa phản ánh tình cảm và phản ánh nhận thức:
+ Phản ánh thế giới, hiện thực khách quan đều mang tính chủ thể và có bản chất
xã hội, lịch sử.
+ Khác:
Đặc điểm Phản ánh nhận Phản ánh tình cảm
thức
Đối tượng phản Phản ánh chính Phản ánh mối liên hệ
ánh svht trong hiện giữa svht với nhu
thực khách quan cầu động cơ của con
người.
Phạm vi phản ánh Phản ánh tất cả Chỉ phản ánh những
những svht tác svht liên quan đến sự
động vào giác thỏa mãn hoặc không
quan của ta đều thỏa mãn nhu cầu,
được phản ánh ở dộng cơ nào đó của
những mức độ con người.
nhất định.
Phướng thức phản Phản ánh hiện Ohanr ánh dưới dạng
ánh thực khách quan cảm xúc trái nghiệm
dưới hình thức của con người.
hình ảnh, hình
tượng, khái
niệm,,,.
Quá trình hình Hình thành nhận Hình thành tình cảm
thành thức nhanh. lâu dài, phức tạp.
7B/ Hãy giải thích các quy luật của đời sống tình cảm? Nêu ý nghĩa của quy
luật đối với công tác giáo dục học sinh.
- Quy luật” lây lan”: Xúc cảm, tình cảm xảy ra ở người này có thể lây truyền sang
người khác. Trong cuộc sống có hiện tượng vui lây, buồn lây, đồng cảm,... Nền
tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. Quy luật này là
cơ sở của nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
- Quy luật thích ứng: Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp lại nhiều lần 1 cách
không thay đổi dần dần bị suy yếu lắng xuống đó là sự chai sạn của tình cảm. Quy
luật này phá vỡ sự ‘ chai sạn’ của học sinh bị nhút nhát, rụt rè.
- Quy luật “tương phản”: Các xúc cảm, tình cảm thuộc cùng 1 loại đối cực nhau
xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp có thể tác động qua lại làm tăng cường độ của nhau.
Trong giáo dục đạo đức học sinh, người ta sử dụng quy luật này bằng: biện pháp
“ôn nghèo, nhớ khổ”; “ ôn cố, tri tân”.
- Quy luật “ pha trộn’: là sự kết hợp màu sắc âm tính và dương tính trong đời sống
tình cảm của con người. Tính pha trộn cho phép 2 xúc cảm, tình cảm đối cực
nhau, có thể cùng tồn tại ở 1 người, trong 1 thời điểm mà không loại trừ nhau,
chúng quy định lẫn nhau.
Quy luật này cho ta thấy sự phức tạp, mâu thuẫn trong tình cảm con người. Trong
giáo dục, các thầy cô sẽ giáo dục trẻ làm chủ cảm xúcm kìm chế với các trường
hợp trong cuộc sống.
- Quy luật “ di chuyển”: xúc cảm, tình cảm của 1 con người có thể di chuyển từ
đối tượng này sang đối tườn khác có liên quan đến đối tượng trước đó. Quy luật
này cho thấy được sự chú ý, kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó
mang tính chọn lọc, không tránh để tình cảm”tràn lan” ’ không biên giới’. Trong
giáo dục, chúng ta dạy trẻ kìm chế cảm xúc, tránh “ vơ đũa cả nắm’, chọn lọc
những tính tích cực tình cảm.
- Quy luật về sự hình thành tình cảm: tình cảm được hình thành từ xúc cảm, do
các xúc cảm cùng loại động hình hóa, tổng hợp hóa, khái quát hóa mà thành.
Muốn hình thành tình cảm cho học sinh cần phải hình thành xúc cảm được lặp đi
lặp lại thường quyên; không có xúc cảm, rung động thì không có tình cảm.
7C/ Các câu ca dao, tục ngữ sau đây nói lên quy luật nào của đời sống tình
cảm? Giải thích tại sao?
a/ Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại, mẹ thầy năng thương.
b/ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
c/ Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
d/ Giận mà thương, thương mà giận.
a/ Quy luật về sự hình thành tình cảm. Tình cảm được hình thành từ xúc cảm, do
các xúc cảm cùng loại động hình hóa, tổng hợp hóa, khái quát hóa mà thành. Vì
thế mà ‘ Anh” thường xuyên đi lại, thăm mẹ từ đó mà mẹ có tình cảm và yêu
thương con mình nhiều hơn.
b/ Quy luật lây lan. Xúc cảm, tình cảm xảy ra ở người này có thể lây truyền sang
người khác. Trong cuộc sống có hiện tượng vui lây, buồn lây, đồng cảm,... Nền
tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. Vì thế, khi thấy
1 con ngựa bị đau là cả đàn ngựa bỏ cỏ vì thương xót cho con ngựa bị đau.

c/ Quy luật di chuyển. Xúc cảm, tình cảm của 1 con người có thể di chuyển từ đối
tượng này sang đối tườn khác có liên quan đến đối tượng trước đó. Vì thế, chỉ cần
yêu ai đó thật lòng thì sẽ yêu luôn cả đường đi, yêu hết tất cả nhưng mà đã ghét
thì sẽ ghét cả họ cả hàng.
d/ Quy luật pha trộn. Là sự kết hợp màu sắc âm tính và dương tính trong đời sống
tình cảm của con người. Tính pha trộn cho phép 2 xúc cảm, tình cảm đối cực
nhau, có thể cùng tồn tại ở 1 người, trong 1 thời điểm mà không loại trừ nhau,
chúng quy định lẫn nhau.
8A/ Hành động tự động hóa là gì? Trình bày sự giống nhau và khác nhau
giữa kĩ xảo và thói quen?

 Hành động tự động hóa là loại hành động mà vốn lúc đầu là một hành động có ý
thức, có ý chí, nhưng do được lặp đi lặp lại hay do luyện tập không cần có sự
kiểm soát của ý thức mà vẫn được thực hiện có kết quả. Có hai loại hành động tự
động hóa là kĩ xảo và thói quen.
 Sự giống và khác nhau giữa kĩ xảo và thói quen:
+ Giống; chúng đều là những hành động tự độn ghóa, đều có cơ sở sinh lí là các
định hình động lực.
+ Khác:
Kĩ xảo Thói quen
Mang tính chất kỹ thuật, thao Mang tính nhu cầu nếp sống
tác của con người
Kĩ xảo được đánh giá về mặt Thói quen được đánh giá về
kỹ thuật và thao tác mặt đạo đức
Kĩ xảo ít gắn liền với những Thói quen gắn liền với những
tình huống cụ thể tình huống cụ thể
Ít bền vững Bền vững
Được hình thành chủ yếu từ Được hình thành mọi lúc
việc luyện tập có mục đích.
8B/ Hãy giải thích các quy luật hình thành kĩ xảo? Nêu ý nghĩa của chúng
trong công tác giáo dục.

 Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều cảu kĩ xảo: Trong quá trình luyện tập kĩ
xảo, kết quả luyện tập không đồng đều, lúc tiến bộ nhanh, lúc tiến bộ chậm, có lúc
như giẫm chân tại chỗ. Quy luật này cho thấy rằng, kết quả luyện tập kĩ xảo không
chỉ phụ thuộc vào số lần lặp lại mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan: sức khỏe, điều kiện, kỹ thuật luyện tập, sự yêu thích,... Quy
luật này được ứng dụng nhiều đặc biệt trong việc dánh giá kỹ thuật kĩ xảo của học
sinh, bao giờ mới luyện tập thì tiến bộ cũng nhanh, sau đó thì chậm dần cho đến
khi đạt được đỉnh của phương pháp luyện tập.
 Quy luật” đỉnh’ của phương pháp tập luyện: Mỗi phương pháp luyện tập chỉ đem
lại một kết quả cao nhất đối với nó mà thôi, nếu giữ nguyên phương pháp luyện
tập đó thì ko thể nâng kết quả lên cao hơn được nữa. Mức kết quả cao nhất mà
mỗi phương pháo luyện tập kĩ xảo đem lại được gọi là đỉnh của phương pháp đó.
Quy luật này cho ta thấy rõ sự cần thiết phải thường xuyên thay đổi phương pháp
giảng dạy, học tập và công tác. Trong thực tế hay giáo dục, người ta không ngừng
tìm tòi phương pháp luyện tập để thay đỏi kết quả kỹ xảo vì thế phải luôn tìm
những phương pháo luyện tập mới để đạt dc kết quả cao hơn.
 Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới: Trong quá trình
luyện tập kĩ xảo cũ ở người học có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành kĩ xảo
mới. Sự ảnh hưởng này có thể là tốt hay xấu. Nếu ảnh hưởng tốt thì kĩ xảo mới
hình thành nhanh và dễ dàng hơn. Nếu ảnh hưởng xấu thì kĩ xảo cũ sẽ gây trở ngại
cho sự thành kĩ xảo mới. Do đó, để có biện pháp luyện tập tương ứng, khi luyện
tập kĩ xảo mới cho học sinh, ta cần chú ý tìm hiểu và tính đến các kĩ xảo đã có ở
học sinh.
 Quy luật dập tắt kĩ xảo: Một kĩ xảo đã được hình thành, nhưng nếu ko được sử
dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể mất hẳn- đó là sự dập tắt
kĩ xảo. Vì thế, trong giáo dục, chúng ta phải cố gắng thường xuyên củng cố và
luyện tập để kĩ xảo được duy trì lâu dài.
8C/ Một học sinh hỏi nhà triết học Socrate:’ Làm thế nào để học đến trình độ
uyên thâm như ông?” Socrate nghe xong không trả lời ngay chỉ nói;’ Hôm
nay chúng ta chỉ học 1 điều đơn giản nhất cũng là điều dễ nhất, mỗi người cố
đưa tay ra trước rồi cố đưa tay ra sau” Socrate thể hiện 1 lần rồi nói:’ Bắt
đầu từ hôm nay làm thế này 300 cái, mn có làm dc ko?” Cả lớp đều cười cho
rằng việc đơn giản vậy có gì mà ko làm được. Một tháng trôi qua, ông hỏi:”
Những ai đã làm được?” Có 9 học sinh kiêu hãnh giơ tay lên.
Một năm sau, Socrate lại hỏi mn:” Hãy cho tôi biết có trò nào đã kiên trì với
những động tác đơn giản nhất?” Lúc này trong lớp có 1 người giơ tay lên đó
là Pation, người sau này trở thành 1 nhà triết học lớn của Hy Lạp.
a/ Theo bạn những phẩm chất ý chí nào được nêu trên?
b/ Dựa vào kiến thức đã học để giải thích và rút ra bài học?

a/ Những phẩm chất ý chí nào được nêu trên là rèn luyện tính mục đích và kiên trì.
b/ Tính mục đích thể hiện người biết đặt ra mục đích, đồng thời bắt bản thân thực
hiện thường xuyên mục đích ấy. Tính kiên trì là 1 phẩm chất ý chí giúp con người
chịu đựng, khó khăn.
Trong số học trò của Socarte chỉ có Paton biết đặt ra cho hoạt động của mình mục
đích và kiên trì thực hiện mục đích đến cúi cùng. Paton đã học và thực hiện 1 điều
đơn giản nhất từ thầy giáo đó là mỗi ngày học 1 ít, 1 ít. Con người muốn thành
công pohair biết đặt ra mục đích và kiên trì thực hiện để đạt thành công.

9A/ Khí chất là gì? Có các kiểu khí chất tương ứng với các kiểu thần kinh
nào?
 Khí chất là thuộc tính tâm lí phức hợp cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp
độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá
nhân.
 Các kiểu khí chất tương ứng với các kiểu thần kinh sau:
+ Kiểu thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt sẽ tương ứng với kiểu khí chất
hăng hái hay linh hoạt: quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh chuyển hóa linh
hoạt cho nhau.
+ Kiểu thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt sẽ tương ứng với kiểu khí
chất bình thản: quá trình hưng phấn yếu và ức chế mạnh không linh hoạt.
+ Kiểu thần kinh mạnh mẽ không cân bằng sẽ tương ứng với kiểu khí chất nóng
nảy: quá trình hưng phấn mạnh mẽ hơn ức chế.
+ Kiểu thần kinh yếu sẽ tương ứng với kiểu khí chất ưu tư: quá trình hưng phấn và
ức chế đều yếu.
 Khí chất của mỗi cá nhân đều có cơ sở sinh lí thần kinh( thuộc yếu tố tự nhiên)
nhưng khí chất mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội,
biến đổi do rèn luyện của giáo dục.
9B/ Giải thích các đặc điểm của nhân cách
- Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm
chất và năng lực, giữa đạo đức và tài của con người. Trong nhân cách có sự thống
nhất hài hòa giữa các cấp độ: cấp độ bên trong các nhân, cấp độ liên cá nhân và
cấp độ siêu cá nhân.
- Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí tương đối
ổn định, tiềm tàng trong mỗi cá nhân; những đặc điểm tâm lí nói lên bộ mặt tâm
lí- xã hội của cá nhân, quy định giá trị xã hội làm người của mỗi cá nhân. Vì thế
các đặc điểm nhân cách, các phẩm chất nhân cách tương đối khó hình thành và
cũng khó mất đi. Trong thực tế từng nét nhân cách có thể bị thay đổi do cuộc
sống, nhưng nhìn một các tổng thể thì chúng vẫn tạo thành mọt cấu trúc trọn vẹn,
tương đối ổn định.
- Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là
sản phẩm của xã hội. Vì thế nhân cách mang tính tích cực. Một các nhân được
thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt động trong những hình
thức đa dạng của nó, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo, sáng tạo ra thế giới và đồng
thời cải tạo cả chính bản thân mình. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã
hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân
cách.
- Tính giao tiếp của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại
và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách.
Nhu cầu giao tiếp được xem như là một nhu cầu bẩm sinh của con người, con
người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu bẩm sinh của con người, con người sinh
ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ giao tiếp với người khác, với xã hội. Thông
qua giao tiếp, con người đóng góp giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho
người khác, cho xã hội.
9C/ Câu nói:” Chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người
mặt vàng như nghệ”
a/ Câu nói trên biểu hiện đặc trưng kiểu khí chất nào. Hãy mô tả ưu điểm,
nhược điểm của khí chất đó tương ứng với kiểu khí chất đó?
b/ Dạy học và giáo dục có thể chuyển khí chất này của học sinh sang kiểu khí
chất khác được không? Vì sao?
a/ - Câu nói trên biểu hiện kiểu đặc trưng khí chất nóng nảy.
- Ưu điểm: phản ứng nhanh những tác động bên ngoài, giải quyết, dễ thích nghi
với môi trường xung quanh.
Nhược điểm: Dễ nổi nóng, khó kiềm chế trong công việc, hấp tấp vội vàng, dễ bỏ
cuộc.
- Kiểu khí chất đó tương ứng với kiểu thần kinh mạnh mẽ, không công bằng.
b/ Dạy học và giáo dục không thể chuyển khí chất này của học sinh sang kiểu khí
chất khác như có thể giúp học sinh cải thiện những nhược điểm của bản thân.
Lí do: + Mỗi cá nhân có 1 kiểu khí chất.
+ Mỗi kiểu khí chất có ưu điểm, nhược điểm riêng. Không có khí chất hoàn
toàn có ưu điểm và nhược điểm chung.
10A/ Năng lực là gì? Trình bày các loại năng lực.
- Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu
cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động nhất định, đảm bảo cho
hoạt đọng có kết quả.
- Các loại năng lực:
+ Theo sự chuyên môn hóa:
 Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau,
chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ là những điều kiện cần thiết để
giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.
 Năng lực riêng biệt là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính
chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với
kết quả cao.
+ Theo mức độ phát triển:
 Năng lượng tái tạo: cá nhân tiến hành khi có sự hướng dẫn.
 Năng lượng sáng tạo: cá nhân tiến hành hoạt động theo 1 cách mới, độc đáo có
khả năng tạo ra giá trị mới cho toàn xã hội.

10B/ Bạn hiểu như thế nào về mqh giữa năng lực và thể chất, năng lực và tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo. Từ việc giải thích đó rút ra những kết luận cần thiết trong công
tác giáo dục để phát triển năng lực cho học sinh.

- Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lí và những chức năng
của nó được biểu hiện trong những hoạt động đầu tiên của con người. Trong những đặc
điểm và sinh lí giải phẫu của con ngườ quan trọng nhất là hệ thần kinh và giác quan.
- Tư chất là cơ sở vật chất của sự phát triển năng lực, tư chất có ảnh hưởng đến tốc độ,
chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực.
- Năng lực của mỗi người được hình thành dựa trên cơ sở của tư chất nhưng điều chủ yếu
là năng lực hình thành phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của người dưới sự
tác động của dạy học và rèn luyện, giáo dục.
- Năng lực, tri thức, kỹ năg và kỹ xảo có mqh mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất.
+ Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một 1 lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có
năng lực trong lĩnh vực đó.
+ Ngược lại, năng lực góp phần làm cho việc lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ
xảo tương ứng với lĩnh vực của năng lực đó dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
 Kết luận: - Phát hiện sớm tư chất, năng khiếu, khuynh hướng hoạt động của trẻ, duy trì
năng khiếu trong lĩnh vực mà trẻ yêu thích.
- Chú ý kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của trẻ yêu thích.
- Bên cạnh phát triển năng khiếu, năng lực đó còn giáo dục những nét tích cách tốt
cho trẻ.

10C/ Dân gian có câu:” Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” và “ Cái nết đánh chết
vẫn còn”
a/ Câu nói trên đề cập đến đặc điểm nào của nhân cách?
b/ Vận dụng tâm lí đã học để giải thích tại sao như vậy?

a/ Câu nói trên đề cập đến đặc điểm tính ổn định của nhân cách.
b/ Tính ổn định được thể hiện như sau:
- Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi cá
nhân, những đặc điểm tâm lí nói lên bề mặt tâm lí, xã hội của cá nhân, quy định giá trị
xã hội làm người của mỗi cá nhân.
- Vì thế, các đặc điểm nhân cách, phẩm chất, nhân cách tương đối khó hình thành và
cũng khó mất đi.
- Trong thực tế, từng nét nhân cách có thể bị thay đổi do cuộc sống nhưng nhìn 1 cách
tổng thể thì chúng vẫn tạo nên 1 cấu trúc trọn vẹn, ổn định.
- Nhân cách có tính ổn định, vì thế một người đang tốt không thể xấu ngay được và
ngược lại, từ sự ổn định chúng ta có thể dự kiến trước được hành vi của 1 nhân cách nào
đó. Trong tình huống tình cảnh cụ thể cần phải biết nắm bắt nhân cách của bản thân
mình và người khác để trong quá trình hoạt động và giao tiếp thuận lợi hơn.

You might also like