Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI KINH TẾ CHÍNH TRỊ 2024

MỤC LỤC
1. Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống nhau..........5
2. Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là phương tiện
thanh toán.......................................................................................................................5
3. Dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ thể và
trừu tượng.......................................................................................................................5
4. Hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong hàng
hóa..................................................................................................................................6
5. Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống với mọi thứ hàng hóa
........................................................................................................................................6
6. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá
trị cá biệt và giá trị xã hội...............................................................................................7
7. Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau........................................7
8. Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau......................7
9. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị của một
đơn vị hàng hóa..............................................................................................................8
10. Giá trị xã hội là cơ sở để sản xuất và trao đổi hàng hóa...........................................8
11. Giá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau....................................................9
12. Giá trị xã hội, thời gian lao động xã hội cần thiết, giá cả xã hội (giá cả thị trường)
là những khái niệm hoàn toàn khác nhau.......................................................................9
13. Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD.................9
14. Quy luật giá trị có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế..10
15. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi........10
16. Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao động
trực tiếp tạo ra...............................................................................................................11
17. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó................................11
18. Lịch sử hình thành tiền tệ tương ứng với sự phát triển từ thấp đến cao của những
hình thái của giá trị.......................................................................................................11
19. Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng
giá trị xã hội của hàng hóa............................................................................................12
20. Tính hai mặt và hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là hoàn toàn giống
nhau..............................................................................................................................12

1
21. Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền đang có (Ms) không ngang bằng số lượng tiền
cần thiết (Md) cho lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế............................................13
22. Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
trong mỗi thời kỳ nhất định phải thống nhất với lưu thông hàng hóa..........................13
23. Kinh tế thị trường vừa có những đặc trưng phổ biến, vừa có những đặc trưng
riêng..............................................................................................................................13
24. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến hình thành giá cả thị trường của hàng
hóa trong ngành đó.......................................................................................................14
25. Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng giống nhau
đến lượng giá trị xã hội của một hàng hóa...................................................................15
26. Tỉ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của
tư bản............................................................................................................................15
27. Quan hệ cung - cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá trị thặng
dư và tỷ suất lợi nhuận..................................................................................................15
28. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được tạo ra
trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông..............................................16
29. Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau..........................................16
30. Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp
theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân............................................................................17
31. Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp là khác
nhau..............................................................................................................................17
32. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối và
tương đối.......................................................................................................................17
33. T-H-T’ là công thức vận động chung của tư bản, khác về chất so với công thức H-
T-H................................................................................................................................18
34. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ giúp
làm tăng tỷ suất lợi nhuận.............................................................................................18
35. Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển giá trị vào sản
phẩm mới như nhau......................................................................................................19
36. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa trên tiền
đề tăng năng suất lao động xã hội.................................................................................19
37. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao động
thành hàng hóa..............................................................................................................20
38. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm,
có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến........................20

2
39. Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị của nó sang sản
phẩm mới......................................................................................................................20
40. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt............................................21
41. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống nhau. . .21
42. Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét
trên phạm vi xã hội.......................................................................................................21
43. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát..................22
44. Ngày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết (tất yếu) và thời gian lao động
thặng dư........................................................................................................................22
45. Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất giá trị
thặng dư........................................................................................................................22
46. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động.................22
47. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau....23
48. Tuần hoàn tư bản là nội dung, còn chu chuyển tư bản là hình thức của sự vận động
của tư bản......................................................................................................................23
49. Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay thực chất là một phần của giá trị
thặng dư trong sản xuất.................................................................................................23
50. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông hàng hóa..............................................................................................................24
51. Cạnh tranh giữa các ngành sẽ dẫn tới hình thành lợi nhuận bình quân..................24
52. Tỷ suất giá trị thặng dư và năng suất lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô tích
lũy tư bản......................................................................................................................24
53. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị.................24
54. Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng thì sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận ngày
càng giảm......................................................................................................................25
55. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư thu được
càng tăng.......................................................................................................................25
56. Tư bản bất biến và tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị............25
57. Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản bất biến................................................26
58. Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung
của tư bản......................................................................................................................26
59. Bản chất của tích lũy tư bản chính là quá trình tái sản xuất mở rộng.....................26
60. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản..........27

3
61. Có nhiều phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong thị trường tư bản chủ nghĩa
......................................................................................................................................27
62. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối khác về chất so với phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối................................................................................27
63. Tích lũy tư bản dẫn đến những hệ quả nhất định trong nền kinh tế thị trường......28
64. Sự cạnh tranh giữa các ngành khác nhau sẽ dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận
bình quân......................................................................................................................28
65. Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hóa thông thường,
nhưng có đặc điểm riêng...............................................................................................29
66. Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng của sự vận động
của tư............................................................................................................................29

4
1. Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống nhau

 Nhận định sai


 Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
 Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất

Như vậy, về mặt bản chất năng suất lao động và cường độ lao động là khác nhau. Bởi
năng suất lao động tăng làm giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống, còn cường
độ lao động tăng không làm giá trị trong một đơn vị hàng hóa thay đổi.

2. Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là phương
tiện thanh toán

 Nhận định sai


 Tiền có 5 chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất
trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới
 Phương tiện cất trữ: Tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất trữ
 Phương tiện thanh toán: Tiền dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa… thì
làm phương tiện thanh toán

Như vậy, khi tiền rút khỏi lưu thông nó sẽ thực hiện chức năng là phương tiện cất trữ.
Còn phương tiện thanh toán thì tiền vẫn ở trong lưu thông để thực hiện việc trả nợ, trả
tiền mua chịu hàng hóa…

3. Dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ thể
và trừu tượng

 Nhận định đúng


 Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính
hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng
 Lao động giản đơn: lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác
được
 Lao động phức tạp: những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định

5
Như vậy, dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ
thể và trừu tượng. Bởi tính cụ thể thể hiện qua các hoạt động lao động trực tiếp hoặc
gián tiếp, còn tính trừu tượng thể hiện qua bản chất xã hội của lao động và mức độ
phức tạp của nó.

Ví dụ:

 Công nhân lắp ráp (lao động giản đơn):


+ Cụ thể: Lắp ráp các bộ phận của sản phẩm theo hướng dẫn.
+ Trừu tượng: Góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm, đóng góp cho sự phát
triển chung của xã hội.
 Kỹ sư (lao động phức tạp):
+ Cụ thể: Thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc.
+ Trừu tượng: Yêu cầu trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm cao, có giá
trị cao hơn lao động chân tay.

4. Hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong
hàng hóa

 Nhận định đúng


 Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị của hàng
hóa
 Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có
tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng
+ Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hóa
+ Lao động phức tạp: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói
chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao
động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng hóa là
lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.

Như vậy, hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong
hàng hóa là lao động cụ và lao động phức tạp

5. Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống với mọi thứ hàng
hóa

 Nhận định sai


 Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán

6
 Về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình
phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá
chung cho thế giới hàng hóa.

Như vậy, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, nó thực hiện chức năng mà hàng hóa
khác không thực hiện được, vì vậy nó không giống với mọi thứ hàng hóa

6. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở
giá trị cá biệt và giá trị xã hội

 Nhận định sai


 Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải
được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo yêu cầu
của quy luật giá trị:
+ Trong sản xuất: người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường
thì phải làm sao cho lượng giá trị hàng hóa cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng
giá trị xã hội thì sẽ lời, nếu lớn hơn hoặc bằng sẽ bị lỗ với thời gian lao
động xã hội cần thiết.
+ Trong lĩnh vực trao đổi: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy
giá trị xã hội làm cơ sở, không được dựa trên giá trị cá biệt.
Như vậy, quy luật giá trị không hề yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
dựa trên cơ sở kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội.

7. Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau

 Nhận định sai


 Giá trị sử dụng của hàng hóa không đồng nhất với nhau, nên mỗi loại hàng hóa
đặc biệt khác nhau thì sẽ có giá trị sử dụng khác nhau

Ví dụ: Hàng hóa sức lao động và tiền đều là hàng hóa đặc biệt, nhưng giá trị sử dụng
của chúng lại rất khác nhau, cụ thể:

 Hàng hóa sức lao động: để thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị
tăng thêm của người mua
 Tiền: là dùng làm vật ngang giá chung thống nhất để biểu hiện giá trị của mọi
hàng hóa.

Như vậy, rõ ràng giá trị sử dụng của hai hàng hóa đặc biệt là khác nhau

8. Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau

 Nhận định sai

7
 Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là loại hàng hóa vô hình. Là loại hàng
hóa sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Và đây là loại hàng hóa không thể
cất trữ
 Còn hàng hóa thông thường có quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra không
đồng thời, và một số loại hàng hóa thông thường có thể cất trữ (tùy loại hàng
hóa có hay không mất giá trị theo thời gian)

Ví dụ: Dịch vụ của một trung tâm Spa không thể được lưu trữ để sử dụng vào tương
lai, mà chỉ có thể được cung cấp và trải nghiệm tại thời điểm khách hàng sử dụng.

Quần áo mua về có thể cất trữ để tương lai mặc

Như vậy, hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là khác nhau

9. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa

 Nhận định sai


 NSLĐ tỉ lệ nghịch mới lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa ( lượng giá trị hàng
hóa khác với giá trị hàng hóa) vì NSLĐ tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian
hao phí lao động cần thiết trong 1 đơn vị hàng hóa → lượng giá trị hàng hóa
giảm
 Khi tăng CĐLĐ thì về cơ bản ko làm thay đổi thời gian lao động xã hội cần
thiết hao phí để sản xuất 1 đơn vị hàng hóa, việc tăng CĐLĐ chỉ làm tăng tổng
số sản phẩm →lượng giá trị của tất cả hàng hóa gộp lại tăng lên. Vậy tăng
CĐLĐ không làm thay đổi lượng giá trị 1 đơn vị hàng hóa.

Như vậy, cả NSLĐ và CĐLĐ đều không tỉ lệ thuận với lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa

10. Giá trị xã hội là cơ sở để sản xuất và trao đổi hàng hóa

 Đây là nhận định đúng


 Giá trị xã hội biểu hiện mức hao phí lao động trung bình của xã hội để sản xuất
ra một đơn vị hàng hóa.
 Theo quy luật giá trị thì việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành
trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết:

 Trong sản xuất: người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường thì
phải làm sao cho lượng giá trị hàng hóa cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã
hội thì sẽ lời, nếu lớn hơn hoặc bằng sẽ bị lỗ với thời gian lao động xã hội
cần thiết.

8
 Trong lĩnh vực trao đổi: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá
trị xã hội làm cơ sở, không được dựa trên giá trị cá biệt.
Như vậy, giá trị xã hội chính là cơ sở để sản xuất và trao đổi hàng hóa.

11. Giá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau

 Đây là nhận định sai


 Giá trị trao đổi được biểu hiện trước hết là quan hệ tỉ lệ về số lượng trao đổi lẫn
nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau. Sở dĩ, hàng hóa có thể trao đổi được
với nhau là do chúng có một cơ sở chung đồng nhất, chúng đều sản phẩm lao
động, đều là sự hao phí sức lao động của con người kết tinh thành.
 Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Giá trị hàng hóa thể hiện lao động hao phí để sản xuất hàng hóa.
 Giá trị trao đổi là hình thức thể hiện ra bên ngoài của giá trị, còn giá trị chính là
nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Như vậy, giá trị và giá trị trao đổi là khác nhau, bởi cái bên ngoài (GTTĐ) có thể thay
đổi, còn cái bên trong (GT) không thể thay đổi..

12. Giá trị xã hội, thời gian lao động xã hội cần thiết, giá cả xã hội (giá cả thị
trường) là những khái niệm hoàn toàn khác nhau

 Đây là nhận định sai


 Giá trị xã hội biểu hiện mức hao phí lao động trung bình của xã hội để sản xuất
ra một đơn vị hàng hóa
 Thời gian lao động xã hội cần thiết là mức hao phí lao động trung bình của xã
hội để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa biểu hiện bằng thời gian
 Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường, mà giá trị thị
trường là giá trị xã hội.
Như vậy, giá trị xã hội, thời gian lao động xã hội cần thiết, giá cả xã hội (giá cả thị
trường) là tên gọi khác nhau nhưng có cùng một nội dung, là cùng biểu hiện mức hao
phí trung bình của xã hội để sx ra một đơn vị hàng hóa.

13. Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD

 Đây là nhận định sai.

9
 Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng
hóa.
 Lao động phức tạp là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể
đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người
sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng tạo ra giá
trị của hàng hóa.
Như vậy, bằng lao động cụ thể, người công nhân tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Còn giá trị mới là 20 USD được người công nhân tạo ra bởi lao động trừu tượng.

14. Quy luật giá trị có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh
tế

 Đây là nhận định đúng


 Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Nó là quy luật
bản chất, là cơ sở của những quy luật khác liên quan đến sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa, thì ở đó có sự chi phối của
quy luật giá trị.
 Quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:
 Giúp điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
 Kích thích cải tiến khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa sản phẩm nhằm tăng năng
suất lao động
 Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một
cách tự nhiên
Như vậy, quy luật giá trị có chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế,
trong đó nó vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm
cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người
sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất

15. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi

 Đây là nhận định sai.


 Lượng giá trị xã hội biểu hiện mức hao phí lao động trung bình của xã hội để
sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa hay thời gian lao động xã hội cần thiết.
 Thông thường giá trị xã hội sẽ tương ứng với giá trị cá biệt của người cung ứng
đại bộ phận hàng hóa cùng loại trên thị trường. Nếu giá trị cá biệt người cung

10
ứng đại bộ phận hàng hóa cùng loại trên thị trường thay đổi thì lượng giá trị xã
hội của hàng hóa cũng thay đổi theo.
Như vậy, lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng không cố định, có thể
thay đổi theo thị trường (nguồn cung ứng đại bộ phận hàng hóa)

16. Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao
động trực tiếp tạo ra

 Đây là nhận định sai


 Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, và để tạo ra các loại dịch vụ thì
người ta cũng phải hao phí sức lao động của mình. Giá trị của dịch vụ cũng
là lao động xã hội tạo ra dịch vụ.
Như vậy, không phải tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do
hao phí lao động trực tiếp tạo ra

17. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó

 Đây là nhận định đúng


 Về bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát
triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung
cho thế giới hàng hóa.
 Bản chất của tiền tệ còn được thể hiện qua các chức năng của nó:
 Là thước đo giá trị: con người có thể dùng tiền để đo lường giá trị của
mọi hàng hóa.
 Là phương tiện cất trữ: Cất trữ là trạng thái đưa tiền tệ ra khỏi lưu thông
 Là phương tiện lưu thông: Con người dùng tiền làm phương tiện trung
gian trao đổi.
 Là phương tiện thanh toán: Dùng tiền để chi trả cho các nghĩa vụ kinh
tế, làm gián đoạn quan hệ trao đổi H-H, xuất hiện mưa bán trả chậm.
 Chức năng tiền tệ thế giới: Dùng tiền để thanh toán thương mại quốc tế

18. Lịch sử hình thành tiền tệ tương ứng với sự phát triển từ thấp đến cao của
những hình thái của giá trị

 Đây là nhận định đúng


 Từ khi nền sản xuất hàng hóa ra đời, nhu cầu buôn bán, trao đổi dần trở nên
phổ biến, dẫn đến một yêu cầu là cần có một thước đo về giá trị của các
hàng hóa, từ đó tiền tệ ra đời. Trải qua chiều dài lịch sử, tiền tệ đã trải qua 4
hình thái từ giản đơn đến phức tạp của giá trị.
11
 Hình thái giá trị giản đơn: trao đổi trực tiếp hàng hóa này lấy hàng hóa
khác.
 Hình thái giá trị đầy đủ: hàng hóa được đặt trong quan hệ trao đổi với
nhiều hàng hóa khác.
 Hình thái chung của giá trị: mỗi cộng đồng chọn một vật ngang giá
chung.
 Hình thái tiền: xã hội chọn một vật ngang giá chung duy nhất để làm vật
trao đổi.

19. Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi
lượng giá trị xã hội của hàng hóa

 Nhận định sai


 Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
 Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động, được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng
thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
 Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương , tích cực của hoạt động lao
động trong sản xuất.
 Tính chất phức tạp của lao động: được chia thành 2 loại
o Lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một
cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ cũng có
thể thao tác được.
o Lao động phức tạp: là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua
một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

Như vậy, khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì không làm thay
đổi lượng giá trị xã hội của hàng hóa

20. Tính hai mặt và hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là hoàn toàn
giống nhau

 Nhận định sai


 Hàng hóa có hai thuộc tính:
 Giá trị sử dụng: giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa
nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
 Giá trị: giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa.
 Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất 2 mặt:

12
+ Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hóa
+ Lao động phức tạp: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói
chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao
động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng hóa là
lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.

Như vậy, tính hai mặt và hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là khác nhau

21. Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền đang có (Ms) không ngang bằng số lượng
tiền cần thiết (Md) cho lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế.

 Nhận định sai


 Lạm phát là hiện tượng tiền tệ khi mà lượng tiền đang có (Ms) nhiều hơn lượng
tiền cần thiết (Md) trong lưu thông hàng hóa (Ms>Md), làm cho giá cả tăng
nhanh, liên tục và kéo dài dẫn đến tiền tệ mất giá so với hàng hóa, ngoại tệ và
vàng.
 Thiểu phát là hiện tượng tiền tệ khi mà lượng tiền đang có (Ms) ít hơn lượng
tiền cần thiết (Md) trong lưu thông hàng hóa (Ms<Md)

Như vậy, lạm phát không xảy ra khi Ms ≠Md, mà phải là Ms>Md thì lạm phát mới
xảy ra, còn nếu Ms<Md sẽ gây ra thiểu phát

22. Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông trong mỗi thời kỳ nhất định phải thống nhất với lưu thông hàng hóa.

 Nhận định đúng


 Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu
cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Theo yêu cầu của quy luật, việc đưa số
tiền cần thiết cho lưu thông trong mỗi thời kỳ nhất định phải thống nhất với lưu
thông hàng hóa. Việc không ăn khớp giữa lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng
hóa có thể dẫn đến trì trệ hoặc lạm phát.

23. Kinh tế thị trường vừa có những đặc trưng phổ biến, vừa có những đặc trưng
riêng.

 Nhận định đúng


 Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó
là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi

13
đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị
trường.
 Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường:
 Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể
kinh tế bình đẳng trước pháp luật.

VD: Đối với lĩnh vực ngân hàng ngày nay, ngân hàng nhà nước gồm: ngân hàng
Agribank, Vietinbank…Ngân hàng liên doanh như: Sacombank, Techcombank…
Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài là: Citibank, Shinhanbank…

 Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn thực xã
hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng
hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động,…
 Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường.
 Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước có quan hệ mật thiết với thị
trường quốc tế.
 Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị - xã hội của
mỗi quốc gia, ngoài nhưng đặc trưng chung, mỗi nền kinh tế thị trường quốc
gia có thể có đặc trưng riêng, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị
trường khác nhau

VD: Trong đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có
đặc trưng là gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, đây là đặc trưng phản ánh
thuộc tính quan trọng mang tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam

24. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến hình thành giá cả thị trường của
hàng hóa trong ngành đó.

 Nhận định đúng


 Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa chủ thể kinh doanh trong
cùng một ngành hàng hóa. Đây là một trong những phương thức để thực hiện
lợi ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất.
 Theo quy luật cạnh tranh, kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình
thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa.
 Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường

Như vậy, cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến hình thành giá cả thị trường của
hàng hóa trong ngành đó

14
Ví dụ: Coca cola và Pespsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát
có gas, hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di
động thông minh.

25. Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng giống
nhau đến lượng giá trị xã hội của một hàng hóa.

 Nhận định sai


 Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
 Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Có hai loại năng suất lao động:
năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trong đó, chỉ có năng
suất lao động xã hội mới ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
 Lượng giá trị tỷ lệ nghịch với năng suất lao động

Như vậy, chỉ có năng suất lao động động xã hội là ảnh hưởng đến lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa

26. Tỉ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu
cơ của tư bản

 Nhận định đúng


 Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản
ứng trước
 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:
 Tỷ suất giá trị thặng dư: sự gia tăng của tỷ suất giá trị thăng dư sẽ có tác
động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận
 Cấu tạo hữu cơ của tư bản: tác động đến chi phí sản xuất nên tác động tới
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
 Tốc độ chu chuyển của tư bản: nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn
thì tỷ lệ giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận tăng.
 Tiết kiệm tư bản bất biến: trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, nếu
giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi
nhuận.

Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của tư bản là hai trong các nhân tố
ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

27. Quan hệ cung - cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá trị
thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.

15
 Nhận định sai
 Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó
 Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản
ứng trước
 Quan hệ cung - cầu không làm ảnh hưởng đến giá trị thặng dư hay tư bản khả
biến nên không ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
 Quan hệ cung - cầu ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Theo đó, cung lớn hơn cầu
thì giá cả thấp hơn giá trị, dẫn đến lợi nhuận thấp; ngược lại cung nhỏ hơn cầu
thì giá cả cao hơn giá trị, dẫn đến lợi nhuận cao. Nên quan hệ cung - cầu ảnh
hưởng đến lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Như vậy, quan hệ cung - cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất lợi
nhuận, chứ không ảnh hưởng đến tỷ suất giá trị thặng dư

28. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được tạo
ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông

 Nhận định sai


 Công thức chung của tư bản là: T – H – T’ (T’=T+m)
 Theo công thức trên thì sau khi trải qua trao đổi hay ở trong lưu thông sẽ tạo ra
được một giá trị mới là m, tức là giá trị thặng dư. Nhưng thật chất trong lưu
thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị
mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Đây chính là mâu thuẫn của
công thức trên

Như vậy, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu
thông sinh ra, nhưng lại do lưu thông sinh ra

29. Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau

 Nhận định sai


 Lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư tính bằng hiệu quả giữa giá trị tổng doanh
thu trừ đi tổng chi phí. Lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và
sự đổi mới.
 Giá trị thặng dư là giá trị do công nhân làm thuê lao động sản sinh ra vượt quá
giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết.

Như vậy, lợi nhuận và giá trị thặng dư đều giống nhau ở chỗ nó là phần dôi ra là kết
quả lao động của công nhân; nhưng mà có khác nhau về bản chất, giá trị thặng dư là
kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn lợi nhuận chẳng
qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

16
30. Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân

 Nhận định đúng


 Tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp bằng cách bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất nhưng thấp hơn giá trị
thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận
thương nghiệp. Phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua là lợi nhuận thương
nghiệp
 Giả sử, TBCN và TBTN lần lượt cung ứng là 900 và 100, lợi nhuận công
nghiệp là 180, vậy lợi nhuận bình quân sẽ là 18%. Và TBCN bán hàng hóa cho
TBTN với giá là 1000+18%.900= 1062, rồi TBTN sẽ bán lại với giá
1062+18%.100=1080. Đây chính là nguyên tắc lợi nhuận bình quân

Như vậy, tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân

31. Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp là
khác nhau

 Nhận định sai.


 Giá trị thặng dư là giá trị do công nhân làm thuê lao động sản sinh ra vượt quá
giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết.
 Lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư tính bằng hiệu quả giữa giá trị tổng doanh
thu trừ đi tổng chi phí. Lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và
sự đổi mới
 Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá
trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư
bản thương nghiệp bán hàng cho mình theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân.

Như vậy, giá trị thặng dư, lợi nhuận, giống nhau về mặt chất. Vì giá trị thặng dư, lợi
nhuận đều là toàn bộ giá trị mới được tạo ra trong sản xuất kinh doanh. Còn bản chất
của lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư do TBCN nhường lại, chứ
TBTN không tự tạo ra giá trị thặng dư.

32. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt
đối và tương đối

 Nhận định sai


 Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao
động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi

17
 Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian
lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài
ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
 Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư trội hơn so với các xi
nghiệp khác khi áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng năng suất lao động

Như vậy, giá trị thặng dư không phải là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt
đối, mà là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối bởi việc áp dụng khoa
học kĩ thuật làm rút ngắn thời gian lao động tất yếu làm tăng năng suất lao động giống
với nguyên tắc của giá trị thặng dư tương đối, mà tăng năng suất lao động lại ngược
với nguyên tắc của giá trị tuyệt đối

33. T-H-T’ là công thức vận động chung của tư bản, khác về chất so với công
thức H-T-H

 Nhận định đúng


 Công thức H – T – H: thể hiện quá trình lưu thông hàng hóa giản đơn, mục
đích của quá trình này là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu, nên các hàng hóa
trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động tư bản (tiền) sẽ kết thúc
ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người
đó cần đến. Do đó sự vận động là có giới hạn.
 Công thức T – H – T’: công thức vận động chung của tư bản, mục đích của lưu
thông tư bản là giá trị lớn hơn. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra,
thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Sự vận động của tư bản là không có
giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.

Như vậy, T-H-T’ là công thức vận động chung của tư bản, khác về chất so với công
thức H-T-H

34. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ
giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận

 Nhận định đúng


 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:
 Tỷ suất giá trị thặng dư: sự gia tăng của tỷ suất giá trị thăng dư sẽ có tác
động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận
 Cấu tạo hữu cơ của tư bản: tác động đến chi phí sản xuấ nên tác động tới lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận
 Tốc độ chu chuyển của tư bản: nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn
thì tỷ lệ giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận tăng.

18
 Tiết kiệm tư bản bất biến: trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, nếu
giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi
nhuận.

Như vậy, tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ
giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận

35. Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển giá trị
vào sản phẩm mới như nhau

 Nhận định đúng


 Tư bản bất biến bao gồm hai bộ phận là: các thiết bị, máy móc, nhà xưởng, …
(tư bản cố định) và nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, … (nằm trong tư bản
lưu động).
 Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao
động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ
chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
 Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao
động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một
lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.

Ví dụ: Sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ là tư bản lưu động. Xưởng A
đầu tư 5kg bông và mua hai giờ lao động của công nhân để sản xuất 5kg sợi. Như vậy,
5kg bông và hai giờ lao động của công nhân sẽ chuyển một lần, toàn phần vào giá trị
5kg (chưa tính giá trị thặng dư) khi kết thúc từng quá trình sản xuất.

36. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa
trên tiền đề tăng năng suất lao động xã hội

 Nhận định sai


 Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công
nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp
hơn giá trị thị trường của nó. Như thế nhà tư bản chỉ phải bỏ ra ít chi phí hơn
các nhà tư bản khác mà vẫn bán được với giá như các nhà tư bản khác, từ đó
thu được giá trị thặng dư cao hơn.
 Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư
liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động
thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn
như cũ.

19
Như vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên tiền đề
tăng năng suất lao động. Tuy nhiên đối với giá trị thặng dư siêu ngạch đó là tăng năng
suất lao động cá biệt chứ không phải năng suất lao động xã hội. Bởi vì giá trị thặng dư
siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm
cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

37. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao
động thành hàng hóa

 Nhận định đúng


 Điều kiện để tiền trở thành tư bản:
 Lượng tiền đủ lớn
 Được sử dụng vào đầu tư kinh doanh
 Tiền vận động theo công thức T – H – T’
 Tiền để mua hàng hóa sức lao động
 Trong đó, tiền để mua hàng hóa sức lao động là điều kiện đủ để tiền trở thành
tư bản
 Hàng hóa sức lao động là kết quả của việc biến đổi sức lao động thành hàng
hóa có thể trao đổi trên thị trường

Như vậy, sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao
động thành hàng hóa

38. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến

 Nhận định sai


 Chu chuyển của tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá
trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
 Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm,có thể chia thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động.
 Còn việc chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến là do
để khẳng định rõ hơn nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động
tạo ra nên cần phân tích vai trò của tư liệu sản liệu sản xuất trong mối quan hệ
với người lao động trong quá trình làm tăng giá trị.

39. Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị của nó sang
sản phẩm mới

 Nhận định sai

20
 Tư bản bất biến kí hiệu là C gồm có C1 (nhà xưởng, máy móc, kho tàng…) và
C2 (nguyên, nhiên, vật liệu…)
 Đối với C1 thì nó được sử dụng trong một thời gian dài, hao mòn dần qua
nhiều chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển từng phần vào sản
phẩm.
 Đối với C2 thì nó tiêu hao toàn bộ qua một chu kỳ sản xuất, nên giá trị của
nó được chuyển toàn phần ngay vào sản phẩm mới.

Như vậy, tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển một phần hoặc toàn phần giá
trị của nó sang sản phẩm mới.

40. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt

 Nhận định đúng.


 Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và
lịch sử.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng
hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị
của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.

41. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống nhau

Nhận định sai


 Giá trị sử dụng của hàng hóa không đồng nhất với nhau, nên mỗi loại hàng hóa
khác nhau thì sẽ có giá trị sử dụng khác nhau

Ví dụ:

 Hàng hóa sức lao động: để thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị
tăng thêm của người mua
 Chiếc bàn có giá trị sử dụng là để đồ vật lên đó như vậy ở đây giá trị sử dụng
không được tăng thêm mà chỉ được bảo tồn.

42. Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm
xét trên phạm vi xã hội

 Nhận định đúng


 Giá trị tăng thêm là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh
nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng
thời gian nhất định
 Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra
giá trị mới

21
Như vậy, trong doanh nghiệp mới sáng tạo kết quả lao động hữu ích, nên trong lưu
thông không tạo ra giá trị tăng thêm trong phạm vi xã hội

43. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát

 Nhận định sai


 Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu
dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
 Tiền công thực tế tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa và dịch vụ, do vậy cũng tỉ lệ
nghịch với lạm phát.
Như vậy, tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ nghịch với lạm phát

44. Ngày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết (tất yếu) và thời gian lao
động thặng dư

 Nhận định đúng


 Ngày lao động gồm:
 Thời gian lao động tất yếu: Là thời gian lao động bỏ ra để bù vào cho bằng
phí ban đầu (hay sản xuất số sản phẩm cần thiết để bán).
 Thời gian lao động thặng dư: Là thời gian lao động tạo ra giá trị thặng dư

45. Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất
giá trị thặng dư

 Nhận định sai


 Các nhân tố ảnh hướng đến quy mô tích lũy tư bản
 Tỷ suất giá trị thặng dư: tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư.
Từ đó mà tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy
 Năng suất lao động xã hội: tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm
xuống, giá trị sức lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị
thặng dư hơn, góp phần tăng quy mô tích lũy.
 Sử dụng hiệu quả máy móc
 Đại lượng tư bản ứng trước
Như vậy, quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc tỷ suất giá trị thặng dư, không phụ thuộc
vào cấu tạo hữu cơ của tư bản

46. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động

 Nhận định đúng

22
 Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí lao động mà có. Giá trị thặng dư
sinh ra từ một loại hàng hóa đặc biệt, đó chính là hàng hóa sức lao động. Bởi vì
quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loại
hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư.

47. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau

 Nhận định sai


 Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới
ba hình thái kế tiếp nhau gắn với thực hiện những chức năng tương ứng và
quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
 Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét với tư cách là quá trình định
kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
Như vậy, tuần hoàn tư bản, nếu xét với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và
thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản.

48. Tuần hoàn tư bản là nội dung, còn chu chuyển tư bản là hình thức của sự vận
động của tư bản

 Nhận định sai


 Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư
bản, còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng của sự vận
động của tư bản.
 Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần
lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại
quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
 Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình
định kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư
bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.

49. Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay thực chất là một phần của giá trị
thặng dư trong sản xuất.

 Nhận định đúng.


 Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà người đi vay (tư bản đi vay) phải
trả cho người vay (tư bản cho vay) vì đã sử dụng tiễn nhàn rỗi của người cho
vay. Song về thực chất, lợi tức đó là một phần giá trị thặng dư mà người đi vay
đã thu được thông qua sử dụng tiền vay đó

23
 Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá
trình sản xuất mà tư bản công nghiệp chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp
theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân, để tư bản thương nghiệp bán hàng cho
mình.

50. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông hàng hóa.

 Nhận định đúng.


 Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được
ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng
với giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất
và thời gian lưu thông.
 Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn, thời gian
dự trữ sản xuất.
 Thời gian lưu thông là tổng thời gian mua và thời gian bán.

51. Cạnh tranh giữa các ngành sẽ dẫn tới hình thành lợi nhuận bình quân.

 Nhận định đúng.


 Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản sản xuất, kinh
doanh các hàng hóa khác nhau
 Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân. Ở
các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, do có những điều kiện tự nhiên, kinh
tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành
cũng khác nhau.

52. Tỷ suất giá trị thặng dư và năng suất lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô
tích lũy tư bản.

 Nhận định đúng


 Các nhân tố ảnh hướng đến quy mô tích lũy tư bản
 Tỷ suất giá trị thặng dư: tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư.
Từ đó mà tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy
 Năng suất lao động xã hội: tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm
xuống, giá trị sức lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị
thặng dư hơn, góp phần tăng quy mô tích lũy.
 Sử dụng hiệu quả máy móc
 Đại lượng tư bản ứng trước

53. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị.

24
 Nhận định đúng
 Giá cả bằng giá trị thì lợi nhuận bằng giá trị thặng dư
 Giá cả lớn hơn giá trị thì lợi nhuận lớn hơn giá trị thặng dư
 Giá cả nhỏ hơn giá trị thì lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư

54. Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng thì sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận
ngày càng giảm.

 Nhận định sai.


 Mức độ khai thác sức lao động là tỷ suất giá trị thặng dư
 Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản
ứng trước
 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:
 Tỷ suất giá trị thặng dư: sự gia tăng của tỷ suất giá trị thăng dư sẽ có tác
động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận
 Cấu tạo hữu cơ của tư bản
 Tốc độ chu chuyển của tư bản
 Tiết kiệm tư bản bất biến

55. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư thu
được càng tăng.

 Nhận định sai.


 Các nhân tố ảnh hướng đến quy mô tích lũy tư bản
 Tỷ suất giá trị thặng dư
 Năng suất lao động xã hội
 Sử dụng hiệu quả máy móc
 Đại lượng tư bản ứng trước
 Tốc độ chu chuyển của tư bản chậm làm cho thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông tăng lên. Từ đó không tiết kiệm được tư bản ứng trước, giảm tỉ suất giá
trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư trong năm khiến chi quy mô giá trị
thặng dư thu được càng giảm.

56. Tư bản bất biến và tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị.

 Nhận định sai.


 Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng hình thái tư liệu sản xuất
mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển
nguyên vẹn vào giá trị của sản phẩm, tức là giá trị không bị biến đổi trong quá
trị sản xuất.

25
 Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng hình thái tư liệu lao
động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển
dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn

Như vậy, tư bản bất biến chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, còn tư bản cố định
chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn

57. Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản bất biến.

- Nhận định đúng.


- Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất đồng thời là bộ phận chủ
yếu của tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) tham gia toàn bộ vào
quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản
phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình
sản xuất.

58. Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản

 Nhận định đúng


 Theo công thức T - H - T’ thì sau khi trải qua trao đổi hay ở trong lưu thông sẽ
tạo ra được một giá trị mới là m, tức là giá trị thặng dư. Nhưng thật chất trong
lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị
mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Đây chính là mâu thuẫn của
công thức chung của tư bản
 Qua đó thấy được giá trị thặng dư sinh ra từ một loại hàng hóa đặc biệt, đó
chính là hàng hóa sức lao động. Bởi vì quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao
động lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá
trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân. Phần lớn hơn đó chính
là giá trị thặng dư.
Như vậy, hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức
chung của tư bản.

59. Bản chất của tích lũy tư bản chính là quá trình tái sản xuất mở rộng

 Nhận định đúng


 Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được
lặp đi, lặp lại không ngừng. Quá trình đó được gọi là tái sản xuất.
 Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng.

26
 Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ
nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp
tục mở rộng sản xuất kinh doanh, thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động,
mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên - vật liệu. trang bị thêm máy móc, thiết
bị... Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Nhờ
có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành
thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó.

60. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

 Nhận định đúng


 Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là
cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của quy luật là
sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm
thuê.

61. Có nhiều phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong thị trường tư bản chủ
nghĩa

 Nhận định đúng


 Có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: kéo dài ngày lao động của công nhân,
trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất
yếu không thay đổi, làm tăng giá trị thặng dư
 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: tăng năng suất lao động xã hội và rút
ngắn thời gian lao động tất yếu (có thể áp dụng khoa học kĩ thuật) lại để kéo
dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng
suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi cũng
được áp dụng.

62. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối khác về chất so với phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

 Nhận định đúng


 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng
dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân
trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được
sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.

27
 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng
dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài
một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao
động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.

Như vậy, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là việc rút ngắn thời gian lao động tất
yếu, để thời gian lao động thặng dư được kéo dài, còn sản xuất giá trị thặng dư tuyệt
đối là không đổi thời gian lao động tất yếu, mà kéo dài dài thời gian lao động động
thặng dư

63. Tích lũy tư bản dẫn đến những hệ quả nhất định trong nền kinh tế thị trường

 Nhận định đúng


 Tích lũy tư bản là quá trình chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản
 Một số hệ quả của tích lũy tư bản:
 Làm tăng cấu tạo hữu cơ
 Tăng tích tụ và tập trung tư bản
 Tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao
động làn thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối

Như vậy, tích lũy tư bản có thể dẫn đến một số hệ quả trong nền kinh tế thị trường
như là sự tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, thất nghiệp.

64. Sự cạnh tranh giữa các ngành khác nhau sẽ dẫn đến hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân

 Nhận định sai


 Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản sản xuất, kinh
doanh các hàng hóa khác nhau
 Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển
nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành ngành khác, vào các ngành sản
xuất kinh doanh khác nhau
 Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ
suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ
tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết
quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Như vậy, khi sự cạnh tranh tạm dừng lại thì mới dẫn đến hình thành tỷ suất lơi nhuận
bình quân

28
65. Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hóa thông
thường, nhưng có đặc điểm riêng

 Nhận định đúng


 Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như hàng hóa thông thường là
giá trị và giá trị sử dụng. Trong đó:
+ Giá trị của hàng hóa sức lao động: Do số lượng lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định, bao gồm: giá trị tư liệu
sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động; phí tổn đào tạo người lao
động; giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi con của người lao động.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Công dụng của hàng hóa để thỏa
mãn nhu cầu của người mua, điều này được thể hiện trong quá trình sử dụng
lao động.
 Hàng hóa sức lao động còn có đặc điểm riêng, khác biệt với mọi loại hàng hóa
thông thường, đó là hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, trong quá
trình sử dụng không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra lượng giá
trị lớn hơn, hay còn gọi là giá trị thặng dư.

66. Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng của sự vận
động của tư

 Nhận định đúng


 Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định
kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư bản
phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
 Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản qua ba giai đoạn với ba
hình thái, thực hiện ba chức năng, rồi quay trở về hình thái ban đầu cùng với
giá trị thặng dư.
 Nghiên cứu mặt chất trong sự vận động của tư bản là nghiên cứu tuần hoàn của
tư bản còn nghiên cứu về mặt lượng của sự vận động tư bản là nghiên cứu chu
chuyển của tư bản.

29

You might also like